Đánh giá quy Định pháp luật về xử lý văn bản quy phạm pháp luật giải pháp hoàn thiện

22 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Đánh giá quy Định pháp luật về xử lý văn bản quy phạm pháp luật giải pháp hoàn thiện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) trên thực tế là một hoạt động thường xuyên của Nhà nước nhằm thực hiện chức năng quản lý. Để bảo đảm hiệu quả và hiệu lực thi hành văn bản QPPL một cách tốt nhất, bên cạnh việc kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật thì xử lý văn bản quy phạm pháp luật là một trong những hoạt động quan trọng góp bảo đảm bảo tính hệ thống, thống nhất của hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, thúc đẩy công tác cải cách hành chính và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Pháp luật Việt Nam hiện nay đã có những quy định cụ thể liên quan đến hoạt động xử lý văn bản QPPL làm cơ sở pháp lý và tạo thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện của các chủ thể trong xử lý văn bản QPPL

Trang 1

1.1 Khái niệm xử lý văn bản quy phạm pháp luật 2

1.2 Các khiếm khuyết của văn bản quy phạm pháp luật 2

1.3 Nguyên tắc xử lý văn bản quy phạm pháp luật 6

1.4 Thẩm quyền xử lý văn bản quy phạm pháp luật 6

1.5 Cách thức xử lý văn bản quy phạm pháp luật 8

1.5.1 Các thức xử lý văn bản quy phạm pháp luật 8

1.5.2 Cách thức xử lý chủ thể ban hành văn bản quy phạm trái pháp luật 10

1.6 Thời hạn, trình tự, thủ tục xử lý văn bản quy phạm pháp luật 11

2 ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 13

Trang 2

MỞ ĐẦU

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) trên thực tế là một hoạt động thườngxuyên của Nhà nước nhằm thực hiện chức năng quản lý Để bảo đảm hiệu quả và hiệu lựcthi hành văn bản QPPL một cách tốt nhất, bên cạnh việc kiểm tra, rà soát văn bản quy phạmpháp luật thì xử lý văn bản quy phạm pháp luật là một trong những hoạt động quan trọnggóp bảo đảm bảo tính hệ thống, thống nhất của hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệuquả thi hành pháp luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, thúcđẩy công tác cải cách hành chính và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trườngquốc tế Pháp luật Việt Nam hiện nay đã có những quy định cụ thể liên quan đến hoạt độngxử lý văn bản QPPL làm cơ sở pháp lý và tạo thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiệncủa các chủ thể trong xử lý văn bản QPPL Trên cơ sở nhận thức, tìm hiểu của bản thân đối

với các quy định của pháp luật về xử lý văn bản QPPL, em xin triển khai đề bài : " Đánh giáquy định pháp luật về xử lý văn bản quy phạm pháp luật? Giải pháp hoàn thiện" Qua đó

trình bày khái quát các quy định của pháp luật về xử lý văn bản quy phạm pháp luật, đánhgiá quy định pháp luật và đưa ra một số kiến nghị về giải pháp hoàn thiện.

Trang 3

NỘI DUNG

1 KHÁI QUÁT QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VĂN BẢN QUYPHẠM PHÁP LUẬT

1.1.Khái niệm xử lý văn bản quy phạm pháp luật

Trong thực tiễn, hoạt động xử lý văn bản QPPL có mối quan hệ chặt chẽ với hoạtđộng kiểm tra văn bản pháp luật Nếu như hoạt động kiểm tra là tiền đề của hoạt động xử lýthì xử lý văn bản QPPL góp phần nâng cao hiệu lực của hoạt động kiểm tra văn bản QPPL,từ đó hướng tới mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng văn bản QPPL và đảm bảo tínhthống nhất của hệ thống văn bản QPPL Nói cách khác, xử lý văn bản QPPL là kết quả củahoạt động kiểm tra văn bản QPPL, theo đó trong quá trình kiểm tra, nếu văn bản QPPL cókhiếm khuyết thì sẽ phải xử lý

