1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản trị kinh doanh quốc tế đề tài tổng quan về kinh tế quốc tế tuần 4

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 525,36 KB

Nội dung

Ví dụ Doanh số bán của công ty ở thị trường nước ngoài sụt giảm có thể do các nguyên nhân như chọn phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu không đúng, hoặc các nguyên nhân từ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP UNIVERSITY OF ECONOMICS – TECHNOLOGY FOR INDUSTRIES 

KHOA QUẢN TRỊ VÀ MARKETING

Quản trị kinh doanh quốc tế

ĐỀ TÀI: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ QUỐC TẾ

Tuần 4

Giảng viên hướng dẫn : Trần Mạnh Hùng

Lớp : DHQT15A10HN Nhóm 4 : Trần Thị Thảo – Nhóm trưởng

Vũ Thị Huệ Đặng Thị Linh Nguyễn Huy Hoàng Phạm Ngọc Hòa Mai Thị Hương Liên

Năm 2024

Trang 2

Mục lục

2.1 Nghiên cứu và lựa chọn thị trường quốc tế 2

2.1.1 Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu 2

2.1.2 Xây dựng kế hoạch nghiên cứu 3

2.1.3 Thu thập thông tin 3

2.1.4 Phân tích thông tin - Lựa chọn thị trường mục tiêu 3

2.1.4.1 Phân tích thông tin 3

2.1.4.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu 4

2.1.5 Lập báo cáo kết quả nghiên cứu 5

2.2 Các quyết định về chiến lược marketing quốc tế 6

2.2.1 Chiến lược sản phẩm quốc tế 6

2.2.1.1 Kế hoạch phát triển sản phẩm 6

2.2.1.2 Tiêu chuẩn hóa và thích nghi hóa sản phẩm 7

2.2.1.3 Bao bì sản phẩm quốc tế 8

2.2.1.4 Nhãn hiệu quốc tế 9

2.2.1.5 Định vị sản phẩm quốc tế 11

CHƯƠNG 2 QUẢN TRỊ MARKETING QUỐC TẾ

Bài 1 - Buổi 4 NGHIÊN CỨU VÀ LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ - CHIẾN LƯỢC SẢN

PHẨM QUỐC TẾ 2.1 Nghiên cứu và lựa chọn thị trường quốc tế

2.1.1 Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu

- Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu marketing quốc tế là bước đầu tiên và khó nhất trong qui trình nghiên cứu Giúp doanh nghiệp hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong kinh doanh

- Sau khi xác định được vấn đề nghiên cứu, người nghiên cứu marketing phải xác định rõ mục tiêu nghiên cứu cần đạt được

Ví dụ

Doanh số bán của công ty ở thị trường nước ngoài sụt giảm có thể do các nguyên nhân như chọn phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu không đúng, hoặc các nguyên nhân từ sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối, chương trình xúc tiến được xác định không phù hợp với thực tế

- Mục tiêu nghiên cứu:

+ Xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến vấn đề

+ Cung cấp thông tin để đưa ra giải pháp hiệu quả

Trang 3

2.1.2 Xây dựng kế hoạch nghiên cứu

- Một là, xác định thị trường nước có triển vọng nhất cho việc xuất khẩu hàng của công ty quốc tế

hoặc nước nào đáp ứng được việc nhập khẩu với những điều kiện thuận lợi nhất

- Hai là, xác định mức độ cạnh tranh trên thị trường hiện tại và tương lai, đặc điểm mạnh yếu của

đối thủ

- Ba là, áp dụng những phương thức mua bán cho phù hợp với yêu cầu từng thị trường.

