Do vậy, việc nghiên cứu các quyđịnh của pháp luật về vấn đề này, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằmnâng cao hơn nữa hiệu quả sự hỗ trợ của các cơ quan thực hiện quyền tưpháp đối với hoạ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TRẢN MINH QUANG
PHÁP LUẬT HIỆN HANH VE SỰ HỖ TRỢ CUA CAC CƠ QUAN THỰC HIỆN QUYEN TƯ PHÁP ĐÓI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA TRỌNG TÀI
THƯƠNG MẠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số : 60380107
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Viết Tý
HÀ NOI - NĂM 2016
Trang 2Trước hết, tac giả luận văn xin gửi lời cảm on chân thành nhất tới các thầy
giáo, cô giáo trường Đại học Luật Hà Nội, đặc biệt là các thầy, cô trong Khoa
Đào tạo sau đại học và Khoa Pháp luật kinh té, đã luôn giúp đỡ, tao điều kiện
cho học viên trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Nhà trường.
Đồng thời, tác giả xin được gửi lời cảm ơn và sâu sắc tới PGS.TSNguyễn Viết Tý — giảng viên Khoa pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật
Hà Nội, người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tác giả hoàn thành luậnvăn thạc sỹ này.
Nội dung trình bày trong Luận văn là những kết quả nghiên cứu bướcdau Mặc dù đã cô gắng hết sức song trong quá trình nghiên cứu, thu thập tàiliệu vẫn không thé tránh khỏi những thiếu sót, chưa hoàn thiện Tác gia rấtmong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô dé hoàn thiệnbài luận văn, nâng cao hiểu biết về đề tài này và tạo cơ sở cho việc nghiên
cứu chuyên sâu hơn trong tương lai.
Kính chúc các thầy, cô mạnh khỏe, thành công trong sự nghiệp !
Hà Nội, tháng 06 năm 2016
Học viên
Trần Minh Quang
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rang đây là công trình nghiên cứu của tôi, dưới sự hỗtrợ từ Giáo viên hướng dân là PGS.TS Nguyễn Viết Tỷ Các nội dung nghiêncứu và kết quả trong dé tài này là trung thực Những số liệu phục vụ cho việcphân tích, nhận xét, đánh giá được tác giả thu thập từ các nguôn khác nhau
có ghi rõ trong phan tài liệu tham khảo Mọi sự giúp đỡ trong việc hoànthành luận văn này déu đã được cảm ơn và déu được ghi rõ nguôn gốc.
Xác nhận của giảng viên hướng dẫn Hà Nội ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Trần Minh Quang
Trang 43 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu đề tài - - s5: +
4 Muc tiêu nghiên cứu của đề tài - + Stt SE SE EEErkrrerreea 4
5 Cac câu hỏi nghiên cứu của đề tài - s5 SE E‡Eekerrrrkersree 5
6 Cac phương pháp nghiên cứu của dé tài ¿2 s+csc+x+x+eerrees 5
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đỀ tài n c tnn HS nen 5
8 Bố cục của đề tài -.c.cc tSt S121 11 11111 111111515111111211E1 1115111111 tre, 6CHUONG 1: Khái quát chung về trọng tài thương mại và sự hỗ trợ của các coquan thực hiện quyền tư pháp đối với hoạt động của trọng tài thương mại 71.1 Khái quát chung về Trọng tài thương mại - 2 +52 s+sssc: 7
1.1.1 Khái niệm trọng tài thương mại - 55+ ++++++++<sssss>>+s+ 7
1.1.2 Đặc điểm của trọng tài thương mạI - - s «+ + sss++++sssss2 9
1.1.3 Các hình thức trọng tai thương mại - -+-<<< << >+++s+ lãi1.2 Khái quát về sự hỗ trợ của các cơ quan thực hiện quyền tư pháp đốivới hoạt động của Trọng tài thương mạiI -‹ 555 5< << ++++sssss 15
1.2.1 Khái quát chung về các cơ quan thực hiện quyền tư pháp 151.2.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của sự hỗ trợ của các cơ quan thực hiệnquyền tư pháp đối với hoạt động của trọng tài - ccs+s+secszrxes 201.2.3 Y nghĩa của sự hỗ trợ của các cơ quan thực hiện quyền tư pháp đối
với hoạt động của Trọng tài thương mạiI - 5+ ss + << sscx+++xsess 30
CHƯƠNG 2: Pháp luật hiện hành về sự hỗ trợ của các cơ quan thực hiệnquyên tư pháp đối với hoạt động của Trọng tài thương mại 342.1 Sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động của trọng tài thương mại 342.1.1 Sự hỗ trợ của tòa án trong việc xem xét thẩm quyền trọng tài và
IÌ0108111)17148919)415Är-)PEEEEt.ỔỎ 342.1.2 Sự hỗ trợ của tòa án đối với trọng tài vụ viỆc s -c«¿ 452.1.3 Tòa án hỗ trợ việc thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng và
áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời ¿+2 + + £s+x+s+zecez 512.1.4 Toa án hỗ trợ trong việc hủy phán quyết trong tài 61
Trang 52.1.5 Tòa án hỗ trợ việc công nhận và cho thi hành quyết định của
Trọng tài nước NQOAL .- - - - c5 3222211111133 ecre 65 2.2 Sự hỗ trợ của cơ quan thi hành án đối với hoạt động của trọng tài
0106515007002 69
CHƯƠNG 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan thực hiện quyên tư pháp đối với hoạt động của Trọng tài thương 00 HHadaiiiiỒỒÄAA 71
3.1 Thực tiễn hoạt động hỗ trợ của các cơ quan thực hiện quyền tư pháp đối với hoạt động của trong tài thương mại -‹- +5 + + sssss2 7] 3.1.1 Những thành tựu - - - -c 2 2222111113113 5111111551111 xesee 71 3.1.2 Một số han chế -::- :2+t 2x2 t2 73 3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ của các cơ quan thực hiện quyền tư pháp đối với hoạt động của trọng tài thương mại 77
3.2.1 Giải pháp liên quan đến hoàn thiện pháp luật - 77
3.2.2 Giải pháp liên quan đến việc áp dụng pháp luật 80
.45000/.00015 85 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO ¿-2 2 2 £+E+E+E+E+EsEzEzezzess §6
Trang 61 Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, các tranh chấp về thươngmại ngày càng da dang và phức tạp Mặt khác, khi nước ta đã gia nhập tổchức thương mại thế giới (WTO) Đây vừa là cơ hội cũng vừa là tháchthức đối với các nhà đầu tư Việt Nam Cùng với sự phát triển của các quan
hệ kinh tế Các tranh chấp thương mại ngày càng muôn hình muôn vẻ vàvới số lượng lớn Chính vì thế, việc lựa chọn một hình thức giải quyếttranh chấp phù hợp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên thamgia tổ tụng là một vấn đề lớn đặt ra cho mỗi chủ thể trong tranh chấpthương mại.
Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật các quốc gia khác trên thế giớiđều có quy định về các phương thức giải quyết tranh chấp cơ bản như :Thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại và Tòa án Mỗi phương thứcđều có những ưu điểm và hạn chế nhất định So với các phương thức khác,Trọng tại thương mại với những ưu điểm như thủ tục linh hoạt, nhanhchóng, đảm bảo bí mật kinh doanh cũng như uy tín của các bên tranh chấp đã thu hút được đông đảo các nhà kinh doanh trên thế giới sử dụng Cóthể nói, từ khi Việt Nam nỗ lực hoàn chỉnh khung pháp lý cho hoạt độngcủa Trọng tài băng việc ban hành Pháp lệnh Trọng tài nam 2003, Luật thihành án dân sự 2008, Luật tố tụng dân sự 2004 và tiếp theo đó là sự ra đờicủa Luật Trọng tài thương mại 2010, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cùng vớiviệc sửa đổi, bỗ sung Luật thi hành án dân sự năm 2014 Các chế địnhpháp luật này ra đời đã tạo thành một hành lang pháp lý quan trọng choviệc giải quyết các tranh chấp thương mại băng hình thức Trọng tải
Tuy nhiên, mặc dù có những tiễn bộ tích cực Trên thực tế cho thay cactranh chap được giải quyết bang Trọng tài con khá it Trong khi đó hệthống tòa án đã trở lên quá tải, dẫn đến lượng án tồn đọng có chiều hướng
Trang 7gia tăng, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nguyên nhân của tình trạng trên thì có nhiều, nhưng về cơ bản nhất vẫn là
do sự hỗ trợ từ phía các cơ quan thực hiện quyền tư pháp đối với hoạtđộng trọng tài vẫn còn các hạn chế Điều này làm cho các nhà kinh doanhchưa thực sự tin tưởng vào Trọng tài và cho rằng giải quyết bằng Trọng tài
sẽ không có hiệu quả như mong muốn Do vậy, việc nghiên cứu các quyđịnh của pháp luật về vấn đề này, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằmnâng cao hơn nữa hiệu quả sự hỗ trợ của các cơ quan thực hiện quyền tưpháp đối với hoạt động trọng tài có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận
và thực tiễn Xuất phát từ lý do đó, tác giả chọn vấn đề : “Pháp luật hiệnhành về sự hỗ trợ của các cơ quan thực hiện quyền tư pháp đối vớihoạt động của Trọng tài thương mại” làm dé tài cho luận văn thạc sỹ
của mình.
