1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Quyền của phạm nhân nữ - Kinh nghiệm từ thế giới và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam

16 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyền Của Phạm Nhân Nữ - Kinh Nghiệm Từ Thế Giới Và Một Số Kiến Nghị Hoàn Thiện Pháp Luật Thi Hành Án Hình Sự Việt Nam
Tác giả Dương Thị Thu Hương, Đàm Xuân Thủy Tiên
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Lan
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 300,31 KB

Nội dung

Tóm tắt: Trên cơ sở so sánh tương quan với tiêu chuẩn quốc tế về đảm bảo quyền của phạm nhân nữ, bài viết sẽ chỉ ra các hạn chế còn tồn tại trong việc bảo đảm quyền của phạm nhân nữ của

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

BÁO CÁO KHOA HỌC

THAM GIA XÉT KHEN THƯỞNG

“CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

NĂM HỌC 2021-2022”

QUYỀN CỦA PHẠM NHÂN NỮ - KINH NGHIỆM TỪ THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM

Họ và tên đồng tác giả:

1 Dương Thị Thu Hương

2 Đàm Xuân Thủy Tiên

Họ và tên Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Lan

HÀ NỘI – 2022

Trang 2

2

Quyền của phạm nhân nữ - Kinh nghiệm từ thế giới và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam

Tác giả: Dương Thị Thu Hương, Đàm Xuân Thủy Tiên Tóm tắt: Trên cơ sở so sánh tương quan với tiêu chuẩn quốc tế về đảm bảo quyền của

phạm nhân nữ, bài viết sẽ chỉ ra các hạn chế còn tồn tại trong việc bảo đảm quyền của phạm nhân nữ của pháp luật Thi hành án Hình sự Việt Nam Từ đó, đưa ra các kiến nghị

để hoàn thiện pháp luật nói riêng và các giải pháp tổng quan khác để bảo vệ tốt hơn quyền của phạm nhân nữ

Các từ khóa: Quyền của phạm nhân nữ, pháp luật thi hành án hình sự

Đặt vấn đề

Việt Nam đang ngày càng quan hệ gắn bó hơn với thế giới văn minh, trong đó bảo vệ quyền con người là một trong những vấn đề nền tảng để có được sự tôn trọng quốc gia và giúp tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế Trên thực tế việc bảo đảm quyền của phạm nhân nói chung và phạm nhân nữ nói riêng trong nhiều trại giam của Việt Nam vẫn là một vấn đề rất đáng quan tâm Phạm nhân cũng phải được tôn trọng phẩm giá, phải được đối xử như một con người Khi bị đặt vào môi trường có yếu tố tước tự do và có nhiều khuôn khổ nghiêm ngặt trong chế độ sinh hoạt thì việc bảo vệ các quyền của phạm nhân nữ phụ thuộc nhiều vào cơ quan thi hành án cũng như hệ thống quy phạm pháp luật về thi hành án hình sự Trước tình hình đó, việc nghiên cứu các quy định về quyền của phạm nhân nữ trong pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam trên cơ sở tương thích với các chuẩn mực quốc tế và bắt kịp với thực tiễn ở Việt Nam là cần thiết Kết quả của nghiên cứu này hướng tới góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam theo hướng bảo đảm tốt hơn các quyền con người của phạm nhân

nữ

2 Khái niệm, đặc điểm quyền của phạm nhân nữ

Phạm nhân nữ cũng mang đầy đủ đặc điểm của phạm nhân nói chung, song mang nhiều đặc điểm riêng biệt do tính chất, đặc thù của giới nữ Phạm nhân nữ là người có giới tính nữ, bị kết án phạt tù có thời hạn hoặc tù chung thân và đang chấp hành án phạt

tù trong trại giam, phân trại quản lý phạm nhân trong trại tạm giam hoặc nhà tạm giữ,