- Bốn là, thu thập thông tin chính xác, đầy đủ kịp thời về tình hình thị trường

- Năm là, tiến hành tìm sự vận động của thị trường, dự báo được dung lượng của thị trường, mức

độ biến động của giá cả, trên cơ sở đó xử lý các nguồn thông tin, đề ra các chiến lược marketing phù hợp

2.1.3 Thu thập thông tin

- Tuỳ theo vấn đề và mục tiêu nghiên cứu, người nghiên cứu cần phải liệt kê các thông tin cần thu thập

- Trên cơ sở xác định nguồn thông tin thứ cấp, sơ cấp người nghiên cứu sử dụng các phương pháp

để tìm kiếm các thông tin thứ cấp ở các cơ quan tổ chức khác nhau; sử dụng phương pháp quan sát, thực nghiệm điều tra để thu thập thông tin sơ cấp

- Tiến hành thu thập thông tin Đây là khâu dễ xảy ra sai sót nhất, do đó cần phải được quản lý

kỹ để đảm bảo tính chính xác của số liệu nghiên cứu

Các bước thu thập thông tin

Xác định nhu cầu của thông tin:

+) Đầu tiên, bạn cần xác định rõ mục đích hoặc nhiệm vụ cụ thể mà bạn muốn thu thập thông tin

để đáp ứng

+) Hãy xem xét câu hỏi: “Thông tin này sẽ được sử dụng để làm gì?” để hiểu rõ nhu cầu của bạn

Tìm kiếm nguồn thông tin:

+) Xác định các nguồn thông tin liên quan đến chủ đề hoặc nhiệm vụ của bạn Điều này có thể bao gồm sách, bài báo, trang web, cơ sở dữ liệu, hoặc thậm chí cuộc trò chuyện với người có kinh nghiệm

+) Sử dụng các công cụ tìm kiếm trực tuyến hoặc thư viện để tìm kiếm thông tin

Tập hợp thông tin phù hợp:

+) Thu thập dữ liệu từ các nguồn đã xác định để đáp ứng nhu cầu của bạn

+) Lưu ý rằng thông tin thu thập có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau và có thể cần được kiểm tra tính xác thực và đáng tin cậy

Xử lý thông tin:

+) Xử lý thông tin bao gồm việc chọn lọc, điều chỉnh, đối chiếu và biên tập dữ liệu

+) Đảm bảo thông tin bạn thu thập được phù hợp với mục đích và yêu cầu đã đưa ra trước đó

2.1.4 Phân tích thông tin - Lựa chọn thị trường mục tiêu

2.1.4.1 Phân tích thông tin

Sau khi thu thập thông tin, người nghiên cứu phải xử lý, phân tích số liệu bằng phương pháp phân tích thống kê, mô hình và hệ thống thông tin marketing để từ đó đưa ra những kiến nghị Người nghiên cứu cần phải kiểm tra xử lý số liệu và mã hóa nó để tính toán các chỉ tiêu thống kê Có nhiều phần mềm giúp người nghiên cứu xử lý thông tin, SPSS là một thí dụ Người nghiên cứu

Trang 4

cần trang bị cho mình kiến thức về thống kê ứng dụng trong quản trị, kinh tế và phần mềm xử lý

dữ liệu

Các bước phân tích thông tin

Thu thập dữ liệu:

+) Xác định nguồn dữ liệu và thu thập thông tin từ các nguồn này

+) Quá trình thu thập dữ liệu tuân theo các phương pháp ETL (Trích xuất, chuyển đổi, tải) hoặc ELT (Trích xuất, tải, chuyển đổi)

Lưu trữ dữ liệu:

+) Dựa vào phức tạp của dữ liệu, lựa chọn kho lưu trữ phù hợp như kho dữ liệu hoặc hồ dữ liệu đám mây

+) Kho dữ liệu được tối ưu hóa để phân tích dữ liệu quan hệ từ hệ thống giao dịch và ứng dụng kinh doanh

Xử lý dữ liệu:

+) Xử lý dữ liệu bao gồm việc lọc, điều chỉnh, đối chiếu và biên tập dữ liệu

+) Đảm bảo dữ liệu đã được xử lý phù hợp với mục đích và yêu cầu đã đưa ra trước đó