Tình hình nghiên cứu đề tài
Cơ chế hỗ trợ của các cơ quan thực hiện quyền tư pháp nói chung, haycủa Tòa án nói riêng trong hoạt động trọng tài thương mại là vấn đề cótính thời sự cao Do đó từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu
về vấn đề này thông qua các cấp độ khác nhau như: Luận án, Luận văn,Khóa luận hay các bài báo tạp chí chuyên ngành Luật Có thé ké ra một số
công trình nghiên cứu như :
“Sự hỗ trợ của cơ quan Tư pháp đối với hoạt động của trọng tài thươngmại” của tác giả Nguyễn Thị Yến (Luận văn Thạc sĩ Luật học ,Trường Đạihọc Luật Hà Nội, 2005);
“Su hỗ trợ của toà án đối với hoạt động trọng tài thương mại và thựctiễn áp dụng tại toà án nhân dân thành phố Hà Nội” của tác giả Vũ ThanhMinh (Khoá luận tốt nghiệp; Trường Đại học Luật Hà Nội, 2006) ;
“Các biện pháp hỗ trợ tư pháp đối với hoạt động của trọng tài thươngmại” của tác giả Đặng Thanh Tú (Khoá luận tốt nghiệp; Trường Đại họcLuật Hà Nội, 2009) ;
Trang 8“Biện pháp khan cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài thương mai Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Đặng Thị Minh Ngọc
-(Luận văn Thạc sĩ Luật học ,Irường Dai học Luật Hà Nội, 2013);
“Hủy phán quyết trọng tài theo quy định của pháp luật Việt Nam” củatác giả Nguyễn Thị Phượng (Luận văn Thạc sĩ Luật học ,Trường Đại học
“Khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định về hủy phánquyết trọng tài thương mại và một số giải pháp khắc phục” của tác giả VũThị Hồng Vân , Tap chí Nghề Luật, Số 3/2016;
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này mặc dù xem xét trên cácphương diện, góc độ nghiên cứu nào thì các ý kiến, đánh giá đều đi đếnnhận thức chung là sự hỗ trợ của các cơ quan thực hiện quyền tư pháp cóvai trò quan trọng đối với hoạt động của Trọng tài thương mại Tuy nhiên,những công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên lại bao quát rất nhiềuvan đề về Trọng tài chứ không di sâu vào nghiên cứu một cách day đủ,mang tính hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định củapháp luật về sự hỗ trợ của các cơ quan thực hiện quyền tư pháp đối vớiTrọng tài Hoặc có các công trình nghiên cứu đi sâu vào van dé này nhưngthời điểm công bố công trình chủ yếu phân tích dựa trên các quy định của
Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 và luật Trọng tài thương mại 2010,
Trang 9chưa cập nhật được sự thay đôi của các quy định mới và sự phát triểnchóng mặt của đời sống xã hội trong những năm gần đây Vì thế, đến nay,
về cơ bản việc nghiên cứu vấn đề “Sự hỗ trợ của cơ quan tư pháp đối vớihoạt động của trọng tài thương mại” vẫn là vấn đề mới trong khoa họcpháp lý Việt Nam, cần phải được quan tâm và tiếp tục phát triển
Trên cơ sở kế thừa những đóng góp khoa học của các công trìnhnghiên cứu trước Luận văn tập trung vào phân tích các quy định cua
pháp luật hiện hành đồng thời đưa ra thực trạng về việc áp dụng quy địnhnày trên thực tế từ đó có những đánh giá, nhận xét nhăm đưa ra nhữngkiến nghị giúp việc thực thi được hiệu quả hơn
Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu đề tài
Phù hợp đề tài đã chọn, luận văn không nghiên cứu toàn bộ hoạt độngcủa trọng tài thương mại mà chỉ tập trung nghiên cứu về sự hỗ trợ của các
cơ quan thực hiện quyền tư pháp đối với trọng tài thương mại dưới góc độ
lý luận và thực tiễn Luận văn đi sâu vào nghiên cứu, phân tích về sự cầnthiết phải có sự hỗ trợ của cơ quan tư pháp đối với Trọng tài thương mại.Bên cạnh đó, luận văn phân tích các quy định của pháp luật hiện hành vềvấn đề liên quan cũng như có sự so sánh, đối chiếu với các quy định trướcđây cũng như với pháp luật trọng tài của một số nước trên thế giới; nghiêncứu thực trạng của sự hỗ trợ này và đưa ra một số giải pháp nhằm nângcao hiệu quả của sự hỗ trợ của các cơ quan thực hiện quyền tư pháp đốivới hoạt động của Trọng tài thương mại trên thực tế
4 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nhằm sáng tỏ hơn các quy địnhcủa pháp luật hiện hành về vấn đề hỗ trợ của các cơ quan thực hiện quyền
tư pháp đối với Trọng tài, đồng thời tìm hiểu thực trạng của vẫn đề nàytrong những năm gần đây Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nângcao hơn nữa hiệu quả hoạt động của các thiết chế trong việc thi hành pháp
Trang 105 Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài
- Khái niệm, đặc điểm của Trọng tài thương mại ?
- Sự cần thiết hỗ trợ của các cơ quan thực hiện quyền tư pháp đối với
hoạt động Trọng tài thương mại ?
- Pháp luật hiện hành về sự hỗ trợ của các cơ quan thực hiện quyền tưpháp đối với hoạt động Trọng tài thương mại ?
- Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động hỗ trợ của các
cơ quan thực hiện quyền tư pháp đối với hoạt động Trọng tài thươngmại ?
6 Các phương pháp nghiên cứu của đề tài
Dé đạt được mục tiêu nghiên cứu mà đê tài đặt ra, luận van được
nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật và các phương pháp như :
- Phương pháp duy vật lịch sử được tác giả sử dụng dé mô tả tiễn trìnhphát triển của sự hỗ trợ của các cơ quan thực hiện quyên tư pháp đối vớiTrọng tài thương mại trong điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam
- Phương pháp phân tích, so sánh luật học, phương pháp tổng hợp, tríchdẫn, thống kê về các vấn đề pháp lý liên quan đến sự hỗ trợ các cơquan thực hiện quyền tư pháp đối với trọng tai
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học : Luận văn tiếp tục làm sáng tỏ các quy mới nhất về
sự hỗ trợ của cơ quan tư pháp đối với trọng tài thương mại Trên cơ sở sosánh với các quy định pháp luật trước đây và pháp luật nước ngoài để phântích, đánh giá khác quan các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như
thực trạng của các quy định hiện hành vê vân đê này dé tìm ra sự tiên bộ
Trang 11của các quy định pháp luật hiện hành cũng như các điểm tương đồng vàkhác biệt giữa pháp luật nước ta với pháp luật một số nước trên thé giới
Về mặt thực tiễn : Căn cứ vào thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật Từ đó luận văn đưa ra một số kiến nghị , giải pháp giúp nâng cao hiệuquả sự hỗ trợ của các cơ quan thực hiện quyền tư pháp đối với trọng tài
thương mại
Bồ cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tai liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gôm 3 chương với kêt câu như sau :
Chương 1: Khái quát chung về trọng tài thương mại và sự hỗ trợ củacác co quan thực hiện quyền tư pháp đối với hoạt động của trọng tàithương mại;
Chương 2: Pháp luật hiện hành về sự hỗ trợ của các cơ quan thực hiệnquyền tư pháp đối với hoạt động của Trọng tài thương mại;
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt độngcủa các cơ quan thực hiện quyền tư pháp đối với hoạt động của Trọng tàithương mại.
Trang 12KHÁI QUAT CHUNG VE TRONG TÀI THƯƠNG MẠI VA SỰ HỖTRỢ CUA CÁC CƠ QUAN THUC HIỆN QUYEN TƯ PHÁP BOI VỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát chung về Trọng tài thương mại
1.1.1 Khái niệm trọng tài thương mại
Với lịch sử phát triển lâu dài như vậy, trong khoa học pháp lý, trọngtài nói chung và trọng tài thương mại nói riêng cũng được cũng được nghiên
cứu dưới những bình diện khác nhau mà cũng chính vì vậy mà có nhiều quan
niệm khác nhau về khái niệm trong tai.
Theo cuốn “Đại từ điển kinh tế thị trường”: “Trọng tài là một phươngthức giải quyết một cách hòa bình các vụ tranh chấp Là chỉ đôi bên đương
sự tự nguyện đem những sự việc, những van đề tranh chấp giao cho ngườithứ ba có tư cách công bằng chính trực xét xử, lời phán quyết do người này
LẠ * XN A | 254 2 kệ ^ Di
đưa ra có hiệu lực ràng buộc với cả hai bên
Theo Hội đồng trọng tài My (AAA- American ArbitrationAssociation): “Trọng tai là cách thức giải quyết tranh chấp bang cách đệ trình
vụ tranh chấp cho một hoặc một số người khách quan xem xét giải quyết và
họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp phảithi hành ”
Theo Từ điển ngoại thương: “Phương thức giải quyết tranh chấp băngcách đưa van đề tranh chấp ra trước một người thứ ba dé người này xét xử vàquyết định trong trường hợp hai bên tranh chấp không thể giàn xếp với nhau
: Nguyễn Hữu Quỳnh (chủ biên, 1998), Dai từ điển kinh tế thị trường, Viện Nghiên cứu và Phổ biến tri thứcbách khoa, Hà Nội, tr 1989.
VI : x ‘ :
Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ, Hướng dẫn trọng tài thương mại, tr.3.
Trang 13bằng cách thương lượng mà không muốn đưa vụ tranh chấp ra xét xử trước
99 3
pháp luật” ”.
Luật mẫu UNCITRAL quy định: “Trọng tài nghĩa là mọi hình thứctrọng tài có hoặc không có sự giám sát của một tô chức Trọng tài thườngtrực”” (Điều 2)
Tại Việt Nam, trọng tài theo đúng nghĩa là một phương thức giải quyếttranh chấp chi ra đời từ năm 1993 trên cơ sở Quyết định số 204-TTg củ thủtướng Chính phủ ngày 28/4/1993 về việc thành lập trung tâm trọng tài quốc tếViệt Nam (VIAC) Khái niệm về Trọng tài có 1 số thay đổi nhất định quatừng thời kỳ Theo Nghị định 116/CP ngày 5/9/1994 về tổ chức và hoạt độngcủa trọng tài kinh tế thì "Trọng tài kinh tế là tổ chức xã hội - nghề nghiệp cóthâm quyền giải quyết các tranh chấp về họp đồng kinh tế; các tranh chấp
giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty
với nhau, liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty; các tranhchấp có liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu" Tuy nhiên, trong tàithương mại còn cụ thé và chi tiết hơn trọng tài kinh tế vì hoạt động thươngmại chỉ là một phần của hoạt động kinh tế Hiểu một cách ngắn gọn thì trọngtài thương mại trước hết phải là một trong những hình thức trọng tài, chứcnăng của trọng tài thương mại là giải quyết các tranh chấp thương mại
Cho đến khi Pháp lệnh trọng tài thương mại của Uỷ ban thường vụQuốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 08/2003 ra đời thìkhái niệm tương đối đầy đủ về trọng tài thương mại như sau: "Trọng tài làphương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại đượccác bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do pháplệnh này quy định” (điều 2 khoản 1 Pháp lệnh) Như vậy, khái niệm “thươngmại” đã được hiểu theo nghĩa rộng theo đúng tinh thần của Luật mẫu vềTrọng tài thương mại Quốc tế của Ủy ban Pháp luật Thương mại Quốc tế Liên
h Trường Đại học Ngoại thương (1985), Từ điển ngoại thương, Hà Nội, tr.37
4 sr - 8 oS 3 - 3Ã sd Q3
Luật mẫu vê trọng tài thương mại quôc tê của Uy ban Liên hợp quôc về Luật thương mại quôc tê
UNCITRAL (1985)
Trang 14thời điểm đó.