Trang 3

nhằm mục đích giáo dục, cải tạo họ trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội1 Từ

những căn cứ trên, khái niệm phạm nhân nữ có thể được hiểu như sau: "Phạm nhân nữ

là người có giới tính nữ, có hành vi phạm tội hiện đang phải chấp hành án phạt tù có thời hạn hoặc tù chung thân trong các trại giam hoặc các cơ sở giam giữ khác theo quy định của pháp luật nhằm giáo dục, cải tạo thành những người tốt để tái hòa nhập cộng đồng" Theo quan điểm của nhóm tác giả thì pháp luật Việt Nam hiện hành đã cho phép

và thừa nhận giới tính mới của người chuyển giới Vậy nên, người chuyển giới nữ có đầy đủ những đặc điểm của phạm nhân nêu trên thì cũng được xét vào đối tượng của đề tài nghiên cứu này

Quyền là cái mà pháp luật, xã hội phong tục hay lẽ phải cho phép hưởng thụ, vận dụng, thi hành và khi thiếu thì được yêu cầu để có, nếu bị tước đoạt có thể đòi hỏi để giành lại Như vậy, để được coi là quyền và được bảo vệ cần có sự thể hiện thái độ của

xã hội và luật pháp Hay nói cách khác, những quyền tự nhiên vốn có của con người trở thành quyền khi được xã hội, luật pháp ghi nhận và đảm bảo thực hiện

Đối với phạm nhân đang chấp hành án phạt tù cũng vậy, những nhu cầu, lợi ích của họ là những quyền họ đương nhiên có với tư cách là một thực thể tự nhiên Bởi vì

họ là con người nên họ được hưởng những quyền đó và Nhà nước phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo những quyền đó của phạm nhân.Đối với phạm nhân nữ, vốn dĩ họ

đã thuộc nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội, khi chấp hành án phạt tù họ bị tước tự do,

bị hạn chế hoặc tước bỏ một số quyền, nên cần phải được áp dụng các biện pháp bảo vệ đặc biệt nghiêm ngặt trong quá trình THAPT nhằm đạt được mục tiêu: Được đối xử một cách nhân đạo và được tôn trọng với phẩm giá vốn có của con người

Quyền của phạm nhân nữ là một bộ phận hợp thành quyền con người của người

bị tước tự do trong tư pháp hình sự Đây là quyền rất dễ bị xâm hại, chỉ có phụ nữ mới

có thể thụ hưởng và quyền này được ghi nhận trong pháp luật quốc tế.2

Đặc điểm giới tính cho thấy rằng phụ nữ được coi là dễ bị tổn thương hơn nam giới trong điều kiện sức khỏe thể chất và tinh thần Thêm vào đó, các vấn đề liên quan

1 Nguyễn Thị Oanh (2014), Hoạt động nghiên cứu, sử dụng đặc điểm phạm nhân nữ phục vụ công tác quản lý giáo dục cải tạo và phòng ngừa tội phạm, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội

2 TS.Nguyễn Thị Lan, T.S Trần Thu Hạnh (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội)(Hội thảo quốc tế “Bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong tư pháp hình sự” - Phiên 5: Bảo đảm quyền của phụ nữ là người bị tước tự do

trong tư pháp hình sự), Bảo đảm quyền con người của phụ nữ bị tước tự do trong tư pháp hình sự Việt Nam, page

398,399

Trang 4

đến sinh sản, sinh lý hoặc bệnh lý của phụ nữ cũng dẫn đến nhu cầu cá nhân của nữ phạm nhân khác nam phạm nhân Do đó, cần phải cung cấp các phương tiện giam giữ như thiết lập các điều kiện sống và làm việc thích hợp, cung cấp chỗ ở hợp vệ sinh, tôn trọng quyền riêng tư, tổ chức các chương trình chăm sóc y tế để ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục và để đảm bảo sức khỏe sinh sản Ngoài ra, trong quan hệ tình dục trong tù, phụ nữ đối đầu nhiều hơn với nguy cơ mất an toàn hơn nam giới Nữ phạm nhân cần tách riêng với nam, có người giám sát bởi các nữ nhân viên nhà tù, được bảo vệ khỏi nguy cơ tấn công tình dục, lạm dụng tình dục và các hình thức bạo lực khác xảy ra trong nhà tù3

