1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Bộ máy nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào theo Hiến pháp năm 2003

76 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 37,69 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

OTH OUNSENBAN

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã số: 60380102

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: GS TS THÁI VINH THANG

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

Đề có được khóa luận này, em xIn gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến GS-TS Thái Vĩnh Thắng - người thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Em cũng xin cảm ơn sự chỉ bảo ân cần của các thầy cô trong Khoa pháp luật hành chính nhà nước và toàn thé các thầy cô, bạn bè dưới mái trường Đại học Luật Hà Nội.

Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình đã động viên em trong suốt quá

trình học tập ở Việt Nam.

Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2015Tác giả

OTH OUNSENBAN

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.

Các số liệu, vi dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và

trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bô trong bat kỳ công trình nào khác.

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

OTH OUNSENBAN

Trang 4

LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

LOT MỞ ĐẦU - 52-5222 E21 E192121121121211111211111 115111111011 c1 | CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA TO CHỨC BỘ MAY NHÀ

NUOCCONG HOA DAN CHỦ NHÂN DAN LÀO c2 6 1.1 Khái niệm bộ may Nhà nước, cơ quan Nhà nước -‹ 6

1.2 Các nguyên tắc tô chức và hoạt động của bộ máy Nhà nướcLào 10

1„.3 HT LORII cece KHI Teh THỜ sao ceases semen acmes testes sates eames aes ten a 58 12

1 4 Giới thiệu Hiến pháp Cộng hóa dân chủ nhân dan Lao năm 1991 sửa đổi bổ sung năm 2003 -2- ¿+ 2+E+EE+E£EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrees 14 CHUONG 2: CƠ CẤU TO CHỨC CUA BO MAY NHÀ NƯỚC

CHDCND LAO THEO HIẾN PHÁP NAM 2003 2- 2-5: 19 2.1 Quốc hội nước CHDCND LàO G5526 E‡ESEESEEEEEEeEerkekererxee 19 2.2 Chủ tịch nước CHDCND Lào 22+ << << s‡**+‡++£+++ssssseeeeeess 342.3 Chính phủ - + 2 %+SE+EE2EESEEEEEEEE2112112112112117111 111111111 36

2.4 Chính quyền địa phương ¿- ¿+ s+S++E£2+E£+E£EE£EESEEEEE2EEzEerkerxers 40

2.5 Tòa án nhân dân - - - << << E E1 E611 162212533331 11 1111132555111 re 53

2.6 Viện kiểm sát nhân dân - ¿- ¿+ ++E£+E£+E+E£EE£EEEEEEEEEEEzErkerxers 57 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN BỘ MÁY NHÀ NƯỚC LAO TRONG GIAI DOAN HIEN NAY 5-55-5c2cccccrrrereee 62

3.1 Những yêu câu đặt ra đối với công cuộc cải cách bộ máy nhà nước Lao HH TY en tek ASS 8818 TB Ah SRR BABS A eS he ch ORS RAB Rs 62 3.2 Đồi mới tổ chức bộ máy nhà nước ¿- 2s + +k+E+E+£++Eerxexxzxez 63 KET LUẬN - - - 5s S TT 1E 1 11111111 118111111 11110111111 11110111111 tkgrreở 68 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2-5 25+s+£+Ezrzxered 70

Trang 5

: Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Xã hội chủ nghĩa

: Nhân dân cách mạng

: Đảng nhân dân cách mạng Lào

: Hội đồng nhân dân

Trang 6

1 Tính cấp thiết của đề tài

Một những van dé quan trọng hiện nay ở nước Lào là van đề đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động trước yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

Trong thời gian qua, công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào đã đạt được những kết quả nhất định.Điều đó cho thấy chủ trương đổi mới của Đảng và nhà nước, đặc biệt là những chính sách đôi mới về tô chức bộ máy nhà nước là hướng đi đúng đắn cần được tiếp tục triển khai sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực Những thay đổi và xu hướng phát triển của đất nước là một tất yếu khách quan đòi hỏi bộ máy nhà nước từ trung ương tới địa phương cần phải đổi mới về tô chức dé có thé đảm nhận vai trò tổ chức điều hành hoạt động của các cơ quan, điều hành sự phát triển kinh tế - xã hội.

Trong thời gian qua, Nhà nước Lào đã ban hàn một số văn bản luật, pháp lệnh mới để điều chỉnh tô chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, đáp ứng với đòi hỏi của sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đất nước Trên cơ sở những văn bản quy phạm pháp luật này, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Lào đã đạt được những kết quả nhất định góp phần thực hiện tốt nghị quyết của Đảng nhân dân cách mạng Lào, điển hình cụ thé là việc ban hành các bản Hiến pháp trong thời gian qua.

Ngày 15 tháng 8 năm 1991, Quốc hội nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã thông qua Hiến pháp mới - bản Hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên của Lào Sự ra đời của Hiến pháp năm 1991 đánh dấu bước phát triển mới trong công cuộc xây dựng nước Lào độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh Trên cơ sở Hiến pháp năm 1991, Quốc hội cũng đã ban hành hàng loạt

các đạo luật quan trọng khác, tạo cơ sở pháp lí cho việc xây dựng và hoànthiện hệ thông các cơ quan nhà nước Lào.

Trang 7

của bộ máy nhà nước, trên cơ sở kết quả thắng lợi của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước Lào, Hiến pháp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào năm 1991 đã được sửa đổi, bố sung năm 2003 nhằm tạo nền tảng pháp lí vững chắc cho quá trình tiếp tục khắc phục những điểm yếu của bộ máy nhà nước.

Việc nghiên cứu sự phát triển của bộ máy Nhà nước CHDCND Lào qua Hiến pháp 1991 sửa đổi, b6 sung năm 2003, một mặt cho phép chúng ta thay được sự hình thành và phát triển của việc xây dựng mô hình tổ chức Nha nước Lào Mặt khác chỉ ra những ưu điểm, sự sáng tạo cũng như những nhược điểm trong tổ chức bộ máy Nhà nước Lao qua Hiếp pháp 1991 sửa đổi, bổ sung năm 2003 và các văn bản pháp luật khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của Bộ máy Nhà nước Lào, dé từ đó khắc phục những hạn chế và kế thừa phát huy những ưu điểm trong tô chức và thực hiện quyên lực Nhà nước Lào hiện nay, nhằm đáp ứng đòi hỏi của công cuộc đổi mới ở nước CHDCND Lào.

Với lý do trên, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Bộ máy Nhà nước CHDCND Lào theo Hiến pháp 2003” dé làm đề tài luận văn với mong muốn đóng góp một phan trí tuệ nhỏ bé cho công cuộc cải cách bộ máy Nhà nước

Lào trong giai đoạn hiện nay.

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Vấn đề tô chức bộ máy Nhà nước đã và đang được các nhà khoa học pháp lý Lào quan tâm nghiên cứu cả trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn.

Một số công trình, bài viết liên quan đến việc xây dựng, củng cố, hoàn thiện Bộ máy Nhà nước, quyền lực Nhà nước Lào đó là:

- Các sự kiện lịch sử Nhà nước CHDCND Lào, của Kham Cải Viéng Xa

Văn năm 1995, nhà xuât bản Quốc gia;

- Sự phát triển của Nhà nước CHDCND Lào, của Phong Xa Vặt Búp Pha năm 1996, nhà xuât bản Quốc gia;

Trang 8

Trần Cao Thành năm 1995, nhà xuât bản Quốc gia;

- Sự vững mạnh của quyên lực Nhà nước là yếu tô đảm bao cho nền độc lập, chủ quyền quốc gia, tác giảChả Lơn Dê Pao Hơ, năm 1995, nhà xuât bản Quốc gia;

- Dân chủ hóa với quá trình xây dựng chế độ dân chủ nhân dân ở Lào hiện nay, luận án PTS Triết học, tác giaDao Hương Sin Ta Mạc, năm

- Bộ máy nhà nước cộng hòa dan chủ nhân dân Lào theo hiến pháp 1991,

luận văn thạc sĩ luật học của Na Lăn Tham Mạ Thé Va, năm 2003; Kế thừavà phát triển kết quả nghiên cứu của các công trình trên đây, đề tài “Bộ máy Nhà nước CHDCND Lào theo Hiển pháp 2003 "la đề tài đầu tiên nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn điện và có hệ thống nhất về sự phát triển của Bộ máy Nhà nước CHDCND Lào theo Hiến pháp Lào sửa đổi năm 2003 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Mục đích của luận văn là trình bày và phân tích một cách có hệ thống các yêu tố cơ bản của Bộ máy Nhà nước CHDCND Lào theo Hiến pháp 2003, trên cơ sở đó đề xuất ra những phương hướng giải pháp cần thiết dé tổ chức Bộ máy Nhà nước đảm bảo quyền lực của nhân dân Lào phù hợp với điều kiện hiện nay ở Cộng hòa dân chủ nhân nhân Lào.

