1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo khoa học: Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động từ thiện của Việt Nam trên cơ sở pháp luật hiện hành

24 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động từ thiện của Việt Nam trên cơ sở pháp luật hiện hành
Tác giả Đỗ Hồng Linh, Nguyễn Phương Thảo, Phạm Trung Quân, Trần Đăng Khôi
Người hướng dẫn TS. Trần Kiên
Trường học Đại học quốc gia Hà Nội
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm nghiên cứu và làm rõ mối quan hệ pháp lý giữa người quyên góp và người trung gian tiếp nhận, phân phối nguồn quyên góp.Tính cấp thiết và mục tiêu nghiê

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động từ thiện

của Việt Nam trên cơ sở pháp luật hiện hành

Hà Nội, 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động từ thiện

của Việt Nam trên cơ sở pháp luật hiện hành

GV hướng dẫn: TS Trần Kiên

Hà Nội, 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo nghiên

Nam trên cơ sở pháp luật hiện hành” là trung thực và không có bất kỳ sự sao

chép hay sử dụng để bảo vệ một học vị nào Tất cả những sự giúp đỡ cho việc xây

dựng cơ sở lý luận cho bài luận đều được trích dẫn đầy đủ và ghi rõ nguồn gốc rõ

ràng và được phép công bố

Hà Nội, ngày 24 tháng 03 năm 2022

Nhóm sinh viên thực hiện

Đỗ Hồng Linh Trần Đăng Khôi Phạm Trung Quân Nguyễn Phương Thảo

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

NỘI DUNG 6

I Thực tiễn về hoạt động từ thiện của các cá nhân, tổ chức trong bối cảnh ngày nay 6

1 Thực trạng từ thiện ở Việt nam – mặt tích cực và bất cập tồn tại trong những năm gần đây: 6

2 Thực trạng từ thiện tại Việt Nam trong sự so sánh với Thế giới: 7

II Khái niệm “từ thiện” theo góc nhìn pháp lý 9

1 Khái niệm theo góc nhìn xã hội 9

2 Khái niệm theo góc nhìn pháp lý 9

3 Đối tƣợng của hoạt động từ thiện 11

III Quy định của pháp luật Việt Nam về từ thiện 11

1 Pháp luật hiện hành về hoạt động từ thiện tại Việt Nam 11

2 Những vấn đề cần sự quan tâm trong pháp luật Việt Nam về vấn đề từ thiện 13 IV Kiến nghị sửa đổi, bổ sung và thay đổi các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động từ thiện 16

1 Tinh thần chung của kiến nghị 16

2 Mục tiêu của kiến nghị 17

3 Kiến nghị 17

KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

I Tài liệu tiếng Việt 22

II Tài liệu nước ngoài 23

III Tài liệu điện tử 23

Trang 5

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm nghiên cứu và làm rõ mối quan hệ pháp

lý giữa người quyên góp và người trung gian tiếp nhận, phân phối nguồn quyên góp.Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Một vài năm trở lại đây, “từ thiện” trở thành từ khoá được nhiều người tìm kiếm, dường như chỉ cần lên các trang mạng điện tử đều sẽ bắt gặp những lùm xùm xung quanh tính minh bách của hoạt động từ thiện của người nổi tiếng

Trong hoàn cảnh khó khăn do dịch bênh và thiên tai, nêu cao tinh thần dân tộc, đã có rất nhiều nhà hảo tâm những cá nhân có tấm lòng thiện nguyện đứng ra

hỗ trợ giúp cho nhân dân bằng tiền bạc và vật chất Tuy nhiên, bên cạnh những người có tấm lòng ngay thẳng và làm tư thiện đúng nghĩa, vẫn có những cá nhân trục lợi từ vấn đề từ thiện để lừa gạt lòng tin của người khác bằng cách tận dụng những lỗ hổng pháp luật của pháp luật

Với mong muốn giải quyết mối quan hệ giữa người quyên góp và người tủng

gian, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài “Hoàn thiện hành lang pháp lý về vận

động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn”

Trang 6

Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn nêu cao tinh thần “Tương thân tương ái”,

“Lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ nhau vượt qua mọi khó khăn, thách thức trong bất

cứ hoàn cảnh nào Nhận thức sâu sắc về điều này, người dân đang ngày càng đẩy mạnh công tác từ thiện, thực hiện dưới nhiều hình thức, mang lại nhiều giá trị và tác động tích cực về cả mặt vật chất và tinh thần đến không chỉ những đối tượng được hỗ trợ mà còn góp phần làm giàu đẹp cho nền văn hoá, truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam Thế nhưng, bên cạnh hành động tử tế này còn tồn tại một số bất cập, đặc biệt là trong năm 2021 vừa qua, một số bê bối xoay quanh vấn đề từ thiện qua trung gian là các cá nhân, pháp nhân chưa được minh bạch, rõ ràng Trước hết là nhóm cá nhân làm trung gian vận động, tiếp nhận nguồn từ thiện; phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện này đến những đối tượng cần giúp đỡ Đây cũng là nhóm gây nhiều tranh cãi nhất xung quanh lùm xùm từ thiện thời gian qua Nhóm này bao gồm việc các cá nhân vận động, kêu gọi từ thiện từ các mạnh thường quân thông qua các trang mạng xã hội Đối tượng đứng ra vận động, kêu gọi là người có danh tiếng, tầm ảnh hưởng nhất định đến cộng đồng nên hình thức này đã thu hút được đông đảo người dân ủng hộ, số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng Đây rõ ràng là một hành động đáng khen ngợi và phát huy, tuy nhiên, việc các cá nhân làm trung gian từ thiện chưa chuyên nghiệp dẫn đến lùm xùm gây tranh cãi Vào cuối năm 2020, miền Trung chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bão lũ, nhiều cá nhân đứng ra làm trung gian nhận tiền từ thiện và được đông đảo

Trang 7

người dân ủng hộ Tuy nhiên, người dân đặt ra nghi vấn xoay quanh tính minh bạch của cá nhân làm trung gian từ thiện, chứa đựng nhiều rủi ro pháp lý Sau một loạt những lùm xùm được tố cáo như: chậm chễ trong quá trình phân phối từ thiện,

số tiền thông báo không khớp với số tiền thực tế, sử dụng tiền sai mục đích, không làm tròn trách nhiệm khi nhận sự tin tưởng của người dân,…

Bên cạnh đó, tổ chức làm từ thiện trung gian có tư cách pháp nhân như các Tổ chức Phi Chính phủ cũng được kha khá người dân biết đến và ủng hộ Nhóm này

có vai trò ngày càng cao trong cộng đồng các nước tài trợ và trên trường đua Quốc

tế, là một trong những tác nhân thúc đẩy sự phát triển bền vững, khắc phục nghèo khổ và tham gia xây dựng chính sách của các Chính phủ Các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài này có phạm vi rộng rãi, chủ yếu là những tổ chức được thành lập

từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, tiêu biểu là các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài thuộc dòng OXFAM, các tổ chức cứu trợ trẻ em, CARE, Action Aid, Thầy thuốc không biên giới,… Tuy nhiên, theo như một số khảo sát, nhiều người dân vẫn không biết hoặc vẫn có quan niệm tiêu cực về các tổ chức Phi Chính phủ nói chung ở Việt Nam với nhiều lý do như họ coi các tổ chức Phi Chính phủ là các tổ chức nước ngoài, các tổ chức này không mang lại lợi ích cho họ hay là nghi ngờ tính chất của các tổ chức Phi Chính phủ

2 Thực trạng từ thiện tại Việt Nam trong sự so sánh với Thế giới:

Một tổ chức tôn giáo của nước Đức tại Việt Nam cho người khuyết tật Việt Nam, tổ chức tôn giáo của Đức là một pháp nhân được phép của Chính phủ hai Quốc gia cho thực hiện Họ đã có những hình thức trao tặng tiền, vật chất và có hoạt động cụ thể dành cho nhóm người được nhận từ thiện Khi kết thúc dự án, chuyên gia của Đức đưa ra một điều khoản kèm bộ hồ sơ kết quả (bao gồm cả thanh quyết toán) yêu cầu người cùng thực hiện giải trình với Bộ Kinh tế Đức trong vòng 5 năm kể từ ngày kết thúc dự án tại Việt Nam Qua đó thấy được rằng,

Trang 8

Đức rất đã xây dựng khuôn khổ pháp lý chặt chẽ, minh bạch hoạt động thiện nguyện khi Chính phủ (Bộ Kinh tế) quản lý số tiền từ thiện.1 Bên cạnh đó theo luật Anh, đạo luật về hoạt động từ thiện (Charity Act, sửa đổi gần nhất năm 2011), ngưỡng phải đăng ký hoạt động là khi cá nhân/tổ chức gây quỹ được hơn 5.000 bảng Anh trong một năm Ngưỡng tối thiểu thấp như vậy là một chủ đích của nhà nước để điều tiết các nguồn đóng góp về các tổ chức chuyên nghiệp, thay vì cá nhân tự phát.2 Đây cũng là một số kinh nghiệm từ nước ngoài, là cơ sở tham khảo

để xây dựng được khung pháp lý hoàn thiện cho hoạt động từ thiện tại Việt Nam Việt Nam đang ngày càng phát huy và làm tốt vai trò của mình trong công tác

từ thiện Trong báo cáo World Giving Index 2016 (Chỉ số từ thiện thế giới – WGI), cuộc khảo sát do tổ chức từ thiện Charities Aid Foundation (CAF – Anh) thực hiện với 1000 người tham gia về hoạt động từ thiện của họ trong tháng trước Việt Nam đứng ở vị trí thứ 64/140 nước theo chỉ số của WGI, trong đó đứng thứ 55 về mức

độ mở lòng với người lạ, thứ 448 về quyên tiền ủng hộ từ thiện và đứng thứ 75 về

số thời gian dành cho các việc làm tình nguyện.3 Ngoài ra, theo báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2022 được công bố mới đây vào ngày 18/3/2022, 2 ngày trước ngày Quốc

tế Hạnh phúc (20/3) Việt Nam đã tăng 2 bậc so với năm 2021, đứng ở vị trí 77 trên Thế giới Bảng xếp hạng dựa trên những đánh giá cơ bản về “hạnh phúc” dựa trên các chỉ số như tuổi thọ, sức khoẻ, thu nhập bình quân đầu người, hỗ trợ xã hội trong thời kì khó khăn, mức độ tham nhũng và lòng tin xã hội 4

Trang 9

II Khái niệm “từ thiện” theo góc nhìn pháp lý

1 Khái niệm theo góc nhìn xã hội

Về từ thiện theo góc nhìn xã hội có nhiều góc nhìn khác nhau nhưng đều có những đặc điểm chung Từ thiện theo từ điển tiếng Việt có nghĩa là có lòng thương người, sẵn sàng giúp đỡ người nghèo khó để làm phúc Từ thiện phải nhằm mục đích chung trách lợi ích riêng vu lợi cá nhân với xuất phát từ tấm lòng không bị rằng buộc, ảnh hưởng Nhìn chung từ thiện chính là việc giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn thông qua nhiều hình thức khác nhau và được hiện bởi các cá nhân, tổ chức

2 Khái niệm theo góc nhìn pháp lý

Dưới góc nhìn xã hội từ thiện đơn giản chỉ là hành động giữa người với người nhưng dưới góc nhìn pháp lý nó còn được thể hiện qua khái niệm cụ thể, rõ ràng hơn Để làm rõ được khái niệm từ thiện dưới góc nhìn pháp lý trước tiên cần phải tìm hiểu khái niệm giao dịch dân sự Về khái niệm giao dịch dân sự thì Điều

116 BLDS 2015 đã nêu rõ: Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự Sở dĩ phải tìm hiểu về giao dịch dân sự chính vì hành vi từ thiện có những nét tương đồng với một giao dịch dân sự Việc cá nhân, tổ chức muốn thực hiện hành vi từ thiện chính

là đang bày tỏ ý chí hay hành vi pháp lý đơn phương Không chỉ vậy từ thiện còn

có thể là một giao dịch dân sự dưới dạng hợp đồng nhằm bày tỏ ý chí chung của hai hay nhiều bên Hoạt động từ thiện về bản chất là một giao dịch dân sự và thuộc

sự điều chỉnh của BLDS là chính Để thực hiện hành vi từ thiện một cách đúng đắn

về mặt pháp luật cần có những điều kiện mà một giao dịch dân sự được thực hiện

Về cơ sở pháp lý để một giao dịch dân sự có giá trị một khi thoải mãn các điều kiện về nội dung và hình thức trong Điều 117 BLDS 2015 Như vậy từ những điều kiện đó có thấy rõ sự giống nhau của từ thiện với giao dịch dân sự

Trang 10

Hoạt động từ thiện còn là hợp đồng dân sự tặng cho tài sản Hợp động tặng cho tài sản chính là hợp đồng chuyển quyền sở hữu tài sản theo Điều 457 BLDS

2015 Hoạt động từ thiện đơn thuần là một bên tặng và một bên nhận, trong thực

tế, hiện nay có rất nhiều tổ chức, cá nhận đứng ra vận động, tiếp nhận và phân phối nguồn vật chất từ thiện, những cá nhân này được xem như bên trung gian giữa người cho và người nhận Trên góc nhìn pháp lý, giữa người cho và bên trung gian cần có sự cam kết uỷ quyền để bên trung gian được hợp pháp đại diện cho bên cho thực hiện hợp đồng tặng cho với bên nhận theo Điều 138 BLDS 2015

Nếu như từ thiện trực tiếp thì được coi là hợp đồng tặng cho hoặc hợp đồng đơn vụ không có đền bù thì quan hệ giữa người quyên góp và người trung gian chính là hợp đồng ủy quyền Theo Điều 562 BLDS 2015 Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định Có thể thấy người trung gian/kêu gọi từ thiện được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện việc từ thiện nhân danh người quyên góp tuy nhiên không bắt buộc phải trả thù lao cho bên được ủy quyền Điều này khiến quan hệ giữa người quyên góp và người trung gian khác so với giữa người làm từ thiện và người nhận từ thiện

Đánh giá về tính hợp lý khi coi hoạt động từ thiện là giao dịch dân sự Đầu tiên việc coi từ thiện là giao dịch dân sự sẽ dễ dàng tiếp cập dưới góc nhìn pháp lý Tiếp theo việc coi đây là một giao dịch dân sự làm cho hoạt động dân sự chịu sự ảnh hưởng của BLDS 2015 Khi có luật điều chỉnh cũng như các văn bản quy phạm pháp luật ban hành hướng dẫn thì việc quản lý từ thiện sẽ dễ dàng, minh bạch hơn Vậy nên hoạt động từ thiện thực chất và nên được coi rằng là một giao dịch dân sự Đây cũng là căn cứ để có thể ban hành các quy định khác điều chỉnh những khía cạnh vấn đề khác nhau liên quan đến hoạt động từ thiện

Trang 11

3 Đối tượng của hoạt động từ thiện

Hoạt động từ thiện có thể có sự tham gia của hai hoặc ba chủ thể tùy cấu trúc của hoạt động này Thông thường từ thiện sẽ gồm hai chủ thể chính khi có giao dịch trực tiếp gồm người từ thiện và người nhận từ thiện Khi có giao dịch trung gian thì từ thiện sẽ bao gồm ba chủ thể gồm: người quyên góp, người trung gian/kêu gọi từ thiện, người nhận từ thiện Muốn tìm hiểu kỹ hơn thì cần phải tìm hiểu rõ các đối tượng của từ thiện, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2008/NĐ-CP của Chính phủ cũng với nội dung về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo Sau đó Chính phủ ban hành một nghị định mới, với một số sửa đổi, bổ sung

sẽ tạo tính pháp lý chặt chẽ hơn, góp phần thúc đẩy từ thiện minh bạch, công khai

là Nghị định số 93/2021/NĐ-CP quy định rõ các đối tượng áp dụng nghị định Tuy vậy đối với mỗi một hoạt động từ thiện cần xác định được ba nhóm đối tượng chính: Cá nhân, tổ chức kêu gọi, vận động từ thiện Cá nhân, tổ chức quyên góp, ủng hộ cho các cá nhân tổ chức kêu gọi vận động từ thiện Người được nhận sự hỗ trợ từ thiện từ các cá nhân, tổ chức nêu trên

III Quy định của pháp luật Việt Nam về từ thiện

1 Pháp luật hiện hành về hoạt động từ thiện tại Việt Nam

Hiện nay các vấn đề pháp lý về từ thiện dưới góc độ này có thể xét tới: Uỷ quyền; quy định về cấp phép các cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền tiến hành hoạt động cứu trợ xã hội; cơ chế minh bạch trong hoạt động từ thiện Về bản chất, từ thiện là một hoạt động xuất phát từ những phẩm chất đạo đức xã hội tốt đẹp, tuy nhiên do một số những ràng buộc pháp lý mà hoạt động này đang bị gây khó khăn

Trang 12

Hiến pháp 2013 quy định về quyền được bảo đảm an sinh xã hội Theo điều

158 Bộ Luật Dân sự 2015: “ Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.” và điều 192: “Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.”5 Theo Hiến pháp 2013 khoản 2 điều 32:

“Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.” Mặc dù không

đề cập cụ thể nhưng điều đó cho thầy rằng Hiến Pháp 2013 thừa nhận và bảo vệ hành vi từ thiện là một hoạt động hợp pháp và được nhà nước công nhận

Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng uỷ quyền và đại diện theo uỷ quyền trong mối liên hệ với mối quan hệ giữa người quyên góp và bên trung gian tiếp nhân, phân phối nguồn quyên góp Theo khoản 1 điều 138 bộ luật dân sự 2015: “Cá

nhân, pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện giao dịch dân sự” 6, Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng uỷ quyền tại các điều:

562, 563, 564, 565, 566, 567, 568, 569, Bộ luật dân sự quy định hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên về bên được uỷ quyền và bên uỷ quyền, kèm theo thời hạn, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các bên, uỷ quyền lại và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền Hợp đồng uỷ quyền được xác lập hợp pháp, trong trường hợp áp dụng vào mối quan hệ giữa người quyên góp và người trung gian, thì người quyên góp là người uỷ quyền và người trung gian là người được uỷ quyền thực hiện việc chuyển nguồn quyên góp (tài sản) của người quyên góp đến người nhận quyên góp

Nghị định 93/2021/NĐ – CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh,

sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo là nghị định được ban hành mới

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w