1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

môn địa lí kinh tế việt nam đề tài giao thông vận tải

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 5,78 MB

Cấu trúc

  • II.V AI TRÒ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI (6)
  • III. Ý NGHĨA CỦA NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI (6)
  • IV. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (7)
  • V. CÁC LOẠI HÌNH GIAO THÔNG VẬN TẢI (7)
    • 1. Đường bộ (7)
    • 2. Đường sắt (9)
    • 3. Đường hàng không (10)
    • 4. Đường biển (12)
    • 5. Đường sông (14)
    • 6. Đường ống (15)
  • VI. NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI Ở CÁC VÙNG KINH TẾ NƯỚC TA (16)
    • 1. Giao thông vận tải vùng Trung du và miền núi Bắc bộ (16)
    • 2. Giao thông vận tải ở đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc (19)
    • 3. Giao thông vận tải vùng Bắc Trung Bộ (20)
    • 4. Giao thông vận tải vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (21)
    • 5. Giao thông vận tải vùng Tây Nguyên (22)
    • 6. Giao thông vận tải vùng Đông Nam Bộ (0)
    • 7. Giao thông vận tải vùng Tây Nam Bộ (0)
  • VII. Kết luận (27)

Nội dung

Cụ thể, GTVT phục vụ cuộc sống con người, giúp cho việc đi lại giữa các vùng miền trên đất nước được thông suốt với nhau, thông qua đó con người dễ dàng có cơ hội tạo ra nhiều giá trị gi

AI TRÒ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI

+ Giao thông vận tải là ngành tham gia vào công việc cung ứng (Nhà cung cấp) vật tư, nguyên liệu, kỹ thuật và năng lượng của các cơ sở sản xuất trong cả nước và đưa các sản phẩm của các cơ sở sản xuất đó ra thị trường để tiêu thụ Thông qua các trợ giúp thông tin cho quá trình sản xuất của xã hội được diễn ra một cách an toàn và liên tục với nhau + Giao thông vận tải phục vụ chuyên gia trở thành người phục vụ như yêu cầu đi lại của con người được thuận tiện và dễ dàng hơn

Với tình hình xã hội phát triển 4.0 hiện nay, phải kể đến một số thương hiệu đặt xe trực tuyến như số tổng đài grab, Uber, Bee,

Mạng lưới giao thông vận tải liên tỉnh và liên vùng giúp thúc đẩy hệ thống vận tải và liên kết kinh tế hiệu quả hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các ngành, dịch vụ và dân cư dọc tuyến giao thông Hệ thống giao thông phát triển thuận lợi cho vận chuyển, thúc đẩy kinh tế và giao lưu văn hóa vùng miền.

Thông qua hoạt động giao thông vận tải giúp cho nền kinh tế của các miền có hệ thống nhất, và đặc biệt là tăng cường sức mạnh về an ninh quốc phòng.

Ý NGHĨA CỦA NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI

Giao thông vận tải (GTVT) là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, trực tiếp tạo ra giá trị và giá trị gia tăng trong quá trình hoạt động GTVT phục vụ nhu cầu đi lại của con người, kết nối liên vùng, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - xã hội.

NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

- Nước ta nằm trong vùng Đông Nam Á và giáp biển thuận lợi giao thông đường biển trong nước và với các nước trên thế giới.

- Phần đất liền địa thế kéo dài theo hướng Bắc- Nam, có dải đồng bằng gần như liên tục ven biển, đường bờ biển dài-> Việc đi lại từ Bắc -Nam khá thuận lợi.

- Nước ta có mạng lưới sông suối dày đặc -> đi lại miền ngược - đến miền xuôi khá thuận lợi.

- Hình thể nước ta hẹp ở miền trung, có nhiều đồi núi và cao nguyên chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam -> đi lại theo hướng Đông-Tây khó khăn.

- Sông ngòi nước dày đặc, khí hậu nhiều mưa bão, lũ lụt -> Việc đi lại, xây dựng, bảo vệ đường sá, cầu cống đòi hỏi tốn kém.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật còn thấp, vốn đầu tư ít, phương tiện máy móc phải nhập khẩu từ nước ngoài tốn nhiều ngoại tệ.

CÁC LOẠI HÌNH GIAO THÔNG VẬN TẢI

Đường bộ

ã Mạng lưới đường bộ đó được mở rộng và hiện đại hoỏ Về cơ bản, mạng lưới đường ụ tụ đã phủ kín các vùng. ã Đõy là loại hỡnh vận chuyển hàng húa được sử dụng nhiều nhất Linh hoạt trong quỏ trình vận chuyển, có thể đưa hàng về tận nơi được yêu cầu.

Các tuyến đường bộ chủ yếu: ã Đường quốc lộ 1 dài hơn 2000km kộo dài từ biờn giới Việt - Trung: Đồng Đăng (Lạng Sơn) đến Hà Nội chạy qua nhiều tỉnh ven biển, qua nhiều thành phố và KCN quan trọng của cả nước, qua nhiều vùng nông nghiệp, ngư nghiệp trú phú đến Ngọc Hiển (Cà Mau) Đây là tuyến dài nhất có ý nghĩa liên vùng, quốc gia và quốc tế, gần đây nhờ sự tài trợ của Ngân hàng thế giới và Ngân hàng châu Á, sẽ triễn khai nâng cấp, làm mới một số đoạn đường ở Quốc lộ 1A như Hà Nội - Vinh; TP.Hồ Chí Minh - Nha Trang, TP.Hồ Chí Minh - Cần Thơ. ã Đường số 2: Hà Nội - Vĩnh Phỳc - Phỳ Thọ - Hà Giang - Mốo Vạc (gần Đồng Văn - Hà Giang) theo thung lũng sông Lô dài 165km. ã Đường số 3: Hà Nội - Thỏi Nguyờn - Bắc Cạn - Cao Bằng theo thung lũng sụng Cầu dài 275km, nối miền núi Việt Bắc với các tỉnh đồng bằng, KCN Thái Nguyên với Hà Nội. ã Đường số 4: Cao Bằng - Múng Cỏi dài 315km chạy theo hướng Tõy Bắc - Đụng Nam gần biên giới Việt Trung nên rất có ý nghĩa về kinh tế, quân sự đối với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. ã Đường số 5: Hà Nội - Hải Dương - Hải Phũng chạy song song với đường xe lửa dài 103km nối liền Thủ đô với hải cảng có nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa xuất - nhập khẩu Chất lượng đường tốt, khả năng thông hành lớn, tốc độ xe chạy nhanh do mới được mở rộng và nâng cấp. ã Đường số 6: Hà Nội - Hà Tõy - Hoà Bỡnh - Sơn La - Lai Chõu: 490km dọc theo thung lũng sông Đà, đây là đường giao thông huyết mạch của vùng Tây Bắc; có ý nghĩa kinh tế và quân sự, nối liền các tỉnh Tây Bắc với đồng bằng Bắc Bộ. ã Đường 1B và 37: Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Thỏi Nguyờn - Tuyờn Quang - Yờn Bỏi - Sơn La: nối các tỉnh thuộc miền núi trung du Bắc Bộ; nối liền chiến khu Việt Bắc với Tây Bắc, vùng Đông Bắc với Tây Bắc. ã Đường số 7: Diễn Chõu - Luăngprebăng. ã Đường số 8: Vinh - Tà Khẹt. ã Đường số 9: Quảng Trị - Xavanakhẹt (Lào) - Thỏi Lan. ã Đường số 14 dài trờn 900km từ Quảng Trị - A Lưới - Kontum - Buụn Mờ thuột - Bỡnh Dương và nối với quốc lộ 1A. ã Đường 20 nối TP.Hồ Chớ Minh - Đà Lạt. ã Đường số 13: TP Hồ Chớ Minh - Lộc Ninh (Tõy Ninh) - Đụng Campuchia - Lào Đõy là con đường chiến lược cả kinh tế và quốc phòng ở Đông Dương, đồng thời cũng là trục đường quan trọng trong kế hoạch khai thác tổng hợp khu vực sông Mê kông.