Phân tích dữ liệu:

+) Tìm kiếm các mẫu, xu hướng và mối quan hệ trong tập dữ liệu khổng lồ

+) Các công cụ và công nghệ hỗ trợ phân tích dữ liệu lớn đòi hỏi năng lực điện toán và kho lưu trữ dữ liệu theo quy mô

2.1.4.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu

Khái niệm :

Lựa chọn thị trường mục tiêu là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh và marketing

Dưới đây là một số nguyên tắc và ví dụ về việc lựa chọn thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp:

Chọn đoạn thị trường ít cạnh tranh nhất để kinh doanh một sản phẩm thuận lợi nhất:

+) Doanh nghiệp nên xác định thị trường ít cạnh tranh, nơi họ có lợi thế là người tiên phong và nắm đầu xu hướng

Ví dụ: Một công ty công nghệ chọn thị trường mục tiêu là người dùng trẻ tuổi với sản phẩm ứng

dụng di động mới

Xác định thị trường theo thế mạnh của doanh nghiệp:

+) Doanh nghiệp nên tìm hiểu thị trường và xác định thế mạnh của họ để phù hợp với nhu cầu của khách hàng

Ví dụ: Một công ty thời trang tập trung vào thị trường mục tiêu là người yêu thích thời trang bền vững và thân thiện với môi trường

Lựa chọn thị trường mục tiêu chuyên môn hóa theo sản phẩm:

+) Doanh nghiệp có thể chọn thị trường mục tiêu dựa trên sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể mà họ cung cấp

Ví dụ: Một công ty sản xuất thiết bị y tế chọn thị trường mục tiêu là các bác sĩ và chuyên gia y tế

Chuyên môn hóa theo phân đoạn thị trường:

+) Phân đoạn thị trường là việc phân chia thị trường thành các bộ phận khác nhau dựa trên tiêu chí như tuổi tác, giới tính, thu nhập, và nhu cầu

Trang 5

Ví dụ: Một công ty thực phẩm chọn thị trường mục tiêu là người tiêu dùng trẻ tuổi với nhu cầu về thực phẩm hữu cơ

Các bước lựa chọn thị trường mục tiêu

Một là, xác định thị trường nước nào có triển vọng nhất cho việc xuất khẩu hàng của công ty quốc tế hoặc nước nào đáp ứng được việc nhập khẩu với những điều kiện thuận lợi nhất Để có thể nhận diện thị trường tiềm năng cho việc xuất khẩu, chúng ta có thể thực hiện các bước sau:

Bước 1: Thu thập các báo cáo thống kê xuất khẩu để xác định các thị trường xuất khẩu và các

loại sản phẩm cho các thị trường đó Các thông tin này thường do các cơ quan hỗ trợ xuất khẩu hay các hiệp hội cung cấp

Bước 2: Xác định từ 5 đến 10 thị trường tiềm năng nhất cho các sản phẩm của công ty Dựa trên

các tiêu chí về quy mô và tốc độ phát triển của thị trường, xem xét sự biến động của các thị trường trong năm năm vừa qua, các chu kỳ biến động của thị trường và dự báo chu kỳ biến động sắp tới, đánh giá ảnh hưởng của biến động đó đến hoạt động xuất khẩu của công ty

Bước 3: Chọn ra từ 3 đến 5 thị trường mục tiêu có tiềm năng và sản phẩm của công ty có khả

năng xâm nhập cao nhất

Hai là, xác định mức độ cạnh tranh trên thị trường hiện tại và tương lai, đặc điểm mạnh yếu của đối thủ.

Ba là, áp dụng những phương thức mua bán cho phù hợp với yêu cầu từng thị trường Sản phẩm muốn thâm nhập thị trường đó cần đạt những yêu cầu gì về chất lượng, tiêu chuẩn bao bì đóng gói

Bốn là, thu thập thông tin chính xác, đầy đủ kịp thời về tình hình thị trường

Năm là, tiến hành tìm sự vận động của thị trường, dự báo được dung lượng của thị trường, mức

độ biến động của giá cả, trên cơ sở đó xử lý các nguồn thông tin, đề ra các chiến lược marketing phù hợp.

2.1.5 Lập báo cáo kết quả nghiên cứu

Lập kết quả báo cáo nghiên cứu

- Yêu cầu: rõ ràng, chính xác

- Các nội dung chính:

 Trang bìa: Tên đề tài nghiên cứu, thời gian nghiên cứu, nghiên cứu cho đơn vị nào, người nghiên cứu

 Mục lục

 Danh mục các bảng, sơ đồ, biểu đồ

 Danh mục các chữ viết tắt

 Tóm tắt báo cáo

 Chương tổng quan (đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài, kết cấu đề tài)

 Chương kết quả nghiên cứu: Trình bày kết quả nghiên cứu kết hợp với sử dụng bảng, lời thuyết minh

Trang 6

 Chương kết luận và kiến nghị

 Kết luận những vấn đề rút ra từ nghiên cứu trên

 Kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động Marketing quốc tế, hoạt động kinh doanh

 Các hạn chế

 Tài liệu tham khảo

 Phụ lục

2.2 Các quyết định về chiến lược marketing quốc tế

2.2.1 Chiến lược sản phẩm quốc tế

2.2.1.1 Kế hoạch phát triển sản phẩm

- Phát triển hoặc thêm sản phẩm mới:

Có nhiều cách mà một công ty quốc tế có thể thêm sản phẩm mới vào danh mục sản phẩm

 Cách đầu tiên đơn giản, dễ dàng nhất, ít tốn chi phí, là xuất khẩu các sản phẩm sẵn

có của thị trường trong nước

 Thông qua việc mua lại, bằng cách mua một công ty, một bằng sáng chế, một giấy phép… để sản xuất một sản phẩm => nhanh chóng, dễ dàng nhưng tốn kém chi phí

 Là sáp nhập, kết hợp giữa hai hay nhiều công ty để tạo ra một sản phẩm mới hoặc một công ty mới Có nhiều công ty đã thực hiện cách thức này và đã giành được những thành công xác định

 Cách mô phỏng các sản phẩm thành công của các công ty khác Với việc mô phỏng, công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc thâm nhập thị trường nước ngoài do chịu phí tổn

ít hơn, và sản phẩm cũng thích nghi tốt hơn tuy nhiên cần cân nhắc yếu tố luật pháp như bằng sáng chế

 Phải tự mình nghiên cứu và phát triển Việc tự nghiên cứu và phát triển có thể giúp công ty thỏa mãn tốt hơn nhu cầu ở thị trường nước ngoài, tuy nhiên điều này cũng

sẽ ảnh hưởng tới việc tận dụng các cơ hội thị trường, chi phí cao, tốn nhiều thời gian

- Thay đổi sản phẩm hiện có

 Khi sản phẩm đi vào giai đoạn bão hoà hay suy thoái, một cách thức có thể giúp sản phẩm duy trì và kéo dài chu kỳ sống của nó là thay đổi sản phẩm hiện có

 Việc thay đổi sản phẩm có thể bị chi phối bởi các quyết định về tiêu chuẩn hóa hoặc thích nghi hóa nhằm đạt được các mục tiêu của công ty

 Các sản phẩm bán tại thị trường nước ngoài được thay đổi, điều chỉnh từ các sản phẩm được bán tại thị trường trong nước khi không cần phải nghiên cứu và phát triển cho thị trường nước ngoài một sản phẩm hoàn toàn mới

Trang 7

 Ưu điểm: tiết kiệm được chi phí, thời gian

 Khó khăn: y khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài, vì sản phẩm có thể không phù hợp, hoặc vì thị trường nước ngoài có thể không muốn tiêu thụ những sản phẩm được coi là dư thừa từ nước khác bán ra; và ngoài ra, họ còn có nhiều lựa chọn từ nhiều người bán khác

- Tìm ra công dụng mới của sản phẩm

 Lợi ích: +Có thể giúp sản phẩm tiêu thụ hoặc kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, +Có thể hoặc không yêu cầu phải điều chỉnh, thay đổi sản phẩm

+Giúp cho công ty mở rộng thị trường, duy trì vị trí trên thị trường

 cách thức tìm ra công dụng mới của sản phẩm:

+Sản phẩm bán có nhiều độ tuổi, giới tính, thu nhập, tầng lớp xã hội, + Sản phẩm có nhiều ứng dụng khác nhau

+ Sản phẩm tiêu dùng có thể có thị trường công nghiệp và ngược lại

- Loại bỏ sản phẩm

 Công ty có thể loại bỏ sản phẩm ra khỏi thị trường tiềm năng yếu và tiếp tục duy trì sản phẩm ở thị trường có nhiều lợi nhuận; hoặc công ty có thể loại bỏ nó ra khỏi tất

cả các thị trường

 Các chiến lược loại bộ sản phẩm:

+Thay thế sản phẩm sau khi loại bỏ sản phẩm cũ

+ Thay thế khi nhu cầu sản phẩm thấp

+Giảm sự gián đoạn, gối đầu, chéo nhau

+Không có sự thông báo đặc biệt về sự thay thế và sản phẩm đã thay thế

2.2.1.2 Tiêu chuẩn hóa và thích nghi hóa sản phẩm

a Tiêu chuẩn hóa

Khái niệm :

Tiêu chuẩn hóa là việc đưa một loại sản phẩm cho nhiều thị trường nước ngoài Sản phẩm này có thể là loại sản phẩm đã và đang được tiêu thụ tại thị trường trong nước của công ty Đây còn được coi là chiến lược sản phẩm toàn cầu Chiến lược này yêu cầu phải thỏa mãn hai tiêu chuẩn, đó là thỏa mãn nhu cầu thị trường trong nước của nhà sản xuất và thỏa mãn nhu cầu chung của các thị trường nước ngoài

Lợi ích :

- Tiêu chuẩn hóa giúp nhà sản xuất tiết kiệm được chi phí từ lợi thế quy mô, sản xuất sản phẩm số lượng nhiều, giảm sự phức tạp trong công tác quản lý và marketing xuất khẩu khi các sản phẩm giống nhau được xuất khẩu đến nhiều nước

b Thích nghi hóa

Trang 8

Khái niệm : Thích nghi hóa là việc công ty thiết kế và sản xuất sản phẩm theo nhu cầu riêng biệt

của từng cá nhân, từng tổ chức tại thị trường nước ngoài

Lợi ích :

Nhằm chiều theo thị hiếu của khách hàng Khách hàng sẽ mua những gì mà họ muốn thỏa mãn tốt nhất nhu cầu, ước muốn riêng của họ chứ không phải là nhu cầu chung của thị trường

Đặc điểm :

+Thích nghi hóa cũng dẫn tới doanh số bán sản phẩm tăng lên

+ Tuy nhiên, do chi phí để làm sản phẩm thích nghi với thị trường cũng rất cao nên thường khó có thể đạt được lợi nhuận cao

Thích nghi hóa có thể được chia làm hai loại:

- Thích nghi hóa bắt buộc: sản phẩm bị bắt buộc tuân theo các quy định của chính phủ, các đặc

điểm của thị trường nước ngoài: ngôn ngữ, hệ thống đo lường

Ví dụ :Nhiều sản phẩm của công ty Việt Nam phải tuân theo các quy định của thị trường nước ngoài để có thể xuất khẩu như: cá tra, cá basa có những quy định về giá cả, nhãn mác;

- Thích nghi hóa tự nguyện: công ty tự nguyện thay đổi, điều chỉnh sản phẩm làm cho nó thích

nghi, phù hợp với các đặc điểm thị trường

Ví dụ : Dòng sản phâm coca – cola tronh 132 năm đã thay đổi từ chai sứ sang chai nhựa PET để nhằm giảm thiểu tác động tiêu cucwh đến môi trường

2.2.1.3 Bao bì sản phẩm quốc tế

a Chức năng bao bì sản phẩm quốc tế

- Giúp sản phẩm nhanh chóng thích nghi và thâm nhập vào thị trường nước ngoài

- Bao bì được sử dụng để bảo vệ sản phẩm trong điều kiện tốt nhất và đưa chúng từ nhà sản xuất tới khách hàng cuối cùng

- Sản phẩm được bán ở nhiều quốc gia, việc đóng gói cần diễn tả và giới thiệu cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng ở mỗi thị trường

- Ngoài ra việc đóng gói có thể còn làm cho việc sử dụng của khách hàng được dễ dàng và thuận tiện hơn, đồng thời nó trợ giúp cho việc bán hàng bằng cách thu hút sự chú ý, nhận biết sản phẩm, kích thích khách hàng mua hàng

b Các yêu cầu của bao bì

- Phân biệt: Bao bì cần phải dễ dàng phân biệt được với bao bì của đối thủ cạnh tranh: kích cỡ,

mẫu mã, màu sắc…

- Thông tin: Bao bì có thể nhanh chóng cung cấp đầy đủ các thông tin cho khách hàng về sản

phẩm: tên sản phẩm, khối lượng, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng…

- Hấp dẫn: Bao bì cần được thiết kế tạo ấn tượng ưa thích trong tâm trí của khách hàng: thiết kế

đẹp, màu sắc bắt mắt…

- Bảo vệ: Bao bì phải bảo đảm chức năng bảo vệ sản phẩm: chất liệu bao bì, thiết kế bao bì…

Trang 9

2.2.1.4 Nhãn hiệu quốc tế

Khái niệm:

Nhãn hiệu quốc tế là những nhãn hiệu được đăng ký và bảo vệ trên quyền sở hữu trí tuệ ở nhiều quốc gia trên thế giới, cho phép sản phẩm hoặc dịch vụ được công nhận và bán trên thị trường toàn cầu

Vai trò :

Trong các quyết định về sản phẩm thì quyết định về nhãn hiệu là một trong những quyết định quan trọng nhất

 Nhãn hiệu sản phẩm giúp:

- Việc nhận biết, phân biệt sản phẩm của người sở hữu nhãn hiệu với các nhà cung cấp khác

- Viúp công ty xây dựng lòng trung thành khách hàng, xử lý các vấn đề liên quan tới sản phẩm, ngăn chặn các hoạt động làm giả

- Cung cấp thông tin, giới thiệu, bán sản phẩm ra thị trường quốc tế

 Đối với người mua, nhãn hiệu giúp :

- Xác định nguồn gốc, xuất xứ và thông tin về chất lượng sản phẩm

- Đảo đảm cho khách hàng khi mua sản phẩm sẽ thỏa mãn nhu cầu

- Tránh những sản phẩm khác không thỏa mãn được

- Thu hút sự chú ý của khách hàng đến với sản phẩm

=> Nếu không có nhãn hiệu, nhà xuất khẩu và nhà sản xuất sẽ:

- Có ít cơ hội hơn để kinh doanh đạt lợi nhuận

- Nhãn hiệu có ảnh hưởng rất quan trọng đến việc đề ra chiến lược giá trong việc tạo mối quan hệ giữa giá cả với giá trị

a Bảo vệ nhãn hiệu

- Trong hoạt động kinh doanh quốc tế, việc bảo vệ nhãn hiệu là rất cần thiết

- Việc bảo vệ nhãn hiệu của một nước phụ thuộc vào hệ thống luật pháp của mỗi nước

