1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Phân tích các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở việt nam trong thời gian tới

11 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam trong thời gian tới.
Tác giả Lê Thị Viện
Người hướng dẫn Cô Nguyễn Thùy Dương
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Lý luận và pháp luật về phòng chống tham nhũng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 480,83 KB

Nội dung

Vậy kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn bao gồm những biện pháp gì, được quy định trong pháp luật hiện hành ra sao và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm so

Trang 1

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT TÀI SẢN, THU NHẬP CỦA NGƯỜI CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT TÀI SẢN, THU NHẬP CỦA NGƯỜI

CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN : LÊ THỊ VIỆN

MÃ SINH VIÊN : 19061398

TÊN MÔN HỌC : Lý luận và pháp luật về phòng chống tham nhũng

GIẢNG VIÊN MÔN HỌC : CÔ NGUYỄN THUỲ DƯƠNG

Hà Nội, 2021

Trang 2

A, LỜI MỞ ĐẦU

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã từng nói rằng: “ Tham nhũng là một căn bện ung thư, một loại ung thư ăn mòn niềm tin của người dân vào nền dân chủ, làm suy giảm bản năng đổi mới sáng tạo” Thật vậy, ở Việt Nam tình hình tham nhũng diễn

ra phức tạp trên nhiều lĩnh vực, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lí của Nhà nước, tiềm ẩn các xung đột lợi ích, phản kháng về xã hội, làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo và bất công bằng xã hội Tham nhũng trở thành vật cản lớn cho thành công của công cuộc đổi mới, cho sức chiến đấu của Đảng , đe doạ sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta Vì vậy để tham nhũng không xảy ra chúng ta cần có những biện pháp phòng ngừa sớm , kịp thời Một trong những biện pháp phòng ngừa tham nhũng hiệu quả , đã được pháp luật quốc tế và pháp luật của nhiều quốc gia ghi nhận trong đó có Việt Nam là biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người

có chức vụ, quyền hạn Vậy kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn bao gồm những biện pháp gì, được quy định trong pháp luật hiện hành

ra sao và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam trong thời gian tới như thế nào , chúng ta

sẽ cùng đi tới phần tiếp theo là phần nội dung

B, NỘI DUNG

I, Các biện pháp kiểm soát tài sản , thu nhập của người có chức vụ quyền hạn

ở Việt Nam hiện nay

Kiểm soát tài sản, thu nhập là hoạt động do Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập thực hiện theo quy định của pháp luật để biết rõ tài sản, thu nhập, biến động về tài sản, thu nhập, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm của người có nghĩa vụ kê khai nhằm phòng ngừa tham nhũng, phục vụ công tác cán bộ, kịp thời phát hiện tham nhũng, ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng

Các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn gồm 4 biện pháp : 1, Quy định về cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập; 2, Kê khai tài sản,

Trang 3

thu nhập; 3, Xác minh tài sản, thu nhập; 4, Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập

1, Quy định về cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập

Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập được quy định mang tính chuyên trách, tập trung về chức năng và giao cho Thanh tra Chính phủ, cơ quan thanh tra tỉnh và các

cơ quan khác ở Trung ương thực hiện kiểm soát tài sản, thu nhập đối với đối tượng thuộc thẩm quyền quản lí Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập được quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể

Điều 30 của Luật phòng chống tham nhũng 2018 quy định cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập và đối tượng kiểm soát tài sản thu nhập của các cơ quan này như sau : Thứ nhất, Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ

từ Giám đốc sở và tương đương trở lên công tác tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan, tổ chức do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, doanh nghiệp nhà nước; người

có nghĩa vụ kê khai thuộc thẩm quyền quản lí của mình

Thứ hai, Thanh tra tỉnh kiểm soát tài sản,thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc chính quyền địa phương trừ trường hợp là những đối tượng thuộc sự kiểm soát của Thanh tra Chính phủ Với quy định này, ngành Thanh tra sẽ có trách nhiệm rất lớn trong việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn bởi đối tượng kê khai trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị nói trên là rất lớn

Tóm lại, Thanh tra Chính phủ sẽ kiểm soát tài sản thu nhập của cán bộ trung cao cấp trở lên trong toàn quốc chỉ trừ một số đối tượng tại một số cơ quan ở Trung ương, cơ quan tư pháp, kiểm toán và cơ quan Đảng, đoàn thể Thanh tra cấp tỉnh sẽ kiểm soát tài sản, thu nhập của hầu hết các cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước tại địa phương, trừ một số cơ quan tư pháp, cơ quan Đảng , đoàn thể Trách

Trang 4

nhiệm này sẽ đặt ra cho ngành thanh tra những yêu cầu mới, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh nhiệm vụ, quyền han, cơ cấu tổ chức cũng như chuyên môn nghiệp vụ trong thời gian tới

2, Kê khai tài sản, thu nhập

Theo khoản 2, Điều 3 Nghị định 130/2020/NĐ-CP: “Kê khai tài sản, thu nhập là việc ghi rõ ràng, đầy đủ, chính xác các loại tài sản, thu nhập, biến động tài sản, thu nhập tăng thêm theo Mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập ban hành kèm theo Nghị định này”

Điều 34 Luật phòng, chống tham nhũng 2018 quy định người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập bao gồm:

1, Cán bộ, công chức

2, Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp

3, Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tai đơn

vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp

4, Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân Nếu như trong Điều 44 Luật phòng chống tham nhũng 2005, đối tượng phải có nghĩa vụ kê khai tài sản gồm: “ a, Cán bộ từ Phó trưởng phòng của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên và tương đương trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị; b, Một số cán bộ, công chức tại xã, phường, thị trấn; người làm công tác quản lí ngân sách, tài sản của Nhà nước hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; c, Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.” thì ở trong Luật phòng chống tham nhũng

2018, đối tượng có nghĩa vụ phải kê khai tài sản không chỉ gói gọn ở “một số cán

Trang 5

bộ, công chức” nữa mà đã có sự mở rộng hơn như những ai là cán bộ, công chức đều có nghĩa vụ kê khai tài sản chưa biết là có chức vụ, quyền hạn ra sao , sĩ quan Công an nhân dân, sĩ quan Quân đội nhân dân , quân nhân chuyên nghiệp cũng đều phải kê khai tài sản Có thể nói rằng việc mở rộng đối tượng phải kê khai tài sản giúp tránh việc bỏ lọt, làm sót các hành vi tham nhũng đồng thời góp phần phòng ngừa sớm, kịp thời các hành vi tham nhũng

Người có nghĩa vụ kê khai tài sản phải kê khai tài sản, thu nhập và biến động về tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên đồng thời phải kê khai trung thực về tài sản,thu nhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo trình tự, thủ tục và chịu trách nhiệm về việc kê khai tài sản, thu nhập

Theo Điều 35 Luật phòng chống tham nhũng 2018 quy định tài sản, thu nhập phải

kê khai bao gồm: quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng; kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên; tài sản, tài khoản ở nước ngoài và tổng thu nhập giữa hai lần kê khai

Phương thức kê khai gồm kê khai lần đầu, kê khai bổ sung, kê khai hàng năm và kê khai phục vụ công tác cán bộ Trong đó, đối tượng phải kê khai hàng năm là người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên, người không giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên nhưng làm công tác tổ chức cán bộ, quản lí tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác Việc quy định như vậy sẽ làm cho đối tượng thuộc diện phải kê khai hàng năm sẽ giảm đáng kể, làm cho việc kê khai

đi vào thực chất , có ý nghĩa phòng ngừa tham nhũng nhiều hơn mà không mất quá nhiều chi phí, thời gian cho việc này

Trang 6

Bên cạnh đó, bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc Bản kê khai của người

dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lí tại cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm Bản kê khau của người ứng

cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải được công khai theo quy định của pháp luật về bầu cử

Ngoài ra, Luật phòng chống tham nhũng 2018 còn quy định cả việc theo dõi biến động tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai thông qua phân tích, đánh giá thông tin từ bản kê khai và các nguồn thông tin khác Điều này tạo cho việc kiểm soát được thực hiện liên tục, không chỉ thể hiện ở việc kê khai, xác minh, giải trình

mà còn bị kiểm soát trong suốt thời gian giữa hai lần kê khai

Khoản b Điều 21 Nghị định 130/2020/NĐ-CP cũng quy định người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thiếu trách nhiệm trong tổ chức việc kê khai, công khai bản

kê khai, nộp bản kê khai thì tuỳ theo tính chất, mức độ mà bị xử lí kỷ luật bằng một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức

Có nhiều người đặt ra câu hỏi rằng: “Việc kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn có vi phạm quyền riêng tư hay không ?” Theo quan điểm cá nhân , em nghĩ việc kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn không vi phạm quyền riêng tư vì công việc mà họ làm không phải là công việc bình thường , nó mang tính chất đặc thù nghề nghiệp

3, Xác minh tài sản, thu nhập

Xác minh tài sản, thu nhập là việc kiểm tra, làm rõ nội dung kê khai và xem xét, đánh giá, kết luận của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập theo trình tự, thủ tục về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai và tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm

Trang 7

Việc xác minh tài sản, thu nhập chỉ được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau: một là, có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực; hai

là có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lí về nguồn gốc; ba là có tố cáo về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực và đủ điều kiện thụ lý theo quy định của Luật tố cáo; bốn là thuộc trường hợp xác minh tài sản, thu nhập hằng năm đối với người có nghĩa vụ kê khai được lựa chọn ngẫu nhiên; năm là có yêu cầu hoặc kiến nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền

Việc xác minh theo kế hoạch thể hiện việc kiểm tra thường xuyên và nguy cơ luôn

bị xác minh đối với bất kì người có nghĩa vụ kê khai nào Nếu các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có đủ nguồn lực để thực hiện xác minh thì trong một nhiệm kì

05 năm của người được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lí sẽ được xác minh tài sản, thu nhập ít nhất một lần Điều này tạo tính răn đe để người có nghĩa cụ kê khai ý thức hơn về việc kê khai tài sản, thu nhập và việc hình thành tài sản, thu nhập của mình

4, Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập

Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập được xây dựng nhằm lưu trữ, khai thác các thông tin về bản kê khai, kết luận xác minh tài sản, thu nhập và các

dữ liệu khác có liên quan đến việc kiểm soát tài sản, thu nhập Việc hình thành cơ

sở dữ liệu quốc gia tạo cơ sở thống kê quan trọng trong việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, nhất là phục vụ việc xác minh, làm rõ tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm Ngoài

ra, việc xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập còn có thể kiểm soát sự chuyển dịch của một số tài sản nhất định với những dữ liệu trong

hệ thống, nhất là những tài sản phải đăng kí quyền sở hữu, sử dụng hay có những dấu hiệu đặc thù nhận biết

Trang 8

Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập phải được bảo mật, bảo vệ chặt chẽ, an toàn, lưu trữ lâu dài và khai thác có hiệu quả Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có quyền tiếp cận, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập để phục vụ cho việc xác minh tài sản, thu nhập trong phạm vi nhiệm

vụ, quyền hạn của mình

II, Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn ở Việt Nam trong thời gian tới

Thứ nhất cần xây dựng một cách đồng bộ, toàn diện các quy định về kiểm soát quyền lực nhà nước, theo đó có sự kiếm soát chéo giữa các thiết chế trong việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền liên quan đến trách nhiệm kiểm soát tài sản, thu nhập của các đối tượng

Thứ hai là phải rà soát, lập danh sách đầy đủ những người có nghĩa vụ kê khai để tránh bỏ lọt đối tượng phải kê khai lần đầu; tổ chức kê khai theo đúng trình tự, thủ tục quy định, đặc biệt là khâu rà soát nội dung bản kê khai để bảo đảm kê khai đúng mẫu, đúng hướng dẫn Các trường hợp kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ phải kiên quyết yêu cầu kê khai lại

Thứ ba là phải tổ chức việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập theo đúng quy định và lựa chọn hình thức niêm yết hay công bố tại cuộc họp sao cho phù hợp nhất với tính chất tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình để bảo đảm bản

kê khai được công khai rộng rãi, rõ ràng Đối với người tham gia ứng cử Đại biểu Quốc Hội và Hội đồng nhân dân các cấp thì phải công khai theo đúng quy định của pháp luật bầu cử; góp phần quan trọng để phát hiện các trường hợp có dấu hiệu vi phạm, cũng như cung cấp thông tin giúp cử tri xem xét, quyết định lựa chọn người xứng đáng

Trang 9

Thứ tư là phải tổ chức tốt việc kiểm tra, xác minh tính trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập đặc biệt là việc kiểm tra xác minh khi có tố cáo hoặc theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền và kiểm tra, xác minh ngẫu nhiên theo kê hoạch hàng năm Thứ năm là cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập với cơ quan quản lí cán bộ, đảng viên, công chức trong kiểm soát tài sản, thu nhập

để bảo đảm cho việc quản lí kê khai tài sản, thu hập, theo dõi biến động tài sản, thu nhập, kiểm tra, xác minh và xử lí khi có vi phạm

Thứ sáu là huy động sự kiểm tra, giám sát từ phía các tổ chức xã hội và người dân

từ đó mở rộng thu thập thông tin về tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn thông qua phản ánh, tố cáo của người dân Đồng thời nâng cao vai trò của xã hội trong việc thực hiện giám sát, phát hiện tài sản và các khoản thu nhập bất hợp pháp của người có chức vụ, quyền hạn

Thứ bảy là cần xử lí nghiêm minh, cứng rắn các hành vi vi phạm trong kiểm soát tài sản, thu nhập để răn đe những người khác không dám nghĩ đến hành vi kê khai không trung thực, kê khai chậm

Thứ tám là thúc đẩy các biện pháp thanh toán không dùng tiền mặt Giải pháp này cần được thực hiện đối với người có chức vụ, quyền hạn là mọi chi tiêu của người

có chức vụ, quyền hạn liên quan đến ngân sách nhà nước đều phải được chuyển khoản Đối với những khoản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn phát sinh

từ các hoạt động kinh doanh, góp vốn, được tặng cho, được hưởng lợi hoặc thừa kế tài sản thì được kiểm soát thông qua cơ quan thuế

C, KẾT LUẬN

Kiểm soát tài sản thu nhập của người có chức vụ quyền hạn là một trong những công cụ hữu hiệu để phòng ngừa tham nhũng Chính vì vậy, chúng ta cần thực hiện

Trang 10

tốt và đúng các biện pháp kiểm soát tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn được quy định trong Luật phòng chống tham nhũng 2018, Nghị định 130/2021/NĐ-CP đồng thời có các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam trong thời gian tới để góp phần xây dựng một nước Việt Nam “ nói không với tham nhũng”

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, Luật phòng chống tham nhũng 2018

2, Nghị định 130/2020/NĐ-CP về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

3, Luật phòng chống tham nhũng 2005

4, Trần Văn Long, 2019, Kiểm soát tài sản, thu nhập theo tinh thần Luật phòng chống tham nhũng 2018, https://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201909/kiem- soat-tai-san-thu-nhap-theo-tinh-than-luat-phong-chong-tham-nhung-nam-2018-306485/

5, Hoàng Minh Hội, 2019, Nâng cao hiệu quả việc kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ,

http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210297

6, Những điểm mới về kê khai tài sản thu nhập theo quy định của Luật phòng

https://sotuphap.thaibinh.gov.vn/tin-tuc/nghien-cuu-trao-doi/nhung-diem-moi-ve-ke-khai-tai-san-thu-nhap-theo-quy-dinh-cua2.html

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w