Đối tượng nghiện cứu được xác định là những vấn đề lý luận về vai trò của bầu cử với dân chủ và sự tác động của hệ thống bầu cử đối với sự thành lập và vận hành của bộ máy nhà nước.. Bầu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
*****
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
HỌC PHẦN LUẬT HIẾN PHÁP NƯỚC NGOÀI
Đề tài: Phân tích vai trò của bầu cử đồi với dân chủ? Hệ thống bầu cử có tác động như thế nào đến sự thành lập và vận hành của bộ máy nhà nước?
Họ tên: Cao Huyền Trang
Lớp K63A
MSV: 18061060
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 3
I VAI TRÒ CỦA BẦU CỬ ĐỐI VỚI NỀN DÂN CHỦ 3
1 Bầu cử và các nguyên tắc bầu cử 3
a) Khái niệm bầu cử 3
b) Các nguyên tắc của bầu cử 4
2 Vai trò của bầu cử đối với dân chủ 5
II HỆ THỐNG BẦU CỬ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG BẦU CỬ ĐẾN SỰ THÀNH LẬP VÀ VẬN HÀNH CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC 8
1 Hệ thống bầu cử 8
2 Tác động của hệ thống bầu cử đến sự thành lập và vận hành của bộ máy nhà nước 8
KẾT LUẬN 10
Tài liệu tham khảo 11
Trang 3MỞ ĐẦU
Bầu cử được xem là tiền đề của nền dân chủ, là phương pháp hợp nhất để thành lập nên chính quyền của nhân dân Thông qua bầu cử, nhân dân được thể hiện ý chí của mình để lựa chọn ra các chức danh đại diện nhằm thực hiện quyền lực trong bộ máy nhà nước Vì bầu cử gắn liền với chế độ dân chủ nên vai trò của bầu cử cũng được đề cao trong nền dân chủ Chính vì thế, mà việc lựa chọn hệ thống bầu cử phải phù hợp với ý nguyện của nhân dân là một quyết định quan trọng của các nước theo chế độ dân chủ, có ảnh hưởng sâu sắc đến sự ổn định của thể chế chính trị của quốc gia dân chủ đó Từ đó, cho chúng ta thấy được tác động của hệ thống bầu cử đối với
sự thành lập và vận hành của bộ máy nhà nước đó
Đối tượng nghiện cứu được xác định là những vấn đề lý luận về vai trò của bầu
cử với dân chủ và sự tác động của hệ thống bầu cử đối với sự thành lập và vận hành của bộ máy nhà nước Phạm vi nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu về pháp luật bầu
cử và hệ thống bầu cử của các quốc gia dân chủ trên thế giới
NỘI DUNG
I VAI TRÒ CỦA BẦU CỬ ĐỐI VỚI NỀN DÂN CHỦ
1 Bầu cử và các nguyên tắc bầu cử
a) Khái niệm bầu cử
Bầu cử được tiến hành để xác định quyền cho những người đại diện nắm giữ những cương vị chính trị trong nhà nước dân chủ, bầu cử còn được xem là “trái tim dân chủ”, là “yếu tố then chốt” để xác định mức độ của một nền dân chủ
Nhiều định nghĩa bầu cử được các nhà nghiên cứu đưa ra, hay có thể hiểu bầu cử là một quá trình đưa ra quyết định của người dân để lựa chọn ra cá nhân nắm giữ chức
vụ trong bộ máy chính quyền
Tuy nhiên có thể hiểu bầu cử là một quy trình chính trị- pháp lí trong đó người dân tự do bỏ phiếu lựa chọn ra những người vào làm việc trong bộ máy nhà nước để
Trang 4thay mặt mình quản lý xã hội [1, tr.341] Quyền bầu cử thường được ghi nhận trong hiến pháp của các quốc gia cũng như các điều ước quốc tế quan trọng về quyền con người, ví dụ, Điều 25 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) năm 1966 Ở nghĩa rộng, quyền bầu cử bao gồm quyền bầu cử, tức là quyền bầu chọn hoặc không bầu chọn, và quyền ứng cử, tức là quyền được bầu chọn Chủ thể của các quyền này đều là người dân Tất nhiên điều kiện cụ thể để người dân được hưởng và thực hiện quyền bầu cử thường được quy định chi tiết trong hiến pháp và pháp luật quốc gia Hay nói một cách đơn giản hơn, bầu cử là phương thức để nhân dân lựa chọn người đại diện và ủy thác quyền lực cho người đại diện [3, tr.15]
Tóm lại, bầu cử trước hết là một loại hoạt động xã hội mang tính lựa chọn của con người Nó phát triển cùng với quá trình phát triển của con người và bầu cử ngày càng mang tính chính trị - pháp lý sâu sắc Thông qua bầu cử, ý chí của người dân được “chuyển hóa” sang cơ quan đại diện Có thể nói, bầu cử không những quyết định ứng cử viên, đảng phái chính trị, lực lượng xã hội nào được bầu chọn mà nó còn quyết định cách thức chuyển hóa quyền lực từ nhân dân sang người đại diện Kết quả của bầu cử phản ánh tỷ lệ “thu phục” niềm tin đối với cử tri của các đảng phái chính trị, lực lượng chính trị và “biến” tương quan đó thành “ghế” trong cơ quan đại diện [6, tr.82]
b) Các nguyên tắc của bầu cử
Các nguyên tắc bầu cử là yếu tố quyết định chế độ bầu cử của một nước có tiến
bộ, minh bạch và hiệu quả hay không Năm nguyên tắc bầu cử phổ biến hiện nay được nhiều nước trên thế giới áp dụng là nguyên tắc tự do, phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín Các nguyên tắc này không những thống nhất mà còn có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau, là yếu tố bảo đảm cho các cuộc bầu cử khách quan, dân chủ và tiến bộ
Trang 52 Vai trò của bầu cử đối với dân chủ
Thứ nhất , bầu cử là cơ sở của nền dân chủ hiện đại, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc kiến tạo chế độ dân chủ [9, tr.1] Có thể hiểu rằng nền dân chủ là một chế độ chính trị trong đó quyền lực nhà nước thuộc về người dân, ý chí của người dân là ý chí quyết định trong việc giành, giao và thực hiện quyền lực nhà nước Quyền lực nhà nước được trao bằng con đường bầu cử cũng có nghĩa là bằng việc không bầu chọn người dân cũng có thể tước quyền lực nhà nước từ tay người đang nắm quyền và qua đó tác động tới cách thức thực hiện quyền lực nhà nước của người đang nắm quyền Quyền lực nhà nước phải được thực hiện vì lợi ích của người dân thì khi đó thực sự có nền dân chủ Trong các thành bang Hy Lạp cổ đại như Athens, Thebes, Orchomenus từng tồn tại hình thức thực hiện quyền lực bằng sự tham gia của
toàn thể công dân của thành bang (trưng cầu dân ý) hoặc lựa chọn cơ quan cai trị
bằng cách rút thăm hoặc luân phiên giữa các công dân của thành bang Đó là hình thức thực hiện quyền dân chủ một cách trực tiếp bởi chính người dân trong xã hội và
có thể coi là hình thức dân chủ lý tưởng vì do chính người dân trực tiếp thực hiện.Bầu
cử cho phép người dân không chỉ trao quyền cho người đại diện mình quản lý xã hội
mà còn là công cụ quan trọng để người dân giám sát quyền lực nhà nước nhằm hạn chế sự tha hóa, lạm chức, lạm quyền của bộ máy nhà nước
Nếu các nguyên tắc bầu cử được tuân thủ, thông qua bầu cử cho phép người dân chọn ra những đại diện tốt nhất về cả năng lực và tư cách chính trị để ủy quyền điều hành đất nước Mặt khác, việc tổ chức bầu cử định kỳ, có sự cạnh tranh giữa các ứng
cử viên sẽ cho công chúng khả năng phế truất những chính khách tha hóa, yếu kém
và giám sát hành động của những chính khách khi đương chức thông qua kế hoạch, ý định điều hành đất nước mà họ nêu ra trong quá trình tranh cử Như vậy, bầu cử tạo điều kiện để người dân tạo dựng và kiểm soát bộ máy nhà nước hoạt động theo các tiêu chuẩn pháp quyền và dân chủ [1, tr.347] Bầu cử chính là một trong những phương tiện để nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước của mình Sẽ không sai khi
cho rằng: “không chỉ đơn thuần là việc lựa chọn người đại diện mà bầu cử đóng vai
Trang 6trò quan trọng trong việc giám sát và chế ngự quyền lực nhà nước”[2] Sự giám sát,
kiểm tra quyền lực nhà nước thông qua bầu cử thể hiện trên hai nội dung là tính định
kỳ của các cuộc bầu cử do Hiến pháp và Luật Bầu cử quy định và bãi nhiệm đại biểu nếu họ không xứng đáng với tín nhiệm của nhân dân
Thứ hai, bầu cử là cơ sở hình thành chính quyền đại diện, bộ máy nhà nước của dân, do nhân dân và vì nhân dân Bản chất của bộ máy chính quyền quyết định tính dân chủ của hệ thống chính trị John Stewart Mill, một học giả nổi tiếng của Anh quốc thế kỉ XIX, cho rằng mô hình chính quyền lý tưởng nhất của nền dân chủ là khi mọi người dân trực tiếp tham gia việc đưa ra quyết định và tổ chức thực thi các quyết định đó, tương tự mô hình ở các thành bang Hy Lạp cổ đại Ngày nay, quan điểm về chính quyền đại diện được phát triển thành quan điểm bộ máy nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Trong bộ máy nhà nước lý tưởng này, các cơ quan nhà nước không những có nguồn gốc hình thành từ nhân dân mà còn phải hoạt động
vì lợi ích của nhân dân Cho dù có sự phát triển về quan điểm như vậy thì vai trò của bầu cử vẫn không thay đổi Chính qua bầu cử mà mối quan hệ chặt chẽ giữa người dân và những người được họ bầu chọn trong các cơ quan nhà nước được thiết lập để rồi từ đó người dân thực thi được quyền theo dõi, giám sát và bầu chọn lại của mình đối với người mà họ đã bầu chọn, qua đó bảo đảm các cơ quan nhà nước, hay chính xác hơn là những người họ đã bầu chọn, phải hoạt động vì lợi ích của người dân Thứ ba, bầu cử có vai trò hợp pháp hóa chính quyền, bằng ý chí của nhân dân thể hiện trong bầu cử thì chính quyền mới được hợp pháp hóa, nhằm đảm bảo tính
“chính danh” và sự ổn định của chính quyền
Bầu cử là cách thức lựa chọn những người thực thi quyền lực nhà nước thông qua bỏ phiếu phổ thông qua các trình tự, thủ tục được quy định ở Hiến pháp và pháp luật, trong đó công dân khi đến độ tuổi theo luật quy định bỏ phiếu bình đẳng để tự do lựa chọn người đại diện cho mình tham gia bộ máy nhà nước quản lý xã hội Tại khoản 3 Điều 21 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
Trang 7năm 1946 đã nêu rõ: “ý chí là cơ sở tạo nên quyền lực của chính quyền; ý chí này
được thể hiệ qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự, theo nguyên tắc bỏ phiếu phổ thông và bình đẳng và được thực hiện qua bỏ phiếu kín hoặc qua các thủ tục bỏ phiếu tự do tương tự” [8] Điều 25 của Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và
Chính trị năm 1996 đã tuyên bố rằng: “Moi công dân, không có baatss kỳ sự phân
biệt nào, đều có quyền và cơ hội để: (1) Tham gia điều hành các công việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua những đại diện do họ tự do lựa chọn; (2) Bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín, nhằm đảm bảo cho các cử tri được tự do bày tỏ ý nguyện của mình; (3) Được tiếp cận với các dịch vụ công cộng ở đất nước mình trên cơ sở bình đẳng”[7] Hội nghị an ninh và hợp tác châu Âu (Organization for Security and
Co-operation in Europe – CSCE) đã khẳng định “ý chí của nhân dân thông qua bầu cử
định kỳ và chân thực là nền tảng cho thẩm quyền và tính hợp pháp của quyền lực nhà nước” [10] Chỉ khi một chính quyền được thiết lập nên bằng bầu cử thực chất, chính
quyền đó mới được người dân trong nước và cộng đồng quốc tế công nhận, do đó mới có thể tồn tại, hoạt động ổn định, lâu dài Như vậy, ý chí của nhân dân là nền tảng của quyền lực nhà nước, thông qua bầu cử nhân dân lựa chọn cho mình người đại diện và ủy thác quyền lực cho họ
Thứ tư, bầu cử giúp phản ánh sự quan tâm của nhân dân đối với đời sống chính trị của đất nước và là phương thức thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân Nhân dân không chỉ tham gia bỏ phiếu mà còn tham gia vào các công đoạn khác nhau của quy trình bầu cử, như tự ứng cử và giới thiệu người xứng đáng thay mặt mình , ứng
cử, nhận xét, đánh giá các ứng viên tại các cuộc họp lấy ý kiến của cử tri nơi cư trú và nơi công tác; bằng sự nhận thức sâu sắc về lợi ích của bầu cử, ý thức chính trị của nhân dân đối với Nhà nước mà cử tri đã thể hiện sự quan tâm của mình đối với bầu
cử, nhân dân tham gia vào công việc giám sát và hạn chế sự lạm quyền của quyền lực nhà nước
Trang 8II HỆ THỐNG BẦU CỬ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG BẦU CỬ ĐẾN SỰ THÀNH LẬP VÀ VẬN HÀNH CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
1 Hệ thống bầu cử
Việc lựa chọn hệ thống bầu cử phù hợp ở các quốc gia dân chủ là một trong những quyết định quan trọng nhất Khi các quốc gia đã lựa chọn được một hệ thống bầu cử nhất định thì nó ít khi thay đổi mà chính các cơ chế chính trị sẽ thích nghi theo những động cơ mà hệ thống đó tạo ra
Theo IDEA, hệ thống bầu cử là quá trình chuyển dịch số phiếu được bỏ trong một cuộc tổng tuyển cử thành ghế đại diện cho các đảng phái và những ứng cử viên đã trúng cử Các biến số chính là công thức bầu cử (tùy vào hệ thống bầu cử và công thức toán học được sử dụng để tính toán phân bổ ghế đại diện), cấu trúc phiếu bầu (bỏ phiếu cho đảng phái hay cho ứng cử viên; chỉ được chọn một lần hay được xếp hạng các sự lựa chọn) và quy mô đơn vị bầu cử (một đơn vị bầu cử như một quận, tỉnh bầu bao nhiêu đại diện vào cơ quan lập pháp) Những khía cạnh hành chính của các cuộc bầu cử (như việc phân phối địa điểm bỏ phiếu, đề cử ứng cử viên, đăng ký
cử tri, ai là người điều hành các cuộc bầu cử ) là những vấn đề rất quan trọng Việc thiết kế hệ thống bầu cử cũng ảnh hưởng đến các mảng luật bầu cử khác: cách thức phân định ranh giới của đơn vị bầu cử, cách đăng ký cử tri, cách thiết kế lá phiếu, cách tính lá phiếu và nhiều khía cạnh khác của quá trình bầu cử [9, tr.5]
Hệ thống bầu cử được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau Ở góc độ hình thức, hệ thống bầu cử do tổng thể các quy định pháp luật bầu cử của một quốc gia hợp thành Còn dưới góc độ bản chất, hệ thống bầu cử là công cụ pháp lý, là phương tiện để truyền tải ý chí của cử tri thành “ghế” trong cơ quan đại diện
2 Tác động của hệ thống bầu cử đến sự thành lập và vận hành của bộ máy nhà nước
Hệ thống bầu cử của mỗi nước cần phải căn cứ vào chế độ chính trị, xã hội của nước mình và phải nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định của nhà nước, của chế độ
Trang 9chính trị Hệ tống bầu cử không hoạt động một cách độc lập mà nó vận hành trong những chế độ chính trị và chế độ nhà nước nhất định Nói cách khác, hệ thống bầu cử chính là một bộ phận của chế độ chính trị, là một chế định để thành lập bộ máy nhà nước; vì thế mà hệ thống bầu cử mang tính giai cấp, là công cụ để phục vụ cho những mục tiêu chính trị,mục tiêu của bộ máy nhà nước Hay nói cách khác, hệ thống bầu cử
có sự tác động lớn đến vận hành và thành lập của bộ máy nhà nước Mỗi một chế đô chính trị khác nhau, hệ thống bầu cử lại có những tiêu chí áp dụng khác nhau, yêu cầu đặt ra đối với hệ thống bầu cử cũng khác nhau
Trong cuốn “Tinh thần pháp luật” của Motesquieu cho rằng trong bầu cử, cử tri thay đổi vị trí từ người bị cai trị thành người cai trị, tức là thông qua hành vi bầu cử, người dân thực hiện chủ quyền của mình với tư cách là chủ để lựa chọn ra chính quyền của mình [5] Với ý nghĩa đó, hệ thống bầu cử là một trong những thiết chế quan trọng hàng đầu đối với bất cứ nền dân chủ nào Hệ thống bầu cử được coi là một trong những thiết chế quan trọng hàng đầu đối với một nền dân chủ Đối với các quốc gia dân chủ, hệ thống bầu cử tạo điều kiện, cơ hội cho nhân dân chọn đúng người tham gia vào thành lập bộ máy nhà nước Hệ thống bầu cử phải chuyển tải quyền lực của nhân dân cho đúng đối tượng cần trao, nó cần phải tương thích với thể chế chính trị
mà nó tồn tại, phù hợp với đặc điểm về kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước và giúp cho bộ máy nhà nước vận hành một cách toàn diện, vững mạnh, hiệu quả và đem lại nhiều lợi ích nhất cho người dân
Hệ thống bầu cử tạo ra sự tác động qua lại giữa các thực thể chính trị và bộ máy nhà nước Trong cơ chế chính trị đa đảng, hệ thống bầu cử được coi là công cụ tác động mạnh mẽ đối với chính trị, vì nó không những quyết định cách thức chuyển hóa từ những lá phiếu của cử tri thành các “ghế” trong cơ quan lập pháp Hệ thống bầu cử là tiền đề quan trọng trong việc hình thành “hình hài” của Nghị viện Mặt khác nó còn ảnh hưởng đến Chính phủ và chi phối các thiết chế nhà nước khác Và cơ chế tổ chức hoạt động của Nghị viện cũng như nguyên lý vận hành thể chế chính trị sẽ tác động
Trang 10trở lại đối với hệ thống bầu cử Lijphart, một trong những nhà nghiên cứu nổi tiếng, tác giả của nhiều cuốn sách về chính trị và bầu cử đã viết rằng “Lựa chọn hệ thống bầu cử, đặc biệt giữa việc lựa chọn bầu cử đa số hay bầu cử theo đại diện tỉ lệ là vấn
đề quan trọng trong tất cả các định chế tạo thành nền dân chủ” [12, tr.208] Như vậy, một hệ thống bầu cử phù hợp sẽ tạo ra sự ổn định về chính trị, xã hội, thúc đẩy kinh
tế phát triển,… sẽ giúp thành lập ra một bộ máy nhà nước kiện toàn từ trên xuống dưới nhằm hoạt động vì lợi ích của nhân dân
KẾT LUẬN
Bầu cử có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền dân chủ, thông qua bầu cử người dân sẽ chọn ra những người đại diện cho mình để tham gia vào cơ quan quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo là một nhà nước của dân, do dân và vì lợi ích của nhân dân Qua bầu cử, người dân sẽ thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước hạn chế sự lợi dụng quyền lực, lạm quyền của những người đại diện quyền lực nhà nước, thành lập ra nhà nước chính danh, là cơ sở của nền dân chủ hiện đại giúp thành lập ra chính quyền,… Bên cạnh đó, thì hệ thống bầu cử có ảnh hưởng đến cơ chế chính trị và các đảng phái chính trị Từ đó, hệ thống bầu cử có tác động đến sự thành lập và vận hành của bộ máy nhà nước,giúp cho bộ máy nhà nước có sự thống nhất từ trên xuống và hoạt động dựa trên lợi ích của nhân dân