Quá trình tăng trưởng là một hiện tượng phức tạp, nó phụ thuộc vào rất nhiều các biến số kinh tế vi mô và vĩ mô như: sự ổn định của nền kinh tế, sự phân phối thu nhập, khung pháp lý, vị
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Các lý thuyết có liên quan đến tiểu luận
1.1.1 Lý thuyết về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP per capita)
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nhưng nhóm tác giả thống nhất sử dụng định nghĩa: “Tổng sản phẩm trong nước là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (quý, năm) Điều này có nghĩa trong GDP không tính các giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đã sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm GDP biểu thị kết quả sản xuất do các đơn vị thường trú tạo ra trong lãnh thổ kinh tế của một quốc gia.” của Tổng cục thống kê Việt Nam làm quan điểm chủ đạo xuyên suốt bài nghiên cứu
Theo Cục thống kê Cà Mau, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP bình quân đầu người) là một trong những chỉ tiêu thống kê kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánh kết quả sản xuất tính bình quân đầu người trong một năm Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người còn là chỉ tiêu được dùng để đánh giá mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, khu vực theo thời gian và so sánh quốc tế Nếu GDP bình quân đầu người cao, tổng GDP tăng trưởng mạnh so với nước khác, chứng tỏ sự phát triển kinh tế của đất nước đó Để tính được chỉ số GDP bình quân đầu người, cần phải tính được tổng sản phẩm quốc nội (GDP) GDP có nhiều phương pháp tính khác nhau như phương pháp sản xuất, phương pháp sử dụng cuối cùng và phương pháp thu nhập nhưng cuối cùng thì kết quả sẽ giống nhau Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người 1 năm được tính bằng cách chia tổng sản phẩm trong nước trong năm cho dân số trung bình trong năm tương ứng Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người có thể tính theo giá thực tế, tính theo nội tệ hoặc ngoại tệ (bằng USD theo tỷ giá hối đoái thực tế hoặc tỷ giá sức mua tương đương); cũng có thể tính theo giá so sánh để tính tốc độ tăng
1.1.2 Lý thuyết về Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp
Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế được khẳng định trong các mô hình tăng trưởng tân cổ điển Mô hình tăng trưởng tân cổ điển cho rằng tiến bộ công nghệ và lực lượng lao động là ngoại sinh, do đó FDI làm tăng mức thu nhập trong nước khi nó không có tác dụng dài hạn lên tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng dài hạn có thể có thông qua sự phát triển công nghệ và dân số; nếu FDI ảnh hưởng tích cực đến công nghệ thì nó tác động lên tăng trưởng kinh tế (Solow, 1956) Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm, Nguyễn Hồng Thu và Lê Mã Long (2023) đã khẳng định FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế
1.1.3 Lý thuyết về Xuất khẩu
Theo giáo trình Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu của tác giả Lê Ngọc Hải, hoạt động xuất khẩu hàng hóa là việc dựa trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán và lấy lợi nhuận làm mục tiêu, từ đó bán hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia cho một quốc gia khác Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc cả hai quốc gia Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế
GDP bình quân đầu người (VND/người) =
GDP trong năm (tính bằng
VND) Dân số trung bình trong cùng năm
Xuất khẩu đóng vai trò là động lực chính trong tăng trưởng kinh tế thông qua các tác động trực tiếp và gián tiếp Xuất khẩu không chỉ góp phần vào quá trình sản xuất mà còn thúc đẩy nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và vốn, mang lại những ý tưởng và kiến thức mới cho nền kinh tế Gylfason (1999) khẳng định rằng xuất khẩu là một yếu tố quan trọng trong việc đẩy mạnh sản xuất và thúc đẩy tiến bộ công nghệ.
1.1.4 Lý thuyết về Tỷ lệ lạm phát
Hiểu một cách đơn giản, lạm phát là một quá trình giá cả tăng liên tục, hoặc sự giảm giá liên tục giá trị đồng tiền (Laidler and Parkin, 1975, p.741)
Trong những năm gần đây, các nhà kinh tế cho rằng lạm phát có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng Theo Bruno và Easterly (1995), Romer (2001), lạm phát làm giá cả tương đối giữa các hàng hóa dịch vụ thay đổi nhanh chóng, chi phí phân bổ nguồn lực của thị trường tốn kém, làm giảm hiệu quả của nền kinh tế Điều này đồng nhất với quan điểm của Đinh Nguyễn Hà Uyên và Đinh Thế Hùng (2022) khi nghiên cứu ảnh hưởng của lạm phát tới tăng trưởng kinh tế
1.1.5 Lý thuyết về Cơ sở hạ tầng
Theo Prud'homme, R (2004), cơ sở hạ tầng được trình bày như một tập con của khái niệm vốn, góp phần mở rộng quy mô, hiệu quả của thị trường lao động và thị trường hàng hóa, từ đó làm tăng năng suất và sản lượng
Theo Ismail và Mahyideen (2015), cơ sở hạ tầng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho thương mại và những cải thiện bề cơ sở hạ tầng giao thông làm tăng dòng chảy thương mại Cơ sở hạ tầng như số lượng đường dây điện thoại, điện thoại di động, truy cập băng thông rộng, sử dụng Internet có tác động thương mại tích cực cho các nhà xuất - nhập khẩu
1.1.6 Lý thuyết về Tỷ lệ thất nghiệp
Theo Tổng cục thống kê, người thất nghiệp là người đủ 15 tuổi trở lên mà trong thời kì tham chiếu có đầy đủ 03 yếu tố: hiện không làm việc, đang tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc Người thất nghiệp còn là những người hiện không có việc làm và sẵn sàng
Thất nghiệp xảy ra khi lực lượng lao động không có việc làm hoặc không tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh nào trong một khoảng thời gian cụ thể Tỷ lệ thất nghiệp được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số người thất nghiệp so với tổng lực lượng lao động Ở các nước đang phát triển, thất nghiệp là vấn đề đáng lo ngại và có mối quan hệ nghịch đảo với GDP bình quân đầu người Điều này cho thấy sự gia tăng GDP có xu hướng làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Các nghiên cứu có liên quan
1.2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và lỗ hổng nghiên cứu
Từ lâu, các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, đại diện bởi GDP bình quân đầu người đã được các nhà kinh tế, nhà nghiên cứu khoa học cả trong và ngoài nước quan tâm và nghiên cứu nhưng vẫn tồn tại các quan điểm khác nhau, tùy từng thời điểm và từng khu vực Trong quá trình tìm hiểu và lựa chọn đề tài, nhóm tác giả đã tham khảo một số nghiên cứu đi trước:
Irsania, D V., & Noveria, A (2014) nghiên cứu mối quan hệ giữa các biến FDI, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, và tỷ giá hối đoái đến tăng trưởng kinh tế của Indonesia từ 1983-2012 Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có sự tác động đồng thời của các biến độc lập tới tăng trưởng kinh tế Tỷ lệ thất nghiệp không có tác động nhiều đến tăng trưởng kinh tế Indonesia nhưng đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái lại có ảnh hưởng đáng kể Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng mạnh hơn là FDI
Zahid, P F., Hamzah, S., & Ab Rahman, S M (2023) sử dụng dữ liệu thứ cấp dạng chuỗi thời gian từ 2003-2018 để phân tích tác động của lạm phát, xuất khẩu, FDI và thất nghiệp tới tăng trưởng kinh tế Malaysia trong trường hợp có sự ảnh hưởng của Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và kết luận rằng FDI là một trong những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Malaysia vì nó tạo ra cơ hội việc làm, có thể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Malaysia theo đúng nghĩa đen Ngoài ra, xuất khẩu, tỷ lệ thất nghiệp có tác động đáng kể đến GDP của Malaysia Tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất
12 nghiệp có tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp và lạm phát giảm thì GDP sẽ tăng
Nghiên cứu của Tripathy, N., Srikanth, M và Aravalath, L M (2016) đã sử dụng phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu toàn phần (ADRL) và chỉnh lỗi phương sai có hiệu ứng trung bình (ECM) để kiểm tra mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tăng trưởng kinh tế Ấn Độ trong giai đoạn 41 năm từ 1971-2012 Kết quả cho thấy cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc nâng cao năng suất vốn và lao động, đồng thời giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng, lợi nhuận, việc làm và thu nhập Do đó, nghiên cứu khuyến nghị Ấn Độ cần tăng cường đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước.
