1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Quyết định 2666/QĐ-BYT ngày 29 tháng 5 năm 2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn sử dụng các ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần phục vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KHOA LUẬT - TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI BỘ MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU……… 3 NỘI DUNG……… 5 I Quyết định 2666 vừa nêu có phải là quyết định hành chính không? Quyết định 2666 là loại văn bản gì? 5 II Chỉ ra các văn bản pháp luật cần được áp dụng để cơ quan nhà nước có

thẩm quyền có thể “xử phạt các trường hợp có điện thoại thông minh nhưng không thực hiện cài đặt, sử dụng ứng dụng” ……… 6

III Phân tích, bình luận về việc “xử phạt các trường hợp có điện thoại thông minh nhưng không thực hiện cài đặt, sử dụng ứng dụng” theo các vấn đề pháp lý: tên gọi vi phạm hành chính cụ thể (theo pháp luật quy định); căn cứ pháp lý; thẩm quyền xử phạt; hình thức xử phạt, các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử phạt, mức tiền phạt ……… 7 IV Phân tích, bình luận về tính hợp pháp và tính hợp lý của quy định nêu trên trong Quyết định 2666……….12 KẾT LUẬN……….14 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………15

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Quyết định 2666/QĐ-BYT ngày 29 tháng 5 năm 2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn sử dụng các ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần phục vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 có quy định rằng Ủy

ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương “chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm việc cài đặt, sử dụng ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần, xử phạt các trường hợp có điện thoại thông minh nhưng không thực hiện cài đặt, sử dụng ứng dụng theo quy định trên cơ sở tình hình dịch COVID-19 và điều kiện thực tế tại địa phương”

Nhận thấy vấn đề phòng chống dịch bệnh Covid-19 đang là một vấn đề cấp thiết hiện nay, bởi vậy, em quyết định chọn đề số 7 làm đề tài cho bài tiểu luận kết thúc học phần của bộ môn Luật Hành chính

Mục tiêu nghiên cứu:

Tiểu luận này có mục tiêu nghiên cứu là làm rõ hơn về quyết định 2666, các văn bản pháp luật cần được áp dụng để cơ quan nhà nước có thẩm

quyền có thể “xử phạt các trường hợp có điện thoại thông minh nhưng không thực hiện cài đặt, sử dụng ứng dụng”, phân tích, bình luận về việc “xử phạt

các trường hợp có điện thoại thông minh nhưng không thực hiện cài đặt, sử dụng ứng dụng” theo các vấn đề pháp lý: tên gọi vi phạm hành chính cụ thể (theo pháp luật quy định); căn cứ pháp lý; thẩm quyền xử phạt; hình thức xử phạt, các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử phạt, mức tiền phạt… (sinh viên có thể phân tích thêm các vấn đề khác liên quan đến chế định xử phạt vi phạm hành chính) cũng như làm rõ về tính hợp pháp và tính hợp lý của quy định nêu trên trong Quyết định 2666

Phương pháp nghiên cứu:

Tiểu luận sử dụng phương pháp: lý luận thực tiễn, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh,

Trang 4

Và cuối cùng, do còn hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm, bài tiểu luận của em không tránh khỏi những hạn chế nên em rất mong được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của thầy cô

Trang 5

Từ khái niệm trên, có thể thấy Quyết định 2666 là quyết định hành chính Bởi vì quyết định trên có các dấu hiệu như sau:

Thứ nhất, mang tính quyền lực Nhà nước Quyết đinh 2666 của Bộ Y tế

thể hiện tính quyền lực Nhà nước nội dung và hình thức thể hiện trên cơ sở luật và để thi hành luật Điều này được áp dụng và triển khai đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và có biện pháp cưỡng chế của Nhà nước khi cần thiết

Thứ hai, mang tính pháp lí Quyết định 2666 đã đưa ra được những

biện pháp trong quản lý hành chính Nhà nước Cụ thể đó là hướng dẫn sử dụng các ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần phục vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Thứ ba, tính dưới luật và do chủ thể trong cơ quan hành chính ban

hành Xuất phát từ vị trí là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực Nhà nước (chấp hành các quy định của Hiến pháp và Luật), nên quyết định này do Bộ Y tế ban hành trong hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước là những văn bản dưới luật, nhằm thi hành Luật

1Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh, (2018), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, NXB, Hồng Đức – Hà Nội, tr 449.

