Vì vậy, giáo dục lý luận chính trị, bao gồm nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nướ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TIỂU LUẬN Môn : Chính trị học
Đề tài :
Chính trị học và vai trò của chính trị học
Mã sinh viên : 17065012
Trang 2MỤC LỤC Trang
Mở đầu 1
Nội dung 2
I Chính trị học 2
1.1 Khái niệm chính trị học 2
1.2 Đối tượng của chính trị học 2
1.3 Chức năng của chính trị học 3
1.4 Nhiệm vụ của chính trị học 4
1.5 Phát huy và ý nghĩa học tập 4
1.6 Mục tiêu của chính trị học 5
II Vai trò của chính trị học 7
Kết luận 8
Danh mục tài liệu tham khảo 9
Trang 3MỞ ĐẦU
Lý luận chính trị là một bộ phận quan trọng về lý luận trong lĩnh vực chính trị; mang tính Đảng, tính giai cấp; đồng thời, có tính khái quát hóa, trừu tượng hóa và tính dự báo khoa học cao Vì vậy, giáo dục lý luận chính trị, bao gồm nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước… là yêu cầu thường xuyên, hằng ngày, bức thiết đối với mỗi cán bộ, đảng viên Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi” Trong Đảng, “về tư tưởng, nhất định phải học tập
lý luận Mác - Lênin” và “giáo dục tư tưởng và lãnh đạo tư tưởng là việc quan trọng nhất, phải kiên quyết chống cái thói xem nhẹ tư tưởng” nói chung và xem nhẹ việc học tập lý luận nói riêng
Một trong những bộ môn lý luận chính trị được đánh giá là quan trọng và cần thiết nhất trong việc xây dựng nền tảng tư duy của con người được kể đến
đó chính là “Chính trị học”
Xuất phát từ lí do đó, em quyết định chọn đề tài : “Chính trị học và vai trò của chính trị học”
Trang 4NỘI DUNG
I Chính trị học
1.1 Khái niệm chính trị học
Chính trị học là khoa học nghiên cứu đời sống chính trị của xã hội với tư cách là một chỉnh thể nhằm làm sáng tỏ những qui luật và tính qui luật chung nhất của chính trị; nghiên cứu cơ chế tác động và những phương thức, thủ thuật chính trị để hiện thực hoá tính qui luật và những qui luật đó trong xã hội được tổ chức thành nhà nước
Theo Lênin: cái quan trọng nhất trong chính trị là “tổ chức cơ quan nhà nước” Chính trị là:
- Sự tham gia của nhân dân vào các việc của nhà nước, các định hướng của nhà nước, xác định hình thức, nhiệm vụ, nhân dân hoạt động của nhà nước
- Bất kỳ vấn đề xã hội nào cũng mang tính chính trị vì việc giải quyết nó trực tiếp hoặc gián tiếp đều gắn với lợi ích của giai cấp, với vấn đề quyền lực Vậy quan điểm trên đòi hỏi ta phải tiếp cận chính trị với tư cách:
- Là một hình thức hoạt đông xã hội đặc biệt
- Là một loạt quan hệ xã hội đặc thù
1.2 Đối tượng của chính trị
- Chính trị có đối tượng nghiên cứu là những tính quy luật, quy luật chung nhất trong lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội
- Ngoài ra chính trị học cũng nghiên cứu cơ chế tác động, thủ thuật vận dụng những quy luật đó trong đời sống chính trị
- Mọi hình thức hoạt động xã hội đặc biệt có liên quan đến vấn đề nhà nước như:
Hoạt động xác định mục tiêu chính trị trước mắt, mục tiêu triển vọng dưới dạng khả năng và hiện thực, cũng như những con đường giải quyết các mục
Trang 5tiêu đó có tính đến tương quan lực lượng xã hội, khả năng xã hội ở giai đoạn phát triển tương ứng của nó
Hoạt động tìm kiếm, thực thi các phương pháp, phương tiện, những thủ thuật, những hình thức tổ chức có hiệu quả đạt mục tiêu đã đề ra
Việc lựa chọn, tổ chức, sắp xếp những cán bộ thích hợp nhằm hiện thực hóa
có hiệu quả mục tiêu
Ngoài ra chính trị học nghiên cứu các quan hệ giữa các chủ thể chính trị:
Quan hệ giữa các giai cấp, thực chất là quan hệ giữa các lợi ích chính trị và các giai cấp theo đuổi để hình thành lý luận về liên minh giai cấp, đấu tranh
và hợp tác các giai cấp vì yêu cầu chính trị
Quan hệ giữa chủ thể trong hệ thống tổ chức quyền lực: Đảng chính trị, nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội để hình thành lý luận về đảng chính trị , nhà nước pháp quyền và về hệ thống chính trị và chế thế thực thi quyền lực chính trị