Kế thừa quan điểm tiến bộ của Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003,Khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 (Luật Trọng tài Thương mại)
đã mở rộng thầm quyền của trọng tài tại Điều 2, 3 Luật Trọng tai Thương mai
2010 và đưa khái niệm trọng tài thương mại “là phương thức giải quyết tranhchấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này.”Như vậy, Trọng tài thương mại được hiểu dưới nhiều cách khác nhaunhưng chung quy lại có thé được nhìn nhận với tư cách 1a: (i) Trọng tài là mộtphương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại; (ii)Trọng tài là một cơ quan giải quyết tranh chấp có thẩm quyền dé giải quyếttranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại theo yêu cầucủa các bên tranh chấp
1.1.2 Đặc điểm của trọng tài thương mại
Thứ nhất, trọng tài thương mại là một phương thức để giải quyết tranhchấp
Với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong
hoạt động kinh doanh thương mại, trọng tài có những đặc trưng cơ bản sau:
Một là, trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham
gia của bên thứ ba - một Hội đồng trọng tài hoặc một trọng tài viên duy nhất
Trọng tài do chính các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn trước hoặc sau khixảy ra tranh chấp Trọng tài là người hoàn toàn độc lập với các bên, đứnggiữa để giải quyết tranh chấp, đưa ra các phán quyết bắt buộc để bảo vệ
quyên và lợi ích của các bên.
Hai là, Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp đảm bảotối đa quyền tự do thỏa thuận của các bên Mọi tranh chấp được đưa ra giảiquyết bằng trọng tài đều dựa trên yếu tố thỏa thuận Các bên có thể tự dothỏa thuận về việc lựa chọn trung tâm trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài,
Trang 15trọng tài viên, luật áp dụng, ngôn ngữ hay về thời gian cũng như địa điểmgiải quyết tranh chấp và nhờ vậy có thể chủ động và tiết kiệm thời gian trongviệc kinh doanh Đây là điều mà các bên khó có thê thực hiện khi giải quyếttranh chấp bang Tòa án, vì họ phải tuân thủ những quy định tổ tụng do luật
định.
Ba là, trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua mộtthủ tục tố tụng chặt chẽ Đối với trọng tài thường trực trong quá trình giảiquyết tranh chấp, trọng tài viên và các bên tranh chấp phải tuân thủ đúngtrình tự tố tung mà pháp luật trọng tai, điều lệ và quy tắc tô tụng của tô chứctrọng tài đó quy định Còn đối với trọng tài vụ việc, các bên có thể thỏa thuậnthủ tục tô tụng riêng, ngoài ra, các trọng tài viên và các bên cũng phải tuânthủ đúng thủ tục tố tụng trọng tài mà mình đặt ra
Bon là, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có tính ràngbuộc các bên đương sự về mặt pháp lý Phán quyết trọng tài là chung thâm
và có hiệu lực thi hành ngay (không có thủ tục kháng cáo, chỉ có thủ tục yêu
cầu hủy do vi phạm thủ tục tố tụng) Nếu đương sự không tự nguyện thihành, cơ quan thi hành án sẽ cưỡng chế thi hành như một bản án có hiệu lựcpháp luật của tòa án Điều đó làm cho việc giải quyết tranh chấp băng trọngtài hữu hiệu hơn phương pháp hoà giải hay thương lượng Hoà giải haythương lượng chỉ mang tính chất khuyến nghị chứ không có tính ràng buộcthực hiện về mặt pháp lý đối với các bên tranh chấp Còn phán quyết trọngtài mang hiệu lực pháp luật, các bên có nghĩa vụ phải thi hành.
Thứ hai, trọng tài là cơ quan giải quyết tranh chấp
Trọng tài được hiểu là một cơ quan tài phán, có thâm quyền giải quyếtcác tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại Trọng tài được luậtpháp các nước có nền kinh tế thị trường thừa nhận là một cơ quan tài phánđộc lập, tồn tại song song với Tòa án
Tuy nhiên, khi xét về bản chất, Trọng tài thương mại và tòa án hoàntoàn khác nhau, cụ thể:
Trang 16Mot là, Trọng tài thương mai là một tô chức xã hội- nghề nghiệp, docác trong tài viên tự nguyện thành lập dé giải quyết các tranh chấp phát sinh
trong lĩnh vực kinh doanh,thương mại Do là cơ quan hoạt động độc lập với
các cơ quan do chính phủ thành lập nên các trung tâm trọng tài không hoạtđộng bằng nguồn ngân sách nhà nước Có trụ sở làm việc, Điều lệ hoạt động
và Quy tắc tố tụng riêng do chính các trung tâm đặt ra Các trọng tài viênkhông phải là các công chức, viên chức Nhà nước, không do Nhà nước bé
nhiệm và không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước Trọng tài hoạt động vì
mục đích lợi nhuận
Hai là, tham quyền của cơ quan trọng tài không tự nhiên mà có chỉđược hình thành khi có sự thỏa thuận của các bên tranh chấp đối với trọng tài Pháp luật quy định, trong tài chỉ có thâm quyền giải quyết vụ tranh chấp khicác bên tranh chấp có thỏa thuận lựa chọn trọng tài giải quyết Nếu không cóthỏa thuận trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp về việc lựa chọn trọng tàihoặc có nhưng thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì trọng tài không có thẩm quyềngiải quyết
Ba là, Trọng tài thương mại cần đến sự hỗ trợ của cơ quan Nhà nướctrong quá trình giải quyết tranh chấp Như đã phân tích ở trên, trọng tàithương mại là một tổ chức xã hội-Nghè nghiệp, chi có thâm quyền giải quyếttranh chấp theo sự lựa chọn của các bên nên phán quyết trọng tài khôngmang tính quyền lực nhà nước, không đại diện cho ý chí của Nhà nước mađại diện cho ý chí của các bên tranh chấp Phán quyết trọng tài chỉ có giá trịbắt buộc với các bên tranh chấp mà không có giá trị bắt buộc với bên thứ ba.Trong trường hợp các bên không tự nguyện thi hành, cần phải có sự hỗ trợcủa cơ quan nhà nước có thâm quyên trong việc cưỡng chế thi hành
Qua những đặc điểm trên, trọng tài - là cơ quan giải quyết tranh chấp,tồn tại song song với Tòa án, tuy nhiên có những nét đặc thù và khác biệt so
với tòa án
1.1.3 Các hình thức trọng tài thương mại
Trọng tài các nước nói chung và Việt Nam nói riêng được tô chức
Trang 17dưới các dạng khác nhau với các tên gọi khác nhau, nhưng chủ yếu tồn tại
dưới hai hình thức là trọng tài vụ việc và trọng tài thường trực Pháp luật Việt Nam ghi nhận hai hình thức trọng tài thương mại này tại khoản 6, 7
Điều 3 Luật Trọng tài Thương mại 2010, theo đó: (i) Trọng tài quy chế làhình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định củaLuật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tai đó; (ii) Trọng tài vụ việc
là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này và trình tự, thủtục do các bên thoả thuận.
e Trọng tài vụ việc (Trọng tài Ad-hoc,) là loại hình trọng tài xuấthiện sớm nhất và rất phô biến trên thế giới Đây là phương thức trọng tài docác bên tranh chấp thỏa thuận thành lập dé giải quyết vu tranh chấp giữa cácbên và trọng tài sẽ tự giải thể khi tranh chấp đã đã được giải quyết
Trọng tài vụ việc có các đặc trưng cơ bản sau đây:
- Trọng tài vụ việc tồn tại chỉ có tính chất lâm thời, không có trụ sởthường trực, không có bộ máy điều hành và không có danh sách trọng tàiviên riêng Do đó, trọng tài vụ việc có ưu thế hơn so với trọng tài thường trực
Ở quyền lựa chọn trọng tài viên không bị giới hạn Các bên có thể lựa chọnbat kì trong tài viên có tên trong và ngoài danh sách trọng tài viên của bat cứ
trung tâm trọng tài nào.
- Trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tung nào dành cho riêng mình.trọng tài vụ việc không có quy tắc tô tụng dành riêng cho mình, mà quy tắc tốtụng để giải quyết vụ tranh chấp phải được các bên thỏa thuận xây dựng.Thông thường, các bên tranh chấp có thê thỏa thuận lựa chọn bất kỳ một quytắc tổ tụng phổ biến nao, thường là quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tai
có uy tín ở trong nước và quốc tế Như vậy các bên tranh chấp có quyền rộngrãi trong việc xác định quy tắc tố tụng dé giải quyết tranh chấp, đây là một ưuthế so với trọng tài thường trực
Như vậy, tính chất tố tụng của trọng tài vụ việc khá đơn giản, thời giantiến hành tố tụng có thé nhanh chóng và it tốn kém Tuy nhiên, trọng tài vụviệc cũng có những hạn chế nhất định, hạn chế lớn nhất là phải phụ thuộc
Trang 18hoàn toàn vào thiện chí của các bên Nếu một bên không có thiện chí quátrình tố tụng sẽ luôn có nguy cơ bị trì hoãn và nhiều khi không thé thành lậpđược Hội đồng Trọng tài, bởi vì không có quy tắc tố tụng nào được áp dụng.Mặt khác trong quá trình tô tụng cũng không có tổ chức nào giám sát nên kếtquả phan lớn phụ thuộc vào việc tiễn hành tố tụng và khả năng kiểm soát quátrình tố tụng của các trọng tài viên Trọng tài viên và các bên sẽ không có cơhội nhận được sự ủng hộ và trợ giúp đặc biệt từ một tô chức Trọng tài thườngtrực trong trường hợp phát sinh sự kiện không dự kiến trước và trong trườnghợp các trọng tài viên không thé giải quyết được vụ việc Sự hỗ trợ mà cácbên có thé nhận được là chỉ là sự hỗ trợ từ các các cơ quan thực hiện quyền
tư pháp
e Trọng tài thường trực (Trọng tài quy chế) Khác với trọng tài Adhoc, trọng tài quy chế là loại trọng tài được thành lập và hoạt động thườngxuyên, có trụ sở cô định và có cơ chế hoạt động rõ ràng Ở các nước trên thếgiới, trọng tài thường được tô chức dưới những hình thức đa dạng như cáctrung tâm trọng tài (Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore- SIAC, Trung tâmtrọng tài quốc tế Hồng Kông- HIAC ) các hiệp hội trọng tài ( Hiệp hội
trọng tài Hoa ky- ICDR (AAA), Hiệp hội trong tai Nhật Ban- JCAA ) hay
các viện trọng tài (Viện trọng tài Anh Quốc Clarb, Viện Trọng tài Thuy Si
-SCAI ) Nhưng phổ biến nhất là được tổ chức dưới dạng các trung tâm
- Dù không được thành lập bởi Nhà nước nhưng các trung tâm trọng tài
vẫn đặt duới sự quản lý và hỗ trợ của Nhà nước, thông qua các hoạt động như:
Trang 19ban hành các văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý cho việc tổ chức vàhoạt động của trung tâm trọng tài; cấp, thay đổi, bổ sung hay thu hồi giấyphép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của các trung tâm trọng tài; hỗ trợtrung tâm trọng tài trong việc hủy hoặc không hủy quyết định trọng tài, hỗ trợtrong việc cuỡng chế thi hành quyết định trọng tài
- Khác với trọng tài vụ việc không có cơ cau tổ chức phân thành cácphòng, ban thì tại trung tâm trọng tài có cơ cau tổ chức bộ máy điều hành, cácphòng, ban và nhân viên Trung tâm trọng tài có Ban điều hành và ba thư ký.Ban điều hành gồm có Chủ tịch, một hoặc các Phó Chủ tịch Trung tâm Trọngtài và có thé có tong thư ký Trung tâm Trọng tài do Chủ tịch Trung tâm Trọngtài cử Chủ tịch Trung tâm Trọng tài là trọng tài viên (Khoản 4 Điều 27 LuậtTrọng tài Thương mại 2010) Co cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm trọng tàiđược quy định trong điều lệ hoạt động Không giống như trọng tài vụ việc khikết thúc vụ việc tự động giải thể, hoạt động của trung tâm trọng tài thườngtrực, thường xuyên và chỉ cham dứt hoạt động trong những trường hợp nhấtđịnh theo quy định tại Điều lệ của Trung tâm, bị thu hồi giấy phép thành lậphoặc giấy đăng ký hoạt động Trình tự, thủ tục để chấm dứt hoạt động của
trung tâm trọng tài cũng phải tuân thủ quy định của pháp luật.
- Mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và đặcbiệt là quy tắc tô tụng riêng được xây dựng căn cứ vào đặc thù về tổ chức,hoạt động của trung tâm và không trái với quy định của pháp luật về trọng tàithương mại Việc xây dựng quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài thườngdựa trên cơ sở là một số bản quy tắc trong tài hay một số công uớc quốc tế cóliên quan cũng như bản quy tắc tố tụng của một số trung tâm trọng tài quốc tế
có uy tín Và tùy theo khả năng chuyên môn của đội ngũ trọng tài viên, mỗitrung tâm trọng tài có quyền tự xác định về lĩnh vực hoạt động của mình,đồng thời có thé mở rộng hoặc Trong quá trình hoạt động, các trung tâm trọngtài có quyền mở rộng hoặc thu hẹp lĩnh vực hoạt động trên cơ sở sự chấpthuận của cơ quan Nhà nước có thâm quyên
- Hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài được tiễn hành bởi các trọng
tài viên của trung tâm Việc chọn hoặc chỉ định trọng tài viên tham gia giải
Trang 20quyết tranh chấp chỉ được giới hạn trọng danh sách trọng tài viên của trungtâm Vì vậy, hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài chỉ được tiến hành bởi
các trọng tài viên của chính trung tâm.
Tóm lại, với những đặc trưng riêng về tô chức và tố tụng, Trọng tài làmột hình thức giải quyết tranh chấp phi chính phủ nên hoạt động trọng tàingoài những ưu điểm vốn có, hình thức trọng tài cũng mang một số nhượcđiểm như : Trọng tài không có quyền tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấptạm thời , triệu tập nhân chứng Vi vậy, trong quá trình giải quyết tranhchấp, Trọng tài gặp rất nhiều khó khan, những khó khăn này vượt ra khỏi sựkiểm soát của Trọng tài và cần đến sự giúp đỡ của các cơ quan thực hiệnquyền tư pháp Mặt khác, do phán quyết trọng tài là chung thâm và có hiệulực bắt buộc thi hành đối với các bên tham gia giải quyết tranh chấp, nêncũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyên và lợi ích hợp pháp của các bên nếu có
sự vi phạm, không trung thực, sai sót từ phía trọng tài Nếu những van đềnày không được đảm bảo thì việc giải quyết tranh chấp khó thành công , làmgiảm hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài Vìvậy, cần phải có sự hỗ trợ cũng như giám sát từ phía các cơ quan Nhà nướcđối với hoạt động trọng tài, góp phần tăng tính hiệu quả và khách quan khigiải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
1.2 Khái quát về sự hỗ trợ của các cơ quan thực hiện quyền tưpháp đối với hoạt động của Trọng tài thương mại
1.2.1 Khái quát chung về các cơ quan thực hiện quyền tư phápNghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiếnlược cải cách tư pháp đến năm 2020 (Nghị quyết 49-NQ/TW) tiếp tục chỉ ra
hệ thống các cơ quan thực hiện quyền tư pháp mà trọng tâm là Tòa án nhândân thực hiện quyền xét xử; Viện kiểm sát thực hiện quyền công tố và kiểmsát hoạt động tư pháp; các cơ quan điều tra thực hiện nhiệm vụ điều tra trong
tố tụng hình sự và các cơ quan thi hành án Phạm vi của luận văn không đisâu vào tìm hiểu chỉ tiết về các vẫn đề lý luận về tất cả các cơ quan thực hành
tư pháp đó, mà chỉ tìm hiểu về ba cơ quan thực hiện quyền tư pháp tham gia
Trang 21hỗ trợ hoạt động trọng tài thương mại Đó là cơ quan tòa án, co quan kiêm
sát và cơ quan thi hành án.
- Cơ quan tòa án
Tòa án là là cơ quan xét xử của nhà nước, nhân danh quyền lực Nhànước xét xử các tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội Tòa án ra bản án,quyết định buộc các bên đương sự phải thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chếcủa Nhà nước Ở các nước có nén kinh tế phát triển, bên cạnh tổ chức trọngtài phi chính phủ thi Tòa thương mại cũng góp phan đáng kể trong việc giảiquyết tranh chấp thương mại Theo pháp luật của một số nước, tòa thươngmại có thé tồn tại một cách độc lập như một Tòa chuyên trách Ví dụ tạiPháp, Tòa thương mại sơ thâm (Tribunal de Commerce), đây là một tòa kháđặc biệt vì bắt buộc một bên trong vụ kiện phải là thương nhân Một tranhchấp thương mại giữa 2 thương nhân bắt buộc sẽ bị đưa ra Tòa thương mại.Nếu tranh chấp đó diễn ra giữa một người bình thường kiện một thương nhânthì nguyên đơn có quyền chọn Tòa thường hoặc Tòa thương mại Nếuthương nhân đứng đơn kiện thì bắt buộc vụ án phải được đưa ra xét xử ở Tòathương mại Đây là nguyên tắc đặc trưng của Tòa nay”
Một số nước khác thi thâm quyền giải quyết tranh chấp thương mạiđược trao cho Tòa dân sự trên cơ sở không có sự phân biệt giữa tranh chấpdân sự và tranh chấp kinh tế Ví dụ Đức không có Tòa thương mại độc lập,
do đó, các tranh chấp về kinh tế, dan sự được giải quyết thông qua hệ thốngTòa án thông thường Trong các Tòa án thông thừơng có một bộ phậnchuyên giải quyết các tranh chấp thương mại và dân sự (Tòa dân sự) Hệthống tòa thông thường này gồm 4 cấp là Tòa án khu vực,Tòa án liên khuvực, Tòa án cấp cao của Bang và Tòa án Liên bang về dân sự và hình sự”Han Quốc cũng không có sự phân biệt giữa tố tụng dân sự với tố tụngthương mại Các tranh chấp kinh tế, đầu tư, kinh doanh, thương mại, vì thế,
5 Ban bién tap (2012) , “Mot số van dé cơ bản về hệ thống tòa án và pháp luật tố tụng của Cộng hòa Pháp”,Tạp chí Tòa án nhân dân, (15), tr.32.
6 x › x ; eng ak Nguyên Văn Giàu, Nguyên Van phúc, Nguyên Dinh Cung (Chủ biên 2016), “Thê chê pháp luật kinh tê
một số quốc gia trên thế giới : sách chuyên khảo”, Nxb Tài Chính, Hà Nội, tr.297.
Trang 22cũng được giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự thông thường và tuân theoquy định của Bộ luật tố tụng dân sự (Korean Civil Procedure Code) năm
1960 (sửa đổi, bố sung gần nhất vào năm 201 1).”
Pháp luật trọng tài thương mại các nước đều quy định, khi một phánquyết của trọng tài thương mại có hiệu lực pháp luật thì các bên phải thi hànhphán quyết đó, trong trường hợp các bên không tự nguyện thi hành thì cóquyền yêu cầu tòa án công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tàithương mại Các quốc gia có pháp luật trọng tài thương mại phát triển đềuthiết lập cơ chế hỗ trợ của tòa án đối với hoạt động của trọng tài thương mại
Theo pháp luật Việt Nam, Tòa án là cơ quan xét xử của nhà nước,
nhân danh quyền lực Nhà nước xét xử các tranh chấp phát sinh trong đờisống xã hội Tòa án ra bản án, quyết định buộc các bên đương sự phải thựchiện bang sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước Điều 102 Hiến pháp 2013
quy định như sau: “Toa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” Trong hoạt động xét xử,tòa án phải dựa trên các nguyên tắc xét xử cơ bản như: Việc xét xử sơ thâmcủa Tòa án nhân dân có Hội thâm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủtục rút gọn; Tham phán, Hội thâm xét xử độc lập va chi tuân theo pháp luật;nghiêm cấm cơ quan, tô chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thamphán, Hội thâm; Tòa án nhân dân xét xử công khai Trong trường hợp đặcbiệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ ngườichưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương
sự, Tòa án nhân dân có thé xét xử kín; Tòa án nhân dân xét xử tập thé vàquyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn ; Nguyêntắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm; Chế độ xét xử sơ thâm, phúc thâmđược bảo đảm ; Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợppháp của đương sự được bảo đảm.(Điều 102 Hiến pháp 2013)
Điều 7 Luật Trọng tài Thương mại 2010 xác định tòa án có thâmquyền đối với hoạt động trọng tài thương mại thương mại là Tòa án nhân dân
7 Nguyễn Văn Giàu, Nguyễn Văn phúc, Nguyễn Dinh Cung, tldd chú thích 9, tr.393
Trang 23tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được các bên lựa chon Tuy nhiên,việc giải quyết các tranh chấp thương mại chủ yếu thuộc thẩm quyền của TòaKinh tế - Tòa án chuyên trách trong hệ thống Tòa án nhân dân tỉnh Bởi vì,xuất phát từ tính chất của vụ tranh chấp được trọng tài giải quyết là tranhchấp phát sinh trong hoạt động thương mại mà các bên tranh chấp là cá nhânkinh doanh hoặc tổ chức kinh doanh Và hoạt động thương mại được địnhnghĩa trong luật thương mại là “ hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồmmua bản hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiễn thương mại và các hoạtđộng nhằm mục đích sinh lợi khác ” (Khoản 1, Điều 3 LTM 2005) Bộluật tố tụng dân sự 2015 cũng quy định Tòa kinh tế có thâm quyền giảiquyết: Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết kinhdoanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài; Yêu cầu liên quan đến việcTrọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo quy định của phápluật về Trọng tài thương mại (Khoản 2, 5 Điều 31) Các quy định này cơ sởpháp lý quan trọng để Trọng tài và các đương sự yêu cầu Tòa án hỗ trợ khi
- Cơ quan thi hành án
Cơ quan thi hành án là cơ quan Nhà nước, có trách nhiệm đưa các bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án và các cơ quan Tài phánkhác vào thực tế thông qua việc thi hành án Hoạt động của cơ quan thi hành
án dân sự một mặt đảm bảo việc thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước, thểhiện sự tôn trọng cua xã hội, công dân đôi với phán quyết của toa án, trọng
Trang 24tài, mặt khác là công cụ hữu hiệu dé bảo vệ các quyền và lợi ích hợp phápcủa các chủ thê trong xã hội Ÿ.