* Đường số 51 nối TP.Hồ Chí Minh - Vũng Tàu. ã Cỏc tuyến đường giao thụng Tõy - Đụng hoặc Tõy Bắc - Đụng Nam tương đối nhiều và tập trung ở phía Bắc và phía Nam. ã Dọc theo biờn giới đất liền hỡnh thành 9 cửa khẩu quốc tế theo cỏc Hiệp định biờn giới của Việt Nam với Trung Quốc, Lào, Campuchia; 22 cửa khẩu quốc gia, 41 cửa khẩu địa phương. ã Hiện nay vẫn cũn nhiều xó chưa cú đường xe cơ giới như ở miền nỳi (biờn giới) và vựng sâu ở đồng bằng sông Cửu Long. ỉ Chất lượng đường ụ tụ Việt Nam thua xa so với cỏc nước Đụng Nam Á, đường nhựa và bêtông: 35,8%; đường cấp phối: 29,7%; đường đá: 4,7%; đường đất: 29,8% (năm 2003) Có 22.193 cầu với tổng chiều dài 460.288,8m.

Đường sắt

ã Tổng chiều dài đường sắt nước ta là 3.143 km. ã Đõy là loại hỡnh vận chuyển hàng húa ra đời khỏ sớm, cú thể vận chuyển hàng húa trờn những tuyến đường xa Tốc độ vận chuyển nhanh, ổn định mức an toàn cho hàng hóa cao, tiết kiệm được thời gian vận chuyển Chi phí vận chuyển thấp hơn so với đường bộ Vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn, với vận tốc nhanh ổn định giá thành lại thấp. ã Chỉ vận chuyển trờn một tuyến đường cố định, khụng thể đưa hàng húa về tới đớch cuối cùng.

Các tuyến đường sắt chủ yếu: ã Hà Nội – Tp Hồ Chớ Minh: dài 1726km, rộng 1000mm Đõy là tuyến đường sắt dài nhất Việt Nam, chạy suốt theo chiều dài đất nước nối liền 2 thành phố lớn nhất nước gần như song song với đường số 1 tạo nên một trục giao thông xuyên Việt quan trọng Hơn 2/3 lượng hành khách và hàng hóa do ngành đường sắt đảm nhận chuyên chở trên tuyến này. ã Hà Nội - Lào Cai: dài 296km, rộng 1000mm, qua Vĩnh Phỳc chạy dọc theo thung lũng sông Hồng qua trung tâm khu công nghiệp Việt Trì Đường này được xây dựng lại từ sau

1954 phục vụ cho việc phát triển công nghiệp gỗ, giấy ở Việt Trì, khai thác và vận chuyển apatít ở Lào Cai và các lâm sản khác Tuyến đường này còn phục vụ cho việc vận chuyển hàng quá cảnh của Trung Quốc (nối liền với Vân Nam). ã Hà Nội - Đồng Đăng: 165km nối liền với tuyến đường sắt xuyờn Trung Quốc sang Nga và đến các nước Đông Âu (rộng 1000mm và 1435mm) cũng được xây dựng lại từ năm 1954. ã Hà Nội - Hải Phũng: 102km, rộng 1000mm chủ yếu phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu như xăng, dầu, vật liệu xây dựng, hàng kim khí qua cảng HảiPhòng.

Đường hàng không

* Khái niệm: Vận tải hàng không là hình thức vận chuyển hành khách, hành lí, hàng hoá, bưu kiện từ một địa điểm này đến một địa điểm khác bằng máy bay.

Khi mới ra đời, vận tải hàng không chỉ phục vụ nhu cầu trong lĩnh vực quân sự, nhưng cho đến ngày nay, vận tải hàng không đã phát triển gắn liền với nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hoá Đồng thời nó đã trở thành một ngành quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và đối với kinh doanh quốc tế nói riêng.

Vận tải hàng không đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển kinh tế toàn cầu, thúc đẩy trao đổi thương mại, đầu tư và du lịch Nó là một ngành công nghiệp lớn, liên tục đổi mới và mở rộng, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và kết nối các khu vực kinh tế khác nhau Vai trò không thể thiếu của vận tải hàng không đã biến nó trở thành động lực chính cho sự thịnh vượng kinh tế và phát triển xã hội trên toàn thế giới.

- Vận tải hàng không là cầu nối của nền văn hoá giữa các dân tộc, có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc giao lưu giữa các nước đồng thời cũng là phương tiện chính của du khách quốc tế.

- Vận tải hàng không có vị trí số một đối với những mặt hàng như thư từ, chứng từ, hàng dễ thối, mau hỏng, súc vật sống, hàng cứu trợ khẩn cấp, hàng nhạy cảm với thời gian, … những mặt đòi hỏi giao ngay Bởi vận tải hàng không có ưu thế tuyệt đối về tốc độ so với phương tiện vận tải khác.

- Vận tải hàng không còn là một mắt xích quan trọng để liên kết các phương thức vận tải, góp phần phát triển hệ thống vận tải đa phương thức như Vận tải hàng không/ vận tải ô tô, Vận tải hàng không/ vận tải biển… để phát huy tối đa lợi thế của các phương thức vận tải.

- Là ngành non trẻ nhưng có bước tiến rất nhanh.

- Cả nước có nhiều sân bay nội địa và quốc tế

- Các tuyến dường bay trong nước khai thác trên 3 đầu mối: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

- Nhiều đường bay quốc tế được phát triển.

- Từ năm 1992 đến nay, mạng lưới đường hàng không phát triển mạnh mẽ Tốc độ tăng trưởng ngành hàng không tăng khá nhanh 35%/năm Hiện nay ước tính cả nước có khoảng 313 điểm gọi là sân bay, trong đó có 80 sân bay có khả năng hoạt động và đã đưa vào khai thác 17 sân bay dân dụng, đồng thời khai thác 24 đường bay quốc tế, 27 đường bay trong nước với 34 chiếc máy bay tương đối hiện đại như Boeing 767, Airbus 320, Boeing 737, Airbus 310, ATR 72, Boeing 777

- Khối lượng vận chuyển đến cuối 2007 vào khoảng 130 nghìn tấn hàng hoá, tăng 1,07 lần so với 2006, chiếm trên 0,002% thị trường vận chuyển hàng hoá của Việt Nam.

- Năng lực vận chuyển đến cuối 2006 vào khoảng 7,4 triệu lượt người (trong nước là 4,3 triệu lượt người chiếm trên 60% thị trường vận chuyển hành khách bằng đường hàng không ở Việt Nam ), tăng gần 2,5 lần so với 2000.

- Theo thống kê từ Cục Hàng không Việt Nam, giai đoạn 2014-2018, thị trường vận tải hàng không Việt Nam có sự tăng trưởng cao, liên tục với mức độ tăng trưởng trung bình giai đoạn là 20,5% về hành khách và 13,2% về hàng hoá.

- Năm 2019, thị trường hàng không Việt Nam đón nhận thêm hãng hàng không mới Bamboo Airway đi vào khai thác từ ngày 16/01/2019 Tốc độ tăng trưởng của thị trường năm 2019 dự báo tiếp tục được duy trì ở mức hai con số với mức độ tăng trưởng 11,8% về hành khách và 3% về hàng hóa so với năm 2018.

- Tổng vận chuyển hành khách đạt 78,3 triệu khách và vận chuyển hàng hóa đạt hơn 1,25 triệu tấn Dự báo năm 2020, tổng thị trường đạt 86,8 triệu khách, tăng 10,8% so với năm 2019; đạt xấp xỉ 1,4 triệu tấn hàng hóa, tăng 11% so với năm 2019.

- Đặc biệt, trong khoảng 10 năm trở lại đây, thị trường vận tải hàng không Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, với tốc độ tăng trưởng liên tục đạt mức 2 con số, trung bình đạt 15,8%/năm Theo báo cáo của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế

(IATA), Việt Nam được ghi nhận là một trong những thị trường hàng không có tốc độ tăng trưởng hàng năm nhanh nhất thế giới, cao hơn tốc độ trung bình của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

- “Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh, cả với cơ quan quản lý nhà nước, với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng không Thực tế đã cho thấy một số bất cập nảy sinh có nguy cơ uy hiếp an ninh, an toàn hàng không, chất lượng dịch vụ chưa đảm bảo (tình trạng chậm, hủy chuyến còn nhiều) và bắt đầu xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.

* Ảnh hưởng của dịch COVID-19:

- Tình hình đợt dịch COVID-19 thứ 4 tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp khiến các doanh nghiệp vận tải hàng không vốn đã khó khăn thì nay lại rơi vào tình cảnh hết sức lao đao Hàng loạt chuyến bay bị cắt giảm, máy bay "đắp chiếu", hành khách vắng bóng, cảng hàng không ngưng trệ, các hãng hàng không liên tiếp thông báo lỗ cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh tới hoạt động kinh doanh của ngành này.

Đường biển

* Khỏi niệm: võ ơn tải đường biển là hỡnh thức sử dụng phương tiờ ơn kết hợp cựng cỏc cơ sở hạ tầng đường biển để võ ơn chuyển hàng hoỏ Thụng thường, phương tiờ ơn thường dựng chớnh là tàu thuyền, cũn cần cẩu, xe cẩu tự hành là cỏc phương tiờ ơn đúng vai trũ xếp dỡ hàng hoỏ Cảng biển, cảng trung chuyển tàu thuyền là hờ ơ thống cơ sở hạ tầng đường biển, phục vụ cho viờ ơc võ ơn chuyển hàng hoỏ.

Loại hỡnh võ ơn chuyển này thớch hợp cho cỏc khu vực, quốc gia và vựng lónh thổ cú cảng biển cho tàu thuyền ra vào và neo đõ ơu.

Vận tải biển giữ vai trò chủ lực trong nền kinh tế Việt Nam, xuất hiện từ sớm và trở thành yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng Với số lượng lớn tàu hàng siêu tải trọng, vận tải biển đóng góp không thể phủ nhận vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

- Vận tải biển cũng chính phương tiện cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và phân phối sản phẩm đi khắp các khu vực trong & ngoài nước.

- Có thể nói, loại hình vận tải này là nền tảng để thúc đẩy phát triển sản xuất của nhiều ngành kinh tế Cũng từ đó đã góp phần tạo mọi điều kiện hình thành và phát triển cho nhiều ngành công nghiệp quốc gia Không chỉ vậy, vận tải biển còn mang lại nguồn thu không nhỏ vào ngân sách Nhà nước.

Vận tải biển đóng vai trò thiết yếu trong nền kinh tế thị trường bằng cách thúc đẩy thương mại và giao lưu quốc tế Chi phí vận chuyển tàu hàng góp phần tạo thu nhập cho cảng biển quốc gia, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế Ngoài ra, vận tải biển còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm, giải quyết vấn đề đói nghèo và thất nghiệp, trở thành yếu tố quan trọng trong quá trình xóa đói giảm nghèo.

- Đồng thời, đây còn là phương thức góp phần thúc đẩy các mối quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và mở rộng thị trường.

+ Đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, đảo, quần đảo ven bờ

+ Nằm trên đường hàng hải quốc tế

- Các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu theo hướng Bắc – Nam (quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng – TP Hồ Chí Minh)

- Các cảng biển và cụm cảng quan trọng: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng, Liên Chiểu – Chân Mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn, Vũng Tàu

- Phương thức vận tải đường biển được chia làm loại vận chuyển hàng hóa và vận chuyển người (ở nước ta phổ biến vận chuyển hàng hóa).

- Tùy vào mỗi loại hàng sẽ có những phương thức vận chuyển riêng Các mặt hàng đông lạnh sẽ được vận chuyển bằng các loại tàu có lắp đặt thiết bị máy lạnh và thường di chuyển nhanh để đảm bảo hàng hóa đến tay người nhận một cách nhanh nhất, tránh bị hư hỏng hàng.