Quan hệ giữa các dân tộc để hình thành lý luận chính trị về vấn đề dân tộc trong sự vận dụng vào điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, dân tộc
Quan hệ giữa các quốc gia để hình thành học thuyết về chính trị quốc tế trong thời đại quốc tế hóa hiện nay
1.3 Chức năng của chính trị học
Với tư cách là một môn khoa học, Chính trị học có chức năng tổng quát là:
- Phát hiện, dự báo những quy luật, tính quy luật cơ bản nhất của đời sống chính trị trong phạm vi mỗi quốc gia cũng như quốc tế
- Hình thành hệ thống tri thức có tính lý luận, có căn cứ khoa học và thực tiễn:
lý luận về tổ chức chính trị và cơ chế vận dụng những quy luật, tính quy luật của đời sống chính trị, lý luận về công nghệ chính trị, nghệ thuật tổ chức và
Trang 6thực thi quyền lực chính trị, phục vụ sự nghiệp xây dựng chế độ chính trị tiến bộ
1.4 Nhiệm vụ của chính trị học
- Trang bị cho mỗi công dân những cơ sở khoa học để họ có thể nhận thức về các sự kiện chính trị, trên cơ sở đó xây dựng thái độ, động cơ đúng đắn phù hợp với khả năng trong sự phát triển chung mà mỗi công dân tham gia như
một chủ thể
- Góp phần hình thành cơ sở khoa học cho các chương trình chính trị, cho việc hoạch định chiến lược với những mục tiêu đối nội, đối ngoại, cùng với các phương pháp, phương tiện, những thủ thuật chính trị nhằm đạt mục tiêu
chính trị đã đề ra
- Phân tích các thể chế chính trị và mối quan hệ, tác động qua lại giữa chúng,
xây dựng học thuyết, lý luận chính trị, làm rõ sự phát triển của nền dân chủ
- Trang bị cho những nhà lãnh đạo chính trị những tri thức, những kinh
nghiệm cần thiết giúp cho hoạt động của họ phù hợp với quy luật khách quan, tránh được những sai lầm như: giáo điều, chủ quan, duy ý chí…
1.5 Phát huy và ý nghĩa học tập
Phát huy tính chủ động của thầy và tính tích cực của trò, gắn lý luận với thực tiễn, thảo luận tích cực, người học tích cực tự nghiên cứu để nắm vững các tri thức trong quá trình học tập
Thầy và trò cần đổi mới mạnh mẽ, áp dụng các phương pháp giảng dạy
và học tập tích cực, làm cho quá trình dạy, học sinh động, thiết thực và có hiệu quả Gíao viên cần được bồi dưỡng, cập nhật những quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, các trường cần có tổ bộ môn Chính trị trực tiếp chỉ đạo việc quản lí, giảng dạy Để môn Chính trị đạt hiệu quả cao, giáo viên cần áp dụng Phương pháp dạy học tích cực, kết hợp giảng dạy môn Chính trị với học tập Nghị Quyết của Đảng, phổ biến pháp luật của Nhà nước, các phong trào của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, của địa phương và
Trang 7các hoạt động của ngành chủ quản, gắn lí luận với thực tiễn để định hướng nhận thức và rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho người học nghề
Trong quá trình học tập môn Chính trị, có thể tổ chức cho sinh viên thảo luận xem băng hình, phim tư liệu lịch sử, chuyên đề thời sự hoặc tổ chức đi tham quan nghiên cứu các điển hình sản xuất công nghiệp, các di tích văn hoá ở địa phương
Môn Chính trị là một trong những nội dung quan trọng của đào tạo nghề nhằm thực hiện mục tiêu nâng cấp trình độ giác ngộ và giáo dục toàn diện, góp phần khắc phục những sai lầm, khuyết điểm cho người lao động Vì vậy, nó là môn học bắt buộc trong tất cả các trương trình dạy nghề trình độ trung cấp, trình
độ cao đẳng và là một trong những môn học tham gia vào các môn thi tốt
nghiệp của học sinh trước khi ra trường
Nghiên cứu, học tập, nắm vững tri thức chính trị có ý nghĩa rất to lớn trong việc giáo dục phẩm chất chính trị, lòng trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, tính kiên định cách mạng trước tình hình chính trị phức tạp ở trong nước và quốc tế, giáo dục về truyền thống cách mạng, về chủ nghĩa yêu nước và lòng tự hào đối với Đảng và đối với dân tộc Việt Nam, bồi dưỡng ý chí chiến đấu cách mạng, có ý chí biết noi
