Các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn ở Việt Nam hiện nay và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam .... Để góp phần nâng cao cơ sở lý luận thực tiễn cũng như ho
Trang 1KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BỘ MÔN LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
-0-0 -
Họ và tên: Đàm Xuân Vũ
Mã SV: 19063181 Lớp: K64LKDA
PHÂN TÍCH CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT TÀI SẢN, THU NHẬP CỦA NGƯỜI CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT TÀI SẢN, THU NHẬP CỦA NGƯỜI CÓ CHỨC
VỤ, QUYỀN HẠN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
Tiểu luận kết thúc môn Lý luận pháp luật về phòng chống tham nhũng
Giảng viên: PGS.TS.Vũ Công Giao
Hà Nội, tháng 5 năm 2021
Trang 31
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 2
A MỞ ĐẦU 3
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 3
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu 4
1.5 Kết cấu bài tiểu luận 4
B NỘI DUNG 4
1.1 Tổng quan về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay 4
1.1.1 Tài sản 4
1.1.2 Thu nhập, thu nhập cá nhân 4
1.1.3 Người có chức vụ, quyền hạn 5
1.1.4 Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn 6
1.1.5 Tổng quan về các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn ở Việt Nam hiện nay 7
1.2 Các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn ở Việt Nam hiện nay và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam 7
1.2.1 Kê khai công khai tài sản thu nhập 7
1.2.2 Thuế thu nhập cá nhân của người có chức vụ, quyền hạn 8
1.2.3 Thanh toán và trả lương qua tài khoản, không dùng tiền mặt 8
1.2.4 Nhận, trả quà tặng 9
1.3 Một số đề xuất, giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam 9
1.3.1 Giải pháp nâng cao về việc kê khai tài sản, thu nhập 10
1.3.2 Giải pháp nâng cao về thuế thu nhập cá nhân 10
1.3.3 Giải pháp nâng cao về giao dịch qua tài khoản, thanh toán không dùng tiền mặt 11
1.3.4 Giải pháp quy định về cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn 11
C KẾT LUẬN 12
Trang 42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 53
A MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Từ xa xưa đến nay, trong bất kì một nền văn mình, một xã hội hay một thể chế nhà nước nào từng tồn tại trên trái đất sẽ luôn xuất hiện song hành luôn đi kèm với nhau đó là sự phát triển và những vấn nạn đe dọa đến sự phát triển, thậm chí tồn vong của nó Quan sát suốt dòng lịch sử của nhân loại, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một trong những vấn nạn to lớn mà thời kì nào, thể chế hay xã hội nào cũng có đó là tệ tham nhũng
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội, chính trị và kinh tế phức tạp, ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia, làm suy yếu các thể chế dân chủ, kìm hãm sự phát triển kinh tế và góp phần vào
sự bất ổn của chính phủ1 Nhận thấy mối nguy to lớn tiềm tàng cho sự phát triển của đất nước, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã cùng chung tay với nhân dân, nỗ lực hoàn thiện
bộ máy chính trị, công tác phòng, chống tham nhũng(PCTN) ở nước ta đã có những chuyển biến cả về cơ sở lý luận, nhận thức, hành động và đã đạt được những kết quả bước đầu Tuy nhiên, các cơ chế để đảm bảo việc công tác (PCTN) thực sự có hiệu quả, đặc biệt là cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn ở Việt Nam vẫn đang là một bài toán khó đối với hệ thống chính trị nước ta
Để góp phần nâng cao cơ sở lý luận thực tiễn cũng như hoàn thiện thêm về chiến lược cũng như xây dựng các cơ chế vững chắc phòng chống tham nhũng có hiệu quả, em xin chọn
đề tài cho bài tiểu luận : “Phân tích các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam trong thời gian tới.”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của bài tiểu luận này là làm rõ những vấn đề lý luận về các biện pháp kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; đánh giá tính ưu nhược điểm trong
áp dụng thực tiễn của pháp luật Việt Nam Từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp nhàm nâng cáo hiệu quả kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn ở Việt Nam trong thời gian tới
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là các vấn đề lý luận về biện pháp kiểm soát tài sản thu nhập của người có chức vụ quyền hạn ở Việt Nam hiện nay, các quy định của pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ quyền hạn và thực tiễn áp dụng các quy định này trong thời gian gần đây
Phạm vi nghiên cứu của bài luận: do khuôn khổ thời gian và kiến thức còn hạn chế, em
sẽ tập trung nghiên cứu pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát thu nhập của
1 https://www.unodc.org/unodc/en/corruption/index.html
Trang 64
người có chức vụ, quyền hạn của Việt Nam trong khoảng những năm gần đây và có tham khảo thêm một số kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn để củng cố cho các quan điểm, đánh giá của bản thân
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính để giải quyết vấn đề được sử dụng trong luận văn bao gồm: tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh
1.5 Kết cấu bài tiểu luận
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, nội dung bài tiểu luận gồm 3 phần: 1.Tổng quan về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay
2.Các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn ở Việt Nam hiện nay và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam
3.Một số đề xuất, giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức
vụ, quyền hạn ở Việt Nam
B NỘI DUNG 1.1 Tổng quan vềkiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay
1.1.1 Tài sản
Theo Điều 105 BLDS 2015 thì: “Tài sản là vật, tiền , giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện và và tài sản hình thành trong tương lai.”
1.1.2 Thu nhập, thu nhập cá nhân
Có rất nhiều quan điểm, nhận định khác nhau về thu nhập, tuy nhiên tổng quát lại, chúng
ta có thể đưa ra một định nghĩa tổng quát về thu nhập, theo đó: Thu nhập là tổng các giá trị
mà một chủ thể nhận được, thu được trong một khoảng thời gian nhất định, không phân biệt nguồn phát sinh thu nhập
Trang 75
Từ khái niệm thu nhập, có thể rút ra khái niệm thu nhập cá nhân (TNCN), là: … tổng các giá trị nhận được, thu được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm) của một
cá nhân, không phân biệt nguồn phát sinh thu nhập 2
1.1.3 Người có chức vụ, quyền hạn
Khái niệm người có chức vụ, quyền hạn được đề cập chính thức lần đầu tiên trong Thông
tư của Tòa án nhân dân tối cao ngày 06/8/1982 hướng dẫn giải thích việc vận dụng Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ.Và dần theo đó, nó bắt đầu xuất hiện trong BLHS đầu tiên của nước ta (BLHS 1985) và các BLHS sau đó
Người có chức vụ, quyền hạn tại khoản 2 Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng
2018 quy định:
"2 Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển
dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó"
Chúng ta có thể nhận thấy, nhóm đối tượng trên tuy cùng là người có chức vụ quyền hạn nhưng địa vị pháp lí của họ có thể khác nhau, dẫn đến cơ chế quản lý của họ cũng khác nhau Hơn nữa, đây cũng là nhóm đối tượng dễ xuất hiện hành vi tham nhũng nhất Do đó,
2
Xem: Hoàng Hải Nam (2015), Pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay,
Luận văn thạc sỹ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 86
để kiểm soát tài sản, thu nhập của họ cần phải có sự phân biệt trong từng trường hợp mà không nhất thiết phải áp dụng những hình thức kiểm soát thống nhất cho tất cả các đối tượng
là người có chức vụ, quyền hạn.3
Việc này sẽ tạo hiệu quả tích cực trong công tác phòng chống tham nhũng
1.1.4 Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn
Kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn: là tổng thể những biện pháp, cách thức mà Nhà nước sử dụng để theo dõi biến động về tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, qua đó phát hiện, ngăn chặn việc người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để tham nhũng; áp dụng các biện pháp hình sự, hành chính, kỷ luật, dân sự để xử lý người có hành vi tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng
Kiểm soát thu nhập của người có chức vụ quyền hạn giúp tăng cường tính minh bạch
và niềm tin của người dân vào bộ máy hành chính công thông qua việc công khai thông tin
về tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức Giúp những người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước phòng ngừa xung đột lợi ích trong nội bộ cơ quan và giải quyết những vấn
đề nảy sinh, qua đó tăng cường, thúc đẩy tính liêm chính của cơ quan quản lý nhà nước Giám sát, phòng ngừa các hành vi sai trái của cán bộ, công chức, những người giữ chức vụ, giảm thiểu nguy cơ làm giàu bất chính Từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển lâu dài và bền vững của cả hệ thống chính trị
Các mục đích chính của việc kiểm soát thu nhập của người có chức vụ quyền hạn có thể được liệt kê ra như: kiểm soát xung đột lợi ích; minh bạch và trách nhiệm giải trình; chứng minh tính hợp pháp của thu nhập và tài sản; thể hiện quyết tâm và nhằm mục tiêu chính trị Mỗi quốc gia cần nhìn nhận vào thực trạng của mình để xác định được những vấn
đề cụ thể và mình cần hướng tới để giải quyết
Thực trạng chung trong việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vự quyền hạn trên thế giới, thời gian đầu áp dụng các quy định về kê khai tài sản, nhiều quốc gia đã phải đối diện với thực trạng phổ biến về sự thiếu tuân thủ đối với các quy định về kê khai
và tỷ lệ lớn các bản kê khai thiếu chính xác Tuy nhiên, theo thời gian, hầu hết các quốc gia
đã đạt được tỉ lệ tuân thủ cao đáng kể
3
Xem: Hoàng Hải Nam (2015), Pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay,
Luận văn thạc sỹ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 97
1.1.5 Tổng quan về các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ
quyền hạn ở Việt Nam hiện nay
Ở Việt Nam hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật chuyên biệt nào quy định
về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn Tuy nhiên, một số quy định có liên quan đến vấn đề này đã được đề cập trong Luật PCTN, Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, các văn bản dưới luật của Chính phủ, Mỗi văn bản quy phạm pháp luật lại quy định về một vấn đề khác nhau, chưa có tính thống nhất mang lại sự khó khăn trong việc áp dụng Các cơ chế xử lí tài sản vẫn còn là thiếu sót lớn trong hệ thống pháp luật Việt Nam
1.2 Các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn ở Việt Nam hiện nay và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam
Tại Việt Nam chúng ta trong việc kiểm soát tài sản thu nhập của người có chức vụ quyền hạn hiện đang áp dụng các biện pháp sau:
- Kê khai, công khai tài sản thu nhập
- Thuế thu nhập cá nhân của người có chức vụ quyền hạn
- Thanh toán và trả lương qua tài khoản, không dùng tiền mặt
- Nhận, trả quà tặng
1.2.1 Kê khai công khai tài sản thu nhập
Pháp luật nước ta đã quy định khá rõ việc kê khai tài sản, thu nhập trong Nghị định số 78/2013/NĐ-CP Các quy định về minh bạch, công khai tài sản ở nước đã đã dần đi vào thực tiễn đời sống, bước đầu hoàn thành việc việc xác minh tài sản, thu nhập của người có chức
vụ quyền hạn Tuy vậy, nó còn mang nhiều bất cập, cơ chế khá lỏng lẻo và chưa có tính hiệu quả cao
Thực tiễn cho thấy, việc kê khai tài sản trong những năm qua hầu như không mang lại hiệu quả trong việc kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn nói riêng và công tác PCTN nói chung Chúng ta đang mắc phải một số vướng mắc lớn như: việc kê khai, công khai tài sản, thu nhập vẫn còn mang tính hình thức, chưa xác minh nội dung, nguồn gốc kê khai; nội dung kê khai tài sản chưa bao quát được toàn bộ tài sản của người kê khai
và nguồn gốc của tài sản, thu nhập đã kê khai; Quy định về người có thẩm quyền xác minh tài sản quá rộng dẫn tới hạn chế trong công tác PCTN, hầu hết các cơ quan này không có nghiệp vụ về xác minh nguồn gốc tài sản cũng như quy định về xử lý kỷ luật đối với những
Trang 108
trường hợp khống kê khai hoặc kê khai chậm vẫn còn quá nhẹ và chưa đủ sức răn đe Bên cạnh đó, yếu tố ngại va chạm hay “duy tình” cũng là một bước cản trở không hề nhỏ đối
với người có thẩm quyền xác minh tài sản, thu nhập
1.2.2 Thuế thu nhập cá nhân của người có chức vụ, quyền hạn
Thuế TNCN là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của mỗi cá nhân trong xã hội trong một khoảng thời gian nhất định Loại thuế này đã được áp dụng từ rất lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới Thông qua thuế TNCN, cơ quan nhà nước sẽ biết được thu nhập thực chất của người nộp thuế, trong đó có người có chức vụ, quyền hạn Đồng thời, thông qua quy định
về kê khai tài sản, thu nhập và các biện pháp khác, cơ quan nhà nước sẽ đánh giá được những thu nhập, tài sản nào của người có chức vụ, quyền hạn là hợp pháp (thường được kê khai nộp thuế) và thu nhập, tài sản không hợp pháp để cơ sở cho việc xác minh, xử lý, thu hồi [4.tr 70,71]
Tuy nhiên, trong áp dụng thực tiễn những quy định pháp luật hiện hành về thuế TNCN còn nhiều bất cập Việc quy định thu thuế tại nguồn đã gây ra những khó khăn trong việc xác định chính xác số thuế phải nộp[4.tr73] Hơn nữa, các quy định chưa đủ bao quát hết các loại thu nhập, một số quy định chưa thật sự phù hợp dẫn đến việc khó khăn trong việc đánh giá thu nhập thực tế nên việc căn cứ vào thuế các nhân để xác định thu nhập cá nhân của người có chức vụ, quyền hạn là không hoàn toàn chính xác Việc quản lý thu nhập cá nhân hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, thế nên cơ quan thuế không có khả năng kiểm soát tốt thuế thu nhập cá nhân, dẫn đến nhiều tình trạng trốn thuế Thêm vào đó, thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt Nam được coi là một trở ngại đáng kể cho công tác thu thuế TNCN.[4.tr73,74]
1.2.3 Thanh toán và trả lương qua tài khoản, không dùng tiền mặt
Trong công tác phòng, chống tham nhũng, việc thanh toán và trả lương qua tài khoản giúp cơ quan Nhà nước có thể kiểm soát được việc giao dịch trên thị trường, theo dõi dòng tiền của người có chức vụ quyền hạn dễ dàng hơn, từ đó có thể nắm được hạn mức thu nhập của người có chức vụ quyền hạn Hạn chế được tình trạng rửa tiền, tiêu tán tài sản tham nhũng qua việc sử dụng tiền mặt