- Một số loại hàng container sẽ được các loại tàu chuyên chở container đảm nhận và thường có kích thước lớn chịu được tải trọng lớn Còn các loại hàng chất lỏng, chất hóa học sẽ được vận chuyển theo các vận tải chuyên dụng.

- Tính đến nay cả nước có 73 cảng biển với gần 22km cầu bến, năng lực thông qua 31 triệu tấn/năm 8 cảng lớn quốc gia là Hải Phòng, Sài Gòn, Cửa Lò (Nghệ An), Đà Nẳng, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu và Cần Thơ , 20 cảng cấp tỉnh do địa phương hoặc Bộ quản lý Các hệ thống cảng biển được gắn kết với mạng lưới giao thông đường sắt, đường bộ tạo mối liên kết bền vững trên lãnh thổ cả nước Vận chuyển hàng xuất - nhập khẩu, đã hiện đại hóa khâu bốc dỡ Container, tăng cường kho hàng, bến bãi nhằm từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng cảng.

- Các tuyến đường biển trong nước chủ yếu theo hướng Bắc - Nam, trong đó quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng – TP.Hồ Chí Minh, dài 1500km, nối liền Bắc - Nam với các sản phẩm đặc trưng của 2 miền.

- Các tuyến đường biển quốc tế nối TP.Hồ Chí Minh và Hải Phòng với các cảng lớn trên thế giới như Băng Cốc, Tokyo, Singapore, Manila.

- Phát triển dịch vụ vận tải biển còn phụ thuộc vào đội tàu quốc gia Đội tàu của Việt Nam chưa lớn, cơ cấu các loại tàu chưa hợp lý, tuổi tàu bình quân cao, trọng tải bình quân thấp, tình trạng kỹ thuật kém nên khai thác chưa hiệu quả.

Đường sông

Đường thủy nội địa Việt Nam là hệ thống tuyến giao thông đường sông thuộc sự quản lý của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam Hệ thống này được phân cấp theo 6 mức kỹ thuật từ cấp V đến cấp I và cả cấp đặc biệt Trong đó, đường sông cấp đặc biệt do Trung ương quản lý, còn lại các cấp khác do địa phương quản lý.

* Vai trò: Vận tải bằng đường sông giúp quá trình trao đổi, buôn bán giữa các vùng miền trờn cả nước luụn diễn ra mụ ơt cỏch nhộn nhịp và linh hoạt hơn Bờn cạnh việc giỳp vận tải nguyên liệu từ nơi trồng đến nhà máy, chuyển sản phẩm từ nhà máy đến các nơi tiêu thụ,…thỡ võ ơn tải đường sụng cũn giỳp cõn bằng hàng húa ở cỏc nơi như là chuyển từ nơi dư thừa đến nơi thiếu hụt, cạn kiờ ơt nhằm đỏp ứng, phục vụ hiờ ơu quả tốt hơn cho cụng viờ ơc kinh doanh về lâu về dài.

+ Sông sử dụng vào giao thông 11.000km, sử dụng còn ít do bị sa bồi và thay đổi độ sâu và luồng ngạch bất thường.

+ Phương tiện vận tải đa dạng, ít được cải tiến.

+ Có hàng trăm cảng sông, khoảng 30 cảng chính, thiết bị cảng nghèo.

+ Tổng năng lực bốc xếp khoảng 100tr tấn/ năm.

- Các tuyến đường sông chủ yếu:

+ Hà Nội - Nam Định - Thái Bình (118km) dọc theo sông Hồng, có 2 ngã rẽ tới Nam Định (108km) và tới Thái Bình Tuyến này chủ yếu vận chuyển nông sản và hành khách. +Sơn Tây (Hà Tây) - Chợ Bờ (Hoà Bình): 113km theo sông Hồng và sông Đà, vận chuyển nông - lâm sản.

+ Việt Trì - Tuyên Quang theo sông Lô: 98km, vận chuyển nguyên liệu cho KCN Việt Trì.

+ Hải Phòng - Bắc Giang theo sông Thái Bình và sông Thương qua Phả Lại: 107km, chủ yếu vận chuyển than và nông sản.

+ Từ TPHCM có nhiều tuyến đường sông đi về Đồng Bằng Sông Cưủ Long như về Mỹ Tho (Tiền Giang): 191km; Long Xuyên (An Giang): 200km; Cần Thơ: 166km, Rạch Giá (Kiên Giang): 257km; Hà Tiên (Kiên Giang): 90km Xi măng chưa xay ở dạng Klanhke sản xuất ở Hà Tiên sau đó chuyển về Thủ Đức (TP.Hồ Chí Minh) hoàn toàn bằng xà lan theo sông và kênh rạch.

Như vậy các tuyến đường sông chủ yếu của nước ta đều nằm ở đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ, còn các sông ở miền Trung ít có giá trị vận chuyển lớn Các tuyến đường sông kể trên đều có những tuyến có tàu thuyền đi lại thường xuyên, chở hành khách và hàng hóa Ngoài ra còn có nhiều tuyến đường sông khác trên hệ thống sông Hồng và sông TháiBình, nối với nhau qua sông Đuống và sông Luộc, nối với sông Cả bằng kênh Than, vào tới Thanh Hóa, Nghệ An Trên các hệ thống sông Cửu Long, Vàm Cỏ và các kênh rạch của Nam Bộ, tàu thuyền có thể đi lại giữa các tỉnh và trong tỉnh.

Đường ống

* Khái niệm: Vận tải đường ống là quá trình vận chuyển hàng hóa liên tục đi qua nhiều địa hình khác nhau từ điểm xuất phát đến điểm đích bằng cách sử dụng hệ thống các tuyến đường ống được nối từ quốc gia này sang quốc gia khác.

Đặc điểm nổi bật của hình thức vận tải này là hàng hóa được vận chuyển nhưng phương tiện vận chuyển không di chuyển, cố định tại một vị trí Các bên tham gia giao dịch đồng thời là chủ phương tiện vận chuyển, thường ký kết hợp đồng cung cấp và phân chia sản phẩm trước khi triển khai xây dựng và vận chuyển.

* Thực trạng: Đây là hình thức vận tải còn mới mẻ ở nước ta, hiện nay ngoài hệ thống dẫn nước là hệ thống dẫn dầu khí có đường kính 16 inches từ mỏ dầu ngoài khơi vào đất liền (Bạch Hổ - Phú Mỹ: 150km; Lan Đỏ, Lan Tây - Phú Mỹ: 398km) để vận hành nhà máy điện; đường ống vận chuyển xăng dầu từ cảng dầu B12 (Bãi Cháy - Hạ Long) vào đồng bằng Bắc Bộ dài 275km Trong tương lai, khi công nghiệp khai thác dầu khí và nhất là công nghiệp hóa dầu phát triển mạnh, mạng lưới đường ống sẽ có điều kiện để được đẩy nhanh nhằm góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.