Sử dụng lý thuyết của Keynes và dữ liệu chuỗi thời gian từ 1970-2009, Kira, A R (2013) đã nêu ra sự ảnh hưởng của 4 nhân tố: đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu ròng và nhập khẩu tới GDP của các nước đang phát triển, đại diện là Tanzania Theo đó, GDP các nước chủ yếu bị ảnh hưởng bởi tiêu dùng và xuất khẩu, còn đầu tư và nhập khẩu có ảnh hưởng không đáng kể Vì vậy, các nước đang phát triển phải tạo ra các dự án phát triển nhằm tạo môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đầu tư vào công nghiệp hóa
Nghiên cứu của Chimobi, O P (2010) về ảnh hưởng của lạm phát tới tăng trưởng kinh tế Nigeria từ 1970-2005 đã chỉ ra rằng lạm phát không có tác động dài hạn tới tăng trưởng kinh tế Tác giả cũng chưa khẳng định lạm phát có tác động tích cực hay tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế Nigeria; chỉ có một sự chắc chắn rằng lạm phát thực sự có tác động đến tăng trưởng
NGHIÊM, T T K (2022) đã nghiên cứu tác động của đầu tư vào cơ sở hạ tầng đối với tăng trưởng kinh tế tại Đông Nam Bộ Tác giả sử dụng phương pháp ước lượng OLS, FEM, REM, FGLS với 8 biến độc lập: Lực lượng lao động, lạm phát, FDI, tổng chi tiêu công, độ mở kinh tế, tỷ lệ vốn đầu tư khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP, tổng thu NSNN, tỷ lệ đô thị hóa đại diện cho việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng Bộ dữ liệu được lấy từ 6 tỉnh thành Đông Nam Bộ trong giai đoạn 2001-2020 với cỡ mẫu N0 Qua đó, có kết luận đầu tư trực tiếp nước ngoài ảnh hưởng cùng chiều tới tăng trưởng kinh tế còn lạm phát không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế Bên cạnh
13 đó, các yếu tố khác như độ mở kinh tế có tác động ngược chiều tới tăng trưởng, các yếu tố còn lại ảnh hưởng cùng chiều và lạm phát thì không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tú, N A (2017) thu thập bộ dữ liệu từ World Development Indicators để nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn 1985-2015 và cho ra kết quả đồng nhất với các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam như Nguyen Phi Lan (2006), Nguyen Dinh Chien và Zhang (2012): có tác động hai chiều giữa hai nhân tố đó Do đó, có thể khẳng định tại Việt Nam, vốn FDI có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn
Nhìn chung, các nghiên cứu thực nghiệm đi trước khá đa dạng về phương pháp, phạm vi thời gian và không gian nghiên cứu đồng thời chỉ ra rất nhiều yếu tố khác nhau tác động đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia như: đầu tư trực tiếp nước ngoài, độ mở thương mại, cơ sở hạ tầng, xuất khẩu, nhập khẩu, thất nghiệp, lạm phát, tiêu dùng, lực lượng lao động, tỷ lệ đô thị hóa, Trong đó, có thể thấy FDI là yếu tố quan trọng hàng đầu khi hầu hết các nghiên cứu đều khẳng định FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia Qua đó, nhóm tác giả có thể rút ra một số gợi ý cho việc lựa chọn các biến độc lập phù hợp cho mô hình nghiên cứu
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia, nhưng vẫn còn một số yếu tố có kết luận mập mờ do phạm vi và giai đoạn nghiên cứu khác nhau Nghiên cứu này sẽ tập trung vào các quốc gia Đông Nam Á, sử dụng dữ liệu chéo và dữ liệu cập nhật để khắc phục hạn chế của các nghiên cứu trước đó.
Vì vậy, nhóm tác giả quyết định thực hiện nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá sự tác động của các nhân tố khác nhau, đặc biệt là FDI lên tăng trưởng kinh tế của các
14 quốc gia Đông Nam Á với khoảng thời gian có sự cập nhật hơn: từ 2001-2020 và nhằm trả lời các câu hỏi:
1 Có những yếu tố nào ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế các quốc gia Đông Nam Á? Các yếu tố đó ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế các quốc gia Đông Nam Á như thế nào?
2 FDI có phải là yếu tố có ảnh hưởng đáng kể nhất tới tăng trưởng kinh tế các quốc gia Đông Nam Á không?
3 Từ kết quả nghiên cứu, có thể đưa ra những khuyến nghị gì cho chính phủ các quốc gia đó và cho Việt Nam?
Thông qua việc tìm hiểu, nhóm tác giả nhận thấy các nghiên cứu đi trước vẫn tồn tại những lỗ hổng nhất định Vì vậy, để giải quyết những vấn đề của các nghiên cứu đi trước, nhóm xin đưa ra tiểu luận nghiên cứu ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Nam Á từ năm 2001-2021 với biến phụ thuộc: Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP per capita) và các biến độc lập sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Tỷ lệ lạm phát, Cơ sở hạ tầng, Xuất khẩu và
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nhóm xin đưa ra các giả thuyết nghiên cứu sau:
H1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động cùng chiều tới GDP bình quân đầu người
H2: Tỷ lệ lạm phát có tác động ngược chiều tới GDP bình quân đầu người
H3: Cơ sở hạ tầng có tác động cùng chiều tới GDP bình quân đầu người
H4: Xuất khẩu có tác động cùng chiều tới GDP bình quân đầu người
H5: Tỷ lệ thất nghiệp có tác động ngược chiều tới GDP bình quân đầu người
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH
Phương pháp nghiên cứu
2.1.1 Phương pháp xây dựng mô hình
Trong bài nghiên cứu, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để xây dựng mô hình: là việc tìm hiểu sự phụ thuộc của một biến (biến phụ thuộc) trong mô hình hồi quy vào một hay nhiều biến khác (biến độc lập) nhằm mục đích ước lượng hoặc tiên đoán giá trị kỳ vọng của biến phụ thuộc khi biết trước các giá trị của biến độc lập Phương pháp này cho phép đạt được kết quả ước lượng tốt nhất về mối quan hệ giữa các biến số
Cụ thể trong bài nghiên cứu của nhóm tác giả, chúng tôi tìm hiểu mối quan hệ giữa biến phụ thuộc là thu nhập bình quân đầu người với 5 biến độc lập: nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, tỷ lệ lạm phát, cơ sở hạ tầng, tổng ngạch xuất khẩu và tỷ lệ thất nghiệp
2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu
Nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu dựa trên các mẫu thử và đồng thời là các giá trị ước lượng của mẫu đó đựa trên 200 quan sát của 10 quốc gia ở Đông Nam Á (Brunei, Cambodia, Indonesia, Lao PDR, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thailand, Viet Nam) trong 20 năm từ 2001 đến 2020 Từ đó nghiên cứu tác động của 5 biến độc lập là: FDI, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, tổng ngạch xuất khẩu, cơ sở hạ tầng lên biến phụ thuộc: thu nhập bình quân đầu người Dữ liệu được nhóm nghiên cứu thu thập từ website chính thức của Ngân hàng Thế giới – World Bank để đảm bảo độ tin cậy và chính xác của số liệu
2.1.3 Phương pháp xử lý dữ liệu
Sau khi hoàn thành công việc thu thập dữ liệu, nhóm nghiên cứu tiến hành xử lý dữ liệu bằng cách sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu thông thường (Ordinary Least Square - OLS) để thực hiện ước lượng các tham số trong phương trình hồi quy và tối thiểu hóa tổng bình phương của các khoảng cách theo phương thẳng đứng giữa số liệu thu thập được và đường hồi quy Phương pháp này giúp kiểm tra ý nghĩa thống kê
16 và sự phù hợp của mô hình dựa vào các quan sát đã thu thập được từ World Bank và các nghiên cứu đi trước, để đưa ra kết quả tốt nhất phục vụ cho nghiên cứu Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các kiến thức về kinh tế lượng, kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, phương pháp định lượng, phần mềm Excel để thu thập, xử lý dữ liệu và phần mềm STATA để thực hiện phân tích hồi quy.
