1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xác định hình thức và phương pháp hoạt động của yêu cầu xử lý những cá nhân " đi ra đường mà không đúng trường hợp cần thiết được ra khỏi nhà" của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ngày 03/4/2020. Bình luận về tính hợp pháp và hợp lí của mệnh lệnh này

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 472,36 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ ĐỀ TÀI: XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH VỀ YÊU CẦU XỬ PHẠT NHỮNG CÁ NHÂN "ĐI RA ĐƯỜNG MÀ KHÔNG ĐÚNG TRƯỜN

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

ĐỀ TÀI: XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH VỀ YÊU CẦU XỬ PHẠT NHỮNG CÁ NHÂN "ĐI RA ĐƯỜNG MÀ KHÔNG ĐÚNG TRƯỜNG HỢP CẦN THIẾT RA KHỎI NHÀ" CỦA CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI NGÀY 03/4/2020 BÌNH LUẬN VỀ TÍNH

HỢP PHÁP VÀ TÍNH HỢP LÍ CỦA MỆNH LỆNH NÀY

Họ và tên : Phạm Thị Thanh Yến

Mã sv : 20063185

Bộ môn : Luật hành chính Lớp : CAL1008-LKD1 Giảng viên : T.S Nguyễn Thị Minh Hà

Hà nội, ngày 21 tháng 6 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ……… 3

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH VÀ PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH ………4

1 Hình thức hoạt động hành chính……… 4

2 Phương pháp quản lí hành chính……… 5

CHƯƠNG II XÁC ĐỊNH LOẠI HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH VÀ LOẠI PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH TƯƠNG ỨNG VỚI MỆNH LỆNH YÊU CẦU XỬ PHẠT CỦA CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI ………6

1 Xác định phương pháp hoạt động hành chính ……….6

2 Xác định hình thức hoạt động hành chính ……… 7

CHƯƠNG III BÌNH LUẬN VỀ TÍNH HỢP PHÁP VÀ TÍNH HỢP LÍ VỀ YÊU CẦU CỦA CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI………7

1 Tính hợp pháp ……… 7

2 Tính hợp lí……… 8

KẾT LUẬN ……… 9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ………9

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Đối với một quốc gia, dân tộc muốn duy trì được sự ổn định an ninh, chính trị,

xã hội thì quốc gia đó phải nắm trong tay sự quản lí hành chính một cách hợp lí, hiệu quả và thông minh Quản lý hành chính nhà nước là quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội là một điều tất yếu của hoạt động hành chính Để thực hiện quản lí hành chính thì các chủ thể

là người có thẩm quyền phải đưa ra những đường lối kinh nghiệm sáng suốt, đúng đắn

và hiệu quả, nhận được sự đồng thuận của các cấp liên quan Đó là sự phối kết hợp, là mệnh lệnh và sự chấp hành nghiêm chỉnh của cấp trên và cấp dưới thể hiện đúng tinh thần của quản lí Nhà nước Vậy một quyết định, chỉ thị được ban hành ra phải đáp ứng những tiêu chí nào, có cơ sở căn cứ ra sao? Dựa vào những điều trên, em quyết định

lựa chọn đề tài:" Xác định hình thức và phương pháp hoạt động của yêu cầu xử lý những cá nhân " đi ra đường mà không đúng trường hợp cần thiết được ra khỏi nhà" của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ngày 03/4/2020 Bình luận về tính hợp pháp và hợp lí của mệnh lệnh này" làm bài tiểu luận cuối kì của mình Em rất mong

nhận được sự góp ý và đánh giá chân thành của thầy cô để bài làm của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH VÀ PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH

1 Hình thức hoạt động hành chính

1.1 Khái niệm

Hình thức hoạt động hành chính được hiểu là những hình thức hoạt động thể hiện ra bên ngoài của chủ thể quản lý hành chính nhà nước thực hiện như: ban hành các văn bản quản lý, áp dụng các biện pháp tổ chức trực tiếp… nhằm thực hiện tác động quản lí

Hình thức hoạt động hành chính nhà nước là biểu hiện có tính chất tổ chức - pháp lí của những hoạt động cụ thể cùng thể loại của chủ thể quản lí hành chính nhà nước nhằm hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra trước đó

1.2 Phân loại

 Hình thức mang tính pháp lý

Là hình thức tạo ra sự biến đổi trong cơ chế điều hành pháp luật, gián tiếp hoặc trực tiếp tạo cơ sở cho việc phát sinh, thay đổi chấm dứt một quan hệ pháp luật hành chính

- Ban hành các quyết định quy phạm:

Chính phủ: ban hành Nghị quyết/ Nghị định (QP)