Trang 6

Thứ tư, có mục đích và nội dung xuất phát từ những đặc điểm của hoạt

động quản lý hành chính Nhà nước Cụ thể là hoạt động phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Quyết định 2666 là quyết định quy phạm Bởi vì:

Đây là hoạt động mang tính đặc trưng của chủ thể được sử dụng quyền hành pháp (Bộ Y tế quản lý lĩnh vực Y tế) nhằm truyền đạt ý chí của chủ thể ban hành, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình Trên cơ sở luật, pháp lệnh của chủ thể trong hệ thống hành chính Nhà nước, Bộ Y tế ban hành quy phạm nhằm cụ thể hóa luật dể quản lý xã hội trên lĩnh vực cụ thể Với nội dung là những quy tắc xử sự, xác định các quyền và nghĩa vụ cho đối tượng liên quan, quyết định này sẽ tạo ra một khuôn khổ pháp lí, trong đó các chủ thể của pháp luật hành chính sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình

II Chỉ ra các văn bản pháp luật cần được áp dụng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể “xử phạt các trường hợp có điện thoại thông minh nhưng không thực hiện cài đặt, sử dụng ứng dụng”

Các văn bản pháp luật cần được áp dụng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể “xử phạt các trường hợp có điện thoại thông minh nhưng không

thực hiện cài đặt, sử dụng ứng dụng” là:

Thứ nhất, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 Phạm vi của Luật

này là xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính Do đó, việc xử phạt trên áp dụng đối với hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính và người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính

Thứ hai, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm

2007

Trang 7

Đây là Luật quy định về phòng, chống bệnh truyền nhiễm; kiểm dịch y tế biên giới; chống dịch; các điều kiện bảo đảm cho công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm ở người Covid 19 là một loại virut, có nhiều biến thể và lây lan nhanh trong cộng động Nên trong trường hợp xử phạt thì cần dẫn chiếu quy định của luật này

Thứ ba, Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực y tế

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

III Phân tích, bình luận về việc “xử phạt các trường hợp có điện thoại thông minh nhưng không thực hiện cài đặt, sử dụng ứng dụng” theo các vấn đề pháp lý: tên gọi vi phạm hành chính cụ thể (theo pháp luật quy định); căn cứ pháp lý; thẩm quyền xử phạt; hình thức xử phạt, các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử phạt, mức tiền phạt…

Quyết định 2666/QĐ-BYT ngày 29 tháng 5 năm 2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn sử dụng các ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần phục vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 có quy định rằng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương “chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm việc cài đặt, sử dụng ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần, xử phạt các trường hợp có điện thoại thông minh nhưng không thực hiện cài đặt, sử dụng ứng dụng theo quy định trên cơ sở tình hình dịch COVID-19 và điều kiện thực tế tại địa phương” Như đã phân tích ở câu một, Quyết định 2666/QĐ-BYT của Bộ Y tế không phải là quyết định hành chính mà là một quyết định hành chính nhằm hướng dẫn sử dụng các ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần phục vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 Trong văn bản này, không quy định các chế tài cụ thể để xử phạt

Trang 8

các trường hợp có điện thoại thông minh nhưng không thực hiện cài đặt, sử dụng ứng dụng mà nêu rằng việc xử phạt theo quy định và trên cở sở tình hình dịch COVID-19 và điều kiện thực tế tại địa phương

Thế thì văn bản nào sẽ được áp dụng để xử phạt đây? Như câu 2 đã nêu, các văn bản có thể áp dụng để xử phạt đối với các trường hợp có điện thoại thông minh nhưng không thực hiện cài đặt, sử dụng ứng dụng như:

- Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012

- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007 - Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

Do đó, để thực hiện yêu cầu của câu hỏi này thì em sẽ dựa trên các văn bản đã nêu ở trên:

Tuy nhiên, hành vi “có điện thoại thông minh nhưng không thực hiện cài đặt, sử dụng ứng dụng” lại không được quy định “đích danh” trong bất kỳ

văn bản quy phạm pháp luật nào Trong khi đó, tại điểm c khoản 2 Điều 7

Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định hành vi “che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm của bản thân”

Ngoài ra, tại điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định

hành vi “Che dấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch” Thế thì, hành vi “che dấu”,

“không khai báo” có đồng nghĩa với hành vi “có điện thoại thông minh nhưng

Trang 9

không thực hiện cài đặt, sử dụng ứng dụng” hay không? Hiện nay vẫn chưa

có câu trả lời cụ thể Do đó, sẽ gây khó khăn cho các chủ thể có thẩm quyền khi tiến hành xử phạt

Theo đó, mức phạt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định

117/2020/NĐ-CP là chưa đủ sức răn đe Hành vi “che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm của bản thân” rất

nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phòng, chống dịch bệnh của Nhà nước, đến hoạt động bình thưởng của xã hội, hậu quả rất nghiêm trọng Do đó, với mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng là chưa phù hợp

Thứ tư, thẩm quyền xử phạt

Đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt thuộc về Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã; Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan; Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Bộ đội biên phòng;

Trang 10

Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ; Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển;

Đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chánh Thanh tra cấp Sở, Chi Cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh, gồm: Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan; Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng; Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 103 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao Người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra y tế, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành y tế có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 104 Nghị định này, các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực y tế theo thẩm

Trang 11

quyền của chức danh tương đương được quy định tại các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính khác và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao

Thứ năm, các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt

Để đảm bảo việc xử phạt thì phải có cơ sở xử phạt, lực lượng chấp pháp có hai cách:

Một là, được người dân tự nguyện mở điện thoại cho xem app; hoặc Hai là, phải kiểm tra điện thoại của công dân xem người đó có cài

Bluezone hay không Và để kiểm tra thì phải mở hoặc yêu cầu người dân mở điện thoại Còn nếu muốn kiểm tra người đó có điện thoại thông minh hay không, cơ quan chức năng phải khám xét hành lý và kiểm thể - khám người Những yêu cầu này đặt ra câu hỏi: trong tình huống không bình thường như chống dịch, những việc làm nào của cơ quan chấp pháp được chấp nhận và điều gì không được?

Theo pháp luật Việt Nam và nhiều nước, trong điều kiện quan trọng với cộng đồng hay khẩn cấp, quyền lập pháp, tư pháp phải nhường cho hành pháp Theo đó, một số quyền cá nhân bị hạn chế hơn bình thường Nhưng bản thân hành pháp cũng phải theo trình tự nhất định

Thực hiện điều này, Việt Nam đã có Pháp lệnh tình trạng Khẩn cấp năm 2000 và Nghị định 71 năm 2000 quy định về tình trạng khẩn cấp do thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh Tuy nhiên, tình trạng khẩn cấp là trạng thái nhất thời, được xác lập từ thời điểm Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước ban bố đến khi tuyên bố chấm dứt Hiện tại, dù đang dịch bệnh, tuy nhiên Việt Nam chưa đến mức phải tuyên bố như vậy Và kể cả trong tình trạng khẩn cấp, pháp lệnh lẫn nghị định trên cũng không có điều khoản nào quy định về việc buộc sử dụng một dịch vụ hoặc ứng dụng

Vậy, làm sao để có thể khám người, kiểm tra điện thoại mà không vi phạm các quy định pháp luật? Chỉ có một cách là ban hành quyết định về việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính, theo Điều 128, Luật Xử lý vi phạm hành chính

Trang 12

Bên cạnh đó, trong điện thoại của công dân còn chứa nhiều thông tin riêng tư khác Dù người của cơ quan chức năng chỉ kiểm tra điện thoại về việc có cài một app bắt buộc hay không, nó sẽ gây ra nhiều tranh cãi, khiếu nại giữa hai bên Điều này gây hao tốn thêm nguồn lực xã hội trong khi chúng ta đang phải tập trung chống dịch

IV Phân tích, bình luận về tính hợp pháp và tính hợp lý của quy định nêu trên trong Quyết định 2666

Thứ nhất, tính hợp pháp

Về kỹ thuật xây dựng văn bản, Quyết định 2666/QĐ-BYT ngày 29 tháng 5 năm 2021 của Bộ Y tế còn nhầm lẫn giữa câu mệnh lệnh và câu cầu khiến, những từ như “cần”, “nên cài đặt” chỉ là các khuyến nghị Đó là lời khuyên Khuyên thì người ta có quyền nghe hoặc không Nó thuộc phạm trù đạo đức và tâm lý xã hội Khuyên đúng mà không nghe thì chỉ có thể bị lên án hay chê bai chứ không thể bị xử phạt

Không phải nội dung nào thuộc phạm trù ý thức tự giác, kể cả đạo đức, cũng nên hoặc được quyền thể chế hoá thành luật Chưa kể, trong trường hợp bất thường và áp lực như đại dịch này

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w