Như vậy hoạt động xử lý văn bản QPPL khiếm khuyết là việc nhà nước, người cóthẩm quyền tiến hành giải quyết đối với văn bản pháp luật có dấu hiệu bất hợp pháp, bấthợp lý theo thủ tục, nguyên tắc pháp luật quy định nhằm đình chỉ, thi hành, hủy bỏ, bãi bỏ,sửa đổi, bổ sung, đính chính thay thế một phần hoặc toàn bộ đối với văn bản QPPL, đồngthời xem xét, xử lý trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể ban hành, tham mưu, soạn thảo văn

bản pháp luật đó Trong đó, văn bản pháp luật khiếm khuyết được hiểu là văn bản " cònthiếu sót, chưa hoàn chỉnh" không đảm bảo tiêu chí về chất lượng mà nhà nước yêu cầu1.

1.2.Các khiếm khuyết của văn bản quy phạm pháp luật

Trên thực tế, quá trình kiểm tra văn bản QPPL đã phát hiện nhiều địa phương banhành các văn bản QPPL có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, trái pháp luật, không đáp ứngtính hợp pháp và tính hợp lý của một văn bản QPPL Đây là những dấu hiệu khiếm khuyếncủa văn bản và bị xử lý Cụ thể Khoản 2 Điều 103 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP của Chínhphủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạmpháp luật ( sửa đổi bởi Nghị định số 154/2020/NĐ-CP của Chính phủ) quy định các vănbản bị xử lý gồm:

1 Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật / Trường Đại học Luật Hà Nội ; Đoàn Thị Tố Uyên chủ biên ; Hoàng Minh

Trang 4

- Văn bản trái pháp luật gồm văn bản ban hành không đúng thẩm quyền;

- Văn bản có nội dung trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật cóhiệu lực pháp lý cao hơn;

- Văn bản quy định thời điểm có hiệu lực trái với quy định tại khoản 1 Điều 151của Luật;

- Văn bản vi phạm quy định của pháp luật về đánh giá tác động của chính sách, lấyý kiến, thẩm định, thẩm tra dự thảo;

- Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành trong trườnghợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn theo trình tự,thủ tục rút gọn nhưng không thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 147 củaLuật;

- Văn bản có sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày;

- Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thứcvăn bản quy phạm pháp luật; văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thểthức như văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, người không có thẩm quyềnban hành

Theo đó, có thể xác định văn bản QPPL khiếm khuyết bị xử lý là văn bản có mộttrong những biểu hiện sau đây:

Văn bản QPPL không đáp ứng yêu cầu về chính trị: Văn bản QPPL không đáp

ứng các yêu cầu về chính trị trước hết là các văn bản QPPL có nội dung không phù hợp vớiđường lối, chính sách của Đảng Mặt khác, sự khiếm khuyết của văn bản QPPL về chính trịcòn được biểu hiện khi nội dung của văn bản QPPL đó không phù hợp với ý chí, lợi íchchính đáng của nhân dân.

Văn bản QPPL không đáp ứng yêu cầu về pháp lý: Đây là các văn bản QPPL bất

hợp pháp Cụ thể thông qua các biểu hiện sau:

Sai hoặc thiếu căn cứ pháp lý: Căn cứ pháp lý là chuẩn mực pháp luật bảo đảm tính

hợp pháp cho văn bản QPPL được ban hành Thực tế hiện nay cho thấy, có rất nhiều văn

Trang 5

bản QPPL đã hết hiệu lực pháp lý những vẫn được viện dẫn làm căn cứ để ban hành vănbản QPPL khác Ngoài ra một số văn bản QPPL còn viện dẫn cả văn bán hành chính thôngthưởng hoặc văn bản của các tổ chức chính trị- xã hội làm căn cứ pháp lý ban hành văn bản.Qua hoạt động kiểm tra văn bản QPPL cho thấy, các văn bản QPPL của UBND huyện việndẫn các căn cứ pháp lý sai là lỗi phổ biến nhất.

Văn bản QPPL vi phạm thẩm quyền ban hành: Văn bản QPPL vi phạm thẩm quyền

bao gồm vi phạm thẩm quyền về hình thức và vi phạm thẩm quyền về nội dung.

Văn bản QPPL vi phạm thẩm quyền về hình thức là văn bản có tên loại không đúngtheo quy định của pháp luật hiện hành Trước hết, đó là việc cơ quan ban hành văn bản sửdụng tên loại văn bản QPPL thuộc thẩm quyền ban hành của chủ thể khác Ví dụ HĐNDban hành quyết định; UBND ban hành nghị quyết Bên cạnh đó, vi phạm thẩm quyền vềhình thức còn thể hiện ở việc sử dụng văn bản hành chính như công văn, thông báo, đề án,chương trình, kế hoạch để đặt ra các quy phạm pháp luật.

Vi phạm thẩm quyền về nội dung là cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyềnban hành văn bản QPPL giải quyết công việc không thuộc thẩm quyền mà pháp luật quyđịnh Trước hết, vi phạm thẩm quyền nội dung thể hiện ở việc cơ quan ban hành văn bảnQPPL giải quyết công việc hoàn toàn không thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạncủa chủ thể Hoặc chủ thể không có thẩm quyền nhưng lại đặt ra quy phạm pháp luật Ngoàira, chủ thể ban hành văn bản QPPL nhưng vượt quá thẩm quyền pháp luật quy định cũng làdấu hiệu vi phạm về thẩm quyền nội dung

Văn bản QPPL có nội dung trái với quy định của pháp luật: Nội dung của văn bản

QPPL trái với quy định pháp luật hiện hành thể hiện nỗi nét với nhiều khía cạnh khác nhau:nội dung văn bản QPPL của cấp dưới trái với nội dung văn bản QPPL của cấp trên; văn bảnQPPL có hiệu lực pháp lý thấp trái với các văn bản QPPL có hiệu lực pháp lý cao hơn; vănbản QPPL của cơ quan nhà nước ở địa phương trái với văn bản QPPL của cơ quan nhà nướcở trung ương.

Văn bản QPPL có nội dung không phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam kíkết hoặc tham gia: Hiện nay dấu hiệu này rất cần được xem xét trong quá trình xử lí văn bản

Trang 6

quy phạm pháp luật Vì muốn thực hiện tốt các cam kết quốc tế, Việt Nam không chi tiếnhành việc nội luật hoa mà còn phải rà soát nhằm phát hiện văn bản quy phạm pháp luật hiệnhành nào chưa phủ hợp để sửa đổi, bổ sung thậm chi bãi bỏ, thay thế bằng văn bản khác Kểtừ khi kí kết Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, cũng như trở thành thành viênchính thức của nhiều tổ chức quốc tế, Việt Nam đã và đang rà soát tất cả các văn bản phápluật quy định về lĩnh vực thương mại và các lĩnh vực khác có liên quan để bảo đảm tínhtương thích, đồng bộ trong quá trình triển khai thực hiện các cam kết quốc tế

Văn bản QPPL vi phạm các quy định về hình thức và thủ tục ban hành.

Trong quá trình kiểm tra, cơ quan kiểm tra không chỉ xem xét về nội dung mà cònxem xét cả hình thức và thủ tục ban hành văn bản QPPL Văn bản QPPL vi phạm quy địnhcủa pháp luật về hình thức thường có những dấu hiệu sai về cách trinh bảy trong từng đềmục như: không có năm ban hành trong đề mục số, ký hiệu văn bản; viết địa danh ban hànhvăn bản không đúng Văn bản QPPL vi phạm về thủ tục ban hành hoặc không thực hiệnnhững thủ tục là cơ sở để xác định tính hợp pháp cho văn bản áp dụng pháp luật.

Văn bản pháp luật không đáp ứng yêu cầu về khoa học (bất hợp lí)

- Văn bản pháp luật có nội dung không phù hợp với thực tiễn: Đây là những vănbản mà trong đó có các quy định cao hơn hoặc thấp hơn thực trạng kinh tế - xãhội, không phù hợp với đời sống vật chất và ý thức xã hội, gây cản trở cho tiếntrình phát triển Sự khiếm khuyết này của văn bản quy phạm pháp luật mang tinhtất yếu bởi các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh luôn luôn vận độngtheo quy luật khách quan, luôn tồn tại trước, là nền tảng và mang tính quyết địnhđể văn bản pháp luật được ban hành Sự không phù hợp của văn bản quy phạmpháp luật đối với điều kiện kinh tế - xã hội có thể là chứa đựng những quy địnhcao hơn hoặc có thể là quy định lạc hậu hơn Cả hai trạng thải này đều dẫn tới hậuquả là kìm hãm sự phát triển của toàn xã hội.

- Văn bản pháp luật cũng không đáp ứng yêu cầu về khoa học khi có nội dungkhông phù hợp với truyền thống đạo đức, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.Đây chính là biểu hiện của sự không phủ hợp giữa pháp luật với đạo đức Pháp

Trang 7

luật là công cụ hữu hiệu để nhà nước thực hiện chức năng quản lí xã hội nhưngpháp luật lại không phải là yếu tố duy nhất để điều chính xã hội Các quy phạmxã hội khác như đạo đức, tôn giáo.

1.3.Nguyên tắc xử lý văn bản quy phạm pháp luật

Căn cứ vào quy định tại Điều 105 Nghị định 34/2016/NĐ-CP sửa đổi, việc xử lý vănbản QPPL được tiến hành theo các nguyên tắc sau:

Đảm bảo sự khách quan, toàn diện, đúng pháp luật Nguyên tắc này đảm bảo hạn

chế mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra cho xã hội khi thực hiện những văn bảnkhiếm khuyết Các văn bản QPPL trái pháp luật phải bị đình chỉ thi hành ngay và bị bãi bỏ,gủy bỏ kịp thời Đồng thời cũng phải tiến hành ngay các biện pháp cần thiết để khắc phụcquyền và lợi ích chính đáng cả các cá nhân, tổ chức đã bị xâm hại Nghiêm cấm cơ quan, tổchức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào quá trình xử lý văn bản QPPL.

Đảm bảo nhanh chóng, kịp thời: Những văn bản trái pháp luật phải được cơ quan,

nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thông báo ngay cho cơ quan, người có thẩm quyền banhành văn bản để tự kiểm tra, xử lý.

Nguyên tắc chịu trách nhiệm trước cơ quan Nhà nước của cơ quan, cá nhân banhành và xử lý văn bản QPPL khiếm khuyết Theo đó, cơ quan, người có thẩm quyền có lỗi

trong việc ban hành văn bản trái pháp luật hoặc không kịp thời phát hiện và xử lý văn bảnpháp luật sai trái phải chịu trách nhiệm trước nhà nước về văn bản sai trái của mình; nếuviệc thi hành các văn bản pháp luật sai trái đã gây ra hậu quả trên thực tế thì phải chịu tráchnhiệm khắc phục hậu quả đó.

1.4.Thẩm quyền xử lý văn bản quy phạm pháp luật

Hiện nay, thẩm quyền xử lí văn bản pháp luật khiếm khuyết được quy định rải rác ởnhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Hiến pháp năm 2013, các luật về tổ chứcbộ máy nhà nước, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, sửa đổi, bổ sungnăm 2020 Nhìn chung, thẩm quyền xử lí văn bản pháp luật khiếm khuyết được quy địnhtrong những văn bản trên đều theo những nguyên tắc nhất định.

Trang 8

Cơ quan ban hành văn bản pháp luật có quyền tự xử lí các văn bản pháp luật domình ban hành khi bị khiếm khuyết: Thông qua hoạt động kiểm tra, nếu cơ quan ban hành

văn bản phát hiện được những văn bản do mình ban hành có dấu hiệu khiếm khuyết, sẽ phảiban hành văn bản pháp luật khác để xử lí Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lí thuộc vềchính cơ quan ban hành văn bản khiếm khuyết sẽ không áp dụng trong trường hợp Toà ánban hành bản án và quyết định khiến khuyết

Cấp trên có thẩm quyền xử lí đối với văn bản pháp luật do cấp dưới ban hành:

Nguyên tắc này áp dụng cho hầu hết các cơ quan nhà nước, trừ trường hợp Quốc hội là cơquan quyền lực nhà nước cao nhất không có cấp trên Cụ thể:

Quốc hội có quyền bãi bỏ văn bản pháp luật của Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụQuốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhândân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có quyền bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướngChính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghịquyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; bãi bỏ nghị quyết sai trái của hội đồng nhân dâncấp tỉnh.

Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phầnhoặc toàn bộ văn bản của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, uỷ ban nhân dân và chủtịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấptrên; đỉnh chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của hội đồng nhân dân cấptỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghịUỷ ban Thưởng vụ Quốc hội bãi bỏ.

Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong quá trình kiểm tra văn bản của các bộ,cơ quan ngang bộ, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về những nội dung có liênquan đến ngành, lĩnh vực do mình phụ trách, nếu phát hiện văn bản khiếm khuyết thì cóquyền kiến nghị với bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác bãi bỏ hoặc đình chỉ việcthi hành một phần hay toàn bộ văn bản, nếu kiến nghị không được chấp nhận thì trình Thủ

Trang 9

tướng Chính phủ quyết định; kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ định chỉ việc thi hành nghịquyết của hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có quyền bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái phápluật của uỷ ban nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ

văn bản trái pháp luật của hội đồng nhân dân cấp huyện.

Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ nhữngvăn bản trái pháp luật của các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh và văn bảntrái pháp luật của uỷ ban nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện; đình chỉ việc thihành văn bản trái pháp luật của hội đồng nhân dân cấp huyện, báo cáo uỷ ban nhân dân cấptỉnh để để nghị hội đồng nhân dân cấp tỉnh bãi bỏ.

Hội đồng nhân dân cấp huyện có quyền bãi bỏ quyết định, chỉ thị của uỷ ban nhândân cùng cấp và nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp xã.

Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏnhững văn bản trái pháp luật của các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân huyện vàvăn bản trái pháp luật của uỷ ban nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã; đình chỉ việcthi hành văn bản trái pháp luật của hội đồng nhân dân cấp xã, báo cáo uỷ ban nhân dân cấphuyện để đề nghị hội đồng nhân dân cấp huyện bãi bỏ.

Toà án nhân dân cấp trên có quyền ra quyết định để huỷ bỏ văn bản do toà án nhân dâncấp dưới ban hành nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật: Toà án nhân dân có thẩm quyền xử

lí đối với một số văn bản áp dụng pháp luật do cơ quan hành chính nhà nước ban hành khi

có vi phạm pháp luật: Đối tượng bị khởi kiện ra toà án nhân dân là các quyết định hành

chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền Văn bảnáp dụng pháp luật của cáccơ quan hành chính nhà nước bị khởi kiện ra toà án nhân dân, nếucó đầy đủ chứng cứ để khẳng định dấu hiệu vi phạm pháp luật thì toà án nhân dân sẽ ra bảnán để huỷ bỏ văn bản pháp luật đó.

1.5.Cách thức xử lý văn bản quy phạm pháp luật

1.5.1 Các thức xử lý văn bản quy phạm pháp luật

Trang 10

Dựa vào tính chất, mức độ bất hợp pháp, bất hợp lý của văn bản QPPL và bản chấtcủa mỗi biện pháp xử lý, chủ thể có thẩm quyền lựa chọn một trong những biện pháp đượcquy định tại Điều 130 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP sửa đổi quy định cụ thể về các hìnhthức xử lý văn bản trái pháp luật, văn bản có sai sót về về căn cứ ban hành, thể thức, kỹthuật trình bày đó là: bãi bỏ, thay thế, đình chỉ thi hành, sửa đổi bổ sung và đính chính đốivới văn bản QPPL đó Khi áp dụng biện pháp xử lý, người kiểm tra văn bản cần phải phânbiệt rõ về mặt khái niệm, hậu quả pháp lý của từng hình thức xử lý trên để áp dụng đúngtrong thực tiễn.

- Bãi bỏ: Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung của văn bản trong trường hợp nội dung đótrái với nội dung của văn bản mới ban hành là cơ sở pháp lý của văn bản được kiểm tra màkhông thuộc trường hợp cần đề xuất sửa đổi.

- Sửa đổi, bổ sung: đây là biện pháp biện pháp xử lý được áp dụng đối với các văn bảnQPPL được ban hành đúng thẩm quyền nhưng có một phần nội dung không phù hợp với nộidung văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên mới được ban hành hoặc không còn phù hợpvới tình hình kinh tế - xã hội và cần phải có quy định khác thay thế

nội dung đó.

- Thay thế: là biện xử lý được áp dụng đối với văn bản QPPL có dấu hiệu như: nội dung vănbản không phù hợp với thực tiễn, không còn phù hợp với quyền và lợi ích chính đáng củađối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản Thẩm quyền thay thế văn bản QPPLthuộc về cơ quan đã ban hành văn bản đó.

- Đình chỉ việc thi hành: biện pháp này gồm hai hình thức là đình chỉ việc thi hành mộtphần hoặc toàn bộ nội dung của văn bản QPPL Đây là biện pháp mang tính thủ tục trướcmắt, áp dụng trong trường hợp nội dung văn bản trái pháp luật đó nếu chưa được sửa đổi,bãi bỏ, huỷ bỏ kịp thời và nếu tiếp tục thực hiện thì có thể gây hậu quả nghiêm trọng làmảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

- Đính chính văn bản: Trong quá trình kiểm tra phát hiện văn bản chỉ sai về căn cứ pháp lýđược viện dẫn, thể thức, kỹ thuật trình bày còn nội dung của văn bản phù hợp

Trang 11

Khác với quy định tại Nghị định số 40/2010/NĐ-CP, các hình thức xử lý văn bản tại Nghịđịnh số 34/2016/NĐ-CP sửa đổi có sự điều chỉnh cho phù hợp với Luật ban hành văn bảnQPPL năm 2015 Cụ thể:

+ Bỏ đi hình thức thức xử lý “hủy bỏ” Điều này phù hợp với thực tiễn hiện nay, số lượngvăn bản hủy bỏ trên thực tế rất ít, hậu quả của biện pháp hủy bỏ văn bản QPPL sai pháp luậtlà rất khó khắc phục, ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, cũng như hoạt động của các cơ quan nhànước.

+ Hình thức xử lý bãi bỏ được làm rõ hơn, cụ thể hơn so với quy định cũ Và có sự phânđịnh rõ hơn trong các hoạt động kiểm tra, rà soát, đó là không quy định việc áp dụng hìnhthức “bãi bỏ” đối với trường hợp “một phần hoặc toàn bộ văn bản làm căn cứ ban hành vănbản được kiểm tra đã được thay thế bằng văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩmquyền, dẫn đến nội dung của văn bản không còn phù hợp với pháp luật hiện hành”, như quyđịnh tại Nghị định số 40/2010/NĐ-CP, mà thay vào đó cơ quan kiểm tra văn bản thực hiệnviệc kiến nghị cơ quan ban hành văn bản thực hiện rà soát, xử lý theo quy định về rà soátvăn bản QPPL, đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống văn bản QPPL và phù hợp với thựctiễn địa phương.

1.5.2 Cách thức xử lý chủ thể ban hành văn bản quy phạm trái pháp luật

Nghị định số 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kiểm tra và xử lý văn bảnQPPL đã có những quy định khá rõ ràng, cụ thể về việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối vớicơ quan, người có thẩm quyền tiến hành xử lý văn bản QPPL có dấu hiệu bất hợp pháp, bấthợp lý Có thể nói đây là những quy định rất quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngkiểm tra và xử lý, bảo đảm quá trình kiểm tra và xử lý công khai, minh bạch, khách quan vàđúng quy định pháp luật Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm trong hoạt độngxử lý văn bản QPPL mà người có thẩm quyền xử lý bị truy cứu trách nhiệm hình sự và kỷluật và phải khắc phục hậu quả pháp lý do văn bản QPPL đó gây ra (trách nhiệm dân sự).Bên cạnh việc xem xét hành vi vi phạm trong quá trình xử lý văn bản QPPL, cơ quan, ngườicó thẩm quyền ban hành cũng như tham mưu ban hành văn bản QPPL có dấu hiệu bất hợppháp, bất hợp lý cũng phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Ngày đăng: 21/05/2024, 13:59

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan