KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI BỘ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH – HIẾN PHÁP ---0-0--- HỌ TÊN SINH VIÊN Nguyễn Phương Thảo – MSV: 20063152 – K65LKDB Tiểu luận kết thúc học phần Luật Hành chí
Trang 1KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BỘ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH – HIẾN PHÁP
-0-0 -
HỌ TÊN SINH VIÊN
Nguyễn Phương Thảo – MSV: 20063152 – K65LKDB
Tiểu luận kết thúc học phần Luật Hành chính
Đề 10:
Đề bài: Từ các ý kiến, quan điểm của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về triển khai
các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại địa bàn tỉnh, anh/chị hãy bình luận về cơ chế xác định trách nhiệm cá nhân của cán bộ, công chức là người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi thực hiện các hoạt động công vụ
Giảng viên: TS Nguyễn Thị Minh Hà
Hà Nội – 2021
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
Chương 1: Cơ sở lý luận về cơ chế xác trách nhiệm của cán bộ, công chức, người đứng đầu cơ quan đơn vị khi thực hiện các hoạt động công vụ trong pháp luật Việt Nam 1
1.1 Khái niệm hoạt động công vụ 1
1.2 Khái niệm cán bộ 2
1.3 Khái niệm công chức 2
1.4 Cơ chế xác định trách nhiệm của cán bộ, công chức người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong pháp luật Việt Nam 3
Chương 2: Cơ sở thực tiễn về cơ chế xác định trách nhiệm cá nhân của cán bộ, công chức là người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi thực hiện các hoạt động công vụ từ thực tế các biện pháp phòng chống dịch bệnh của tỉnh Bắc Giang 6
2.1 Thực trạng kiểm soát dịch bệnh covid 19 ở tỉnh Bắc Giang 6
2.1.1 Thực tế tình hình dịch bệnh ở Bắc Giang từ ngày 8/5 6
2.1.2 Quyết định của chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 7
2.2 Đánh giá cơ chế xác định trách nhiệm của cán bộ, công chức, người đứng đầu các đơn vị, cơ quan trong công tác chống dịch từ các biện pháp phòng dịch ở Bắc Giang 8
KẾT LUẬN 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 31
Mở đầu: Việt Nam đang ở trong làn sóng thứ tư của dịch bệnh Covid-19 Một trong những
địa phương có tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nhất chính là tỉnh Bắc Giang Trước tình thế đó, chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, ông Lê Ánh Dương đã đưa ra quyết định đầy khó khăn nhưng cho tới điểm hiện tại, nó đã cho thấy tính hiệu quả trong công tác kiểm soát dịch bệnh: Tạm phong tỏa 4 khu công nghiệp, giữ chân 67.000 công nhân các nơi ở lại Bắc Giang Xung quanh công tác phòng chống dịch bệnh của tỉnh Bắc Giang, nhiều khía cạnh có thể được bàn đến như việc đánh giá chủ trương, đảm bảo phát triển kinh tế ở khu công nghiệp và chăm lo đời sống công nhân… Bên cạnh đó, dưới góc nhìn lý luận – thực tiễn trong hoạt động quản lý hành chính, dựa trên các ý kiến, quan điểm của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại địa bàn tỉnh, ta thấy được vấn đề về trách nhiệm cá nhân của cán bộ, công chức là người đứng đầu cơ quan, đơn
vị khi thực hiện các hoạt động công vụ là một vấn đề đáng quan tâm, đóng vai trò quan trọng trong đời sống thực tiễn
Chương 1
1 Cơ sở lý luận về cơ chế xác trách nhiệm của cán bộ, công chức, người đứng đầu
cơ quan đơn vị khi thực hiện các hoạt động công vụ trong pháp luật Việt Nam
1.1 Khái niệm hoạt động công vụ
Trong các văn bản quy phạm pháp luật, chưa có khái niệm chính xác về hoạt động công vụ, nhưng trong Luật Cán bộ, công chức có đưa ra khái niệm hoạt động công vụ gắn với việc thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ theo quy định của Luật Cán bộ, công
chức Như vậy, có thế hiểu rằng: “Công vụ là hoạt động nhà nước mang tính quyền lực và
pháp lý, được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ, công chức hoặc những người khác khi được nhà nước trao quyền nhằm thực hiện những chức năng của nhà nước vì lợi ích xã hội, công dân và nhà nước.”1
Một số đặc điểm và tính chất của hoạt động công vụ có có thể kể đến là: (1) Mục đích của công vụ là phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội; (2) Nội dung hoạt động công vụ bao gồm các hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, của Đảng, tổ
1 Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2017), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.165
Trang 42
chức chính trị - xã hội trong lãnh đạo, quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, đồng thời tổ chức cung ứng và phục vụ nhu cầu chung của xã hội, của nhân dân không vì mục đích lợi nhuận; (3) Chủ thể thực thi công vụ là cán bộ, công chức; (4) Hoạt động công vụ không chỉ thuần túy mang tính quyền lực nhà nước mà còn bao gồm cả các hoạt động do cơ quan, tổ chức thành lập (được nhà nước ủy quyền) để phục vụ các nhu cầu của nhân dân; (5) Hoạt động công vụ mang tính thường xuyên, chuyên nghiệp
1.2 Khái niệm cán bộ
“Cán bộ được hiểu theo ý nghĩa xã hội dùng để chỉ những người có trọng trách trong các cơ quan Đảng và Nhà nước”2 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi bổ sung 2019) chia khái niệm cán bộ ra làm hai đối tượng:
Thứ nhất, đối tượng là cán bộ từ cấp huyện trở lên: phải đáp ứng được đầy đủ các điều
kiện sau đây: (1) Là công dân Việt Nam; (2) Được hình thành từ con đường bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kì; (3) Làm việc trong các cơ quan nhà nước, Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; (4) Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước
Thứ hai, đối tượng là cán bộ cấp xã (cán bộ xã, phường, thị trấn): phải đáp ứng đủ các
điều kiện sau đây: (1) Là công dân Việt Nam; (2) Được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kì; (3) Xác dịnh cụ thể 8 vị trí: i) Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy; ii) Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân3; iii) Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân; iv) Chủ tịch mặt trận Tổ quốc Việt Nam; v) Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; vi) Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; vii) Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam (áp dụng với cả xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, nghiệp, diêm nghiệp và có tổ chức Hội nông dân Việt Nam); viii) Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam
1.3 Khái niệm công chức
Khái niệm công chức thường được hiểu theo nghĩa khác nhau giữa các quốc gia có cùng hệ thống chính trị; tổ chức bộ máy nhà nước; sự phát triển kinh tế - xã hội; tính truyền
2 Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2017), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 181
3 Khoản 2, Điều 32, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
Trang 53
thống và các yếu tố văn hóa, lịch sử Song tựu chung lại, các khái niệm này vẫn mang một
số điểm chung mang tính đặc thù như: là công dân của nước đó; được tuyển dụng qua thi tuyển hoặc xét tuyển; được bổ nhiệm vào một ngạch, chức danh hoặc gắn với một vị trí việc làm, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước
Theo tính chất đó, ở Việt Nam, khái niệm công chức bao gồm hai đối tượng sau:
Thứ nhất, đối tượng là công chức nói chung phải đáp ứng những điều kiện cơ bản là:
(1) Là công dân Việt Nam; (2) Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh; (3) Làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương cấp huyện, cấp tỉnh; trong cơ quan đơn vị thuộc quân đội nhân dân Việt Nam nhưng không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, quân nhân quốc phòng; trong
cơ quan đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp
và trong bộ máy lãnh đạo, công nhân công an; (4) Tính chất công việc thường xuyên, chuyên nghiệp; (5) Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo bởi quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật
Thứ hai, công chức cấp xã: (1) Là công dân Việt Nam; (2) Được tuyển dụng giữ một
chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã; (3) Hưởng lương từ ngân sách nhà nước.(4) Công chức cấp xã gồm 7 chức danh cụ thể: i) Trưởng công an, ii) Chỉ huy trưởng Quân sự; iii) Văn phòng – thống kê; iv) Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã); v) Tài chính – kế toán; vi) Tư pháp – hộ tịch; vii) Văn hóa – xã hội
Ngày 25/11/2019, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 14 thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức, có hiệu lực từ 01/7/2020, quy định một số điểm mới Khoản 2, Điều 4, khái niệm mới về công chức không tiếp tục quy định đối tượng lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập là công chức
1.4 Cơ chế xác định trách nhiệm của cán bộ, công chức người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong pháp luật Việt Nam
Trang 64
Trách nhiệm của cán bộ, công chức, người đứng đầu các cơ quan đơn vị được quy định rõ ràng, minh bạch bởi quy chế hành chính của cán bộ công chức, cho đến nay, đã và đang được pháp luật điều chỉnh theo chiều hướng ngày càng toàn diện, thống nhất hơn Trách nhiệm của cán bộ, công chức, người đứng đầu các cơ quan đơn vị được quy định rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật điển hình như: Luật Cán bộ, công chức (thông qua ngày 13-11-2008, sửa đổi, bổ sung 2019) với Điều 10 quy định về nghĩa vụ của cán bộ công chức là người đứng đầu; Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27-10-2007 của Chính phủ quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ (sau đây gọi là Nghị định 157) Ngoài ra, mỗi dạng trách nhiệm đặc trưng được điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể
Thứ nhất, trách nhiệm kỉ luật: là hình thức trách nhiệm pháp lý được áp dụng với
cán bộ, công chức nhà nước thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, tức là có hành vi (hành động hoặc không hành động) vi phạm nghĩa vụ, vi phạm quy định của Luật cán bộ, công chức, có tính chất và mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình thức kỉ luật sau:
Đối với cán bộ: (1) Khiển trách; (2) Cảnh cáo; (3) Cách chức (chỉ áp dụng đối với cán
bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kì; (4) Bãi nhiệm “Cán bộ phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do phê chuẩn, bầu cử, bổ nhiệm Trường hợp bị phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị thôi việc Việc áp dụng hình thức kỉ luật, thẩm quyền trình tự, thủ tục xử lý vi phạm kỉ luật cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.”4
Đối với công chức: (1) Khiển trách; (2) Cảnh cáo; (3) Hạ bậc lương; (4) Giáng chức (chỉ áp dụng với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý); (5) Cách chức (chỉ áp dụng với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý); (6) Buộc thôi việc “Công chức bị Tòa kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật Công chức lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm
4 Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2017), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 214
Trang 75
Việc áp dụng hình thức kỉ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức theo quy định của Chính phủ.”4
Để kỉ luật cán bộ công chức, cần phải thành lập hội đồng kỉ luật Ngày 18/9/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức Nghị định sửa đổi nhiều nội dung, trong đó có một số vấn đề mới cần chú ý như sau: (1) Bổ sung quy định xử lý cán bộ trong Nghị định; (2) Bổ sung thêm đối tượng xử lý
là cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu; (3) Bổ sung các trường hợp chưa xem xét kỷ luật; (4) Bổ sung các thêm trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật; (5) Sửa đổi quy định về thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức; (6) Bỏ hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý; (7) Bổ sung quy định điều khoản chuyển tiếpvà áp dụng pháp luật chuyên ngành
Thứ hai, trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức, người đứng đầu các cơ quan
đơn vị “là trách nhiệm bồi thường bằng tiền của cán bộ, công chức cho các cơ quan, tổ chức
bị thiệt hại do cán bộ, công chức đó làm mất mát, hư hỏng hoặc gây ra Trách nhiệm của công chức bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại và trách nhiệm bồi hoàn”5 Về mặt nguyên tắc, cơ chế xử lý trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức phải thỏa mãn đầy đủ những điều kiện sau: (1) Căn cứ vào lỗi, tính chất, hành vi gây thiệt hại, mức độ thiệt hại tài sản thực tế để quyết định mức và phương thức bồi thường thiệt hại, bảo đảm khách quan, công bằng, công khai; (2) Cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật để xảy ra thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị, ngoài xử lý kỷ luật có trách nhiệm bổi thường thiệt hại; (3) Cán bộ, công chức gây ra thiệt hại có trách nhiệm bồi thường theo quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền (bồi thường một lần hoặc trừ dần vào lương mỗi tháng 20%); (4) Trường hợp nhiều cán bộ, công chức cùng làm mất mát,
hư hỏng hoặc gây thiệt hại đến tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì đều phải chịu liên đới trách nhiệm bồi thường; (5) Trường hợp thiệt hại vật chất gây ra là bất khả kháng thì cán bộ, công chức liên quan không phải chịu trách nhiệm bồi thường
Cơ chế xác định trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức đã được pháp điển hóa khi Quốc hội ban hành Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước ban hành năm 2017 để quy
5 Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, (2017), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 216
Trang 86
định rõ hơn trách nhiệm của cán bộ, công chức khi thực thi công vụ được giao Bên cạnh
đó, Nghị định số 188/2006/NĐ – CP ban hành ngày 10/10/2006 đã cụ thể hóa các nguyên tắc về trách nhiệm vật chất của cán bộ công chức, người đứng đầu các đơn vị, cơ quan thi hành công vụ
Thứ ba, trách nhiệm hình sự, là trách nhiệm pháp lý cao nhất mà cán bộ, công chức
hay bất cứ công dân nào phải chịu khi có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm Đối với công chức, có hai trường hợp chịu trách nhiệm hình sự xảy ra Một là, cán bộ, công chức
vi phạm pháp Luật Hình sự gắn với hoạt động công vụ: Đây là hình thức trách nhiệm hình
sự đặc thù của cán bộ công chức so với công dân Việt Nam khi các chủ thể vi phạm lợi dụng chức vụ quyền hạn, có hành vi vi phạm pháp luật, điển hình như các tội danh được quy định tại Điều 107, 127, 170, 174, 281… trong Bộ luật Hình sự 2015 Hai là, cán bộ, công chức vi phạm pháp luật hình sự không liên quan đến hoạt động công vụ: Cán bộ, công chức phải chịu trách nhiệm hình sự như tất cả các công dân khác Thêm vào đó, nếu có xuất hiện yếu tố lợi dụng chức vụ, quyền hạn, sẽ bị xử lý ở khung hình phạt nặng hơn
Thứ tư, trách nhiệm hành chính, cơ sở để xác định trách nhiệm hành chính của cán
bộ, công chức trong các hoạt động công vụ là Luật xử lý vi phạm hành chính 2014 (sửa đổi,
bổ sung 2020) Ngoài việc phải chịu trách nhiệm hành chính, trong một số trường hợp pháp luật quy định, cán bộ, công chức phải chịu thêm trách nhiệm kỉ luật
Chương 2
2 Cơ sở thực tiễn về cơ chế xác định trách nhiệm cá nhân của cán bộ, công chức
là người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi thực hiện các hoạt động công vụ từ thực tế các biện pháp phòng chống dịch bệnh của tỉnh Bắc Giang
2.1 Thực trạng kiểm soát dịch bệnh covid 19 ở tỉnh Bắc Giang
2.1.1 Thực tế tình hình dịch bệnh ở Bắc Giang từ ngày 8/5
Theo như tờ báo điện tử Nhân Dân điện từ đưa tin ngày 13/5: “Sáng 8-5, tỉnh Bắc Giang ghi nhận một ca bệnh dương tính với SARS-CoV-2 đánh dấu cho đợt bùng phát thứ
Trang 97
tư của đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.”6 Đây là ổ dịch nguy hiểm, kiểm soát rất khó khăn do xảy ra tại khu công nghiệp nơi có mật độ công nhân tập trung lớn, di chuyển rộng
Từ ca mắc Covid-19 đầu tiên ngày 8/5, những ngày sau đó, tỉnh Bắc Giang trở thành địa phương có ổ dịch lớn nhất cả nước, tới nay đã ghi nhận hơn 3.000 ca số ca mắc Covid-19 tại Bắc Giang vẫn tăng lên mỗi ngày UBND tỉnh Bắc Giang tiến hành họp khẩn, đưa ra hàng loạt các biện pháp mạnh mẽ nhằm khống chế ổ dịch
Trong vòng gần hai tháng, tình hình dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát “Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang cho biết dự kiến từ ngày 10/7, tình hình dịch COVID-19 được kiểm soát hoàn toàn, Bắc Ninh, Bắc Giang quay lại trạng thái “bình thường mới” đến cấp quy mô xã, phường.” Thông tin trên được đưa ra tại cuộc họp tuyến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 với lãnh đạo hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang về công tác phòng, chống dịch và phục hồi sản xuất trên địa bàn diễn ra chiều tối 30/6
2.1.2 Quyết định của chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang trong công tác phòng chống dịch
bệnh Covid 19
Tỉnh Bắc Giang kiểm soát dịch bệnh nhanh chóng nhờ có quyết định kịp thời, hợp lý của chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ông Lê Ánh Dương Ngày 18/5, UBND tỉnh Bắc Giang
đã ban hành Quyết định số 518/QĐ-UBND thực hiện cách ly xã hội 03 (ba) huyện: Yên Dũng, Lạng Giang, Lục Nam bắt đầu từ 00 giờ 00 phút ngày 19/5/2021, theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ cho đến khi có thông báo mới Quyết định gồm 3 Điều chỉ đạo cụ thể các đơn vị sự nghiệp công lập, cán bộ, công chức người đứng đầu các cơ quan đơn vị quyết liệt phòng chống dịch bệnh Chiều muộn ngày 17/5, ông kí quyết định tạm dừng hoạt động 4 khu công nghiệp: Vân Trung, Quang Châu, Đình Trám, Song Khê - Nội Hoàng
Lệnh phong tỏa đồng nghĩa với việc giữ lại toàn bộ 67.000 công nhân các tỉnh, thành phố ở lại Bắc Giang, chấp nhận áp lực rất lớn lên toàn hệ thống chính trị và nhân dân trong tỉnh Sau quyết định, tỉnh nhanh chóng giải quyết 2 vấn đề Thứ nhất, bằng mọi giải pháp
6 Đặng Giang (2021, ngày 13 tháng 05), Nỗ lực dập dịch trong khu công nghiệp ở Bắc Giang, Báo Nhân dân điện tử, Ngày
truy cập: 4/5/2021
Trang 108
phải giúp công nhân yên tâm ở lại trong các khu vực bị phong toả Thứ hai, chăm lo an sinh, đảm bảo đủ nhất nhu yếu phẩm cho công nhân trong giai đoạn bị phong tỏa Những ngày sau đó tỉnh dồn toàn lực để giải quyết những vấn đề hậu phong tỏa, thành lập ngay bộ phận chuyên trách hỗ trợ công nhân, tháo gỡ mọi vướng mắc Đồng thời báo cáo với Tổng liên đoàn Lao Động Việt Nam để có chính sách hỗ trợ ban đầu Bước tiến mới trong công tác phòng, chống dịch là chuyển trạng thái từ giai đoạn chạy theo đến tấn công dịch trên mọi mặt trận Đến nay dịch bệnh cơ bản được đẩy lùi và khống chế ở 10/10 huyện, thành phố tính đến thời điểm ngày 30/06/2021
2.2 Đánh giá cơ chế xác định trách nhiệm của cán bộ, công chức, người đứng đầu các đơn vị, cơ quan trong công tác chống dịch từ các biện pháp phòng dịch ở Bắc Giang
Hiện nay, hoạt động công vụ đang được ưu tiên, chú trọng nhất đối với tất cả các cán
bộ, công chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị chính là bảo vệ sức khỏe cộng đồng, an ninh quốc gia, phục hồi kinh tế, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng qua việc tập trung công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 Trong công tác phòng chống dịch bệnh, trách nhiệm của cán bộ, công chức được đặt ra và đóng vai trò rất quan trọng để các hoạt động kiểm soát dịch bệnh phục vụ lợi ích của quốc gia, cộng đồng diễn ra hiệu quả Từ thực tế tình hình kiểm soát dịch bệnh ở Bắc Giang, ta có thể thấy được cơ chế xác định trách nhiệm của cán
bộ, công chức, người đứng đầu các cơ quan đơn vị biểu hiện và hoạt động ra sao trong thực
tế
Trước tiên, trong Quyết định mà chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đặt bút kí và ban hành ngày 18/5, ta thấy được trách nhiệm của cán bộ, công chức người đứng đầu các cơ quan đơn vị được chỉ rõ Tại khoản 5 Điều 1 quyết định 518/QĐ – UBND tỉnh Bắc Giang
quy định: “Chủ tịch UBND các huyện Yên Dũng, Lạng Giang, Lục Nam chịu trách nhiệm
trước Chủ tịch UBND tỉnh trong việc chỉ đạo thực hiện cách ly xã hội tại địa bàn quản lý theo quy định.” Có thể hiểu rằng, bên cạnh nghĩa vụ phải thi hành Quyết định được nêu ở
khoản 4 Điều 1: “Giao cho Công an tỉnh phối hợp với UBND các huyện Yên Dũng, Lạng Giang, Lục Nam chỉ đạo lập các chốt kiểm soát kể từ trước 00 giờ 00 phút ngày 19/5/2021; đồng thời, kiểm soát chặt chẽ các khu vực, địa bàn phong tỏa; tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; tăng cường kiểm soát ở cổng các.”; Điều 3: “Thủ trưởng