- Ở một số nước, các nhãn hiệu vẫn được bảo vệ dù họ không đăng ký Ở những nước này, mặc dù có luật bảo vệ nhãn hiệu nhưng họ vẫn duy trì việc ưu tiên sử dụng trước

- Hiện nay có một số hiệp định, thoả thuận giữa các nước mở rộng hệ thống luật pháp để duy trì việc bảo vệ nhãn hiệu cho các công ty nước ngoài

Ví dụ :Công ước Paris và Hiệp ước Madrid

Đối với công ty Việt Nam hiện nay, còn nhiều công ty chưa có ý thức bảo vệ thương hiệu Đây là nguyên nhân dẫn đến việc một số thương hiệu Việt Nam bị “chiếm đoạt” tại thị trường nước ngoài

Trang 10

b Các quyết định về nhãn hiệu quốc tế

❖ Chọn một nhãn hiệu tốt

Lựa chọn một nhãn hiệu cho sản phẩm quốc tế phức tạp hơn nhiều so với việc lựa chọn một nhãn hiệu sản phẩm trong nước do sử dụng trong một môi trường rộng lớn hơn, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố hơn

Một nhãn hiệu tốt cần thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Gợi ý được lợi ích của sản phẩm

- Gợi nên chất lượng sản phẩm

- Dễ phát âm, dễ nhận dạng, dễ nhớ

- Dễ phân biệt:

- Không mang ý nghĩa nghèo nàn khi dịch sang ngôn ngữ khác, dễ chuyển đổi

- Đáp ứng yêu cầu bảo hộ

- Dễ thích nghi

❖ Xác định số lượng nhãn hiệu

Nhãn hiệu gia đình:

Ưu điểm:

- Rất hữu ích trong việc thuyết phục khách hàng là các sản phẩm có chung nhãn hiệu gia đình thì có cùng chất lượng và đạt được các tiêu chuẩn giống nhau

- Khi các thị trường nước ngoài có ngôn ngữ sử dụng giống nhau thì việc sử dụng nhãn hiệu gia đình rất hiệu quả do tiết kiệm được chi phí giới thiệu sản phẩm

Hạn chế:

- Nếu một sản phẩm thất bại sẽ ảnh hưởng đến các sản phẩm khác sử dụng chung nhãn hiệu gia đình

Ví dụ: trường hợp của Hanoi Milk năm 2008, nhiều sản phẩm của Hanoi Milk bị người tiêu dùng tẩy chay khi một số sản phẩm của công ty này bị phát hiện có chất melamine

Nhãn hiệu riêng lẻ:

sử dụng các nhãn hiệu khác nhau cho từng thị trường nước ngoài để phù hợp với nhu cầu từng thị trường: ý nghĩa sản phẩm, văn hóa

Ví dụ: công ty Dauzy Board (New Zealand) dùng nhãn hiệu cho sản phẩm bột sữa ở Malaysia là Anchor và Fernleaf, ở khu vực Caribbean là Fernleaf, ở Singapore và Philippines là Magnolia, ở Úc là Mainland…

Đa nhãn hiệu:

-Bán sản phẩm với nhiều nhãn hiệu khác nhau cho các khúc tuyến thị trường khác nhau của một thị trường quốc gia

-Được coi là một phần của chính sách phân khúc thị trường, có thể giống nhau hoặc khác nhau về chất lượng và các đặc điểm

Ví dụ: ở Việt Nam, Unilever bán nhiều loại bột giặt như: OMO, VISO… Một công ty có thể lựa chọn sử dụng cùng một nhãn hiệu cho nhiều thị trường nước ngoài hoặc sử dụng từng nhãn hiệu riêng cho từng khu vực thị trường

Ngày đăng: 21/05/2024, 16:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w