Thực hiện mục đích trên luận văn tập trung vào giải quyết các nhiệm

VỤ Sau:

Thứ nhất, luận văn phân tích và làm rõ những căn cứ lý luận và cơ sở thực tiễn của việc tổ chức Bộ máy Nhà nước dam bảo quyên lực của nhân dân Lao.

Tứ hai,phân tích đánh giá đúng thực trạng những van dé đang đặt ra về xây dựng củng cố Nhà nước ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong điều kiện mới hiện nay.

Trang 9

nước đảm bảo quyền lực của nhân dân Lào ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

Luận văn vận dụng giá trị những tư tưởng về Nhà nước và quyền lực Nhà nước trong lịch sử tư tưởng chính tri nhân loại cả phương Đông và phương Tây từ cô đại đến hiện đại; lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác — Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở thế giới quan và phương pháp luận; dựa trên những quan điểm của các văn kiện, nghị quyết của Đảng nhân dân cách mạng Lào, của Đảng Công sản Việt Nam, kế thừa tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu của những người đi trước liên quan đến vấn đề mà đề tài nghiên cứu làm căn cứ lý luận trong việc thực hiện triển khai thực hiện luận án.

Trong quá trình thực hiện đề tài, luận văn vận dụng các phương pháp của Triết học Mác —Lénnin, duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, sử dụng tong hợp các phương phân tích, tổng hợp, so sánh, tư duy logic, phương pháp lịch sử, thống kê và hệ thống hóa Các luận điểm đều được phân tích, xem xét kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.

5 Những đóng góp khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối hoàn thiện và có hệ thống về bộ máy Nhà nước CHDCND Lào theo Hiến pháp 2003.

Luận văn góp phan cung cấp cơ sở lý luận và những phương hướng giải pháp đổi mới bộ máy Nhà nước CHDCND Lào cả về mặt tô chức và hoạt động dé tiến tới Nha nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa và nâng cao hon nữa năng lực và hiệu quả của Bộ máy Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn gôm 3 chương:

Trang 10

Chương 2: Cơ cau tô chức của bộ máy Nhà nước CHDCND Lào theo Hiếp pháp năm 2003

Chương 3: Phương hướng hoàn thiện bộ máy Nhà nước Lào trong giaiđoạn hiện nay.

Trang 11

CO SO LY LUAN CUA TO CHUC BO MAY NHA NUOC CONG HOA DAN CHU NHAN DAN LAO

1.1 Khai niệm bộ may Nha nước, cơ quan Nha nước1.1.1 Khai niệm bộ may Nhà nước

Nhà nước là một tổ chức văn minh của xã hội loài người Đặc trưng của Nhà nước là phân chia dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ để cai quản, thiết lập quyền lực, nhà nước còn là một tổ chức công quyên, có bộ máy tô chức, có quân đội, cảnh sát và ngoài ra, dé thực hiện việc tô chức và quản lý xã hội thì nhà nước phải giải quyết những vấn đề chung mang tính cộng đồng mà không tô chức, cá nhân nào có thé làm được; nhà nước đặt ra pháp luật, quản lý, cai trị bằng pháp luật đồng thời để nuôi bộ máy Nhà nước và thực hiện chức năng quản lý xã hội thì nhà nước phải đặt ra các loại thuế và nhà nước là chủ thé duy nhất có chủ quyền quốc gia Bản chất của Nhà nước được thê hiện rõ nét nhất ở những định hướng hoạt động, chức năng quản lý xã hội, quản lý kinh tế của nó Do vậy, xuất phát từ chức năng của mình, để duy trì quyền lực thống trị, thực hiện được chức năng của mình thì phải tô chức ra một bộ máy dé thực hiện chức năng của nhà nước Bộ máy đó được gọi là bộ máy nhà nước.

Mô hình tô chức bộ máy nhà nhà nước trên thế giới hiện nay không có mô hình nào là lý tưởng, tuy nhiên xuất phát từ đời sống xã hội ở mỗi quốc gia khác nhau với những yếu tố tác động nhất định mà tô chức bộ máy nhà nước ở mỗi quốc gia là không giống nhau.

Theo cách hiểu chung nhất, Bộ máy nhà nước là tổng thé các cơ quan nhà nước được tô chức và hoạt động theo trình tự, thủ tục nhất định do Hiến pháp và pháp luật quy định Bộ máy nhà nước có mối liên hệ và tác động qua lại với

Trang 12

tham gia vào việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ chung của Nhà nước.

Có thể nói, có những cơ quan nhà nước do Hiến pháp quy định nhưng

cũng có những cơ quan nhà nước do Luật định Những cơ quan Nhà nước này

năm trong bộ máy nhà nước tạo thành một tông thé thống nhất nhưng có thâm quyền riêng theo quy định pháp luật Tuy nhiên khi thực hiện chức năng, thâm quyên riêng theo quy định pháp luật thì thâm quyền riêng cũng là góp phần thực hiện chức năng chung của Nhà nước Tổng thể này là sự đảm bảo tính hệ thống và tạo thành một thê thống nhất.

Ngoài ra, các cơ quan nhà nước do Hiến pháp và pháp luật quy định (khác với các cơ quan, tổ chức khác của đoàn thể do điều lệ đoàn thể quy định) Các cơ quan Nhà nước có mối liên hệ, tác động qua lại: từ trung ương đến địa phương Ví dụ: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội bằng việc xây dựng luật quy định tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương và chính quyền địa phương có thé đóng hóp ý kiến dé Quốc hội chỉnh sửa luật.

1.1.2 Khái niệm cơ quan Nhà nước

Cơ quan nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước, có thê là một người hoặc cũng có thê là nhiều người, do nhà nước thành lập nhằm dé thực hiện một công việc, một phần công việc hay những chức năng nhất định.

Cơ quan nhà nước là bộ phận trong bộ máy nha nước.Lênin quan niệm

bộ máy nhà nước phải là một chỉnh thé thống nhất.Mỗi cơ quan trong bộ máy nhà nước như một bộ phận của chiếc đồng hồ, thiếu một bộ phận thì không thé vận hành được.Điều này nhằm mục đích nhẫn mạnh bộ máy nhà nước phải hoàn thiện, hoàn chỉnh Nhưng thực tiễn điều này là rất khó Dé phân biệt cơ quan nhà nước với tổ chức, đơn vị sự nghiệp khác thì phải xác định các dâu hiệu đặc trưng của nhà nước

Trang 13

có thé là một tập thé người (QH,HDND, UBND) | người (CTN) được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật nhằm tham gia thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chung của nhà nước

Người làm trong bộ máy nhà nước là công chức nhà nước e Các dấu hiệu đặc trưng của cơ quan nhà nước:

Thứ nhất, các cơ quan nhà nước được thành lập theo một trình tự, thủ tục do Hiến pháp và pháp luật quy định Chăng hạn, các cơ quan đại diện nhà nước bao giờ cũng được thành lập thông qua bầu cử, do cử tri bầu ra chứ không bổ nhiệm, trình tự bau cử do pháp luật quy định Trong trường hợp bau cử mà vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì kết quả bầu cử bị huỷ bỏ Việc thành lập cơ quan nhà nước không phải là ý muốn chủ quan của một nhóm người, một thành phần dân cư nào trong xã hội mà nó phụ thuộc vào chức năng của nhà nước và căn cứ vào Hiến pháp Ví dụ: Bộ có các Cục, Vu ,

Viện tương ứng với một Bộ thì có một Nghị định riêng của Chính phủ quy

định nhiệm vụ, quyền hạn, tô chức Nếu muốn thành lập một cơ quan ở cấp Vụ mà trong Nghị định không nêu thì phải xin ý kiến của Thủ tướng CP Thủ

tướng CP ra quyết định thì Bộ đó được thành lập Vụ.

Thứ hai, Cơ quan nhà nước có tính độc lập vê cơ câu, tô chức, vê cơ sở vật chat, tài chính; Cơ quan nhà nước duy trì hoạt động bang chính ngân sách nhà nước; tức là, chi phí cho tổ và hoạt động của cơ quan nhà nước lấy từ nguồn duy nhất, là ngân sách nhà nước và phải nghiêm túc tuân theo chế độ thu, chi, quyết toán tài chính do pháp luật quy định.

