”, Ngoài ra, nội dung quyền tự do đi lại và cư trú cũng được ban luận trong cácgiao sách chuyên khảo như “Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền dân sự va chínhtrICCPR.1966” hay “Một s
Trang 1HOÀNG THANH PHƯƠNG
QUYÉN TỰ DO ĐI LẠI VÀ CƯ TRÚ THEO QUY ĐỊNH CUA LUAT QUOC TE - THỰC TIEN CÁC QUOC GIA
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Moi thông tin, số liệu trong luận van là hoàn toàn chính xác, được trích dẫn day
đủ và chưa từng công bô ở đê tài nào.
Tác giả
HOÀNG THANH PHƯƠNG
Trang 3Đề hoàn thành luận văn thạc sỹ này, em đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộcủa rất nhiều người Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trongKhoa Pháp luật quốc tế, Khoa Sau đại học đã tạo điều kiện cho em học tập.nghiên cứu Em xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Toàn Thắng đã nhiệt tìnhhướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này Xin gửi lời cảm ơn đếngia đình đã nuôi dưỡng, động viên và tiếp thêm động lực dé em phan dau tronghọc tập, trong cuộc sông Cảm ơn những tình cảm mà bạn bè tại tập thé lớp Caohọc Luật quốc tế khóa 20 cũng như những bạn bè trong và ngoài trường dànhcho em trong những ngày vừa qua Tất cả những sự giúp đỡ, động viên đó lànguồn cô vũ to lớn để em tiếp tục những chặng đường sắp tới.
Trang 4LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TU VIET TAT
0901080710177 1CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE QUYEN TU DO ĐI LAI
VA CU 00127575 'ÚÕẢA 51.1.Khái niệm quyén tự do đi lại và cư tTÚ - s- s+5e+keEeE+Eerxerxererserkd 51.1.1 Quyền con người trong lĩnh vực dân sự, chính trỊ - -‹ 51.1.2 Quyén tự do di lại Va CU trl eee cccccccceeesseseesecccececesssssssseeseseeeeeeeeees 71.2 Lich sử phát triển của quyên tự do đi lại và cư trú s- 2 se: 91.2.1 Quyền tự do di lại va cư trú trong ý thức truyền thống - 91.2.2 Quyền tự do đi lai trong thời kỳ hiện đại - 2-2-5 s5s+secsez 101.2.3 Xu hướng pháp điển hóa quyền tự do đi lại và cư trú trong khoảng thờigian từ 1789 đến trước năm 1948 - - + + +keEk#EE+EEEEEEEEE2EE1EEEEerxee 131.3 Cơ sở pháp lý của quyền tự do đi lại và cư trú - s+cecs+serxzsee 161.3.1 Tuyên ngôn nhân quyên thé giới 1948 (UDHR) 5: 171.3.2 Công ước LHQ về vị thé của người ti nạn năm 1951 201.3.3 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)1966 20CHUONG 2: QUYEN TU DO DI LAI VA CU TRU TRONG QUYĐỊNH CUA PHAP LUAT QUOC TÊ 5 5 << s<s<ses<ssssesss 222.1 Quyên tự đo đi lại trong phạm vi lãnh thổ quốc gia 2-5252 22Dade Quyén tự do lựa chọn nơi CU ẦTÚ - << kkeeeeeseseeeeeeeeeee 232.3 Quyền đi khỏi một đất nước, ké cả rời khỏi đất nước mình 232.4 Quyền quay trở lại nước mình ¿- 2 2 etk£EE+E££E£EEEEE+EeEEerxererkerkd 252.5 Những hạn chế đối với quyền tự do đi lại và cư trú - s-s¿ 262.6 Cư trú chính trị và tị nạn - những vẫn đề phức tạp của quyền tự đo đi lại và
CHƯƠNG 3: PHÁP LUẬT LIEN MINH CHAU ÂU VÀ PHÁP LUẬT MOT
SỐ QUOC GIA TREN THE GIỚI VE QUYEN TU DO DI LAI VA CU TRU 33
3.1 Quy định của Liên minh Châu Au (EU) về quyền tự do đi lại va cư trú 33
Trang 5thứ ba tại EÌU << E112 2211111122531 1111119530 11111190 11g 1 kg re 38
3.2 Pháp luật của một số quốc gia về quyên tự do đi lại và cư trú 393.2.1 Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ¿- 2-5 + +k+EEE£E£EE£EEEEEEEEEEEerkrkerkrree 393.2.2 Các quốc gia khu vực Đông Nam Á ¿- ¿- x+E+EeEeEeErkered 44CHUONG 4: PHAP LUAT VIET NAM VE QUYEN TU DO DI LAI
VA CU TRU VÀ NHUNG DE XUẤT KIEN NGHỊ HOÀN THIEN 494.1 Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tự do đi lại và cư trú 494.1.1 Quyền tự do đi lại trong phạm vi lãnh thổ quốc gia - 504.1.2 Quyên tự do đi lại từ nước này sang nước khác - 2s: 524.1.3 Quyền tự do lựa chọn nơi sinh sống trong phạm vi lãnh thé quốc gia 554.2 Những tồn tại trong pháp luật Việt Nam liên quan đến quyền tự do đi lại,
cư trú và kiến nghị giải pháp hoàn thiện ¿5-2 2+SeEE£EE+EeEEeEererrerkd 564.2.1 Những tồn tại trong pháp luật Việt Nam -2- esses 564.2.2 Một số đề xuất, kiến nghị liên quan đến quyền tự do đi lại và cư trú 64KET LUAN 0257 67DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6LHQ Liên hợp quốc
ICCPR Công ước quốc tê vê các quyên dân sự và chính trị
BLC Binh luận chung
UDHR Tuyên ngôn nhân quyên thê giới
EU Liên minh châu Âu
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
USD Đô la Mỹ
NGO T6 chức phi chính phủ
Trang 7Bảo vệ các quyền tự do của con người là một thước đo đối với mức độ
văn minh của một cộng đồng, một đất nước Trên thực tế, người ta quan tâm
nhiều đến các quyền tự do hội họp, tự do lập hội, quyền tự do biểu đạt nhiều hơnquyền tự do đi lại và cư trú Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, vấn đề bảo vệquyên tự do di lại và cư trú đang ngày càng trở thành mối quan tâm lớn của cộngđồng quốc tế Có hai lý do dẫn đến điều này:
Một là, quá trình toàn câu hóa đang diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ
khiến cho việc đi lại, giao thương quốc tế ngày một nhiều và phố biến Không cómột quốc gia nào không có công dân ra nước ngoài làm việc Và cũng không cómột quốc gia nào không đón tiếp những người nước ngoài vào nước mình vớinhững mục đích khác nhau Những thuận lợi về giao thông, về tiền tệ cũng làmột trong những yếu tổ thúc day mật độ đi lại giữa các quốc gia Chính vì thé,nảy sinh nhu cầu nâng cao sự quản lý mà vẫn đảm bảo tốt quyền tự do đi lại và
cư trú, để các quốc gia không những tăng cường vị thế trên trường quốc tế vềbảo vệ quyền con người mà còn giữ gìn được bản sắc, an ninh, trật tự
Thứ hai, quyền tự do đi lại và cư trú là tiền đề để thực hiện một số quyền
tự do khác Bởi, đối với một số quyéntu do mang tính nhạy cảm như tự do hội
hop, tự do biểu đạt ý kiến, những hành động này rất có thé bị kết tội nhằm mụcđích chính trị Vì thế, việc tìm kiếm sự trú ấn tại một cộng đồng khác trước,trong và sau khi thực hiện các quyền tự do nhạy cảm này là một nhu cau có thậttrên thực tế Nhu cầu này đặt các nước trước thách thức cân nhắc giữa những lợiích ngoại giao, lợi ích chính trị, và lợi ích về bảo vệ quyền tự do đi lại và cư trú.Chính vì vậy, quyền này lại càng trở thành một vấn đề cần được xem xét nghiêm
túc trong giai đoạn hiện nay
Việt Nam không nằm ngoài xu thế chung của thế giới trong lĩnh vực bảo
vệ quyền con người nói chung và quyền tự do đi lại và cư trú của con người nóiriêng Với tư cách là thành viên của nhiều điều ước quốc tế cốt lõi về quyền conngười, Việt Nam có trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý quốc tế thúc đây, bảo vệ vàđảm bảo thực hiện các quyền con người Thực tế cho thấy, Đảng và Nhà nướcViệt Nam hoàn toàn ý thức về trách nhiệm quốc gia này Vì thế, trong thời gian
Trang 8cách khách quan, các văn bản quy phạm pháp luật này còn những thiếu sót nhấtđịnh Hơn nữa việc thực hiện những quy định này trên thực tế còn thể hiện một
số bất cập Điều này phần nào gây khó khăn cho việc đảm bảo quyền tự do đi lại
và cư trú của con người Trong bối cảnh đó, việc xác định rõ quyền tự do đi lại
và cư trú được quy định trong pháp luật quốc tế và quốc gia như thế nào có ýnghĩa cực kỳ quan trọng và mang tính cấp thiết với nhận thức rằng pháp luật làcông cụ để bảo vệ công bằng xã hội Với ý nghĩa đó, học viên mạnh dạn lựachọn đề tài “Quyền tự do đi lại và cư trú theo quy định của luật quốc tế - thựctiễn các quốc gia và Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về quyền tự do đi lại ngày càng trở nên pho biến trên cả bìnhdiện quốc tế và quốc gia Trên bình diện quốc tế, các công trình nghiên cứuthường tiếp cận quyên tự do đi lại và cư trú đưới góc độ một quyên tự do cơ bảncủa con người, nhưng chủ yếu là với một số nhóm nguol cu thé tại một số khuvực cụ thé: ví dụ tác giả Ralph Fevre có cuốn: “Di cư lao động và tự do đi lại tạiLiên minh châu Âu: ngoại lệ xã hội và phát triển kinh tế”! Có tác giả lại bàn vềmỗi quan hệ giữa quyền tự do đi lại và chủ quyền quốc gia như bài viết củaRichard Peruchoud trong cuốn “Xác lập luật di cư quốc tế” Bên cạnh đó, các cơquan của Liên Hợp Quốc (LHQ) xây dựng nhiều tài liệu hướng dẫn hoặc camnang nhằm mục đích thông tin, phục vụ công việc nghiên cứu nói chung vềquyền con người và quyên tự do đi lại và cư trú
Ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu liên quan đến quyền tự do đilại và cư trú của con người Nhưng điểm chung của những nghiên cứu nay là chỉnghiên cứu quyền tự do đi lại và cư trú của con người trong một chỉnh thénghiên cứu với các quyền dân sự và chính trị nói chung Chúng ta có thể tìmthấy các bài viết về quyền tự do đi lại và cư trú trong một số giáo trình giảng dạy
1 Ralph Fevre, Labour migration and freedom of movement in the European Union: Social Exclusion and economic development, 1998
2 Richard Peruchoud, State sovereignty and freedom of movement, trích trong cuỗn Foundations of International Migration Law, tr.123-151
Trang 9”, Ngoài ra, nội dung quyền tự do đi lại và cư trú cũng được ban luận trong các
giao
sách chuyên khảo như “Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền dân sự va chínhtr(ICCPR.1966)” hay “Một số kiến thức pháp luật về quyền con người dành chogiáo viên dạy môn Giáo dục công dân, môn Pháp luật”
Điểm chung nhất của các công trình này, theo nhận xét của học viên, làchỉ phân tích về quyền tự do đi lại và cư trú trong một chỉnh thể với các quyềndân sự và chính trị khác, chưa tập trung phân tích rõ về quyền tự do đi lại và cưtrú cũng như thực tiễn pháp luật các quốc gia về van dé này Chính vì vậy, luậnvăn “Quyền tự do đi lại và cư trú theo quy định của luật quốc tế - thực tiễncác quốc gia và Việt Nam”, tuy giới hạn về quy mô và tầm vóc, nhưng sẽ là mộtđóng góp có ý nghĩa vào việc phát triển tư liệu nghiên cứu toàn diện về van đềquyên tự do đi lại và cư trú của con người trên phương điện khoa học pháp ly
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục dich của luận van:
Mục đích của luận văn là chứng minh, so sánh quyền tự do đi lại và cư trúpháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, từ đó đưa ra các quan điểm và giảipháp thiết thực góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền tự do đi lại và
cư trú của con người cũng như các giải pháp thực thi pháp luật có hiệu quả 3.2 Nhiệm vu của luận văn
Đề đạt mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
Một là hệ thông hóa, phân tích cơ sở lý luận về quyền tự do đi lại và cư
trú của con người
Hai là phân tích và so sánh quyền tự do đi lại và cư trú của con ngườitrong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, đánh giá thực trạng pháp luật và
3 Đại học Quốc gia Hà Nội - Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (Đồng chủ biên), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyên con người, NXB Chính trị quốc gia
4 Nguyễn Thị Kim Ngân — Ths Chu Mạnh Hùng (chủ biên), Giáo trình Luật quốc tế: ding trong các Trường Đại học chuyên ngành Luật, Ngoại giao, 2010
5 Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội — Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân, Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyên dân sự và chính trị (ICCPR 1966), NXB Hồng Đức, 2012
6 Bộ Tư pháp — Vụ Pho biến, giáo dục pháp luật, Mộ số kiến thức pháp luật về quyền con người dành cho giáo viên dạy môn Giáo đục công dân, môn Pháp luật, tap 1
Trang 10Ba là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất những quan điểm,giải pháp cơ bản để hoàn thiện hệ thông pháp luật Việt Nam về quyên tự do đi
lại và cư trú và thực thi pháp luật có hiệu quả
4 Phạm vi nghiên cứu
Quyên tự do đi lại và cư trú của con người xuất hiện trong nhiều văn kiện
quốc tế, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời song, xã hội, như thương mai, di
cư Do vậy, trong khuôn khổ luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các quyđịnh pháp luật của những văn kiện quốc tế làm nền tảng cho quyền tự do đi lại
và cư trú, và chỉ nghiên cứu dưới góc độ quyền con người
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là tổng hợp, phân tích, so sánh và
liệt kê Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế đề lậpluận, chứng minh và lý giải những khía cạnh của quyền và bảo vệ quyền tự do đi
lại và cư trú.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Đề tài nghiên cứu mong muốn góp phan nâng cao nhận thức về quyền tự
do di lại và cư trú của con người tại Việt Nam, có thé dùng làm tai liệu thamkhảo cho việc giảng day và học tập Việc nghiên cứu dé tài mong muốn sẽ mở ranhững nghiên cứu tiếp theo sâu sắc, toàn diện và cụ thé hơn về van dé này
7 Kết cầu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 4 chương:
Chương 1: Trình bày những van đề lý luận về quyền tự do đi lại và cư trú của
con người.