Từ những nội dung đã phân tích, có thể hiểu: Quyền con người của phạm nhân

nữ là những quyền tự nhiên, vốn có được pháp luật ghi nhận, tôn trọng, bảo đảm trong suốt quá trình họ chấp hành án phạt tù

3 Tiêu chuẩn quốc tế về quyền của phạm nhân nữ

Trong hệ thống các văn bản pháp luật quốc tế có nhiều văn bản đã và đang đóng vai trò là cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo đảm quyền con người nói chung và của

phạm nhân nữ nói riêng, có thể kể đến: Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948

(UDHR) chứa đựng các quy định cụ thể các quyền mà con người được thừa nhận, tôn

trọng và bảo đảm; hai Công ước lớn quy định về quyền con người, đó là ICCPR (Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị) và ICESCR (Công ước quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa); Công ước CEDAW tập trung vào các quyền của phụ nữ; bản tập hợp “Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân”

Đặc biệt phải kể tới Nguyên tắc Bangkok, hay Những nguyên tắc của Liên Hiệp

Quốc trong việc đối xử với tù nhân nữ và các biện pháp không giam giữ đối với nữ tội phạm được đưa ra vào năm 2010 đã bổ sung một số điều của Tập hợp các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân và làm rõ thêm các vấn đề liên quan tới bảo vệ quyền của phạm nhân nữ Hiện tại, Quy tắc Bangkok là khung pháp lý đầy đủ nhất về quyền của tù nhân nữ trong hệ thống các quy phạm quốc tế về quyền con người của nhóm đối tượng đặc thù này Các quy tắc này được sử dụng như là một thước đo để đánh giá pháp luật và thực tiễn thực hiện đảm bảo quyền của phạm nhân nữ Nội dung bài báo

3 Lê Lan Chi, Trần Thu Hạnh, - Rights of female prisoners: a comparison, Between the law of Vietnam and

Germany, Workshop “The assurance of women’s human rights in criminal justice”, page 426-450

Trang 5

cáo này sẽ tập trung đề cập tới Nguyên tắc Bangkok với vai trò như là khung tiêu chuẩn

để đánh giá thực trạng pháp luật của các nước trên thế giới và đặc biệt là pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam

Nội dung của Nguyên tắc Bangkok trải rộng trên nhiều khía cạnh liên quan tới thực thi và bảo đảm quyền của phạm nhân nữ Tuy nhiên, trong giới hạn của bản báo cáo này, nhóm nghiên cứu sẽ tập chung đề cập tới một số quy tắc nổi bật, quy định về các nhóm quyền cơ bản nhất của phạm nhân nữ

Về nhóm quyền được đảm bảo sức khỏe, Nguyên tắc Bangkok dành Mục 6 Các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe với 12 Quy tắc để đưa quy định tiêu chuẩn trong đảm bảo sức khỏe của phạm nhân Các quy tắc này quy định rất cụ thể trên nhiều khía cạnh sức khỏe như: kiểm tra y tế khi tiếp nhận để xác định nhu cầu chăm sóc y tế tối thiểu cho từng nhóm phạm nhân nữ (Quy tắc 6); Cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cụ thể theo giới tối thiểu tương đương với các dịch vụ đang có sẵn trong cộng đồng (Quy tắc 10); thiết kế riêng các chương trình chăm sóc và phục hồi sức khỏe tâm thần (Quy tắc 12); phòng ngừa tự tử và tự ngược đãi bản thân (Quy tắc 16),