Thứ ba, Cơ quan nhà nước có thâm quyên ( nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi đối tượng và lĩnh vực địa bàn hoạt động) mang tính quyền lực nhà nước theo quyđịnh của Hiến pháp và pháp luật Day là dau hiệu quan trọng nhất để

phân biệt cơ quan nhà nước với các cơ quan tô chức khác bên ngoài xã hội và

Trang 14

nước Quyền lực nhà nước là khả năng, ý chí chung của nhà nước tác động đến cá nhân, tô chức có liên quan trên lãnh thé nhà nước đó phải phục tùng, nếu không phải chịu các biện pháp cưỡng chế Tính quyền lực của cơ quan nhà nước được thé hiện thông qua hình thức hoạt động của nó, đó là quyền ban hành văn bản pháp luật, có thể là văn bản quy phạm hoặc quyết định cá biệt có tính bắt buộc phải tuân theo đối với các chủ thể khác ( quyết định hành chính, hành vi hành chính)

Tham quyền mang tính quyền lực nhà nước thé hiện:

Quyền đơn phương ra quyết định ( không phụ thuộc vào đối tượng phải thực hiện) Quyết định của cơ quan nhà nước có giá trị bắt buộc đối với tất cả các cơ quan, tô chức, cá nhân có liên quan Khác với thắm quyền không mang tínhquyền lực nhà nước Ví dụ: Điều lệ, Nghị quyết Đảng chỉ có giá trị bắt buộc đối vớicơ quan của đảng cấp dưới, các đảng viên còn Quyết định của tỉnh Viêng Chăn: bắt buộc đối với tất cả các cá nhân, tô chức, cơ quan nhà nước trung ương đóng trên dia bàn tỉnh Viêng Chăn, cơ quan nước ngoài, người có hộ khẩu, không có hộ khẩu, người vãng lai mà không không phụ thuộc vào việc người đó có nằm trong hệ thống hay không.

Nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế, các biện pháp

bảo đảm thực hiện.

Các cơ quan nhà nước không phải đơn phương quyết định tùy tiện mà phải tuân theo các quy định pháp luật Nếu vượt quá tham quyên thì phải tự chịu trách nhiệm, nếu không thực hiện thấm quyền cũng bị truy cứu trách

nhiệm hình sự.

Thy tu, cơ quan nhà nước có hình thức hoạt động, chế độ làm việc theo quy định pháp luật Ví dụ: Quốc hội họp một năm 2 lần, làm việc tập thể và quyết định theo da số.

Trang 15

Thứ năm, Những cả nhân đảm nhiệm những chức trách trong cơ quan nhànước Lào phải là công dân Lào (quyền của cá nhân con người với tư cách là người chủ của quyền lực nhà nước, là người có quốc tịch nước đó) và được gọi là can bộ, công chức Phải tuân thủ những điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ

công chức do pháp luật quy định.Các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà

nước có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau hợp thành một hệ thống thống nhất (chặt chẽ) từ trung ương đến cơ sở Mỗi cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng đều hướng đến thực hiện chức năng nhiệm vụ chung của nhà nước Dù các cơ quan có chức năng riêng nhưng đều hướng đến chức năng chung của nhà nước là không thể vô hiệu hoá nhau Cần phân biệt cơ quan nhà nước với các bộ phận cấu thành cơ quan nhà nước.Phân biệt cơ quan nhà nước với các tô chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghè nghiệp.

Như vậy, cơ quan nhà nước được thành lập và hoạt động trên cơ sở pháp luật, theo những nguyên tắc và trình tự thủ tục chặt chẽ, nhân danh quyền lực nhà nước dé thực hiện một số nhiệm vụ công việc dé gop phan thực hiện các chức năng chung của nhà nước Bộ máy nhà nước là tổng thể bao gồm các cơ quan nhà nước có tính chất, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhautao thành một thực thé nhất định được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc do luật định 1.2 Cac nguyên tắc tô chức và hoạt động của bộ máy Nhà nướcLào 1.2.1 Nguyên tắc tắt cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Thứ nhất, phải đảm bảo cho nhân dân tham gia đông đảo và tích cực vào việc lập ra bộ máy nhà nước.

Thứ hai, phải bảo đảm cho nhân dân tham gia đông đảo vào việc quản

lý các công việc nhà nước và quyết định những van dé trọng đại của đất nước Thứ ba, phải có cơ chế bảo đảm cho nhân dân thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước, các tô chức và

Trang 16

cá nhân khác được trao cho những quyền hạn nhất định để quản lý một số

công việc của nhà nước.

1.2.2 Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước

Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước thê hiện: Đảng đề ra đường lối chính trị làm cơ sở tư tưởng - chính tri, Đảng kiểm tra, hướng dẫn cơ quan nha nước hoạt động đúng đường lối chính trị của Đảng Đảng giới thiệu cán bộ của Đảng cho bộ máy nhà nước, đặc biệt là cán bộ giữ những bị trí cao cấp nhất then chốt của bộ máy nhà nước Phương thức lãnh đạo chủ yếu của Đảng đối với nhà nước: Đảng lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa đường lối của Đảng thành pháp luật của Nhà nước, Đảng lãnh đạo thông qua việc kiểm tra cán bộ đảng biên thực hiện đường lối, điều lệ Đảng và pháp luật của Nhà nước Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước tức là bảo đảm để Đảng luôn luôn giữ vững và đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo cho phù hợp với những yêu cầu mới mà sự phát triển kinh tế - xã hội đặt ra cho Nhà nước 1.2.3 Nguyên tắc quyên lực nhà nước thống nhất, có sự phân công phối

hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyên lập phúp, hành pháp và tư pháp

Bộ máy nhà nước CHDCND Lào được tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, bắt nguồn từ nhân dân Quyền lực nhà nước tói cao và quyền lập pháp thống nhất vào Quốc hội Quyền hành pháp thống nhất vào Chính phủ: Chính phru vừa là cơ quan chấp hành của Quốc hội, vừa là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất có chức năng quản lý thống nhất mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Tư pháp là một nhánh quyền lực độc lập

bao gồm một tổng thé các tổ chức Tòa án, Viện Kiểm sát và các thiết chế bố trợ khác.

Trang 17

1.2.4 Nguyên tắc tập trung dân chủ

Ở CHDCND Lào nguyên tắc này thé hiện sự kết hợp hài hòa giữa sự chỉ đạo tập trung nhất của cấp trên với việc mở rộng dân chủ đối với cấp dưới nhằm đạt hiệu quả cao trong quản lý nhà nước.các cơ quan nhà nước ở trung ương là cơ quan nhà nước cấp trên quyết định những vấn đề cơ bản như kinh tế, chính trị văn hóa, xã hội Các cơ quan nhà nước ở địa phương, các cơ quan nhà nước cấp dưới phải phục tùng trung ương Các quyết định của trung ương có hiệu lực bắt buộc với cơ quan cấp dưới tô chức thực hiện trong phạm vi thâm quyền của mình.

1.2.5 Nguyên tắc pháp chế XHCN

Nguyên tắc này phải đòi hỏi việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước XHCN phải dựa trên cơ sở pháp luật, mọi cơ quan, nhân viên nhà nước

phải triệt để tôn trọng pháp luật khi thực thi công vụ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật.

1.3 Phân loại cơ quan Nhà nước

Trong bộ máy nhà nước có rất nhiều loại cơ quan nhà nước khác nhau.Mỗi cách phân loại cơ quan nhà nước có những giá trị riêng nhất định của nó vì mỗi cơ quan nhà nước có những chức năng riêng nhất định Việc

phân loại cơ quan nhà nước cho dù theo tiêu chí nào đi chăng nữa cũng không

vì thé mà làm thay đổi địa vị pháp lý của chính co quan đó trong nac thang quyền lực nhà nước Mà địa vị pháp lý cũa cơ quan nha nước phụ thuộc vào việc xác định nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng cũa chính cơ quan đó.

Có các tiêu chí, căn cứ phân loại cơ quan nhà nước cơ bản như sau:

a Căn cứ vào tính chất, chức nang,tham quyền: Chia làm 5 loại cơ quan:

- Cơ quan đại diện quyền lực nhà nước : Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp Đây là hệ thống cơ quan được nhân dân trực tiếp trao quyên, thay mặt nhân dân dé thực hiện quyền lực nhà nước.

Trang 18

- Co quan chấp hành ( cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước): Chính phủ, các cơ quan hành chính ở địa phương Đây là hệ thống cơ quan có bộ máy lớn nhất.

- Co quan xét xử: Tòa án nhân dân các cấp và tòa án quân sự các cấp - Co quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân các cấp và viện kiểm sát

quân sự các cấp.

- Nguyên thủ quốc gia (chủ tịch nước): Người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước về đối nội, đối ngoại Chủ tịch nước có thâm quyên trong cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Tuy nhiên, với cách phân loại các cơ quan nhà nước dựa vào tiêu chí

trên không có nghĩa rằng chỉ có Quốc hội, Hội đồng nhân dân mới có tính quyên lực nhà nước mà tat cả các cơ quan trên trong hoạt động của mình, khi thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định theo quy định pháp luật đều mang tính quyên lực nhà nước.

b Căn cứ vào phạm vi thắm quyền theo lãnh thé: Có hai nhóm co

quan sau:

Cơ quan nhà nước ở trung ương: Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao Đây là những cơ quan có phạm vi hoạt động bao trùm lên toàn bộ lãnh thô và văn bản do những cơ quan này ban hành có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc, văn bản của cơ quan nhà nước ở địa phương không được trai với văn bản của co quan nhà

nước ở trung ương, nếu trái thì nó có thê bị đình chỉ thi hành hoặc bị bãi bỏ Cơ quan nhà nước ở địa phương: Hội đồng nhân dân, tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân địa phương Những cơ quan này hoạt động bị giới

hạn bởi địa giới hành chính, văn bản ban hành chỉ có hiệu lực trong phạm viđịa phương.

Trang 19

Y nghĩa thực tiễn của việc phân chia theo căn cứ này:

Để xác định giới hạn thẩm quyền của cơ quan nha nước Nếu van dé liên quan có ý nghĩa chung đối với toàn quốc thì thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nhà nước ở trung ương Ở địa phương thì thuộc thâm quyền quyết định của cơ quan nhà nước cấp tỉnh.

c Căn cứ vào chế độ (nguyên tắc) làm việc, gồm:

Cơ quan nhà nước làm việc theo (nguyên tắc) chế độ tập thể, tức là mọi

việc đều được bàn bạc tập thê và quyết định theo đa số: Quốc hội, hội đồng nhân dân, tòa án.

Cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ thủ trưởng: Thủ trưởng quyết định và chịu trách nhiệm cá nhân: Chủ tịch nước, Bộ, viện kiểm sát nhân dân,

cơ quan thuộc chính phủ, sở, phòng.

Cơ quan nhà nước hoạt động dựa trên nguyên tắc kết hợp cả chế độ tập thể và chế độ thủ trưởng một người: Chính phủ và các bộ ban ngành (tập thể và người đứng dau).

1.4 Giới thiệu Hiến pháp Cộng hóa dân chủ nhân dân Lào năm 1991 sửa đối bé sung năm 2003

Hiến pháp Lào là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Hiến pháp Lào năm 1991 được thông qua ngày 14/8/1991 tại kỳ hop thứ 6 Hội đồng Nhân dân Tối cao khóa 2.Hién pháp gồm 10 điều và 80 chuong.Hién pháp Lào tuyên bố ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào quyền lực thuộc về người dân, trong đó công nhân,nông dânvà trí thức là nòng cốt.

Việc thông qua Hiến pháp sau 16 năm thành lập nước CHDCND Lào là 1 thời gian dai so với các nước khác thuộc Đông Dương trong việc bắt đầu quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội (Việt Nam thông qua Hiến pháp sửa đổi năm 1980, Cộng hòa Nhân dân Campuchia năm 1981 sau khi lật đô chế độ Khmer

Trang 20

đỏ 2 năm) Lý do chậm trễ trong việc ban hành Hiến pháp không được đưa ra Theo một số nguồn phương Tây việc chậm trễ do bất đồng về các vấn đề khái niệm chính tri cơ bản trong Bộ Chính tri Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.

Ủy ban soạn thảo Hiến pháp được thành lập gồm 15 người do Ủy viên Bộ Chính trị Sisomphone Lovansai đứng đầu vào ngày 22/5/1984 Và vào tháng 4/1990 sau khi được sự chấp thuận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, bản dự thảo Hiến pháp được công bố Theo chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 30/4/1990 dự thảo Hiến pháp được phép thảo luận trong công chúng Thảo luận về dự thảo hiến pháp được tô chức trong các tô chức Đảng, người lao động và người dân thường là tổ chức công khai.

Đồng thời trong quá trình soạn thảo Hiến pháp, một nhóm người khoảng 40 người (đa phần là quan chức chính phủ và trí thức) kêu gọi xóa bỏ sự độc đảng và thành lập hệ thống đa đảng.Một thành viên của nhóm này là trợ lý của Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ đã gọi nhà nước Lào là chế độ

quân chủ cộng sản và thúc giục Thủ tướng Kaysone từ chức.

Những lời chỉ trích cũng được ghi nhận tại các tô chức sinh viên tại hải ngoại: Paris, Prague và Warsaw, một số sinh viên học tập tại nước ngoài đã biểu tình kêu goi su tự do bầu cử tại Lào.

Cuối tháng 10/1990 Chính phủ bắt đầu rạn nứt, sử dụng các biện pháp kiềm chế người biểu tình Trong đó có các cuộc bắt giữ nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và thành viên của Bộ Tư pháp, đã bị kết án tù.

Trong các cuộc thảo luận về dự thảo Hiến pháp, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã chứng minh sẽ không đi theo con đường cải cách chính trị của

Đông Âu và Liên Xô mà tập trung vào mô hình chính trị của Việt Nam và Trung Quốc Hiến pháp được thông qua ngày 14/8/199.

Hiến pháp năm 1991 của Lào chứa nhiều yếu tố của cuộc cách mạng

trước đó, cởi mở trong việc tự do kinh tê và chính tri, cũng như việc thay đôi

Trang 21

chính sách đối ngoại theo hướng mở rộng các quan hệ đối ngoại không phan biệt chế độ chính trị, các nguyên tắc chung sống hòa bình được tuân thủ Hiến pháp quy định các chức năng cụ thể của hệ thống chính trị và các quy định quyền hạn của công dân.

Các Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh và huyện được bãi bỏ vì "không cần thiết", để phù hợp với bộ máy nhà nước và với nhu cầu xây dựng phát triển theo "các điều kiện thực tế của đất nước" Đứng đầu các đơn vị hành pháp của địa phương là Thống đốc,Thị trưởng, Tỉnh trưởng "quan lý các khu vực và địa phương mà không can bat kỳ sự trợ giúp của các cơ quan dân bau" Vai trò lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong đất nước được minh chứng băng Bộ Chính trị.Các thành viên Bộ Chính trị nằm hầu hết các chức vụ chủ chốt lãnh đạo chi phối quốc gia.

Ngay tại điều đầu tiên cụm từ "các bộ tộc Lào" được xuất hiện và được nhắc tới nhiều lần trong Hiến pháp, một nỗ lực thống nhất và đoàn kết các sắc tộc của Đảng và Nhà nước Các thành phần nòng cốt là nông dân, công nhân và trí thức.Lời mở đầu kỷ niệm cuộc cách mạng thực hiện trong 60 năm dưới sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Vai trò lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào được khẳng định

mặc dù quyền hạn và nhiệm vụ của Đảng gần như không có trong Hiến pháp.Điều 3 Chương I - Chế độ Chính trị quy định: "Quyên làm chủ nhà nước của nhân dân các bộ tộc Lào được bảo đảm và thực hiện thông qua chế độ chính tri với hạt nhân lãnh đạo là Đảng Nhân dân Cách mang Lao".

Hiến pháp của Lào không nhắc tới việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, hay là quốc gia cộng sản Điều 2 của Hiến pháp quy định: "Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là nhà nước dân chủ nhân dân".

Điều 7 của Hiến pháp xác định: Mặt trận Lào Xây dựng Dat nước, Liên

đoàn các tô chức công đoàn, Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng, và Liên

Trang 22

hiệp các hội phụ nữ "đoàn kết và vận động nhân dan" Nhiệm vụ của Mặt trận Lào xây dựng đất nước là huy động sự giúp đỡ chính trị và nâng cao ý thức chính trị cho các mục tiêu của đảng giữa các tổ chức khác nhau, các nhóm dân tộc, tầng lớp xã hội trong xã hội Các tổ chức đoàn thể khác được phân công để theo đuổi các mục tiêu nay trong các quan thé mục tiêu của họ trong công nhân, thanh niên và phụ nữ.