Chương 2: Trình bày nội dung cơ bản của pháp luật quốc tế về quyền tự
do đi lại và cư trú.
Chương 3: Trình bày những quy định của pháp luật Liên minh châu Âu(EU) và một số quốc gia trên thế giới về quyền tự do đi lại và cư trú
Chương 4: Trình bày những quy định của pháp luật Việt Nam liên quan
đến quyền tự đo đi lại và cư trú Từ đó, tìm ra những điểm bất cập và kiến nghịgiải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này cũng như các giải pháp thực thipháp luật trên thực tế
Trang 11Mỗi người chúng ta, du ở bất cứ nước nào, bất cứ vùng lãnh thé nào, đềuthực hiện sự dịch chuyền, đi lại Chúng ta đi lại và cư trú để phục vụ cho nhu cầusinh hoạt, học tập, vui chơi giải trí, làm việc nhưng không may ai nhận thứcđược đó là một quyền cơ bản của con người cần được ghi nhận Chúng ta có thénhận thức rất rõ ràng một số quyền của con người như quyền tự do hội họp, tự
do ngôn luận, quyền sống, quyền được học tập nhưng lại không dành nhiềuquan tâm cho quyền tự do đi lại và cư trú Bởi quyền này là quyền rất cơ bản, có
từ khi con người sinh ra, và không gặp nhiều cản trở trên thực tế Chỉ đến khi bịgiới hạn quyền tự do đi lại và cư trú, nhiều người mới nhận thức được rằng đó làmột quyền đương nhiên của họ và đó là một quyên rất quan trọng Nếu khôngtồn tại quyền tự do đi lại và cư trú, những quyền khác của con người cũng có thé
bị xâm phạm Hơn nữa, chính trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi mà lưu thôngthương mai, hàng hóa đòi hỏi con người phải di chuyển nhiều, không chi từ khuvực này đến khu vực khác trong phạm vi lãnh thô nước mình, mà còn từ nướcnày sang nước khác, quyền tự do đi lại và cư trú lại càng thể hiện vai trò tích cựccủa mình Chính vì vậy, có được một nghiên cứu toàn diện về quyền tự do đi lại
và cư trú là điều cần thiết
Vậy quyên tự do đi lại và cư trú là gì, được ghi nhận trong những cơ sởpháp lý quốc tế và quốc gia nào, và những giải pháp nào Việt Nam cần thực hiện
dé đảm bảo quyền tự do đi lại và cư trú trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhậpkinh tế khu vực và thế giới?
1.1 Khái niệm quyền tự do đi lại và cư trú
1.1.1 Quyển con người trong lĩnh vực dân sự, chính trị
Quyên con người là một van đề khá phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnhvực như đạo đức, chính trị, pháp lý Chính vì vậy, hiện nay có rất nhiều địnhnghĩa về quyền con người, mỗi định nghĩa tiếp cận quyền con người theo nhữnggóc độ khác nhau Một định nghĩa rất phổ biến thường được trích dẫn bởi cáchọc giả theo học thuyết quyền tự nhiên: Quyển con người là những quyển cơbản, không thể tước bỏ mà một người vốn được thừa hưởng đơn giản vì họ là
Trang 12đảm pháp lý toàn cẩu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lạinhững hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm ton hại đến nhân phẩm, những sựđược phép và tự do cơ bản của con ngườÏ.
Ở Việt Nam, đã có nhiều tác phâm phân tích về quyền con người Trongtác phẩm Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, các tác giả địnhnghĩa quyền con người là những nhu cau, lợi ich tự nhiên, vốn có của con ngườiđược ghỉ nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lÿquốc tế”
Quyền con người thực sự nỗi lên như một vấn đề ở tầm quốc tế từ nhữngnăm đầu của thế kỷ XIX, cùng với cuộc đấu tranh nhằm xóa bỏ chế độ nô lệ vàbuôn bán nô lệ diễn ra rất mạnh mẽ, liên tục tới tận cuối thé kỷ đó và phong tràodau tranh đòi cải thiện điều kiện sống cho người lao động và bảo vệ nạn nhântrong các cuộc xung đột vũ trang trên thé giới
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, việc LHQ ra đời ngày 10/12/1948 vàthông qua bản Tuyên ngôn nhân quyền thé giới là một bước tiễn vượt bậc tronglĩnh vưc quyền con người Tuyên ngôn này là nền tảng cho hai công ước quốc tế
về quyền con người cùng được thông qua vào năm 1966 Một trong số đó làCông ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị
Các quyền dân sự và chính trị được gọi là “thế hệ quyền con người thứnhất” trong tương quan với “ thế hệ quyền con người thứ hai” (các quyền kinh
tế, xã hội và văn hóa) Cách gọi này xuất phát từ những đặc điểm khác nhau của
hai nhóm quyên Từ đó, các quyền dân sự và chính trị có một số đặc tính sau:'°
Một là, các quyền dân sự và chính tri chủ yếu chỉ cần thái độ thụ động của nhànước Điều này có nghĩa là nhà nước, trong hầu hết các trường hợp không cần chủđộng thực hiện các biện pháp hỗ trợ và chỉ đơn thuần kiềm chế không can thiệp vào
việc hưởng thụ các quyên dân sự, chính tri của người dan.
7 http://en.wikipedia.org/wiki/Human_rights.
8 OHCHR, Frequently Asked Questions on a Human Rights-based Approach to Development Cooperation, New York and Geneva, 2006, tr.1.
9 Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Dai hoc Quốc gia Ha Nội, tr.38.
10 Xem Scott, C (1989), The Interdependence and Permeability of Human Rights Norms: Towards a Partial Fusion of the International Covenants on Human Rights, Osgood Law Journal, Vol.27
Trang 13Ba là, do không đòi hỏi tiêu tốn nhiều nhân lực, vật lực nên các quốc gia
có thể và cần phải thực hiện ngay
Bốn là, các quyền dân sự và chính tri có nội hàm rõ ràng, thé hiện ở việc
dé dàng định lượng, đánh giá được mức độ bảo đảm các quyền
Nam là, tính rõ ràng trong nội hàm của các quyền này giúp việc phân xử cáccáo buộc vi phạm quyền rõ ràng hơn so với các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội
Sáu là, các quyền dân sự và chính trị không phản ánh sự chia rẽ về ý thức
hệ chính trị bởi giữa các quốc gia trên thé giới không tổn tại nhiều mâu thuẫn vềquan điểm đối với các quyền này
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, những nhận định trênhiện nay chỉ mang tính tương đối Theo cá nhân tác giả, những đặc điểm trênhiện nay vẫn thé hiện là những đặc điểm cơ bản của các quyền dân sự và chínhtrị trừ đặc điểm dau tiên Bởi ngày nay, bên cạnh nghĩa vụ chủ yếu là kiềm chế,không can thiệp vào việc hưởng thụ các quyền dân sự và chính trị của con người,trong nhiều trường hợp nhà nước còn phải thực hiện nghĩa vụ chủ động để đảmbảo hiện thực hóa các quyền này Nghĩa vụ chủ động đó thông thường là banhành các quy định pháp luật, thành lập các cơ chế giám sát, thực hiện giáo dục,
tuyên truyền `
1.1.2 Quyển tw do đi lại và cư trú
Quyền tự do đi lại và cư trú từ rất lâu đời đã được xếp vào nhóm quyềndân sự và chính trị Các công ước quốc tế về nhân quyền cũng như Công ướcquốc tế về các quyền dân sự và chính trị không đưa ra định nghĩa rõ ràng vềquyền này, mà chỉ chỉ ra nội hàm của quyén Về cơ bản, quyền tu do di lại và cưtru là m6t trong các quyền dan sự cua cá nhân, được ghi nhận va bao dam bởipháp luật quốc tế và pháp luật các quốc gia, bao gồm quyền tự do di lại và lựachọn nơi cư trú trong phạm vi lãnh thé quốc gia, quyên rời khỏi lãnh thổ mộtquốc gia và quyền trở về quốc gia mà cá nhân đó có quốc tịch Theo đó, có théthấy quyền tự do đi lại và cư trú được định nghĩa là bao gồm các quyền sau:
- Quyền tự đo đi lại trong phạm vi lãnh thổ quốc gia
- Quyên tự do lựa chọn nơi cư trú trong phạm vi lãnh thổ quốc gia
Trang 14Với tư cách là một trong các quyên tự do cơ bản của con người, quyền tự
do đi lại và cư trú đảm bảo các đặc điểm của quyên con người nói chung, đó là:
- Tính pho bién: Quyén tự do di lại va cu trú được áp dung cho tat cả moi
người, không phân biệt màu da, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tudi, thành phanxuất thân
- Tính đặc thù: Mặc dù như đã khang định ở trên, tất cả mọi người đềuđược hưởng quyền tự do đi lại và cư trú, nhưng do ở mỗi khu vực có hoàn cảnh
chính trị, truyền thống riêng, trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng khác nhau
nên quyên này được thực thi ở mức độ khác nhau
- Tính không thể bị tước bỏ: quyền tự đo đi lại và cư trú cần phải đượcđảm bảo tối đa, không thé tùy tiện bị tước bỏ hay hạn chế bởi một chủ thé nào,
dù đó là các cơ quan nhà nước Tất nhiên, điều này không loại trừ những trườnghợp nhất định do pháp luật quy định: ví dụ như tù nhân bị giam thì bị hạn chếquyền tự do đi lại
- Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quyền: thực hiện tốt quyền
tự do đi lại và cư trú là cơ sở dé thực hiện tốt các quyền khác Điều này được thêhiện rõ hơn trong phần sau của luận văn
Bên cạnh những đặc điểm của quyền con người nói chung, quyền tự do đilại và cư trú còn mang những đặc điểm của các quyên dân sự và chính trị:
- Thứ nhất, quyền tự do đi lại và cư trú là quyền tự do rất cơ bản của conngười, không đòi hỏi nhà nước tiêu tốn nhiều nhân lực, vật lực để đảm bảoquyền này
- Thứ hai, quyền này được các quốc gia thực hiện ngay, không cần có thờigian chuyền tiếp và chuẩn bị
- Thứ ba, chúng ta có thể đánh giá được mức độ thực hiện quyền tự do dilại và cư trú một cách rõ ràng thông qua các số liệu thống kê về số lượng ngườinước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, số lượng người nước ngoài cư trú ở Việt
Nam của các cơ quan có thấm quyền, số liệu điều tra dân số, hộ tịch
- Những vi phạm về quyền tự do đi lại và cư trú là những vi phạm dé nhận
biết, có tính chính xác nên dễ phân xử
Trang 15quyên tự do đi lại và cư trú không phản ánh sự chia rẽ về ý thức hệ chính trị giữacác quốc gia trên thé giới.
1.2 Lịch sử phát triển của quyền tự do đi lại và cư trú
1.2.1 Quyển tự do đi lại và cư trú trong ý thức truyền thong
Không phải cho đến khi các văn kiện quốc tế về quyền con người ra đời,không phải cho đến khi quyền con người trở thành mối quan tâm của nhân loạithì khái niệm tự đo đi lại và cư trú mới tồn tại Quyền này được ghi nhận từ cácvăn bản cô xưa và nó có nguồn gốc từ triết học cô đại Cho du vào thời điểm ấy,quyền tự do đi lại và cư trú được ghi nhận còn khá hạn chế, và chủ yếu gan liénVỚI quan niệm về tự do nói chung
Plato đã viết rằng: “Chúng ta tuyên bố sâu sắc với mọi công dân Athenrằng họ tự do Tức là chúng ta cho phép họ, rằng nếu đến một độ tudi nào đó vànếu họ đã nhìn thấy tương lai ở một đất nước khác, nếu họ không thích ở lại vớichúng ta, thì họ có thể đi tới bất cứ nơi nào mà họ cảm thấy thoải mái và mangtheo hàng hóa cùng với họ Không có luật nào có thé cắm đoán hay can thiệp vàohành động này Bất cứ ai không thích đất nước này, không thích dân tộc này vàmuốn di cư đến một nước thuộc địa hoặc đến một đất nước khác, có thể đi đếnbat cứ nơi nào anh ta thích mà vẫn không bị cham dứt quyền sở hữu tài sản”""
Khái niệm truyền thống về tự do đi lại được coi như đồng nhất với quyền
tự do cá nhân Mà quyên tự do cá nhân này chỉ tồn tại đối với đàn ông trưởngthành Điều này được phản ánh trong các văn bản cổ cua Epictetus - người đãmiêu tả hai chữ “tự do” như sau: “Tôi đi đến bat cứ nơi nào tôi muốn; và tôi đến
từ bat cứ nơi nào tôi muốn”!” Quả thật, nguồn gốc của thuật ngữ Hy Lap mà ông
sử dụng là “đi đến nơi nào ý chí chỉ định”, và vào thời điểm đó, nó được hiểunhư là một thuật ngữ đối nghịch với chế độ nông nô Trong thời kỳ cô xưa,những công dân Hy Lạp được tự do đi lại, giống như được miêu tả là “cả thế giới
quanh Dia Trung Hải trở thành một cái bình bi nung chảy bởi hậu quả của di cư
11 Hurst Hannum, The Right to Leave and Return in International Law and Practice (Martinus Nijhoff, 1987), tr.4
12 The American Jewish Committee, The right to leave and to return: Papers and Recommendations of International Colloquium Held in Uppsala, Sweden, 1972, tr.19-20
Trang 16và hòa nhập của rất nhiều dân tộc sinh sống ở đó”'” Cũng tương tự như thế, vàothời kỳ dé chế La Mã, những người thuộc các dân tộc ngoại lai chiếm tới 90%dân số ở Rome, và thuật ngữ libertas - tự do - cũng có hàm ý trái ngược với chế
độ nô lệ, bởi những người nô lệ và nông nô không được tự do di lại.
1.2.2 Quyên tự do đi lại trong thời kỳ hiện đại
Trong thời kỳ hiện đại, quyên tự do đi lại và cư trú được quan tâm hon bởilúc này chủ nghĩa đế quốc đang mở rộng các hoạt động thương mại của mình.Pháp luật lúc này là công cụ để giai cấp thống trị, hay ở thời điểm này là chủ
nghĩa dé quốc, thực hiện việc cai trị và mở rộng bờ cõi Những bài viết đầu tiên
về quyền tự do đi lại và cư trú chính là các nguyên tắc đo các luật sư lập ra trong
“Luật của các quốc gia” (luật quốc tế), trong đó, những bài viết của học giả Tây
Ban Nha - Francisco de Victoria (1492-1546) và học giả Ha Lan - Hugo Grotius
(1583-1645) đã có những tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của luật quốc tế.Grotius thừa nhận một cách rõ ràng răng ý định của ông là “minh họa ngắn gon
và rõ nét rằng người Hà Lan có quyền chèo thuyền đến Đông An như họ đanglàm, và họ cũng có quyền trao đôi thương mại với những người dân ở đó”' DeVictoria thì lại tranh luận rằng mệnh đề “một người hoàn toàn được cho phéplên đường đi đến những nơi nào mà họ muốn”!Š là minh chứng cho việc di cưcủa người Tây Ban Nha đến Tân thế giới Các ý kiến này được phát triển vào thế
ky XVIII bởi các học giả như Vattel và Blackstone.
a De Victoria:
Nghiên cứu về nhiều van dé song trong tổng số công trình của ông có đến
14 công trình liên quan đến quyên tự do đi lại
Như đã nói ở trên, với mục đích tìm ra những lý do hợp lý cho việc di cư
của người Tây Ban Nha, De Victoria cũng đồng thời chỉ ra ba ly do mà theo ông
có thé áp dụng đối với không chỉ trong hoàn cảnh người Tây Ban Nha với TânThế giới mà có thé được áp dụng với các dân tộc khác Cụ thê là:
Thứ nhất, De Victoria cho rang “người Tây Ban Nha có quyền đến mộtvùng đất nào đó và tạm thời lưu trú ở đó” là bắt nguồn từ luật tự nhiên (jusgentium) hay ở thời điểm đó chính là luật của giáo hội Theo đó, việc chấp nhận
13 Julius Isaac, Economics of Migration, 1947, tr.29
14 Oxford University Press, 1916, trích từ Hugo Grotius, The Freedom of the Seas, tr.7
15 Francisco de Victoria, On the Indians Lately Discovered, 2000, phan III, tr 386
Trang 17một người nước ngoài bước vào lãnh thé minh là hợp với lẽ tự nhiên Ông dựavào thánh Mathew - “Tôi là một người lạ và bạn không cho tôi vào” - dé chỉ rarằng sự khước từ một người lạ là một hành vi khác thường Ông cũng rút ra từKinh thánh Samataritan và Mathew rằng yêu người hàng xóm như chính bảnthân mình là bang chứng chứng tỏ rang người dân một nước nào đó không thécách ly người khác khỏi mình mà không có ly do, và sử dung lời khang địnhtrong Ecclesiasticus là “mọi loài động vật đều yêu giống noi của chúng” dé đề
xuất rằng “việc giữ cho xã hội xa cách với một người vô hại là điều trái với tự
nhiên” Lập luận này không chỉ hữu ích đối với cuộc chinh phạt Tân thé giớicủa người Tây Ban Nha mà còn ám chỉ rằng người châu Mỹ phải tôn trọngquyên này của người Tây Ban Nha
Thứ hai, De Victoria dựa vào một đoạn trích trong Kinh thánh: “theo lẽ tự
nhiên, nước chảy và biển cả là những tài sản chung thuộc về tất cả mọi người,các con sông, và bến cảng cũng vậy, và theo luật của các quốc gia, tàu thuyền từmọi nơi có thể neo đậu ở đó” - ông khẳng định răng những thứ tài sản chung đókhông thê thuộc sở hữu của riêng thực thể nào Theo ông, quyền sở hữu chung
về tài sản này có nghĩa là “ngay từ thuở sơ khai”, ai cũng có quyền đi lại và định
cư tại bat cứ nơi nào họ muốn và quyền này không bị mat đi ngay cả khi tài sản
bị chia nhỏ Theo đó, “những người bản xứ đã hành động sai trái đối với ngườiTây Ban Nha nếu họ không cho người Tây Ban Nha vào lãnh thé của họ”!
Điều này cũng có liên quan đến bằng chứng thứ ba của ông: mọi thứ đềuhợp pháp nếu nó không bi cam hoặc không gây hại cho người khác Ông gia sửngười Tây Ban Nha đến châu Mỹ không làm hại những cư dân ở đó, thì điều đó
là “hợp pháp” Để phủ nhận sự xâm nhập của người Tây Ban Nha là “bất hợppháp”, ông cho rằng việc trục xuất người nước ngoài là đồng nghĩa với án đi
đày - một loại hình phạt chính thức dành cho các tội phạm - mà trong khi đó không có tội phạm nào được thực hiện ở đây Quả thật, việc không chào đón một người nước ngoài cũng ám chỉ là người đó là kẻ thù và ám chỉ việc từ chôi không cho người đó vào nước mình, hoặc trục xuât, và hành động này
16 James Brown Scott, The Spanish Origin of International Law: Francisco de Victoria and His Law of Nations, 1934, phan XXXVII
17 James Brown Scott, The Spanish Origin of Internationa Law: Francisco de Victoria and His Law of Nations, 1934, tr.141
Trang 18cũng được coi như hành động khơi mào chiến tranh Vì vậy, việc người điêng ngăn cản người Tây Ban Nha vào lãnh thổ của họ cũng là bất hợp pháp.
Anh-b Hugo Grotius
Grotius tuyên bố nguyên tắc “mọi dân tộc đều có quyền tự do di lại đếnbat ky dân tộc nào khác” là một “chân lý rõ ràng nhất của Luật quốc tế Đó lànguyên tắc cơ bản dau tiên mà tinh thần của nó không cần phải bàn cãi và khôngthé thay đôi được”"3
Trong công trình “Sự tự do của biển cả” năm 1609, ông tranh luận rằngquyên tự do đi lại trên đất và nước là cần thiết đối với những người “mà vì một
ly do hợp ly, cần thiết phải di qua vùng đất và nước đó; ví dụ, nếu một người bibắt buộc phải rời khỏi lãnh thổ của anh ta và tìm kiếm một vùng đất chưa bị aichiếm lĩnh hoặc nếu mọi người có mong muốn tiến hành giao thương với nhữngngười khác ở xa, hoặc thậm chí khi mọi người tìm kiếm một vùng đất mới dékhôi phục lại những gi thuộc về họ sau chiến tranh”?
Đồng ý với quan điểm “vô hại” của De Victoria, trong tác phẩm “De JureBelli” (1625), ông viết về quyền của một người có thể tạm thời lưu trú tại mộtnước khác “vì lý do sức khỏe, hoặc vì bất kỳ lý do hợp lý nào khác có lợi cho họ
9 Ong cũng chỉ ra rằng điều này cần thiết bao
mà không gây bat cứ tôn hại nào
gồm cả quyền xây dựng “một túp lều tạm bo”, ké cả khi vùng đất đó đã thuộcquyền sở hữu của những người khác Những người nước ngoài đã bị trục xuấtkhỏi quốc gia quê nhà họ và đang tìm kiếm nơi trú ngụ phải được chấp nhận cho
lưu trú lâu dài, miễn là họ tự động giao nộp mình cho chính phủ đã được thành
lập và “chấp nhận sẽ bị giám sát bởi bất cứ điều khoản nào được thiết lập đểtránh các xung đột”
Một điểm mới trong quan điểm của Grotius so với quan điểm của DeVictoria là ông thừa nhận rằng thần dân một nước không thé rời khỏi dat nướcvới sô lượng quá lớn vì kết quả cuối cùng của điều này có thé là sự sụp đồ củamột cộng đồng chính trị Vì vậy, ông cho rằng đây không phải là quyền đương
nhiên và đã đưa ra được một vài giới hạn cân thiệt sẽ được xem xét ở phân sau.
18 Hugo Grotius, The Freedom of the Seas, tr.31
19 Hugo Grotius, On the Law of War and Peace, 1925, tap 2, tr 196-197
20 Hugo Grotius, On the Law of War and Peace, 1925, tap 2, tr 201
21 Hugo Grotius, On the Law of War and Peace, 1925, tap 2, tr 201
Trang 19bước chân vào xã hội đã được định đoạt bởi sự ra đời của anh ta, có phù hợp với
anh ta hay không Nếu anh ta không cảm thấy thoải mái khi tiếp tục ton tai trong
xã hội ấy, anh ta có thé tự do rời bỏ nó để đền bù cho những gì mà xã hội ấy đãgây hại cho anh ta, và để bảo vệ được lòng yêu thương và sự biết ơn mà anh ta
nợ xã hội đó đến chừng nào những mối liên hệ mới của anh ta còn cho phép ”
Nhà triết học Thụy Sỹ Rousseau, chính trị gia người Pháp Vergniaud vànhiều học giả khác thời điểm đó cũng cho rằng một người có quyền rời khỏi đấtnước của mình nhưng lại dây lên một cuộc tranh luận khác về mối quan hệ giữaquyền này với Nhà nước Những ý tưởng đó đặt những nền móng vững chắc cho
hệ thống pháp luật nhân quyền được xây dựng sau này
1.2.3 Xu hướng pháp điển hóa quyên tự do đi lại và cư trú trong khoảng thờigian từ 1789 đến trước năm 1948
Trong suốt cuộc Cách mạng Pháp, ý niệm tự do đi lại và quyền rời khỏiđất nước được xây dựng như là một phần của quyền tự do theo nghĩa rộng Điều
2 của bản điều trần của giáo xứ Neuilly-sur-Marne được rút ra từ luật giáo hội đãbiện hộ rằng: “Vì mỗi người đều bình đăng trước Chúa và mỗi con người lưu trútrong cuộc đời này đều không nên bị ai cản trở quyên sở hữu hợp pháp, đặc biệt
là trong đời sống tự nhiên và đời sống chính tri, Nghị viện mong muốn bảo vệđược quyền tự do cá nhân của mọi người Pháp và vì vậy, mỗi người cần được tự
do di chuyền đến, trong và ngoài vương quốc mà không cần sự cho phép của ai,không cần hộ chiếu, hay bất cứ giấy tờ gì mang tính chất ngăn trở quyền tự docủa công dan”?
Mac dù không một điều nào trong 17 điều của Tuyên ngôn quyền conngười và quyền công dân 1789 thé hiện rằng bảo vệ cho quyền tự do đi lại hayquyên rời khỏi đất nước (vì lúc ấy nó bị cho là một phần của quyền tự do theo
22 John Locke, Two Treaties of Government, 1689, tr.99
23 Sharon M Meagher, Philosophy and the City, 2008, tap 4, tr.759
Trang 20điều 4 chứ không phải là một quyền độc lập), Hiến pháp Cộng hòa Pháp tháng9/1791 đã đảm bảo “quyền tự do của mọi người trong việc đi lại, rời khỏi hay ởlại đất nước mà không bị ngăn trở hay bắt giữ bởi những thiết chế được thiết lậpbởi Hiến pháp”- là một quyền rất tự nhiên và cơ bản của con người”.
Tuy nhiên, quan điểm của các nhà cách mạng thời kỳ này là quyền tự do
đi lại và cư trú phải gan liền với các nghĩa vu với Nha nước Van đề này đã gâynhiều tranh cãi Vì vậy, Hiến pháp một số nước nhất định có ghi nhận quyền này,nhưng ở những noi mà quyền rời khỏi đất nước vẫn còn chưa được pháp điểnhóa, thì vị trí của luật án lệ được đặt lên hàng đầu mà trong luật án lệ thì chưathừa nhận quyền này cho đến năm 1870
Sting Jagerskiold biện luận rang khoảng giữa thé ky XIX, làn sóng di cưmạnh mẽ đến Hoa Ky đòi hỏi phải chấp nhận quyên tự do di chuyền và rời khỏiđất nước Trong vụ năm 1859 cua Christian Ernst - một người bản địa ở Hanover
di cư đến Mỹ năm 1851, luật sư đã mô tả quyền tự do đi lại là quyền “tự nhiêncủa mỗi cá nhân, những người không bị nợ nan gi và không phạm tội gi, rời bỏđất nước họ sinh ra trong thiện chí và vì một mục đích chân chính”?? 9 năm sau,Nghị viện Hoa Kỳ chính thức thừa nhận quyền tự do rời khỏi đất nước
Jagerskiold cho rằng, bất chấp những cuộc tranh luận mang tính pháp lý
về việc liệu có nên cho quyền tự do đi lại tồn tại hay không và về giới hạn củaquyên này, trên thực tế, vẫn có xu hướng tự đo nói chung cho đến tận khi Chiếntranh thé giới lần thứ nhất diễn ra” Thời kỳ từ 1850-1930 được miêu tả là thời
ky di cư mạnh mẽ trong lịch sử, với hơn 50 triệu người Trung Quốc, 50 triệungười châu Âu và khoảng 30 triệu người An đi tìm vùng đất mới.”
Tuy nhiên, mặc dù thế kỷ XIX chứng kiến sự tự do đi lại qua châu Au,
quyền nay van không được phổ biến ở mức độ toàn cầu””, cho tất cả mọi người.Ban dau, đó chi là đặc quyền của người châu Âu, và thậm chí sau đó, chỉ là củavài nhóm nhỏ Việc đi lại là rất khó khăn đối với những tầng lớp thấp, không chỉ
24 John Bassett Moore, American Diplomacy: Its Spirit and Achievements,1905, tr.179
25 Xem Khuyến nghị của Hội thảo chuyên dé: The Right to Leave and to Return, tô chức tai Uppsala, Thuy Dién ngay 19-20/6/1972, tr.6
26Xem Khuyến nghị của Hội thao chuyên đề: The Right to Leave and to Return, tô chức tai Uppsala, Thuy Điền ngày 19-20/6/1972, tr.24
27 Xem thêm Ann Curthoys, Liberalism and Exclusionism: A Prehistory of the White Australia Policy, tr.203
Trang 21về phương diện rời đi mà cả phương diện ở lại bởi các chính phủ đôi khi muốntìm kiếm và loại bỏ những người chống đối lại họ.
Từ giữa thé ky XIX, quyên tự do đi lại bắt đầu được pháp điển hóa nhiềuhơn Ban đầu, quyền này xuất hiện trong một số hiệp định song phương ký kết vìnhững điều kiện nhất định trong sự hợp tác giữa các nước Sau đó, từ giữa thế kỷXIX đến khoảng thời gian trước năm 1948 (năm Tuyên ngôn nhân quyền thếgiới ra đời), người ta bắt đầu thừa nhận di cư như là hình thái cao nhất của quyền
tự do di lại và cư trú
Năm 1881, Từ điển bách khoa về lao động đã miêu tả di cư như là hìnhthức cao nhất của tự do đi lại: “Con người tự do cần phải giảm thiểu sự ràngbuộc với Nhà nước cũng như với mảnh đất mà họ gắn bó” Lúc này, có ý kiếncho rằng thật không đáng dé một Nha nước phải giữ lại một người nông nô nếuanh ta đã có mong muốn rời bỏ gia đình và hy vọng tìm thấy một đất nước kháctốt hơn cho sự phát triển của mình Nhưng cũng cần rất nhiều thời gian để người
ta có thé chấp nhận khái niệm tự do di cư Ngay cả hiện nay nó cũng chưa đượcchấp nhận rộng rãi Nhưng đương nhiên một Nhà nước có quyên hạn trong lĩnh
vực này, tức là trước đó, người di cư phải hoàn thành những nghĩa vụ quan trọng
đối với nước của họ, và không được lần tránh hoặc coi thường pháp luật của đấtnước, chỉ đơn giản là không tiếp tục thực hiện nghĩa vụ với chính phủ nước này
dé thực hiện nghĩa vụ với chính phủ nước khác”?
Khả năng di cư cũng được đề cập đến như một phương tiện dé tránh cách
mạng bạo lực.
Năm 1897, Viện Pháp luật Quốc tế đã thông qua bản “Dự thảo Công ước
về di cư”, trong đó bao các nguyên tắc cơ bản của tự do di cư nhưng lưu ý rangcác nguyên tắc này có thé bị hạn chế bởi các yếu tố xã hội và chính trị cần thiết
Đến năm 1924, Fauchille nhận xét rằng trong khi sự di cư là “sự áp dụng
9930 rộng cua tự do cá nhân”””, và phan lớn các nước đêu thừa nhận tự do di cư về
mặt nguyên tắc, thì quyền rời khỏi đất nước vẫn không được quy định rõ ràng
28 Xem thêm Jane Caplan and John Torpey, Documenting Individual Identity: The Development of State Pratices in the Modern World, 2001, tr.10
29 J C Bluntschli, chương “Freedom, and Rights of Freedom” trong cuốn Lalor Cyclopaedia of Political Science, Political Economy and of the Political History of the United States by the Best American and European Writers, 1883, tap 2, tr.281-282
30 Paul, fauchille, The Rights of Emigration and Immigration, 1924, tr.319
Trang 22Nó bị giới hạn bởi quyền “tự bảo vệ” của Nhà nước Quyền này cho phép Nhànước duy trì “sự thống nhất giữa các yếu tô cấu thành nó, mà một trong nhữngyếu tố quan trọng nhất là dân cư trong phạm vi cho phép cần thiết cho sự tồntại và thịnh vượng của Nhà nước do).
“Luật quốc tế Oppenheim” đã kiên định tán thành quan điểm nay kể từ
1905 và nhắn mạnh rằng Luật quốc tế không và không thé trao quyền di cư chomỗi cá nhân, mặc dù thường thì đó là quyền tự nhiên của mỗi cá nhân khi quyếtđịnh di cư từ đất nước họ
Quan điểm này được tán thành và phát triển và cuối cùng đã chính thứcđược pháp điển hóa tại văn kiện quốc tế về quyền con người đầu tiên — Tuyênngôn nhân quyên thế giới (UDHR) Kế từ đó, quyền tự do đi lại và cư trú ngày
càng được thừa nhận rộng rãi.
1.3 Cơ sở pháp lý của quyền tự do đi lại và cư trú
Chúng ta có thé tìm thay những nội dung cơ bản dau tiên của quyền tự do
đi lại và cư trú tại Điều 13 Tuyên ngôn nhân quyền thế giới Sau đó, đối tượngđược hưởng quyền được mở rộng tại Điều 26 Công ước LHQ về vị thế của người
tị nạn 1951 Quyền tự do đi lại và cư trú chính thức được hoàn thiện và trở thànhmột trong những quyên tự do quan trọng nhất của con người bởi những quy địnhtại Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Điều 12, Điều 13).Những văn kiện về quyền con người sau đó phần lớn đều tiếp thu những quyđịnh trong các văn bản kể trên
Có thé nói rằng một trong những lý do khiến nhu cầu pháp điển hóa quyền
tự do đi lại và cư trú ngày càng trở nên cấp thiết là sự phát triển của thương mai.Thực tế cho thấy mật độ giao thương giữa các nước cao dần cũng là thời điểmchứng kiến sự ra đời của rất nhiều hiệp ước song phương giữa các quốc gia Từ
đó có thé thay tự do thương mại và tự do đi lại có mối liên hệ mật thiết với nhau.Chế độ nô lệ bị xóa bỏ đã tạo ra một nhu cầu về nguồn lao động giá rẻ, trong đó,đặc biệt là người An Độ và Trung Quốc phải làm việc với tư cách là tang lớp laođộng toàn cầu của dé chế Anh Hiệp ước Nam Kinh giữa Anh và Trung Quốccho phép người Anh thuê người Trung Quốc làm lao động và cam những côngchức Trung Quốc gây trở ngại cho những người đó di chuyên ra khỏi lãnh thé
31 Paul, fauchille, The Rights of Emigration and Immigration, 1924, tr.319
Trang 23Trung Quốc Lúc này quyền tự do đi lại va cư trú vẫn chỉ được coi là một phancủa quyền tự do cá nhân và chủ yếu phản ánh tầm quan trọng của nhân công
nước ngoài.
Tuy nhiên, Hiệp ước Burlinghame 1868 giữa Trung Quốc và Hoa Ky đãthừa nhận: “tính có hữu và không thé chuyển nhượng của quyền thay đổi nơi ở
và cũng thừa nhận những lợi ích qua lại giữa tự do di cư và nhập cư từ nước này
sang nước khác của công dân họ và những chủ thể khác theo thứ tự về mục đích:
sự to mò, thương mại hay cư trú mãi mai”?
Những hiệp ước song phương khác cam kết đảm bảo lẫn nhau về quyền tự
do đi lại và quyền được bảo vệ về thân thể và tài sản trong mỗi quốc gia Tuynhiên, một trong những tài liệu đáng tin cậy của luật quốc tế, “Luật Quốc tế củaOppenheim”, đã khăng định rằng quyền rời khỏi đất nước không phải một phầncủa thực tiễn quốc gia nói chung, bất chấp việc Hoa Kỳ khăng khăng bảo vệquyên này ké từ năm 1868 và Anh kế từ năm 1870 Điều đó có nghĩa là trên thực
tế quyền này chưa được thực hiện một cách rõ ràng và đầy đủ vào thời điểm đóbởi một số lý do về lợi ích chính trị, lợi ích quốc gia Hersch Lauterpacht, người
đã biên tập cuốn “Oppenheim” từ 1937 đến 1955, cho rang việc phủ nhận quyềnnay là một sự tan công vào quyền tự do cá nhân Như vậy, cho đến giữa thé kyXIX, quyền này vẫn chỉ được quy định rất hạn chế trong một vài bản Hiến pháp
và các hiệp ước song phương và chưa được thừa nhận rộng rãi.
Quyền tự do di lại và cư trú chỉ thực sự được thừa nhận rộng rãi ké từ khiTuyên ngôn nhân quyên thé giới 1948 ra đời Cũng bat đầu từ thời điểm đó, quyên tự
do đi lại và cư trú có mặt trong rất nhiều văn kiện quốc tế về quyền con người
1.3.1 Tuyên ngôn nhân quyên thé giới 1948 (UDHR)
Trong khi quyền tự do đi lại làm vững chắc thêm cho triết học thời Phụchưng và một vài học thuyết chính trị, thì những bước tiến của nó trong luật quốc
tế lại rất mỏng manh Một phần nào đó là bởi vì quyền rời khỏi đất nước khôngsong song với quyền đến và ở lại một đất nước khác Vì vậy, tự do đi lại vẫn chỉdiễn ra trong phạm vi lãnh thé chiếm đóng của đất nước đó (tức là các nước chỉcho phép di cư đến các nước thuộc địa), và chỉ bị giới hạn bởi nguyên tắc không
32 Marilyn Lake and Henry Reynolds, Drawing the Global Colour Line: White Men s Countries and the Question of Racial Equality, 2008, tr 26
Trang 24trái với luật ti nan và luật nhân quyền Nguyên tắc này ngăn chặn việc các nướctrả lại những người di cư về nơi mà họ có khả năng bị truy tố hoặc bị vi phạmnhân quyền một cách nghiêm trọng””, hoặc noi mà không có nước nao nhận họ,
ví dụ như khi họ là người không quốc tịch
Nếu như quyền tự do đi lại được quy định không thống nhất trong cáctuyên bố về quyền con người được đưa ra suốt Thế chiến II, và trong thời kỳ hậuchiến, thì đến năm 1948, ý niệm về quyền rời đi và quay trở lại đất nước của mộtngười đã được thê hiện trong Tuyên ngôn nhân quyên thế giới, văn kiện toàn cầu
về quyền con người đầu tiên
Trong quá trình dự thảo Tuyên ngôn, đại biểu Bi tại LHQ giải thích rang rat cầnthiết phải quy định quyền này trong UDHR vì “những nguyên tắc tự do đi lại và tự do
cư trú thời điểm này gây rất nhiều căng thắng khi chiến tranh và những hệ quả củachiến tranh đã chứng minh rằng những nguyên tắc này cần phải được kiểm soát”? và
“lý tưởng nhất là quay trở về thời kỳ khi mà con người có thé đi “vòng quanh thé giới
mà không có vũ khí gì, chi cần một cái thẻ ”Ẻ
Bản dự thảo đầu tiên của “Luật quốc tế về các quyền con người” được nộplên cho Ban Thư ký của Ủy ban LHQ về quyền con người bao gồm có hai điềukhoản liên quan đến tự do đi lại Điều 9 quy định rằng “căn cứ vào bat cứ luậtchung nào được thông qua dé bảo vệ an ninh và thịnh vượng quốc gia, cần có tự
do đi lại và tự do lựa chọn nơi cư trú trong phạm vi biên giới mỗi nước” và Điều
10 quy định rằng “quyền di cư và từ bỏ quốc tịch không thé bị từ chối” Ban dựthảo đầu tiên, vì vậy chủ yếu là quy định về vấn đề đi lại trong nội bộ đất nước
Trong bối cảnh đó, tại thời điểm bản dự thảo đang được đệ trình xem xét,
ít nhất đã có 14 bản hiến pháp các nước bao gồm những quy định liên quan đến
tự do đi lại trong nội bộ đất nước hoặc tự do lựa chọn nơi cư trú, nhưng khôngbao gồm quyên tự do đi ra nước ngoài
Kết thúc phiên hop đầu tiên năm 1947, Ủy ban dự thảo cudi cùng đã thông
nhất quy định như sau: “Cần có quyền tự do di lai và tự do lựa chọn nơi cư trú
trong phạm vi biên giới mỗi nước Quyền tự do này có thé được quy định trong
33 Guy S Goodwin-Gill và Jane McAdam, The Refugee in International Law, 2007, tr.285-354
34 Tóm tắt cuộc hop lần thứ 120, Liên Hợp Quốc, UN Doc A/C.3/SR.120, tr.322
35 Tóm tắt cuộc hop lần thứ 120, Liên Hợp Quốc, UN Doc A/C.3/SR.120, tr.322
Trang 25những văn bản pháp luật trong nước dé bảo vệ sự thịnh vượng và an ninh quốcgia Các cá nhân có thé tự do di cư hoặc tuyên bồ từ bỏ quốc tịch của họ”.
Sau đó, dự thảo này đã được nộp lên dé Tiểu ban về Chống phân biệt đối
xử và bảo vệ nhóm người thiểu số xem xét Tiểu ban quan tâm đến cách mànhững ngoại lệ của cụm từ “dé bảo vệ sự thịnh vượng và an ninh quốc gia” đượcdiễn giải Dé giải thích điều này, đã có ý kiến dé xuất rang cần thêm vào nhữngcảnh báo sau: “Dựa trên bat cứ luật trong nước không trái với mục đích và ngyêntac của Hiến chương LHQ, và được thông qua vì lý do đảm bảo an ninh và lợiích chung, cần thiết phải có quyền tự do di lại va tự do lựa chon nơi cư trú trongphạm vi biên giới quốc gia Các cá nhân có quyền rời bỏ đất nước của họ và thayđôi quốc tịch đến đất nước nào mà họ muốn được chấp nhận” Điều này đã được
thông qua bởi nhóm làm việc của UDHR.
Trong những cuộc bàn luận sau đó, Hà Lan đã đặt nên móng cụ thé dégiới han quyền rời bỏ đất nước, các giới han này có thé là “có những nghĩa vunôi bật liên quan tới vận mệnh quốc gia, nghĩa vụ thuế, hoặc những nghĩa vụràng buộc tình nguyện giữa cá nhân và chính phủ” Thêm vào đó, một vấn đềcũng được đặt ra liên quan đến tình trạng khan cấp của đất nước là liệu rang mộtquốc gia có nên được thừa nhận là “vẫn giữ lại trong phạm vi biên giới mình những người thi hành những nghề nghiệp đặc biệt” hay không
Mặc dù vậy, Ủy ban đã quyết định xóa bỏ tất cả những giới hạn trongđoạn này và chỉ viện dẫn những giới hạn chung được đề cập đến trong điều 29.Đoạn văn sau được chuyền đến dé Ủy ban nhân quyền xem xét, và đã nhận được
12 phiếu thuận, 0 phiếu chống và 4 phiếu trắng:
"1 Tất cả mọi người đều có quyền tự do đi lại và cư trú trong phạm vibiên giới quốc gia
2 Tất cả mọi người đều có quyên rời khỏi đất nước mình"
Đoạn văn mới trở thành Điều 13 của UDHR:
"1, Ai cũng có quyền tự đo đi lại và cư trú trong lãnh thé quốc gia
2 Ai cũng có quyền rời khỏi bất cứ quốc gia nào, kế cả quốc gia củamình, và có quyền hồi hương"
Điều khoản trên được thông qua với 37 phiếu thuận, 3 phiếu trang bởi Hộiđồng các vấn đề chung lần thứ 3
Trang 261.3.2 Công ước LHO về vị thé của người tị nạn năm 1951
Không những được quy định trong UDHR, quyền tự đo đi lại và cư trúcòn được quy định trong Công ước LHQ về vị thế của người ti nạn 1951 tại Điều
26 như sau:
Điều 26 7ự do di lại
Mỗi quốc gia tham gia Công ước phải cho những người tị nạn đang sinhsống trong lãnh thổ của mình quyên lựa chọn nơi cư trú và tự do đi lại trên lãnhthé nước mình, tuân theo những quy định có thé áp dung cho những người nước
ngoài có cùng hoàn cảnh”.
Như vậy, quy định này đã mở rộng thêm đối tượng của quyền tự do đi lại,
cư trú Quyền này không chỉ áp dụng cho công dân các nước, mà còn mở rộng rađối với cả những người ti nạn - những người được Công ước định nghĩa là “được
công nhận là người tỊ nạn theo các Thoả ước ngày 12/5/1926 và ngày 30/6/1928 hoặc theo các Công ước ngày 28/10/1933 và ngày 10/2/1938, Nghị định thư
ngày 14/9/1939 hoặc theo Hiến chương của Tổ chức người ti nạn quốc tế; do kết
quả của các sự kiện xảy ra trước ngày 01/01/1951, và do sự lo ngại có cơ sở là có
thê bị ngược đãi vì những lý do chủng tộc, tôn giáo, dân tộc, hoặc do là thànhviên của một nhóm xã hội cụ thể nào đó, hay vì quan điểm chính trị, đang ởngoài đất nước mà người đó có quốc tịch và không thể, hoặc, do sự lo ngạinhư vậy, không muốn tiếp nhận sự bảo vệ của quốc gia đó; hoặc ngườikhông có quốc tịch đang sống ở ngoài quốc gia mà trước đó ha đã từng cưtrú do kết quả của những sự kiện đó mà không thé, hoặc do sự sợ hãi, makhông muốn trở lại quốc gia đó” Việc mở rộng đối tượng của quyền nàycũng là một công cụ bảo vệ những người yếu thế như người ti nạn, đặt nềnmóng cho các quy định cụ thể trong các văn kiện sau này
1.3.3 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) 1966
Năm 1966, khi ICCPR được thông qua, quy định này đã được khăng định
và cụ thể hóa hơn so với các quy định ở hai văn bản trên Có thê nói rằng ICCPR
đã góp những viên gạch cuối cùng hoàn thiện các quy định về quyên tự do đi lại
và cư trú, bởi văn kiện nay không chi khang định lại quyền tự do di lại và cư trúcủa con người mà còn chỉ ra rằng quyền này có thể bị giới hạn trong một sốtrường hợp nhất định Hơn thế, ICCPR còn có hăn một điều luật riêng là Điều 13
Trang 27để bảo vệ người ngước ngoài cư trú hợp pháp trên lãnh thô quốc gia khỏi bị trụcxuất một cách vô lý.
“Điều 12:
1 Những người cư trú hợp pháp trong lãnh thổ một quốc gia đều có quyền
tự do đi lại và tự do lựa chọn nơi cư trú trong lãnh thô
2 Mọi người đều được quyền tự do rời khỏi một quốc gia, kể cả quốc gia
của mình.
3 Những quyền tự do ghi trên không thé bị giới hạn, ngoại trừ nhữngtrường hợp luật định vì nhu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự côngcộng, sức khoẻ công cộng, đạo lý, hay những quyền tự do của người khác,
và nêu không trái với những quyên tự do khác được thừa nhận trong Công
Ước này.
4 Không ai có thé bị tước đoạt quyền hồi hương một cách độc đoán
Điều 13: Ngoại kiều cư trú hợp pháp trong lãnh thé các quốc gia thànhviên Công ước này chỉ có thé bị trục xuất do một quyết định hợp pháp.Trừ trường hợp có lý do cưỡng thúc về an ninh quốc gia, người bị trụcxuất có quyên trình bày lý do để chống lại quyết định trục xuất, và cóquyền nhờ người biện hộ nạp don xin tái xét hồ sơ trục xuất tại các cơquan hay người đại điện cơ quan có thâm quyên.”
Bên cạnh đó, quyền này còn được quy định rải rác trong một vài văn bảnkhác như Điều 5 Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộcnăm 1965, Điều 15 Công ước về loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ
nữ năm 1981, Điều 5 Tuyên bố về quyền của những người không phải công dâncủa quốc gia nơi họ đang sinh sống năm 1985 Quyền này được Ủy ban nhânquyền của LHQ giải thích rất cụ thé trong các bình luận chung số 15, số 27 của Ủy ban
Ngoài ra, quyền tự do di lại và cư trú còn được ghi nhận trong pháp luậtcủa hau hết các quốc gia Trước tiên phải kế đến Hiến pháp — đạo luật cơ bản củacác nước, hầu hết đều chứa đựng quy định cho phép công dân tự do đi lại và cưtrú trên lãnh thổ quốc gia Bên cạnh đó, ở một số nước, quyền này được khăngđịnh rõ hơn tại các văn bản pháp luật trong nước khác như trong pháp luật về
dân sự, thương mại Chính vì lẽ đó, chương 3 của luận văn sẽ dành thời lượng
dé tìm hiểu các quy định trong pháp luật một số quốc gia điển hình về vấn đề tự
do đi lại và cư trú.
Trang 28CHƯƠNG 2QUYEN TU DO ĐI LAI VÀ CU TRU TRONG QUY ĐỊNH CUA
PHÁP LUẬT QUỐC TẾDựa vào Điều 12 của ICCPR, có thé thấy rằng quyền tự do đi lại và cư trúcủa con người gồm bốn nhóm quyên cơ bản: quyền tự do đi lại trong phạm vilãnh thô quốc gia, quyền tự do lựa chọn nơi cư trú trong phạm vi lãnh thô quốcgia, quyền đi khỏi bat kỳ nước nào ké cả nước mình và quyền trở về nước mình.2.1, Quyền tự do đi lại trong phạm vi lãnh thé quốc gia
Bình luận chung (BLC) số 27 của Ủy ban nhân quyền LHQ khăng định:
“tự đo đi lại là điều kiện không thê thiếu đối với sự phát triển tự do của cá nhân.Quyên này có ảnh hưởng đến một số quyền khác được ghi nhận trong ICCPR và
có môi liên hệ chặt chẽ với Điều 13” (đoạn 1)
Về phạm vi áp dụng, quyền tự do đi lại được áp dụng “trên toàn bộ lãnhthổ của một nước, kê cả những phan hợp thành trong trường hợp một quốc giatheo thê chế liên bang” (đoạn 5 - BLC số 27)
Về đối tượng áp dụng, quyên tự do đi lại không chỉ được áp dung với các
công dân mà còn với người nước ngoài đang cư trú hoặc hiện diện hợp pháp trên
lãnh thé nước khác Việc cho phép nhập cảnh va tư cách "hợp pháp" của mộtngười nước ngoài trên lãnh thổ của một nước phụ thuộc vào quy định pháp luậtquốc gia và phù hợp với những nghĩa vụ quốc tế của nước đó Tuy nhiên, khimột người nước ngoài đã được phép nhập cảnh vào lãnh thé một nước thànhviên thì người đó phải được coi là hợp pháp trong phạm vi lãnh thé của nước này
°° Và khi một người nước ngoài có tư cách hợp pháp trong lãnh thé một nước,thì người này có các quyền theo quy định Điều 12; moi sự đối xử với người nàykhác với sự đối xử dành cho công dân nước đó sẽ phải căn cứ theo các nguyêntac được quy định ở Khoản 3 Điều 12 Ï” (đoạn 4— BLC số 27)
Quyên tự do đi lại trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia không phụ thuộcvào mục đích hay lý do của việc đi lại Bất cứ sự hạn chế nào với quyền này phảicăn cứ vào quy định trong Khoản 3 Điều 12 (đoạn 5 — BLC số 27) Các quốc gia
có thê đặt ra những giới hạn nhất định về quyền tự do đi lại, tuy nhiên, những
36 Kết luận khuyến nghị số 456/1991 của Uy ban nhân quyền LHQ, về Celepli kiện Thuy Điền, đoạn 9.2.
37 Xem thêm Binh luận chung số 15 của Uy ban nhân quyền LHQ, đoạn 8, tr 20
Trang 29giới hạn đặt ra không được làm vô hiệu nguyên tắc tự do đi lại, và phải dựa trênnhững căn cứ quy định trong Khoản 3 Điều 12 và phải phù hợp với các quyềnkhác được ICCPR công nhận (đoạn 2 — BLC SỐ 27).
2.2 Quyền tự do lựa chọn nơi cư trú
Công dân và cả người nước ngoài cư trú hợp pháp hoặc hiện diện hợp
pháp trên lãnh thé một quốc gia đều có quyền tự do lựa chọn nơi cư trú trên lãnhthổ quốc gia đó không phụ thuộc vào mục đích của việc cư trú
Quyền tự do cư trú còn bao hàm sự bảo vệ khỏi tình trạng bị bắt buộc didoi chỗ ở trong phạm vi lãnh thé quốc gia, cũng như khỏi sự ngăn cắm đến hoặcsinh sống ở một khu vực nhất định trên lãnh thổ quốc gia, ngoại trừ nhữngtrường hợp nêu ở Khoản 3 Điều 12 (đoạn 7 BLC số 27)
Quyên này đối với công dân được thực hiện không có gì là khó khăn Tuynhiên, đối với người nước ngoài vẫn còn rất nhiều trở ngại Vì vậy, BLC số 15của Ủy ban nhân quyền đã đề cập một cách cụ thể: khi một người nước ngoàiđược cho phép cư trú hợp pháp ở một quốc gia, thì người đó có quyền tự do đilại và cư trú trên lãnh thổ quốc gia đó, và những quyền này của họ chỉ có thể bịhạn chế theo Khoản 3 Điều 12 Những quy định khác biệt về việc áp dụng quyền
này giữa công dân và người nước ngoài, hoặc giữa những người nước ngoài
thuộc các quốc tịch khác nhau cần phải dựa trên quy định ở Khoản 3 Điều 12(đoạn 8 BLC số 15) Các quốc gia thành viên có thé đưa ra những điều kiệnchung nhất định, ví dụ như về đi lại, cư trú và làm việc, với người nước ngoaikhi chấp nhận cho họ nhập cảnh Những điều kiện chung tương tự cũng có thể
được áp đặt với những người nước ngoài quá cảnh Tuy nhiên, khi đã cho người
nước ngoài nhập cảnh vào lãnh thổ của mình, quốc gia có liên quan phải bảođảm các quyên của họ theo quy định trong ICCPR (đoạn 6 BLC số 15)
2.3 Quyền đi khỏi một dat nước, kế cả rời khỏi đất nước minh
Quyền tự do đi khỏi bất cứ nước nào, ké cả nước minh, được áp dụngkhông phụ thuộc vào nước đến và mục đích, thời gian mà cá nhân dự định ở lạibên ngoài nước mình Bởi vậy, quyền này bao hàm cả quyền đi ra nước ngoài đểlàm việc, thăm quan cũng như để cư trú lâu dài Quyền này áp dụng cả cho
những người nước ngoài sông hợp pháp trên lãnh thô của một nước khác, vì vậy,
Trang 30một người nước ngoài bị trục xuất hợp pháp có quyền được lựa chọn nước đếnnếu có sự đồng ý của nước đó”? (đoạn 8 BLC số 27).
Quốc gia mà một người sẽ đến cư trú và quốc gia người đó có quốc tịchđều có trách nhiệm bảo đảm quyền tự do rời khỏi bất kỳ nước nào nêu ở Khoản
2 Điều 12°’ Do việc đi lại giữa các nước thường đòi hỏi những giấy tờ thônghành như hộ chiếu nên quyền được đi khỏi một nước phải bao hàm cả quyên cóđược những giấy tờ thông hành can thiết Việc từ chối cấp hoặc gia hạn hộ chiếucho một người có thé tước đoạt của người đó quyền được rời khỏi nước mà họđang sinh sống đề đi nơi khác, bao gồm quyền được trở về nước mình”” (đoạn 9BLC số 27)
Điều 13 ICCPR dé cập cụ thé tới quyền tự do đi lại, cư trú trong mối quan
hệ với người nước ngoài Theo đó, một người nước ngoài cư trú hợp pháp trên
lãnh thé một quốc gia thành viên Công ước chỉ có thé bị trục xuất khỏi nước đótheo quyết định phù hợp pháp luật, và trừ trường hợp có yêu cầu khác xuất phát
từ lý do chính đáng về an ninh quốc gia; người bị trục xuất phải được phép đệtrình những lý lẽ phản đối việc trục xuất, được yêu cầu nhà chức trách có thẩmquyền, hoặc một người hoặc những người mà nhà chức trách có thâm quyền đặc
biệt cử ra, xem xét lại trường hợp của mình, và được có luật sư đại diện khi trường hợp của mình được xem xét lại.
Liên quan đến điều 13 về quyền tự do rời khỏi một đất nước của ngườinước ngoài, BLC số 15 cho răng Điều 13 ICCPR chỉ áp dụng cho những ngườinước ngoài cư trú hợp pháp trên lãnh thổ một quốc gia chứ không áp dụng chonhững người nước ngoài có tư cách không hợp pháp Nếu việc trục xuất ngườinước ngoài gan với việc bắt giữ thì họ còn phải được hưởng các bảo đảm quyđịnh ở các Điều 9 và 10 ICCPR Trong trường hợp việc bắt giữ là dé dẫn độ thicòn phải áp dụng các quy định khác có liên quan đến vấn đề dẫn độ trong luậtpháp quốc gia và quốc tế" (đoạn 9 BLC số 15) Quy định của Điều 13, theo đó
38 Xem thêm BLC số 15, đoạn 9, tr.21
39 Xem các kết luận khuyến nghị số 106/1981 của Uy ban, về vụ Montero kiện Urugoay, đoạn 9.4; số 57/1979, về vụ Vidal Martin kiện Urugoay, đoạn 7; số 77/1980 về vụ Lichtensztein kiện Urugoay, đoạn 6.1.
40 Xem Két luận khuyến nghị số 57/1979 của Ủy ban, về vụ Vidal Martin kiện Urugoay, đoạn 9
41 Ví dụ như các quy định trong Công ước chống tra tấn năm 1987 và Nghị định thư bé sung ICCPR về xóa
bỏ hình phat tử hình trong đó cam dẫn độ một người sang các quốc gia mà có khả năng người đó sẽ bị tra tan hay bị kết án tử hình.
Trang 31việc trục xuất phải bằng quyết định phù hợp pháp luật và quyền của người bị trụcxuất được đệ trình những ly lẽ phản đối được yêu cầu xem xét lại trường hợp của
mình là nhằm dé ngăn chặn các hành động trục xuất tùy tiện, trục xuất hàng loạt mà
không xuất phát từ lý do chính đáng về an ninh quốc gia như quy định của Điều 13.Thêm vào đó, không được phân biệt đối xử giữa những người nước ngoài khác nhaukhi áp dụng Điều 13
2.4 Quyên quay trở lại nước mình
Quyên trở lại đất nước mình ở đây không chỉ là quyền của một ngườiđược trở lại sau khi rời đất nước mà còn là quyền của một người có quốc tịchnước đó nhưng sinh ra ở nước ngoài và lần đầu tiên trở về nước mà mình mangquốc tịch (đoạn 19 BLC số 27) Nó cũng hàm ý về quyền của một người được ởlại nước mình và cấm việc di dân bắt buộc hoặc cưỡng chế người dân đến các
nước khác.
Về chủ thể của quyền, do đại từ nhân xưng dùng trong Khoản 4 Điều 12
là không ai (no one) và cum từ nước mình ”” (his own country) sử dụng trongKhoản 4 Điều 12 có nội hàm rộng hơn so với cụm từ nước mình mang quốc tịch(country of his nationality) nên chủ thể của quyền này không chỉ giới hạn ởnhững người có quốc tịch của một quốc gia mà bao gồm cả những người mà cómỗi quan hệ đặc biệt với quốc gia đó, ví dụ như những người từng là công dâncủa một nước nhưng đã bị tước quốc tịch của nước này theo cách thức khôngphù hợp với luật quốc tế, hay những người có quốc tịch của một nước nhưngquốc tịch của người đó bị phủ nhận do nước này sáp nhập vào một nước kháchoặc thay đồi chế độ chính trị (đoạn 20 BLC số 27)
Chỉ có một số ít trường hợp mà việc từ chối quyền của cá nhân được trở
về nước mình có thé coi là hợp lý Trong mọi trường hop, cá nhân không thé bịtước đoạt một cách trái pháp luật quyền được trở về nước minh, bất ké sự tướcđoạt đó phát sinh từ hoạt động lập pháp, hành pháp hay tư pháp; và kể cả khi
một Nhà nước đã ra quyết định tước quốc tịch của một cá nhân hoặc trục xuất
một cá nhân đến một nước thứ ba thì cũng không được ngăn cản cá nhân này
được trở lại đât nước của mình.
42 Xem thêm Binh luận chung số 23 của Uy ban, đoạn 7, tr 41
Trang 322.5 Những hạn chế đối với quyền tự do đi lại và cư trú
Tuy quyền tự do đi lại và cư trú là quyền tự nhiên, thiêng liêng của conngười nhưng ngay từ khi ý niệm này mới hình thành, nó đã là mối lo ngại chokhông ít các nhà nước Một trong những lo ngại đó là sự sụp đô của một hệthống chính trị khi có quá nhiều người cùng rời khỏi đất nước Vì vậy, ngay từthời điểm đó đã có không ít thực tiễn các quốc gia cho thấy những ví dụ về sựhạn chế quyền rời khỏi đất nước của một nhóm người đặc biệt nào đó Thườngthì đó là những hạn chế trong suốt thời gian chiến tranh, hoặc dựa vào lý donghĩa vụ quân sự, an ninh quốc gia, hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng và những lý
do khác Ví dụ, vào thé kỷ XIII, Magna Carta đảm bảo cho cả thương nhân trongnước và nước ngoài quyền “đi khỏi Anh, đến Anh, ở lại và đi qua Anh”, “ngoạitrừ lý do lợi ích của vương quốc trong một khoảng thời gian ngắn có chiến tranh,
và ngoại trừ (vĩnh viễn) đối với những người bị bỏ tù hoặc những người ở ngoàivòng pháp luật của vương quốc và những người cũng đến từ những vùng đất cóchiến tranh và những thương nhân, những người bị đối xử như đã nói trên” *
Thời kỳ đó, ngoại trừ nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ đối với vua, nhữngđộng lực khác dé kiểm soát sự di chuyển có vẻ như tồn tại để giam hãm những
kẻ thù về mặt tôn giáo và chính trị đối với vương quốc ”.Ví dụ, trong suốt thời
vua Edward I (1239-1307) và Edward III (1312-17), những người “vĩnh viễn bị
cắm ra nước ngoài mà không có giấy tờ được chứng nhận gồm có các luật sư củavương quốc, những ky si bảo vệ dé chế khỏi bị xâm lược, những giáo sĩ theođoạn 4 của Hiến pháp Clarendon, vì họ gắn bó với giáo hội La Mã ở Rome, tất
cả những người bắn cung và những thợ thủ công khác mà khi rời khỏi vươngquốc sẽ giúp đỡ những người nước ngoài ganh đua với chúng ta trong các hoạtđộng thương mai và sản xuất”
Một luật của thượng viện sau đó đã đảo ngược vi trí này Thay vì ngăn ngừa những người ở vị trí cao hơn (ky sĩ, giáo sĩ, thợ thu công, xạ thủ) khỏi việc
đi ra nước ngoài không có giấy phép, “chi nhà vua và những người vi đại của déchế, những người là thương gia thật sự và nồi tiếng, và những lính hoàng cung”
43 Magna Carta 1297 (Anh)
44 Torpey, The Invention of Passport, tr.] 8
45 William Blackstone, Commentaries of the Laws of England, tap 1, tr.256
46 William Blackstone, Commentaries of the Laws of England, tap 1, tr.256
Trang 33mới có đặc quyền tự do đi lại, trong khi các chủ thé khác cần có giấy phép.
Những quy định này được cho rằng đã có tiền lệ trong lịch sử, mặc dùchưa rõ là những tiền lệ này có phải cơ sở để các nhà lập pháp sau này xây dựngpháp luật hay không Do là tiền lệ do Julius Caesar đặt ra, cam tất cả nhữngngười thuộc tầng lớp nghị viện di cư từ La Mã; hay như ở Spier năm 1765,
“những người có hành vi tốt, những công nhân làm việc tốt và có đủ một vàiđiều kiện khác bị cắm di cư” Bộ luật bị hủy bỏ trong suốt thời kỳ Jacbean, khingười ta đang viết bộ “Black Stone” vào cuối thế ky XVIII, “mọi người đều cóquyên tự do ra nước ngoài khi họ muốn”, phụ thuộc vào trát của nha vua?
Những thành phố cô xưa nhất có những kiểm soát khắt khe về nhữngngười mới đến và gây dựng ở đó nhưng không phải đối với những người muốnrời đi” Sau đó, vì lợi ích của các doanh nhân và những lợi ích về quân đội dẫntới tình trạng nhiều đất nước bắt đầu quan tâm đến dân số của họ như là hànghóa quý giá nhất cần được giữ gìn chứ không phải là công cụ cần được cho phép
để tăng sự thịnh vượng và giàu có của những đất nước khác Điều này khuyếnkhích một sự thay đổi từ kiểm soát nhập cư sang kiểm soát di cư: trong khi banđầu, người ta nghĩ rằng thúc đây nhập cư sẽ gây nguy hiểm cho các công việctrong nước thì trong suốt thời kỳ này, chủ nghĩa nhập cư trọng thương được ủng
hộ bởi càng có nhiều nhân công thì cộng đồng càng giàu có” Lý thuyết nàyđồng thời ủng hộ cho việc đưa ra các giới hạn về quyền rời khỏi đất nước xuấthiện trong những năm đầu thời kỳ hiện đại ở Pháp và Anh, cho đến khi thuyếttrọng thương trong kinh tế bi thay thé bởi quan điểm của Adam Smith - trong đóông cho răng bat cứ sự hạn chế về di chuyển nào đều gây hai cho nền kinh tế.Sau đó vào năm 1819 ở Anh, di cư được đây mạnh đối với những người thất
nghiệp thông qua kênh hỗ trợ của chính phủ Chính phủ coi sự di cư như là một
phương tiện dé xây dựng sự thịnh vượng cho vương quốc thông qua thương mại
và vận chuyên
47 Lalor, Cyclopaedia of Political Science, Political Economy, and of the Political History of the United States by the Best American and European Writers, tap 2, tr.85,91
48 William Blackstone, Commentaries of the Laws of England, tap 1, tr.256
49 Xem Khuyến nghị của Hội thao chuyên dé: The Right to Leave and to Return, tổ chức tai Uppsala, Thuy Dién ngay 19-20/6/1972, tr.29
50 Xem Khuyến nghị của Hội thao chuyên dé: The Right to Leave and to Return, tô chức tai Uppsala, Thụy Điển ngày 19-20/6/1972, tr.29
Trang 34Từ thực tiễn các quốc gia, có thé thay rằng những giới hạn đối với quyềnnày bao gồm: không rời khỏi đất nước trừ khi đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự
(Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Serbia-Croatia-Slovenia); trẻ vi thành niên
chỉ được rời khỏi đất nước nếu có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ(Tây Ban Nha, Hy Lap, Hungary, Na Uy, Bồ Dao Nha, Thụy Sỹ); phụ nữ đã kếthôn chỉ được phép rời khỏi đất nước khi có sự đồng ý của chồng (Hy Lạp, TâyBan Nha); cắm di cư đối với những người mà đất nước tiếp nhận không đồng ý(Hungary, Thuy Sỹ, Séc, Slovakia, Serbia-Croatia-Slovenia), hoặc cam nhữngngười ốm yếu và người già di cư (Bi, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Y, Na Uy, HàLan, Bồ Đào Nha); và ngăn chặn việc di cư đến những nơi nhất định để đảm bảotrật tự công và an ninh, đạo đức của người di cư, hoặc dé bảo đảm lợi ích củacộng đồng (Trung Quốc, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Hungary, Y, Nhật, Na Uy, Bồ
Dao Nha, Séc, Slovakia, Serbia-Croatia-Slovenia).
Ngày nay, khi đã có những công ước quốc tế rat cụ thé bảo vệ quyền tự do
đi lại và cư trú, thì các công ước này cũng chỉ quy định nguyên tắc đưa ra nhữnggiới hạn cho quyên tự do đi lại và cư trú, đó là cho dù là giới han nào thi cũngphải dựa trên cơ sở bảo vệ “an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặcđạo đức xã hội hoặc các quyền tự do của người khác, và phải phù hợp với nhữngquyền khác được ICCPR công nhận” (Khoản 3 Điều 12 ICCPR)
Bình luận chung số 27 của Ủy ban nhân quyền đã hướng dẫn và gợi ý chocác quốc gia về các hạn chế như sau:
Theo đoạn 17, một số hạn chế bị coi là không thích đáng bao gồm: (i)Không cho phép một người ra nước ngoài vì cho rang người này nam giữ "các bí
mật cua Nhà nước”; (1) Ngan cản một cá nhân di lại trong nước với lý do không
có giấy phép cụ thé (đoạn 16); (iii) Doi hỏi cá nhân phải xin phép và được sựchấp nhận của cơ quan có thâm quyền mới được thay đổi nơi cư trú; (iv) Nhữngđòi hỏi đặc biệt để có thé được cấp hộ chiếu; (v) Doi hỏi phải có bảo lãnh từnhững thành viên khác trong gia đình mới được xuất cảnh; (vi) Đòi hỏi phải mô
tả chính xác về lộ trình đi lại; (vii) Trì hoãn trong việc cấp các giấy tờ đi lại;(viii) Áp đặt những hạn chế đối với các thành viên gia đình trong việc đi lại vớinhau; (ix) Dua ra những đòi hỏi về phải cam kết trở lại hoặc phải mua vé khứ
hôi, vê việc phải có giây mời từ nước đên hoặc từ người thân đang sông ở đó; (x)
Trang 35Gây ra những phiền nhiễu với người nộp đơn xin xuất cảnh, ví dụ như sự đe đoạxâm hai thân thé, bắt giữ, mat việc làm hay không cho con cái học trung học hayđại học; (xi) Từ chối cấp hộ chiếu vì cho rằng người nộp đơn gây hại cho thanhdanh của đất nước
Doan 18 lai đưa ra những han chế bị coi là thích đáng Đó là “(1) Giới hạnviệc đi vào những khu vực quân sự vì lý do an ninh quốc gia; (ii) Những giới han
về quyền tự do cư trú ở những nơi có cộng đồng thiểu số hoặc bản xứ sinhsống (đoạn 16)
Tuy nhiên, cần lưu ý là kế cả khi những hạn chế đưa ra được coi là thích
đáng thì vẫn còn một khía cạnh nữa phải tuân thủ, đó là việc áp dụng những hạn
chế đó phải phù hợp với những quyền khác được ghi nhận trong ICCPR và vớinhững nguyên tắc cơ bản về bình đăng và không phân biệt đối xử Bởi vậy, sẽ bịcoi là vi phạm Công ước nếu việc hạn chế xuất phát từ sự phân biệt đối xử vềchủng tộc, giới tính, sắc tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay quanđiểm khác, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, sở hữu, nguồn gốc xuất thân hay dia vị
khác (vi dụ, việc áp dụng các biện pháp ngăn can phụ nữ được tự do di lại hay
rời khỏi đất nước băng cách đòi hỏi họ phải có sự đồng ý hoặc có chồng đi cùng
là vi phạm Điều 12)
Nhờ có những hướng dẫn này mà việc đặt ra các giới hạn cho quyền tự do
đi lại sẽ không gây ảnh hưởng tới tinh thần của quy định về quyền này trong cácvăn kiện quốc tế về quyền con người Các quốc gia cũng có thêm cơ sở để quyđịnh cụ thé tai pháp luật trong nước dé một mặt, đảm bảo cho quyền tự do đi lại,mặt khác, vẫn giữ gìn được an ninh quốc gia, trật tự xã hội
2.6 Cư trú chính trị va ti nạn - những vấn đề phức tap của quyền tự do đi
Trang 36kiếm và được lánh nạn ở nước khác khi bị ngược đãi Quyền này không được ápdụng trong trường hợp đương sự bị truy nã về những tội phạm không mang tínhchất chính trị hay vì những hành vi đi ngược lại với những mục tiêu và nguyêntắc của LHQ”.
Bất kỳ cá nhân nào cũng có quyền yêu cầu cư trú chính trị ở một nướckhác Trong pháp luật quốc tế và pháp luật các quốc gia về quyên cư trú, thì cơ
sở chung dé được hưởng quyền cư trú chính trị là cá nhân bị truy dudi vì các lý
do hoạt động và quan điểm chính trị tại quốc gia mình Tuy nhiên, các quốc giađều công nhận rang quyền cư trú chính trị không dành cho:
+ Những cá nhân là tội phạm quốc tế như tội phạm chiến tranh, tội phạmdiệt chủng, tội phạm chống nhân loại;
+ Những cá nhân là tội phạm hình sự thực hiện các hành vi phạm tội có
tính chất quốc tế như tội cướp bién, tội phạm trong hoạt động hàng không:
+ Những cá nhân là tội phạm hình sự mà việc dẫn độ được quy định trong
các điều ước quốc tế song phương, đa phương về dẫn độ;
+ Những cá nhân thực hiện những hành vi trái với mục đích và nguyên tắc
của LHQ;
“Việc một quốc gia có cho phép những người nước ngoài được cư trúchính trị hay không phụ thuộc vào quyền của quốc gia đó trên cơ sở pháp luậtquốc tế Người nước ngoài cư trú chính trị không bắt buộc phải nhập quốc tịchcủa nước sở tại và được hưởng những quyên ngang với những người nước ngoàikhác, được quốc gia cho phép cư trú chính trị đảm bảo về an ninh, được đảm bảokhông bị dẫn độ và trục xuất về quốc gia mà họ bị truy na",
Trên thực tế hiện nay có hai hình thức cư trú chính trị là cu trú lãnh thé và
cư trú ngoại giao Được áp dung phổ biến nhất là cư trú lãnh thổ, tức là quốc giadành cho người nước ngoài quyền cư trú chính trị trên lãnh thổ quốc gia mình.Hình thức này đã được thừa nhận rộng rãi trong đời sống quốc tế Hình thức cưtrú chính trị thứ hai là cư trú ngoại giao, tức là quốc gia dành cho người nướcngoài quyền cư trú chính trị trong trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơquan lãnh sự của quốc gia trên lãnh thổ quốc gia khác Thông thường cư trú
51 Nguyễn Thị Kim Ngân — Ths Chu Mạnh Hùng (chủ biên), Giáo trinh Luật quốc tế: dùng trong các Trường Đại học chuyên ngành Luật, Ngoại giao, 2010, tr.
Trang 37ngoại giao được dành cho chính công dân của quốc gia đại diện Khi người nước
ngoài cư trú trong trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự thì
theo Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao và Công ước Viên 1963 vềquan hệ lãnh sự thì đây là những nơi bat khả xâm phạm Chính quyền nước sở tạikhông được vào trụ sở của các cơ quan đó nếu không có sự đồng ý của ngườiđứng đầu các cơ quan đại diện nói trên Tuy nhiên, hiện nay việc cho phép cư trúngoại giao có hợp pháp không lại có nhiều quan điểm khác nhau Đa số các nướcđều cho rằng chỉ hình thức cư trú lãnh thổ là hợp pháp còn cư trú ngoại giao làbất hợp pháp Cơ sở của quan điểm này là Điều 41 Công ước Viên 1961 về quan
hệ ngoại giao: “Tru sở cơ quan ngoại giao không được sử dung trai với chức năng đại diện đã được ghi nhận trong Công ước hoặc các quy phạm của Luật
quốc tế chung ” mà cho phép cư trú chính trị không phải là một trong nhữngchức năng đại diện của những cơ quan này Tuy nhiên, một số quốc gia khác lạicho rằng hai công ước Viên về quan hệ ngoại giao và lãnh sự không ngăn cắm
việc các cơ quan đại diện ngoại giao và co quan lãnh sự cho người nước ngoài
cư trú chính trị nên vẫn chấp nhận cho cư trú chính tri Tuy nhiên, quốc gia SỞ tạithường phản ứng trước quyết định này của cơ quan đại diện ngoại giao và cơquan lãnh sự nên, dé bảo vệ mỗi quan hệ giữa các nước, chỉ một số it quốc giatán thành quan điểm này Trên thực tế, hiện tượng này ngày nay xảy ra khá phổbiến do tình hình chính trị trên thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là đối vớinhững người tiết lộ những bí mật lớn của các nhà nước, hay cho công bố nhữngthông tin mật có ảnh hưởng lớn đến quan hệ ngoại giao giữa các nước Điển hình
là vụ ông chủ trang mạng Wikileak - trang mang đăng tai hàng ngàn tai liệu mật
của Mỹ trong đó có cả những thông tin nhạy cảm như vấn đề chủ nghĩa khủng
bó và van dé phô biến hạt nhân
Cư trú chính trị cần phải được tách biệt với ti nạn theo Công ước về vị thếcủa người ti nạn năm 1951 đã dé cập ở trên Công ước cho phép các quốc giacho người ti nạn tại nước mình hưởng một số quyền nhất định như quyền cư trú,quyền tự do đi lại, quyền làm việc được trả lương Tuy nhiên, người ti nạn cóthé bị quốc gia SỞ tai trục xuất, bị bắt buộc hồi hương hoặc không được quốc gia
sở tại cho hưởng các quyền được Công ước ghi nhận khi có cơ sở cho thay người
đó là một môi đe dọa cho nên an ninh của quôc gia nơi người đó đang sông, hoặc
Trang 38sau khi người ay đã bị kết án về một tội ác đặc biệt nghiêm trọng, tạo nên nguy
cơ cho cộng đồng tại quốc gia đó (Điều 33) Trên cơ sở đó, có thé nhận ra haiđiểm khác biệt cơ bản giữa cư trú chính trị và ti nạn “Điểm khác biệt đầu tiên là
ly do dẫn đến sự cư trú Đối với người ti nan, họ phải rời khỏi quốc gia mìnhmang quốc tịch vùi lo sợ bị ngược đãi vì những lí do tôn giáo, dân tộc hoặc vìnhững quan điểm chính trị Trong khi đó, lý do xin cư trú của người cư trú chínhtrị là do bị truy nã vì những hoạt động, và quan điểm về chính trị, khoa học và
tôn giáo Thứ hai, địa vị pháp lý của người cư trú chính tri cao hơn người ti nan.
Người ti nạn, như đã nói trên, có thé bị trục xuất hoặc bi bắt hồi hương, cònngười nước ngoài hưởng quy chế cư trú chính trị thì không bị quốc gia sở tại ápdụng các biện pháp này “2
Đây là những vấn đề phức tạp của quyền tự do đi lại và cư trú của conngười trên thực tiễn, và cần có một sự đồng thuận trong quan điểm giữa các quốcgia Tuy nhiên, cho dù vậy, nồi bật lên ta van thấy các văn bản pháp luật quốc tế
về hai vấn đề này đề cao nguyên tắc tự do đi lại và cư trú Điều này chứng tỏ tính
cơ bản của quyên tự do di lại và cư trú của con người.
52 Nguyễn Thị Kim Ngân — Ths Chu Mạnh Hùng (chủ biên), Giáo trinh Luật quốc tế: dùng trong các Truong Đại học chuyên ngành Luật, Ngoại giao, 2010, tr 156-157
Trang 39CHƯƠNG 3:
PHAP LUẬT LIEN MINH CHAU ÂU VÀ PHÁP LUẬT MỘT SO QUOC GIA
TREN THE GIOI VE QUYEN TU DO DI LAI VA CU TRU
3.1 Quy định của Liên minh Chau Âu (EU) về quyền tự do di lại va cư trú
3.1.1 Pháp luật EU về quyên tự do di lại và cw trú của công dân Liên minh
Có thể nói, để có được một nền kinh tế thống nhất giữa 27 nước thànhviên thì việc quy định về tự do hóa quyền đi lại và cư trú là rất cần thiết Vì vậy,quyên tự do đi lại của một người là quyền cơ bản được các Hiệp định đảm bảo
cho công dân Liên minh chau Âu Quyền này được công nhận rộng rãi hơn khicác nước Liên minh đã xây dựng một khu vực tự do, an ninh và công lý không
có biên giới nội bộ theo thỏa thuận thành lập không gian Schengen Xóa bỏ biên
giới nội bộ đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ về biên giới bên ngoài cũng như quản lý
về sự nhập cư và cư trú của những công dân ngoài Liên minh thông qua nhữngchính sách về cư trú và nhập cư
Khái niệm tự do đi lại của công dân Liên minh chính thức được hình
thành khi Hiệp định Schengen được ký kết năm 1985 và sau đó là Công ướcSchengen năm 1990 Công ước bắt đầu cho phép xóa bỏ kiểm soát biên giới giữacác nước thành viên Trở thành một phần của hệ thống pháp luật và hệ thốnghoạt động của Liên minh, hợp tác Schengen đã dan được mở rộng ra, bao gồm cảnhững nước trong và ngoài khối EU
Liên minh đã thông qua một Chỉ thị về quyền của công dân EU được dilại và cư trú tự do trong phạm vi các nước thành viên dé tập hợp và thống nhấttất cả những quy định ở những văn bản trước đây liên quan đến vấn đề này.Những phương pháp mới đã được thiết kế trong khi những phương pháp cũ vẫnđược sử dụng để khuyến khích công dân Liên minh thực thi quyền đi lại và cưtrú tự do của họ trong phạm vi các nước thành viên, dé giam thiéu những thu tụchành chính đến mức có thể chấp nhận được, dé cung cấp một khái niệm tốt hơn
về vị thế của các thành viên gia đình và dé hạn chế phạm vi từ chối nhập cảnhhoặc cư trú, và dé cho phép quyền cư trú dài hạn
Chỉ thị số 2004/38/EC của Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu vềquyền của công dân Liên minh và gia đình họ được tự do đi lại và cư trú trongphạm vi lãnh thổ các nước thành viên đã sửa đổi Quy định số 1612/68 và xem