1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN: Môn Tố tụng hành chính

9 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 376,78 KB

Nội dung

Người có quyền khởi kiện- điều kiện của chủ thể về quyền khởi kiện theo Luật tố tụng hành chính 2010: Điều 5 Luật Tố tụng hành chính 2010 quy định: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền k

Trang 1

KHOA LUẬT – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Họ và tên: Nguyễn Phương Anh

Mã sinh viên: 19062006

Lớp: K64 Luật học CLC

Môn: Tố tụng hành chính

Trang 2

Tóm tắt vụ án:

Theo đơn khởi kiện của bà H., gia đình bà ở chung hẻm, đối diện với nhà bà P Từ tháng 10-2007 đến nay, bà P cho người chị chồng bán quán cà phê cóc trước cửa nhà Từ đó, theo bà H., ngoài việc hẻm chung bị hộ bà P lấn chiếm bày bàn bán cà phê và để xe, suốt ngày bà cùng các hộ dân khác trong hẻm còn không được yên tĩnh nghỉ ngơi vì “tiếng đập

đá, tiếng nói chuyện huyên náo, tiếng chửi thề bát nháo, tiếng xỏ xiên, tiếng cãi nhau”…

Bà H và em trai đã nhiều lần khiếu nại lên phường Giữa tháng 9-2012, UBND phường

tổ chức cuộc họp để giải quyết chuyện quán cà phê cóc này Tại cuộc họp, hộ bà P cam kết sẽ dọn dẹp, không lấn chiếm lòng, lề đường nữa Chủ tịch UBND phường cũng kết luận là hộ bà P chỉ được bán cà phê trong nhà, không được bày bàn ra lấn chiếm hẻm

Tuy nhiên, sau đó hộ bà P không thực hiện theo cam kết Bức xúc, bà H tìm gặp chủ tịch UBND phường, được hứa sẽ giải quyết nhưng hộ bà P vẫn không chịu dọn quán vào trong nhà Một tháng sau, em trai bà H đến gặp phó chủ tịch UBND phường Phó chủ tịch UBND phường đã cùng thanh tra xây dựng đến quán cà phê để kiểm tra

Nhưng rồi mọi chuyện vẫn như cũ, đến nay quán cà phê cóc này vẫn “ngang nhiên tồn tại, lấn chiếm hẻm, gây ồn ào”

Vì vậy, bà H khởi kiện yêu cầu tòa buộc chủ tịch UBND phường xử phạt hành chính việc lấn chiếm hẻm, kinh doanh trái phép của hộ bà P

Sau khi nhận đơn kiện của bà H., TAND quận đã nghiên cứu và quyết định trả lại đơn, từ chối thụ lý Theo tòa, bà H không có quyền khởi kiện vì chuyện xử lý của UBND phường đối với hộ bà P không liên quan trực tiếp cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân bà H Không đồng tình, bà H khiếu nại Mới đây, chánh án TAND quận đã ra quyết định giải quyết khiếu nại, khẳng định việc tòa trả lại đơn khởi kiện là có căn cứ bởi bà H không có quyền khởi kiện hành chính trong trường hợp này

Bình luận vụ việc:

Trang 3

1 Vấn đề pháp lí:

Bà H làm đơn khởi kiện yêu cầu tòa buộc chủ tịch UBND phường xử phạt hành chính việc lấn chiếm hẻm, kinh doanh trái phép của hộ bà P Tuy nhiên, TAND quận đã trả lại đơn, từ chối thụ lý với lí do bà H không có quyền khởi kiện Sau khi khiếu nại thì chánh

án TAND cũng đồng ý với việc trả lại đơn của tòa với cùng lí do

Vấn đề pháp lí đặt ra là việc bà H có quyền khởi kiện trong trường hợp này hay không?

Phần bình luận sau đây sẽ phân tích trường hợp này của bà H theo các luật Tố tụng hành chính 2010 (bộ luật có hiệu lực khi vụ việc xảy ra) và sau đó so sánh với bộ luật hiện hành, từ đó rút ra những đánh giá cá nhân

2 Người có quyền khởi kiện- điều kiện của chủ thể về quyền khởi kiện theo Luật tố tụng hành chính 2010:

Điều 5 Luật Tố tụng hành chính 2010 quy định:

“Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Toà án bảo

vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình”

Và Điều 103 Luật Tố tụng hành chính 2010 quy định:

“1 Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó

Trang 4

2 Cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trong trường hợp không đồng ý với quyết định đó

3 Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong trường hợp đã khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với cách giải quyết khiếu nại”

