Lý luận chung về thừa kẾ ¿- 2+ 52+ 2+EE+EE2EEEEEEEEEEEEEEErrkrrrrrkree 6 1 Khái niệm, ý nghĩa và đặc điểm của thừa kế
Pháp luật thừa kế trong Bộ luật Dân sự Pháp 1804
Bộ luật Dân sự Pháp 1804 là một sản phẩm công phu của một ủy ban gồm những luật gia lỗi lạc, có hiệu lực từ ngày 21 tháng 3 năm 1804 Bộ luật được chia thành 3 Quyền: Quyền I về Cá nhân, Quyền II về Tài sản và những thay đổi về sở hữu, Quyền III về Các phương thức xác lập quyên sở hữu Trong đó, Quyền III có chứa những quy định liên quan đến Thừa kế.
175 Điều, từ Điều 718 đến Điều 892 và chia thành 6 chương quy định chỉ tiết về mở thừa kế, tư cách hưởng thừa kế và chứng minh có tư cách hưởng thừa kế, người thừa kế, chấp nhận hưởng di sản và từ chối nhận di sản Các quy định về hàng thừa kế ở đây cũng dựa trên quan hệ huyết thong với người dé lại di sản thuộc trực hệ hay bàng hệ va theo đó người thừa kế được xác định theo trật tự ưu tiên trong việc hưởng di sản [6].
- Về chủ thể hưởng di sản thừa kế Theo luật thừa kế của Pháp, thì trước hết di sản được truyền cho những người bề dưới không phân biệt độ tuôi, giới tính và không phụ thuộc vào hình thức hôn nhân của cha mẹ, đều được hưởng
18 di sản [Điều 745] "Con cháu trực hệ là những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất, những con thuộc bậc thứ nhất, cháu thuộc bậc thứ hai và cứ như thế mà đi cho đến vô tận" [Điều 747] Nếu không có người thừa kế ở hàng trên, thì những người bề trên của người dé lại di sản được hưởng di sản theo nguyên tắc người ở bậc gần nhất, loại trừ những người ở bậc xa hơn và mỗi người hưởng một suất bằng nhau.
Ngoài ra, pháp luật thừa kế của Pháp còn quy định trong trường hợp bó, mẹ, các con của người chết không còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc người chết không có con, thì người là anh chị em hoặc các con của những người đó được hưởng di sản Vợ hoặc chồng chi được thừa kế di sản của nhau trong trường hợp không có thân thuộc của bên vợ hoặc chồng hoặc có thân thuộc nhưng đã chết trước.
Theo Điều 765 Bộ luật Dân sự Pháp năm 1804, khi người chết không có thân nhân đến mức có thể thừa kế hoặc chỉ để lại thân nhân bàng hệ không phải là anh, chị, em hoặc không thuộc anh, chị, em cùng cha mẹ thì tài sản thừa kế thuộc hoàn toàn về vợ hoặc chồng không ly hôn còn sống và không bị xử lý ly thân theo bản án có hiệu lực pháp luật Vợ góa hoặc chồng góa của người để lại di sản không thuộc bất kỳ hàng thừa kế nào theo pháp luật của người đó.
Những quy định về hàng thừa kế trong BLDS Pháp, cho thấy diện thừa kế theo pháp luật Pháp dựa trên quan hệ chủ đạo huyết thống thân thuộc giữa người thừa kế với người để lại di sản Quan hệ hôn nhân không được xem xét trong việc xác định chủ thể có quyền thừa kế một cách độc lập mà luôn bi chi phối bởi quan hệ huyết thống, việc thừa kế giữa những người quan hệ thân thuộc theo bàng hệ cũng bị giới hạn bởi thứ bậc Đặc điểm pháp luật thừa kế Pháp là hàng thừa kế xen kẽ với bậc thừa kế Thừa kế theo bậc được thực hiện khi người cùng hàng thừa kế được hưởng di sản đã chết trước hoặc chết cùng
19 một thời điểm với người để lại di sản, thì các con, các cháu của người đó được hưởng di sản, họ được gọi là người thừa kế đại diện.
Theo Bộ luật Dân sự, thừa kế thế vị là một giả định của pháp luật khi người thừa kế được hưởng các quyền của người được thế vị Quy định này áp dụng đối với tất cả các bậc trong dòng trực hệ bề dưới, cụ thể là con, cháu, chắt
Điều 740 Bộ luật Dân sự Pháp 1804 quy định nguyên tắc đại diện vô hạn trong thừa kế theo thế vị, cho phép các con cháu của người thừa kế đã chết trước đại diện cho người thừa kế đã chết để tiếp tục thế vị, hưởng di sản ngang bằng với người thừa kế còn sống Thừa kế thế vị được công nhận theo hai trường hợp: hoặc con của người chết cùng hưởng di sản với con cháu của con chết trước, hoặc tất cả con của người chết đều chết trước người đó thì con cháu của những người con ấy, dù ở bậc ngang nhau hay không, đều có quyền đại diện hưởng di sản Ngoài ra, thừa kế thế vị cũng được công nhận cho con nuôi trong trường hợp ông bà, cha mẹ còn sống nhưng đã bị tước quyền thừa kế.
- Về di sản thừa kế, BLDS Pháp 1804 không minh thị bằng một điều khoản cụ thé Tuy nhiên, theo các quy định tại Điều 537- Quyên 2 về Tai sản và những thay đổi về sở hữu, thì "Cá nhân có quyền tự do định đoạt các tài sản thuộc sở hữu của họ theo quy định của pháp luật" [6], theo đó cá nhân có quyền dé lại thừa kế mọi tài sản là động sản và bat động sản bao gồm ca đất đai thuộc sở hữu hợp pháp của người dé lại di sản thừa kế, trừ những tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
Theo quy định của BLDS Pháp 1804, di sản thừa kế không chỉ bao gồm tài sản của người để lại di sản thừa kế mà còn bao gồm cả nghĩa vụ về tài sản do người chết dé lại Điều 727 của Bộ luật này quy định: “Những người thừa kế chính thức, những người thừa kế ngoài giá thú và vợ hoặc chồng còn sống đương nhiên được hưởng các tài sản, các quyên và các cô phân của người chêt
20 và có nghĩa vụ trả các món nợ của người chết dé lại, người thừa kế phải gánh chịu phần nghĩa vụ của người chết tương ứng với phan di sản được hưởng” [6].
- Về thời hiệu khởi kiện liên quan đến thừa kế, BLDS Pháp 1804 không quy định thành một thời hiệu riêng mà sử dụng chung với thời hiệu khởi kiện cho các vụ việc dân sự là 30 năm Ngoài ra Bộ luật này cũng còn có những quy định về thời hiệu riêng đối với từng trường hợp cụ thé, các trường hợp không áp dụng thời hiệu, căn cứ gián đoạn thời hiệu
- Về thừa kế theo di chúc, BLDS Pháp 1804 có nhiều điểm tương đồng với những quy định trong BLDS Việt Nam hiện hành Cụ thể tại Điều 895 BLDS Pháp 1804 qui định: “Di chúc là một chứng thư theo đó người để lại di chúc định đoạt sau khi chết, một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình, người đó có thé huỷ bỏ đi chúc” [6].
Pháp luật thừa kế trong Bộ luật Dân sự Nhật Bản
8 chương với những nội dung cụ thé: Chương I: Các quy định chung: Chương II: Những người thừa kế; Chương III: Thực hiện việc thừa kế; Chương IV: Chấp nhận và từ chối thừa kế; Chương V: Các tài sản; Chương VI: Không có người thừa kế; Chương VII: Di chúc; Chương VIII: Phần thừa kế được pháp luật đảm bảo.
- Về đi sản thừa kế, theo quy định trong BLDS Nhật Bản di sản thừa kế bao gôm cả tài sản, quyên tài sản và nghĩa vụ tài sản do người chêt đê lại Tại
22 Điều 896 BLDS Nhật Bản quy định "người thừa kế được thừa kế từ thời điểm mở thừa kế đối với tắt cả các quyên và nghĩa vụ có liên quan đến tài sản thừa kế, trừ những gì liên quan đến cá nhân người để lại thừa kế" Như vậy, theo quy định BLDS Nhật Bản thì tài sản được xem xét theo nghĩa rộng là bao gồm cả tài sản có và phần tài sản nợ, bởi thế khi một người chết thì toàn bộ tài sản có và phần tài sản nợ đó sẽ được chuyền cho những người thừa kế, người thừa kế phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại trong phạm vi di sản thừa kế, nên nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại cũng được coi là di sản thừa kế.
- Về thời hiệu khởi kiện liên quan đến thừa kế trong BLDS Nhật Bản. Thời hiệu tố tụng đối với tài sản thừa kế được quy định tại Điều 160 BLDS Nhật Bản, "Thừa kế không kết thúc trong thời hạn 6 tháng, kể từ khi người thừa kế được xác định, người quản lý được chỉ định hay công bố phá sản được đưa ra" [7] Tại Điều 883 BLDS Nhật Bản còn quy định: Quyền yêu cầu xem lại việc thừa kế sẽ bị triệt tiêu bởi thời hiệu tố tụng, nếu không thực hiện trong vòng 5 năm, ké từ khi người thừa kế hoặc người đại diện hợp pháp của người đó biết được sự kiện tạo thành hành vi vi phạm quyền thừa kế Quy định này cũng được áp dụng, nếu 25 năm đã trôi qua ké từ ngày mở thừa kế [7].
Như vậy, BLDS Nhật Bản quy định thời hiệu khởi kiện về thừa kế nếu tính từ thời điểm mở thừa kế thì thời hiệu khởi kiện là 25 năm, tính từ khi quyền thừa kế bị vi phạm là 5 năm, còn đối với việc khởi kiện liên quan đến di sản thừa kế chỉ được khởi kiện sau 6 tháng ké từ khi xác định được di sản thừa kế.
- Về diện và hàng thừa kế theo pháp luật, BLDS Nhật Bản dựa trên quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân và quy định 3 hàng thừa kế Tại Điều
887 BLDS Nhật Bản qui định: 1) Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Con (cháu) trực hệ Hàng thừa kế này được quy định mang tính chat theo bậc va được thé hiện trong trường hợp con của người dé lại di sản chết trước người dé lại di
23 sản hoặc người con đó bị mất quyền hưởng di sản trước thời điểm mở thừa kế, thì con (cháu) của người đó sẽ là người thừa kế trong hàng: 2) Hàng thừa kế thứ hai bao gồm những người có quan hệ huyết thống trực hệ bề trên, với điều kiện giữa những người đứng ở mức độ khác nhau trong mối quan hệ huyết thống, thì người nào gần hơn sẽ được ưu tiên hưởng di sản; 3) Hàng thừa kế thứ ba gồm anh, chi, em ruột của người dé lại di sản [7].
- Về van dé thừa kế theo di chúc, BLDS Nhật Bản quy định tương đối chặt chẽ và có nhiều nét tương đồng với pháp luật thừa kế của Việt Nam hiện hành Theo pháp luật Nhật Bản người lập di chúc có quyên chỉ định một hoặc nhiều người khác thực hiện di chúc, phân chia di sản, rút di chúc Về bản chat, việc rút di chúc cũng chính là sửa đôi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc như pháp luật thừa kế của Việt Nam, chỉ khác nhau về cách gọi Điều 1022 BLDS Nhật Bản quy định "Bắt cứ lúc nào, người lập di chúc cũng có thể rút lui toàn bộ, một phần di chúc của mình tuân theo một hình thức di chúc" Điều 1023BLDS Nhật Bản quy định: "Nếu di chúc trước không phù hợp với di chúc sau,thì phần không phù hợp với di chúc trước coi như được rút lui " Điều 1024BLDS Nhật Bản quy định: "Nếu người lập di chúc cé tình huỷ bỏ di chúc, thì phần di chúc đã huỷ bỏ coi như đã rút lui" [7].
Nhận xét pháp luật thừa kế trong Bộ luật Dân sự Pháp và Bộ luật
luật Dân sự Nhật Bản
Trên cơ sở tìm hiểu về pháp luật thừa kế được quy định trong BLDS Pháp 1804 và BLDS Nhật Bản 1889, cho thấy thừa kế là một chế định đóng vai trò quan trọng trong pháp luật dân sự của mỗi nước, thừa kế là phương thức bảo vệ và xác lập quyền sở hữu cho một chủ thé Chính vì vậy, các quy định về thừa kế trong hai Bộ luật dân sự nói trên đều tập trung làm rõ các nội dung về người để lại di sản thừa kế, người thừa kế, thời hiệu khởi kiện liên quan đến thừa kế và chế định thừa kế tại những quốc gia này đều có một số đặc điểm chung như sau: 1) Pháp luật thừa kế trong BLDS Pháp và BLDS
Nhật Bản đều qui định có hai phương thức để lại thừa kế, đó là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo luật Trong đó các điều kiện để có hiệu lực di chúc, và hình thức di chúc đều được quy định rất chặt chẽ Việc thừa kế theo pháp luật chỉ được thực hiện khi không có di chúc hoặc di chúc vô hiệu ; 2) Về chủ thể trong quan hệ thừa kế, pháp luật thừa kế theo qui định tại BLDS Pháp và BLDS Nhật Bản thường mới chỉ chú trọng bảo vệ quyền thừa kế của những người có quan hệ huyết thống với người để lại di sản Quan hệ hôn nhân không được xem xét trong việc xác định chủ thé có quyền thừa kế một cách độc lập, mà luôn bị chi phối bởi quan hệ huyết thống: 3) Về di sản thừa kế, BLDS Pháp và BLDS Nhật Bản chưa có qui định cụ thé dé phân biệt khái niệm di sản và di sản thừa kế, việc xác định di sản thừa kế theo qui định tai các Bộ luật này không chỉ dựa vào quy định trong phan thừa kế mà còn phải dựa vào các quy định như tài sản, quyền sở hữu và chế độ tài sản của vợ, chong Theo phap luat cua cac quéc gia noi trén, vé nguyén tắc, mọi tai sản thuộc sở hữu tư nhân đều được để lại thừa kế, đi sản thừa kế bao gồm các quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản của người chết
Mặc dù những quy định về thừa kế trong BLDS Pháp 1804 và BLDS Nhật Bản 1889 đã thể hiện những ưu việt trong điều chỉnh các quan hệ thừa kế và đã được nhiều nước nghiên cứu học hỏi Các quy định về thừa kế trong BLDS Pháp 1804 không chỉ tác động trong phạm vi các nước ở châu Âu, mà còn lan rộng khắp nơi trên thế giới, như châu Mỹ (Pêru, México, Canada ), châu Phi (Congo, Somalie, ) châu A (Nhat Ban, Philippin, Indonisia, Viét Nam) Tuy nhiên, trong bối cảnh cách mang công nghiệp 4.0 hiện nay, những quy định về thừa kế trong BLDS Pháp và BLDS Nhật Bản cũng đã bộc lộ những hạn chế chưa đáp ứng được với thực tiễn cuộc sống, trong đó có những qui định về chủ thé hưởng di sản thừa kế, chủ thể quản lý di sản thừa kế Vì vậy, việc nghiên cứu và học tập có chọn lọc pháp luật của các nước về thừa kế là cần thiết đối với pháp luật thừa kế của Việt Nam Qua đó sẽ giúp
25 hiểu hơn về xu hướng chung của pháp luật thừa kế hiện hành trên thế giới, từ đó, vận dụng sáng tạo vào việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật nước ta trong lĩnh vực thừa kế hiện nay.
Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến pháp luật thừa kế
Giai đoạn từ 01/07/1996 đến trước 01/01/2006
sự nói chung và vấn đề thừa kế nói riêng Chính từ thực tiễn đó ngày 28/10/1995, Quốc Hội khoá IX kỳ họp thứ 8 đã thông qua BLDS dau tiên nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và có hiệu lực từ ngày 01/07/1996.
Kết quả công phu của một quá trình kiểm nghiệm và sàng lọc thực tiễn trong đời sống xã hội và hệ thống giáo dục đã dẫn đến BLDS 1995, được xây dựng trên nền tảng khoa học giáo dục tiên tiến Nội dung chương trình được thiết kế khoa học, phù hợp với mục tiêu giáo dục toàn diện, giúp học sinh phát triển toàn diện năng lực nhận thức, năng lực thực hành và năng lực ứng dụng vào thực tiễn đời sống xã hội.
46 hoá, pháp điển hoá, pháp luật dân sự của chính quyền nhân dân BLDS 1995 tương đối đồ sộ, bao gồm 7 phan, chia làm 838 điều Trong đó thừa kế được quy định ở mục thứ IV và chương VI phần thứ V So với văn bản pháp luật thừa kế trước đây BLDS 1995 đã kế thừa những quy định tiễn bộ còn phù hợp trong PLTK, đồng thời sửa đổi bồ sung nhiều van đề như sau:
Thứ nhất, là những quy định chung về thừa kế: gồm 15 điều, từ Điều
634 đến Điều 648 BLDS 1995, đã thể hiện rõ các nguyên tắc của pháp luật thừa kế trước đây như quyền bình đắng về thừa kế của cá nhân (Điều 635); nhà nước bảo hộ quyền về thừa kế của cá nhân (Điều 634); người thừa kế có quyền nhận hoặc khước từ quyền hưởng di sản (Điều 645) Đồng thời trong phần này BLDS 1995 cũng quy định rõ thời điểm mở thừa kế, địa điểm mở thừa kế, thời hiệu khởi kiện thừa kế, những người không có quyền hưởng di sản, quyền và nghĩa vụ người quan lý di sản.
Thứ hai, về thừa kế theo di chúc: BLDS 1995 quy định gồm 28 điều, từ Điều 649 đến Điều 676, tăng thêm 14 điều so với PLTK năm 1990 Nhiều vấn đề chưa được dé cập trong PLTK, nay được quy định rõ trong phan thừa kế của BLDS 1995 như: di chúc (Điều 649); người làm chứng cho việc lập di chúc (Điều 657); di chúc chung cho vợ chồng (Điều 666, 667, 671); di tăng (Điều 674); di chúc bị thất lạc, hư hại (Điều 669); gửi giữ di chúc, công bố di chúc, giải thích nội dung di chúc (Điều 668, 675, 676)
Thứ ba, về thừa kế theo pháp luật: BLDS 1995 quy định 7 điều, từ Điều
Ngoài định nghĩa thừa kế theo pháp luật tại Điều 667 của BLDS 1995, các điều luật liên quan cũng quy định về các trường hợp thừa kế theo pháp luật (Điều 678), các hàng thừa kế (Điều 679), thừa kế thế vị (Điều 680) và quan hệ thừa kế giữa con nuôi, cha nuôi, mẹ nuôi và cha mẹ đẻ (Điều 681).
Thứ tw, về thừa kế quyền sử dụng đất: từ những năm 1980 đến trước khi có Hiến pháp năm 1992 toàn bộ đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước
47 thống nhất quản lý, công dân chỉ có quyền sử dụng không có quyền sở hữu, thừa kế Vì vậy, PLTK không đề cập đến việc thừa kế quyền sử dụng đất Sau khi có Hiến pháp 1992 và Luật Đất đai năm 1993, tuy đất đai vẫn thuộc sở hữu toàn dân nhưng Nhà nước đã trao cho công dân 5 quyên, trong đó có quyền thừa kế quyền sử dụng đất Do đó, tại chương VI phần thứ V BLDS 1995 đã dành ra 7 điều (từ Điều 738 đến Điều 744) dé quy định về thừa kế quyền sử dụng đất.
Có thé khang định răng, các quy định về thừa kế trong BLDS 1995 là một bước tiến quan trọng trong quá trình lập pháp ở Việt Nam, nhằm khắc phục kịp thời sự thiếu tập trung, không đầy đủ của pháp luật thừa kế được quy định trước đó Những quy định này đã củng cố quyền sở hữu và quyền thừa kế tài sản của công dân phù hợp với công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo Quyền thừa kế của công dân được quy định trong BLDS 1995 đã góp phần bảo vệ các quyền dân sự và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.
Tuy nhiên, các quy định về thừa kế trong BLDS 1995 được ban hành trong giai đoạn đầu của thời kỳ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và nhất là từ sau năm 1995 đến năm 2005 đã có hàng loạt văn bản pháp luật liên quan được ban hành như Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật
Dat đai 2003, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sửa đôi) cùng với sự phát triển của nên kinh tế thị trường, sự phát triển ngày càng đa dạng của các quan hệ xã hội, tranh chấp về thừa kế có xu hướng gia tăng về số lượng, phức tạp về nội dung, giá trị về di sản thừa kế không còn là tài sản thông thường phục vụ sinh hoạt tiêu đùng mà còn là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, vốn đầu tư, cổ phan, cô phiếu, trang trại khi giải quyết tranh chấp về thừa kế không chỉ áp dụng BLDS 1995 mà còn bị chi phối các văn bản pháp luật liên quan khác Vì vậy, ngày 14/6/2005, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XI đã thông qua BLDS sửa đổi 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006.
Với 7 phần, 777 điều, BLDS năm 2005 không "đồ sộ" được như BLDS
1995, nhưng những quy định về thừa kế có nhiều tiến bộ hơn và phù hợp với đời song thực tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay Các quy định về thừa kế trong BLDS 2005 cơ bản kế thừa các quan điểm cũ và quy định một số trường hợp mới như những quy định về người thừa kế (Điều 676); về số lượng hàng thừa kế (Điều 679); về thời hiệu khởi kiện thừa kế (Điều 645); về thừa kế theo di chúc (Điều 648); về di chúc hợp pháp (Điều 652) Những ưu điểm này trong BLDS 2005 không chỉ bảo vệ quyền lợi cho người thừa kế mà còn tôn trọng tính ồn định trong giao dịch dân sự.
Giai đoạn từ 01/01/2006 đến hiện ¡r0
Dân sự Việt Nam các năm 2005 và 2015.
Sau một thời gian áp dụng, BLDS 1995 cũng đã bộc lộ những hạn ché, bất cập Một số quy định trong BLDS 1995 không còn phù hợp với thực tế, có những quy định không rõ ràng hoặc không đây đủ, quy định quá chung chung, mang tính hành chính Nhiều qui chế về thừa kế trong BLDS 1995 không còn phù hợp, cần phải bổ sung, sửa đổi như quy chế về thời hiệu trong thừa kế, quy chế về thời hạn từ chối nhận di sản thừa kế Bên cạnh đó có nhiều luật chuyên ngành mới được ban hành có những nội dung liên quan đến các van đề dân sự nhưng khi đối chiếu với quy định tại BLDS 1995 lại có những mâu thuẫn.
Dé khắc phục tình trạng này, Nhà nước ta đã tiến hành sửa đổi, bổ sung
Bộ luật Dân sự năm 1995 và ngày 14/6/2005 Quốc hội khoá XI kì họp thứ 7 đã thông qua Bộ luật Dân sự năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 So với Bộ luật dân sự 1995, Bộ luật Dân sự năm 2005 có nhiều điểm mới tiến bộ, nhiều quy định cụ thể và tương thích với pháp luật và thông lệ quốc tế hơn. BLDS 2005 bước đầu đã thể hiện được vai trò là luật chung, luật nên tảng.
Bộ luật Dân sự 2005 được Quốc hội khóa XI thông qua trên cơ sở kế thừa truyền thống của pháp luật dân sự Việt Nam, phát huy thành tựu của Bộ luật dan sự năm 1995 và kinh nghiệm gần 20 năm đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Sau 10 năm thi hành, BLDS 2005 cơ bản đã có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội được hình thành trên cơ sở bình đăng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm của chủ thé trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mai
Về mặt thừa kế, tiếp thu các quy định của BLDS 1995, BLDS 2005 vẫn xác định quyền thừa kế là quyền cơ bản của công dân nhưng đã có những sửa đổi, bổ sung nhằm giải quyết những mâu thuẫn, bất cập của BLDS 1995 Cụ thể, Điều 637 BLDS 2005 đã quy định rõ hơn về trách nhiệm của người thừa kế trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài sản do người chết để lại trong phạm vi di sản thừa kế Theo đó, nếu di sản thừa kế đã được chia thì người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ tương ứng và không vượt quá phần di sản của mình đã được nhận.
Về trường hợp những người có quyên thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm: Nếu theo Điều 644 BLDS 1995 thì những người có quyền thừa kế của nhau nhưng chết cùng thời điểm họ không có quyền thừa kế của nhau, tài sản của người nào thì do những người thừa kế của người đó hưởng. Quy định này dẫn đến một bat cập là có trường hợp cha hoặc mẹ chết cùng ông bà nhưng cháu lại không được hưởng di sản thừa kế của ông bà mà di sản đó lại thuộc về Nhà nước Điều này không phù hợp với truyền thống dân tộc, không công bằng xã hội Dé khắc phục những hạn chế trên BLDS 2005 đã quy định nếu những người này mà chết cùng thời điểm thì cháu hoặc chắt được hưởng thừa kế thế vị (Điều 641 và Điều 677).
Thời hiệu khởi kiện về thừa kế cũng được BLDS 2005 bổ sung cụ thé. Điều 645 đã quy định bổ sung thời hiệu khởi kiện dé yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết dé lại là 03 năm ké từ thời điểm mở thừa kế.
Về hàng thừa kế, nêu theo quy định của BLDS 1995 về hàng thừa kế thứ hai, chúng ta thấy ông bà là người thừa kế ở hàng thứ hai của cháu nhưng cháu lại không là người thừa kế ở hàng thứ hai của ông bà vì cho răng đã có thừa kế thế vị nhưng như thé sẽ không đảm bảo tính công bang bởi lẽ ông bà được thừa kế một suất của cháu bằng những người thừa kế khác cùng hàng.
Theo quy định của BLDS 2005, cháu chỉ được thừa hưởng một phần di sản của bố hoặc mẹ nếu một trong hai người mất trước ông bà Tương tự, ở hàng thừa kế thứ ba, cháu cũng được hưởng di sản thừa kế từ cụ nội, cụ ngoại.
Về vấn dé thừa kế thé vi: So với BLDS 1995, BLDS 2005 đã có những sửa đôi bổ sung với trường hợp là con của người dé lại di sản thừa kế “chết cùng một thời điểm” với người để lại di sản thừa kế Tại Điều 677 BLDS
2005 qui định: Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người dé lại di sản thì cháu được hưởng phan di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người dé lại di sản thì chat được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Về hạn chế phân chia di sản thừa kế: Tại Điều 689 BLDS 1995 quy định: Trong trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thoả thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định, thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia Tuy nhiên, quy định tại Điều 689 này chưa tính đến trường việc phân chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình Khắc phục hạn chế này, tại Điều 686 BLDS 2005 đã bổ sung: Trong
51 trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Toà án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định, nhưng không quá ba năm, ké từ thời điểm mở thừa kế; nếu hết thời hạn do Toa án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Toà án cho chia di sản thừa kế.
Những sửa đổi, bé sung trong chế định thừa kế tại BLDS 2005 đã góp phần đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ thừa kế, cũng như quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thé trong quan hệ dân
Sự trong bối cảnh hiện tại.
Tuy nhiên, bước sang giai đoạn phát triển mới của dat nước, trước yêu cầu thể chế hóa Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Nghị quyết số 48 - NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách Tư pháp và đặc biệt là yêu cầu về công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 thì BLDS 2005 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập Trong đó có nhiều quy chế pháp lý đã không còn phù hợp trong tình hình mới.
Nhiều quy định về chủ thé, giao dịch, đại diện, nghĩa vụ và hợp đồng, tài sản, thừa kế còn bat hop lý, thiếu tính khả thi và chưa tạo được cơ chế pháp lý hữu hiệu dé bảo vệ quyên, lợi ích của bên thứ ba ngay tình, của bên thiện chí, bên yếu thế trong quan hệ dân sự
Trước bối cảnh đó, ngày 24/11/2015, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa
Một số điểm mới về chế định thừa kế theo qui định tại Bộ luật Dân sự
Yêu cầu đặt ra đối với pháp luật thừa kế của Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghiỆp 4 ( ¿+ + * + +svkEeeeeseeesreererers 57 2.3 Thực trạng pháp luật thừa kế của Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay - 2G c3 E19 1 vn ng ng rệt 58 2.3.1 Quy chế pháp lý về chủ thé trong pháp luật thừa kế
thời đạt cách mạng công nghiệp 4.0
Từ việc phân tích những điểm mới trong chế định thừa kế tại BLDS Việt Nam 2015 so với BLDS Việt Nam 2005 đã cho thấy, mặc dù có nhiều tiến bộ hơn trong chế định thừa kế tại BLDS 2015 theo hướng tiếp cận và bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thé trong quan hệ dân sự nói chung, quan hệ về thừa kế nói riêng, như những điểm mới về nội dung di chúc, về thời hiệu thừa kế, về người quản lý di sản thừa kế, về thời hạn từ chối nhận di sản thừa kế Tuy nhiên, trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, với sự
57 xuất hiện nhiều loại tài sản mới (tài sản ảo, tiền ảo ) không giống như những tài sản truyền thống được liệt kê trong BLDS hiện hành hay sự xuất hiện của những chủ thể mới (robot) trong các quan hệ xã hội đã tác động mạnh mẽ đến pháp luật dân sự nói chung, pháp luật thừa kế nói riêng đã cho thấy những quy định trong chế định thừa kế hiện hành mặc dù đã có những đổi mới nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp được với thực tiễn cuộc sống đang đặt ra, như những quy chế về chủ thể trong quan hệ thừa kế, về di sản thừa kế và đã bộc lộ ra những hạn chế cần sửa đổi cho phù hợp Vì vậy, yêu cầu đặt ra cần có sự phân tích sâu sắc và kỹ lưỡng hơn về những quy định về thừa kế hiện hành có liên quan tới cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, qua đó có những đề xuất sửa đôi bổ sung cho phù hợp.
2.3 Thực trạng pháp luật thừa kế của Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay
2.3.1 Quy chế pháp lý về chủ thể trong pháp luật thừa kế Như đã phân tích tại Chương 1, chủ thể trong pháp luật thừa kế hiện nay bao gồm: người để lại di sản thừa kế, người thừa kế, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan Tại mục 2.3.1 này, luận văn tập trung làm rõ quy chế pháp lý hiện hành về hai chu thé chính trong quan hệ thừa kế là người để lại di sản thừa kế và người thừa kế Riêng đối với quy chế pháp lý về người có quyên lợi nghĩa vụ liên quan sẽ được phân tích trong mục 2.3.3 về một số quy chế pháp lý khác.
2.3.1.1 Về người để lại di sản thừa kế Pháp luật thừa kế của Việt Nam hiện nay không đặt tên bằng một điều khoản rõ ràng mà quy chế về chủ thé này được quy định rải rác tại một số điều trong chế định thừa kế Chăng hạn tại Điều 609 BLDS 2015: Quyển thừa kế, theo đó: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản cua mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật [11].
Từ quy định tại Điều 609 BLDS 2015 cho thấy mọi cá nhân đều có quyền dé lại di sản của mình cho người thân thích của mình hoặc cho người mà mình quan tâm theo di chúc hoặc theo pháp luật Quyền để lại di sản thừa kế của cá nhân không phụ thuộc vào năng lực pháp luật dân sự của cá nhân cũng như năng lực hành vi dân sự của cá nhân Người chưa thành niên, người đã thành niên, hay người vô năng đều có quyền để lại di sản thừa kế Tuy nhiên, nếu là dé lại thừa kế theo di chúc thì người lập di chúc phải là người thành niên (Điều 625 BLDS 2015), khi lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép Nội dung di chúc không vi phạm điều cắm của luật, không trái đạo đức xã hội, hình thức di chúc không trái qui định pháp luật (Điều 630 BLDS 2015).
Cũng theo Điều 625 BLDS 2015, thì người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi cũng có quyền được lập di chúc nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó đồng ý về việc lập di chúc Từ đó cho thấy những người dưới 15 tuổi không có quyền được lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
Trường hợp thừa kế theo pháp luật là những trường hợp thừa kế không có di chúc, có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp, di chúc bị tiêu hủy, di chúc bị rách lát đến mức không đọc được nội dung thì khi đó thừa kế được tiễn hành theo luật định, theo diện thừa kế và hàng thừa kế Khi thừa kế được thực hiện theo pháp luật thì người dé lại di sản thừa kế không phụ thuộc vào tuổi tác, năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, miễn họ là chủ sở hữu hợp pháp của khối di sản thừa kế thì họ sẽ có quyền dé lại di sản cho những người thừa kế theo pháp luật là những người thân thích của người để lại di sản thừa kế trong các quan hệ hôn nhân - huyết thống - nuôi dưỡng.
Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, những qui định hiện hành vỆ người đê lai di sản thừa ké, hiện tại chưa can bàn luận thêm Tuy nhiên,
59 nếu xột đến những qui định về ứgười thừa kộ thỡ trước bối cảnh phỏt triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay thì những qui định về người thừa kế (người hưởng di sản thừa kế) có nhiều quy định cần được làm rõ hơn.
Về người thừa kế, tại Điều 613 BLDS 2015 cho rằng: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã (hành thai trước khi người để lại di sản thừa kế chết Trường hợp người thừa kế theo di chúc không phải là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Điều 613 BLDS 2015 quy định cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm đó nhưng đã thụ thai trước khi người để lại di sản thừa kế qua đời Việc này phù hợp với quan điểm của các nhà luật học, như Vũ Văn Mau cho rằng cá thể từ khi sinh ra đến khi chết đều có nhân cách, có năng lực làm chủ các quyền lợi như thừa kế, mua bán Tuy nhiên, sinh ra không phải là điều kiện đủ để có nhân cách, mà trong thừa kế, muốn được coi là chủ thể quyền lợi phải sinh ra đời, sống và có khả năng nuôi dưỡng được Những trẻ chết ngay lúc sinh hoặc không thể nuôi sống được về mặt sinh lý không được coi là chủ thể quyền lợi và không có quyền thừa kế.
Tuy nhiên, trước bối cảnh của thời đại công nghiệp 4.0, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, những qui định về người thừa kế dang bộc lộ ra những hạn chế cần khắc phục Chăng hạn người thừa kế là đứa trẻ sinh ra bang phuong phap khoa hoc hién dai, nhu thu tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ, thời gian thành thai và thời gian sinh ra không giống như
Luật thừa kế hiện hành đặt ra vấn đề về quyền thừa kế của trẻ em sinh ra bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo Để khắc phục những hạn chế của chế định thừa kế, cần xem xét lại các khái niệm như người thừa kế, tài sản thừa kế và người quản lý di sản thừa kế Một ví dụ minh họa sẽ giúp làm rõ hơn những hạn chế này.
Tình huống giả định: Anh A, chị B là người Hà Nội, thành đạt trong nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đồng thời là chủ sở hữu nhiều bất động sản và có cho mình tên miền website kinh doanh bat động sản nổi tiếng được nhiều người biết đến, website: batdongsan_abc_xyz.com.vn Mặc dù có rất nhiều tài sản nhưng anh chị lại hiếm muộn về con cái, đã đi khám nhiều nơi, bác sĩ cho biết chị không thé mang thai một cách tự nhiên được và khuyên anh chị có thé sinh con bằng phương pháp khoa hoc.
Sau khi nghiên cứu những qui định tại Luật Hôn nhân và Gia đình
2014, những qui định tại Nghị định số 10/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Tháng 5 năm 2018, anh A và chị B quyết định lựa chọn sinh con bằng phương pháp khoa học, anh chị đã bay từ Hà Nội vào
TP Hồ Chí Minh dé làm các xét nghiệm và thủ tục cần thiết dé lấy tinh trùng của anh A và trứng của chị B kết hợp thành phôi dé cấy lại tử cung cho chị A, tuy nhiên do sức khỏe của chi A và lời khuyên cua bác sĩ, chị A khó có thể mang thai được và nếu có mang thai thì thai nhi cũng không được tốt Vì vậy, anh chị đã quyết định lưu giữ tinh trùng và trứng trong điều kiện môi trường nito lỏng ở -196°C theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa dé lựa chọn người mang thai hộ theo đúng qui định tại Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và cũng là lựa chọn năm sinh cho đứa trẻ theo phong thủy cho tốt đẹp hơn Nhờ có cách mạng công nghiệp 4.0 mà tinh trùng và trứng có thé bảo quản được nhiều năm trong môi trường nitơ lỏng ở -196°C nhưng theo khuyến cáo của
61 các nhà khoa học thì tốt nhất là vào khoảng 5 năm đầu kế từ ngày lay tinh trùng và trứng dé cấy thành phôi thai.
Quy chế pháp lý về di sản trong pháp luật thừa kế
Di sản được hiểu là toàn bộ quyền về tài sản sở hữu hợp pháp của người đã mất Khi người chết để lại tài sản, tài sản đó được điều chỉnh bởi pháp luật thừa kế, gọi là di sản thừa kế Theo Điều 612 BLDS Việt Nam 2015, di sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Từ quy định tại Điều 612 BLDS 2015 thì di sản của người chết dé lại chỉ bao gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác Đây được xem là những tài sản mà người chết đang có Vậy những nghĩa vụ về tài sản (hay gọi là tài sản “nợ”) thì lại không được quy định năm trong phần di sản này Đây có thể xem như một thiếu sót của nhà làm luật khi không đưa những tài sản “nợ” hay nghĩa vụ về tài sản vào trong khối di sản của người chết dé lại Đã là di sản phải bao gồm cả tài sản lẫn phần nghĩa vụ về tài sản Bởi nếu nghĩa vụ về tài sản và tài sản ngang bằng nhau thì di sản của người chết đề lại chỉ là “zero”, hoặc thậm chí nghĩa vụ về tài sản lại lớn hơn cả tài sản đê lại thì di sản thừa kê của người đó
A 66A la sẽ là con sô “âm”.
Quy định về di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam hiện hành có điều hơi khác so với quy định về di sản thừa kế tại một số nước trên thế giới. Chang hạn, tại Điều 727 BLDS Pháp 1804 quy định: “Những người thừa kế chính thức, những người thừa kế ngoài giá thú và vợ hoặc chồng còn sống đương nhiên được hưởng các tài sản, các quyền và các cô phần của người chết và có nghĩa vụ trả các món nợ của người chết để lại, người thừa kế phải gánh chịu phân nghĩa vụ của người chêt tương ứng với phân di sản được hưởng”
[6] Từ đó cho thấy, di sản thừa kế theo pháp luật của Pháp bao gồm cả tài sản của người chết và nghia vụ của người chết dé lại Có như vậy mới đảm bảo công băng cho các chủ thé và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong quan hệ thừa kế.
Bên cạnh đó, quy định về việc để lại tài sản được quy định tại Điều
Theo Điều 1600 của Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan (1995), tài sản của người chết bao gồm mọi tài sản, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người đó Quy định này bao quát toàn bộ tài sản của người đã khuất, bao gồm cả các quyền và nghĩa vụ của họ, tạo nên khối di sản thừa kế Do đó, Điều 1600 này được đánh giá là dễ tiếp cận hơn so với Điều 612 của Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 về di sản trong thời đại công nghệ 4.0.
Hơn nữa, cũng theo qui định tại Điều 612 BLDS Việt Nam 2015 thì di sản là tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác Vậy nếu theo qui chế về tai sản được qui định tại Điều
Theo Điều 105 BLDS 2015, tài sản bao gồm: (1) Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; (2) Tài sản bao gồm bất động sản và động sản Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
Tuy nhiên trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay, mọi thứ đã được số hóa, tài sản cũng không ngoại lệ, thế giới và Việt Nam cũng đã thừa nhận những tài sản được số hóa và đang từng bước hoàn thiện quy chế pháp lý cho đồng tiền điện tử, tiền kỹ thuật số Vì vậy, những qui định về tài sản tại Điều 105 BLDS 2015 hiện nay đã không còn phù hợp, bởi nếu phân tích theo điều luật này thì nhà làm luật mới chỉ mang tính /¿/ kê tên gọi cua các tài sản mà các tài sản này lại phân lớn mang tính hữu hình mà điêu luật
65 chưa nêu được nội hàm của tài sản Từ việc qui định về tài sản tại Điều 105 chưa đúng và chưa đủ dẫn đến qui chế về di sản thừa kế trong chế định thừa kế lại bị bó hẹp theo, qua đó đã bộc lộ những hạn chế cần khắc phục trong qui chế về di sản thừa kế tại Điều 612 BLDS 2015.
Cũng từ tình huống giả định được nêu ở trên, nếu chiếu theo quy định tại Điều 612 BLDS 2015 về Di sản thừa kế thì di sản thừa kế mà anh A chị B để lại chỉ bao gồm nhà cửa, bất động sản, nhà máy xí nghiệp, xe cộ, máy móc, các quyền tài sản, tiền mặt, tài khoản ngân hàng, cô phần doanh nghiệp còn những tài sản có giá trị rất lớn như rên miên website bat động sản, những tài sản đã được số hóa, phần mén trí tuệ nhân tạo (AI), hay những đồng tiền kỹ thuật số anh chị đã thức thời đi trước đầu tư đón đầu chờ đợi quy chế pháp lý thông qua dé khối tài sản là tiền điện tử, tiền kỹ thuật số đó được lưu thông trên thị trường sẽ không phải là di sản thừa kế nếu chiếu theo qui định tại Điều 612 BLDS 2015.
Vì vay, sự cần thiết đặt ra là phải sửa đổi, bổ sung những qui định cho cụ thé và đầy đủ hơn về tài sản va di sản thừa kế tại BLDS Việt Nam hiện hành, chăng hạn như sự thừa nhận những tài sản đã được số hóa bên cạnh những tài sản truyền thống là tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của một chủ thé, và tài sản này sẽ được để lại cho người thừa kế thông qua di chúc hoặc theo pháp luật Qua đó sẽ đảm bảo được tốt nhất quyền sở hữu và các quyền khác liên quan đến tài sản của các chủ thê trong quan hệ dân sự, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
2.3.3 Một số quy chế pháp lý khác 2.3.3.1 Quy chế pháp lý về người có quyên lợi và nghĩa vụ liên quan Như đã phân tích ở Chương 1, trong pháp luật thừa kế, bên cạnh chủ thé dé lại di sản thừa kế và chủ thé hưởng di sản thừa kế thì còn có một chủ thê khác nữa chịu tác động bởi pháp luật thừa kế, đó là chủ thé có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong quan hệ thừa kế.
Chủ thé có quyên lợi nghĩa vụ liên quan trong quan hệ thừa kế bao gồm chủ thé quản lý di sản, chủ thé phân chia di sản, chủ thể có quyền lợi nghĩa vụ liên quan khác trong quan hệ dân sự liên quan đến thừa kế, như người thứ ba trong giao dịch dân sự liên quan đến khối di sản thừa kế, quyền và nghĩa vụ của người để lại di sản thừa kế Trong khuôn khổ bài viết, đề tài giới hạn nghiên cứu về chủ thé có quyên lợi và nghĩa vụ liên quan là chủ thể quản lý di sản thừa kế Đây cũng là chủ thé chịu tác động của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 so với những qui định trong chế định thừa kế hiện nay.
Về người quản lý di sản thừa kế, tại Điều 616 BLDS 2015 qui định: 1)
Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thoả thuận cử ra; 2) Trường hợp di chúc không chỉ định người quan lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quan lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản; 3) Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì di sản do cơ quan nhà nước có thâm quyền quản lý.
Người quản lý di sản là người được chỉ định theo di chúc hoặc thỏa thuận của những người thừa kế Trong trường hợp không có di chúc hoặc thỏa thuận, người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý cho đến khi người quản lý được cử ra Tuy nhiên, trong thời đại 4.0, với sự xuất hiện của tài sản số hóa, quy chế pháp lý quản lý và quyền lợi của người quản lý vẫn còn là vấn đề chưa được giải quyết rõ ràng, đặc biệt là khi giá trị của tài sản số hóa có thể rất lớn và khó định lượng.
Nhận xét về pháp luật thừa kế của Việt Nam hiện nay
sở hữu nói riêng của các chủ thé trong quan hệ pháp luật dân sự Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế, sự biến đổi và phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, pháp luật thừa kế của Việt Nam đã bộc lộ những hạn chế cần khắc phục để phù hợp hơn với thực tiễn cuộc sống, từ đó cũng đã đặt ra những yêu cầu về sự cần thiết phải đổi mới pháp luật dân sự nói chung cũng như pháp luật thừa kế nói riêng ở nước ta trước bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Từ việc nghiên cứu quá trình phát triển của pháp luật thừa kế của Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, từ thời phong kiến Việt Nam với điển hình là Bộ Quốc triều Hình luật thời Lê (1428-1788) với những quy định về thừa kế, đã hình thành hai hình thức thừa kế khá gần gũi với hình thức thừa kế hiện đại: thừa kế theo chúc thu (di chúc) và thừa kế không theo di chúc (thừa kế theo luật) Đến thời kỳ Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược và biến thành thuộc địa Pháp (1858 - 1945) pháp luật thừa kế của Việt Nam thời kỳ này theo khuôn mẫu của BLDS Pháp 1804, và được quy định trong Bộ Dân luật Bắc kỳ và Trung kỳ Hai Bộ luật này đều quy định hai hình thức thừa kế, đó là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), Chính phủ lâm thời của nước Việt
Sắc lệnh số 90/SL của Chính phủ Nam Dân chủ cộng hòa ban hành ngày 25/12/1945 quy định tiếp tục áp dụng các luật lệ cũ, trừ những luật lệ trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và thể chế dân chủ cộng hòa Do đó, trong thời kỳ này, khi giải quyết tranh chấp về thừa kế, người ta vẫn chủ yếu dựa trên các quy định của Bộ luật Dân luật Bắc kỳ.
Trung kỳ, Nam kỳ. Đến khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986) đến nay, lần lượt các Bộ luật dân sự Việt Nam được ra đời, từ BLDS 1995, BLDS 2005, BLDS 2015, qua các lần tiếp thu, sửa đổi, bổ sung, BLDS 2015 hiện hành với nhiều điểm mới tiến bộ so với các BLDS trước đây, trong đó có những điểm mới về Thira kế, được qui định tại Phần thứ IV với 53 Điều (609 đến Điều 662), bao gồm quy định chung về thừa kế, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, thanh toán, phân chia di sản, với 12 điều được sửa đổi về nội dung, 21 điều sửa về kỹ thuật từ ngữ, chế định thừa kế được xem có những tiến bộ rõ rệt trong BLDS
2015, qua đó góp phần quan trọng vào việc bảo đảm các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các chủ thé trong quan hệ thừa kế.
Tuy nhiên, trước bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 pháp luật dân sự nói chung, pháp luật thừa kế nói riêng đã bộc lộ những hạn chế cần khắc phục, những qui chế về người thừa kế, di sản thừa kế chưa đáp ứng được thực tiễn cuộc sống đang diễn ra Vì vậy, sự cần thiết phải có những sửa đôi, bổ sung về pháp luật dân sự nói chung, pháp luật thừa kế nói riêng ở nước ta dé phù hợp hơn trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
DINH HUONG HOAN THIEN PHAP LUAT THUA KE CUA VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG CONG NGHIỆP 4.0
Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật thừa kế của Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghiỆp 4(.Ẩ - -. c3 119 1 91 vn ng rệc 73 3.2 Nguyên tắc đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật thừa kế của Việt
thời đại cách mạng công nghiệp 4.0
Kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (tháng 12/1986), Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đã xác định rằng đổi mới kinh tế phải đi liền với đổi mới về tư duy, chính trị; đổi mới hệ thống pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của quá trình đổi mới đất nước Chỉ có đổi mới được hệ thống pháp luật mới tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.
Dân sự được ra đời.
Trước tiên là BLDS 1995 được xem là kết quả của sự công phu trong suốt một thời gian dài kiểm nghiệm, sàng lọc thực tiễn sống động của đời sống xã hội và hệ thống hoá, pháp điển hoá, pháp luật dân sự của các nhà lập pháp Việt Nam Các quy định về thừa kế trong BLDS 1995 là một bước tiến quan trọng trong quá trình lập pháp ở Việt Nam, nhằm khắc phục kip thời sự thiếu tập trung, không đầy đủ của pháp luật thừa kế được quy định trước đó. Quyên thừa kế của công dân được quy định trong BLDS 1995 đã góp phần bảo vệ các quyền dân sự và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.
Tuy nhiên, các quy định về thừa kế trong BLDS 1995 được ban hành trong giai đoạn dau của thời kỳ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và nhất là từ sau năm 1995 đến năm 2005 đã có hàng loạt văn bản pháp luật liên quan được ban hành Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của
73 nền kinh tế thi trường, sự phát triển ngày càng đa dạng của các quan hệ xã hội, tranh chấp về thừa kế có xu hướng gia tăng về số lượng, phức tạp về nội dung, giá trị về đi sản thừa kế không còn là tài sản thông thường phục vụ sinh hoạt tiêu dùng mà còn là quyền sử dụng dat, quyền sở hữu trí tuệ Từ đó đòi hỏi tất yếu phải có một BLDS mới ra đời: BLDS 2005.
Bộ luật Dân sự 2005 được Quốc hội khóa XI thông qua trên cơ sở kế thừa truyền thống của pháp luật dân sự Việt Nam, phát huy thành tựu của Bộ luật dân sự năm 1995 và kinh nghiệm gần 20 năm đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Trong lĩnh vực thừa kế, đã có một số sửa đồi, bỗ sung nhằm giải quyết những mâu thuẫn, bat cập của BLDS 1995 Những quy định về thừa kế trong BLDS 2005 đã có nhiều đổi mới hơn, đã quy định cụ thé hơn Tuy nhiên, bước sang giai đoạn phát triển mới của đất nước, trước yêu cầu thé chế hóa Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, XII và Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách Tư pháp và đặc biệt là yêu cầu về công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 thì BLDS 2005 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bat cập. Những quy chế pháp lý trong chế định thừa kế tại BLDS 2005 chưa thực sự đảm bảo cho việc công nhận, tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tư hữu cũng như các quyền dân sự khác của người dân Trước bối cảnh đó, ngày 24/11/2015, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XII đã thông qua BLDS 2015.
Bộ luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017.
Việc xây dựng Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015) là nỗ lực thể chế hóa và cụ thể hóa các biện pháp bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội Luật cũng hiện thực hóa tư tưởng, nguyên tắc về sở hữu và quyền tự do kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền bình đẳng giữa mọi chủ thể sở hữu và thành phần kinh tế.
74 được ghi nhận trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, XI và đặc biệt là trong Hiến pháp năm 2013.
BLDS 2015 có nhiều cải tiến trong quy định về thừa kế so với trước, song chưa theo kịp thực tế trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 Để giải quyết những bất cập này, cần phân tích sâu sắc các quy chế về chủ thể trong thừa kế, di sản thừa kế để đề xuất sửa đổi bổ sung phù hợp Những hạn chế trong chế định thừa kế của BLDS 2015 cũng một phần do những hạn chế trong các quy chế pháp lý liên quan tại phần chung của bộ luật.
Về sự xuất hiện của các loại tài sản mới trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay đã làm cho khái niệm truyền thống về Tài sản trong BLDS 2015 trở nên “chật hẹp” và lạc hậu Sự xuất hiện của các tài sản kỹ thuật số, tiền ảo, tài sản trong game online, tên miền website đã đặt ra cho các nhà làm luật và nhà quản lý đất nước những yêu cầu đổi mới Chăng hạn, ngày 6/4/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã giao cho Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) tổ chức đấu giá 50 tên miền “.vn” trong năm 2022 Đây là nhiệm vụ được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt tại 2 quyết định về
Kế hoạch tô chức dau giá tên miền và Danh mục tên miền ".vn" Các tên miền được đấu giá như: l.vn, 2.vn, 8.vn; i.vn, s.vn, a.vn; Ol.vn, 05.vn, 10.vn, 20.vn, 33.vn, 44.vn, 66.vn, Qua đây có thê thấy các tên miền website đã
75 được xem là tdi san và các tài sản này đã được mua bán hợp pháp thông qua hình thức dau giá công khai (Theo báo Hà Nội mới, số ra ngày 7/4/2022).
Trước bối cảnh ngày càng phát triển của khoa học kỹ thuật và cách mạng công nghiệp 4.0, nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế và thé chế hóa đường lối, chính sách của Dang, Nha nước về bảo vệ quyền sở hữu, quyền tài sản của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự; góp phan bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của các nha đầu tư trong va ngoài nước; han chế, ngăn chặn và kiêm soát có hiệu quả các rủi ro, lạm dung liên quan; cụ thể hóa các chế định về tài sản và quyên tài sản trong BLDS
2015 trong lĩnh vực tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo Ngày 21 tháng 8 năm
2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1255/QĐ-TTg về việc
“Phê duyệt Dé án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản do, tiền điện tử, tiển do” với những nội dung cơ bản: 1) Ra soát, đánh giá thực trạng pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo ở Việt Nam và nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm quốc tế liên quan; 2) Ra soát, nghiên cứu và đề nghị sửa đối, bồ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về tiền điện tử; 3) Lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo; 4) Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về thuế đối với tài sản ảo, tiền ảo; 5) Nghiên cứu, đề xuất biện pháp phòng, chống, xử lý các vi phạm liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo; 6) Nghiên cứu, lập đề xuất sửa đôi, bố sung các luật, pháp lệnh nhằm hoàn thiện khung pháp lý quản lý, xử lý tài sản ảo, tiền ảo [43]
Thủ tướng Chính phủ giao trọng trách cho Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với các cơ quan ngang bộ như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng VKSND tối cao, TAND tối cao, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện nhiệm vụ quan trọng.
Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và các Bộ, ngành khác có liên
76 quan triển khai thực hiện đề án, trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo để nhận diện, xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý liên quan theo nguyên tắc đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, minh bạch, ồn định và có thé dự báo trước của hệ thống pháp luật, phù hợp thông lệ quốc tế Với mục tiêu: a) Nghiên cứu, nhận diện đầy đủ, chính xác bản chất của tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo theo kinh nghiệm nước ngoài và thực tiễn Việt Nam; mối quan hệ với tài sản thực, tiền thực; vai trò của tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo và tác động của tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo tới pháp luật; b) Rà soát, đánh giá thực trạng khung pháp lý về tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo của Việt Nam; kinh nghiệm điều chỉnh của nước ngoài và tác động tới hệ thong pháp luật liên quan của Việt Nam nhăm nhận diện và xác định thái độ của cơ quan nhà nước đối với các vấn đề pháp lý liên quan; dé xuất các nhiệm vu, công việc cụ thể và những định hướng dé xay dung, hoàn thiện pháp luật về tài san ảo, tiền điện tử, tiền ảo nhằm đảm bảo tương ứng với các rủi ro liên quan để kiểm soát, giảm thiểu các rủi ro này nhưng không được ảnh hưởng đến sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo, đảm bảo tính linh hoạt dé phù hợp với sự thay đổi trong sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, thương mại điện tử; c) Phân công trách nhiệm, lộ trình thực hiện cho các Bộ, ngành liên quan dé xử lý các van đề liên quan đặt ra.
Trước đòi hỏi thực tiễn và chủ trương của Chính phủ về quản lý tài sản ảo, tiền điện tử, tiền số, nhu cầu thừa nhận pháp lý cho những loại tài sản này trở nên cấp thiết Tuy nhiên, pháp luật dân sự và thừa kế hiện hành còn nhiều khuyết thiếu chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn Vì vậy, việc sửa đổi và hoàn thiện pháp luật dân sự nói chung, pháp luật thừa kế nói riêng là nhu cầu bức thiết trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay.
3.2 Nguyên tắc đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật thừa kế của
Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0
3.2.1 Nguyên tắc đảm bao tính thực tiễn Thực tiễn là một mặt trong mối quan hệ biện chứng của cặp phạm trù