Về quyền bất khả xâm phạm về tình dục, Quy tắc số 7 của Nguyên tắc Bangkok nêu rõ: Nếu dấu hiệu lạm dụng tình dục hoặc các hình thức bạo lực khác trước hoặc trong quá trình bị giam giữ được chuẩn đoán phát hiện, tù nhân nữ phải được thông báo

về quyền của mình để tìm đến sự hỗ trợ từ phía các cơ quan pháp luật có thẩm quyền Nếu nữ tù nhân đồng ý tiến hành các biện pháp pháp lý, cán bộ nhà tù phù hợp phải được thông báo và lập tức chuyển vụ kiện đến cơ quan có thẩm quyền để tiến hành điều tra Quản lý nhà tù phải giúp những nữ tù nhân này tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ pháp lý Cho dù nữ tù nhân có lựa chọn tiến hành khởi tố hay không, quản lý nhà tù phải cố gắng đảm bảo rằng họ được nhanh chóng tiếp cận đến chuyên gia hỗ trợ và tư vấn tâm lý Các biện pháp cụ thể phải được phát triển nhằm phòng tránh bất cứ mọi hình thức trả thù đối với việc lập báo cáo như trên, hoặc tiến hành các biện pháp pháp lý

Về quyền của phạm nhân nữ mang thai và phạm nhân nữ nuôi con nhỏ, Quy tắc

số 48 đặt ra chuẩn mực cao trong chế độ đãi ngộ cho phạm nhân mang thai, trong đó “tù nhân nữ mang thai hoặc đang cho con bú phải được tư vấn về sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng theo một chương trình được thiết kế và giám sát bởi một chuyên gia y tế có trình

độ chuyên môn Chế độ ăn uống đầy đủ và đúng giờ, cũng như một môi trường lành

Trang 6

mạnh và các cơ hội thể dục thể thao thường xuyên phải được cung cấp miễn phí cho phụ

nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em và các bà mẹ đang cho con bú.4”

4 Quyền của phạm nhân nữ trong pháp luật của một số nước trên thế giới

Ở Đức,Đạo luật về thi hành án phạt tù và các biện pháp cải tạo, ngăn chặn mang tính tước tự do (Act on the execution of prison sentences and measures of reform and prevention involving deprivation of liberty) hay còn được gọi ngắn gọn là Đạo luật nhà

tù (Prison Act) là văn bản pháp luật điều chỉnh việc thi hành án phạt tù của Đức Điểm đặc biệt là Đạo luật này dành sự quan tâm đáng kể cho các vấn đề liên quan tới sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm lý của phạm nhân nữ Ở Đức, tù nhân có quyền tiếp cận tốt hơn với điều trị trị liệu bên trong nhà tù mà không cần tới quyết định của Tòa án Các quy định tạo ra một cơ chế đối xử linh hoạt cho các tù nhân với bệnh tâm thần, những người có sẵn trong tù Một thịnh hành vấn đề được tìm thấy ở nữ tù nhân là tự làm hại bản thân và tự sát do rối loạn tâm thần5 Các quy định này đáp ứng tốt các yêu cầu của Quy tắc số 12, 13 và 16 trong Nguyên tắc Bangkok

Trong pháp luật Tây Ban Nha, hệ thống các quy định liên quan nhà tù của nước

này cung cấp các điều khoản khác nhau liên quan đến tù nhân nữ6 Trong đó nổi bật là quy định Đối với phạm nhân nữ có con dưới 3 tuổi với độ tương thích các với các quy tắc số 49,50,51 của Nguyên tắc Bangkok:

“Trại giam có các khu vực giam giữ với cấu trúc khác nhau dành cho trẻ em dưới

ba tuổi sống cùng mẹ:

- Khu vực “bà mẹ”: Đây là các khu riêng biệt cách xa khu vực khác nhà tù, có sẵn trong một vài nhà tù

- Khu vực “phụ thuộc bà mẹ”: Đây là những đơn vị bên ngoài nhà tù và hoạt động thông qua sự hợp tác của các tổ chức công và/ hoặc tư nhân Các quy định về khu vực giam giữ cho phép kết hợp các tù nhân nữ theo chế độ nhà tù mở vào các đơn vị này

4 Nguyên tắc Băng Cốc - bản dịch Tiếng Việt của TIJ,

https://www.tijbangkokrules.org/pdf/Bangkok_Rules_Vietnamese.pdf

5 Lê Lan Chi, Trần Thu Hạnh, - Rights of female prisoners: a comparison, Between the law of Vietnam and

Germany, Workshop “The assurance of women’s human rights in criminal justice”, tr 426-450