- Các tuyến giao thông vận tải Việt Nam kết hợp chặt chẽ với nhau làm nhiệm vụ nối liền các khu vực kinh tế quan trọng trong cả nước như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long (sản xuất lương thực - thực phẩm), Tây Nguyên và ven biển miền Trung (sản xuất nông sản xuất khẩu); trung du và miền núi (lâm sản; hải sản) Trong các tuyến này, tuyến giao thông vận tải Bắc - Nam (QL.1A và đường sắt thống nhất) có giá trị hàng đầu trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Trên phạm vi cả nước đã hình thành các tuyến vận tải chuyên môn hóa:

+ Tuyến Hà Nội - Hải Phòng làm nhiệm vụ vận chuyển các mặt hàng xuất nhập khẩu ở khu vực phía Bắc.

+ Tuyến Đồng Bằng Sông Cửu Long – TP.Hồ Chí Minh - Tây Nguyên: vận chuyển lương thực, hàng tiêu dùng và một số mặt hàng nông sản.

NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI Ở CÁC VÙNG KINH TẾ NƯỚC TA

Giao thông vận tải vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

- Vùng trung du và miền núi phía Bắc gồm 14 tỉnh, chiếm 28,8% diện tích cả nước với dân số 11.667.200 người (12,86% cả nước) đã được Đảng và Nhà nước nhận định là vùng có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh của cả nước Mặc dù là khu vực có tiềm năng, thế mạnh về phát triển công nghiệp khai khoáng, chế biến khoáng sản và ngành nông nghiệp; có tiềm năng lớn về du lịch, nhưng đặc thù nhiều đồi núi cao, địa hình bị chia cắt mạnh nên việc phát triển giao thông vận tải trong khu vực gặp nhiều khó khăn

- Về hệ thống quốc lộ, trong vùng có 6.971km quốc lộ cơ bản đã được nâng cấp, hỗ trợ liên kết Hà Nội với các tỉnh, thành, giảm chênh lệch giữa các địa phương, hình thành các hành lang phát triển kinh tế trong vùng.

Về đường sắt tại Việt Nam, hiện có 5 tuyến quốc gia với tổng chiều dài 669km, bao gồm 2 tuyến liên vận quốc tế Hà Nội - Đồng Đăng và Hà Nội - Lào Cai Tuy nhiên, dự án xây dựng tuyến đường sắt khổ 1.435 mm nối Hà Nội - Đồng Đăng và kết nối ga Lào Cai với Hà Khẩu Bắc vẫn chưa được triển khai do thiếu nguồn vốn.

- Về đường sông, do đặc điểm địa hình nên giao thông thủy nội địa vùng Trung du miền núi phía Bắc chỉ đóng vai trò hạn chế.

- Về hàng không, trước đây có hai sân bay nhưng sân bay Nà Sản (Sơn La) xuống cấp đã dừng hoạt động, chỉ còn cảng hàng không (CHK) Điện Biên Phủ hoạt động với năng lực hạn chế, tần suất bay chưa nhiều Hiện Bộ đang nghiên cứu đầu tư các CHK Điện Biên, Lào Cai (Sa Pa) nhưng chưa thực hiện đầu tư do nguồn lực khó khăn.

- Hiện nay, hệ thống giao thông vận tải đã được đầu tư đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển của vùng, tuy nhiên so với yêu cầu đặt ra thì còn cần tiếp tục đầu tư một số tuyến đường.

Trung du miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lí đặc biệt, lại nhờ có mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.

- Vị trí địa lí đặc biệt:

+ Phía Bắc giáp Trung Quốc và phía Tây giáp Thượng Lào nên có thể dễ dàng giao lưu, buôn bán thông qua các cửa khẩu.

+ Liền kề với đồng bằng sông Hồng, vùng có tiềm năng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và nguồn lao động lớn nhất cả nước, có Hà Nội là đầu mối giao thông vận tải của cả nước.

+ Phía Đông là vùng biển thuộc Quảng Ninh có tiềm năng du lịch, giao thông, thuận lợi cho giao lưu phát triển với các vùng trong cả nước và thế giới.

- Mạng lưới giao thông vận tải được đầu tư nâng cấp với các tuyến giao thông:

Từ thủ đô Hà Nội, các du khách sẽ có đa dạng lựa chọn về cung đường để khám phá vùng đất biên cương Tây Bắc hùng vĩ Một trong những trục đường chính là cao tốc Hà Nội – Lào Cai, dẫn thẳng tới cửa khẩu cùng tên Bên cạnh đó, du khách có thể lựa chọn quốc lộ 2 để di chuyển về phía Tuyên Quang và Mèo Vạc, quốc lộ 3 về Cao Bằng và cửa khẩu Thủy Khẩu, quốc lộ 4 nối Mũi Ngọc với Đồng Văn và cửa khẩu Việt - Trung, hay quốc lộ 6 để tới Lai Châu.

+ Các tuyến đường sắt : Hà Nội – Đồng Đăng (Lạng Sơn) nối với Trung Quốc, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Quan Triều.

+ Các cảng biển được xây dựng mở rộng ở vùng ven biển Quảng Ninh : cảng nước sâu Cái Lân, Cẩm Phả, Hòn Gai…nối liền với các khu công nghiệp của vùng.

+ Các cửa khẩu được đầu tư cơ sở hạ tầng, mở cửa hơn.

⟹ Thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội với Trung Quốc, Lào và các vùng trong nước.

- Nguồn lực đầu tư còn hạn hẹp, nguồn vốn ngân sách hàng năm chỉ đủ cân đối bố trí cho các dự án ODA.

- Việc kêu gọi đầu tư theo các phương thức xã hội hoá khó khăn do địa bàn trải rộng, dân cư thưa thớt, kinh tế vùng chưa phát triển, hiệu quả tài chính các dự án thấp.

- Điều kiện địa hình khu vực núi cao, bị chia cắt nhiều, điều kiện thủy văn phức tạp nên suất đầu tư xây dựng các công trình lớn, quá trình khai thác thường bị xuống cấp nhanh.

- Điều kiện khai thác chịu ảnh hưởng của sạt lở mùa mưa bão và sương mù vào mùa đông.

- Hướng đến bảo đảm gắn kết không gian kinh tế liên hoàn, bổ trợ cho nhau nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh của từng địa phương trong vùng.

- Coi trọng sự phát triển hài hòa giữa các địa phương, phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững.

- Hệ thống hạ tầng giao thông chú trọng phục vụ nhu cầu của các loại hình vận tải, ví như vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, về đường bộ, trong vùng đã hình thành hệ thống đường cao tốc kết nối với Thủ đô Hà Nội và các trung tâm kinh tế vùng, các cửa khẩu, cảng biển quốc tế, như: Cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên-Chợ Mới (Bắc Kạn), Hà Nội-Lào Cai, Tuyến cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn đã hoàn thành đoạn tuyến đầu tiên, đang triển khai đoạn Lạng Sơn-Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, dự kiến hoàn thành năm 2021.

Giao thông vận tải ở đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc

+Hệ thống đường cao tốc có đường cao tốc Bắc – Nam; đường cao tốc Hà Nội –

Hải Phòng, đường cao tốc Hà Nội – Lào

Cai và đang xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng

+Hệ thống đường quốc lộ có quốc lộ 1A xuyên Việt, đường liên tỉnh Hà Nội -

Hưng Yên hay còn gọi là đường 39B, quốc lộ 5A nối Hà Nội tới Hải Phòng đi qua các tỉnh, Thành Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng; Đường cao tốc mới 5B

Hà Nội - Hải Phòng đi qua các tỉnh, Thành Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng; quốc lộ 10 nối từ Ninh Bình đi Hải Phòng; quốc lộ 18 nối Hà Nội - Bắc Ninh - Hải Dương; Quốc lộ 39 từ phố Nối Hưng Yên tới cảng Diêm Điền; quốc lộ 21 nối Hà Nam đi Thịnh Long; quốc lộ 21B nối Hà Nội - Hà Nam - Nam Định - Ninh Bình; quốc lộ 38 nối Bắc Ninh tới Hà Nam đi qua Hưng Yên; Quốc lộ 38B nối Hải Dương tới Ninh Bình; quốc lộ 45 nối Ninh Bình - Thanh Hóa; các quốc lộ khác như Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Quốc lộ 6, Quốc lộ 32, Quốc lộ 35, Quốc lộ 37, Quốc lộ 37B, Quốc lộ 37C, Quốc lộ 17

+Tuyến đường sắt Bắc – Nam và toả đi các thành phố khác; các sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Cát Bi, Hải Phòng;

+Các cảng lớn như cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân, cảng Diêm Điền, cảng Ninh Cơ +Khu vực có nhiều tuyến đường sông quốc gia được đưa vào danh sách Hệ thống đường sông Việt Nam như: Sông Hồng, Sông Đuống, Sông Luộc, Sông Đáy, Sông Hoàng Long, Sông Nam Định, Sông Ninh Cơ, Kênh Quần Liêu, Sông Vạc, Kênh Yên Mô, Sông Thái Bình, Sông Cầu, Sông Kinh Thầy, Sông Kinh Môn, Sông Kênh Khê, Sông Lai Vu, Sông Mạo Khê, Sông Cầu Xe, Sông Gùa, Sông Mía, Sông Hoá, Sông Trà Lý, Sông Cấm, Sông Lạch Tray, Sông Phi Liệt, Sông Văn Úc,

+Lãnh thổ các tỉnh Tiểu vùng Đông Bắc mở rộng nằm trên các trục giao thông quan trọng về đường bộ và đường sắt theo hướng Bắc – Nam và Đông – Tây (Quốc Lộ 1A, 1B, 2, 3, 4A, 4B, 4C, 18, AH14, 34, 37, 279, đường Hồ Chí Minh; đường sắt liên vận quốc tế nối với Hà Nội và đường sắt Bắc Nam), đường biển ra biển Đông Từ đây có thể đi lại thuận tiện đến với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, duyên hải Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam.

+Tiểu vùng Đông Bắc mở rộng được mệnh danh là “địa đầu” của Tổ quốc Lãnh thổ vùng có phía Đông và phía Bắc giáp CHND Trung Hoa, với nhiều cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính (đường bộ và đường sắt) như Móng Cái (Quảng Ninh), Hữu Nghị (Lạng Sơn), Tà Lùng (Cao Bằng), Thanh Thủy (Hà Giang)…, tạo thành cửa ngõ phía Đông của Tiểu vùng và của Việt Nam với các nước Đông Bắc Á và thế giới Tiểu vùng nằm trên hành lang Nam Ninh – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh là một trong hai hành lang kinh tế trong hợp tác phát triển “Hai hành lang một vành đai kinh tế” giữa Việt Nam và Trung Quốc Vì vậy, Tiểu vùng Đông Bắc giữ vị trí quan trọng đặc biệt đối với vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng và của cả nước về nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, chính trị, quốc phòng và an ninh.

Giao thông vận tải vùng Bắc Trung Bộ

Khu vực Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, là cầu nối giữa các Vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc với miền Trung cũng như miền Nam Khu vực có chiều dài đường biên giới đất liền khoảng

Với chiều dài đường bờ biển khoảng 1.251,84 km và 632,04 km, Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, đóng vai trò trọng yếu trong phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng Đặc biệt, biển đóng vai trò thúc đẩy kinh tế biển, tạo nên mạng lưới hạ tầng giao thông đồng bộ với các phương thức vận tải đa dạng, góp phần phát huy tiềm năng và thế mạnh của đất nước.

+Về đường bộ (hệ thống quốc lộ): có 39 quốc lộ (trên 5.814 km, chiếm khoảng 23,64% so với toàn quốc), trong đó 2 trục dọc chính là Quốc lộ1 và đường Hồ Chí Minh; 9 trục ngang chính (Quốc lộ 217, 47, 45, 7, 46, 8, 12A-B, 9, 49), ngoài ra có hệ thống đường ven biển và đường trục dọc phía Tây giáp viên giới Việt Nam với Lào (Quốc lộ16). +Về đường biển: khu vực có 6 cảng biển (các tỉnh trong vùng đều có cảng biển,: trong đó có 4 cảng loại I (Nghi Sơn, Nghệ An, Hà Tĩnh, TT Huế), 2 cảng loại II (Quảng Bình, Quảng Trị).

+Về đường sắt: tuyến đường sắt Bắc - Nam qua vùng dài khoảng 624,2 km (chiếm khoảng 36,16% chiều dài toàn mạng).

+Về hàng không: toàn Vùng có 4 Cảng hàng không, sân bay, trong đó có 1 Cảng hàng không quốc tế (Phú Bài) và 3 Cảng hàng không nội địa, sân bay (Thọ Xuân, Vinh, Đồng Hới).