Từ những quy định nêu trên có thể thấy rằng cá nhân, cơ quan, tổ chức là những người có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án

Tuy nhiên không phải ai cũng có quyền khởi kiện vụ án hành chính Cá nhân, cơ quan, tổ chức này khi khởi kiện vụ án hành chính phải thỏa mãn các điều kiện nhất định, đó là:

Phải có năng lực chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hành chính, thỏa mãn

các điều kiện quy định tại Điều 48 Luật Tố tụng hành chính, nghĩa là phải có năng lực tố tụng hành chính bao gồm năng lực pháp luật tố tụng hành chính và năng lực hành vi tố tụng hành chính

Cá nhân là người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực tố tụng hành chính, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác có quyền khởi kiện vụ án hành chính độc lập

Cá nhân là người chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi) hoặc người mất năng lực hành vi dân

sự thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật

Trường hợp người khởi kiện là cá nhân đã chết thì người thừa kế của họ sẽ thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính

Cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật Nếu cơ quan, tổ chức bị hợp nhất, sát nhập, chia, tách, giải thể thì cơ quan,

Trang 5

tổ chức hoặc cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức cũ thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính

Công chức cũng là chủ thể có quyền khởi kiện vụ án hành chính: Theo Điều 4 Khoản 1 Luật Cán bộ, công chức 2008 và Nghị định số 06/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày

25/01/2010 quy định: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn

vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật

Phải là người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định

xử lý vụ việc cạnh tranh:

Cá nhân, cơ quan, tổ chức phải chứng minh được rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định

kỷ luật buộc thôi việc hoặc quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thì mới có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Tòa án bảo vệ

Như vậy, có thể tổng kết lại rằng, người có quyền khởi kiện là các cá nhân, cơ quan, tổ chức thỏa mãn điều kiện: có năng lực chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hành chính và phải bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

Trang 6

3 Phân tích tình huống (theo Luật Tố tụng hành chính 2010):

Vấn đề pháp lí đặt ra ở đây là việc bà H có quyền khởi kiện yêu cầu tòa buộc chủ tịch

Uỷ ban nhân dân phường xử phạt hành chính với hộ bà P hay không Như đã nói ở trên rằng người khởi kiện phải thỏa mãn hai điều kiện Vậy nếu bà H thỏa mãn đủ hai điều kiện này thì có thể khẳng định rằng bà có quyền khởi kiện

- Về điều kiện: có năng lực chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hành chính:

Ta khẳng định được bà H có đủ năng lực chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hành chính

- Về điều kiện: bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh:

Đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức có tên trong quyết định hành chính, bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính thì việc xác định quyền khởi kiện của

họ để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình tương đối dễ dàng

Nhưng quyền khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tên trong quyết định hành chính, hành vi hành chính thì khó xác định hơn Trong trường hợp này Tòa án án cần phải xem xét tài liệu, chứng cứ chứng minh người khởi kiện có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm trực tiếp từ quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện hay không

Có thể thấy rằng bà H thuộc trường hợp thứ hai Như vậy thì bà H phải chứng minh được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình có bị xâm phạm trực tiếp từ việc Uỷ ban nhân dân phường không xử phạt hành chính với hộ bà P Rõ ràng, việc Uỷ ban nhân dân phường không xử phạt hành chính bà P đã khiến cho bà P tiếp tục bán hàng, khiến cho

bà H cùng các hộ dân khác trong hẻm còn không được yên tĩnh nghỉ ngơi vì “tiếng đập

đá, tiếng nói chuyện huyên náo, tiếng chửi thề bát nháo, tiếng xỏ xiên, tiếng cãi nhau”… Đời sống của H đã bị ảnh hưởng một cách trực tiếp khi bà P bán hàng, đồng nghĩa với việc ảnh hưởng trực tiếp bởi việc Uỷ ban nhân dân không xử phạt bà P

Trang 7

Cũng theo Thẩm phán Phạm Công Hùng (Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao tại TP.Hồ Chí Minh), ở đây có việc chủ quán cà phê cóc vi phạm lấn chiếm hẻm, kinh doanh trái phép như bà H khiếu nại, nhưng chủ tịch phường đã không làm một việc đáng lẽ phải làm là xử phạt hành chính Chuyện không xử phạt chủ quán cà phê cóc ít nhiều vẫn có liên quan đến bà H bởi bà sống trong hẻm đó, việc đi lại, sinh hoạt sẽ bị ảnh hưởng từ việc lấn chiếm hẻm của quán cà phê

“Do đó, việc khởi kiện của bà H cần phải được tòa hoan nghênh, tiếp nhận nhằm thúc đẩy cơ quan hành pháp thực hiện việc quản lý theo luật định, tránh sự chây ì, vô cảm đối với nỗi lo của người dân” - Thẩm phán Hùng khẳng định

Hay như ông Hoàng Cao Sang, Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh (nhận định về một sự việc tương tự): Không thể nói sự việc trên không liên quan đến bà H nên bà không được khởi kiện Về thực tiễn, việc mua bán lấn chiếm lòng, lề đường sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của bà nói riêng và những hộ dân khác trong cùng hẻm nói chung Trong khi đó, trách nhiệm của phường là quản lý trật tự, an ninh tại địa phương Vì vậy, việc trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp này là không thỏa đáng Có thể hiểu rằng điều đó đồng nghĩa với việc ông cho rằng bà H có quyền khởi kiện

Đối với những ý kiến trái chiều, các ý kiến đồng tình với việc trả lại đơn của Tòa vì lí do

bà H không có quyền khởi kiện Các ý kiến này cho rằng đây không phải quyết định hành chính đối với bà H hoặc bà H không bị ảnh hưởng trực tiếp nên bà H không có quyền khởi kiện Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, đây không phải quyết định hành chính đối với bà H nhưng bà H vẫn có quyền khởi kiện nếu bà có đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh mình có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm trực tiếp Theo em thì việc bị ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt của không chỉ bà H mà còn cả các hộ dân cư khác trong hẻm chính

là sự ảnh hưởng trực tiếp đối với bà Bà có thể nhờ các hộ gia đình khác trong hẻm làm chứng để chứng minh được sự ảnh hưởng

Trang 8

Đây là một vụ án hành chính mang nhiều ý kiên trái chiều Tuy nhiên với những quan điểm đã phân tích trên của mình, em nhận định rằng trong trường hợp này bà H có quyền khởi kiện, đồng nghĩa với việc em không đồng tình với việc trả lại đơn của Tòa án

 So sánh với Bộ luật hiện hành:

Bộ luật Tố tụng hành chính 2015 đã được sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn so với Bộ luật Tố tụng hành chính 2010 rất nhiều Nhưng trong phạm vi bài viết liên quan đến

trường hợp vụ án của bà H., theo sự tìm hiểu và so sánh của em thì em thấy rằng bộ luật

Tố tụng hành chính 2015 không có sự thay đổi hay bổ sung nào để có thể giúp giải đáp trường hợp này

Quan điểm của em vẫn nghiêng về phía bà H., tức mong muốn yêu cầu khởi kiện được chấp thuận Có thể thấy rằng, vụ việc của bà H là một vụ việc với rất nhiều ý kiến trái ngược nhau mà cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có lời giải thích nào thật sự thỏa đáng Việc xử lí những vụ việc tương tự cũng luôn gặp những khó khăn nhất định bởi chưa có một quy định nào thực sự rõ ràng để có thể áp dụng vào tình huống này Đây cũng đã và vẫn đang là một thách thức đối với ngay cả các nhà làm luật Rất hi vọng trong thời gian tới có những quy định, hướng dẫn cụ thể hơn để tình huống này có thể được xử

lí một cách thỏa đáng và không còn những ý kiến trái ngược nữa

Trang 9

Tài liệu tham khảo:

1 Bộ luật Tố tụng hành chính 2010 và bộ luật Tố tụng hành chính 2015

2 Bài báo: “ Kiện chủ tịch vì… không phạt hành xóm” – Báo Pháp luật Thành phố

Hồ Chí Minh (

https://plo.vn/plo/kien-chu-tich-vi-khong-phat-hang-xom-6851.html)

3 Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về người khởi kiện – Quang Thái law office ( http://luatsuquangthai.vn/dieu-kien-khoi-kien-vu-an-hanh-chinh-ve-nguoi-khoi-kien-149-a8id)

4 Điều kiện về chủ thể của người khởi kiện trong vụ án hành chính – Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam ( http://sotuphapqnam.gov.vn/index.php/k-nng-tranh-tng-trong-v-an-hanh-chinh/1358-iu-kin-v-ch-th-ca-ngi-khi-kin-trong-v-an-hanh-chinh)

5 Kiện chủ tịch phường vì không phạt hàng xóm – Báo VnExpress

(https://vnexpress.net/kien-chu-tich-phuo-ng-vi-khong-phat-hang-xom-2662446.html)

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN