1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại các nhà hàng, khách sạn ở Việt Nam

81 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 1,17 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC TẠI NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN (11)
    • 1.1. Khái quát về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc (11)
    • 1.2. Khái quát về thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc (18)
    • 1.3. Hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn và những vấn đề đặt ra về thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc (25)
    • 1.4. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại nhà hàng, khách sạn (28)
  • CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THỰC THI QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN 34 2.1. Các quy định của pháp luật Việt Nam về thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc 34 2.2. Thực trạng thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại nhà hàng, khách sạn ở Việt Nam hiện nay (37)
    • 2.2.1. Thực trạng thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại nhà hàng, khách sạn từ góc độ các tác giả và tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả (48)
    • 2.2.2. Thực trạng thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại nhà hàng khách sạn từ góc độ người sử dụng tác phẩm (53)
    • 2.2.3. Thực trạng thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại nhà hàng, khách sạn từ góc độ Nhà nước (56)
  • CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC TẠI NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN Ở VIỆT NAM (63)
    • 3.1. Yêu cầu nâng cao hiệu quả thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại nhà hàng, khách sạn (63)
    • 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại nhà hàng, khách sạn (65)
    • 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi các quy định của pháp luật liên quan đến tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả (71)
    • 3.4. Một số giải pháp khác (73)

Nội dung

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC TẠI NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN

Khái quát về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

1.1.1 Khái niệm quyền tác giả

Quyền sở hữu trí tuệ đƣợc chia ra làm ba nhóm quyền chính bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng Trong đó, có thể hiểu quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc do mình sở hữu Trong định nghĩa nêu trên đã chỉ ra đối tƣợng thuộc phạm vi bảo của quyền tác giả chính là các tác phẩm Trên thực tế, nội hàm của “tác phẩm” đối với mỗi hệ thống pháp luật có những sự khác nhau, chẳng hạn có pháp luật cho rằng “chương trình phần mềm” là đối tƣợng của việc bảo hộ quyền tác giả nhƣng có hệ thống lại không Tuy nhiên, dù ở hệ thống pháp luật nào thì “tác phẩm âm nhạc” luôn là một đối tƣợng đƣợc bảo hộ theo quyền tác giả Đồng thời, định nghĩa trên cũng cho thấy đƣợc căn cứ phát sinh quyền tác giả chính là việc “sáng tạo ra” hoặc “sở hữu” Đối với căn cứ “sáng tạo ra” Quyền tác giả phát sinh trong trường hợp tác giả tự mình, bằng chính sức lao động của mình tạo ra tác phẩm đó Nói cách khác, tác phẩm phải có tính “nguyên gốc” Tính nguyên gốc, tức là không sao chép, bắt chước của ai Điều đó không có nghĩa là tác phẩm phải mới, mà có nghĩa là hình thức thể hiện ý tưởng của tác phẩm phải do chính tác giả sáng tạo ra [8, tr57] Đối với căn cứ “sở hữu” Trường hợp này, quyền sở hữu trí tuệ phát sinh theo các căn cứ phát sinh quyền sở hữu đƣợc quy định tại Điều 211, Bộ

9 luật dân sự năm 2015 về các căn cứ xác lập quyền sở hữu Căn cứ này không thể hiện bản chất của quyền tác giả nên không quá quan trọng trong vấn đề nghiên cứu Định nghĩa về quyền tác giả nêu trên chƣa hoàn chỉnh do chƣa nêu đầy đủ các đặc điểm, nội hàm của quyền tác giả do đó mà chƣa thể rút ra được các đặc điểm về quyền tác giả Pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới và cả Việt Nam đều tương đồng ở chỗ “không bảo hộ các ý tưởng mà chỉ bảo hộ cách trình bày ý tưởng đó” Biết rằng, trong văn học, nghệ thuật, khoa học không thể thiếu ý tưởng của người sáng tạo Nhưng ý tưởng đó phải thông qua lao động, sáng tạo của tác giả để làm ra một tác phẩm dưới một hình thức vật chất nhất định [14, tr164] Hình thức vật chất ở đây không hề được quy định cụ thể, miễn là con người có thể tiếp thu, hiểu và lưu trữ và truyền đạt đƣợc Nói nhƣ vậy, không phải tác phẩm không có bất kỳ mức độ sáng tạo nào cũng phát sinh quyền tác giả (ví dụ tổng hợp tin tức, thời sự) mà pháp luật vẫn yêu cầu một mức độ sáng tạo thối thiểu nhất

Luật sở hữu trí tuệ thuộc lĩnh vực chuyên ngành của Luật dân sự, có nghĩa quyền tác giả được bảo vệ theo cả luật riêng và luật gốc Theo đó, quyền tác giả tuân theo các nguyên tắc chung của Luật dân sự Tuy nhiên, Nhà nước không bảo hộ các tác phẩm vi phạm pháp luật, trái đạo đức, hoặc đi ngược lợi ích của Nhà nước và cộng đồng Các tác phẩm xâm phạm quyền của người khác, bôi nhọ, xuyên tạc sự thật, chống phá Nhà nước không được bảo vệ.

Cuối cùng, nếu tìm hiểu quyền tác giả về khía cạnh nội dung của chúng thì Luật SHTT chia quyền tác giả làm hai loại quyền là quyền tài sản và quyền nhân thân

Quyền nhân thân là những quyền gắn liền với giá trị nhân thân của tác giả bao gồm: quyền đƣợc đặt tên tác phẩm, đứng tên trên tác phẩm và quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm Tác phẩm là những đứa con tinh thần của tác giả, cũng giống nhƣ việc cha mẹ đặt tên cho con cái, đặt tên tác phẩm là một quyền hiển nhiên của các tác giả Tác phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và danh dự của tác giả, do đó khi có bất cứ sự sửa đổi, xuyên tạc nào mà không được phép sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến uy tín của người đó Chính vì thế mà để đảm bảo danh dự của tác giả, quyền “bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm” rất cần thiết Ngoài ra, tác giả còn có quyền khác đó là “công bố tác phẩm” Tuy nhiên, quyền này có đặc thù khác với những quyền nhân thân khác khi mà tác giả có thể chuyển giao cho người khác thực hiện Các quyền nhân thân tồn tại một cách độc lập đối với quyền tài sản, gắn liền với tác giả kể cả khi quyền sử dụng, quyền định đoạt đƣợc chuyển giao cho chủ thể khác Các quyền này đƣợc bảo hộ vô thời hạn

Quyền tài sản là những quyền sử dụng và quyền khai thác các giá trị của tác phẩm và có thể chuyển giao cho người khác thực hiện.Tác giả có thể tự mình hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền này, bất kỳ một chủ thể nào khai thác các lợi ích tài sản từ tác phẩm đều phải đƣợc phép và trả thù lao hợp lý cho tác giả Việc khai thác, sử dụng tác phẩm có thể dưới nhiều hình thức nhƣng các hành vi sử dụng tác phẩm quan trọng nhất có thể bao gồm:

-Sao chép và phân phối, bán tác phẩm;

Quyền công bố, phổ biến, phát thanh, truyền hình hay còn được gọi là quyền truyền thông đến công chúng Quyền này bao gồm các hành vi trình diễn, phân phối tác phẩm đến một số lượng lớn người thông qua các phương tiện truyền thông như báo chí, phát thanh, truyền hình, mạng xã hội và các hình thức giao tiếp khác với mục đích truyền bá tác phẩm đến nhiều người.

-Dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, tuyển tập, chú giải (quyền làm tác phẩm phái sinh) [11; tr9-10]

Kết luận, quyền tác giả có thể hiểu đƣợc là một tập hợp các quyền gồm quyền nhân thân và quyền tài sản đƣợc quy định trong pháp luật có tính nguyên gốc (do chính tác giả trực tiếp làm ra hoặc sở hữu) và tính hình thức (bảo hộ hình thức thể hiện không bảo hộ ý tưởng, nội dung sáng tạo)

1.1.2 Khái niệm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Một tác phẩm âm nhạc được hiểu theo nghĩa thông thường là một tác phẩm trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật được thể hiện dưới hình thức âm thanh Từ điển thuật ngữ quyền tác giả, quyền liên quan có đề cập: “Tác phẩm âm nhạc đƣợc hiểu chung là một loại hình tác phẩm nghệ thuật, đƣợc bảo hộ quyền tác giả Tác phẩm âm nhạc bao gồm tất cả các kết hợp âm thanh (tổ hợp) có hoặc không có lời, đƣợc trình diễn bằng các nhạc cụ, có hoặc không có giọng hát” [23, tr6] Định nghĩa pháp lý về tác phẩm âm nhạc đƣợc quy định tại Điều 12, Nghị định 100/2006/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 21/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan nhƣ sau “Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn”

Nhƣ vậy, định nghĩa pháp luật và định nghĩa của các tác giả có phần khác nhau, trong đó định nghĩa các tác giả đƣa ra có phần thể hiện đúng bản chất hơn khi chỉ ra hình thức của các tác phẩm âm nhạc là “sự kết hợp âm thanh”, trong khi định nghĩa chính thức của luật pháp lại chú trọng đến phương pháp cụ thể hóa tác phẩm âm nhạc là “các nốt hoặc ký tự âm nhạc”

Tuy nhiên, các kết hợp âm thanh không phải lúc nào cũng đƣợc biểu diễn cụ thể dưới dạng các ký tự Thế nhưng, sự khác biệt đó là không đáng kể vì một tổ hợp âm thanh mà không được biểu diễn dưới dạng ký tự nào thì sẽ rất khó được công nhận bảo hộ quyền tác giả vì khó để nhận biết, ghi nhớ, lưu trữ, trình bày…

Nhƣ vậy, quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là tổng hợp các quyền nhân thân và quyền tài sản phát sinh khi một tác phẩm âm nhạc là một tổ hợp âm thanh được định hình dưới dạng các nốt nhạc, ký tự âm nhạc khác dành cho tác giả khi họ tự mình bỏ công sức để sáng tạo nên tác phẩm đó (hoặc sở hữu theo các căn cứ mà pháp luật quy định)

1.1.3 Các đặc điểm của quyền tác giả đối với các tác phẩm âm nhạc

Thứ nhất, tác phẩm âm nhạc là một trong những loại hình tác phẩm đƣợc bảo hộ quyền tác giả, chính vì vậy mà quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc cũng có những đặc điểm tương tự đối với quyền tác giả nói chung của các tác phẩm khác

Về chủ thể quyền Chủ thể có quyền tác giả đối với tác phẩm nhạc bao gồm hai loại là tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả Theo nhƣ quy định tại Điều 37, Luật SHTT thì chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả trong trường hợp tác giả tự mình bỏ thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm Đối với tác phẩm âm nhạc, tác giả của tác phẩm chính là người đã sáng tạo ra các tổ hợp âm thanh và định hình chúng bằng các ký tự âm nhạc Trường hợp thứ hai, tác giả không phải là chủ sở hữu quyền tác giả Trong trường hợp này, nếu tác giả được trả công để sáng tạo hoặc tác giả là người của một pháp nhân tiến hành sáng tác dưới danh nghĩa pháp nhân đó thì chủ sở hữu tác phẩm chính là pháp nhân trả tiền thuê Hai trường hợp trên đây, nội dung quyền tác giả của từng chủ thể sẽ khác nhau Đối với tác phẩm

13 âm nhạc khi đã đƣợc biểu diễn, đƣợc định hình, ghi âm, ghi hình thì phát sinh cả quyền liên quan của các chủ sở hữu quyền liên quan Các chủ sở hữu quyền liên quan này chính là nghệ sĩ biểu diễn, người đã định hình tác phẩm âm nhạc trên bản ghi âm, ghi hình

Khái quát về thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

1.2.1 Khái niệm thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật là hai giai đoạn hoàn toàn khác nhau trong đó thực thi pháp luật là giai đoạn sau Mỗi giai đoạn đều có những vai trò và tầm quan trọng riêng của chúng, tuy nhiên xét về thực tiễn thì hoạt động thực thi pháp luật với vai trò đƣa các quy định của pháp luật vào đời sống có tầm quan trọng hơn hẳn

Theo giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật của Đại học luật xuất bản năm 2013 thì “thực thi pháp luật là quá trình các tổ chức, cá nhân và các chủ thể pháp luật khác khi gặp phải tình huống thực tế mà quy phạm pháp luật đã dự liệu, trên cơ sở nhận thức của mình chuyển hóa một cách sáng tạo quy tắc xử sự chung mà nhà nước đã quy định vào tình huống cụ thể đó thông qua hành vi thực tế hợp pháp của mình”[7, tr 181] Định nghĩa này đề cập đến cách thức, phương pháp mà một quy phạm pháp luật được thực hiện trên thực tế bằng cách các chủ thể căn cứ vào quy định của pháp luật, xem xét địa vị pháp lý của mình trong mối quan hệ pháp luật để áp dụng cho phù hợp

Thực thi pháp luật chỉ bao hàm những hành động cụ thể nhằm áp dụng pháp luật, trong khi "thực hiện pháp luật" có ý nghĩa rộng hơn, bao gồm mọi hoạt động tuân thủ và thực hiện các quy định pháp luật Theo giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, thực hiện pháp luật là hành động biến các quy tắc pháp luật thành hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật, với mục đích đưa pháp luật vào cuộc sống.

Tuy nhiên, thực thi pháp luật chỉ là hoạt động của các chủ thể, theo quy định của pháp luật đƣa các quy phạm pháp luật có hiệu lực trên thực tế và thường chỉ đặt ra khi có sự vi phạm pháp luật Tóm lại, thực thi pháp luật chỉ là một phần của hoạt động thực hiện pháp luật

Chính vì vậy, việc thực thi quyền tác giả chính là hoạt động của các chủ thể pháp lý đƣa các quyền nhân thân và quyền tài sản mà pháp luật về sở hữu trí tuệ đã đƣợc xác lập dành cho tác giả và chủ sở hữu tác phẩm đƣợc thực hiện trên thực tế khi có bất kỳ một sự vi phạm nào xảy ra Ngoài ra, trong vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng người ta hay đề cập đến khái niệm “bảo vệ quyền tác giả” – là một khái niệm tương đồng với thực thi quyền tác giả

Việc thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại nhà hàng, khách sạn nhằm bảo vệ quyền lợi của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả, đồng thời đảm bảo việc trả thù lao xứng đáng cho những người sáng tạo ra tác phẩm Do đó, cần tăng cường thực thi quyền tác giả để bảo vệ quyền lợi của các chủ sở hữu tác phẩm âm nhạc, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp âm nhạc và sáng tạo nội dung.

1.2.2 Các nguyên tắc trong thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Các nguyên tắc cơ bản của việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ là những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo cơ bản có tính chất xuất phát điểm, thể hiện tính toàn diện, xuyên suốt và có ý nghĩa bao trùm, quyết định nội dung và hiệu lực của việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ [10] Việc thực thi quyền tác giả cũng vậy, cần phải có những nguyên tắc là những sợi chỉ đỏ xuyên suốt cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật

Pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung về cơ bản là pháp luật chuyên ngành có luật gốc là luật tƣ, hay luật dân sự Nhận định đó chỉ đúng trong một chừng mực nhất định, tuy nhiên việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ nói chung hay việc thực thi quyền tác giả nói riêng trước hết có những điểm tương đồng trong hoạt động thực thi quyền sở hữu đƣợc quy định trong pháp luật dân sự Trong đó, hai nguyên tắc cơ bản đầu tiên của việc bảo vệ quyền dân sự, quyền sở hữu là nguyên tắc tự định đoạt và nguyên tắc tự do thỏa thuận, thương lƣợng [22, tr25]

Quyền tự định đoạt của chủ sở hữu là nguyên tắc cơ bản trong luật dân sự Chủ thể có quyền lựa chọn bảo vệ tác phẩm của mình hay không, thời điểm bảo vệ và phương pháp bảo vệ Chủ sở hữu quyền tác giả được quyền đăng ký hoặc không đăng ký bản quyền, công bố hay không công bố, sử dụng phương pháp công nghệ - kỹ thuật bảo vệ hay không Đặc biệt, họ có quyền tố cáo, khởi kiện hành vi xâm phạm ra cơ quan nhà nước có thẩm quyền Ngay cả khi khởi kiện vụ án dân sự, chủ sở hữu vẫn tiếp tục thực hiện quyền tự định đoạt theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự Tuy nhiên, quyền tự định đoạt này không phải là vô hạn mà phải gắn với các quy định pháp luật.

Theo quy định của pháp luật, cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu chủ thể xâm phạm quyền của mình chấm dứt hành vi xâm phạm Tuy nhiên, nếu chủ thể xâm phạm không thực hiện yêu cầu trên, họ không được tự ý sử dụng biện pháp cưỡng chế hoặc xử phạt, mà phải áp dụng các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, nguyên tắc tự do thỏa thuận Trong hoạt động thực thi quyền tác giả, tác giả có quyền thỏa thuận với các chủ thể sử dụng trái phép các tác phẩm của mình Chẳng hạn, hai bên có thể thỏa thuận về các biện pháp khắc phục như xin lỗi, cải chính công khai hoặc các mức bồi thường thiệt hại, mức chi phí khắc phục hậu quả Quyền tự do thỏa thuận luôn đƣợc đề cao trong hệ thống luật tƣ, cho đến cả thời điểm một vụ án về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được tòa án dân sự thụ lý, hai bên đương sự vẫn còn nguyên quyền thỏa thuận về giải pháp và yêu cầu tòa công nhận sự thỏa thuận đó Tuy nhiên, cũng giống nhƣ nguyên tắc tự định đoạt, sự tự do thỏa thuận cũng có những giới hạn của nó Các thỏa thuận trái luật có thể bị tuyên bố vô hiệu và các thỏa thuận trong hệ thống luật công (luật hành chính, luật hình sự) sẽ rất khó đƣợc chấp nhận Ví dụ, khi một chủ thể bị phát hiện xâm phạm quyền tác giả và bị cơ quan hành chính xử phạt thì ngay cả tác giả cũng không có khả năng phủ nhận quyết định hành chính đó

Luật sở hữu trí tuệ không chỉ bao gồm các quy định mang tính chất luật tư, ngành luật dân sự mà còn mở rộng sang lĩnh vực hành chính, bao gồm các chế định về đăng ký bản quyền, quản lý và xử phạt hành chính Bên cạnh đó, một số hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ còn được quy định là tội phạm trong Bộ luật hình sự năm 2015, cụ thể tại Điều 225 về tội vi phạm quyền sở hữu công nghiệp.

225 có quy định về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan Chính vì vậy, khi thực thi quyền tác giả đặc biệt là trong hệ thống các biện pháp hành chính, hình sự còn phải tuân thủ nguyên tắc sự tham gia ý chí của bên thứ ba – Nhà nước Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính các

Nhà nước đảm bảo bảo vệ quyền tác giả thông qua hệ thống cơ quan tư pháp gồm Tòa án, Viện kiểm sát, Thi hành án chịu trách nhiệm xét xử và thực thi các bản án, quyết định về xâm phạm bản quyền Nguyên tắc này thể hiện sự can thiệp của Nhà nước vào việc thực hiện quyền tác giả, với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cả tác giả và chủ thể vi phạm Sự tuân thủ các quyết định và hành vi của Nhà nước là bắt buộc đối với cả hai bên, nếu không sẽ phải chịu các chế tài cưỡng chế.

Không chỉ thế, nhƣ đã phân tích ở phía trên về đặc điểm của quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, loại tác phẩm này có một đặc trƣng so với các tác phẩm khác đó chính là khả năng đƣợc biểu diễn, trình diễn, ghi âm, ghi hình, phát sóng Do đó, sẽ có quyền phái sinh – quyền liên quan của chủ thể khác Vì vậy, trong hoạt động thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, đặc biệt là tại các nhà hàng, khách sạn, chúng ta cần phân biệt rõ ràng các chủ thể nhà hàng sử dụng quyền tác giả của tác phẩm âm nhạc hay đang sử dụng các quyền liên quan của chủ sở hữu quyền liên quan Chẳng hạn, bài hát “Diễm xƣa” của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đƣợc trình bày bởi Khánh Ly Trong trường hợp khách sạn A sử dụng ca khúc này để thuê người biểu diễn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình thì khách sạn A dù không phải xin phép nhƣng phải trả một mức phí hợp lý cho tác giả Tuy nhiên, trong trường hợp khách sạn A sử dụng bài hát trên nhưng chỉ phát bản thu âm của ca sĩ Khánh Ly để làm nhạc nền, nhạc dạo thì ở đây gồm mối quan hệ giữa chủ sơ hữu quyền liên quan là ca sĩ Khánh Ly và khách sạn A và mối quan hệ giữa khách sạn A và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn Trường hợp này cũng tương tự đối với việc tivi của khách sạn A phát các chương trình tivi có sử dụng bản thu âm bài hát “Diễm xƣa” thì đó là mối quan hệ giữa khách sạn A và chủ sở hữu chương trình phát sóng trên tivi và giữa khách sạn với nhạc sĩ Nếu đó là

Hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn và những vấn đề đặt ra về thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

về thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

1.3.1 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn và ảnh hưởng của nó đến việc thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Nhà hàng, khách sạn là hoạt động kinh doanh có điều kiện Theo danh mục ngành nghề kinh doanh ban hành kèm theo quyết định số 10/2007/QĐ- TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng chính phủ thì nhà hàng, khách sạn thuộc ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống, lưu trú có mã ngành cấp một là I Theo đó, trong danh mục tổng cộng có tổng cộng mười tám ngành nghề kinh doanh khác nhau (Xem phụ lục 1)

Tuy nhiên trên thực tế, chủ thể kinh doanh nhà hàng, khách sạn thực hiện hoạt động kinh doanh thường sử dụng tác phẩm âm nhạc như là một cách thức để phục vụ cho công việc kinh doanh gốc của mình Xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, đó là nhu cầu về sự thoải mái, sự dễ chịu và sự thu hút

Vì vậy, các chủ nhà hàng, khách sạn thường sử dụng các tác phẩm nghệ thuật

23 nhƣ âm nhạc, hội họa, điêu khắc…để trang trí, phục vụ cho hoạt động kinh doanh lưu trú hoặc ăn uống của mình Hành động này một phần để phục vụ yêu cầu của khách hàng nhƣng khi đó, các chủ kinh doanh đã trở thành một chủ thể sử dụng tác phẩm âm nhạc Nói cách khác, giữa chủ thể kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn và tác giả đã phát sinh một quan hệ pháp luật mà ở đó mỗi bên đều có quyền và nghĩa vụ tương ứng

1.3.2 Các hình thức sử dụng tác phẩm âm nhạc của các nhà hàng, khách sạn

Hành vi sử dụng tác phẩm âm nhạc của các nhà hàng, khách sạn đƣợc thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau Chẳng hạn, họ có thể trực tiếp sử dụng các tác phẩm âm nhạc để biểu diễn, phục vụ khách hàng nâng cao lợi nhuận Tuy nhiên, hoạt động sử dụng trực tiếp đó không mang lại quá nhiều điều phức tạp vì khi đó, tác giả và chủ thể có thể thương lượng với nhau về việc sử dụng, mức phí phải trả Nhƣng, các nhà hàng, khách sạn này còn có thể sử dụng các bản nhạc làm nhạc nền cho các khu vực công cộng nhƣ: tiếp tân, phòng khách, thang máy…Ngoài ra, còn có trường hợp các khách sạn, nhà nghỉ phát các chương trình tivi, radio cho khách hàng ở trong phòng

Mối quan hệ giữa chủ kinh doanh và tác giả âm nhạc phát sinh từ việc sử dụng tác phẩm của tác giả tại các nhà hàng, khách sạn Quá trình sử dụng này bao gồm việc chủ kinh doanh sử dụng độc quyền của tác giả, cụ thể là các quyền về tài sản đã được bảo hộ pháp luật.

-Nhà hàng, khách sạn sử dụng tác phẩm dưới hình thức thuê người ca sĩ, nhạc công để trực tiếp biểu diễn tác phẩm âm nhạc phục vụ cho khách hàng Trường hợp này, các nhà hàng, khách sạn sử dụng quyền về biểu diễn, trình diễn tác phẩm của tác giả Quyền biểu diễn, trình diễn tác phẩm trước

24 công chúng là độc quyền của tác giả do chính tác giả thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện Người nào sử dụng các quyền này phải xin phép và trả thù lao hợp lý cho tác giả

-Nhà hàng, khách sạn sử dụng tác phẩm âm nhạc tại các khu vực kinh doanh của mình nhƣ: tiếp tân, lễ tân, sảnh, thang máy, phòng…làm nhạc nền, nhạc dạo Hoặc, nhà hàng, khách sạn trang bị ti vi, đài phát thanh, radio tại các phòng ngủ, phòng nghỉ của mình nhƣ là một dịch vụ kinh doanh để cung cấp cho khách hàng Đây là hai hình thức sử dụng khác nhau, tuy nhiên bản chất của chúng giống nhau vì đều là việc sử dụng độc quyền “phân phối tác phẩm đến một số lượng người xác định của tác giả” hay còn gọi là quyền

“truyền thông đến công chúng” Hình thức sử dụng này là phổ biến hơn rất nhiều so với việc biểu diễn trực tiếp các tác phẩm về mức độ sử dụng, thời gian sử dụng, số lƣợng sử dụng…Chính vì vây mà rất khó để phát hiện hành vi sử dụng cũng như tính toán mức chi phí đúng đắn và phương pháp trả phí hợp lý cho các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cũng nhƣ các chủ sở hữu quyền liên quan Bởi không một tác giả nào có thể gửi thông báo yêu cầu trả phí bản quyền tới từng nhà hàng, khách sạn sử dụng nhạc của họ Thậm chí có gửi đƣợc các thông báo ấy thì họ cũng không có căn cứ về mức độ, số lƣợng, thời gian mà tác phẩm của mình đƣợc sử dụng để tính phí bản quyền

1.3.3 Vai trò, ý nghĩa của hoạt động thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại nhà hàng, khách sạn

Thi hành pháp luật là giai đoạn quan trọng trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật Giai đoạn này đóng vai trò là cơ chế đưa pháp luật vào hiệu lực thực tế Hiện nay, xây dựng và hoàn thiện pháp luật đang nhận được nhiều sự quan tâm, nhưng việc thi hành pháp luật cũng không kém phần quan trọng.

25 hơn nhiều Ví dụ ở luật sở hữu trí tuệ, cho dù các nhà làm luật xây dựng đƣợc bộ luật hợp lý, trong đó có đầy đủ các cơ chế từ bảo vệ, sử dụng cho đến thực thi quyền tác giả Thế nhƣng, trên thực tế bộ máy, cơ quan để đƣa các quy định đó vào thực tiễn đời sống không ổn định thì giá trị của văn bản pháp luật cũng coi nhƣ mất trắng Đối với việc thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc nói riêng cũng có vai trò tương tự vai trò của thực thi pháp luật nói chung Tuy nhiên ngày nay, môi trường số phát triển dẫn đến việc vi phạm bản quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc ngày càng trở lên dễ dàng Hơn nữa việc các tác giả theo dõi các tác phẩm của mình trên internet, trên truyền hình hay phát thanh là cực kỳ khó khăn Tình trạng vi phạm bản quyền âm nhạc không còn giới hạn trong phạm vi biên giới quốc gia, mà đã trở thành vấn đề mang tính quốc tế Từ nhận thức đó, cả thế giới đã có nhiều nỗ lực trong cuộc chiến chống lại tình trạng vi phạm bản quyền âm nhạc [23, Tr17] Do đó, tầm quan trọng của thực thi bản quyền đối với tác phẩm âm nhạc lại có tầm quan trọng hơn một bậc

Trong phạm vi các nhà hàng, khách sạn việc sử dụng các tác phẩm âm nhạc ở các hình thức phân tích nhƣ trên xét cho cùng không quá nghiêm trọng so với các hành vi ăn cắp, làm giả bản quyền Tuy nhiên, đó cũng là những thành quả lao động mà các tác giả, người biểu diễn, người ghi âm ghi hình xứng đáng đƣợc nhận dành cho công sức họ bỏ ra Thêm vào đó, số lƣợng sử dụng các tác phẩm âm nhạc tại các nhà hàng, khách sạn là rất lớn, nếu các tác giả thu đƣợc tiền phí bản quyền thì sẽ là một động lực lớn về tài chính để khuyến khích họ tiếp tục sáng tạo, hoạt động cống hiến.

Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại nhà hàng, khách sạn

với tác phẩm âm nhạc tại nhà hàng, khách sạn

Khi nói đến pháp luật về bản quyền, chúng ta cần phải tham khảo pháp luật của Mỹ và của các nước Châu Âu vì bản quyền là một lĩnh vực pháp luật đã xuất hiện từ rất sớm tại đó Mặc dù đây là các nước thiên về hệ thống pháp luật án lệ tuy nhiên lại có những văn bản pháp luật thành văn rõ ràng về sở hữu trí tuệ, chẳng hạn ngay sau khì Hiến Pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ra đời thì Luật về quyền tác giả đầu tiên của Hoa Kỳ đƣợc ban hành vào ngày 31 tháng 5 năm 1790 điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quyền tác giả trên toàn bộ lãnh thổ liên bang Đối với Liên minh châu Âu (EU), hệ thống pháp luật của họ bao gồm các Quy chế (Regulation), Chỉ thị (Directive) và Phán quyết (Decision) Việc tham khảo nguyên tắc và phương pháp thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc ở nhà hàng, khách sạn tại hai khu vực trên là rất cần thiết để đƣa ra các kinh nghiệm cho Việt Nam

1.4.1 Kinh nghiệm thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc theo pháp luật của các nước liên minh Châu Âu (EU)

Nhƣ đã trình bày rằng, pháp luật của Châu Âu điều chỉnh thông qua các quy chế, chỉ thị và phán quyết của tòa án công lý Trong lĩnh vực liên quan đến quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong các nhà hàng, khách sạn cũng đã có những quy chế và phán quyết của tòa Do đó, chúng ta sẽ xem xét thông qua các quy chế và phán quyết đó

Tại Điều 3 của Chỉ thị 29 năm 2001 (Article 3 of Directive 2001/29/EC) quy định về “quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng” (right of communication to the public of works) như sau: “Các nước thành viên sẽ trao cho tác giả với độc quyền của việc cho phép hay kiếm từ việc truyền đạt tác phẩm của họ đến công chúng” Dó chính là cơ sở cho các tác giả căn cứ vào để bảo vệ các quyền tác giả của mình Vấn đề đặt ra là, liệu việc sử dụng các tác

27 phẩm âm nhạc trong nhà hàng, khách sạn dưới các hình thức nêu trên có phải là một sự “truyền đạt tác phẩm đến công chúng” Do đó, ngày 7 tháng 12 năm

2006, Tòa án công Lý đã phát hành phán quyết của họ trong vụ việc C-305/05 ( giữa SGAE – cơ quan chịu trách nhiệm quản lý quyền sở hữu trí tuệ ở Tây Ban Nha với Khách sạn Rafeal) liên quan đến sự giải thích Điều 3 của chỉ thị 29 nêu trên [27] Để giải thích về việc “truyền đạt tác phẩm đến công chúng” cần phải trả lời 3 câu hỏi:

1, Liệu rằng sự lắp đặt các TV truyền hình cáp trong phòng khách sạn đã thiết lập lên một hành động truyền đạt tác phẩm đến công chúng – theo nghĩa của chỉ thị 29 hay không?

2, Liệu rằng, trong bối cảnh các phòng khách sạn chỉ trong phạm vi nội bộ, việc lắp đặt các TV có đƣợc coi là truyền đạt đến công chúng không?

3,Liệu sự truyền đạt thông qua hệ thống TV trong phòng khách sạn có thể liên quan đến công cộng theo mục đích của chỉ thị 29 bởi vì số lượng người xem chương trình đó? Đối với câu hỏi thứ nhất và thứ ba thì Tòa án đã cho rằng “công chúng” là “một số lượng người xem tiềm năng không xác định” và lượng lớn người xem ở trong phòng khách sạn, những người có mặt ở các khu vực công cộng của khách sạn, cũng giống như vậy Do đó mà lượng người này đã hình thành nên “công chúng” theo nghĩa của chỉ thị 29 đƣa ra [27] Thêm vào đó, cho dù các khách sạn đã trả tiền bản quyền cho các đài phát sóng không thể được xem là người sử dụng, các khách sạn chỉ được xem là người sử dụng khi việc sử dụng của họ giới hạn trong phạm vi gia đình hoặc bản thân họ Nên, việc các khách sạn, nhà hàng phát các chương trình tivi, phát các bài hát cho khách hàng của họ như là một dịch vụ kinh doanh – đã đƣợc bao gồm vào trong giá phòng hoặc giá thức ăn, không thể

28 được xem là một người sử dụng mà phải xem họ là một người phát sóng mới Do đó, kết luận rằng các khách sạn, nhà hàng sử dụng tác phẩm âm nhạc cho mục đích kinh doanh của mình chính là thực hiện hành vi “truyền đạt tác phẩm đến công chúng” và phải trả tiền phí bản quyền cho tác giả trừ phi họ sử dụng trong phạm vi gia đình hoặc cho chính bản thân mình Ở một phán quyết khác của Tòa án số 26/12, đƣợc ban hành ngày 15 tháng

3 năm 2012 về vụ việc giữa Phonographic Perfomance Limited (PPL), đại diện cho quyền lợi của những nhà sản xuất chương trình âm nhạc, bản ghi âm ở Ireland với Ireland Khi Chính phủ Ireland đã vi phạm luật của liên minh về việc miễn cho các khách sạn khỏi nghĩa vụ trả các tiền bản quyền hợp lý cho việc sử dụng các chương trình trong phòng khách sạn Trong đó, Tòa đã phán quyết rằng, vai trò của các khách sạn khi lắp đặt các tivi, radio nghe nhạc trong phòng là thiết yếu cho việc truyền đạt tác phẩm đƣợc bảo vệ Đồng thời, lƣợng khách hàng của khách sạn là một lượng người nghe tiềm năng không xác định được chính là một số lượng người đủ lớn hợp lý để hình thành lên định nghĩa “công chúng” Và cuối cùng, hoạt động này của các khách sạn là phục vụ hoạt động kinh doanh chính của họ, vì mục tiêu lợi nhuận Do đó, kết luận cuối cùng rằng, các quốc gia thành viên của liên minh không đƣợc phép miễn cho các nhà hàng các nghĩa vụ phải trả một khoản phí bản quyền hợp lý cho tác giả khi mà họ thực hiện hoạt động “truyền đạt tác phẩm đến công chúng” [28] Hai vụ việc trên nội dung thì khác nhƣng bản chất thì hoàn toàn giống nhau trong việc chứng minh nghĩa vụ thực thi bản quyền của các nhà hàng, khách sạn khi họ sử dụng các tác phẩm âm nhạc, truyền hình cho các tác giả, người sản xuất chương trình truyền hình, bản ghi âm âm nhạc đã đƣợc quy định ở trong pháp luật của Châu Âu