Thủ tướng chính phủ: ban hành quyết định quy phạm, quyết định cá biệt, chỉ thị

Bộ trưởng: ban hành thông tư (QP), quyết định cá biệt, chỉ thị

Ủy ban nhân dân: ban hành quyết định QP; quyết định cá biệt; chỉ thị

Chủ tịch ủy ban nhân dân: ban hành chỉ thị; quyết định cá biệt

- Ban hành các quyết định cá biệt:

Là hình thức quan trọng và chỉ áp dụng cho một trường hợp

Liên quan trực tiếp đến đối tượng được quản lí về quyền, nghĩa vụ

Trang 5

Mọi quyết định khi được ban hành đều phải xem xét một cách kỹ lưỡng, hợp lí nếu không sẽ không thể đưa vào áp dụng và khiến người quản lí bị oan

 Hình thức ít mang tính pháp lý:

Đây là một hình thức không tạo ra sự biến đổi trong cơ chế điều chỉnh pháp luật, không làm thay đổi, phát sinh hay chấm dứt một quan hệ pháp luật hành chính

Hoạt động ít mang tính pháp lý được thể hiện dưới dạng là: các khuyến nghị đối với người dân; hoạt động nghiên cứu, tổ chức sự kiện, khảo sát Những hoạt động này

ít nhiều vẫn mang tính pháp lý do được cơ quan pháp lí ban hành, nó thể hiện được hoạt động tác nghiệp như khảo sát, lập biên bản,… của cơ quan quản lí nhà nước

2 Phương pháp hoạt động hành chính

2.1 Khái niệm

Phương pháp quản lí hành chính nhà nước là cách thức mà cơ quan quản lí tác động lên đối tượng, cá nhân nhằm thực hiện hoạt động quản lí của mình

2.2 Đặc điểm của phương pháp hoạt động hành chính

- Áp dụng phương pháp tác động phù hợp

- Do cơ quan hành chính Nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng

- Đối tượng áp dụng là các cơ quan hành chính Nhà nước cấp dưới, cá nhân, tổ chức

- Các quy phạm pháp là chính là thứ được dùng để áp dụng các phương pháp quản lí

2.3 Hệ thống phương pháp quản lí

 Các phương pháp cơ bản:

- Phương pháp thuyết phục

- Phương pháp cưỡng chế

 Căn cứ vào bản chất hoạt động

- Phương pháp hành chính

- Phương pháp kinh tế

Trang 6

 Căn cứ vào mức độ hoạt động:

- Phương pháp định hướng

- Phương pháp lãnh đạo chung

- Phương pháp quản lí trực tiếp

 Căn cứ vào mục đích của hoạt động

- Phương pháp lập chỉ thị mục tiêu

- Phương pháp kiểm tra

- Phương pháp phân tích đánh giá thực tiễn

CHƯƠNG II XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH TƯƠNG ỨNG VỚI MỆNH LỆNH YÊU CẦU XỬ PHẠT CỦA CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1 Xác định phương pháp hoạt động hành chính

Một hoạt động quản lý hành chính có thể có nhiều phương pháp quản lí khác nhau Mỗi phương pháp hoạt động hành chính sẽ có những tác động lên những đối tượng riêng, cụ thể , có tính hiện thực, đa dạng, linh hoạt và có khả năng đem lại hiệu quả cao Do đó yêu cầu xử phạt những cá nhân "đi ra đường mà không đúng các

trường hợp cần thiết được ra khỏi nhà" của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thuộc các phương pháp: phương pháp hành chính và phương pháp cưỡng chế

Về phương pháp hành chính, đây là một phương pháp có tác động trực tiếp của

chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng cách đơn phương quy định nhiệm vụ và phương án hành động của đối tượng quản lí Trong yêu cầu xử phạt trên thì chủ thể quản lí là Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã đơn phương đưa ra mệnh lệnh xử phạt

các cá nhân "đi ra đường khi không đúng trường hợp cần thiết được ra khỏi nhà" là

những cá nhân vi phạm và cơ quan có thẩm quyền cấp dưới chịu trách nhiệm xử lý các trường hợp vi phạm trên Các cá nhân có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền,… và việc đơn phương đưa ra yêu cầu xử phạt của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đối với các cá nhân vi phạm đã thể hiện được tính chất mệnh lệnh - phục tùng của phương pháp hành chính

Về phương pháp cưỡng chế, là một phương pháp bắt buộc bằng bạo lực của cơ

quan nhà nước, người có thẩm quyền lên đối tượng vi phạm buộc họ phải thực hiện

Trang 7

hay không thực hiện những hành vi nhất định hoặc phục tùng những hạn chế nhất định Phương pháp này là lựa chọn cuối cùng sau các phương pháp khác như thuyết phục, hành chính,… Có 4 loại phương pháp cưỡng chế và yêu cầu xử phạt những cá

nhân "đi ra đường không đúng trường hợp cần thiết được ra khỏi nhà" của Chủ tịch

UBND thành phố Hà Nội là một phương pháp cưỡng chế hành chính Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội là người có thẩm quyền quyết định đã ra biện pháp cưỡng chế yêu

cầu xử phạt đối với cá nhân là những người vi phạm "đi ra đường không đúng trường hợp cần thiết được ra khỏi nhà" Phương pháp cưỡng chế này giúp ngăn chặn, phòng

ngừa các cá nhân vi phạm hoặc có ý định vi phạm, coi thường pháp luật, kỉ cương trên địa bàn thành phố Hà Nội

Về phương pháp kinh tế, là một phương pháp tác động gián tiếp đến đối tượng

quản lí thông qua lợi ích kinh tế, đó có thể là xử phạt, khen thưởng… các cá nhân hay

tổ chức Do đó, yêu cầu xử phạt những cá nhân vi phạm của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội có thể bằng hình thức phạt tiền buộc các cá nhân vi phạm phải nộp số tiền phạt đúng theo yêu cầu được đề ra

2 Xác định hình thức hoạt động hành chính

Hình thức hoạt động hành chính có hai dạng là mang tính pháp lí và ít mang

tính pháp lí Căn cứ vào điều trên thì yêu cầu xử phạt các cá nhân " đi ra đường mà không đúng các trường hợp cần thiết được ra khỏi nhà" là hình thức hoạt động hành

chính mang tính pháp lí Đây là loại quyết định cá biệt, nó chỉ được áp dụng cho một

trường hợp cụ thể ở đây là trường hợp vi phạm việc "đi ra khỏi nhà không đúng các trường hợp cần thiết" Yêu cầu trên của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội có tác

động trực tiếp đến các đối tượng là cơ quan hành chính cấp dưới như UBND cấp quận, huyện, phường, cơ quan công an,… thuộc địa bàn thành phố Hà Nội có nghĩa vụ phải

xử phạt nghiêm các đối tượng vi phạm và những cá nhân - người vi phạm phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình

CHƯƠNG III BÌNH LUẬN VỀ TÍNH HỢP PHÁP VÀ TÍNH HỢP LÍ VỀ YÊU CẦU CỦA CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1 Tính hợp pháp

Trang 8

Thứ nhất, căn cứ theo Điều 23 Hiến pháp 2013 quy định về quyền tự do đi lại của con người:"Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước” Điều này được công nhận với tư cách là một

quyền con người và tương đồng với văn bản về quyền con người của luật pháp quốc

tế Điều đáng nói là trong đại dịch Covid-19, dù gặp nhiều khó khăn song Đảng, Nhà nước đã, đang và sẽ nỗ lực hết mình đảm bảo những cam kết, nghĩa vụ quốc tế về quyền tự do đi lại của người dân Khi đại dịch Covid-19 chưa được kiểm soát, việc hạn

chế tự do đi lại và yêu cầu xử phạt những cá nhân "đi ra đường không đúng trường hợp cần thiết được ra khỏi nhà" của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội là phù hợp với

luật pháp quốc tế, luật pháp Việt Nam và đảm bảo quyền tự do đi lại của người dân, đúng như điều 12 Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị (ICCPR) năm

1966 có ghi nhận rằng quyền tự do đi lại có thể phải chịu “…những hạn chế do luật định và là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội hoặc các quyền tự do của người khác” Chiếu theo luật pháp Việt Nam, khoản 2, Điều 14 Hiến pháp năm 2013 ghi rõ “Quyền con người, quyền công dân chỉ

có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” Như vậy, quyền tự do đi lại là thành tố quan trọng trong quyền con người và

trong bối cảnh “sức khỏe cộng đồng” bị đe dọa bởi đại dịch Covid-19 và yêu cầu xử phạt những cá nhân vi phạm của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội là đúng đắn và hợp lí theo đúng Hiến pháp và pháp luật

Thứ hai, vì pháp luật Việt Nam có tính mệnh lệnh, cơ quan hành chính cấp dưới

phải có nghĩa vụ thực hiện mệnh lệnh của cơ quan hành chính cấp trên Do đó khi chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19 được đưa ra có nội dung liên quan đến việc thực hiện giãn cách

xã hội, ngay sau đó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã có khuyến cáo với người

dân không nên đi ra ngoài và ngày 3/4/2020 thì yêu cầu xử phạt cá nhân "đi ra đường không đúng trường hợp cần thiết được ra khỏi nhà" được đưa ra Đó là một yêu cầu

hợp pháp, tuân thủ theo đúng mệnh lệnh của Thủ tướng Chính phủ của Chủ tịch

UBND thành phố Hà Nội

2 Tính hợp lí

Trang 9

Về tình hình kinh tế - xã hội, ngay từ thời điểm dịch bệnh COVID-19 xâm nhập

vào Việt Nam, Hà Nội là một trong các địa phương có số người mắc COVID-19 cao

và là tuyến đầu trong công tác phòng chống dịch bệnh của cả nước Dịch bệnh

COVID-19 gây ra những bất lợi về đời sống, kinh tế, xã hội, mọi công tác, hoạt động sống của con người đều bị đảo lộn và trở nên ùn ứ Do đó, yêu cầu xử phạt các cá nhân mang tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn khi dịch bệnh đang bùng phát căng thẳng Mỗi các nhân đều phải có ý thức trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng Tiếp xúc nơi đông người sẽ càng khiến viruss có cơ hội sinh sôi, phát tán gây khó khăn cho các cơ quan y tế trong việc tiến hành rà soát và khoanh vùng dập dịch

Về đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và cá nhân, khi yêu cầu xử phạt

những cá nhân "đi ra đường không đúng các trường hợp cần thiết được ra khỏi nhà" của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội được ban hành đều nhận được sự đồng thuận của cơ quan hành chính cấp dưới và người dân

Đối với Nhà nước, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu toàn bộ hệ thống chính quyền các cấp của thành phố phải xác định nhiệm vụ phòng, chống dịch

COVID-19 là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, ưu tiên hàng đầu hiện nay Việc xử lý các cá nhân vi phạm sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm quản lí, kiểm tra, rà soát của các cấp chính quyền trong thành phố Là những người tiên phong, đi đầu trong công tác phòng chống dịch bệnh

Đối với các cá nhân, là công dân sinh sống và làm việc trên địa bàn thành phố

Hà Nội, ai cũng phải có ý thức trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, cộng đồng Phòng chống dịch bệnh cho xã hội cũng là cho chính bản thân mình Đội ngũ y bác sĩ

đã kêu gọi người dân "Chúng tôi ra đường vì bạn, xin các bạn hãy ở nhà vì chúng tôi"

lời kêu gọi ấy chính là sự thúc đẩy ý thức của mỗi người Chúng ta có thể đánh giá được tầm ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 gây ra những thiệt hại rât lớn, tầm quan trọng của các chỉ thị, quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong phòng chống dịch

bệnh có tác dụng ra sao Do đó, việc yêu cầu xử phạt các cá nhân "đi ra đường không đúng các trường hợp cần thiết được ra khỏi nhà" sẽ giúp người dân nâng cao ý thức,

trách nhiệm của mình trong việc thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh Có xử lý

vi phạm nghiêm minh mới khiến mọi người có ý thức đề phòng và cảnh giác cao độ,

Trang 10

không lơ là, chủ quan đối với các chủ trương, kế hoạch phòng chống dịch bệnh mà Chính phủ và Bộ y tế đã đề ra từ trước đó

Xong, bên cạnh đó yêu cầu xử phạt những cá nhân "đi ra đường không đúng trường hợp cần thiết được ra khỏi nhà" cũng cần được quy định các trường hợp không

thật cần thiết và cần thiết là gì Mỗi trường hợp sẽ bị xử phạt dưới hình thức như thế nào là hợp lí nhất Việc quy định cụ thể, chi tiết như vậy sẽ tránh gây xử phạt sai, khiến cho các cá nhân bị phạt oan, làm mất lòng tin của người dân và tránh gây sự hiểu lầm giữa người dân với người có thẩm quyền xử phạt

KẾT LUẬN

Yêu cầu xử phạt những cá nhân "đi ra đường không đúng các trường hợp cần thiết được ra khỏi nhà" của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội là một trong những

mệnh lệnh kịp thời, hợp pháp, hợp lí trong thời kì dịch bệnh COVID-19 Đó là một trong những hình thức quản lí hành chính hiệu quả mang lại lợi ích cho xã hội, cộng đồng, cho các cá nhân và cho đất nước Khi có yêu cầu xử phạt sẽ không còn tình trạng lơ là, chủ quan, làm trái pháp luật của bất cứ cá nhân nào Một phần để thực hiện đúng chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, một phần giúp tăng cường phòng chống, kiểm soát dịch bệnh được sát sao hơn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Phạm Hồng Thái-Nguyễn Thị Minh Hà, Giáo trình "Luật hành chính Việt Nam",

NXB Đại học QGHN

2 TS Trần Minh Hương, Giáo trình "Luật hành chính Việt Nam", NXB Công an nhân

dân 2019

3 Thư viện pháp luật, Luật ban hành văn bản pháp luật 2015, nguồn:

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Luat-ban-hanh-van-ban-quy-pham-phap-luat-2015-282382.aspx

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w