6 Cerezo, A I (2017) Women in prison in Spain: The implementation of Bangkok rules to the Spanish prison

legislation European Journal on Criminal Policy and Research, 23(2), 133-151.page13

https://www.uma.es/instituto-andaluz-de-criminologia/navegador_de_ficheros/publicaciones-/descargar/women-prison-Spain.pdf

Trang 7

- Khu vực bên ngoài dành cho bà mẹ Đây là những nhà tù đặc biệt được xây dựng dành riêng cho các bà mẹ gắn bó với con cái của họ Loại hình này xuất hiện nhằm việc đáp ứng các nhu cầu cụ thể của việc chăm sóc trẻ em Đặc biệt nhấn mạnh vào việc đảm bảo có các điều kiện thích hợp cho sự phát triển thể chất và tâm lý của những đứa trẻ này Quy định cũng nhấn mạnh rằng để đáp ứng nhu cầu giáo dục của các bà mẹ là

tù nhân nữ, họ cần tự nguyện và phải tuân thủ một liệu trình đã được thiết lập cụ thể bao gồm nghĩa vụ không sử dụng ma túy, chấp nhận các xét nghiệm máu khi và khi được yêu cầu, hành vi tốt và lối sống lành mạnh7

5 Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền của phạm nhân nữ ở Việt Nam

Quyền của phạm nhân nữ chỉ được bảo đảm khi hình thành được một cơ chế pháp

lý để nó không bị xâm hại và trong trường hợp có vi phạm sẽ bị phát hiện kịp thời, xử

lý nghiêm minh Nói như vậy có nghĩa là việc bảo vệ quyền con người của phạm nhân

nữ không thể thiếu vai trò của pháp luật về quyền con người của phạm nhân Do phạm nhân là đối tượng đang chấp hành án phạt tù tại trại giam cho nên pháp luật về quyền con người của phạm nhân nữ được quy định chủ yếu ở Luật Thi hành án hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật

Luật THAHS Việt Nam được pháp điển hóa chứa đựng các quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền trong thi hành án hình sự, quy định về quyền, nghĩa vụ của người chấp hành án hình sự, cũng như

về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thi hành án hình sự…

về cơ bản đã đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế Các quy định pháp lý tương đối đầy

đủ và trở thành những căn cứ quan trọng để thực thi quyền con người của phạm nhân

nữ, cụ thể như sau:

Nhóm quyền bảo đảm phẩm giá an và toàn thân thể được pháp luật Việt Nam quy định khá đầy đủ, thể hiện ở một số khía cạnh như: Khi bị tước tự do, việc cân nhắc để bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người phụ nữ đã trở thành nguyên tắc của luật8; Phạm nhân nữ khi phải chấp hành án phạt tù, trong quá trình lao động để cải tạo sẽ không phải làm những công việc mà pháp luật về lao động nghiêm cấm sử dụng lao

7 Cerezo, A I (2017) Women in prison in Spain: The implementation of Bangkok rules to the Spanish prison

legislation European Journal on Criminal Policy and Research, 23(2), 133-151.page 15

https://www.uma.es/instituto-andaluz-de-criminologia/navegador_de_ficheros/publicaciones-/descargar/women-prison-Spain.pdf

8 Điều 4 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.

