1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Phân tích vai trò của bầu cử với dân chủ. Hệ thống bầu cử có tác động như thế nào đến sự thành lập và vận hành của bộ máy Nhà nước

10 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích vai trò của bầu cử với dân chủ. Hệ thống bầu cử có tác động như thế nào đến sự thành lập và vận hành của bộ máy Nhà nước
Tác giả Đỗ Bảo Trâm
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Minh Tâm
Trường học Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Thể loại Tiểu luận kết thúc môn học
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 544,21 KB

Nội dung

Đặt vấn đề: “Ý chí của nhân dân là cơ sở quyền lực của nhà nước, ý chí này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử thường kỳ và chân thực, được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng, phổ thôn

Trang 1

BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

0-0

ĐỖ BẢO TRÂM (18061048)

PHÂN TÍCH VAI TRÕ CỦA BẦU CỬ VỚI DÂN CHỦ HỆ THỐNG BẦU CỬ CÓ TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN SỰ THÀNH LẬP VÀ VẬN HÀNH CỦA BỘ MÁY NHÀ

NƯỚC

Tiểu luận kết thúc môn học Luật hiến pháp nước ngoài

Giảng viên: TS Nguyễn Minh Tâm

Hà Nội – 2021

Trang 2

Đặt vấn đề:

“Ý chí của nhân dân là cơ sở quyền lực của nhà nước, ý chí này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử thường kỳ và chân thực, được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng, phổ thông đầu phiếu và bỏ phiếu kín hoặc bằng những tiến trình bầu cử tự do tương đương” [1] đây là tuyên

bố của Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người của Liên hợp quốc thông qua năm 1948 Có thể nói, ý chí và nguyện vọng của người dân chính là nền tảng của quyền lực nhà nước mà thông qua bầu cử, ý chí và nguyện vọng ấy được thực hiện bằng việc chọn lựa ra những người mình tin tưởng vào bộ máy nhà nước, những người sẽ lãnh đạo mình Do đó thật không ngoa khi có quan điểm cho rằng bầu cử là “trái tim” của nền dân chủ hiện đại [2] Tuy nhiên, trong phạm vi cho phép của bài tiểu luận, chỉ đưa ra nghiên cứu hai vấn đề chính đó

là phân tích vai trò của bầu cử với dân chủ và từ đó đưa ra được hệ thống bầu cử có tác động như nào đến sự thành lập và vận hành của bộ máy nhà nước

1 Vai trò của bầu cử với dân chủ

Dân chủ trong tiếng Anh là Democracy, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “Demokratỉa”

và được hợp thành bởi hai từ “Demos”, có nghĩa là người dân, và “Kratos”, có nghĩa

là quyền lực nhà nước Như vậy có thể hiểu đơn giản nền dân chủ là một chế độ chính trị trong đó quyền lực nhà nước thuộc về người dân Có rất nhiều định nghĩa về bầu

cử, tuy nhiên, từ góc độ chung nhất, có thể hiểu bầu cử là một quy định chính trị - pháp lý trong đó người dân tự bỏ phiếu lựa chọn những người vào làm việc trong bộ máy nhà nước để thay mình quản lý xã hội [3] Trong “Tinh thần pháp luật”,

Montesquieu cho rằng trong bầu cử, cử tri thay đổi vị trí từ người bị cai trị thành người cai trị, tức là thông qua hành vi bầu cử, người dân thực hiện chủ quyền của

thể thấy định nghĩa về bầu cử chủ yếu dựa trên hai đặc điểm quan trọng nhất của nó là

sự lựa chọn và ủy thác quyền lực

Nói một cách khác, bầu cử là một hoạt động chung của toàn xã hội mang tính lựa chọn của con người Ở bất kỳ thời điểm nào, hay một quốc gia nào cứ nói đến bầu cử

Trang 3

là ta nói đến việc lựa chọn mặc dù đối tượng cũng như mục đích của việc chọn lựa đó

có thể khác nhau Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay, việc chọn lựa được thiết lập để tạo nên cơ quan lập pháp và cơ quan đại diện của chính quyền địa

phương Đặc biệt bầu cử còn được sử dụng để người dân chọn lựa ra người đứng đầu của cơ quan hành pháp như bầu cử Tổng thống tại một số nước mà tiêu biểu là Hoa

Kỳ

Đặc điểm thứ hai cần nói đến chính là sự ủy thác quyền lực của nhân dân với người mình lựa chọn Các đại biểu, các chức danh từ kết quả của bầu cử đều trở thành người đại diện cho nhân dân vì họ do nhân dân trực tiếp bầu ra và trao quyền lực Trên thực

tế, ở một số quốc gia, người dân chỉ có thẩm quyền lựa chọn những người sẽ được trao quyền lực quản lý nhà nước nhưng được trao quyền lực nhiều hay ít lại còn tùy thuộc vào Hiến pháp của mỗi quốc gia

Trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, bầu cử cũng đã có những bước tiến quan trọng, nó không chỉ là việc lựa chọn và trao quyền mà xung quanh bầu cử còn là tổng thể các nguyên tắc, quy định pháp luật nhằm xử lý các mối quan hệ được hình thành trong toàn bộ tiến trình từ khi được chuẩn bị tiến hành cho đến khi công bố kết quả Bầu cử không chỉ là cách thức để thiết lập nên bộ máy nhà nước mà còn là một trong những biện pháp nhằm kiểm soát quyền lực và đảm bảo được quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân [3]

1.2 Vị trí vai trò của bầu cử

Thứ nhất, bầu cử là nền tảng của dân chủ, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc kiến tạo chế độ dân chủ [4] Một nhà nước có được coi là dân chủ hay không được chứng minh thông qua các quốc bầu cử Điều này được giải thích chính bằng định nghĩa của dân chủ mà những đặc điểm không thể phủ nhận của nó Người dân được làm chủ khi và chỉ khi họ được tự do chọn lựa và trao quyền cho những người họ tin tưởng, những người theo họ là có đầy đủ đức độ và tài năng để thay người dân quản

lý xã hội UNESCO cũng đã khẳng định có bốn yếu tố cấu thành căn bản của một nền

ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 cũng quy định rõ ràng: “Bầu

Trang 4

cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín nhằm đảm bảo cho cử tri tự do bày tỏ ý nguyện của mình”

được đáp ứng đúng với bản chất của nó đó là tự do, phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và

bỏ phiếu kín Nói cách khác, chế độ bầu cử phải có khả năng phản ánh đúng ý chí của nhân dân, phải trao quyền lực cho đúng đối tượng cần trao mới là chế độ bầu cử dân chủ

Thứ hai, bầu cử có vai trò hợp pháp hóa chính quyền, bảo đảm tính “chính danh” và

sự ổn định của chính quyền Như đã nói, bầu cử là quá trình lựa chọn những người thực thi quyền lực nhà nước thông qua phổ thông đầu phiếu, quá trình bầu cử đòi hỏi rất nhiều những thủ tục pháp lý liên quan, những thủ tục này được quy định trong Hiến pháp và pháp luật Việc bỏ phiếu được thực hiện bởi tất cả các cá nhân đang sinh sống trên lãnh thổ quốc gia đó trừng những trường hợp không đủ điều kiện bỏ phiếu theo luật định Do vậy, quyền lực của những người được lựa chọn có tính hợp pháp, từ đó tạo cơ sở cho sự ổn định của bộ máy chính quyền