Hiến pháp tuyên bố rằng nhà nước sẽ tôn trọng "nguyên tắc bình đăng giữa các bộ tộc Lao", bảo vệ "thuần phong mỹ tục và văn hóa" Hơn nữa, nhà nước cam kết sẽ nâng cao đời sống "kinh tế xã hội của tất cả các nhóm dân tộc".

Về tôn giáo, nhà nước "tôn trọng và bảo vệ tất cả các hoạt động hợp

pháp của các Phật tử và những người theo tôn giáo khác "Các nhà sư Phật

giáo và các giáo sĩ khác được nhà nước khuyến khích "tham gia vào các hoạt động có lợi cho đất nước",

Hiến pháp gồm 10 chương, Chương I chế độ chính trị, Chương II Cơ cau kinh tế-xã hội, Chương III - Quyền và nghĩa vụ của công dân, Chương IV Chức năng và quyền hạn Quốc hội, Chương V - Quyền hạn và nhiệm vụ của Chủ tịch nước, Chương VI - Quyền hạn và trách nhiệm của chính phủ, Chương VII - chính quyền địa phương, Chương VIII - hệ thống tư pháp, Chương IX - ngôn ngữ, chữ viết, và các biểu tượng quốc gia, Chương X - sửa đổi Hiến pháp (phải có sự chấp thuận của 2/3 thành viên Quốc hội).

Ngày 6/5/2003, Hiến pháp Lào đã được sửa đổi và thông qua gồm 98 điều và 11 chương Bản Hiến pháp mới đã đạt được các mục đích, yêu cầu đặt ra là thể chế hóa những đường lối, chính sách lớn của Dang; ghi nhận những thành tựu của những năm đổi mới; xứng tầm một bản Hiến pháp mang tính ổn định, lâu dài Những sửa đổi, bổ sung trong Hiến pháp mới rất căn ban, sâu sắc, khăng định con đường đất nước Lào đang đi theo là đúng, được nâng lên tâm cao hơn, tạo điêu kiện cho bước phát triên mới của đât nước.

Trang 23

Những điểm mới của Hiến pháp năm 2003 so với Hiến pháp nam1991

Một số điểm mới của Hiến pháp Lào năm 2003 so với Hiến pháp Lao năm 1991 về bộ máy nhà nước, như: Hiến pháp đã đổi tên Quốc hội tối cao thành Quốc Hội, đổi tên Hội đồng chính phủ thành Chính phủ, đổi tên cơ quan công tô thành Viện kiểm sát nhân dân Nếu như Hiến pháp năm 1991 quy định Hội đồng nhân dân được thành lập ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã thì theo Hiến pháp năm 2003 Hội đồng nhân dân chỉ được thành lập ở cấp tinh Hiến pháp năm 2003 cũng đã khang định rõ hơn về việc các co quan xét xử và bảo vệ pháp luật như: Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân không thuộc Bộ tư pháp như giai đoạn trước Những người đứng dau cơ quan tư pháp là do Quốc hội bầu còn ở địa phương là do người đứng đầu cơ quan tư pháp tối cao bồ nhiệm và bãi nhiệm khi thực thi nhiệm vụ, các cơ quan tư pháp hoạt động một cách độc lập Bên cạnh đó Hiến pháp năm 2003 đã thêm một chương về “bảo vệ Quôc phòng an ninh”.

Trang 24

CHƯƠNG 2:

CƠ CAU TO CHỨC CUA BO MAY NHÀ NƯỚC CHDCND LAO THEO HIEN PHAP NAM 2003

2.1 Quốc hội nước CHDCND Lào

Quốc hội nước CHDCND Lào đã chính thức đã ra đời vào ngày 20 tháng 12 năm 1992, gồm có 85 đại biểu trong đó có 8 đại biểu nữ, có một Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch, 8 ủy viên Thường vu và 6 ủy ban: Ủy ban thư ký, Ủy ban kinh tế và kế hoạch tài chính, ủy ban pháp luật, Ủy ban văn hóa-xã hội, Ủy ban dân tộc và ủy ban đối ngoại, đồng thời còn có Văn phòng giúp việc Quốc hội.

Điều 52 Hiến pháp 2003 xác định rõ: Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, là cơ quan có quyền lập hiến, lập pháp, có quyền giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

Ngày 21 tháng 12 năm 1997, Quốc hội khóa IV được bau ra gồm có 99 đại biểu, trong đó có 21 đại biểu nữ, có 1 Chủ tịch, 3 Phó Chủ tịch (1 nữ) 7 ủy viên thường vụ có 6 ủy ban như Quốc hội khóa III, nhưng bỏ ủy ban thư ký và thành lập thêm ủy ban quốc phòng, an ninh.

Quốc hội khóa V được bầu vào ngày 24 tháng 4 năm 2002 gồm có 109 đại biểu, trong đó có25 đại biểu nữ, 1 Chủ tịch, có 1 Phó Chủ tịch, 7 ủy viên Thường vụ và có 6 ủy ban: Uỷ ban pháp luật, Ủy ban kinh tế - kế hoạch và tài chính, Ủy ban văn hóa xã hội, Ủy ban dân tộc, Ủy ban đối ngoại và Ủy ban quốc phòng, an ninh Quốc hội tiếp tục thực hiện vị trí vai trò của mình trên cơ sở Hiến pháp (1991), Hiến pháp sửa đổi năm 2003, Luật về Quốc hội năm 1993, Luật về Quốc hội sửa đổi năm 2003 và Luật bau cử đại biểu Quốc hội năm 1997, phát huy những thành quả đạt được của Quốc hội các khóa trước.

Trang 25

Quốc hội khóa V đã có những đổi mới đáng kẻ, tiến hành tương đối đồng bộ, khan trương và có hiệu quả trên quy mô rộng lớn trong nhiệm vu và quyền hạn của mình.

2.1.1 Vị trí, tính chất của Quốc hội

Điều 52 Hiến pháp năm 2003 của Lào quy định: Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đồng thời là cơ quan lập hiến, lập pháp, có quyền quyết định còn vấn đề quan trọng nhất của đất nước, có quyền kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan hành pháp và tư pháp.

Tĩnh đại diện nhán dán của Quốc hội

Bộ máy nhà nước CHDCND Lào bao gồm nhiều cơ quan, nhưng mỗi cơ quan có chức năng, nhiệm vụ khác nhau.Quốc hội là cơ quan Nhà nước được nhân dân giao nhiệm vụ thay mặt nhân dân quyết định và thực hiện quyền lực thống nhất trong cả nước Với tư cách là co quan đại diện cao nhất của nhân dân, tính dại diện của Quốc hội được thể hiện rõ ở các mặt:

- Về cách thức thành lập: Quốc hội là cơ quan Nhà nước duy nhất do nhân dân cả nước bầu ra và chịu sự kiểm tra giám sát của nhân dân Bầu cử đại biểu Quốc hội là kết quả lựa chọn thống nhất của nhân dân cả nước.Nhân dân có quyền đề nghị bãi nhiệm các thành viên của Quốc hội nếu thấy răng không xứng đáng với tư cách đại biéu của nhân dân.Mọi sự hoạt động của Quốc hội và các thành viên cảu Quốc hội đều phải tôn trọng ý kiến của nhân dân, xuất phát từ nhân dân dé phục vụ lợi ích cho nhân dân.

Sau khi kết thúc mỗi kỳ họp, Quốc hội cũng như các thành viên Quốc

hội phải tô chức triển khai thực hiện các nghị quyết của các kỳ họp tại địa

phương một cách thống nhất và gắn liền với quy trình xây dựng các cơ sở chính trị, quy trình xây dựng và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân

dân, xây dựng gia đình gương mau có cuộc sông âm no hạnh phúc, cùng nhay

Trang 26

lao động sản xuất, duy trì an ninh và trật tự tại địa phương, tổ chức các cuộc

họp dé thỏa thuận với nhân dân về các van đề quan trọng chủ yếu của nhân dân đó là công ăn việc làm của nhân dân và việc phát triển địa phương, đồng thời đưa ý kiến nguyện vọng của nhân dân lên phản ánh Đảng ủy, ủy ban hành chính địa phương và trong các cuộc họp của Quốc hội dé Quốc hội đề ra những biện pháp xử lý, giải quyết một cách kịp thời.

Các đại biểu Quốc hội nghiên cứu và xem xét xử lý các kiến nghị của nhân dân, đồng thời hướng dẫn tuyên truyền, giáo dục nhân dân tôn trọng thực hiện pháp luật.

- Về cơ cau thành phan đại biểu: Quốc hội gồm các đại biểu đại diện cho các tang lớp nhân dân, cho các vùng lãnh thổ Quốc hội là sự thé hiện rõ nhất khối đại đoàn kết dân tộc, đại diện cho trí tuệ của đất nước.

- Về chức năng, nhiệm vụ: Quốc hội có chức năng và nhiệm vụ phục vụ cho lợi ích chung của nhân dân và dân tộc, nói lên tiếng nói của nhân dân, thé hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước.

Ở Lào, chỉ có Quốc hội mới có đủ thầm quyền quyết định những van dé thuộc chủ quyền quốc gia, các van dé trọng đại của đất nước.

Tỉnh quyên lực Nhà nước cao nhất của Quốc hội, thể hiện:

Hiến pháp năm 1991, sửa đổi, bổ sung năm 2003 quy định: Quốc hội nhân danh là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất có quyền quyết định các vấn đề quan trong của đất nước Bắt nguồn từ quyền lực nhân dân, vì lợi ích của các

bộ tộc Lào, Quốc hội có quyền quyết định các vẫn đề cốt lõi của đất nước

Điều đó có nghĩa là nguời chủ của quyền lực Nhà nước là nhân dân.Quốc hội là cơ quan Nhà nước cao nhất thực hiện quyền lực của nhân dân Chỉ có Quốc hội mới có quyền biến ý chí của nhân dân thành ý chí của Nhà nước, thành luật, thành các quy định chung mang tính chất bắt buộc, tính

cưỡng chê nhà nước đôi với mọi tâng lớp dân cư trong xã hội.

Trang 27

Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp Các co quan nhà nước do Quốc hội bầu ra, tổ chức và hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ do Hiến pháp quy định, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội Quốc hội giám sát toàn bộ hoạt động của bộ máy Nhà nước.

2.1.2 Chức năng, quyên han

Quốc hội là cơ quan đại điện cao nhất của nhân dân, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đồng thời là cơ quan lập hiến, lập pháp, có quyền quyết định vấn đề quan trọng nhất của đất nước (Điều 52 Hiến pháp của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) Bắt nguồn từ quyền lực của nhân dân, vì lợi ích của các bộ tộc lào, Quốc hội có quyền quyết định các van dé cốt lõi của đất nước như: Xem xét và quyết định thông qua dự án phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách hàng năm hoặc kế hoạch dài hạn, xem xét và quyết định các vẫn đề cải cách hoàn thiện bộ máy tô chức của Nhà nước và bố nhiệm hoặc miễn nhiệm các chức vụ cao nhất của nhà nước như: Chủ tịch nước, Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, xem xét và quyết định những vấn đề liên quan đến vận mệnh của quốc gia chăng hạn như: Quyết định việc phê chuẩn hoặc bãi bỏ hiệp ước, hiệp định mà chính phủ đã ký kết với nước ngoài, quyết định về vấn đề chiến tranh hoặc hòa bình và những vấn dé khác đã được quy định trong Hiến pháp và luật tổ chức Quốc hội.

Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyên lập hiến, lập pháp.

Chỉ có Quốc hội mới có quyền và nhiệm vụ xem xét việc sửa đôi, thông qua Hiến pháp cũng như việc xem xét thông qua và hủy bỏ luật.

Thực hiện quyền lực nhà nước cao nhất do nhân dân trao cho, Quốc hội thực hiện quyên lập hiến và lập pháp Tuy nhiên, quyền lập hiến và lập pháp của Quốc hội chỉ có ý nghĩa khi các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước phải được ban hành trên cơ sở căn cứ vào quy định của Hiến pháp và các đạo luật, đồng thời không được trái với các quy định của Hiến pháp và

Trang 28

các đạo luật Việc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật sẽ bảo đảm trật tự, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật, bảo đảm cho mỗi quy phạm pháp luật đều được xuất phát từ ý chí của Quốc hội, cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân và như vậy sẽ bảo đảm được các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân tránh trường hợp mỗi địa phương, mỗi ngành ban hành mỗi loại văn bản khác nhau, không phù hợp với các điêu luật, đối lập với lợi ích chung của cả nước.

Một hệ thống pháp luật hợp hiến, hợp pháp và thống nhất, trong đó các văn bản pháp luật không có sự chồng chéo, mâu thuẫn nhau các quy định trong mỗi văn bản pháp luật đều rõ ràng, chính xác, sẽ bảo đảm cho việc nhận thức và thực hiện pháp luật được nghiêm chỉnh và thống nhất trên toàn quốc Một hệ thống pháp luật không đồng bộ, mâu thuẫn nhau trong các văn bản pháp luật sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện pháp luật của công dân và việc áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước có thâm quyền Tuy nhiên, việc đảm bao tính thống nhất của hệ thống pháp luật không có nghĩa là các văn ban của các cơ quan nhà nước ở các địa phương đều phải như nhau, không tính đến hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của mỗi địa phương các địa phương có thê ban hành các văn bản phù hợp với hoàn cảnh điều kiện ở mỗi địa phương nhưng phải trên cơ sở quy định của các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và không được trái với chúng, việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật là điều kiện quan trọng dé bảo đảm pháp chế XHCN, trật tự pháp luật, bao đảm công bang và 6n định xã hội trong toàn quốc.

Quốc hội có quyền ban hành luật, bộ luật cũng có nghĩa là luật hoặc bộ luật do Quốc hội ban hành phải bảo đảm phù hợp với Hiến pháp cả về nội dung và hình thức Đề bảo đảm cho Quốc hội có một dự án luật, bộ luật tương đối hoàn chỉnh trước khi thông qua thì các cơ quan hữu quan phải tuân thủ đầy đủ quy trình từ xây dựng chính sách, soạn thảo, thâm định, trình thâm tra cho ý kiến và chỉnh lý hoàn thiện dự thảo trước khi thông qua.

Trang 29

Luật, pháp lệnh ở CHDCND Lào được giao cho nhiều cơ quan khác nhau soạn thảo và được thể hiện theo nhiều cách, quan niệm và chuẩn mực kỹ

thuật cũng khác nhau, Bộ Tư pháp là cơ quan được giao chủ trì soạn thảo một

số dự luật thuộc lĩnh vực tư pháp, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đồng thời được giao thâm định các văn bản do các Bộ, ngành khác chủ trì

soạn thảo Tuy nhiên, mặc dù đã có Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ

thâm định các dự án luật, pháp lệnh do các Bộ, ngành dự thảo để Chính phủ xem xét, quyết định về các nội dung của dự án trước khi trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua nhưng xu hướng chung thì Bộ, ngành nào được giao soạn thảo văn bản thuộc lĩnh vực của mình cũng đều có xu hướng cục bộ, muốn bảo vệ lợi ích của Bộ, ngành mình Vì thế, cần phải có một cơ quan của Quốc hội thực hiện việc thầm tra hoặc tham gia thấm tra để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống Chức năng này theo quy định của pháp luật, Quốc hội giao cho Uỷ ban pháp luật.

Khác với ở một số nước tư bản có sự phân biệt giữa quốc hội lập hiến và quốc hội lập pháp và giữa chúng có sự độc lập với nhau còn ở Lào quyền lập hiến và lập pháp đều thuộc về Quốc hội Quốc hội có quyền làm hiến pháp thì cũng có quyền sửa đồi hiến pháp, Quốc hội có quyền làm luật thì cũng có quyền sửa đồi luật.

Đến nay Quốc hội đã xem xét và thông qua hơn 50 văn bản luật trong đó gồm có luật về các lĩnh vực tô chức bộ máy nhà nước, lĩnh vực hành chính, tư pháp, kinh tế và văn hóa — xã hội.

Quốc hội có chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất Quốc hội có quyền quyết định những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội những vẫn đề “ quốc kế dân sinh”

những vân đê về đôi nội đôi ngoại và vân đê quôc phòng an ninh của đât nước.

Trang 30

Quốc hội quyết định những vẫn đề hệ trọng đối với vận mệnh của đất nước như quyết định van dé chiến tranh, hoà bình Quy dinh tình trạng khan cấp quy định những chính sách dân tộc, tôn giáo, phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế do chủ tịch nước trực tiếp ký, phê chuan hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế khác hoặc gia nhập theo đề nghị cua chủ tịch nước

Quốc hội có chức năng quy định những nguyên tắc chủ yếu về tô chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Quốc hội đóng vai trò đặc biệt quan trong trong việc xây dựng, củng cô và phát triển bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương Bộ máy từ trung ương đến dia phương, từ các cơ quan quyên lực nha nươc đến các cơ quan quản lý nhà nước, từ co quan xét xử đến cơ quan kiểm sát được tổ chức theo mô hình nào, nguyên tắc tô chức hoạt động ra sao đều do quốc hội xem xét lựa chọn,quyết định tại kỳ họp của mình và được thé hiện trong hiến pháp, luật tổ chức quốc hội, luật tổ chức chính phủ, luật tổ chức toà án nhân dân, luật tổ chức viên kiểm sát nhân dân, luật tô chức hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân.

Ngoài việc quy định chung về luật tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước Quốc hội còn bầu miễn nhiễm, bãi nhiễm các chức danh quan

trọng của nhà nước như chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ, chánh án toà án

nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, phê chuẩn dé nghị của chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ về việc bố nhiệm, miễn nhiễm, cách chức các chức danh khác như bộ trưởng Quốc hội quyết định thành

lập, bãi bỏ các bộ, cơ quan ngang bộ của chính phủ, thành lập mới, nhập chia,

điều chỉnh địa giới hành chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thành lập,giải tán các đơn vị hành chinh — kinh tế đặc biệt.

Chức năng giám sát tối cao của Quốc hội đối với toàn bộ hoạt động của

bộ máy nhà nước.

Trang 31

Theo chức năng nhiệm vụ của mình giám sát việc thực hiện hién phap va pháp luật do nhiều co quan nhà nước tiễn hành như hội đồng nhân dân, viện kiểm sát nhân dân nhưng sự giám sát của quốc hôi là sự giám sát cao nhất( giám sát tối cao) Quốc hội thực hiện chức năng này nhằm đảm bảo cho những quy định của hiển pháp và pháp luật được thi hành triệt để, nghiêm minh và thống nhất Quốc hội giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo cho các cơ quan này hoàn thành nhiệm vụ quyền hạn đã được quy định, làm cho bộ máy nhà nước hoạt động một cách nhịp nhàng, có hiệu qua không chồng chéo,chống các biểu hiện tham nhũng, quan liêu, hách dịch cửa quyên.

Quốc hội thực hiện chức năng giám sát thông qua việc xem xét báo cáo của chính phủ, toà án nhân dân tôi cao, viên kiểm sát nhân dan tối cao; thông qua hội đồng dân tộc, các uỷ ban của Quốc hội và hoạt động của bản thân các đại biéu Quốc hội, đặc biệt là hoạt động chat van tại các kỳ họp của Quốc hội.

Quốc hội là cơ quan theo dõi kiểm tra tô chức bộ máy nhà nước, lĩnh vực hoạt động của các cơ quan hành chính và cơ quan tư pháp.

Với tư các là cơ quan theo dõi kiểm tra việc hoạt động của các cơ quan hành chính, các cơ quan tư pháp, hoạt động của Quốc hội được thê hiện như sau:

Thứ nhất, kiêm tra việc hoạt động của cơ quan hành chính trong việc tô chức thực hiện phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách hàng năm đã được thông qua để phục vụ quyên và lợi ích của nhân dân Ngoài những công việc trên ủy ban của Quốc hội tổ chức họp để nghe báo cáo của các bộ, các ngành về việc tô chức thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước Quốc hội cho ý kiếm chấn chỉnh các mặt hoạt động của các bộ các ngành các cấp.

Tht hai, nghe báo cáo định ky của chính phủ trong các ly họp Quốc hội và trong thời gian không họp thì cính phủ báo cáo cho Ủy ban thường vụ

Thứ hai, bên cạnh việc kiểm tra giám sát các cơ quan hành chính Nha nước, quôc hội còn theo dõi kiêm tra giám sát sự hoạt động của các cơ quan

Trang 32

tư pháp Các cơ quan tư pháp phải thường xuyên báo cáo phản ánh cho UBTVQH sau đó báo cáp trông các cuộc họp của Quốc hội về việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật trong việc điều tra truy tố xét xử và thi hành án.

Các hoạt động đối ngoại của Quốc hội:

Trong lĩnh vực đối ngoại, Quốc hội Lào thực hiện theo đường lối chính

sách của Đảng nhân dân cách mạng Lào dé tăng cường quan hệ hop tác với cộng đồng Quốc tẾ, các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước láng giếng ngày càng mở rộng.

Quốc hội đã tăng cường quan hệ hợp tác đặc biệt với Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam với sự thiết lập và tăng cường quan hệ hợp tác trao đôi rút kinh nghiệm về nhiều mặt trong lĩnh vực Quốc hội.

Ngoài ra Quốc hội còn quan hệ hợp tác đặc biệt với Quốc hội nước Cộng hòa Trung Quốc, CHDC Triều Tiên, Cu Ba, tăng cường mối quan hệ hữu nghị vé sự hợp tác với Nghị viện của các nước Châu Âu.

Bên cạnh đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét phê chuẩn các hiệp định và hiệp ước mà Chính phủ nước CHDCND Lào đã ký kết với các nước ngoài Ngoài ra còn quan tâm đến việc hướng dẫn thực hiện các dự án UNDP/NORAD để tăng cường khả năng Quốc hội chủ yếu về mặt nâng cao trình độ khả năng kiến thức cuả Văn phòng Quốc hội, huấn luyện đào tạo tiếng nước ngoài, báo chí và thư viện cũng như sự đóng góp về mặt vật chất và tinh thần để phục vụ cho văn phòng của các thành viên Quốc hội tại địa phương Hoạt dong đối ngoại của Quốc hội trong thời gian qua đã làm cho mỗi quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm giữa Quốc hội lào với Nghị viện quốc tế và các khu vực cũng như các nước láng giềng đã có bước phát triển mới tạo cơ hội cho Quốc hội Lào có thể hội nhập và học hỏi kinh nghiệm của Quốc hội (nghị viện) các nước trên thế giới và nhận được sự giúp đỡ từ nước ngoài nhiều hơn, góp phần nâng cao vai trò của đất nước Lào trên trường

quôc tê.

Trang 33

Trong việc thực hiện chức năng, quyền hạn của Quốc hội, thì thực chất là sự thực hiện quyền hạn và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật, chức năng và quyền hạn của Quốc hội được quy định cụ thể theo Điều 53 Hiến pháp Lào năm 1991 sửa đồi và bổ sung năm 2003, như sau:

1 Dé chuẩn bị, thông qua hoặc sửa đổi Hiến pháp; 2 Xem xét, thông qua, sửa đôi hoặc bãi bỏpháp luật;

3 Xem xét và thông qua việc xác định, sửa đôi hoặc bãi bỏ các loại thuế và thuế má;

4 Xem xét và thông qua kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế-xã hội

và ngân sách nhà nước

5 Bầu hoặc cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

6 Bầu hoặc cách chức Chủ tịch và Phó Chủ tịch của Nhà nước trên cơ sở đề nghị của Uy ban thường vụ Quốc hội;

7 Xem xét và phê duyệt đề xuất bô nhiệm hoặc cách chức Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch nước, và để xem xét và phê duyệt cơ cau tô chức của Chính phủ và việc bồ nhiệm, chuyên nhượng hoặc cách chức các thành viên chính phủ theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ;

8 Bầu hoặc cách chức Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao dựa trên đề nghị của Chủ tịch nước;

9, Quyết định về việc thành lập, giải thể của các Bộ, các cơ quan

ngang Bộ, cơ quan cấp tỉnh và thành phó, và dé xác định ranh giới của tinh, thành phố trên cơ sở đề nghị của Thủ tướng Chính phủ;

10 Quyết định về việc sự ân xá;

11 Quyết định về việc phê chuẩn hoặc bãi bỏ Điều ước quốc tế và các

thỏa thuận đã ký với nước ngoài theo quy định của pháp luật; 12 Quyết định về các vấn đề chiến tranh hay hòa bình;

Trang 34

13 Giám sát việc chấp hành và thực hiện Hiến pháp và pháp luật;

14 Thực hiện các quyền đó và thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định

của pháp luật.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Quốc hội nưóc CHDCND Lào

Theo quy định của Hiến pháp Lào và theo Điều 16 Luật tổ chức Quốc hội CHDCND Lào năm 2010 thì cơ cấu tô chức của Quốc hội bao gồm:

- Chủ tịch Quốc hội - Phó chủ tịch Quốc hội - Ủy ban thường vụ Quốc hội - Các ủy ban của Quốc hội.

- đoàn đại biểu Quốc hội tại khu vực bầu cử - Đại biểu Quốc hội.

- Văn phòng Quốc hội.

2.1.3.1 Các thành viên của Quốc hội

Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân Do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc quy định trong luật bầu cử Quốc hội Có nhiệm kỳ tương đương với nhiệm kỳ của Quốc hội.

Thành viên của Quốc hội có quyền và nhiệm vụ như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu, học hỏi nắm chắc việc thực hiện, chủ trương, đường lỗi của Đảng, thực hiện pháp luật của Nhà nước bà nghị quyết của Quốc hội.

Thứ hai, tuyên truyền và triển khai các chính sách của Dang va Nha nước, động viên quân chúng nhân dân tham gia tích cực vào việc quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Thứ ba, tham dự các cuộc họp cua Quốc hội, có quyền phát biểu ý kiến và bỏ phiếu biểu quyết một cách công bằng về các vấn đề thảo luận trong cuộc họp của Quôc hội Trong trường hợp thành viên của Quôc hội văng mặt

Trang 35

không thể tham dự cuộc họp được thì phải có sự thông báo cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội biết trước ngày mở cuộc họp của Quốc hội.

Thứ tư, tham gia vào việc củng cố, đào tạo và xây dựng các cơ sở, tiếp xúc với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân đồng thời đưa ý kiến và nguyện vọng của nhân dân trình lên Quốc hội để

xem xét.

Thứ nam, tiếp nhận các kiến nghị và khiếu nại của nhân dân đến thảo

luận với cơ quan có thâm quyền dé xem xét, xử lý, giải quyết một cách thích hợp nhất.

Thứ sáu, báo cáo về các hoạt động của mình đối với nhân dân tối thiêu là một năm 2 lần.

Thứ bay, báo cáo về mọi hoạt động thực hiện nhiệm vụ của mình trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội một cách thường xuyên.

Thứ tam, tham dự cuộc họp, hội nghị quan trọng của Dang, cơ quan

Nhà nước và tổ chức quan chúng trong lĩnh vực bau cử của mình.

Ngoài ra, các thành viên của Quốc hội còn thực hiện quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Quốc hội.

Các thành viên Quốc hội sẽ không bị truy cứu trách nhiệm, hình sự, bị bắt hoặc bị giam giữ nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian mà Quốc hội không hợp Trong trường hợp mà các thành viên Quốc hội có những hành vi vi phạm pháp luật bị bắt quả tang thì các cơ quan có quyền bắt giam giữ đó phải báo cáo ngay lập tức cho Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội biết trong thời gian Quốc hội không hop dé xem xét quyết định về việc điều tra — thẩm van Dé tạo những điều kiện thuận lợi cho các thành viên Quốc hội hoạt động, thực hiện nhiệm

vụ của mình, các đại biêu Quôc hội có Văn phòng làm việc riêng.

Trang 36

2.1.3.2 Chủ tịch Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội là người thay mặt cho Quốc hội dé chủ trì các cuộc họp của Quốc hội và Uy ban thường vụ Quốc hội và các mối quan hệ hợp tác trong đối nội và đối ngoại.

Chủ tịch Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1 Chủ tọa các phiên họp của Quốc hội,

2 Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động công việc của Quốc hội 3 Quản lý duy trì trật tự trong nội bộ Quốc hội

4 Hướng dẫn, chỉ đạo mối quan hệ hợp tác đối ngoại 5 Kýnhững văn bản đã phê duyệt trong hội nghị Quốc hội.

6 Thực hiện quyền và nhiệm vụ khác theo luật lệ quy định Chủ tịch Quốc hội kiêm chức là Chủ tịch UBTV Quốc hội.

2.1.3.3 Phó chủ tịch Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội là người giúp việc cho Chủ tịch Quốc hội, thực hiện nhiệm vụ cũng như các công việc mà Chủ tịch Quốc hội giao cho Trong trường hợp Chỉ tịch Quốc hội vắng mặt hoặc không thé thực hiện được nhiệm vụ thì một trong các Phó Chủ tịch Quốc hội phải thực hiện nhiệm vụ thay theo sự Ủy quyền của Chủ tịch Quốc hội Các phó Chủ tịch Quốc hội kiêm chức là các phó Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội.

2.1.3.4 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ủy ban thường vụ Quốc hội có cơ cấu tô chức gồm Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Quốc hội làm các Phó Chủ tịch và các Uỷ viên Số Phó Chủ tịch và số Uỷ viên do Quốc hội quyết định Thành viên Uy ban thường vụ Quốc hội không thể đồng thời là thành viên Chính phủ, làm việc theo chế độ chuyên trách.

Ủy ban thường vụ quốc hội có quyền hạn và nhiệm vụ sau: - Chủ trì và triệu tập các cuộc hợp Quôc hội

Trang 37

- Đánh giá, giải thích Hiếp pháp và pháp luật

- Hướng dẫn nhân dân về việc nâng cao ý thức tôn trọng Hiếp pháp và pháp luật.

- Đề nghị Chủ tịch nước ban hành sắc lệnh hoặc sắc luật.

- Kiểm tra giám sát hoạt động thực hiện công việc của cơ quan hành pháp và tư pháp.

- Bầu và bài nhiệm miễm nhiệm Phó Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các thâm phán của Toàn án nhân dân các cấp.

- Hướng dẫn chỉ đạo các công việc của các Ủy ban trong Quốc hội.

- Đảm bảo cho Quốc hội thực hiện nhiệm vụ và công việc theo quy định

của pháp luật.

- Tạo điều kiện cho các thành viên Quốc hội hoạt động, thực hiện nhiệm vụ của mình Thực hiện quyền và nhiệm vụ khác theo quy chế làm việc của Quốc hội.

- Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể được giao nhận trách nhiêm làm chủ nhiệm Ủy ban nào đó theo sự quyết định của hội nghị trong Quốc hội hoặc hội nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thé giao nhiệm vụ cho Phó chủ tịch hoặc ủy viên thường trực để thực hiện nhiệm vu, giải quyết công việc hang ngày của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Hội nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp ít nhất một tháng một lần do Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội triệu tập Trong trường hợp Chủ tịch Quốc hội đi văng hoặc không thể thực hiện nhiệm vụ được thi Phó chủ tịch phải là người triệu tập hội nghị.

Hội nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ được tiến hành khi có

tông sô hội viên tôi thiêu là 2/3 tham dự Các vân đê hoặc các tài liệu nêu lên

Trang 38

xem xét trong cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải được gửi tới hoặc thông báo cho ủy viên ban Thường vụ Quốc hội biết trước.

Nghị quyết hội nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ có giá trị khi được đa số ủy viên tham dự hội nghị bỏ phiếu thuận.

2.1.3.5 Các Ủy ban của Quốc hội

Các Ủy ban của Quốc hội được Quốc hội thành lập ra để giúp việc cho Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc xem xét dự thảo luật, dự thảo sắc lệnh, dự thảo sắc luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội và giúp việc

cho các hoạt động của cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.

Các Uỷ ban Quốc hội bao gồm chủ tịch, phó chủ tịch và một số thành viên của Ủy ban là thành viên Quốc hội Ngoài ra, các Ủy ban còn có thư lý và một số cnas bộ chuyên ngành thường trực.

Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc hội là người chỉ đạo công việc và hướng dẫn hội nghị, thay mặt cho Ủy ban trong việc báo cáo và trình bày công việc đối với Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong cuộc họp của Quốc hội Trong trường hop mà Chủ nhiệm Uy ban đi văng hoặc không thê thực hiện nhiệm vụ được thi Phó chủ nhiệm Uy ban thực hiện nhiệm vụ thay.

Các Ủy ban của Quốc hội bao gồm: 1.Uy ban pháp luật

2 Uỷ ban kinh tế - kế hoạch và tài chính 3 Uy ban văn hóa — xã hội

4 Ủy ban dân tộc

5 Uy ban quốc phòng — an ninh 6 Ủy ban đối ngoại

Trong trường hợp cần thiết thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể thành lập ủy ban chuyên trách dé xem xét một van dé nào đó, ủy ban chuyên trách sẽ

được giải tán sau khi thực hiện xong nhiệm vụ căn cứ theo sự việc đã giao cho.

Ngày đăng: 29/04/2024, 13:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w