Trang 8

động nữ9; Phụ nữ vi phạm kỷ luật ở mức độ nghiêm trọng nhất trong quá trình bị tước

tự do có thể phải chịu biện pháp đưa vào buồng kỷ luật nhưng cũng không bị cùm chân10; Cấp phát đồ dùng thiết yếu cho phạm nhân nữ có sự chú ý đến nhu cầu khác biệt của phụ nữ xuất phát từ đặc điểm giới tính11 như quần áo lót nữ, băng vệ sinh…

Nhóm quyền liên quan đến chức năng sinh sản và nuôi con nhỏ cũng được quy định tương đối cụ thể: Phụ nữ đang có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào

cơ sở giam giữ được giam ở buồng giam riêng; Phạm nhân nữ có thai nếu không được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì được bố trí nơi giam hợp lý, được khám thai định

kỳ hoặc đột xuất, được chăm sóc y tế trong trường hợp cần thiết, được giảm thời gian lao động, được hưởng chế độ ăn, uống bảo đảm sức khỏe (Điều 51 Luật Thi hành án hình sự 2019); Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động (khoản 4 Điều 32 Luật Thi hành án hình sự 2019); Phạm nhân nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi được giảm thời gian lao động và được bố trí thời gian phù hợp để chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc cho con bú trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, được cấp phát thực phẩm, thuốc men và đồ dùng cần thiết để chăm sóc trẻ

sơ sinh, được bố trí chỗ ở đủ không gian cho cả mẹ và con (3m2), con của họ được thực hiện các thủ tục khai sinh; Pháp luật về thi hành án phạt tù quy định phạm nhân nữ trong thời gian mang thai, nghỉ sinh con hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi được bảo đảm tiêu chuẩn, định lượng ăn theo chỉ định của y sĩ hoặc bác sĩ và được tăng thêm định lượng về thịt, cá từ 20% đến 30% so với định lượng quy định tại khoản 1 Điều này; được cấp phát các đồ dùng cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh Có thể thấy, pháp luật THAHS của Việt Nam khá quan tâm tới việc bảo đảm quyền con người của phạm nhân

nữ trong thời gian chấp hành án phạt tù

Tuy nhiên pháp luật thi hành án hình sự vẫn cần tiếp tục được hoàn thiện trên cơ

sở tiếp thu những quy định của pháp luật nước ngoài có tính phù hợp với nước ta để cải thiện một số hạn chế như sau:

9 Điều 32 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.

10 Điều 43 Luật Thi hành án hình sự năm 2019

11 Điều 49 Luật Thi hành án hình sự năm 2019

Trang 9

Thứ nhất, Quyền của phạm nhân nữ chưa được quy định rõ ràng, cụ thể, tách

biệt và đầy đủ tại bất kỳ một điều luật nào Tất cả mới chỉ được dừng lại chung chung ở quyền của phạm nhân nói chung

Thứ hai, Trong quá trình thi hành án phạt tù, quyền được tôn trọng và bảo vệ sức

khỏe của phạm nhân là hết sức quan trọng và dễ bị xâm hại, tuy nhiên tại khoản 3 Điều

4 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 về Nguyên tắc thi hành án hình sự mới quy định nguyên tắc tôn trọng nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án mà chưa nhắc đến cụm từ “sức khỏe”12

Thứ ba, Đối với các hành vi lạm dụng tình dục phạm nhân nữ - một dạng xâm

phạm thân thể phạm nhân nữ thì Luật Thi hành án hình sự năm 2019 cũng chưa quy định về vấn đề này Trong khi đó Quy tắc số 7 của Nguyên tắc Băng Cốc có quy định khá cụ thể và quyết liệt

Thứ tư, Trong phần lý luận chung về phạm nhân nữ ta đã đề cập, đối với phạm

nhân nữ vốn dĩ họ đã thuộc nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội, đặc điểm giới tính cho thấy rằng phụ nữ được coi là dễ bị tổn thương hơn nam giới trong điều kiện sức khỏe thể chất và tinh thần Bởi vì yếu tố khách quan tại Việt Nam, yêu tố đạo đức và truyền thống áp đặt lên người phụ nữ rất lớn Trên vai họ là trách nhiệm của một người mẹ, một người vợ đối với gia đình Khi là một phạm nhân thì định kiến xã hội, tủi nhục bản thân đè nặng lên họ dẫn đến những áp lực về tâm lý nhiều hơn so với nam giới, thậm chí nặng hơn là dẫn đến trường hợp hoảng loạn về tinh thần Một số phạm nhân còn xuất hiện tình trạng muốn tự từ hoặc ngược đãi bản thân khi phải chịu chế độ đãi ngộ kém, bạo lực hoặc xâm hại tình dục trong khoảng thời gian chấp hành án phạt tù Như vậy, vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe tinh thần cho phạm nhân nữ là một điều vô cùng cần thiết, tuy nhiên hiện nay trong Luật Thi hành án hình sự 2019 chưa đề cập đến vấn đề này Sự thiếu sót trong khâu chăm sóc sức khỏe tinh thần đối với phạm nhân nữ