1.4.2 Kinh nghiệm thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại nhà hàng, khách sạn ở Hoa Kỳ

Theo pháp luật Hoa Kỳ, đối với mỗi tác phẩm âm nhạc luôn có hai thành phần, thứ nhất đƣợc gọi là “master” (các bản ghi âm thanh) và thứ hai đƣợc gọi là cấu trúc bản nhạc – gồm các nốt, giai điệu, nhịp, lời bài hát Trong đó, phần nào của chúng cũng đều có thể mang lại phí bản quyền cho chủ sở hữu quyền Đối với cấu trúc bản nhạc, có hai cách phát sinh tiền bản quyền chính là biểu diễn bài hát (performance royalties) và tái sản xuất bài hát (mechanical royalties) Tác giả sẽ đƣợc trả bản quyền biểu diễn mỗi khi bài hát đƣợc phát sóng, thể hiện công khai, và nhận đƣợc phí tái sản xuất mỗi khi bài hát đƣợc “tái sản xuất” theo số lƣợng thực tế nghĩa là số đĩa bán đƣợc, số lƣợt tải xuống, số lượng phát sóng trực tiếp Và tương tự, việc thu phí bản quyền nêu trên cũng thông qua các tổ chức đại diện của tác giả

Ngoài ra, còn một loại loại phí nữa là “bản quyền in ấn” (print royalties) đƣợc trả mỗi khi bài hát đƣợc in vào sách nhạc, biên tập vào giấy tờ … nhƣng chỉ đƣợc trả cho các bài hát nằm trong bảng xếp hạng 40 bài hát phổ biến trên đài [29]

Nói tóm lại, pháp luật Mỹ quy định cho tác giả, người biểu diễn, ghi âm ghi hình tác phẩm âm nhạc được hưởng nhiều loại tiền bản quyền khác nhau

Pháp luật ở Hoa Kỳ cũng ghi nhận một nguyên tắc tương tự như ở pháp luật Châu Âu rằng “Người sở hữu bản quyền có độc quyền trong việc biểu diễn tác phẩm của họ”, căn cứ theo luật bản quyền liên bang Theo đó, khi sử dụng các bài hát vào mục đích kinh doanh, người sử dụng đã vi phạm quyền bản quyền nếu không đƣợc phép của chủ sở hữu hoặc tổ chức đại diện quyền chủ sở

30 hữu [30] Và do vậy, họ phải trả các loại phí bản quyền nêu trên cho tác giả, người biểu diễn, người định hình bản ghi âm thanh

Thứ nhất, việc các khách hàng của các khách sạn, nhà hàng sử dụng các bản nhạc trong phòng ăn, phong họp chung cũng dẫn đến trách nhiệm phải trả phí bản quyền của nhà hàng, khách sạn vì họ đã thu đƣợc các lợi nhuận từ khách hàng đó thông qua việc cung cấp các bản nhạc

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THỰC THI QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN 34 2.1 Các quy định của pháp luật Việt Nam về thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc 34 2.2 Thực trạng thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại nhà hàng, khách sạn ở Việt Nam hiện nay

Thực trạng thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại nhà hàng, khách sạn từ góc độ các tác giả và tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả

hàng, khách sạn từ góc độ các tác giả và tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả

Số lƣợng tác giả sáng tác nói chung và sáng tác âm nhạc nói riêng có thể nói là không thể kiểm soát, thống kê Thêm vào đó, mỗi tác giả lại có mỗi ý kiến, suy nghĩ khác nhau Chính vì vậy, ta không thể căn cứ vào phát biểu của một vài tác giả nào mà phải căn cứ vào quan điểm của cả tập thể tác giả Ở Việt Nam hiện nay, căn cứ vào báo cáo 158/BC-BVHTTDL của Bộ văn hóa thể thao và du lịch tổng kết 5 năm thực hiện chỉ thị số 36/2008/CT-TTg về

46 tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan thì ở Việt Nam có tổng cộng 4 tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan đƣợc ra đời Cho đến năm 2015 thì có thêm một tổ chức nữa để nâng số lƣợng tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả lên thành 5 Nhiệm vụ chủ yếu của các tổ chức này là cấp phép sử dụng và thu tiền bản quyền đối với tác phẩm rồi phân phối lại cho tác giả Đối với tác phẩm âm nhạc, có một tổ chức đại diện cho tập thể quyền tác giả là Trung Tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC)

Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ, VCPMC đã gửi công văn yêu cầu nhà hàng, khách sạn nộp tiền bản quyền âm nhạc Đầu tháng 5/2017, nhiều khách sạn từ một đến ba sao tại Đà Nẵng nhận được thông báo phải liên hệ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền tác quyền cho hoạt động kinh doanh có sử dụng nhạc Mức phí theo biểu giá do VCPMC xây dựng và áp dụng từ 1/10/2015, dao động 25.000 đồng/phòng/năm Không chỉ khách sạn, các nhà hàng, quán cà phê ở Đà Nẵng, Khánh Hòa cũng nhận được yêu cầu tương tự, gây bức xúc cho nhiều chủ kinh doanh Theo thông báo của VCPMC phía Nam, chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải liên hệ để xin phép sử dụng âm nhạc theo quy định.

47 quyết liệt trong thực thi, bảo vệ các quyền đối với tác phẩm của mình dưới các hành vi sử dụng của chủ nhà hàng, khách sạn, quán cà phê Để khẳng định cho các hoạt động của mình, Nhạc sĩ Phó Đức Phương – Giám đốc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam nêu ý kiến

“Khách sạn mở ti vi có âm nhạc phục vụ gián tiếp, dù ít hay nhiều cho doanh thu của khách sạn đó, tức là kinh doanh Nguyên tắc tổ chức, cá nhân dùng âm nhạc phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình thì phải có nghĩa vụ trả tiền” [36] Cũng theo đó, ông nêu căn cứ rằng việc thu tiền bản quyền đối với việc sử dụng âm nhạc của các nhà hàng, khách sạn là phù hợp với quy định của Luật SHTT tại Điều 33 Mức phí mà VCPMC đƣa ra là dựa trên nền tảng pháp luật, có tham khảo công ƣớc Berne, hệ thống pháp luật quốc tế và áp dụng trong đời sống thực tiễn

VCPMC thực hiện việc thu tiền sử dụng tác phẩm tại hầu hết các khu vực có sử dụng âm nhạc trong môi trường kinh doanh theo quy định của luật SHTT và phân loại thành 20 lĩnh vực sử dụng âm nhạc có đặc thù giống nhau, bao gồm: xuất bản, biểu diễn, khách sạn, khu nghỉ mát, trung tâm thương mại, cao ốc cho thuê văn phòng, quán karaoke, phòng thu âm, vũ trường, câu lạc bộ đêm, câu lạc bộ khiêu vũ, siêu thị, cửa hàng thời trang, mỹ phẩm, cửa hàng bán đĩa nhạc, phòng trƣng bày, câu lạc bộ, trung tâm thẩm mỹ, trung tâm chăm sóc sức khỏe, khu vui chơi giải trí, nhà hàng, quán café, giải khát, bar, bistro, phát thanh, truyền hình, nhạc chuông, nhạc chờ, nhạc trên website, giao thông, rạp chiếu phim, nhạc dùng trong phim, nhạc trong clip quản cáo, làm tác phẩm phái sinh [9, tr54]

Hiệu quả thực tiễn của VCPMC trong công tác thực thi quyền tác giả tác phẩm âm nhạc tại nhà hàng, khách sạn đƣợc xem xét trong các báo cáo

Hoạt động của VCPMC qua các năm cho thấy số lượng hội viên tăng dần, đạt 3.749 người vào năm 2017 Mặc dù tiền bản quyền thu được liên tục tăng từ 68 tỷ đồng (2015) lên 83 tỷ đồng (2017), nhưng chủ yếu đến từ các lĩnh vực phát nhạc trên website, biểu diễn và karaoke Doanh thu từ các đơn vị kinh doanh, nhà hàng, khách sạn vẫn thấp Năm 2016, số tiền tác quyền thu được tại quán cà phê chỉ đạt 2,865 tỷ đồng/607 đơn vị, nhưng đến 5 tháng đầu năm 2017 chỉ còn 1,07 tỷ đồng/123 đơn vị VCPMC đã có kiến nghị xử lý hành chính các đơn vị vi phạm quyền tác giả.

Về mặt tích cực, với sự có mặt của VCPMC đại diện cho các tác giả mà các tác giả đã và đang có ý thức hơn trong việc bảo vệ bản quyền tác phẩm âm nhạc của chính mình VCPMC đã có sự chuyên trách, hướng tới hoạt động chuyên nghiệp, công khai và minh bạch Tổ chức đã hoạt động khá hiệu quả, có nhiều nỗ lực trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ của mình

49 đƣợc các thành viên giao cho nhƣ quản lý cấp phép sử dụng tác phẩm và thu tiền nhuận bút, thù lao và phân phối lại cho tác giả [9, tr77 – 78] Hoạt động của VCPMC đƣợc đánh giá là có căn cứ hợp pháp, phù hợp với quy định của luật SHTT Việc cấp phép sử dụng và yêu cầu thu tiền bản quyền đối với các nhà hàng, khách sạn sử dụng tác phẩm âm nhạc là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với mục tiêu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng Đồng thời, hiệu quả hoạt động của VCPMC cũng đạt mức tương đối với sự tham gia của rất nhiều tác giả thành viên, thu đƣợc một số lƣợng lớn tiền bản quyền từ các chủ thể sử dụng tác phẩm âm nhạc Những điều này sẽ đặt nền tảng cho hoạt động thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc sau này

Về mặt tiêu cực, dù có căn cứ pháp luật về hành động cũng nhƣ có lý tưởng, mục đích bảo vệ quyền tác giả tốt, nhưng hoạt động thực thi bản quyền âm nhạc của VCPMC lại gặp sự phản đối gay gắt trong cộng đồng kinh doanh cũng như sự không đồng tình từ phía cơ quan quản lý Nhà nước – đại diện là Cục bản quyền tác giả Theo đó, hoạt động gửi công văn yêu cầu nộp phí bản quyền tác phẩm âm nhạc cho các nhà hàng, khách sạn là bất chợt, tự phát mà không có sự phối hợp với các chủ thể kinh doanh Điều này đã vi phạm nguyên tắc tự thỏa thuận, tự định đoạt của hệ thống pháp luật dân sự mà luật SHTT cũng tuân theo phần nào đó Cùng với sự tự ý đó, lý do mà hoạt động của VCPMC gặp phải phản đối mạnh từ phía đơn vị kinh doanh là sự thiếu công khai, minh bạch của mình Cụ thể, chủ thể kinh doanh có quyền hợp lý yêu cầu VCPMC chứng minh quyền đại diện của mình đối với các tác giả trong việc thu tiền bản quyền Thế nhƣng, việc chỉ gửi công văn yêu cầu làm việc, nộp tiền đã không giải quyết đƣợc vấn đề đó Mặt khác, có sự không

50 minh bạch từ mức biểu giá thu tiền tác quyền mà VCPMC quy định Khi các đơn vị kinh doanh yêu cầu chứng minh loại tác phẩm, tần suất sử dụng tấc phẩm thuộc các tác giả đã ủy quyền cho VCPMC để tính mức phí bản quyền thì VCPMC cũng không thể thực hiện đƣợc Ngoài ra, nhiều chủ nhà hàng, khách sạn cho rằng, họ chỉ sử dụng các bài hát miễn phí, hoặc đã trả phí để tải xuống từ trên mạng rồi, tại sao còn phải trả phí lần 2? Hay các câu hỏi về khoản tiền phí bản quyền đƣợc nộp sẽ về tay tác giả nhƣ thế nào? Những yêu cầu, đòi hỏi chính đáng của các đơn vị kinh doanh sử dụng tác phẩm âm nhạc đƣợc đặt ra nhƣng VCPMC không giải quyết đã dẫn đến sự thiếu công khai, minh bạch, vi phạm nguyên tắc tự doa thỏa thuận, tự do ý chí của các bên trong quan hệ dân sự Chính những sự lỏng lẻo nêu trên đã biến một hoạt động với mục đích tốt và đầy đủ căn cứ pháp luật trở nên sai lệch và vướng phải sự phản đối rộng khắp, chính vì vậy mà đại diện phía cơ quan Nhà nước là Cục bản quyền tác giả đã phải có công văn yêu cầu dừng hoạt động thu phí bản quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại các phòng ti vi trong khách sạn của VCPMC.

Thực trạng thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại nhà hàng khách sạn từ góc độ người sử dụng tác phẩm

hàng khách sạn từ góc độ người sử dụng tác phẩm

Hiện nay, công tác phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật cho toàn dân nói chung là một chiến lược lớn, đã và đang được Nhà nước đẩy mạnh trên nhiều lĩnh vực pháp luật không chỉ riêng sở hữu trí tuệ Đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ và cụ thể hơn là quyền tác giả, tại báo cáo Tổng kết mười năm thi hành luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan của Bộ Văn hóa – thể thao – du lịch Số 184/BC-BVHTTDL ngày 21/9/2016 đã tổng kết nhiều biện pháp đƣợc áp dụng để phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền tác giả nhƣ:

80 hội thảo, tập huấn 7000 lượt người tham dự; biên soạn, biên dịch 9 đầu sách và xuất bản 59.150 cuốn, 2 tờ rơi với 30.000 bản in và 7 tập phim phát miễn phí; ngoài ra còn rất nhiều hoạt động, sự kiện khác tuyên truyền pháp luật quyền tác giả Do đó, kết quả đạt được rằng người khai thác, sử dụng và công chúng đã có bước đầu thể hiện sự tôn trọng về bản quyền trong các hoạt động, khai thác và sử dụng của mình thông qua việc thỏa thuận, trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan Nói tóm lại, ý thức của các chủ thể kinh doanh sử dụng các tác phẩm âm nhạc trong việc tôn trọng, thực thi các quyền của tác giả đã có ở mức độ nhất định không phải hoàn toàn không có Tuy nhiên, nhƣ nhận định tại báo cáo tổng kết năm 2015 của VCPMC thì chủ yếu, những người sử dụng có ý thức tuân thủ, nộp tiền bản quyền là những đơn vị kinh doanh lớn, có danh tiếng, có khả năng kinh tế chẳng hạn nhƣ các khách sạn 4,5 sao ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh Còn những đơn vị kinh doanh nhỏ thì ý thức chấp hành chƣa cao Nhƣng chính những đơn vị kinh doanh nhỏ ấy lại chiếm số lƣợng lớn và làm phức tạp thêm tình hình sử dụng các tác phẩm âm nhạc mà không tôn trọng quyền tác giả

Trong hoạt động thu phí bản quyền tác phẩm âm nhạc của VCPMC tại các nhà hàng, khách sạn, quán cà phê vừa qua thì hầu hết các chủ thể kinh doanh đƣợc yêu cầu nộp phí bản quyền đều phản ứng gay gắt và từ chối

Thứ nhất, theo các chủ doanh nghiệp, quyết định ban hành công văn của VCPMC là khá bất ngờ Ông A.Q, chủ một quán cà phê tại Đà Nẵng, bày tỏ sự bất ngờ và bức xúc khi nhận được công văn Ông cho biết bản thân và nhiều chủ doanh nghiệp khác đều không hài lòng với quyết định này, cho rằng họ không được tham vấn đầy đủ.

52 ứng dễ hiểu trước hành vi bất chợt, không có lộ trình, kế hoạch cụ thể của VCPMC Bởi trong một quan hệ dân sự thông thường cũng như trong quan hệ pháp luật sở hữu trí tuệ này, người ta phải đề cao sự tự do thỏa thuận, tự do thương lượng giữa hai bên trong khi VCPMC không đáp ứng được điều đó Hoạt động của họ mang tính mệnh lệnh, hành chính của Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, quyền lực công cộng

Thứ hai, chủ thể kinh doanh có nhiều vướng mắc cần được giải đáp nhƣng không đƣợc đáp ứng Những thắc mắc xung quanh việc thu tác quyền âm nhạc của chủ nhà hàng, khách sạn là rất nhiều Thứ nhất, họ yêu cầu VCPMC trình bày những căn cứ chứng minh cho sự ủy quyền của các tác giả cho VCPMC để tổ chức tiến hành thu tiền bản quyền tác phẩm âm nhạc VCPMC giải thích họ nhận đƣợc sự ủy quyền hợp pháp của các tác giả thành viên nhƣng không chứng minh đƣợc cụ thể Thứ hai, chủ nhà hàng, khách sạn phản đối về giá mức phí dịch vụ đƣợc quy định trong biểu giá VCPMC cung cấp và chứng minh căn cứ của mức phí đó Thứ ba, chủ nhà hàng, khách sạn yêu cầu VCPMC chứng minh số lƣợng tác phẩm, thời lƣợng tác phẩm họ sử dụng và phương thức sử dụng như thế nào, để làm căn cứ tính phí bản quyền âm nhạc nhƣng VCPMC hiện đang gặp khó khăn cho vấn đề này Cuối cùng, các đơn vị kinh doanh cho rằng, họ đã mất phí một lần trong việc trả tiền bản quyền truyền hình hay phí dịch vụ sử dụng các tác phẩm âm nhạc cho nhà cung cấp tác phẩm, vậy tại sao họ phải trả phí lần thứ hai cho tác giả trong việc sử dụng cùng một tác phẩm đó Vì vậy, VCPMC cần phải có câu trả lời hợp lý cho những đòi hỏi của họ trước khi buộc các chủ kinh doanh phải nộp tiền bản quyền âm nhạc bởi đây là những yêu cầu hợp lý và phù hợp với các căn cứ của pháp luật trong một mối quan hệ dân sự

Tóm lại, những phản đối và thắc mắc của các chủ thể kinh doanh trong việc thực thi quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm âm nhạc đã dẫn đến hiệu quả thực thi trong thực tế không cao Nhƣ vậy, cho đến khi giải quyết đƣợc các vấn đề mâu thuẫn này, việc thu tiền bản quyền âm nhạc của các nhà hàng, khách sạn vẫn là một vấn đề khó khăn vì mỗi chủ thể đều có quyền bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ, cho dù ý thức thực thi, bảo vệ quyền tác giả ngày càng đƣợc nâng cao.

Thực trạng thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại nhà hàng, khách sạn từ góc độ Nhà nước

hàng, khách sạn từ góc độ Nhà nước

Thực thi quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng bởi các chủ thể thứ ba trong quan hệ pháp luật chính là Nhà nước Nhà nước vẫn giữ vai trò là người quản lý, người giám sát, người thực thi pháp luật Bằng hệ thống cơ quan của mình, Nhà nước đưa những quy định của pháp luật vào thực tiễn đời sống Trong việc thực thi quyền tác giả đối với việc sử dụng tác phẩm âm nhạc tại nhà hàng, khách sạn, những cơ quan điển hình chịu trách nhiệm chính bao gồm: Bộ văn hóa – thể thao – du lịch trong đó có Cục bản quyền tác giả và hệ thống Tòa án Những cơ quan khác đƣợc quy đinh có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thực thi quyền tác giả ít có khả năng tham gia vào thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại nhà hàng, khách sạn đang trình bày ở đây a, Bộ văn hóa – thể thao – du lịch và Cục bản quyền tác giả

Xếp hai cơ quan này vào chung một nhóm vì chúng đều là những cơ quan hành chính, chủ yếu thực hiện các biện pháp quản lý hành chính Nhà

54 nước mà khác với Tòa án, thực hiện các biện pháp tư pháp, xét xử trong thực thi quyền tác giả

Theo quy định của pháp luật, các cơ quan hành chính chịu trách nhiệm thực hiện quyền tác giả, bao gồm các nhiệm vụ như quản lý đăng ký quyền tác giả, quản lý các tổ chức đại diện của tác giả, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, cũng như tuyên truyền, giáo dục pháp luật để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật Tuy nhiên, trong hoạt động sử dụng tác phẩm âm nhạc tại các nhà hàng, khách sạn, các cơ quan này chủ yếu tập trung vào quản lý tổ chức đại diện của tác giả và thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm.

Thứ nhất, đối với hoạt động quản lý các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả Bộ văn hóa – thể thao – du lịch đã xây dựng đề án và trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 22 tháng 1 năm 2017 phê duyệt đề án tăng cường năng lực quản lý và thực thi có hiệu quả pháp luật về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 Trong đề án đó, tại mục II.2.d có quy định phải “Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức tập thể quyền tác giả, quyền liên quan trong hoạt động thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan, đảm bảo công khai, minh bạch, hướng tới hoạt động chuyên nghiệp” Trên thực tế, Bộ văn hóa – thể thao – du lịch đã phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan nghiên cứu, chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ, hỗ trợ tài chính ban đầu để thành lập các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan trong đó có tổ chức VCPMC (đƣợc nêu trong báo cáo 184/BC-BVHTTDL) Những hoạt động này, đã đang và sẽ hỗ trợ, giúp tổ chức VCPMC tiếp tục hoạt động chuyên nghiệp, minh bạch, công khai để bảo vệ quyền lợi cho các tác giả

Trong vụ việc công văn của VCPMC gửi yêu cầu thu tiền bản quyền cho các nhà hàng, khách sạn Cục bản quyền tác giả có những quan điểm và chỉ đạo riêng đối với VCPMC Theo đó, Cục tán thành với quan điểm phải thu tiền bản quyền tác phẩm âm nhạc đối với việc sử dụng tại nhà hàng, khách sạn tuy nhiên VCPMC phải thực hiện theo lộ trình hợp lý, theo từng bước phù hợp với từng hình thức khai thác sử dụng âm nhạc để bảo vệ quyền lợi của tác giả cũng nhƣ bảo vệ quyền lợi của công chúng sử dụng tác phẩm âm nhạc Do đó, khi có thông tin về việc VCPMC thu bản quyền âm nhạc đối với ti-vi trong phòng khách sạn và gặp phải phản ứng gay gắt của chủ cơ sở kinh doanh, Cục đã có làm việc, tổ chức những cuộc họp với VCPMC để chỉ đạo tạm ngƣng việc thu phí lại để có lộ trình, thủ tục thu phí hợp lý hơn

Thứ hai, đối với hoạt động thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hành vi vi phạm pháp luật trong sử dụng tác phẩm âm nhạc tại nhà hàng, khách sạn Theo thống kê của Bộ văn hóa – thể thao – du lịch thì trong năm

2017, Bộ đã thực hiện 10.800 cuộc thanh tra đến các cơ sở trong đó xử lý

2448 vụ việc, sử lý 1708 cơ sở với tổng số tiền phạt là hơn 27 tỉ đồng [38] Tuy nhiên, trong 5 tháng đầu năm 2017, riêng lĩnh vực âm nhạc, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mới chỉ phát hiện và xử lý 8 doanh nghiệp có hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ với số tiền xử phạt là

Mức phí 277 triệu đồng xử phạt các hành vi vi phạm bản quyền tác giả còn quá nhỏ so với số lượng vụ vi phạm Trong khi đó, số lượng nhà hàng, khách sạn, quán cà phê sử dụng tác phẩm âm nhạc phục vụ kinh doanh trên thực tế rất lớn Năm 2017, Trung tâm VCPMC thu được 83 tỷ đồng tiền bản quyền âm nhạc, nhưng chỉ một phần rất nhỏ trong số này đến từ hoạt động sử dụng tác phẩm âm nhạc vào mục đích kinh doanh của các cơ sở này.

Việc xử phạt hành chính các nhà hàng, khách sạn vi phạm bản quyền âm nhạc còn rất hạn chế và kém hiệu quả Tình trạng sử dụng tác phẩm âm nhạc mà không xin phép, không trả thù lao cho tác giả vẫn diễn ra phổ biến.

Nhiệm vụ của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ đối với việc sử dụng tác phẩm âm nhạc tại nhà hàng, khách sạn là tìm ra giải pháp cho các yêu cầu từ các bên liên quan, bao gồm chủ sở hữu tác phẩm và bên sử dụng tác phẩm Trong những trường hợp vi phạm nghiêm trọng, tòa án hình sự có thể thụ lý các vụ án liên quan đến xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Tuy nhiên, đối với các hành vi sử dụng tác phẩm âm nhạc cụ thể tại nhà hàng, khách sạn, trách nhiệm hình sự sẽ không được áp dụng theo quy định của pháp luật.

Theo nhƣ báo cáo 184/BC-BVHTTDL của Bộ văn hóa – thể thao – du lịch thì từ tháng 7/2006 cho đến 30/9/2015 thì Tòa án nhân dân các cấp giải quyết đƣợc 328 vụ việc trong tổng số 363 vụ việc đã thụ lý gồm các vụ việc về dân sự và kinh doanh – thương mại, vụ án hành chính tranh chấp sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan và vụ án hình sự xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan Không có số liệu thống kê chi tiết về số vụ việc tranh chấp của việc sử dụng các tấc phẩm âm nhạc tại nhà hàng, khách sạn nhƣng chỉ cần xét tổng số vụ việc về sở hữu trí tuệ nói chung thì cũng đã thấy thực trạng về giải quyết tranh chấp tại tòa Đó là, rất ít án về sở hữu trí tuệ đƣợc khởi kiện, đƣợc thụ lý và đƣợc xét xử so với tổng số vụ án dân sự nói chung Khi so sánh với số lƣợng hành vi sử dụng các tác phẩm âm nhạc tại nhà hàng, khách sạn thì số vụ án sở hữu trí tuệ lại càng nhỏ Tuy nhiên, điều này là hợp lý vì con đường tòa án với những vụ việc sử dụng tác

57 phẩm âm nhạc nhƣ thế này chỉ nên là giải pháp cuối cùng, không đƣợc ƣu tiên mà các chủ thể sẽ tự thương lượng, giải quyết với nhau Đánh giá thực trạng thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại các nhà hàng, khách sạn từ góc độ Nhà nước

Thứ nhất, về mặt tích cực Các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước đã có những sự quan tâm nhất định đến vấn đề thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại nhà hàng, khách sạn Họ đã có những chỉ đạo, ý kiến phản hồi kịp thời trước hoạt động thu phí bản quyền âm nhạc của VCPMC Chỉ đạo này đƣợc đánh giá là kịp thời, có căn cứ pháp lý cũng nhƣ căn cứ phù hợp khác trước những phản ứng gay gắt của các chủ thể kinh doanh nhà hàng, khách sạn Bộ văn hóa – thể thao – du lịch đã xây dựng dược phương hướng tốt, đúng đắn về việc sử dụng, phát triển và hướng tới chuyên nghiệp hóa các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả và cụ thể là VCPMC Trong đó, đã có những hoạt động, chính sách cụ thể về giáo dục, nâng cao kinh nghiệm, khả năng chuyên môn cũng như có những hỗ trợ tài chính cho người quản lý của tổ chức này Cuối cùng, hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính đƣợc thực hiện có cố gắng nhƣng vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà chƣa thực sự có hiệu quả đối với hành vi sử dụng các tác phẩm âm nhạc của các nhà hàng, khách sạn

Thứ hai, về mặt hạn chế Thứ nhất, trong hoạt động quản lý các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, các cơ quan Nhà nước còn nhiều thiếu sót Chúng ta chƣa có hành lang pháp lý thực sự rõ ràng để làm cơ sở cho công tác thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc bằng các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả Cụ thể: chƣa có mức biểu phí bản quyền rõ ràng hoặc chƣa có quy định về căn cứ tính phí bản quyền, trong khi để cho tổ chức

VCPMC tự ý quy định một mức phí không hợp lý; ngoài ra, thiếu các quy định về phương pháp, trình tự, thủ tục cũng như quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan trong quan hệ thu phí bản quyền âm nhạc (gồm VCPMC và các chủ thể kinh doanh nhà hàng, khách sạn sử dụng âm nhạc) làm cho công văn thu phí của VCPMC có mục đích tốt để bảo vệ quyền tác giả trở nên bị phản ứng mạnh do quá bất ngờ, áp đặt, không công khai, không đảm bảo việc tự do thỏa thuận, thương lượng; Căn cứ pháp luật cho việc thu phí này của VCPMC chưa đƣợc pháp luật giải thích rõ ràng bởi chỉ dựa vào quy định tại Điều 33 Luật SHTT cũng nhƣ các quy định tại Điều 35 nghị định 100/2006/NĐ-CP hay Điều 32 của nghị định 22/2018/NĐ-CP về việc sử dụng bản ghi âm, ghi hình là chƣa rõ ràng, chƣa đủ dễ hiểu cho các tổ chức sử dụng khiến có nhiều làn sóng tranh cãi về việc phải trả phí hai lần cho việc sử dụng tác phẩm âm nhạc Thứ hai, công tác hướng dẫn, hỗ trợ, đào tạo cho các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả là chƣa đủ Điều quan trọng nhất vẫn là những hành lang pháp lý để tạo cơ sở cho sự tự chủ của các tổ chức này, để họ tự thỏa thuận, thương lƣợng trong các mối quan hệ dân sự Cuối cùng, công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm, kiểm soát việc sử dụng các tác phẩm âm nhạc tại nhà hàng, khách sạn mà không trả phí bản quyền rất hạn chế Nếu so sánh số vụ thanh tra, sô tiền phạt với hành vi sử dụng trên thực tế thì chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ Để tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, ý thức thực thi, nộp tiền bản quyền tác giả của các nhà hàng, khách sạn khi sử dụng các bản nhạc thì hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử phạt cũng cần xem xét và điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tiễn

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC TẠI NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN Ở VIỆT NAM

Yêu cầu nâng cao hiệu quả thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại nhà hàng, khách sạn

Việc thực thi quyền tác giả đối với việc sử dụng tác phẩm âm nhạc tại nhà hàng, khách sạn cần tuân thủ các nguyên tắc chung được quy định pháp luật Tuy nhiên, để phù hợp với thực trạng và hạn chế trong công tác thực thi hiện nay, cần phải có những tiêu chí riêng, bao gồm cả việc trao quyền cho các đơn vị trung gian như tổ chức quản lý quyền tác giả và sử dụng các biện pháp công nghệ để giám sát hiệu quả việc sử dụng tác phẩm.

Thứ nhất, phải bám sát các nguyên tắc về thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm nói chung được pháp luật quy định bởi đây là những tư tưởng, sợi chỉ đỏ xuyên suốt là khung xương chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật cũng nhƣ thực thi pháp luật về thực thi quyền tác giả Những nguyên tắc này nhƣ đã phân tích ở các mục phía trên bao gồm đảm bảo quyền tự do ý chí tự do thỏa thuận của các bên trong quan hệ dân sự; đảm bảo tính tự quyết của các chủ thể và đảm bảo sự tham gia quản lý của cơ quan Nhà nước Đảm bảo quyền tự do thỏa thuận của các bên trong quan hệ pháp luật này nghĩa là đảm bảo cho chủ thể quyền (các tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả) với chủ thể sử dụng (các nhà hàng, khách sạn) đƣợc thỏa thuận về các vấn đề nội dung của quan hệ này Chẳng hạn như: mức phí phải nộp, phương pháp nộp phí, thời gian thực hiện nộp phí… Tuy nhiên, trong thực tế về vụ việc thu tiền bản quyền âm nhạc thì VCPMC đã không đáp ứng đúng nguyên tắc này Thay vì thỏa thuận với các chủ thể kinh doanh sử dụng âm nhạc, VCPMC lại tiến hành gửi các công văn yêu cầu nộp phí bản quyền, đề ra một mức phí cố định

61 buộc các chủ thể phải tuân theo Hoạt động này mang bản chất quyền uy, áp đặt trong mối quan hệ với cơ quan Nhà nước chứ không phải những mối quan hệ dân sự thông thường Đối với vai trò tham gia của cơ quan Nhà nước cũng phải được xác định đúng Nhà nước là cơ quan quản lý, điều hành xã hội Nghĩa là vị trí nằm bên ngoài các quan hệ này và có chức năng làm hài hòa lợi ích giữa các bên Do đó, Nhà nước không được làm thay hay đại diện quyền lợi của bất cứ bên nào Nhiệm vụ chính là xây dựng các hành lang pháp lý làm cơ sở cho hoạt động của các bên trong quan hệ pháp luật Nhƣng quan trọng hơn là phải có cơ chế để đảm bảo các quy định đó đƣợc thực hiện trong thực tế chẳng hạng bằng các biện pháp hành chính, tòa án

Thứ hai, trong thực tiễn thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc đặc biệt là trong cách làm việc của VCPMC khi thu tiền bản quyền âm nhạc đối với các nhà hàng, khách sạn thì cũng cần phải đƣa ra những nguyên tắc đặc thù riêng VCPMC là một tổ chức đại diện cho tập thể quyền tác giả nghĩa là đại diện cho nhiều chủ thể Chính vì tính cộng đồng này mà trong các hoạt động của mình, VCPMC cần quan tâm đến tính công khai và minh bạch của tổ chức Yêu cầu lớn nhất của việc công khai, minh bạch chính là việc tiếp cận thông tin Trong đó, đối với việc thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại các đơn vị kinh doanh, vấn đề các chủ thể này quan tâm nhất chính là quyền đại diện của VCPMC đến đâu Nghĩa là VCPMC đƣợc các tác giả nào ủy quyền cho thu tiền tác quyền, ủy quyền phạm vi nào? Mặt khác, các đơn vị kinh doanh cũng quan tâm đến việc phân phối tiền cho tác giả ủy quyền của VCPMC Nói tóm lại, việc minh bạch thông tin liên quan khi sử dụng các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả để thực thi quyền, thu phí bản quyền là nguyên tắc cần phải đáp ứng

Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại nhà hàng, khách sạn

tác phẩm âm nhạc tại nhà hàng, khách sạn

Giải pháp hoàn thiện pháp luật về cơ sở cho việc thực thi quyền

Chương 2 đã phân tích về pháp luật Việt Nam liên quan đến việc thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại nhà hàng, khách sạn Trong đó, có nhiều vấn đề bất cập, đặc biệt là yêu cầu giải thích rõ ràng các độc quyền của tác giả về việc “truyền đạt tác phẩm tới công chúng” để làm cơ sở thực thi quyền Quy định của Luật SHTT và các văn bản hướng dẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về thuật ngữ “công chúng” Nhƣ vậy, cho dù hành vi của các nhà hàng, khách sạn là sử dụng các quyền biểu diễn, truyền đạt của tác phẩm nhưng chưa xác định được lượng khách hàng, người tiếp cận có được coi là

“công chúng” hay không Vì thế, hệ thống các quy định của Luật SHTT chƣa tạo ra cơ sở cho việc thực thi quyền tác giả đối với việc sử dụng tác phẩm âm nhạc của nhà hàng, khách sạn Để khắc phục nhƣợc điểm này, hệ thống pháp luật về SHTT cần phải giải thích nhƣ thế nào là “công chúng”, để từ đó xác định việc sử dụng tác phẩm của các nhà hàng, khách sạn có cấu thành việc sử dụng độc quyền

“truyền đạt tác phẩm đến công chúng” hay không? Tuy nhiên, pháp luật không cần cụ thể đến mức nhƣ vậy vì sẽ làm mất đi tính phổ quát của hệ thống pháp luật Để giải quyết vấn đề này, án lệ là một giải pháp rất phù hợp Pháp luật của EU và Hoa Kỳ đã có các án lệ mang nội dung liên quan để giải thích cụ thể vấn đề này Trong đó, phải nhấn mạnh lập luận của các tòa án để giải thích thuật ngữ “công chúng” nghĩa là “một số lượng người xem tiềm năng không xác định” Do đó, lƣợng khách hàng của nhà hàng, khách sạn và lượng người nghe tiềm năng tiếp cận được với tác phẩm là một số lượng

63 người đủ lớn để cấu thành lên một “công chúng” Đồng thời, lập luận khác nêu rằng các khách sạn, nhà hàng phát tác phẩm âm nhạc hoặc trang bị tivi, radio trong phòng nghỉ để phục vụ cho khách hàng nhƣ là một dịch vụ kinh doanh có trả phí, có thu tiền Do đó, đã đủ căn cứ để cho rằng hành vi sử dụng tác phẩm âm nhạc của nhà hàng, khách sạn chính là việc sử dụng độc quyền

“biểu diễn tác phẩm tới công chúng” và “truyền đạt tác phẩm tới công chúng”

Khi có các án lệ giải thích đƣợc các nội dung nhƣ vậy, tác giả đã có những căn cứ pháp lý chắc chắn để thực thi quyền của mình Từ đó bác bỏ các lập luận của chủ thể kinh doanh rằng họ đã phải trả tiền để mua bài hát, trả tiền cho đài truyền hình rồi tại sao vẫn phải trả tiền lần thứ hai cho tác giả? Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam đã công nhận loại nguồn án lệ là một nguồn chính thức Tuy nhiên, việc xây dựng án lệ của chúng ta lại không giống với các nước EU hay Hoa Kỳ bởi án lệ ở Việt Nam được coi là phán quyết của Tòa án trong khi thực chất án lệ phải là các lập luận đƣợc đƣa ra bởi Tòa Tóm lại, để cải thiện pháp luật về thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại nhà hàng, khách sạn nói riêng và đối với toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung thì trước tiên cần phải nâng cao vai trò việc xây dựng và thực hiện án lệ ở nước ta

Giải pháp hoàn thiện pháp luật về biện pháp thực thi quyền

Thực thi quyền sở hữu trí tuệ nói chung và thực thi quyền tác giả nói riêng theo các quy định của pháp luật thì có thể theo nhiều biện pháp khác nhau bao gồm: tự bảo vệ, biện pháp hành chính và biện pháp hình sự Tuy nhiên, học tập các quy định pháp luật về hoạt động thực thi quyền tác giả của các nước EU và của Hoa Kỳ cho thấy rằng, phương pháp tự bảo vệ quyền của

64 các chủ thể quyền tác giả có vai trò quan trọng nhất trong đó, sử dụng hình thức các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả có hiệu quả hơn cả Bởi vì mỗi tác giả đơn lẻ sẽ không có đủ khả năng về tài chính, thời gian… để tự mình thực hiện các hoạt động bảo vệ tác phẩm của mình trước hoạt động sử dụng của các chủ thể kinh doanh nhà hàng, khách sạn với hình thức số lƣợng lớn, chất lượng phức tạp, mức độ thường xuyên Đồng thời, các biện pháp hành chính, hình sự không đƣợc đánh giá là giải pháp tối ƣu cho việc thực thi quyền tác giả Những biện pháp này chỉ nên có vị trí phía sau đó là vị trí đảm bảo cho các quy định về thực thi quyền tác giả bởi các tổ chức đại diện tập thể quyền có hiệu lực trên thực tế

Pháp luật Việt Nam đã quy định rõ ràng về việc thành lập, hoạt động và quản lý của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, bao gồm địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động Các quy định này là nền tảng pháp lý cho sự ra đời và hoạt động của các tổ chức đại diện tác giả Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề pháp lý cần bổ sung và sửa đổi để hoàn thiện cơ chế thực thi hiệu quả quyền tác giả nói chung và quyền tác giả của các tác phẩm âm nhạc được sử dụng tại nhà hàng, khách sạn nói riêng.

Thứ nhất, quy định rõ địa vị pháp lý của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan ở Việt Nam là các hội hoặc pháp nhân thuộc hội [9, tr91] Pháp luật Việt Nam tại Điều 56 của Luật SHTT đã quy định tƣ cách của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả là một tổ chức phi lợi nhuận,

65 đại diện cho quyền lợi của các tác giả ủy quyền Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả này về bản chất là các hội, các hiệp hội mang bản chất dân sự Với vị trí pháp lý nhƣ vậy, các tổ chức này phải nhận thức rõ về quyền hạn và nhiệm vụ của mình trong các hoạt động thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm Quả thật, pháp luật sở hữu có quy định về chức năng của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả bao gồm việc “cấp phép, thu tiền tác quyền, phân phối tiền tác quyền” Những quyền hạn này về hình thức khá giống với chức năng quản lý của cơ quan Nhà nước Tuy nhiên, những quyền này xuất phát từ độc quyền đối với quyền tác giả, quyền liên quan chứ không phải xuất phát từ vị trí pháp lý của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả Về bản chất, vị trí của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả là ngang bằng với các chủ thể sử dụng tác phâm âm nhạc trong quan hệ pháp luật, nên nguyên tắc đặt ra chính yếu là tự do thỏa thuận, tự do ý chí Việc áp đặt ý chí của một bên sẽ không đạt đƣợc hiệu quả Xét trong thực tế về hành vi của tổ chức VCPMC, việc gửi công văn yêu cầu các khách sạn nộp tiền bản quyền âm nhạc bất ngờ đồng thời việc áp đặt mức phí bản quyền đã không thể hiện đúng vị trí pháp lý của tổ chức đại diện quyền tác giả Xét các kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong hoạt động thực thi, thu tiền tác quyền Các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả (ví dụ ASCAP) đã tiến hành liên hệ, đàm phán, thỏa thuận để liên kết với những chủ thể kinh doanh sự dụng âm nhạc, những nhà phân phối âm nhạc đa nền tảng Những chủ thể kinh doanh, nhà phân phối đó đƣợc gọi là khách hàng của ASCAP, và hoạt động của ASCAP nhƣ một việc cung cấp dịch vụ âm nhạc cho khách hàng sử dụng và thu phí bản quyền Nói chung, cơ chế thu bản quyền âm nhạc đối với các chủ thể kinh doanh sử dụng âm nhạc diễn ra đối với sự đồng ý của cả hai chủ thể, rất hài hòa Chính vì vậy, việc xác định vị trí pháp lý của tổ chức đại diện tập

66 thể quyền tác giả là một vấn đề quan trọng mà pháp luật phải xác định rõ Để làm đƣợc điều này, vấn đề đặt ra không chỉ cho pháp luật về sở hữu trí tuệ mà thiết yếu một đạo luật về Hội, hiệp hội cần phải đƣợc xây dựng trong bối cản hiện nay

Thứ hai, bổ sung các quy định pháp luật liên quan quy định chi tiết các hoạt động trên thực tế của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan Đầu tiên, cần cụ thể các quy định về quyền, nghĩa vụ của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả khi hoạt động; quyền và nghĩa vụ của các tổ chức sử dụng tác phẩm Một vài quyền, nghĩa vụ của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả cần có nhƣ: quyền ký hợp đồng cấp phép và thu tiền bản quyền; nghĩa vụ không đƣợc từ chối nếu không có lý do chính đáng; nghĩa vụ thông tin; nghĩa vụ phân phối tiền bản quyền thu đƣợc ho thành viên… Đối với chủ thể kinh doanh sử dụng tác phẩm có thể bao gồm: quyền sử dụng tác phẩm; nghĩa vụ trả phí; nghĩa vụ bồi thường; nghĩa vụ thống kê, báo cáo số lượng, mức độ các tác phẩm sử dụng [9, tr96] Những quy định này sẽ tạo cho môi trường thực thi quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả đối với các chủ thể kinh doanh nhƣ một hợp đồng sử dụng dịch vụ, với sự thể hiện ý chí, thỏa thuận ngang nhau trong quan hệ vì mỗi bên đều có những quyền, nghĩa vụ tương ứng Do đó, sẽ giảm đi tính chất xin – cho; thu – nộp đối với cách làm trên thực tế hiện nay của VCPMC

Ngoài ra, pháp luật cần bổ sung các quy định về căn cứ tính phí bản quyền làm cơ sở cho hoạt động ban hành biểu phí quyền tác giả của các tổ chức đại diện tập thể quyền Những căn cứ này trước hết phải dựa trên sự tự thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ sử dụng tác phẩm âm nhạc này Tuy

67 nhiên, xét về điều kiện thực tế, dù có tổ chức đại diện cho tập thể tác giả những cũng không thể thương lượng được với tất cả các nhà hàng, khách sạn kinh doanh sử dụng âm nhạc Đồng thời, việc số lƣợng tác phẩm sử dụng, thời lƣợng sử dụng, quy mô sử dụng để tính một mức phí rõ ràng sẽ rất khó để thống kê Chính vì vậy, giải pháp cuối cùng là căn cứ vào quy mô kinh doanh của các chủ thể này Giống nhƣ Hoa Kỳ, họ căn cứ vào lƣợng khách hàng tiềm năng có thể tiếp cận đối với tác phẩm, diện tích kinh doanh của nhà hàng, khách sạn; giá cả dịch vụ; vị trí địa lý của chủ thể kinh doanh… Những căn cứ này chƣa phải chính xác nhƣng cũng là những căn cứ tối ƣu nhất, có khả năng xác định đƣợc Một biểu phí bản quyền âm nhạc dựa vào nhiều đặc điểm nhƣ thế, cho phép các chủ thể kinh doanh đƣợc chủ động thể hiện ý chí, lựa chọn điều chỉnh phạm vi kinh doanh để trả một khoản phí hợp lý Chính vì vậy mà nó tối ƣu hơn hẳn biểu phí dựa trên hình thức số lƣợng ghế ngồi do VCPMC ban hành, bởi lƣợng ghế chƣa đủ chi tiết thể hiện mức độ, phạm vi, số lƣợng, thời lƣợng sử dụng các tác phẩm âm nhạc của nhà hàng, khách sạn

Quy định về chế độ thông tin để nâng cao tính minh bạch, công khai của các tổ chức đại diện tập thể quyền cũng là một bộ phận phải đƣợc cải thiện để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả khi thực thi quyền Trên thực tế, các chủ thể kinh doanh sẵn sàng nộp các khoản phí bản quyền khi sử dụng tác phẩm âm nhạc, thế nhƣng yêu cầu của họ là phải rõ ràng và minh bạch về thông tin Những thông tin họ yêu cầu bao gồm thẩm quyền đại diện của tổ chức tập thể quyền; quá trình phân bổ phí bản quyền cho tác giả… Để thực hiện đƣợc điều đó, pháp luật phải có quy định để các tổ chức tập thể quyền tác giả phải xây dựng hệ thống công bố thông tin về danh sách tác giả ủy quyền, số lƣợng tác phẩm đƣợc ủy quyền;

Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi các quy định của pháp luật liên quan đến tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả

liên quan đến tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả

Xây dựng pháp luật đóng vai trò quan trọng nhƣng thực thi pháp luật cũng có vai trò không kém Hai mặt này có mối quan hệ sâu sắc và luôn bổ sung lẫn nhau trong lý luận, thực tiễn Trong hoạt động thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, những đề xuất giải pháp nêu trên là để hoàn thiện pháp luật, tuy nhiên nếu những quy định đƣợc bổ sung đó không đƣợc đƣa vào thực tiễn đời sống thì cũng chỉ mang ý nghĩa lý luận Do đó, để mang tính đầy đủ, bao quát cần phải có những cách thức để thực thi quy định này

Suy cho cùng, hoạt động thực thi quyền tác giả đối với việc sử dụng các tác phẩm âm nhạc tại nhà hàng, khách sạn, nhƣ đã trình bày, là một quan hệ pháp luật mang tính dân sự, hành chính thông thường Chính vì vậy, để đảm bảo thực thi các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ đó, ta vẫn phải tuân theo những biện pháp truyền thống, với sự tham gia của Nhà nước gồm:

Thứ nhất, cần tăng cường công tác gửi yêu cầu, ý kiến, đề xuất xử lý vi phạm của tổ chức đại diện tập thể quyền và của chủ thể kinh doanh Cụ thể, khi các tổ chức đại diện quyền đã nhiều lần liên lạc để đàm phán, thỏa thuận

69 về việc sử dụng tác phẩm âm nhạc của các nhà hàng, khách sạn nhƣng không có hồi âm thì có thể yêu cầu cơ quan quản lý Nhà nước thanh tra, xử lý vi phạm Ngƣợc lại, nếu các chủ thể đại diện tập thể quyền tác giả cố tình không cấp phép sử dụng tác phẩm cho các chủ thể kinh doanh với những lý do không hợp lý (trái với quyền, nghĩa vụ đã đƣợc quy định trong pháp luật), các tổ chức kinh doanh cũng có quyền yêu cầu xử phạt vi phạm đối với tổ chức đại diện tập thể quyền

Thứ hai, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan có thẩm quyền Nhà nước Tốt nhất là nên coi giấy phép sử dụng tác phẩm âm nhạc đƣợc cấp bởi các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả có giá trị bắt buộc đối với các chủ kinh doanh nhà hàng, khách sạn Nhƣ vậy, khi tiến hành thanh tra các cơ sở kinh doanh sử dụng âm nhạc nếu không có giấy phép sử dụng của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính Đồng thời cũng phải quản lý các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả nếu không công bố thông tin, công bố việc ủy quyền hay từ chối cấp phép vô lý (trái với quyền, nghĩa vụ đã đƣợc quy định) thì cũng sẽ bị xử phạt tương ứng

Thứ ba, Tòa án là cơ quan cuối cùng giải quyết các tranh chấp liên quan đến vấn đề cấp phép, sử dụng, vấn đề chi phí bản quyền âm nhạc Biện pháp này trên thực tế chƣa đƣợc sử dụng bao giờ vì nhiều lý do khác nhau Tuy nhiên, hoạt động xét xử của Tòa án đối với những dạng tranh chấp này sẽ là một biện pháp hữu hiệu để đảm bảo thực thi các quy định của pháp luật về thực thi quyền tác giả Cuối cùng, nêu cao vai trò của Tòa án trong vấn đề xây dựng và áp dụng án lệ ở nước ta về quyền sở hữu trí tuệ nói riêng và toàn bộ

70 vấn đề khác nói chung Tóm lại, vẫn phải yêu cầu một sự sẵn sàng của Tòa án trong giải quyết những tranh chấp loại này.

Một số giải pháp khác

Hiệu quả của bất cứ hoạt động nào trong xã hội nói chung và giải pháp cho vấn đề pháp lý nói chung đều phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người Con người đề ra các giải pháp đó, thực hiện các giải pháp và tiến hành điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các giải pháp Nói cho cùng, các tác giả, tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, các chủ kinh doanh sử dụng tác phẩm hay các cơ quan Nhà nước chính là do con người điều hành, hoạt động Do đó, giải pháp sau cùng, lâu dài chiến lƣợc vẫn là nâng cao trình độ, ý thức, khả năng của con người Đối với các tác giả, tổ chức đại diện quyền tác giả Cần có chiến lƣợc phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ, nâng cao ý thức tự bảo vệ quyền của mình Trong đó, hướng tới sự chuyên nghiệp về hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền, được điều hành, hoạt động bởi những người có kinh nghiệm, có kiến thức chuyên sâu về vấn đề thực thi quyền tác giả và đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp, chuyên môn, bớt kiêm nhiệm Dần dần, đƣa các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả nhƣ nhà cung cấp các dịch vụ sử dụng bản quyền cho các chủ thể kinh doanh khai thác, sử dụng và thu phí Đối với mỗi cá nhân tác giả sáng tác, phải có chương trình tuyên truyền, vận động để họ tham gia vào các tổ chức đại diện quyền tương ứng và thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình thông qua tổ chức đại diện Nếu có lƣợng thành viên đông đảo thì năng lực của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả sẽ càng đƣợc tăng cao

Đối với các chủ thể kinh doanh, cần tập trung tuyên truyền pháp luật về ý nghĩa và nghĩa vụ thực thi quyền tác giả đối với các tác phẩm mà mình sử dụng Việc tuyên truyền này sẽ nâng cao nhận thức cho các chủ thể, giúp họ hiểu rõ hơn về quyền tác giả, tầm quan trọng của việc tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của tác giả, cũng như tránh những vi phạm về bản quyền.

Từ đó, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, chấp hành các quy định về xin phép và trả phí bản quyền cho các tác giả Đồng thời, cũng có ý thức bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình đƣợc pháp luật quy định khi có những dấu hiệu vi phạm từ các chủ thể khác gồm các tổ chức đại diện quyền tập thể tác giả và cả từ phía Nhà nước Đối với cơ quan nhà nước Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức trong việc thực hiện quản lý công tác thực thi quyền tác giả, quản lý giám sát các tổ chức đại diện quyền cũng nhƣ quản lý vấn đề chấp hành pháp luật của tổ chức kinh doanh Đặc biệt là bộ phận thanh tra, kiểm tra, và xử lý các vi phạm Quan trọng nhất vẫn là đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm có kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm trong giải quyết các tranh chấp về nộp phí bản quyền âm nhạc nói riêng và tranh chấp về sở hữu trí tuệ nói chung

Dựa trên các phân tích về thực tiễn pháp luật ở Việt Nam, thực tiễn triển khai việc thực thi quyền tác giả thời gian qua và các nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước tiến bộ về pháp luật sở hữu trí tuệ trên thế giới, Khóa luận đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại các nhà hàng, khách sạn nhƣ sau

Thứ nhất, hoàn thiện cơ sở pháp lý của việc thực thi quyền tác giả đối với hành vi sử dụng tác phẩm âm nhạc tại các nhà hàng, khách sạn Theo đó, điều cần thiết là phải giải thích rõ ràng thuật ngữ “công chúng” và liệu các hành vi sử dụng tác phẩm của nhà hàng, khách sạn có phải là việc sử dụng các độc quyền của tác giả về biểu diễn tác phẩm trước công chúng và truyền đạt tác phẩm đến công chúng hay không Để làm đƣợc điều này, vai trò của án lệ trong giải thích pháp luật là rất quan trọng Do đó, việc phát triển án lệ ở Việt Nam cần phải đƣợc chú trọng

Thứ hai, hoàn thiện khung pháp lý về tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả Phải xác định rõ, tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả có vị trí ngang bằng với các chủ thể sử dụng quyền trong việc cấp phép, thu phí bản quyền nên nguyên tắc tối thƣợng là thỏa thuận, đàm phán Theo đó, phải quy định rõ ràng về tƣ cách chủ thể của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả là một hội Từ đó, xác định vị trí, quyền hạn của các tổ chức này nhƣ: cấp phép sử dụng, thỏa thuận mức giá, phân phối tiền bản quyền cho tác giả… Đồng thời, cần nâng cao tính minh bạch, công khai thông tin của tổ chức này

Thứ ba, ngoài các giải pháp cụ thể nêu trên, cần kết hợp các giải pháp truyền thống khác với sự tham gia của nhiều chủ thể nhằm tạo cơ chế toàn diện, thống nhất khi thực thi quyền tác giả

Thực thi quyền tác giả, đặc biệt là đối với tác phẩm âm nhạc sử dụng tại nhà hàng, khách sạn luôn là vấn đề gây tranh cãi về căn cứ, phương pháp và nội dung thực thi Tuy nhiên, việc thực thi tốt sẽ bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho tác giả đồng thời hình thành thói quen tôn trọng bản quyền ở chủ thể sử dụng tác phẩm.

Mặc dù mục đích của việc thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại nhà hàng, khách sạn xuất phát rất tốt để nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tác giả Thế nhƣng, việc thực hiện nó nhƣ thế nào và ra sao cũng rất quan trọng để một ý tưởng tốt được hoan nghênh, chấp hành trên thực tế Việc sử dụng các tổ chức đại diện cho tập thể quyền các tác giả để tiến hành các biện pháp thực thi quyền tác giả đã được nhiều nước trên thế giới khai thác và sử dụng hiệu quả, do đó có thể thấy đây là một biện pháp tốt cần đƣợc nghiên cứu kỹ để tiến tới áp dụng, nâng cao hiệu quả trên thực tế ở Việt Nam

Cuối cùng, để đạt đƣợc các mục đích nêu trên, việc nghiên cứu và đƣa ra các kiến nghị về sửa đổi hoàn thiện pháp luật cũng nhƣ các kiến nghị về đảm bảo hiệu quả của công tác thực thi pháp luật chính là chìa khóa then chốt Khi đó, vấn đề thực thi quyền tác giả nói chung và thực thi quyền tác giả đối với các tác phẩm âm nhạc đƣợc sử dụng tại nhà hàng, khách sạn nói riêng sẽ đƣợc đặt vào một quy trình, cơ chế hiệu quả, từ đó mà làm hài hòa các lợi ích trong xã hội

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ Văn hóa – thể thao – du lịch, Báo cáo 158/BC-BVHTTDL tổng kết 5 năm thực hiện chỉ thị 36/2008/CT-TTg về việc tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, ngày 11 tháng 7 năm 2014

2 Bộ Văn hóa – thể thao – du lịch, Báo cáo 184/BC-BVHTTDL Tổng kết 10 năm thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan, ngày

3 Chính Phủ, Nghị định 100/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan, ngày 21 tháng 9 năm 2006

4 Chính phủ, Nghị định 131/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan, ngày 16 tháng 10 năm

5 Chính phủ, Nghị định 21/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, ngày 14 tháng 2 năm 2015

6 Chính phủ, Nghị định 22/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả và quyền liên quan, ngày 23 tháng 2 năm 2018

7 Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb

Công an nhân dân, năm 2013

8 Lê Nết, Tập bài giảng về Quyền sở hữu trí tuệ, Nxb Đại học Quốc gia

Thành phố Hồ Chí Minh, Tái bản lần thứ nhất, bổ sung sửa đổi theo luật sở hữu trí tuệ

9 Lê Thị Hương, Hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên ngành luật kinh tế, năm 2017

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w