gương những người đi trước, học tập và lao động thông minh, sáng tạo, có kỹ thuật, có kỷ luật và năng xuất cao, phát triển những thành quả cách mạng của Đảng và nhân dân ta, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
1.6 Mục tiêu của chính trị học
a Về kiến thức:
Hiểu biết chuyên ngành chuyên sâu về những hiện tượng, biểu hiện, bản chất, có tính quy luật của đời sống chính trị; đồng thời, đi sâu vào những vấn đề
cơ bản của chính trị học, như Khái luận về Chính trị học; Quyền lực chính trị
Trang 8trong xã hội hiện đại; Văn hóa chính trị; Các mô hình hệ thống chính trị; Nhà chính trị tiêu biểu; Kinh nghiệm xử lý tình huống chính trị; Vấn đề an ninh chính trị trong bối cảnh thế giới biến đổi
b Về kỹ năng:
Học viên có tư duy chính trị, có khả năng phân tích các vấn đề chính trị đang diễn ra; có năng lực hoạt động chính trị, có kỹ năng xử lý, giải quyết các tình huống mà thực tiễn chính trị đặt ra, đảm bảo ổn định, phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay
c Về thái độ:
Trên cơ sở nền tảng tri thức Chính trị học, người học có cơ sở khoa học để vững tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về chính trị; có thái độ khách quan khoa học trước các hiện tượng chính trị, có tri thức khoa khọc, lập trường đúng đắn chống lại các luận điệu xuyên tạc chống phá của các thế lực thù địch
Trang 9II Vai trò của chính trị học
- Vai trò về nhận thức giúp người học hiểu biết hệ thống tri thức về nền tảng
tư tưởng của Đảng và của cách mạng, nội dung họat động lãnh đạo, quản lý
và xây dựng của Đảng, Nhà nước ta Nắm vững chức năng này là hiểu biết
cơ bản đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, những kiến thức về các quy luật phát triển của xã hội Việt Nam
- Vai trò về giáo dục tư tưởng chính trị giúp cho người học tham gia vào việc giải quyết nhiệm vụ hiện tại, giáo dục niềm tin vào sự phát triển của cách mạng Việt Nam Nó có tác dụng quan trọng với người học trong việc trau dồi thế giới quan, phương pháp luận khoa học, xây dựng niềm tin vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Từ đó, có quyết tâm phấn đấu thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng
- Ngoài ra, chính trị học cung cấp trang bị những kiến thức cơ bản về chính trị học nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đời sống chính trị đặt ra cho học viên ở
cơ quan, đơn vị hoặc địa phương, cơ sở
Trang 10KẾT LUẬN
Tóm lại, chính trị học là một bộ môn thực sự quan trọng vì chính trị học
giúp đội ngũ cán bộ, đảng viên có tư duy khoa học, có phương pháp làm việc
biện chứng; có phương thức lãnh đạo và tổ chức quần chúng thực hiện nhiệm vụ
chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,v.v phù hợp với quy luật khách
quan
Với ý nghĩa đó, việc học tập lý luận chính trị không chỉ góp phần để cán
bộ, đảng viên nâng cao bản lĩnh chính trị, nắm bắt chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận dụng có hiệu quả những tri thức
lý luận vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra mà còn là cẩm nang để
giúp mỗi người thâm nhập, đi sâu vào quần chúng, gần dân, hiểu dân và trọng
dân, trở thành người lãnh đạo gương mẫu, người đồng hành tin cậy, người công
bộc tận tụy của nhân dân; đồng thời, kiểm nghiệm tri thức, tư tưởng, hành vi
qua thực tiễn khách quan và cập nhật, nắm bắt tình hình để chủ động, kịp thời
hành động đúng đắn, góp phần hoàn thành nhiệm vụ được giao phó
Trang 11TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 https://truongchinhtri.edu.vn/home/dau-tranh-bao-ve-nen-tang-tu-tuong- cua-dang/nhan-thuc-tot-viec-hoc-tap-ly-luan-chinh-tri-gop-phan-bao-ve-vung-chac-nen-tang-tu-tuong-cua-dang-821.html
2 http://thuvien.tcdktcnsl.edu.vn/files/products/giao_trinh_chinh_tri_cho_c ac_lop_cao_dang_nghe_nk4.pdf
3 https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%ADnh_tr%E1%BB%8B
4 https://lytuong.net/chinh-tri-hoc-la-gi/