+Về đường thủy nội địa: hệ thống sông có chung đặc điểm là không lớn, không liên kết thành mạng, độ dốc cao, ngắn, chảy từ Tây sang Đông, có một số sông khai thác vận tải chính như các sông Lèn, Mã (Thanh Hóa), sông Lam (Nghệ An, Hà Tĩnh), sông Gianh, Nhật Lệ (Quảng Bình), Thạch Hãn (Quảng Trị), Hương (TT Huế); hệ thống cảng, bến sông hạn chế, đa số khai thác tự nhiên Khả năng phát triển vận tải thủy nội địa thấp.+Giao thông địa phương: ngày một tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển KT-XH hiệu quả, góp phần cho công tác xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn.

Giao thông vận tải vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

+ Thế mạnh về vị trí và cơ sở hạ tầng: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, nằm trên trục các đường giao thông bộ, sắt, hàng không và biển Vùng gần thành phố Hồ Chí Minh và khu tam giác kinh tế trọng điểm miền Đông Nam

Bộ là cửa ngõ của Tây Nguyên, của đường xuyên Á ra biển nổi với đường hàng hải quốc tế.

+Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tạo ra thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới Việc nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc - Nam không chỉ làm tăng vai trò trung chuyền của Duyên hải miền Trung, mà còn giúp đẩy mạnh sự giao lưu giữa các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ với thành phố Đà Nẵng (một trung tâm phát triển ở phía bắc của vùng và với Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng Đông Nam Bộ nói chung.

Các tuyến đường ngang (đường 19, 26) nối Tây Nguyên với các cảng nước sâu sẽ mở rộng vùng hậu phương cho các cảng và giúp Duyên hải Nam Trung Bộ kết nối mạnh mẽ hơn Nhờ đó, Duyên hải Nam Trung Bộ sẽ đóng vai trò quan trọng trong quan hệ với Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan Hệ thống sân bay trong vùng đã được nâng cấp hiện đại, bao gồm sân bay quốc tế Đà Nẵng và các sân bay nội địa như Chu Lai, Quy Nhơn.

Nhơn, Cam Ranh, Tuy Hoài Nam Trung bộ có sân bay Đà Nẵng là một trong 3 cảng hàng không quốc tế lớn của Việt Nam Vùng còn có nhiều sân bay nội địa như Phú Cát (Bình Định), Nha Trang Cam Ranh (Khánh Hoà) cùng hàng ngàn km đường bộ, đường sắt Về đường biển, vùng có nhiều cảng biển quan trọng như cảng Đà Nẵng Tiên Sa, Liên Chiểu (Đà Nẵng), Kỳ Hà (Quảng Nam) tạo nên hệ thống cảng biển phục vụ cho phát triển kinh tế vùng và tạo thành con đường huyết mạch trên biến thông thương với khu vực và thế giới Vùng có nhiều khu kinh tế mở như Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhơn Hội (Bình Định) với cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện.

Giao thông vận tải vùng Tây Nguyên

- Vùng đất Tây Nguyên từ những ngày nghèo khó với cung đường cách trở, xa xôi nay đã thuận lợi hơn nhiều lần Những cung đường ngang dọc hình thành mỗi ngày một khang trang, góp phần làm cho khoảng cách giữa các tỉnh Tây Nguyên, giữa Tây Nguyên với đồng bằng thêm gần hơn Từ năm 2011 đến nay, diện mạo giao thông Tây Nguyên đã khoác lớp “áo mới” hoàn toàn, đánh thức sự phát triển kinh tế của toàn vùng.

Tuyến đường Hồ Chí Minh đẹp như dải lụa kết nối Tây Nguyên với các vùng lân cận. Ảnh: TTX

Nhiều công trình đột phá

Khu vực Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, nằm ở trung tâm của Đông Dương, có hành lang tự nhiên thông với Nam Lào, Đông Bắc Campuchia Tây Nguyên có hai phương thức vận tải chính là đường bộ và đường hàng không Trong đó, đường bộ có tổng chiều dài trên 35.600km, riêng quốc lộ có trên 3.000km gồm hai trục dọc quan trọng là đường Hồ Chí Minh và QL14C chạy dọc biên giới Các tuyến quốc lộ ngang quan trọng gồm QL19, QL20, QL24, QL25, QL26, QL27…

Có thể nói, từ năm 2011 đến hết năm 2019 là giai đoạn lịch sử của giao thông Tây

Nguyên với hàng chục dự án, công trình nâng cấp, mở rộng quốc lộ, tỉnh lộ Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải nhận định, đầu tư cho giao thông Tây Nguyên nằm ở vị trí ưu tiên bởi đây là vùng đất vừa có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng - an ninh, vừa có điều kiện phát triển kinh tế.

Thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải cùng các địa phương ở Tây Nguyên đã dồn sức, với kinh phí lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng để phát triển mạnh mạng lưới giao thông đường bộ, lấy đường Hồ Chí Minh làm trục chính để phát triển các đường ngang, đường hành lang Đông - Tây nối với các vùng xung quanh khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, Đông Nam bộ và các nước trong khu vực…

Nhiều công trình giao thông trọng yếu đã được đầu tư hoàn thành làm thay đổi bộ mặt của vùng Hiện nay, nhờ phát triển mạng lưới giao thông nên thời gian đi lại giữa các tỉnh ngày càng được rút ngắn, người dân đi lại thuận tiện, an toàn, chi phí vận tải giảm góp phần gia tăng khả năng cạnh tranh cho các đơn vị kinh doanh Thống kê cho thấy, tổng số vốn đã bố trí và huy động cho các dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến quốc lộ khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2011 - 2015 khoảng hơn 30.000 tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2020 là khoảng 65.000 tỷ đồng để đầu tư đồng bộ các đoạn tuyến còn lại theo thứ tự ưu tiên có chiều dài khoảng 1.380km (QL14C, QL19, QL27, QL25, QL24, QL26, QL28, QL29, QL55, QL28B, QL40, QL40B và tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương).

Cụ thể, từ năm 2010 - 2015, nhiều công trình giao thông trọng yếu đã được đầu tư hoàn thành làm thay đổi hoàn toàn diện mạo khu vực như đường Hồ Chí Minh qua Tây

Nguyên, QL19, QL20… Đây có thể nói là bước "đột phá" về tổng nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông của Tây Nguyên từ trước đến nay.

Từ năm 2016 - 2020, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo thực hiện 7 dự án đường bộ tại Tây Nguyên với chiều dài khoảng 579km, tổng kinh phí trên 14.500 tỷ đồng Trong đó, vốn trái phiếu chính phủ có 4 dự án gồm: Quốc lộ 14C đoạn qua tỉnh Gia Lai, Kon Tum; Quốc lộ27 đoạn tránh Liên Khương (tỉnh Lâm Đồng); QL24 đoạn qua trung tâm huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) và Quốc lộ 25 nối tỉnh Phú Yên và tỉnh Gia Lai Cùng với đó,

3 dự án được đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa gồm dự án cải tạo, nâng cấp Quốc l.19 đoạn qua tỉnh Bình Định và Gia Lai; tuyến tránh thị xã Ninh Hòa và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 26 đoạn qua tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa.

Cũng trong giai đoạn này, Bộ Giao thông vận tải đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp các tuyến quốc lộ, đường tỉnh huyết mạch có nhu cầu vận tải lớn, các trục ngang nối các tỉnh trong vùng, nối Tây Nguyên với các tỉnh lân cận và các cửa khẩu quan trọng Trong đó, giao thông nông thôn cũng sẽ phấn đấu 100% đường huyện, 70% đường xã được cứng hóa mặt đường bằng nhựa hoặc bê tông xi măng; đường huyện đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp V; đường xã đạt tiêu chuẩn cấp VI; 50% đường thôn xóm được cứng hóa mặt đường, đạt loại A trở lên; tối thiểu 50% trục chính đường nội đồng được cứng hóa mặt đường.

Táo bạo đề xuất xây cao tốc

Trong năm 2019, hai tỉnh Tây Nguyên gồm Đắk Lắk và Gia Lai đã đề đạt nguyện vọng hết sức táo bạo lên Trung ương, đó là xây cao tốc nối Tây Nguyên với đồng bằng, cụ thể là tuyến cao tốc Đắk Lắk - Khánh Hòa và Gia Lai - Bình Định Theo lãnh đạo các tỉnh này, việc xây cao tốc nhằm rút ngắn thời gian đi lại từ Tây Nguyên đến đồng bằng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Bí thư tỉnh ủy Gia Lai Dương Văn Trang cho biết, liên kết vùng là vấn đề có tính chiến lược trong đầu tư phát triển Việc xây dựng các tuyến cao tốc nối Tây Nguyên và các tỉnh Nam Trung bộ là “chìa khóa” để mở ra cơ hội liên kết đó Tuy vậy, hiện nay trên địa bàn Tây Nguyên chưa có tuyến cao tốc nào “Chỉ có đầu tư làm đường cao tốc thì mới rút ngắn thời gian vận chuyển giữa Tây Nguyên với các tỉnh có nền kinh tế phát triển của khu vực miền Trung Không chỉ kết nối các tỉnh, thành trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên, các tuyến cao tốc còn vươn ra kết nối với thế giới thông qua hệ thống cảng biển và vùng Nam Lào, Đông Bắc Campuchia trong khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam”, ông Trang nhấn mạnh.

Cũng với mong muốn đó, ông Bùi Văn Cường - Bí thư tỉnh ủy Đắk Lắk cho rằng, có cao tốc thì đoạn đường từ tỉnh Đắk Lắk xuống tỉnh Khánh Hòa chỉ còn khoảng 01 tiếng “Xe cộ di chuyển thuận lợi, chúng ta cũng sẽ “đón” các doanh nghiệp lớn từ các tỉnh miền Trung, miền Nam đến đầu tư Nếu có tuyến đường cao tốc chạy thẳng từ Buôn Ma Thuột tới Nha Trang trong thời gian tới, ngành dịch vụ du lịch của Đắk Lắk cũng sẽ phát triển”, ông Cường phân tích.

Bên cạnh đó, theo định hướng đến năm 2030, khu vực cần nghiên cứu, xây dựng tuyến đường sắt nối các tỉnh Tây Nguyên cũng như kết nối các cảng biển với chiều dài khoảng 907km gồm đoạn Đắk Nông - Chơn Thành (kết nối với đường sắt xuống cảng Thị Vải, phục vụ khai thác bô-xít) dài 67km; đoạn Tuy Hòa - Buôn Ma Thuột dài 169km; đoạn Đắk Nông - Bình Thuận 121km và Đà Nẵng - Kon Tum - Đắk Lắk - Bình Phước dài 550km Cùng với đó sẽ nghiên cứu khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt dài 84km.

Có thể nói, hạ tầng giao thông khu vực Tây Nguyên là trục đường chiến lược hành lang kinh tế Đông - Tây, không những tạo điều kiện cho khu vực miền núi phát triển mà còn là cầu nối hữu nghị quốc tế khu vực ASEAN.

-Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh thành: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh và Đồng Nai.

-Tới nay, tuy dân số chiếm khoảng 18% nhưng khu vực này đóng góp khoảng 40% tổng thu ngân sách và khoảng 38% GDP cả nước Đông Nam bộ là vùng kinh tế sôi động nhất cả nước và sẽ còn phát triển hơn nếu giải quyết tốt bài toán kết nối vùng Trong đó có hệ thống giao thông.

-Kề bên đồng bằng sông Cửu Long (vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước), giáp duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Campuchia.

Giao thông vận tải vùng Tây Nam Bộ

và hàng hoá khác Mặt khác có tới 70 – 80% hàng nông sản vùng Tây Nam Bộ xuất khẩu đều trung chuyển qua khu vực cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu. Hiện có tới 70% lượng hàng hoá của vùng Tây Nam Bộ phải vận chuyển về các cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh bằng đường bộ, khiến chi phí vận tải phát sinh thêm từ 10 – 60%.

-Bên cạnh đó, tắc nghẽn giao thông đường thuỷ diễn ra ngày càng nhiều như trên kênh Chợ Gạo (Tiền Giang) khi mỗi ngày có tới 1.300 lượt tàu thuyền qua lại Những hạn chế này khiến nhu cầu vận chuyển hàng hoá toàn vùng Tây Nam Bộ phải vận chuyển sang bằng đường bộ về cụm cảng Đông Nam Bộ, làm tăng chi phí vận chuyển.

-Viện Chiến lược và phát triển GTVT cũng nhận định hiện các tuyến hỗ trợ cho quốc lộ 1A chưa hoàn thiện khiến các tuyến trục dọc thường xuyên quá tải và đặc biệt là tình trạng ùn tắc kéo dài trong các dịp lễ, tết Trong đó, việc chỉ có một đoạn cao tốc đang khai thác là TP.hhỒ Chí Minh- Trung Lương không thể đủ để “chia lửa” cho Quốc lộ 1A.

-Ngoài đường bộ thì đường thủy và hàng không được xem là phương thức tốt để kết nối giao thông khu vực sông nước – Đồng Bằng Sông Cửu Long này Tuy nhiên, đường thủy và đường hàng không cũng được nhận định có nhiều hạn chế.

Ngày đăng: 21/05/2024, 15:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w