sẽ là một thiếu sót lớn, để lại những hậu quả nghiêm trọng trong đảm bảo quyền của phạm nhân nữ, ảnh hưởng đến cả quá trình tái hòa nhập cộng đồng sau khi đã chấp hành xong án phạt tù.13

12 Điều 4 Luật Thi hành án hình sự Việt Nam năm 2019

13 Lê Lan Chi, Trần Thu Hạnh, - Rights of female prisoners: a comparison, Between the law of Vietnam and

Germany, Workshop “The assurance of women’s human rights in criminal justice”, tr 426-450

Trang 10

Hiện tại, các từ khóa như “tình dục”, “sức khỏe giới tính” hay “sinh sản” chưa được tìm thấy trong Luật Thi hành án hình sự năm 2019 Thiết nghĩ, quyền bất khả xâm hại về tình dục và quyền được hỗ trợ, tư vấn về sức khỏe giới tính hay sức khỏe sinh sản

là quyền tự nhiên trên cơ sở đặc thù giới tính mà người phụ nữ (bao gồm cả những phụ

nữ là người đang chấp hành án hình sự) đáng được hưởng và được pháp luật bảo vệ Do

đó, pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam cũng cần bổ sung những quy định bảo vệ những quyền nói trên của những người phụ nữ đang chấp hành án một cách cụ thể và toàn diện hơn

Thứ sáu, hiện nay, pháp luật nước ta đã công nhận người chuyển đổi giới tính

Luật Thi hành án hình sự 2019 bao gồm 16 chương, 207 điều, nhưng quyền của phạm nhân đồng tính, chuyển giới chỉ mới được quy định duy nhất tại Khoản 2 Điều 30 đó là

“Phạm nhân là người đồng tính, người chuyển đổi giới tính, người chưa xác định rõ giới tính có thể được giam giữ riêng” Thiết nghĩ, những quyền về sức khỏe, ăn, ở, ngủ, nghỉ, tôn giáo và các quyền khác của phạm nhân nữ chuyển giới nếu không được quy định rõ ràng, cụ thể thì liệu có thể đảm bảo được hay không? Trong đó, rủi ro của liệu pháp nội tiết tố với người sử dụng hoóc-môn nữ là rất nhiều, có thể kể tới sỏi mật, huyết khối tĩnh mạch, tăng men gan, tăng cân, bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, tăng prolactin máu14.Trong khi đó, các vấn đề pháp lý liên quan tới giấy tờ pháp lý, chăm sóc sức khỏe cho người chuyển giới vốn đã nhập nhằng và gây khó khăn cho người chuyển giới ngay

cả khi họ ở ngoài xã hội Thử hỏi, phạm nhân là người chuyển giới nữ nếu bị đặt trong môi trường trại giam và thiếu đi cơ chế chăm sóc y tế liên quan thì sẽ phải đối mặt với bao nhiêu khó khăn và rủi ro về sức khỏe? Liệu quyền con người của họ sẽ được đảm

bảo như thế nào?

6 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam

Thứ nhất, về các yêu cầu của việc hoàn thiện và bảo đảm thực thi pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam

14 Bùi Xuân, Thiếu cơ sở chăm sóc y tế cho người chuyển giới, Báo Công an Nhân dân, đăng ngày 21/3/2019, truy cập ngày 20/3/2022,

https://cand.com.vn/Phong-su-Tieu-diem/Thieu-co-so-cham-soc-y-te-cho-nguoi-chuyen-gioi-i514312/

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w