Đối với trọng tài thương mại, Điều 8 Luật Trọng tài Thương mại 2010xác định cơ quan thi hành án có thâm quyền thi hành phán quyết trọng tài,quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Trọng tài là Cơ quan thihành án dân sự tỉnh, thành phó trực thuộc trung ương nơi Hội đồng trọng tài
ra phán quyết hoặc nơi biện pháp khan cấp tạm thời cần được áp dụng Nhưvậy, hoạt động hỗ trợ của cơ quan thi hành án đối với trọng tài là hoạt động
hỗ trợ trọng tài trong việc thi hành phán quyết trọng tài, áp dụng biện phápkhan cấp tạm thời của Trọng tài
Việc cơ quan thi hành án hỗ trợ hoạt động của trọng tài có vai trò quantrọng, vì phán quyết của trọng tài có công bằng, chính xác đến đâu, nhưngnếu không được bảo vệ và đảm bảo thi hành thì quyền và lợi ích hợp phápcủa các bên không được bảo vệ, điều này sẽ làm anh hưởng đến uy tín củatrọng tài”
- Co quan kiểm sát
Căn cứ theo khoản 1 Điều 107 Hiến pháp 2013: Viện kiểm sát nhândân thực hiện quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; Viện kiểm sát nhândân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân,bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợiích hợp pháp của tô chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấphành nghiêm chỉnh và thống nhất Theo Luật tô chức Viện kiểm sát nhân dânngày 24/11/2014, Viện kiểm sát nhân dân thực hiện Kiểm sát hoạt động tưpháp dé kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tôchức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận
và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá
trình giải quyét vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc
8 x l
Nguyên Công Binh ( Chủ biên 2011), Giáo trình Luật thi hành án dân su Việt Nam, Trường Dai học Luật
Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, tr.75.
9 x he ps š Ề Phan Chân Nhân (2012), Sự hồ trợ của cơ quan tư pháp đôi với hoạt động của trọng tài thương mại theo Luật Trọng tài thương mại 2010, Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại Học luật Hà Nội, Hà Nội, tr.38.
Trang 25dân sự, hôn nhân va gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi
hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạtđộng tư pháp khác theo quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 4) LuậtTrọng tài Thương mại 2010 đã đề cập vai trò của Viện Kiểm sát nhân dâncấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài đang thụ lý giải quyết vụ tranh chấp trongviệc hỗ giám sát hoạt động hỗ trợ của Tòa án đối với Hội đồng trọng tàitrong việc thu thập chứng cứ (Điều 46); triệu tập người làm chứng (Điều 47)
và khi Tòa án xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài (Điều 71) Như vậy,Việm kiểm sát không kiểm tra, giám sát trực tiếp hoạt động của trọng tài màchỉ kiểm tra, giám sát hoạt động hỗ trợ của Tòa án đối với trọng tài Điều nàythé hiện đúng bản chất của hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan kiểm sátcũng như không làm mất đi bản chất của Trọng tài Trọng tài vẫn là tổ chứcgiải quyết các tranh chấp có tính chất “quyền lực tư”, thé hiện ý chí tự địnhđoạt tối đa của các đương sự mà không bị sự can thiệp quá sâu của các cơ
` z re ` tA z re TA 10
quan Nhà nước nói chung và cơ quan kiêm sát nói riêng.
Như vậy, các cơ quan thực hiện quyền tư pháp tham gia hỗ trợ trọng taitheo Pháp luật hiện hành bao gồm: Cơ quan Tòa án, cơ quan Kiểm soát và cơquan thi hành án Tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ cụ thé của từng cơ quan
đó mà pháp luật có quy định sự hỗ trợ khác nhau đối với hoạt động trọng tài
Sự trợ giúp của các cơ quan này đã giúp cho hoạt động trọng tài có sự chuyểnbiến tích cực; góp phan đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân, 6nđịnh và lành mạnh môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam
1.2.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của sự hỗ trợ của các cơ quan thực
hiện quyên tư pháp đôi với hoạt động của trọng tài
Hoạt động trọng tài luôn cần đến sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nướcnói chung và các cơ quan thực hiện quyền tư pháp nói riêng Điều đó xuấtphát từ cơ sở lý luận và thực tiễn sau :
® Cơ sở ly luận
10 x exh x ; F Ke ps Ẵ ä Sử :
Nguyên Thị Yên (2005) , “Su ho trợ cua cơ quan Tư pháp đôi với hoạt động của trong tài thương mại”,
Luận văn thạc sỹ Luật hoc, Dai học Luật Hà Nội, Ha Nội tr.19
Trang 26- Xuất phát từ ban chất của trọng tài: trong tài là cơ quan tài phán phichính phủ có quyền lực bắt nguồn từ “quyền lực hợp đồng” do các bên tranhchấp giao phó, ủy nhiệm Phán quyết của trọng tài không mang tính quyền
lực nhà nuớc, không đại diện cho ý chí của nhà nuớc mà đại diện cho ý chí
của các bên tranh chấp Điều này đã đặt ra cho trọng tài những khó khăn khikhông có sự đồng thuận, hợp tác thiện chí của cả hai bên tranh chấp trongquá trình tố tụng cũng như việc thi hành phán quyết trọng tài
Trong quá trình trọng tài thụ lý vụ kiện, có trường hợp việc giải quyếtcủa trọng tài không thé tiễn hành, vi dụ: Khi không chọn được trọng tài viêngiải quyết tranh chấp trong quá trình thành lập Hội đồng trọng tài, khi xemxét thâm quyền giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài Cuối cùng,điều đặc biệt quan trọng là quyết định trọng tài không được bảo đảm thi hànhbằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước do trong tài là cơ quan tài phán tư,không có cơ quan cưỡng chế của riêng mình để cưỡng chế thi hành Nếu cácbên không tự giác thi hành thì phán quyết của trọng tài cũng không có giá trịtrên thực tế Điều này lý giải việc pháp luật quy định các cơ quan thực hiệnquyền tư pháp hỗ trợ trọng tài bao gồm: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát
nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự Đây là những cơ quan có chức năng
bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảocho pháp luật được thực thi một cách nghiêm chỉnh
- Xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước đối với hoạt động trọng tài:Nhà nước nói chung và cơ quan Nhà nước nói riêng có quyền quản lý hoạtđộng của mọi t6 chức, cá nhân trong xã hội, trong đó có trọng tài Với tucách là một tổ chức phi Chính phủ, hoạt động theo pháp luật và quy chế về
trọng tài thương mại Thuật ngữ trọng tài phi Chính phủ không có nghĩa là cơ quan trọng tai này sẽ không chịu sự quản lý, giám sát cua Nhà nước PhiChính phủ là để phân biệt với một cơ quan tài phán Nhà nước, có quyền lựcNhà nước Nhà nước không can thiệp sâu vào các hoạt động của các cơ quan
trọng tài, nhưng sẽ thực hiện vai trò quản lý của mình thông qua việc ban
hành các văn bản pháp luật trọng tài Tạo ra hành lang pháp lý cho trọng tài
hoạt động Ngoài việc ban hành pháp luật, Nhà nước còn thông qua các cơ
Trang 27quan Nhà nước như: Cấp, thu hồi Giấy phép thành lập và Giấy đăng ký hoạtđộng của Trung tâm trọng tài; Chi nhánh, Văn phòng đại diện của tô chứctrọng tài nước ngoài tại Việt Nam; Công bố danh sách Trọng tài viên của các
tổ chức trong tài hoạt động tại Việt Nam; Tuyên truyền, phổ biến pháp luật
về Trọng tài; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trọng tài; hướng dẫn việc đàotạo, bồi dưỡng Trọng tài viên; Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật
về Trọng tài Qua đó tạo cơ sở pháp lý dé Nhà nước quản lý hoạt động
trọng tài
- Xuất phát từ yêu cầu giảm bớt “gánh nặng "cho tòa kinh tế: Do anhhưởng của nền kinh tế hàng hóa tập trung, mọi kế hoạch do Nhà nước địnhsẵn mà các doanh nghiệp trong nước mang nặng tâm lý chỉ có cơ quan Nhànước mới giải quyết vụ việc khách quan, công bằng, đúng luật Như Luật sưPhan Thông Anh đã nhận xét : “Ho cho rằng quyết định của Tòa án có giátrị pháp lý cao hơn quyết định của trọng tài; họ chưa tin lắm về hiệu lực thihành các quyết định trọng tài và do họ chưa nhận biết được tính ưu việt hơncủa phương thức giải quyết tranh chấp trọng tài so với phương thức giảiquyết tranh chấp bằng Tòa án”'' Ngoài ra, sự phát triển của nền kinh tế thịtrường đã khiến cho các tranh chấp thương mại ngày càng trở lên đa dạng vàphức tạp về nội dung cũng như sự gay gắt về mức độ tranh chấp Những lý
do này khiến cho các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh đượcđưa đến Tòa án ngày càng nhiều, dẫn đến tình trạng quá tải án tồn đọng tạicác Tòa Kinh tế, đặc biệt là tại tòa án ở những thành phố lớn Với yêu cầugiải quyết tranh chấp kinh tế thật nhanh gọn, hạn chế tối đa sự gián đoạntrong kinh doanh, đảm bảo quyền lợi chính đáng của các chủ thể tham giatranh chấp, việc giải quyết tình trạng quá tải tại các Tòa kinh tế rất cần cónhững tổ chức Trọng tài mạnh, đủ sức hấp dẫn đối với các nhà kinh doanh để
giảm bớt gánh nặng cho Tòa án Với sự ra đời của Luật Trọng tài Thương
mại 2010 Nhà nước đã chính thức “ủy thác” cho trọng tài đảm nhiệm chứcnăng giải quyết các tranh chấp kinh doanh bằng một văn bản pháp lý với
Hl Phan Thông Anh (2009), “Tại sao các doanh nghiệp Việt Nam không mặn mà với việc giải quyết tranh
chấp hợp đồng thương mại bằng trọng tài” , Dân chủ và Pháp luật (7), tr 26
Trang 28những quy định thực tế, khả thi trong việc hỗ trợ hoạt động của trọng tàitrong việc giải quyết các tranh chấp
© Co sở thực tiễn
