MỤC LỤC
Nghị định 22/2018/NĐ-CP của Chính Phủ mới ban hành hướng dẫn về Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan đã có giải thích về quyền truyền đạt tác phẩm tới công chúng “là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng mà công chúng có thể tiếp cận đƣợc tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn”. Cụ thể, điểm b, khoản 1 Điều 33 Luật SHTT có quy định các tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã đƣợc công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại không phải xin phép nhưng nhƣng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thỏa thuận cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng. Và quy định tại nghị định 100/2006/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan ban hành ngày 21 tháng 9 năm 2006, tại Điều 35,khoản 2 về sử dụng bản ghi âm, ghi hình có giải thích việc sử dụng tại quy định tại điểm b khoản 1 Điều 33 luật SHTT là việc tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã đƣợc công bố để sử dụng tại nhà hàng, khách sạn, cửa hàng, siêu thị.
Nhƣ đã trình bày nêu trên về các cơ sở cho việc thực thi các quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại nhà hàng, khách sạn khi các chủ thể này sử dụng bản nhạc và các bản ghi âm, ghi hình bài hát đều phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là xin phép hoặc dù không xin phép thì vẫn phải trả phí bản quyền cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và quyền liên quan. Nhưng cũng tương tự các chế tài, đối với hành vi sử dụng của các nhà hàng khách sạn các tác phẩm âm nhạc thì hiếm khi có Tòa án nào quyết định áp dụng cũng như có đương sự nào lại yêu cầu áp dụng các biện pháp nhƣ: kê biên, cấm chuyển dịch, niêm phong… Tất cả những quy định trên đây chính là các cơ sở, căn cứ của pháp luật Việt Nam về quyền tự bảo vệ của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan hoặc các quy định để đảm bảo thực thi quyền tự bảo vệ đó.
VCPMC thực hiện việc thu tiền sử dụng tác phẩm tại hầu hết các khu vực có sử dụng âm nhạc trong môi trường kinh doanh theo quy định của luật SHTT và phân loại thành 20 lĩnh vực sử dụng âm nhạc có đặc thù giống nhau, bao gồm: xuất bản, biểu diễn, khách sạn, khu nghỉ mát, trung tâm thương mại, cao ốc cho thuê văn phòng, quán karaoke, phòng thu âm, vũ trường, câu lạc bộ đêm, câu lạc bộ khiêu vũ, siêu thị, cửa hàng thời trang, mỹ phẩm, cửa hàng bán đĩa nhạc, phòng trƣng bày, câu lạc bộ, trung tâm thẩm mỹ, trung tâm chăm sóc sức khỏe, khu vui chơi giải trí, nhà hàng, quán café, giải khát, bar, bistro, phát thanh, truyền hình, nhạc chuông, nhạc chờ, nhạc trên website, giao thông, rạp chiếu phim, nhạc dùng trong phim, nhạc trong clip quản cáo, làm tác phẩm phái sinh [9, tr54]. Chính những sự lỏng lẻo nêu trên đã biến một hoạt động với mục đích tốt và đầy đủ căn cứ pháp luật trở nên sai lệch và vướng phải sự phản đối rộng khắp, chính vì vậy mà đại diện phía cơ quan Nhà nước là Cục bản quyền tác giả đã phải có công văn yêu cầu dừng hoạt động thu phí bản quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại các phòng ti vi trong khách sạn của VCPMC. Theo đó, Cục tán thành với quan điểm phải thu tiền bản quyền tác phẩm âm nhạc đối với việc sử dụng tại nhà hàng, khách sạn tuy nhiên VCPMC phải thực hiện theo lộ trình hợp lý, theo từng bước phù hợp với từng hình thức khai thác sử dụng âm nhạc để bảo vệ quyền lợi của tác giả cũng nhƣ bảo vệ quyền lợi của công chúng sử dụng tác phẩm âm nhạc.
Khi so sánh với số nhà hàng, khách sạn, quán cà phê sử dụng các tác phẩm âm nhạc phục vụ hoạt động kinh doanh của họ trên thực tế thì chẳng đáng là bao nhiêu cho dù Trung tâm VCPMC năm 2017 cũng thu đƣợc đến 83 tỷ đồng tiền bản quyền âm nhạc (lưu ý là rất ít trong số này là từ việc các nhà hàng, khách sạn sử dụng tác phẩm âm nhạc vào mục đích kinh. VCPMC tự ý quy định một mức phí không hợp lý; ngoài ra, thiếu các quy định về phương pháp, trình tự, thủ tục cũng như quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan trong quan hệ thu phí bản quyền âm nhạc (gồm VCPMC và các chủ thể kinh doanh nhà hàng, khách sạn sử dụng âm nhạc) làm cho công văn thu phí của VCPMC có mục đích tốt để bảo vệ quyền tác giả trở nên bị phản ứng mạnh do quá bất ngờ, áp đặt, không công khai, không đảm bảo việc tự do thỏa thuận, thương lượng; Căn cứ pháp luật cho việc thu phí này của VCPMC chưa đƣợc phỏp luật giải thớch rừ ràng bởi chỉ dựa vào quy định tại Điều 33 Luật SHTT cũng nhƣ các quy định tại Điều 35 nghị định 100/2006/NĐ-CP hay Điều 32 của nghị định 22/2018/NĐ-CP về việc sử dụng bản ghi âm, ghi hình là chƣa rừ ràng, chƣa đủ dễ hiểu cho cỏc tổ chức sử dụng khiến cú nhiều làn sóng tranh cãi về việc phải trả phí hai lần cho việc sử dụng tác phẩm âm nhạc.
Phỏp luật Việt Nam đó cú những quy định tương đối rừ ràng làm cơ sở cho hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, trong đó bao gồm các quy định từ việc thành lập, địa vị pháp lý của tổ chức đại diện quyền tác giả; các chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và các hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả; quy chế báo cáo hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả… Những quy định này đã và đang là bước khởi đầu tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời và thành lập của các tổ chức này. Những quy định này sẽ tạo cho môi trường thực thi quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả đối với các chủ thể kinh doanh nhƣ một hợp đồng sử dụng dịch vụ, với sự thể hiện ý chí, thỏa thuận ngang nhau trong quan hệ vì mỗi bên đều có những quyền, nghĩa vụ tương ứng. Giống nhƣ Hoa Kỳ, họ căn cứ vào lƣợng khách hàng tiềm năng có thể tiếp cận đối với tác phẩm, diện tích kinh doanh của nhà hàng, khách sạn; giá cả dịch vụ; vị trí địa lý của chủ thể kinh doanh… Những căn cứ này chƣa phải chính xác nhƣng cũng là những căn cứ tối ƣu nhất, có khả năng xác định đƣợc.
Những thụng tin họ yờu cầu bao gồm thẩm quyền đại diện của tổ chức tập thể quyền; quá trình phân bổ phí bản quyền cho tác giả… Để thực hiện đƣợc điều đó, pháp luật phải có quy định để các tổ chức tập thể quyền tác giả phải xây dựng hệ thống công bố thông tin về danh sách tác giả ủy quyền, số lƣợng tác phẩm đƣợc ủy quyền;. Ngƣợc lại, nếu các chủ thể đại diện tập thể quyền tác giả cố tình không cấp phép sử dụng tác phẩm cho các chủ thể kinh doanh với những lý do không hợp lý (trái với quyền, nghĩa vụ đã đƣợc quy định trong pháp luật), các tổ chức kinh doanh cũng có quyền yêu cầu xử phạt vi phạm đối với tổ chức đại diện tập thể quyền. Dựa trên các phân tích về thực tiễn pháp luật ở Việt Nam, thực tiễn triển khai việc thực thi quyền tác giả thời gian qua và các nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước tiến bộ về pháp luật sở hữu trí tuệ trên thế giới, Khóa luận đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại các nhà hàng, khách sạn nhƣ sau.
Việc sử dụng các tổ chức đại diện cho tập thể quyền các tác giả để tiến hành các biện pháp thực thi quyền tác giả đã được nhiều nước trên thế giới khai thác và sử dụng hiệu quả, do đó có thể thấy đây là một biện pháp tốt cần đƣợc nghiên cứu kỹ để tiến tới áp dụng, nâng cao hiệu quả trên thực tế ở Việt Nam.