Thức ba, bầu cử chính là cách để người dân không chỉ trao quyền lực nhà nước cho những người được lựa chọn mà còn là cách để người dân đánh giá, giám sát chính quyền Bản chất của con người vốn có lòng tham, sự tham lam của con người trong quản lý nhà nước được thể hiện bằng việc đam mê quyền lực, khi được nắm trong tay một số quyền lực nhất định, con người ta sẽ thường nảy sinh những ham muốn khác

và khi ham muốn này càng lớn sẽ dẫn đến những hành động suy đồi đạo đức Quyền lực càng lớn thì những ham muốn càng lớn bởi vốn dĩ lòng tham của con người là vô đáy Bởi vậy việc bầu cử được diễn ra theo định kỳ cũng là cách để người dân kiểm soát quyền lực của nhà nước Kể cả khi nắm trong tay quyền lực cao nhất như Tổng thống cũng chỉ có thời hạn được quy định trong bao lâu Điều này khiến cho việc giám sát của người dân được nâng cao, người dân có thể giám sát được những cán bộ nào có dấu hiệu thoái hóa, không làm tốt nhiệm vụ của mình trong nhiệm kỳ để không bầu chọn trong kì sau Cơ chế này hoạt động vô hình chung đã tạo thành động lực cho cả người dân lẫn những người được lựa chọn Người được lựa chọn vào các

Trang 5

vị trí được trao quyền lực sẽ phải phấn đấu trong nhiệm kỳ của mình để tăng tín nhiệm trong lòng nhân dân, quyền lực càng cao việc soi xét của người dân càng cao dẫn đến càng phải tín nhiệm và người dân cũng không được lơ là giám sát vì ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích chính đáng của mình Trên thế giới hiện nay, hầu hết các quốc gia lấy mốc 5 năm cho một nhiệm kỳ 5 năm không phải thời gian quá dài nhưng cũng đủ để người lên nắm quyền có thể thực hiện những kế hoạch mà họ hướng đến khi đứng ra kêu gọi ủng hộ từ người dân, và người dân cũng đủ thời gian

để xem vị đại biểu đó có làm được tốt trong nhiệm kỳ của như họ nói hay không và đưa ra được đánh giá trong lần bầu cử tiếp theo Mặt khác, Để thu phục niềm tin của

cử tri, để thắng cử, các lực lượng tranh cử tìm cách thu phục niềm tin của cử tri, mà cách thức thu phục tốt nhất không gì khác, đó là phải thực hiện “chính quyền của dân,

do dân và vì dân” Không những thế, chính các đảng phái, các lực lượng tranh cử bản thân họ giám sát lẫn nhau, thông qua bầu cử họ công kích những hạn chế, khuyết điểm của nhau Việc giám sát, kiểm tra chéo lẫn nhau như vậy là một trong những phương thức tốt nhất để giám sát, chế ngự sự tha hóa, lạm quyền của quyền lực nhà nước [7]

2 Hệ thống bầu cử

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều định nghĩa về hệ thống bầu cử Cụ thể, theo IDEA,

ở cấp độ cơ bản nhất, hệ thống bầu cử (Electoral System) là quá trình để chuyển dịch

số phiếu được bỏ trong một cuộc tổng tuyển cử thành ghế đại diện cho những đảng phái và những ứng cử viên đã trúng cử Các biến số chính là công thức bầu cử (tùy vào hệ thống bầu cử và công thức toán học được sử dụng để tính toán phân bổ ghế đại diện), cấu trúc phiếu bầu (bỏ phiếu cho đảng phái hay cho ứng viên; chỉ được chọn một lần hay được xếp hạng các sự lựa chọn) và quy mô đơn vị bầu cử (một đơn vị bầu cử như một quận, tỉnh bầu bao nhiêu đại diện vào cơ quan lập pháp) Những khía cạnh hành chính của các cuộc bầu cử (như việc phân phối địa điểm bỏ phiếu, đề cử ứng cử viên, đăng ký cử tri, ai là người điều hành các cuộc bầu cử ) là những vấn đề

Trang 6

rất quan trọng Việc thiết kế hệ thống bầu cử cũng ảnh hưởng đến các mảng luật bầu

cử khác: cách thức phân định ranh giới của đơn vị bầu cử, cách đăng ký cử tri, cách thiết kế lá phiếu, cách tính lá phiếu và nhiều khía cạnh khác của quá trình bầu cử [4] Ở Việt Nam, có hai cách hiểu về hệ thống bầu cử, hiểu theo nghĩa rộng thì hệ thống bầu

cử là tổng hợp các qui định của pháp luật bầu cử và những nguyên lý vận hành của hệ thống chính trị có tác động, ảnh hưởng đến quá trình bầu cử của mỗi quốc gia còn nếu hiểu theo nghĩa hẹp, hệ thống bầu cử được hiểu là cách thức (phương thức)

“chuyển hóa” từ những lá phiếu của cử tri thành “các ghế” trong các cơ quan dân cử

Hệ thống bầu cử là tổ hợp các nguyên tắc trong bầu cử để chuyển hóa ý chí của nhân dân (thể hiện trong những lá phiếu) thành những “ghế” (trong cơ quan đại diện) [8] Có thể thấy rằng tựu chung lại hệ thống bầu cử là tổng hợp các quy phạm pháp luật liên quan đến bầu cử được áp dụng ở một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ nào đó Việc lựa chọn một hệ thống bầu cử nào cũng là vấn đề quan trọng của một quốc gia bởi thường khi đã đưa ra lựa chọn thì nó sẽ ít khi thay đổi mà chính các cơ chế chính trị

sẽ thích nghi theo những động cơ mà hệ thống đó tạo ra Bởi vậy, việc lựa chọn một

hệ thống bầu cử nào sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến thể chế chính trị của quốc gia đó

Hiện nay, xét tổng quan trên thế giới, các hệ thống bầu cử rất đa dạng và khác nhau tùy theo từng quốc gia Tuy nhiên, dù có sự đa dạng như vậy, nhưng về đại thể, các

hệ thống bầu cử có thể được phân loại thành hai nhóm lớn là hệ thống bầu cử theo quy tắc tỷ lệ đại diện và hệ thống bầu cử theo quy tắc lấy đa số [10]

Đối với hệ thống bầu cử theo quy tắc lấy đa số, ngay từ tên gọi ta đã có thể thấy được đặt điểm nổi bật của hệ thống này, người chiến thắng là người giành nhiều phiếu nhất, hoặc giành được đa số phiếu bầu Nguyên tắc “ai nhiều phiếu nhất là thắng” chỉ có thể được áp dụng đối với đơn vị bầu cử chỉ bầu lấy một đại diện và người chiến thắng

là người nhận được nhiều phiếu bầu hợp lệ nhất, bất kể là có đạt đa số hay không Vương quốc Anh và các quốc gia vốn từng là thuộc địa của Anh như Ca-na-đa, Ấn

Độ và Hoa Kỳ là các quốc gia tiêu biểu cho hệ thống bầu cử này Sở dĩ hệ thống này phổ biến và trở nên thông dụng phần lớn bắt nguồn từ những lợi thế của nó, chủ yếu

Trang 7

là từ sự đơn giản và xu hướng chọn người chiến thắng là đại diện theo khu vực địa lý Một số điểm lợi của hệ thống này là trong các nước theo chế độ đa đảng, hệ thống này giúp tạo lập chính phủ một đảng cầm quyền ổn định trong suốt nhiệm kỳ mà không phải liên minh với các đảng nhỏ khác

Đối với hệ thống bầu cử theo tỷ lệ đại diện thì nguyên lý chung của hệ thống này là việc chuyển số phiếu mà một đảng chính trị nhận được trong bầu cử thành số ghế tương ứng trong cơ quan lập pháp cho đảng đó Có hai phương pháp bầu cử phổ biến theo tỷ lệ đại diện là phương pháp tỷ lệ đại diện theo danh sách (List PR) và phương pháp bầu cử lá phiếu duy nhất có thể chuyển nhượng (Single Transferable Vote -STV) Hệ thống bầu cử theo tỷ lệ đại diện được nhiều nước Mỹ Latinh, châu Phi và châu Âu sử dụng, và đại bộ phận những nước đó áp dụng phương pháp tỷ lệ đại diện theo danh sách Có một số yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả hoạt động trên thực tế của hệ thống bầu cử theo tỷ lệ đại diện như số lượng đại biểu được phân bổ cho mỗi đơn vị bầu cử, phạm vi lựa chọn của cử tri giữa các đảng phái chính trị và cá nhân các ứng cử viên Hệ thống bầu cử theo tỷ lệ đại diện có nhiều điểm thuận lợi và

cả điểm bất lợi Do hệ thống này khuyến khích tính đại diện, tính bao gồm, nên các đảng nhỏ, các lực lượng thiểu số đều có cơ hội khuyến khích hoạt động chia sẻ quyền lực giữa các đảng phái chính trị và các nhóm lợi ích

Cả hai hệ thống này đều có những ưu điểm cũng như những hạn chế riêng phù hợp với tình hình chính trị và thể chế ở mỗi quốc gia để các quốc gia này có thể lựa chọn

hệ thống bầu cử cho riêng mình

nước

Thứ nhất, hệ thống bầu cử có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến cơ chế chính trị bởi sự tác động qua lại giữa các thực thể chính trị trong thể chế chính trị và bộ máy nhà nước

Hệ thống bầu cử không những quyết định cách thức “chuyển hóa” từ những lá phiếu của cử tri thành các “ghế” trong cơ quan lập pháp, quyết định ai, đảng phái nào sẽ được bầu chọn, mà còn quyết định quyền uy, sức mạnh của các đảng phái chính trị Như vậy, việc lựa chọn hệ thống bầu cử chính là quyết định tiên quyết nhất tạo tiền

Trang 8

đề cho việc xây dựng hệ thống Nghị viện của một quốc gia Không chỉ vậy, nó còn ảnh hưởng đến cấu trúc hạ tầng Chính phủ cũng như chi phối các thiết chế khác của nhà nước Ví dụ như hệ thống bầu cử theo quy tắc ai nhiều phiếu nhất là thắng (First Past the Post - FPTP) là một trong những nhân tố góp phần tạo ra tình hình hai đảng lớn thay nhau cầm quyền tại Mỹ (Cộng hòa và Dân chủ), hay tại Anh (Công đảng và Bảo thủ), góp phần loại bỏ đại diện các đảng cực hữu ra khỏi cơ quan lập pháp [10]

Thứ hai là hệ thống hệ thống bầu cử là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến các đảng phái chính trị Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, hệ thống bầu cử có tác động rất lớn đến số lượng cũng như cơ chế hoạt động của các đảng phái chính trị Ngay cả khi các cử tri bỏ phiếu giống nhau và mỗi đảng phái được số phiếu y chang nhau, hệ thống bầu cử A có thể dẫn đến chính phủ liên minh hoặc chính phủ thiểu số trong khi hệ thống bầu cử B có thể cho phép một đảng duy nhất nắm quyền kiểm soát

đa số Do đó, lựa chọn hệ thống bầu cử nào để áp dụng có thể ảnh hưởng đến ai là người trúng cử và đảng phái nào nắm giữ quyền lực Trong khi một số hệ thống

khuyến khích, hoặc thậm chí thúc đẩy sự hình thành của các đảng chính trị thì một số khác chỉ công nhận cá nhân ứng cử viên Hệ thống bầu cử đa số thường hạn chế số lượng các đảng phái Trong khi hệ thống tỷ lệ thường tạo ra một Nghị viện cũng như thể chế chính trị đa đảng, thậm chí đại diện các đảng nhỏ và các ứng cử viên tự do cũng có thể có mặt trong Nghị viện [9] Ở một số quốc gia đa đảng, việc áp dụng hệ thống theo quy tắc số nhiều/ đa số y loại bỏ các đảng nhỏ ra khỏi cuộc chơi quyền lực, và các đảng nhỏ không có được tỷ lệ đại diện công bằng mà họ đáng được có trong cơ quan lập pháp Ví dụ như trong cuộc bầu cử liên bang năm 1993 của

Ca-na-đa, Đảng Bảo thủ tiến bộ giành được 16% số phiếu bầu nhưng chỉ có được 0,7% số ghế trong Quốc hội [10] Ở một số nước nhỏ, dân số ít, như Israel và Hà Lan, cả nước

là một đơn vị bầu cử, được bầu nhiều đại biểu Thường sẽ áp dụng hệ thống bầu cử theo tỷ lệ đại diện, kết quả bầu cử sẽ cho phép có một cơ quan lập pháp có tính đại diện cao hơn hệ thống bầu cử theo quy tắc số nhiều hay đa số Lợi ích rõ ràng của nó

là tại những nước vốn có sự chia rẽ xã hội sâu sắc, việc bao gồm các nhóm xã hội

Trang 9

khác nhau, không loại trừ nhóm yếu thế trong cơ quan lập pháp là điều kiện cần thiết

để đảm bảo hòa hợp dân tộc và ổn định

Ngoài ra hệ thống bầu cử còn có ảnh hưởng đến tâm lý của các cử tri đi bỏ phiếu Ví

dụ như với những đất nước lựa chọn hệ thống bầu cử theo nguyên tắc ai nhiều phiếu hơn sẽ thắng các cử tri sẽ có tâm lý chung là bỏ phiếu có người của các đảng lớn để không bỏ phí tờ phiếu của mình nhưng đối với hệ thống bầu cử theo tỷ lệ đại diện thì tâm lý bỏ phiếu được thoải mái hơn Đồng thời cũng chính hệ thống bầu cử sẽ làm kiềm chế khả năng xung đột giữa các đảng phái

3 Tổng kết

Bầu cử hay chế độ bầu cử là một trong những chế định quan trọng nhất, được nghiên cứu nhiều nhất của Luật Hiến pháp Bầu cử tự do và công bằng được xem là tiền đề của nền dân chủ, là phương pháp hợp pháp nhất để thành lập chính quyền Thông qua bầu cử, nhân dân

sẽ chuyển giao quyền lực của mình cho những người trong cơ quan đại diện nhà nước để họ điều hành và quản lý xã hội Không những vậy, đây còn là một trong những biện pháp chính

để kiểm soát quyền lực nhà nước, đảm bảo quyền lực nhà nước thực sự thuộc về Nhân dân

Do đó, việc lựa chọn hệ thống bầu cử phù hợp là một trong những quyết định quan trọng nhất đối với các nước theo chế độ dân chủ, có ảnh hưởng sâu sắc đến sự ổn định và bền vững của thể chế chính trị

Trang 10

Tư liệu tham khảo:

1 Theo Điểm 3 Điều 21 Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người của Liên hợp quốc

2 Jame A Baker, “Bầu cử tự do và công bằng là trái tim của dân chủ”, Dẫn theo Vũ Văn Nhiêm, “Vai trò của bầu cử trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân” David Beetham, Parliament and Democracy in The twenty-first century a guide to good practice, Inter-Parliamentary Union, 2006 p.1

3 Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội

4 Andrew Reynolds, Ben Reilly and Andrew Ellis With José Antonio Cheibub, Karen Cox, Dong Lisheng, Jørgen Elklit, Michael Gallagher, Allen Hicken, Carlos Huneeus, Eugene Huskey, Stina Larserud, Vijay Patidar, Nigel S Roberts, Richard Vengroff, Jeffrey A

Weldon (2005), Electoral System Design: The New International IDEA Handbook,

International Institute for Democracy and Electoral Assistance:

https://www.idea.int/publications/esd/upload/ESD_Handb_low.pdf

5 David Beetham, Kevin Boyle and Plantu (2009), Introducing Democracy: 80 Questions and Answers, UNESCO Publishing, 978-92-3- 104087-0

6 Theo Điều 25 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966

7 Nguyễn Đăng Dung, Vai trò của bầu cử, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 34, Số

1 (2018)

8 Giáo trình bầu cử trong Nhà nước pháp quyền, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

9 Guy S Goodwin-Gill (2006), Free and Fair Elections-New expanded edition,

Inter-Parliamentary Union, Geneva

10 Bùi Hải Thiêm, So sánh một số hệ thống bầu cử trên thế giới, tạp chí Nghiên cứu lập pháp

số 8(193), 4/2011

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w