* Thực tiễn hoạt động của các Trung tâm trọng tài Việt Nam khi chưa
có sự hồ trợ của các các cơ quan thực hiện quyên tu pháp
So với lịch sử trọng tài trên thế giới Lịch sử trọng tài phi Chính phủViệt Nam còn rất non trẻ Năm 1963 ở Việt Nam mới có một tô chức trọngtài phi Chính phủ đầu tiên đó là “Hội đồng trọng tài ngoại thương” được tổchức theo Nghị định số 59/CP ngày 30/4/1963 của Hội đồng Chính phủ Năm
1964 thành lập thêm một tô chức trọng tai phi Chính phủ thứ hai là: “Hộiđồng trọng tài hằng hải Việt Nam” theo nghị định số 153/CP ngày 5/10/1964của Hội đồng Chính phủ Hai hội đồng trọng tài này là các tổ chức trọng tàinằm bên cạnh Phòng thương mại Việt Nam — một tô chức kinh tế tự quản, có
tư cách pháp nhân và chịu sự giám sát trực tiếp của bộ Ngoại thương Đếnngày 28/04/1993 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 204/TTg
về việc thành lập Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) bên cạnhPhòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trên cở sở hợp nhất hai Hộiđồng trọng tài này Khi mới thành lập, Trung tâm này chỉ có thâm quyền giảiquyết các tranh chap phát sinh từ quan hệ kinh tế quốc tế như các hợp đồngmua bán ngoại thương, các hợp đồng đầu tư du lịch, bảo hiểm quốc tế Năm 1996, Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam đã đề nghị Thủ tướngChính phủ cho phép mở rộng thâm quyền giải quyết tranh chấp kinh tế đốivới các quan hệ kinh tế trong nước Đề nghị này được chấp thuận bang quyếtđịnh số 114/TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 16/07/1996
Cùng với sự ra đời của Hiến pháp 1992 nhà nước Việt Nam đã chủtrương chuyền từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang một nền kinh
tế nhiều thành phần vận thành theo cơ chế thị trường có có sự quản lý củanhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Bước ngoặt đó đã dẫn đến mộtloạt cải cách trong nền kinh tế Trong đó đáng chú ý là chủ trương bình danggiữa các thành phần trong nền kinh tế, khuyến khích và phát triển kinh tế tư
Trang 29nhân; phát triển đầu tư trong nước và khuyến khích đầu tư nước ngoài, pháttriển đa dạng hoá các quan hệ kinh tế quốc tế Chính vì vậy hệ thống phápluật kinh tế trước đây được thiết lập chủ yéu để điều chỉnh các quan hệ kinh
doanh giữa các doanh nghiệp Nhà nước giờ đây đã không còn phù hợp với
một nền kinh tế với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau.Trong bối cảnh đó, đồng thời với việc chấm dứt hoạt động của Trọng tàiKinh tế Nhà nước và thành lập Tòa kinh tế trong hệ thống Tòa án nhân dân.Ngày 05/09/1994 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 116/CP về tổ chức vahoạt động của trọng tài kinh tế với tính chất là một tổ chức xã hội-nghềnghiệp Sau gần 10 năm thực hiện Nghị định số 116/CP, đã có 5 Trung tâmtrọng tài được thành lập với hơn 130 trọng tài viên Tuy nhiên, trong suốtthời gian dài từ năm 1994 đến năm 2003, 05 Trung tâm trọng tài kinh tế đượcthành lập theo nghị định 116/CP hầu như hoạt động rất kém hiệu quả Cụ thể
số liệu thực tế các vụ tranh chấp đã được đưa ra trọng tài giải quyết trong giaiđoạn 1994-2003 như sau’:
- Trung tâm Trọng tài Quốc Tế Việt Nam (VIAC) từ năm 1993 đến
năm 2003, thụ lý được 198 vụ, trong đó xét xử được 123 vụ;
- Trung tâm TTKT Hà Nội ( HEAC): Từ khi thành lập đến năm 2000,tổng số vụ việc thụ lý: 11 vụ ; trong 2 năm (2000-2001) giải quyết 5 vụ, từ
2002 đến 2003: Chưa thụ lý vụ tranh chấp nào ;
- Trung tâm TTKT Thăng Long (ECOARCEN): Cho đến năm 2003:chưa thụ lý vụ tranh chấp nào;
- Trung tâm TTKT Bắc Giang: Cho đến năm 2003: Đã thụ lý và giảiquyết bằng hòa giải 01 vụ;
- Trung tâm TTKT Sai Gon: Năm 1998 thụ lý 10 vụ, năm 1999: 07 vụ,
năm 2000: 06 vu, năm 2001: 03 vu, năm 2002: 02 vụ, 6 thang đầu năm 2004: Chưa giải quyết vụ nào
- Trung tâm TTKT Cần Thơ: Năm 2002 mới thụ lý vụ tranh chấp đầu
tiên.
12, F x ke pe : Ề Trân Thị Vân Anh (2007), Sự hồ trợ của cơ quan tư pháp đôi với hoạt động của trọng tài thương mại,
Khóa luận tốt nghiệp, Dai học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.1 8-1191
Trang 30Như vậy, từ số liệu trên có thể thấy trong giai đoạn từ 1994 cho đếnnăm 2003 05 Trung tâm trọng tài kinh tế được thành lập theo ND 116/CPhoạt động rất kém hiệu quả, các vụ tranh chấp được đưa ra trọng tài giảiquyết không nhiều Còn Trung Tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam mặc dù xử lý
số lượng các vụ tranh chấp lớn nhất, hoạt động nhiều nhất trong số các trungtâm nhưng khi so sánh số vụ tranh chấp với tòa kinh tế thì rất khiêm tốn Chỉtính riêng Tòa kinh tế, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội Trong 05 năm đầuthành lập từ 1994 đến 1999 số án thụ lý và giải quyết là 183/206 vụ án Số ánthụ ly và giải quyết từ 1999 đến 2004 là 298/302 vụ án.” Còn khi so sánh vớitrung tâm Trọng tài nước ngoài thì không hề đáng kể Tại Trọng tài kinh tếICC chỉ riêng trong năm 2003 đã thụ lý giải quyết 580 yêu cầu của cácđương sự ở 120 quốc gia khác nhau” Mặt khác, các tranh chấp mà VIACgiải quyết chủ yếu là tranh chấp có yếu tố nước ngoài, chỉ có 15/198 vụ việc
là giải quyết tranh chấp trong nước Như vậy, có thê thấy hoạt động của cácTrung tâm trọng tài trong thời gian này rất hạn chế, số vụ việc được thụ lýkhông phản ánh được tình hình hoạt động kinh tế trong nước cũng như hoạtđộng của các Trung tâm trong tai.
Lý giải cho thực trạng này, có thể kế đến nhiều nguyên nhân như: Chatlượng và danh tiếng của các Trung tâm trọng tài, hình thức trọng tài thươngmại mới xuất hiện, chưa được các doanh nghiêp quan tâm tìm hiểu mà van
có thói quen sử dụng tòa án để giải quyết các tranh chấp Nhưng nguyênnhân lớn nhất đến từ các quy định pháp luật về Trọng tài Ở thời điểm đó,ngoại trừ Pháp lệnh công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết củatrọng tài nước ngoài năm 1995 Các văn bản pháp luật điều chỉnh về trọng tài
ở giai đoạn này đều có giá trị pháp lý thấp, mới đừng ở mức cao nhất là Nghịđịnh Nghị định ban hành quy chế hoặc Quyết định của Thủ tướng chính phủ.Các văn ban này không hề đề cập đến các chế định cơ bản của Trọng tài như:Xác định hiệu lực thỏa thuận trọng tai, sự hỗ trợ của các cơ quan thực hiện
à Diễn văn kỷ niệm 15 năm thành lập Tòa kinh tế Hà Nội, https://sites.google.com/site/trangkyyeu/bao-caoNgày truy cập : 01/05/2016.
Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (2004), Chương trình tọa đàm về trọng tài thương mại quốc tế.
Trang 31quyền tư pháp trong việc chỉ định; thay đôi trọng tài viên; áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời; công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài Hạn chế
từ các quy định của pháp luật đã dẫn đến sự trì trệ và kém hiệu quả tronghoạt động của các trung tâm trọng tài Tòa án (Tòa kinh tế) và các Trung tâmtrọng tài là những tổ chức tài phán khác nhau về bản chất và chúng tôn tại,
hoạt động độc lập với nhau
Trong hệ thống pháp lý của bất cứ quốc gia nào, quan hệ và sự liên kếtgiữa trong tài va toà án vẫn tồn tại, du ở những mức độ khác nhau Sẽ là sailầm khi đối lập toà án - một thé chế nhà nước, và trọng tài - một thé chế xãhội Trọng tài có tính độc lập và sự ton tại của nó có tác dụng chia sẻ gánhnặng xã hội mà cơ quan xét xử nhân danh Nhà nước không thể gánh vác hết
Mỗi quan hệ biện chứng giữa toà án và trọng tài là ở chỗ: Nhà nướccàng muốn thực hiện tốt chức năng xã hội thì càng phải cần dựa vào các tổchức xã hội, và các tổ chức xã hội muốn phát triển thì cần phải có được sự hỗtrợ của nhà nước Trọng tài là thiết chế giải quyết tranh chấp mang tính xãhội Trọng tài chính là một phần của hệ thống cơ quan tài phán của một xãhội cụ thể, của một quốc gia cụ thể Nếu đối lập hai thiết chế này là sai lầm
về lý luận, và từ sai lầm về lý luận, về nhận thức, sẽ dẫn đến những sai lầmtrong quản lý phát triển xã hội mà giải quyết tranh chấp phát sinh là mộtthành tố vô cùng quan trọng Nếu phân tích quan hệ của tòa án và trọng tài
trong bối cảnh của Việt Nam thì càng nhận rõ mỗi quan hệ và sự liên kết
giữa thiết chế tòa án và trọng tài Cùng quan điểm như vậy, PGS.TS DươngĐăng Huệ đã nhận xét “Nhung cái sai sót mà chúng ta đã phạm phải trong thời gian vừa qua đã làm cho hai cơ quan tài phản này hoàn toàn biệt lậpvới nhau, giữa chúng không có bat cứ một moi quan hệ pháp lý nào, vô hìnhchung, chúng ta đã làm Trọng tài kinh tế yếu di rất nhiễu.” *°
Minh chứng cho quan điểm này, chúng ta có thể thấy vai trò hỗ trợ
duy nhât của Tòa an đôi với trọng tài thương mại trong nước ở thời điêm đó
i Dương Dang Huệ (1999), “Những nguyên nhân làm han chế tac dụng của trọng tài kinh tế và những giải
pháp khắc phục”, Nhà nước và Pháp luật (7), tr 49
Trang 32là ở việc Tòa án trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp “sự việc đã được các
bên thỏa thuận trước là phải giải quyết theo thủ tục trọng tài” (Khoản 5,Điều 32, Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 1994) Tuy nhiên,quy định này trên thực tế tồn tại nhiều bất cập, chỉ đề cập đến việc Tòa ánphải từ chối giải quyết tranh chấp khi các bên đã có thỏa thuận trước là giảiquyết bằng trọng tài mà không hè có quy định nào về hiệu lực của thỏa thuậntrọng tài, dẫn tới nhiều trường hợp thỏa thuận trọng tài không thể thực hiệnđược.