Xây dựng mô hình lý thuyết
Sau khi khảo sát các nghiên cứu trước về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2020, nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng mô hình hồi quy để tìm hiểu mối quan hệ giữa năm biến độc lập (nguồn vốn FDI, lạm phát, cơ sở hạ tầng, xuất khẩu, thất nghiệp) và biến phụ thuộc là thu nhập bình quân đầu người của 10 quốc gia Đông Nam Á từ năm 2001 đến năm 2020.
Bài viết nghiên cứu sự ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người thông qua 4 nhân tố kinh tế: FDI (nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài), Inflation (tỷ lệ lạm phát), Infrastructure (cơ sở hạ tầng), Export (tổng ngạch xuất khẩu) và Unemployment (tỷ lệ thất nghiệp) log 𝐺𝐷𝑃𝑝𝑐 = 𝑓(log 𝐹𝐷𝐼 , 𝐼𝑁𝐹, 𝐼𝑁𝐹𝑅𝐴𝑆, log 𝐸𝑋𝑃 , 𝑈𝑁𝐸𝑀𝑃𝐿𝑂𝑌) Trong đó:
log 𝐺𝐷𝑃𝑝𝑐 : giá trị logarit của thu nhập bình quân đầu người
log 𝐹𝐷𝐼: giá trị logarit của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
INF: tỷ lệ lạm phát
INFRAS: cơ sở hạ tầng
log 𝐸𝑋𝑃: giá trị logarit của tổng ngạch xuất khẩu
UNEMPLOY: tỷ lệ thất nghiệp
2.2.2 Mô hình hồi quy tổng thể ngẫu nhiên
β1: Hệ số góc của biến FDI
β2: Hệ số góc của biến EXP
β3: Hệ số góc của biến INF
β4: Hệ số góc của biến INFRAS
β5: Hệ số góc của biến UNEMPLOY
ui: Sai số ngẫu nhiên của tổng thể ứng với quan sát thứ i, đại diện cho các nhân tố khác ảnh hưởng đến GDPpc nhưng không được đề cập đến trong mô hình
2.2.3 Mô hình hồi quy mẫu dạng ngẫu nhiên log 𝐺𝐷𝑃𝑝𝑐 𝑖 = 𝛽̂ + 𝛽 0 ̂ log 𝐹𝐷𝐼 1 𝑖 + 𝛽̂ log 𝐸𝑋𝑃 2 𝑖 + 𝛽̂𝐼𝑁𝐹 3 𝑖 + 𝛽̂𝐼𝑁𝐹𝑅𝐴𝑆 4 𝑖
𝛽̂ 0 : ước lượng hệ số chặn
𝛽̂ 1 : ước lượng hệ số góc của biến FDI
𝛽̂ 2 : ước lượng hệ số góc của biến EXP
𝛽̂ 3 : ước lượng hệ số góc của biến INF
𝛽̂ 4 : ước lượng hệ số góc của biến INFRAS
𝛽̂ 5 : ước lượng hệ số góc của biến UNEMPLOY
𝑢̂ 𝑖 : phần dư, ước lượng của sai số ngẫu nhiên của tổng thể ứng với quan sát thứ i, đại diện cho các nhân tố khác ảnh hưởng đến GDPpc nhưng không được đề cập đến trong mô hình
2.2.4 Giải thích biến số trong mô hình và kỳ vọng của biến độc lập lên biến phụ thuộc a Biến phụ thuộc
GDPpc là giá trị logarit của thu nhập bình quân đầu người tại 10 quốc gia Đông Nam Á, được tính theo đơn vị USD b Biến độc lập
Tên biến Ý nghĩa Đơn vị Dấu kỳ vọng Diễn giải
Giá trị logarit của dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Thu và Lê Mã Long (2023) kết luận đầu tư trực tiếp nước ngoài có ảnh hưởng tích cực tới thu nhập bình quân đầu người Cụ thể khi FDI tăng thì thu nhập bình quân đầu người cũng có chiều hướng tăng trưởng
INF Tỷ lệ lạm phát
Nghiên cứu của Đinh Nguyễn Hà Uyên và Đinh Thế Hùng (2022) cho thấy tỷ lệ lạm phát tăng có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập bình quân đầu người
Mức độ đăng ký thuê bao điện thoại
Số người đăng ký bình quân
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Chiến và Nguyễn Thanh Tú (2020) chỉ ra ảnh hưởng tích
19 cực của cơ sở hạ tầng đến thu nhập bình quân đầu người
Giá trị logarit của tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
Nghiên cứu của Nguyễn Quang Hiệp (2013) kết luận sự tăng lên của tổng ngạch xuất khẩu có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập bình quân đầu người
Tỷ lệ người không có việc làm trong tổng số lực lượng lao động
Nghiên cứu của Meidani (2011) cho rằng tỷ lệ thất nghiệp có ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập bình quân đầu người
Bảng 2.1 Giải thích biến độc lập
Mô tả số liệu
Dữ liệu quan sát được trình bày dưới dạng bảng chéo, bao gồm 200 quan sát tại 10 quốc gia Đông Nam Á từ 2001 đến 2020 Thu nhập bình quân đầu người được coi là biến phụ thuộc, trong khi nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, tổng ngạch xuất khẩu và cơ sở hạ tầng là các biến độc lập.
Dữ liệu được thu thập từ website chính thức của Ngân hàng Thế giới – World Bank
2.3.2 Mô tả thống kê số liệu Để giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về mô hình và bộ dữ liệu của nhóm, nhóm tác giả sẽ thực hiện mô tả số liệu trước khi đi sâu vào phân tích dữ liệu Nhóm sử dụng lệnh sum trong STATA để mô tả các biến độc lập và phụ thuộc và thu được kết quả sau:
Biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Giá trị lớn nhất gdppc 200 3,51609 0,6565573 2,118818 4,825014 fdi 200 4,057781 0,8674537 1,818974 6,266253 exp 200 10,67879 0,7623311 8,677141 11,82502 inf 200 4,635455 6,620457 -2,314972 57,07451 infras 200 11,69699 11,48029 0,1902984 47,25408 unemploy 200 2,9779 2,157654 0,14 9,32
Bảng 2.2 Mô tả biến phụ thuộc và các biến độc lập
Số quan sát là 200, đây là kích cỡ mẫu khá lớn, số liệu được phủ rộng trên 10 quốc gia ở Đông Nam Á do đó có thể cho rằng mẫu khá tiêu biểu so với tổng thể Trong đó:
gdppc : giá trị logarit của thu nhập bình quân đầu người đạt giá trị cao nhất lên tới 4.825, thấp nhất là 2.118, giá trị trung bình đạt 3.516, với sai số chuẩn là 0.656
exp : giá trị logarit của tổng ngạch xuất khẩu đạt giá trị cao nhất lên tới 11.825, thấp nhất là 8.677, giá trị trung bình đạt 10.679, với sai số chuẩn là 0.762
Giá trị logarit của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có giá trị cao nhất là 6,266 và thấp nhất là 1,818 Giá trị trung bình là 4,057, với sai số chuẩn là 0,867.
inf : tỷ lệ lạm phát đạt giá trị cao nhất lên tới 57.074, thấp nhất là -2.314, giá trị trung bình đạt 4.635, với sai số chuẩn là 6.62
infras : cơ sở hạ tầng đạt giá trị cao nhất lên tới 47.254, thấp nhất là 0.19, giá trị trung bình đạt 11.696, với sai số chuẩn là 11.48
unemploy : tỷ lệ thất nghiệp đạt giá trị cao nhất lên tới 9.32, thấp nhất là 0.14, giá trị trung bình đạt 2.977, với sai số chuẩn là 2.157
2.3.3 Mô tả tương quan giữa các biến
Sử dụng lệnh corr trong STATA để phân tích tương quan giữa các biến, ta thu được kết quả sau: gdppc fdi exp inf infras unemploy gdppc 1,0000 fdi 0,8709 1,0000 exp 0,4204 0,3909 1,0000 inf -0,5189 -0,4244 -0,0579 1,0000 infras 0,8223 0,8192 0,4194 -0,3171 1,0000 unemploy 0,5877 0,3666 0,1065 -0,2485 0,5210 1,0000
Bảng 2.3 Mô tả tương quan giữa các biến
Từ bảng kết quả, ta nhận thấy các biến độc lập đều có tương quan với biến phụ thuộc Qua đó có thể kết luận các biến độc lập có ý nghĩa giải thích với biến phụ thuộc
Các biến độc lập fdi, inf, infras, export, unemploy đều có tương quan với nhau nhưng chỉ có 03 tương quan lớn hơn 0.8 nên xác suất mô hình mắc khuyết tật đa cộng tuyến là không cao
r(gdppc, exp) = 0.4204: Mức độ tương quan trung bình, hệ số tương quan mang dấu dương Mối quan hệ giữa giá trị logarit của thu nhập bình quân đầu người với giá trị logarit của tổng ngạch xuất khẩu là cùng chiều
r(gdppc, fdi) = 0.8709: Mức độ tương quan mạnh, hệ số tương quan mang dấu dương
Mối quan hệ giữa giá trị logarit của thu nhập bình quân đầu người với giá trị logarit của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là cùng chiều
Quan hệ giữa giá trị logarit của thu nhập bình quân đầu người (gdppc) và tỷ lệ lạm phát có mức độ tương quan mạnh và mang dấu âm, với hệ số tương quan là r(gdppc, inf) = -0.5189 Điều này phản ánh một mối quan hệ ngược chiều, nghĩa là khi thu nhập bình quân đầu người tăng thì tỷ lệ lạm phát có xu hướng giảm.
r(gdppc, infras) = 0.8223: Mức độ tương quan mạnh, hệ số tương quan mang dấu dương
Mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người với cơ sở hạ tầng là cùng chiều
r(gdppc, unemploy) = 0.5877: Mức độ tương quan mạnh, hệ số tương quan mang dấu dương Mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người với tỷ lệ thất nghiệp là cùng chiều
r(exp, fdi) = 0.3909: Mức độ tương trung bình, hệ số tương quan mang dấu dương Mối quan hệ giữa giá trị logarit của tổng ngạch xuất khẩu với giá trị logarit của nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là cùng chiều
r(exp, inf) = -0.0579: Mức độ tương quan rất yếu, hệ số tương quan mang dấu âm Mối quan hệ giữa giá trị logarit của tổng ngạch xuất khẩu với tỷ lệ lạm phát là ngược chiều
r(exp, infras) = 0.4194: Mức độ tương trung bình, hệ số tương quan mang dấu dương
Mối quan hệ giữa giá trị logarit của tổng ngạch xuất khẩu và cơ sở hạ tầng là cùng chiều
r(exp, unemploy) = 0.1065: Mức độ tương quan yếu, hệ số tương quan mang dấu dương
Mối quan hệ giữa giá trị logarit của tổng ngạch xuất khẩu với tỷ lệ thất nghiệp là cùng chiều
r(fdi, inf) = -0.4244: Mức độ tương quan trung bình, hệ số tương quan mang dấu âm
Mối quan hệ giữa giá trị logarit của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tỷ lệ lạm phát là ngược chiều
r(fdi, infras) = 0.8192: Mức độ tương quan mạnh, hệ số tương quan mang dấu dương
Mối quan hệ giữa giá trị logarit của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với cơ sở hạ tầng là cùng chiều
Mối quan hệ giữa giá trị logarit của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tỷ lệ thất nghiệp (unemploy) thể hiện qua hệ số tương quan trung bình r(fdi, unemploy) = 0.3666 Dấu dương của hệ số này cho thấy mối quan hệ cùng chiều, nghĩa là khi giá trị logarit của FDI tăng thì tỷ lệ thất nghiệp cũng có xu hướng tăng theo và ngược lại.
r(inf, infras) = -0.3171: Mức độ tương quan trung bình, hệ số tương quan mang dấu âm
Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và cơ sở hạ tầng là ngược chiều
r(inf, unemploy) = -0.2485: Mức độ tương quan yếu, hệ số tương quan mang dấu âm
Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp là ngược chiều
KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ
Mô hình ước lượng
3.1.1 Kết quả ước lượng STATA
Tiến hành phân tích dữ liệu bằng phần mềm STATA với phương pháp bình phương tối thiểu thông thường (OLS), thu được kết quả sau:
Hệ số xác định hiệu chỉnh 𝑅̅ 2 0,8750
Sai số chuẩn của phần dư 0,23208
Tổng bình phương sai số tổng cộng TSS 87,7824423
Tổng bình phương sai số được giải thích ESS 5,3331041
Tổng bình phương sai số không giải thích được RSS 10,4493382
Bảng 3.1 Kết quả ước lượng OLS (1) gdppc Hệ số ước lượng
Giá trị kiểm định t p-value
Khoảng tin cậy (độ tin cậy 95%)
Cận trái Cận phải fdi 0,4126313 0,0353529 11,67 0,000 0,342906 0,4823566 export 0,0960567 0,0242213 3,97 0,000 0,0482858 0,1438276 inf -0,0170972 0,0027947 -6,12 0,000 -0,022609 -0,0115854 infras 0,0079026 0,0028288 2,79 0,006 0,0023235 0,0134817 unemploy 0,0794543 0,0091669 8,67 0,000 0,0613747 0,097534
Bảng 3.2 Kết quả ước lượng OLS (2)
3.1.2 Mô hình hồi quy mẫu
Từ kết quả phân tích trên, ta thu được mô hình hồi quy mẫu sau:
3.1.3 Ý nghĩa của hệ số hồi quy
Giá trị kỳ vọng của thu nhập bình quân đầu người tại thời điểm đầu bằng 0,5661621 khi giá trị của các biến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng kim ngạch xuất khẩu, tỷ lệ lạm phát, số lượng thuê bao điện thoại cố định và tỷ lệ thất nghiệp đều bằng 0.
𝛽̂ = 0,4126313 có nghĩa là khi nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng (giảm) 1% 1 và các biến độc lập khác (tổng kim ngạch xuất khẩu, tỷ lệ lạm phát, số lượng thuê bao điện thoại cố định, tỷ lệ thất nghiệp) giữ nguyên thì giá trị kỳ vọng của biến phụ thuộc (thu nhập bình quân đầu người) tăng (giảm) 0,4126313%
𝛽̂ = 0,0960567 có nghĩa là khi tổng kim ngạch xuất khẩu tăng (giảm) 1% và các biến 2 độc lập khác (nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỷ lệ lạm phát, số lượng thuê bao điện thoại cố định, tỷ lệ thất nghiệp) giữ nguyên thì giá trị kỳ vọng của biến phụ thuộc (thu nhập bình quân đầu người) tăng (giảm) 0,090567%
𝛽̂ = −0,0170972 có nghĩa là khi tỷ lệ lạm phát tăng (giảm) 1 đơn vị và các biến độc 3 lập khác (nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng kim ngạch xuất khẩu, số lượng thuê bao điện thoại cố định, tỷ lệ thất nghiệp) giữ nguyên thì giá trị kỳ vọng của biến phụ thuộc (thu nhập bình quân đầu người) giảm (tăng) 0,017097%
𝛽̂ = 0,0079026 có nghĩa là khi số lượng thuê bao điện thoại cố định tăng (giảm) 1 đơn 4 vị và các biến độc lập khác (nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng kim ngạch xuất khẩu, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp) giữ nguyên thì giá trị kỳ vọng của biến phụ thuộc (thu nhập bình quân đầu người) tăng (giảm) 0,079026%
𝛽̂ = 0,0794543 có nghĩa là khi tỷ lệ thất nghiệp tăng (giảm) 1 đơn vị và các biến độc 5 lập khác (nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng kim ngạch xuất khẩu, tỷ lệ lạm
26 phát, số lượng thuê bao điện thoại cố định) giữ nguyên thì giá trị kỳ vọng của biến phụ thuộc (thu nhập bình quân đầu người) tăng (giảm) 0,0794543%
3.1.4 Ý nghĩa của hệ số xác định R 2
Hệ số xác định R 2 thể hiện khả năng giải thích của mô hình cho sự thay đổi trong giá trị của biến phụ thuộc Hệ số xác định 𝑅 2 = 0,8782 có nghĩa là 87,82% sự thay đổi trong giá trị của biến phụ thuộc là do các biến độc lập trong mô hình gây ra và 12,18% sự thay đổi còn lại là do các biến không được đưa vào mô hình gây ra Như vậy, mô hình hồi quy mẫu có độ phù hợp tương đối cao với mẫu dữ liệu thu thập được.
Kiểm định các khuyết tật của mô hình
Trong việc chọn biến đưa vào mô hình, nhiều khi các biến thích hợp sẽ bị bỏ sót dẫn đến việc ước lượng không chính xác
Kiểm định Ramsey RESET bằng phần mềm STATA, ta thu được kết quả sau:
H0: Mô hình ban đầu không bỏ sót biến
Bảng 3.3 Kết quả chạy lệnh ovtest bằng STATA
Ta xét cặp giả thuyết:
H0: Mô hình ban đầu không bỏ sót biến
H1: Mô hình ban đầu bỏ sót biến
Với mức ý nghĩa 𝛼 = 5%, ta có 𝑃 − 𝑣𝑎𝑙𝑢𝑒 < 𝛼 nên bác bỏ H0
Kết luận: Mô hình mắc khuyết tật bỏ sót biến Tuy nhiên, trong khuôn khổ thời gian thực hiện và dữ liệu thu thập được, nhóm chưa khắc phục được khuyết tật này
3.2.2 Kiểm định phân phối chuẩn của sai số ngẫu nhiên
Khi sai số ngẫu nhiên 𝑢 𝑖 không tuân theo phân phối chuẩn, các kiểm định T- student và Fisher không còn đáng tin cậy
Kiểm định Skewness/Kurtosis bằng phần mềm STATA, ta thu được kết quả sau:
Biến Số quan sát Độ nghiêng Độ nhọn adj>chi2 (2) Prob>chi2 u 200 0,8576 0,3183 1,04 0,5948
Bảng 3.4 Kết quả chạy lệnh sktest bằng STATA
Ghi chú: u là tên biến phần dư
Ta xét cặp giả thuyết:
H0: Sai số ngẫu nhiên tuân theo phân phối chuẩn
H1: Sai số ngẫu nhiên không tuân theo phân phối chuẩn
Với mức ý nghĩa 𝛼 = 5%, ta có 𝑃 − 𝑣𝑎𝑙𝑢𝑒 > 𝛼 nên chấp nhận H0
Kết luận: Mô hình có sai số ngẫu nhiên tuân theo phân phối chuẩn
3.2.3 Kiểm định đa cộng tuyến Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập có tương quan mạnh với nhau Nếu xảy ra đa cộng tuyến hoàn hảo thì sẽ vi phạm giả định để sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu thông thường OLS Trong trường hợp đa cộng tuyến không hoàn hảo, không vi phạm giả định để sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu thông thường OLS nhưng sẽ khiến cho phương sai của ước lượng lớn và dấu của ước lượng có thể sai Dùng phương pháp nhân tử phóng đại phương sai VIF bằng phần mềm STATA, ta thu được kết quả sau:
Biến 𝑉𝐼𝐹 1/𝑉𝐼𝐹 infras 3,90 0,256646 fdi 3,47 0,287801 unemploy 1,45 0,691866 inf 1,26 0,790682 exp 1,26 0,790682
Bảng 3.5 Kết quả chạy lệnh vif bằng STATA
Kết luận: Mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến
3.2.4 Kiểm định phương sai của sai số ngẫu nhiên
Khi nghiên cứu mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển, một trong các giả thiết mà mô hình cần đáp ứng là phương sai của mỗi một yếu tố ngẫu nhiên là không đổi Tuy nhiên, do bản chất vấn đề kinh tế hoặc do quá trình tích lũy kinh nghiệm, quá trình thu thập dữ liệu của con người còn sai sót, phương sai của ngẫu nhiên có thể thay đổi Khi đó, ước lượng thu được là ước lượng không chệch, tốt nhất nhưng sai số không phải sai số nhỏ nhất a, Kiểm định Breusch – Pagan:
Dùng phương pháp kiểm định Breusch – Pagan bằng phần mềm STATA, ta thu được kết quả sau:
Kiểm định Breusch – Pagan / Cook – Weisberg
H0: Phương sai sai số đồng nhất chi2(1) = 0,08
Bảng 3.6 Kết quả chạy lệnh hettest bằng STATA
Ta xét cặp giả thuyết:
H0: Mô hình có phương sai sai số đồng nhất
H1: Mô hình có phương sai sai số thay đổi
Với mức ý nghĩa 𝛼 = 5%, ta có 𝑃 − 𝑣𝑎𝑙𝑢𝑒 > 𝛼 nên không bác bỏ H0 b, Kiểm định White:
Dùng phương pháp kiểm định White bằng phần mềm STATA, ta thu được kết quả sau:
Kiểm định White H0: Phương sai sai số đồng nhất
H1: Phương sai sai số thay đổi chi2(20) = 78,28
Bảng 3.7 Kết quả chạy lệnh imtest, white bằng STATA
Ta xét cặp giả thuyết:
H0: Mô hình có phương sai sai số đồng nhất
H1: Mô hình có phương sai sai số thay đổi
Với mức ý nghĩa 𝛼 = 5%, ta có 𝑃 − 𝑣𝑎𝑙𝑢𝑒 < 𝛼 nên bác bỏ H0
Kết luận: Mô hình có khuyết tật phương sai sai số thay đổi
3.2.5 Kiểm định tự tương quan
Vì mô hình sử dụng dữ liệu bảng nên không cần thiết phải kiểm định tự tương quan.
Kết quả ước lượng đã khắc phục khuyết tật
Khuyết tật phương sai sai số thay đổi trong mô hình không ảnh hưởng đến tính tuyến tính, tính không chệch nhưng ước lượng OLS sẽ không hiệu quả và tốt nhất nữa do phương sai bị sai lệch, dẫn tới các dự báo không còn đáng tin cậy Để khắc phục khuyết tật phương sai sai số thay đổi, nhóm sử dụng phương pháp sai số tiêu chuẩn mạnh (Robust Standard Errors)
Dùng phương pháp sai số tiêu chuẩn mạnh để hồi quy bằng phần mềm STATA, ta thu được kết quả sau:
Sai số chuẩn của phần dư 0,23208
Bảng 3.8 Kết quả ước lượng bằng phương pháp sai số tiêu chuẩn mạnh (1) gdppercapita Hệ số ước lượng
Giá trị kiểm định t p-value
Khoảng tin cậy (độ tin cậy 95%)
Cận trái Cận phải fdi 0,4126313 0,0470802 8,76 0,000 0,3197765 0,5054861 export 0,0960567 0,0249175 3,85 0,000 0,0469127 0,1452007 inf -0,0170972 0,003572 -4,79 0,000 -0,024142 -0,0100523 infras 0,0079026 0,0037419 2,11 0,036 0,0005227 0,0152826 unemploy 0,0794543 0,0125877 6,31 0,000 0,054628 0,1042806
Bảng 3.9 Kết quả ước lượng bằng pương pháp sai số tiêu chuẩn mạnh (2)
Sau khi áp dụng ma trận ước lượng mạnh của hiệp phương sai, các hệ số hồi quy của các biến số và giá trị R2 trong các mô hình không thay đổi Tuy nhiên, sai số chuẩn được điều chỉnh thành sai số chuẩn mạnh, dẫn đến giá trị kiểm định t, p-value và khoảng tin cậy của ước lượng các hệ số hồi quy thay đổi Điều này giải quyết được khuyết tật phương sai sai số không đồng đều.
Kiểm định giả thuyết mới của mô hình
3.4.1 Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy:
Thiết lập cặp giả thuyết:
H0: Hệ số hồi quy của biến độc lập không có ý nghĩa thống kê (𝛽̂j = 0)
H1: Hệ số hồi quy của biến độc lập có ý nghĩa thống kê (𝛽̂j ≠ 0)
Phương pháp giá trị tới hạn:
- Nếu ts > tc => Bác bỏ Ho
- Nếu ts < tc => Không bác bỏ Ho
Phương pháp khoảng tin cậy:
- Nếu P-value > 𝛼 = 5% => Không bác bỏ H0
Biến Giá trị tới hạn T Khoảng tin cậy P-value
Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
Bảng 3.10 Kiểm định ý nghĩa thống kê của hệ số hồi quy
Kết luận: Sau khi sử dụng các phương pháp kiểm định để kiểm tra ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy, có thể khẳng định rằng các hệ số hồi quy của các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5% Cụ thể:
Giá trị logarit của vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài có mối quan hệ tỷ lệ thuận với giá trị logarit của thu nhập bình quân đầu người
Giá trị logarit của tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ có mối quan hệ tỷ lệ thuận với giá trị logarit của thu nhập bình quân đầu người
Tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ nghịch biến với giá trị logarit của thu nhập bình quân đầu người
Cơ sở hạ tầng có mối quan hệ tích cực với giá trị logarit của thu nhập bình quân đầu người
Tỷ lệ thất nghiệp có mối quan hệ nghịch biến với giá trị logarit của thu nhập bình quân đầu người
Tất cả các kết quả đều hoàn toàn phù hợp với lý thuyết đã nêu trong chương I
3.4.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình:
Thiết lập cặp giả thuyết:
H0: Tất cả các biến độc lập trong mô hình không giải thích được sự biến động trong giá trị của biến phụ thuộc
H1: Có ít nhất một biến độc lập giải thích được sự biến động trong giá trị của biến phụ thuộc
Cặp giả thuyết tương đương:
Dựa vào kết quả của mô hình sau khi khắc phục khuyết tật, ta có các giá trị p-value của giá trị kiểm định F như sau:
k: Số biến độc lập trong mô hình (k=5)
- Nếu Fs < F (k, n-k-1) => Không bác bỏ H0
Trong trường hợp này: Fs = 0.8782 ×194
Ta có: Fs > F => Bác bỏ H 0
Kết luận: Các mô hình đều phù hợp ở mức ý nghĩa 5%.
Phân tích kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy để xem xét ảnh hưởng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng kim ngạch xuất khẩu, tỷ lệ lạm phát, cơ sở hạ tầng và tỷ lệ thất nghiệp đến thu nhập bình quân trên đầu người Dựa vào kết quả phân tích dữ liệu, nhóm rút ra kết luận rằng các giả thuyết đưa ra hoàn toàn hợp lý Như vậy, giá trị của thu nhập bình quân đầu người thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Thứ nhất, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực đến thu nhập bình quân đầu người Vốn FDI được giải ngân sẽ làm tăng quy mô sản xuất các ngành kinh tế được đầu tư, tạo ra cú hích cho nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh tế cho đầu tư còn thấp Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động nước sở tại; thúc đẩy xuất khẩu và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại Từ đó, giúp thúc đẩy tăng trưởng GDP bình quân đầu người Như vậy, kết quả thu được hoàn toàn phù hợp với lý thuyết đã nêu
Thứ hai, tổng kim ngạch xuất khẩu có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập bình quân đầu người Do xuất khẩu làm tăng thu nhập quốc dân và là một trong những nguồn thu quan trọng của một quốc gia Khi tổng giá trị xuất khẩu tăng sẽ kéo theo sự tăng trưởng của thu nhập quốc dân Điều này không chỉ giúp cải thiện đời sống của người dân mà còn có vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Như vậy, kết quả thu được phù hợp với cơ sở lý thuyết
Thứ ba, tỷ lệ lạm phát gây ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập bình quân đầu người
Lạm phát tăng cao gây ra sự biến động trong giá cả của hàng hoá và dịch vụ, từ đó làm
Kết quả nghiên cứu xác nhận giả thuyết ban đầu, cho thấy sự giảm hiệu quả của việc phân bổ nguồn lực dẫn đến tác động tiêu cực đối với nền kinh tế.
Thứ tư, cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập bình quân đầu người Hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động sản xuất, tăng cường hiệu quả của nền kinh tế và giúp giải quyết các vấn đề xã hội Ngược lại, một hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển là một trở lực lớn đối với sự phát triển Như vậy, kết quả thu được là phù hợp với lý thuyết ban đầu
Thứ năm, tỷ lệ thất nghiệp có tác động tiêu cực tới thu nhập bình quân đầu người
Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với việc nguồn lực con người chưa được sử dụng hiệu quả, triệt để; bỏ lỡ cơ hội sản xuất thêm sản phẩm hàng hoá và phản ánh việc chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, từ đó, gây ra sự kém tăng trưởng của chỉ số GDP bình quân đầu người.
Đề xuất giải pháp
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là thành phần quan trọng trong sự tăng trưởng GDP Việt Nam Vì thế, việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm thu hút và phát huy vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng Nhóm đã nghiên cứu thực trạng nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á hiện nay và đưa ra một số khuyến nghị:
Thứ nhất, xây dựng chiến lược bảo hộ và các ưu tiên dành cho các nhà đầu tư và người nước ngoài Điều này có thể bao gồm việc cung cấp các ưu đãi thuế cho nhà đầu tư, giảm phí và lệ phí cho các dự án đầu tư, cung cấp hỗ trợ tài chính cho các dự án đầu tư nhằm khuyến khích và thu hút đầu tư để phát triển các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn; khuyến khích ưu đãi thuế vào các ngành sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng lớn
Thứ hai, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Đông
Nam Á có lợi thế về khí hậu và địa lý, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Việc tập trung vào việc tháo gỡ các rào cản,
37 tăng cường công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm có thể giúp thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành này
Thứ ba, tiếp tục thuận lợi hóa hoạt động thương mại theo hướng tự do hóa thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi hàng hóa giữa các nước, tạo cơ chế thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Việc loại bỏ các rào cản thương mại không thuế quan và thực hiện các hiệp định thương mại tự do giúp tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh và mở rộng
Thứ tư, thực hiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả công nghệ và bảo vệ môi trường làm tiêu chí đánh giá Ưu tiên thu hút các dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, có giá trị gia tăng cao, tác động lan tỏa và kết nối chuỗi sản xuất, gắn với đào tạo nhân lực Để đạt được điều này, cần thực hiện các biện pháp cụ thể như đổi mới giáo dục, đào tạo lao động có tay nghề, xây dựng hệ thống pháp luật lâu dài, đồng bộ, đặt vấn đề ô nhiễm môi trường lên hàng đầu khi xét duyệt các dự án đầu tư.
Thứ năm, một số gợi ý cho Việt Nam nhằm tối ưu hóa hơn khả năng thu hút FDI trong bối cảnh thu hút FDI đang có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các quốc gia như hiện nay Một mặt, giống như các nước, Việt Nam cần đầu tư vào nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là giáo dục đại học khi mà hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam được đánh giá là chưa thực sự hiệu quả Mặt khác, Việt Nam cần thực thi thu hút FDI thế hệ mới, các dự án đầu tư xanh, có nền tảng công nghệ cao nên được duy trì và mở rộng Hạn chế tình trạng thu hút FDI bằng mọi cách có thể gây ra ô nhiễm môi trường và phát triển bền vững
Dựa trên cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người của 1 số quốc gia khu vực Đông Nam Á cũng như các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong nước và trên thế giới, nhóm nghiên cứu đã chọn ra các biến: nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng kim ngạch xuất khẩu, tỷ lệ lạm phát, cơ sở hạ tầng và tỷ lệ thất nghiệp Những kết quả nghiên cứu trên đã cho chúng ta một cái nhìn rõ ràng và tương đối đầy đủ về tác động của các biến đến thu nhập bình quân đầu người
Kết quả mô hình thu được cho thấy, các biến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng kim ngạch xuất khẩu, tỷ lệ lạm phát, cơ sở hạ tầng và tỷ lệ thất nghiệp có ý nghĩa tác động đến tổng sản phẩm quốc nội GDP Kết quả này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết cũng như nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đây ở trong và ngoài nước Mô hình nhóm nghiên cứu xây dựng ban đầu còn mắc khuyết tật phương sai sai số thay đổi, song nhóm đã tiến hành xử lý thành công khuyết tật của mô hình
Cuối cùng, bài tiểu luận đã đưa ra một vài khuyến nghị về giải pháp đối với các biến độc lập đã được nghiên cứu trong mô hình bao gồm xây dựng chiến lược bảo hộ và các ưu tiên dành cho các nhà đầu tư và người nước ngoài; tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản; tiếp tục thuận lợi hóa hoạt động thương mại theo hướng tự do hóa thương mại; thực hiện chính sách chủ động thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, từ đó tác động tích cực đến GDP tính trên đầu người cũng như tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Bài nghiên cứu của nhóm còn nhiều hạn chế về thời gian, kiến thức, kỹ năng Nhóm mong nhận được góp ý, nhận xét từ cô để có thể chỉnh sửa, cải thiện bài viết tốt hơn Nhóm xin chân thành cảm ơn ThS Nguyễn Thúy Quỳnh đã cung cấp kiến thức, tận tình hướng dẫn nhóm trong suốt quá trình thực hiện, giúp nhóm hoàn thành bài tiểu luận.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Arpaia, A., & Turrini, A, (2007), Government expenditure and economic growth in the
EU: long-run tendencies and short-term adjustment, SSRN, 2004461, 799-844
2 Aziz, R N A R., & Azmi, A, (2017), Factors affecting gross domestic product (GDP) growth in Malaysia, International Journal of Real Estate Studies, 11(4), 61-67
3 Babatunde, A (2011), Trade openness, infrastructure, FDI and growth in sub-Saharan
African countries, Journal of management policy and practice, 12(7), 27
4 Baig, M M., Kiran, S., & Bilal, M, (2016), Relationship between FDI and GDP: A case study of South Asian countries, Journal of Business & Financial Affairs, 5(3), 2-4
5 Bakari, S, (2017), The impact of domestic investment on economic growth: New evidence from Malaysia, Journal of Smart Economic Growth, 2(2), 105-121
6 Bruno, M., & Easterly, W, (1998), Inflation crises and long-run growth, Journal of
7 Chien, N D., & Zhang, K, (2012), FDI of Vietnam; two-way linkages between FDI and
GDP, competition among provinces and effects of laws, Scientific Research Publishing,
8 Chimobi, O P, (2010), Inflation and economic growth in Nigeria Journal of sustainable Development, 3(2), 159
9 Công, H T (2019), Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và thương mại quốc tế đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 52, 104-118
10 Công, P, (2011), Mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu của Việt Nam, VNU JOURNAL OF ECONOMICS AND BUSINESS, 27(4), 265-275
11 Cục Thống kê Cà Mau, (2014), Phân biệt Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người và Thu nhập bình quân đầu người
12 Đạt, N N., Duy, N V., Anh, N T H., & Phương, V H, (2017), Tác động của đầu tư
FDI và phát thải CO2 tới tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng thực nghiệm từ một số nước Châu Á, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, 91
13 Diep, V T T., & Hoai, N T, (2015), Demographic factors and economic growth: The bi-directional causality in South East Asia, In The ninth Vietnam Economists Annual Meeting Da Nang City
14 Frisch, H (1983), Theories of Inflation, Tây Ban Nha: Cambridge University Press
15 Gylfason, T (1999), Exports, inflation and growth, World Development, 27(6), 1031-
16 Ha, N H, (2015), Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tỉnh Trà Vinh, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, 26, 36
17 Haddad, M., & Harrison, A, (1993), Are there positive spillovers from direct foreign investment?: Evidence from panel data for Morocco, Journal of development economics, 42(1), 51-74
18 Hiền, N P., & Hà, H T, (2019), TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
GDP CỦA VIỆT NAM, Tạp chí Khoa học Thương mại, 132, 24-29
19 HoA, P G S T S N G N., & Phương, B T B, (2014), Nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, 14, 01-02
20 Irsania, D V., & Noveria, A, (2014), The relationship among foreign direct investment, inflation rate, unemployment rate, and exchange rate to economic growth in Indonesia, Journal of Business and Management, 3(5), 499-510
21 Ismail, N W., & Mahyideen, J M, (2015), The Impact of infrastructure on trade and economic growth in selected economies in Asia, SSRN, 553
22 Jain, D., Nair, K., & Jain, V, (2015), Factors affecting GDP (manufacturing, services, industry): An Indian perspective, Annual Research Journal of SCMS Pune, 3, 38-56
23 Kiều, N M., Diệp, N T N., Nam, N K., & Nga, N T H, (2016), Tác động của FDI và phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia ASEAN giai đoạn 1995-
2014, TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-KINH TẾ
VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH, 11(3), 62-70
24 Kira, A R, (2013), The factors affecting Gross Domestic Product (GDP) in developing countries: The case of Tanzania, European Journal of Business and Management, 5(4),
25 Laidler, D E W, (1997), Money and macroeconomics: the selected essays of David
Laidler, Vương Quốc Anh: Edward Elgar Pub
26 Lan, N P, (2006), Foreign direct investment and its linkage to economic growth in Vietnam: a provincial level analysis, University of South Australia, Australia, 27(5),
27 Linh, N T M, (2023), Tương tác giữa FDI và kinh tế ngầm đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia ASEAN, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính-Marketing, 1-14
28 Markusen, J R., & Venables, A J, (1999), Foreign direct investment as a catalyst for industrial development, European economic review, 43(2), 335-356
29 Meidani, A A N., & Zabihi, M, (2011), The dynamic effect of unemployment rate on per capita real GDP in Iran, International journal of Economics and Finance, 3(5), 170-
30 NGHIÊM, T T K, (2022), Tác động của đầu tư vào cơ sở hạ tầng đối với tăng trưởng kinh tế tại Đông Nam Bộ, VNU JOURNAL OF ECONOMICS AND BUSINESS, 71-
31 Nguyễn Thị Kim Nguyên, (2023), Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn ðầu tư nước ngoài tại một số nước thuộc hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Tạp Chí Khoa Học
32 Nguyễn, Q H, (2014), Lượng hóa tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam, Tạp chí phát triển kinh tế, 268, 58-64
33 Phúc, N V, (2009), Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế, TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH, 4(1), 32-37
34 Prud'homme, R, (2004), Infrastructure and development, Washington, DC: World Bank
35 Romer, D, (2001), Advanced Macroeconomics, Second Edition, New York: McGraw-Hill
36 Solow, R M, (1956), A contribution to the theory of economic growth, The quarterly journal of economics, 70(1), 65-94
37 Thu, N H, (2023), Vai trò FDI với tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu điển hình tại khu
38 THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM, VNU JOURNAL OF ECONOMICS AND
39 Tổng cục thống kê, (2016), HTCTTKQG – Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
40 Tổng cục thống kê, (2016), HTCTTKQG – Tỷ lệ thất nghiệp
41 Trade and development report, (2014), United Nations conference on trade and development
42 Tripathy, N., Srikanth, M., & Aravalath, L M, (2016), Infrastructure Investment and economic growth: Evidence from India, Journal of International Business and
43 Trung, N Q., & Toàn, T P K, (2014), Tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á, TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH-KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH, 9(2), 50-59
44 Tú, N A, (2017), MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM, Tạp chí Môi trường Kinh doanh,
45 Tuyết, C T Á, (2018), Tác động của FDI và độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển (1995–2017), Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh
46 Uyên, Đ N H., & Hùng, Đ T, (2022), ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: TỔNG QUAN VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, 302(2), 155-163
47 Van Chien, N., & Tu, N T, (2022), LÝ THUYẾT VÊ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU Tư VÀO cơ sở HẠ TẦNG LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TÊ-NGHIÊN cữu TẠI ĐÔNG NAM BỘ
48 vực Đông Nam Bộ, VNU JOURNAL OF ECONOMICS AND BUSINESS, 3(5), 17-17
49 Yen, N H., Chau, N N., Hung, P X., & Tuyen, D T, (2022), ẢNH HƯỞNG CỦA DÒNG VỐN NƯỚC NGOÀI, ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI VÀ NGUỒN VỐN CON NGƯỜI
43 ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM, Hue University Journal of Science:
50 Zahid, P F., Hamzah, S., & Ab Rahman, S M, (2023), The Impact of Inflation, Export,
Foreign Direct Investment and Unemployment on Malaysia’s Economic Growth: Case of Asean Trade in Goods Agreement (ATIGA), International Journal of Accounting,
Mô hình hồi quy tổng thể:
Phụ lục 1 Các câu lệnh trong Stata
1 Mô tả biến phụ thuộc và biến độc lập
Sai số chuẩn của phần dư 0,23208
Tổng bình phương sai số tổng cộng TSS 87,7824423
Tổng bình phương sai số được giải thích ESS 5,3331041
Tổng bình phương sai số không giải thích được RSS 10,4493382 unemploy 200 2.9779 2.157654 14 9.32 infras 200 11.69699 11.48029 1902984 47.25408 inf 200 4.635455 6.620457 -2.314972 57.07451 exp 200 10.67879 7623311 8.677141 11.82502 fdi 200 4.057781 8674537 1.818974 6.266253 gdppc 200 3.51609 6565573 2.118818 4.825014
Variable Obs Mean Std Dev Min Max
sum gdppc fdi exp inf infras unemploy
_cons 5661621 2720217 2.08 0.039 0296625 1.102662 unemploy 0794543 0091669 8.67 0.000 0613747 097534 infras 0079026 0028288 2.79 0.006 0023235 0134817 inf -.0170972 0027947 -6.12 0.000 -.022609 -.0115854 exp 0960567 0242213 3.97 0.000 0482858 1438276 fdi 4126313 0353529 11.67 0.000 342906 4823566 gdppc Coef Std Err t P>|t| [95% Conf Interval]
Source SS df MS Number of obs = 200
reg gdppc fdi exp inf infras unemploy
3 Kiểm định sự tương quan giữa các biến:
4 Kiểm định đa cộng tuyến:
5 Kiểm định phương sai sai số thay đổi:
6 Khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi: unemploy 0.5877 0.3666 0.1065 -0.2485 0.5210 1.0000 infras 0.8223 0.8192 0.4194 -0.3171 1.0000 inf -0.5189 -0.4244 -0.0579 1.0000 exp 0.4204 0.3909 1.0000 fdi 0.8709 1.0000 gdppc 1.0000 gdppc fdi exp inf infras unemploy
corr gdppc fdi exp inf infras unemploy
Mean VIF 2.27 exp 1.26 0.793873 inf 1.26 0.790682 unemploy 1.45 0.691866 fdi 3.47 0.287801 infras 3.90 0.256646
Cameron & Trivedi's decomposition of IM-test
Prob > chi2 = 0.0000 chi2(20) = 78.28 against Ha: unrestricted heteroskedasticity
White's test for Ho: homoskedasticity
Variables: fitted values of gdppc
Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity
7 Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu:
8 Kiểm định bỏ sót biến:
Phụ lục 2 Do-file edit label variable gdppc "GDP per capita (current US$)" label variable exp "Exports of goods and services(current US$)" label variable fdi "FDI net inflows(current US$)" label variable inf "Inflation, consumer prices(annual %)" label variable infras "Infrastructure, fixed telephone subscription(per 100 people)" label variable unemploy "Unemployment,total (% of total labor force)"
_cons 5661621 285738 1.98 0.049 0026103 1.129714 unemploy 0794543 0125877 6.31 0.000 054628 1042806 infras 0079026 0037419 2.11 0.036 0005227 0152826 inf -.0170972 003572 -4.79 0.000 -.024142 -.0100523 exp 0960567 0249175 3.85 0.000 0469127 1452007 fdi 4126313 0470802 8.76 0.000 3197765 5054861 gdppc Coef Std Err t P>|t| [95% Conf Interval]
Linear regression Number of obs = 200
reg gdppc fdi exp inf infras unemploy, robust u 200 0.8576 0.3183 1.04 0.5948
Variable Obs Pr(Skewness) Pr(Kurtosis) adj chi2(2) Prob>chi2 joint
Skewness/Kurtosis tests for Normality
Ho: model has no omitted variables
Ramsey RESET test using powers of the fitted values of gdppc