Còn về các quy định về việc thi hành phán quyết của trọng tài Nghịđịnh 116/CP có sự quy định rat mâu thuẫn: Điều 5 Nghị định quy định:
“Quyết định giải quyết tranh chấp của Trung tâm Trọng tài kinh tế (sau đâygọi là quyết định trọng tài) có hiệu lực thi hành, không bị kháng cáo” Tuynhiên Điều 31 Nghị định lại quy định: “ Trong trường hợp quyết định củaTrọng tài không được một bên chấp hành thì bên kia có quyền yêu cầu tòa ánnhân dân có thắm quyền xét xử theo thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế”
Quy định này làm cho phán quyết trọng tài không hề có cơ chế đảmbao thi hành mà hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức tự giác của các bên Điềunày tạo điều kiện cho những người cố tình trì hoãn việc giải quyết tranhchấp, né tránh việc thực hiện nghĩa vụ của mình trước đối tác Quy định nàytrái với thông lệ quốc tế về trọng tài thương mại và không tạo được hànhlang pháp lý cần thiết cho sự hoạt động của trọng tài
* Thực tiên hoạt động của các Trung tâm trọng tài Việt Nam sau khi
đã có sự hồ trợ của các các cơ quan thực hiện quyên tư pháp.
Nhăm khắc phục những hạn chế về pháp luật trọng tài Ngày25/03/2003, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh trọng tàithương mại số 08/2003/PL-UBTVQH (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2004) vàngày 15/01/2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2004/NĐ-CP quyđịnh chỉ tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh trọng tài thương mại Pháplệnh đã quy định sự hỗ trợ của các cơ quan thực hiện quyền tư pháp mà cụ thé
là Tòa án, cơ quan Thị hành án đôi với trọng tài băng các quy định từ việc xác
Trang 33định hiệu lực pháp lý của thỏa thuận trọng tài, chỉ định trọng tài viên, giải
quyết việc khiếu nại về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, áp dụng biện phápkhan cấp tạm thời, giải quyết yêu cầu hủy quyết định trọng tài,lưu trữ hồ sơtrọng tài và thi hành quyết định trọng tài Day là vấn dé quan trọng đượccộng đồng doanh nghiệp quan tâm và mong đợi Với việc ban hành một loạt
các quy định trong đó có xác lập vai trò của Tòa án và cơ quan Thi hành ánđối với trong tài, Pháp lệnh đã lap đầy “khoảng trống” của hệ thống pháp luậttrong tài trước đây Điều này góp phan làm tăng tính hap dẫn và hiệu quả củatrọng tài, đồng thời thúc đây trọng tài phát triển Có thé nói đây là một sự tiếpsức cho trọng tải, thể hiện quan điểm của Nhà nước về việc đa dạng hóaphương thức giải quyết tranh chấp và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho cácchủ thé kinh doanh được sự bảo hộ của Nhà nước về mặt pháp ly trong quátrình thực hiện các giao dịch thương mại (20) Số vụ tranh chấp trong nướcđược giải quyết tai VIAC từ năm 2003 đên tháng 8 năm 2010 là 73 vụ trongtổng số 269 vụ đã cho thấy việc các doanh nghiệp đã tin tưởng và sử dụngTrọng tài nhiều hơn Nhưng khi so sánh với hàng ngàn vụ việc được thụ lýtại Tòa án thì vẫn là con số quá nhỏ Cụ thể số liệu thống kê số lượng án kinh
tế cấp sơ thâm của Tòa án nhân dân tối cao trong giai đoạn từ 2006 đến 2010như sau”: năm 2006: 1978 vụ; năm 2007: 3783 vụ; năm 2008: 4748 vụ; năm
16 http://toaan gov vn/portal/page/portal/tandtc/5901712 Ngày truy cập : 08/05/2016
Trang 34chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ hop thứ 7 thông qua ngày 17 thang 6 năm
2010, có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2011.
Luật Trọng tài Thương mại đã có những thay đổi rất mới Thứ nhất,tính an toàn với thỏa thuận trọng tai của Luật cao hơn Pháp lệnh trọng tai.Tính vô hiệu của thỏa thuận trọng tài cũng được hạn chế bớt dé gan gũi honvới thực tiễn trong tài thương mại Thứ hai, hội đồng trọng tài cũng đượcthêm một số quyền, chang hạn như quyền được áp dụng biện pháp khẩn cấptạm thời trực tiếp Thứ ba, hội đồng trọng tài có thể triệu tập các nhân chứng
dé hỗ trợ cho trọng tài Ngoài ra, điểm khiến phán quyết trọng tài trở nên hapdẫn hơn, đó là căn cứ để hủy phán quyết trọng tài rõ ràng minh bạch hơn.Luật cũng mở rộng phạm vi thâm quyền của trọng tài (như được thu thậpchứng cứ, triệu tập nhân chứng) và giảm nguy cơ phán quyết của trọng tài bịTòa án tuyên hủy Trước đây, không ít bên thua kiện không muốn thi hànhphán quyết, trọng tài có thể yêu cầu Tòa án hủy nhưng do một số nhược điểmnên căn cứ hủy có thể bị lạm dụng Theo Luật, tính minh bạch của căn cứ hủyphán quyết trọng tài được nâng lên mức cao hơn Một trong những tâm điểmquan trọng nhất của Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 là giải quyết mốiquan hệ giữa trọng tài với toà án trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ tranhchấp của các bên Luật đã đưa ra một loạt các quy định mới nhằm xác địnhmối quan hệ pháp lý quan trọng này Cụ thé Điều 7 Luật Trọng tai Thươngmại năm 2010 xác định rõ Tòa án nào có thẩm quyền đối với hoạt động trọngtài Quy định nay đã khắc phục được những bat cập của Pháp lệnh trọng tàithương mại Tính xác định và rõ ràng này của Luật sẽ tạo điều kiện để các toà
án và hội đồng trọng tài cũng như các bên tranh chấp tránh được lúng túngtrong các trường hợp cụ thé Và đó chính là điều kiện thuận loi dé trọng taihoạt động có hiệu quả Sau hơn ba năm thực thi Luật, Hội đồng thẩm phánTòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 01/2014/HĐTP hướngdẫn thi hành một số quy định Luật Trọng tài thương mại Nghị quyết này cóhiệu lực từ đầu tháng 7/2014 với nhiều quy định cho thấy Tòa án nhân dân tốicao ủng hộ Trọng tài và đây là dấu hiệu rất tích cực cho hệ thống trọng tàiViệt Nam.
Trang 35Nếu so sánh với các nước trên thế giới, đặc biệt là ở những nước có nềnkinh tế thị trường phát triển, nơi các nhà kinh doanh thường lựa chọn trọng tài
để yêu cầu giải quyết tranh chấp cho mình, có thê thấy rằng không phải ngay
từ đâu Tòa án và trọng tài đã có môi quan hệ hỗ trợ, hợp tác.
Nghiên cứu về lịch sử mỗi quan hệ giữa Tòa án và Trọng tài, đặc biệt là
ở các cường quốc thương mại châu Âu (Anh, Pháp,Đức ) có thé thấy mộtbức tranh tương đối phô biến với ba giai đoạn phát triển: Từ đối đầu, nghỉ ky,bat hợp tác Tòa án của các nước đã chuyền dan sang thái độ thừa nhận sự tồn
5
tại của thực thé “phi Nhà nước”- trọng tai, đồng thời tim tách khống chế,kiểm soát nghiêm ngặt đối với quá trình trọng tài thông qua các quy định hoặccác án lệ về quyền của Tòa án dé kiểm tra, xem xét các phán quyết trọng tàigiống như cấp xét xử phúc thấm Cuối cùng là giai đoạn hiện nay với xu thế
hỗ trợ, hợp tác là chủ yếu kết hợp với sự giám sát hợp lý của Tòa Án đối vớitrọng tài nhằm nâng cao hiệu quả của Trọng tài để cùng Tòa án đáp ứng tốthơn, kịp thời hơn các yêu cầu, đòi hỏi đa dạng của giới kinh doanh trong nước
và quốc tế khi phải giải quyết tranh chap.”
1.2.3 Ý nghĩa của sự hỗ trợ của cơ quan thực hiện quyền tư pháp đối với
hoạt động của Trọng tài thương mại
Từ những phân tích ở trên, có thê thấy việc pháp luật quy định mộtcách đầy đủ và chi tiết về các hoạt động hỗ trợ của các cơ quan thực hiệnquyên tư pháp có ý nghĩa rat quan trọng đối với hoạt động trọng tài, cụ thể:
Thứ nhất, tạo điều kiện cho Trọng tài hoạt động thuận lợi, giải quyếtđược vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp
Trong quá trình trọng tài thụ lý vụ kiện, có trường hợp trọng tài không
thể tiễn hành, ví dụ như không lựa chọn được trọng tài viên, khi cần xem xétthâm quyền giải quyết tranh chấp của hội đồng trọng tài Nếu không có sựgiúp đỡ của tòa án, vụ tranh chấp đó khó có thể giải quyết tại trọng tài, bởi vì
17 3 Rf : : : ‘ 25 3 £ Dương thanh mai (1997), “Vê môi quan hệ giữa tòa án và trọng tài trong việc đảm bảo hiệu quả giải quyêt
tranh chấp kinh tế bằng trọng tài”, Nhà nước và pháp luật (12), tr.4
Trang 36các bên đã không thống nhất được ý chí trong quá trình kiện tụng Hậu quatất yếu là tranh chấp rơi vào bế tắc, gây cản trở đối với quá trình kinh doanhthương mại của hai bên Vì vậy, sự hỗ trợ của Tòa án có vai trò quan trọngnhằm tránh bé tắc cho hoạt động trọng tài, dé trọng tài có thé giải quyết cáctranh chấp một cách nhanh chóng, công bằng, ít tốn kém cho các bên thamgia tranh chấp
Thứ hai, sự hỗ trợ của các cơ quan thực hiện quyền tư pháp đối vớihoạt động trọng tai đã đảm bảo hiệu quả của hoạt động trọng tai.
Trọng tài thương mại, với rất nhiều ưu điểm khi so sánh với tòa ánnhư: đảm bảo tôi đa quyền tự do thỏa thuận của các bên; đảm bảo được bímật kinh doanh và uy tín nghề nghiệp cho các bên có liên quan tới vụ tranhchấp, nhất là trong các tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ, bí mật kinhdoanh Tuy nhiên, không có một phương thức nào có ưu thế tuyệt đối Với
tư cách là một cơ quan phi Chính phủ Nên trong một số trường hợp hoạtđộng của trọng tài không đảm bảo tính hiệu quả, không đảm bảo quyền và lợiích của các bên Với việc Tòa án hỗ trợ trọng tài trong việc áp dụng biệnpháp khan cấp tạm thời, tòa án hủy quyết định trọng tài nêu quyết định trọng
tài rơi vào những trường hợp pháp luật quy định hay cơ quan thi hành án thihành phán quyết trọng tài giống như bản án, quyết định của tòa án Quyềnlợi của các bên tham gia tố tụng trọng tài đã được đảm bảo Đồng thời, cácquy định đó cũng đảm bao tính khả thi và hiệu qua của hoạt động trong tài,làm cho trọng tài có thể thực sự phát huy được các ưu điểm vốn có
Thứ ba, sự hỗ trợ của cơ quan thực hiện quyền tư pháp sẽ đảm bảotính khả thi cho các phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, qua
đó góp phần tạo điều kiện tốt cho thương mại quốc tế ở Việt Nam phát triển
Phán quyết Trọng tài có giá trị bắt buộc với các bên tham gia tranhchấp nhưng lại không có một biện pháp thi hành nào nên chúng được thihành chủ yếu dựa vào sự tự nguyện của các bên Bởi vậy, néu công đoạn này
không được thực hiện hoặc thực hiện không phù hợp thì nó sẽ làm cho việc
Trang 37và pháp nhân của các nước được trọng tài giải quyết đặt ra nhiều trường hợpphải có sự hỗ trợ của các cơ quan thực hiện quyền tư pháp trong việc côngnhận và thi hành các quyết định của trọng tài quốc gia này tại lãnh thô quốcgia khác Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng Cụ thê:
Trước hết về phương diện chính trị, điều đó sẽ thúc day quan hệ hữunghị hợp tác và xây dựng giữa Việt Nam với các quốc gia khác Sự côngnhận và thi hành quyết định của trong tài nước ngoài ở các quốc gia sẽ khangđịnh chủ quyền và vị trí của các Việt Nam trên chính trường quốc tế Điềunày thê hiện Việt Nam không chỉ bảo vệ lợi ích của cá nhân pháp nhân nước
minh mà con cả lợi ích của cá nhân pháp nhân nước ngoài Công nhận va thi
hành quyết định của trọng tài nước ngoài góp phần thực hiện chủ trương củaĐảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện quan hệ hợp tác hữu nghị với tắc
cả các nước trên thế giới (muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồngthế giới phan đấu vì hòa bình, độc lập va phát triển) Việc ban hành pháp
lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài
ngày 14/9/1995 và sau đó là các quy định về công nhận và cho thi hành phánquyết của trong tài nước ngoài trong bộ luật t6 tụng da sự năm 2015 sau khinước ta gia nhập công ước New-york năm 1958 là viêc làm thiết thực tạo tâm
lý an toàn cho các nhà kinh doanh trên thế giới trrong quan hệ vơi doanhnghiệp Việt Nam và cũng làm hài lòng các quốc gia muốn bảo vệ lợi íchchính đáng của các nhà kinh doanh nước họ Việc công nhận và thi hànhquyết định trọng tài nước ngoài trong các điều kiện hợp lý là phù hợp với xuhướng văn minh tiến bộ trên thé giới hiện nay Chính vì vậy chính sách đó sẽđược ủng hộ rộng rãi trên thê giới.
Trang 38Về phương diện kinh tế, công nhận và thi hành quyết định trọng tàinước ngoài có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế đối ngoại ởnước ta hiện nay Điều này được thé hiện ở chỗ, nếu như quyết định củatrọng tài không được công nhận và thi hành tại Việt Nam thì các nhà đầu tưnước ngoài sẽ giảm bớt đầu tư vì lo ngại rằng trong trường hợp có tranh chấpnảy sinh và được giải quyết tại trọng tài nước ngoài, thì bên nước ngoài khó
hy vọng bảo vệ lợi ích của mình, nếu như bên Việt Nam thua kiện và tài sảnliên quan đến tranh chấp ở Việt Nam Do vậy sự hỗ trợ từ các cơ quan thựchiện quyền tư pháp mà cụ thê là tòa án và cơ quan thi hành án dân sự sẽ tạođiều kiện cho các phán quyết của trọng tài nước ngoài được đảm bảo thi hànhmột cách nghiêm chỉnh, công băng Tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư nướcngoài khi họ đầu tư vào Việt Nam Qua đó giúp cải thiện môi trường đầu tư
tại Việt Nam.
Tóm lại : Trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranhchấp có nhiều ưu điểm và đang trở thành sự lựa chọn phố biến của cộng đồngdoanh nghiệp trên thế giới Nhưng không có một phương thức giải quyếttranh chấp nào là hoàn hảo tuyệt đối, xuất phát từ bản chất của mình, trọngtài thương mại cũng có những hạn chế nhất định Vì vậy, cần thiết phải có sự
hỗ trợ của các cơ quan thực hiện quyền tư pháp để nâng cao hiệu quả củaphương thức giải quyết tranh chấp này
Trang 39Như đã trình bày ở trên, các cơ quan thực hiện quyền tư pháp tham gia
hỗ trợ Trọng tài thương mại theo Luật Trọng tài Thương mại 2010 bao gồmcác cơ quan: Tòa án, cơ quan Thi hành án và Viện kiểm sát Tuy nhiên, khácvới hai cơ quan còn lại, Viện kiểm sát không hỗ trợ trực tiếp hoạt động trọngtài ma chỉ kiểm tra, giám sát hoạt động hỗ trợ của Tòa án đối với Trọng tài Vìvậy, trong phạm vi luận văn, người viết chủ yếu phân tích sự hỗ trợ của Tòa
án và cơ quan thi hành án mà sẽ không tiếp tục đề cập sâu đến vai trò hỗ trợcủa Viện kiêm Sát đối với hoạt động của trọng tài thương mại
2.1 Sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động của trọng tài thương mại
Sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động của trọng tài thương mại đượcthé hiện thông qua các quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010 và Bộluật Tố tụng Dân sự 2015 Luật đã đưa ra hàng loạt các quy định thể hiện rõ
nét sự hô trợ của Tòa án đôi với trọng tài thương mại Cụ thê như sau:
2.1.1 Sự hỗ trợ của tòa án trong việc xem xét thẳm quyền trọng tài
và thỏa thuận trọng tài
Trong giai đoạn trước khi thành lập Hội đồng Trọng tài, Tòa án đóng
vai trò duy trì công lý, bảo đảm sự tôn trọng thỏa thuận trọng tài và ý chí của
các bên trong việc đưa vụ tranh chấp ra Trọng tài Đó là trách nhiệm từ chốithụ lý vụ tranh chấp khi các bên đã có thỏa thuận trọng tài,trừ trường hợp tòa
án tuyên rằng thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc không thể thực hiện được.Điều này đảm bảo cho thỏa thuận trọng tài được tôn trọng, tránh tình trạngmột trong các bên không tự giác giải quyết tranh chấp bằng phương thứctrọng tài như đã thỏa thuận Điều 6 Luật Trọng tài thương mại quy định nhưsau: “Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một
Trang 40bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoảthuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được.”
Thực tiễn thi hành các quy định tại Pháp lệnh Trọng tài thương mại
2003 và nghị quyết 5/2003/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy địnhcủa Pháp lệnh Trọng tài thương mại đã xuất hiện những xung đột về thâmquyền của tòa án và trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp giữa tòa án
và trọng tài vê việc xác định thâm quyên.
Tháng 7-2002, Công ty TNHH TS (huyện Thuận An, Bình Dương) và
ông S (Đài Loan) ký hợp đồng thành lập một công ty liên doanh với ngànhnghề sản xuất gia công mộc mỹ nghệ Thời gian hoạt động của công ty là 50năm với tông vốn là hơn 650.000 USD, trong đó ông S góp 78%, phía công
ty góp 22% bằng nhà xưởng, trang thiết bị Hai bên thống nhất chọn ông S
làm tổng giám đốc, một đại diện phía Việt Nam làm phó tổng giám đốc
Trong quá trình hợp tác, phía Việt Nam cho răng ông S đã lạm quyên,
vi phạm điều lệ công ty liên doanh, dẫn đến việc công ty bị cơ quan chứcnăng xử phạt hành chính Cụ thé ông S tự ý mở phân xưởng mới không thôngqua hội đồng quản trị, không xin phép, kết quả là bị Công an Bình Dươngphạt 15 triệu đồng Ngoài ra, ông còn cho doanh nghiệp khác gửi hàng vàocontainer của công ty để xuất đi Đài Loan mà không khai báo hải quan, kết
quả là bị Hải quan Đài Loan phát hiện, cảnh báo với Hải quan Việt Nam.
Mau thuẫn được đây lên cao trào khi bà phó tông giám đốc phía ViệtNam bị bệnh phải nam bệnh viện nhưng ông S ra quyết định đuổi việc với lý
do công ty đang gặp khó khăn mà bà này lại di du lịch, không báo cho tônggiám đốc biết Cùng với bà phó tổng giám đốc, hai quản ly sản xuất ngườiViệt Nam cũng bị cho nghi.
Tháng 7-2007, phía Việt Nam gửi thư khuyến cáo cho phía ông S, nêu
rõ không thé hợp tác tiếp và sẽ kiện ra tòa dé giải quyết việc liên doanh Mộttháng sau, thấy phía ông S không phản đối gì, phía Việt Nam đã nộp đơn đến
Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương.