1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng chiến lược marketing mix cho sản phẩm thuốc paralmax của công ty cổ phần dược phẩm boston việt nam

32 68 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Chiến Lược Marketing Mix Cho Sản Phẩm Thuốc Paralmax Của Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Boston Việt Nam
Tác giả Nguyễn Phương Thị Ngân, Tôn Nữ Phương Hồng, Đoàn Thị Hồng Quế, La Thị Thu Sang, Thị Thu Quyền
Người hướng dẫn Ths. Ngô Ngọc Anh Thư
Trường học Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành
Chuyên ngành Quản Trị Doanh Nghiệp Dược
Thể loại báo cáo thực hành
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 3,87 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM VÀ BOSTON PHARMA (12)
    • 1.1. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM (12)
      • 1.1.1. Thị trường dược phẩm thế giới [1] (12)
      • 1.1.2. Thực trạng ngành Dược Việt Nam [2] (14)
    • 1.2. SƠ LƯỢC VỀ BOSTON PHARMA (15)
      • 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển [3] [4] (15)
      • 1.2.2. Tầm nhìn và sứ mệnh [4] (17)
      • 1.2.3. Chức năng và lĩnh vực hoạt động (17)
      • 1.2.4. Sản phẩm của Boston Việt Nam (18)
  • CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CHO SẢN PHẨM THUỐC PARALMAX (20)
    • 2.1. SWOT CỦA PARALMAX (20)
      • 2.1.1. Strengths (Điểm mạnh) (20)
      • 2.1.2 Weaknesses (Điểm yếu) (20)
      • 2.1.3 Opportunities (Cơ hội) (20)
      • 2.1.4 Threats (Thách thức) (21)
    • 2.2. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CHO PARALMAX (21)
      • 2.2.1. Khái niệm marketing mix (21)
      • 2.2.2. Vai trò của chiến lược (21)
      • 2.2.3. Chiến lược cụ thể (22)
        • 2.2.3.1. Chiến lược sản phẩm (22)
        • 2.2.3.2. Chiến lược giá (25)
        • 2.2.3.3. Chiến lược phân phối (27)
        • 2.2.3.4. Chiến lược xúc tiến thương mại (28)
  • CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN (30)
    • 3.1. ĐÁNH GIÁ (30)
    • 3.2. GIẢI PHÁP (30)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (32)

Nội dung

Sản phẩm được phân phối rộng rãi trên thị trường, được nhiều khách hàng tindùng.Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm với nhiều thương hiệu khác nhau đểthỏa mãn nhu cầu khách hà

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM VÀ BOSTON PHARMA

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM

1.1.1 Thị trường dược phẩm thế giới [1]

Quy mô thị trường dược phẩm thế giới đạt 1.265 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến thị trường dược phẩm thế giới tiếp tục tăng trưởng 5-10 năm tới, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 10,5%.

Sự gia tăng của các bệnh mãn tính, chẳng hạn như ung thư, tim mạch, tiểu đường và Alzheimer, là một trong những yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng của thị trường dược phẩm thế giới Ngoài ra, sự phát triển của các công nghệ mới, chẳng hạn như công nghệ sinh học, công nghệ gen và trí tuệ nhân tạo, cũng đã đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành này.

Hình 1.1:Chi tiêu toàn cầu cho thuốc năm 2010, 2020 và dự báo cho năm 2025

Thị trường dược phẩm thế giới được chia thành nhiều phân khúc, bao gồm:

- Theo loại thuốc: Thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, vắc-xin, sinh phẩm, v.v.

- Theo bệnh: Ung thư, tim mạch, tiểu đường, rối loạn tâm thần, …

- Theo khu vực: Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á-Thái Bình Dương, Nam Mỹ, Trung Đông và Châu Phi.

1.1.2 Thực trạng ngành Dược Việt Nam [2]

Thị trường dược phẩm Việt Nam cũng trên đà tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ, với tổng giá trị khoảng 3,4 tỷ USD vào năm 2015 và lên 7 tỷ USD vào năm

2022, tăng trưởng kép bằng 10,6%, trong đó sản xuất trong nước chiếm khoảng 45% tổng giá trị thuốc điều trị.

Dự báo đến năm 2030, tổng giá trị thị trường thuốc của Việt Nam sẽ lên đến trên

Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy, từ năm 2011 đến nay, ngành Dược đã đảm bảo cung ứng thuốc có chất lượng với giá hợp lý, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh và phòng bệnh Sản xuất thuốc mở rộng về quy mô với 228 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, trong đó có 18 dây chuyền đạt tiêu chuẩn EU-GMP Tổng giá trị thị trường dược phẩm năm 2022 ước khoảng 6,2 tỷ USD Vắc xin sản xuất trong nước đáp ứng 11/12 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Hình 1.2:Giá trị thị trường thuốc Việt Nam

Ngành Dược hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức, mà một trong những nguyên nhân là do Việt Nam vẫn chưa phát triển công nghệ hóa dược, và chưa thành lập các vùng chuyên sản xuất dược liệu dù điều kiện đất đai Việt Nam có ưu thế Nhiều nhà máy thuốc trong nước chỉ đầu tư dây chuyền sản xuất các dạng bào chế, tập trung vào những loại thuốc thông thường, thuốc đánh giá tương đương sinh học với thuốc phát minh (thuốc generic); chưa tiếp cận, áp dụng công

Giá trị của ngành dược hiện đại không chỉ nằm ở kỹ thuật bào chế mới mà còn ở khả năng sản xuất thuốc chuyên khoa, đặc trị và thuốc phát minh Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu tới hơn 90% nguyên liệu sản xuất thuốc, cho thấy tiềm năng và thế mạnh về nguồn dược liệu cũng như nền y học cổ truyền của nước ta vẫn chưa được khai thác hiệu quả.

Ngoài ra, chi phí để đầu tư công nghệ và nghiên cứu rất tốn kém nên phần lớn các cơ sở vật chất và các trang thiết bị của các cơ sở sản xuất thuốc, cơ sở nghiên cứu để triển khai sản xuất còn thiếu nhiều thiết bị và không đồng bộ.

Do vậy, việc áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất dược phẩm vẫn còn gặp nhiều trở ngại khi năng lực cạnh tranh yếu trong khi Việt Nam mở cửa thị trường.

Theo các chuyên gia, hiện nay, xu hướng đầu tư vào lĩnh vực y dược đã có nhiều thay đổi theo hướng tập trung vào đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển, thử nghiệm lâm sàng, chuyển giao công nghệ Do đó, cần những cách tiếp cận mới trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực y tế, dược phẩm để thu hút tốt nguồn lực, công nghệ, góp phần thực hiện mục tiêu chung của đất nước là bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn.

SƠ LƯỢC VỀ BOSTON PHARMA

1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển [3] [4]

Hình 1.3:Công ty CPDP Boston Việt Nam

Boston Pharma có nhà máy tại số 43, đường số 8, KCN Việt Nam - Singapore, Thuận An, Bình Dương.

Được thành lập vào năm 2007 bởi Tổng công ty Dược Việt Nam và các cổ đông cá nhân giàu kinh nghiệm trong ngành dược, Công ty Cổ phần Dược Phẩm VITAR đã nhanh chóng khẳng định vị thế là một đơn vị cung cấp dược phẩm uy tín trên thị trường.

Năm 2008, Công ty Cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam (gọi tắt là BOSTON PHARMA) chính thức đổi tên theo sự liên doanh và nhượng quyền từ Boston Hoa Kỳ.

Tháng 6/2009, đạt chứng nhận WHO - GMP, GLP, GSP.

Năm 2018, đạt chứng nhận WHO - GMP xưởng sản xuất Betalactam.

Năm 2019, cho ra mắt sản phẩm nhóm cephalosporin.

Tháng 2/2022, được Bộ Y tế cấp phép sản xuất và lưu hành thuốc covid-19 Molravir 400.

Tháng 9/2022, dây chuyền sản xuất viên nén, viên nén bao phim, viên nang cứng của công ty đã được Cơ quan Quản lý Dược phẩm, Thực phẩm của Bồ Đào Nha đánh giá và cấp chứng nhận EU-GMP Đây là bước ngoặt quan trọng, không chỉ khẳng định tiềm lực mà còn nâng cao uy tín chất lượng, củng cố vị thế của công ty trên thị trường quốc tế.

Tháng 12/2022, top 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam năm 2022.

Dự án nhà máy thứ 3 của Boston Pharma với diện tích trên 30.000 m 2 đang được xây dựng và dự kiến hoàn thành trong năm 2023.

Qua 16 năm hình thành và phát triển, Boston Pharma đã có hơn 300 loại dược phẩm, chất lượng đạt tiêu chuẩn EU-GMP; hơn 1000 nhân viên yêu nghề và có chuyên môn cao; công xuất sản xuất ổn định và luôn tăng trưởng (hơn 1,5 tỷ đơn vị/năm).

Hình 1.4: Thành tựu đạt được của Boston Pharma 1.2.2 Tầm nhìn và sứ mệnh [4]

Hình 1.5: Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty Boston Pharma

Hướng đến trở thành biểu tượng hàng đầu về chất lượng Dược phẩm và là Top

10 nhà máy sản xuất thuốc Tân dược tốt nhất Việt Nam

Xây dựng môi trường học tập năng động, nghiên cứu sáng tạo cho thực tập sinh trong và ngoài nước Kết hợp thực hiện các đề tài khoa học cấp quốc gia của các Giáo sư, Tiến Sỹ khoa học.

Boston Pharma khẳng định sứ mệnh nâng tầm sức khỏe cộng đồng thông qua các sản phẩm chất lượng cùng với mục tiêu tối ưu hóa chi phí điều trị.

1.2.3 Chức năng và lĩnh vực hoạt động

Chức năng chính là sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại thuốc, dược liệu, nguyên liệu dược phẩm, vật tư y tế, hóa chất, thiết bị y tế và các sản phẩm khác có liên quan.

Lĩnh vực hoạt động của Boston Pharma bao gồm:

Công ty sở hữu nhà máy sản xuất thuốc đạt chuẩn GMP-EU, cho phép sản xuất đa dạng các loại thuốc theo các nhóm điều trị chuyên biệt Các nhóm thuốc bao gồm: giảm đau, kháng viêm; kháng sinh, kháng virus, kháng nấm; tiêu hóa; hô hấp; vitamin và khoáng chất.

- Phân phối thuốc: Công ty phân phối các sản phẩm thuốc của mình trên toàn quốc, thông qua hệ thống các nhà phân phối và đại lý.

- Kinh doanh thực phẩm chức năng: Công ty sản xuất và kinh doanh các loại thực phẩm chức năng giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh, bao

7 gồm: Thực phẩm chức năng bổ dưỡng, tăng cường sức khỏe; thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa; thực phẩm chức năng hỗ trợ xương khớp; thực phẩm chức năng giảm ho, bổ phế; thực phẩm chức năng bổ gan, lợi mật, tan sỏi.

- Kinh doanh thiết bị y tế: Công ty kinh doanh các loại thiết bị y tế phục vụ cho công tác khám chữa bệnh, bao gồm: Thiết bị y tế phòng khám, bệnh viện; thiết bị y tế gia đình; thiết bị y tế phòng thí nghiệm.

1.2.4 Sản phẩm của Boston Việt Nam

Bảng 1.1: Sản phẩm nổi bật của Boston Việt Nam [5]

Kháng sinh, kháng virut, kháng nấm

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CHO SẢN PHẨM THUỐC PARALMAX

SWOT CỦA PARALMAX

Hình 2.6:Mô hình SWOT 2.1.1 Strengths (Điểm mạnh)

- Thương hiệu uy tín, được nhiều người tin dùng

- Là thuốc không kê đơn

- Công thức bào chế độc đáo, hiệu quả nhanh

- Sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng

- Hệ thống phân phối rộng khắp, dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng

- Sản phẩm có nhiều đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là các sản phẩm ngoại nhập.

- Sản phẩm có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, táo bón,

- Sản phẩm không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

- Chưa có nhiều hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm

- Nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt ngày càng tăng

- Sự phát triển của kênh phân phối hiện đại

Ngành dược phẩm Việt Nam đang trên đà phát triển, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp dược phẩm trong nước cạnh tranh với các sản phẩm thuốc ngoại nhập Sự phát triển này góp phần đưa ngành dược trong nước lên một tầm cao mới, tăng cường tính tự chủ trong sản xuất thuốc, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.

- Tiềm năng mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài

- Thuốc có thể được kết hợp với các loại thuốc khác để tạo ra các sản phẩm mới, có hiệu quả cao hơn.

- Sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm cùng loại

- Hàng giả, hàng nhái tràn lan

- Tiêu chuẩn chất lượng thuốc ngày càng được thắt chặt

- Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến vấn đề sức khỏe và an toàn của các sản phẩm thuốc.

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CHO PARALMAX

Marketing mix có nghĩa là marketing hỗn hợp Một chiến lược marketing hỗn hợp bao gồm các chiến thuật và công cụ được sử dụng để tiếp thị các sản phẩm, đồng thời tác động và thu hút khách hàng trở thành người tiêu dùng, người mua sản phẩm và dịch vụ đó [6]

Marketing mix vốn được phân loại theo mô hình 4P:

Hình 2.7: Mô hình 4P 2.2.2 Vai trò của chiến lược

Việc tạo dựng và triển khai một marketing mix sẽ giúp công ty xác định được các giá trị cốt lõi và chạm đến nhu cầu của khách hàng một cách khéo léo nhất Với chiến lược marketing mix hợp lý, công ty sẽ xác định được và tạo nên một sự kết

11 hợp hoàn hảo giữa giữa sản phẩm, khuyến mãi, giá cả, v.v, và giành lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh [6]

Dựa trên các nghiên cứu thị trường và phân tích SWOT Các nghiên cứu thị trường cho thấy Paralmax là một sản phẩm chất lượng cao với nhiều lợi ích cho người dùng Phân tích SWOT cho thấy Paralmax có nhiều điểm mạnh, nhưng cũng có một số điểm yếu cần được cải thiện.

Trong bối cảnh thị trường thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm không steroid ngày càng cạnh tranh gay gắt, việc xây dựng một chiến lược marketing mix hiệu quả là điều cần thiết để giúp sản phẩm Paralmax tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng hơn và gia tăng thị phần.

Chiến lược marketing mix được đề xuất sẽ giải quyết các điểm yếu của Paralmax và tận dụng các điểm mạnh của sản phẩm

Chiến lược sản phẩm của thuốc Paralmax tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của khách hàng Định vị sản phẩm: Paralmax được định vị là sản phẩm thuốc giảm đau, hạ sốt, hạ nhiệt hiệu quả, an toàn, được nhiều người tin dùng.

Chất lượng sản phẩm: Paralmax được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế Sản phẩm có thành phần chính là Paracetamol, được chứng minh là an toàn và hiệu quả trong việc giảm đau, hạ sốt, ít gây tác dụng phụ lên đường tiêu hóa

Paralmax có các tính năng nổi bật sau:

- Giảm đau nhanh chóng và hiệu quả với các cơn đau cấp tính và mạn tính như đau đầu, đau bụng kinh, đau khớp, đau răng, đau nhức cơ,

- Hạ sốt nhanh chóng và hiệu quả với các cơn sốt do cảm cúm, viêm họng,

- Chống viêm hiệu quả, giúp giảm sưng, đỏ, nóng, đau do viêm khớp, viêm cơ,

Dạng bào chế tiện lợi: Paralmax có nhiều dạng bào chế khác nhau, phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng như: viên nén sủi bọt, viên nén bao phim, bột sủi bọt…

Bao bì: đẹp mắt, dễ nhận biết, phù hợp với nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng

- Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên.

- Người bị đau đầu, đau răng, đau nhức cơ bắp, đau bụng kinh, đau do viêm khớp.

Phân tích đối thủ cạnh tranh:

Các đối thủ cạnh tranh chính của Paralmax trong thị trường thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm không steroid ở Việt Nam là:

Tên sản phẩm Công ty Công dụng Ảnh

Panadol GSK Giảm đau-hạ sốt

Efferalgan BMS Giảm đau-hạ sốt

Alaxan UIP Kháng viêm- giảm đau-hạ sốt

Decolgen UIP Trị cảm cúm-hạ sốt

Hapacol DHG Giảm đau-hạ sốt

Bảng 2.2: Sản phẩm cạnh tranh với Paralmax

- Panadol: là sản phẩm thuốc giảm đau, hạ sốt tiên phong tại thị trường Việt Nam.

- Efferalgan: là sản phẩm thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm không steroid được sử dụng phổ biến thứ hai ở Việt Nam.

- Alaxan và Decolgen: là sản phẩm giảm đau khi bị đau nhức xương khớp và trị cảm cúm

- Hapacol là thuốc giảm đau – hạ sốt nhanh và là thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam.

Phát triển sản phẩm mới chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng:

Bảng 2.3: Sản phẩm Paralmax của Boston Pharma

Tên sản phẩm Thành phần Ảnh

Paracetamol 500mg Acid ascorbic (vitamin C) 150mg

Paracetamol 500mg Cafein phosphat 30mg

Paracetamol 500mg Cafein phosphat 10mg

Tên sản phẩm Thành phần Ảnh

Chiến lược giá của Paralmax là một chiến lược định giá theo giá trị Chiến lược này dựa trên quan điểm rằng giá của một sản phẩm nên phản ánh giá trị mà sản phẩm đó mang lại cho người tiêu dùng Trong trường hợp của thuốc Paralmax,

Boston cho rằng thuốc này mang lại giá trị cho người tiêu dùng ở chỗ nó giúp giảm đau, hạ sốt hiệu quả và an toàn

Cụ thể, Boston đã định giá thuốc Paralmax ở mức cao hơn so với các loại thuốc giảm đau thông thường khác Tuy nhiên, Boston cũng cung cấp các chương trình trợ giá cho những người có nhu cầu Điều này nhằm đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có thể tiếp cận được với thuốc Paralmax, ngay cả những người có thu nhập thấp.

Chiến lược giá cho Paralmax dựa trên các yếu tố sau:

- Yếu tố kinh tế: Giá thuốc cần phù hợp với khả năng chi trả của người dân Việt Nam Giá bán phụ thuộc vào giá thành sản xuất Đây là yếu tố cơ bản nhất quyết định giá bán của sản phẩm Giá thành sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao, chi phí quản lý,

Yếu tố giá trị quyết định giá thành hợp lý của thuốc Giá trị thuốc phải bao gồm giá trị của dược chất, công nghệ sản xuất, uy tín thương hiệu Chỉ khi phản ánh đúng giá trị sản phẩm, giá thuốc mới được đánh giá là hợp lý, đảm bảo lợi ích người sử dụng.

- - - - - - - - - - - - Yếu tố cạnh tranh: Giá thuốc cần cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường Giá thị trường sẽ là cơ sở để doanh nghiệp định giá sản phẩm của mình sao cho phù hợp và cạnh tranh

Hình 2.8: Giá bán của sản phẩm Paralmax so với các sản phẩm cạnh tranh

(Nguồn: Nhà thuốc An Khang)

Viên sủi Viên nén Extra Viên nén 500mg Viên nén cảm cúm

Ngoài ra, công ty cũng có thể áp dụng các chương trình khuyến mãi, giảm giá để kích thích tiêu thụ sản phẩm Các chương trình khuyến mãi có thể được áp dụng cho tất cả các đối tượng khách hàng hoặc chỉ áp dụng cho một số đối tượng khách hàng cụ thể như: chương trình khuyến mãi giảm giá 10% cho khách hàng mua sản phẩm lần đầu tiên hoặc chương trình tích điểm đổi quà cho khách hàng thân thiết.

Mục tiêu của chiến lược

- Đảm bảo sản phẩm Paralmax có mặt ở tất cả các kênh phân phối chính của Việt Nam, bao gồm: nhà thuốc, bệnh viện, phòng khám, cửa hàng tiện lợi,

- Tăng độ nhận diện thương hiệu Paralmax và tạo ra nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm

- Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm Paralmax so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.

- Tăng doanh số bán hàng của Paralmax. Đối tượng mục tiêu

- Bác sĩ: là những người quyết định kê đơn thuốc cho bệnh nhân.

- Bệnh nhân: là những người có nhu cầu sử dụng thuốc Paralmax.

- Nhà thuốc: là nơi cung cấp thuốc cho bệnh nhân.

Boston Pharma tập trung vào kênh bệnh viện, chủ yếu tại các bệnh viện trung ương và tỉnh Công ty phối hợp chặt chẽ với đội ngũ bác sĩ để giới thiệu sản phẩm Paralmax đến bệnh nhân, tăng cường hoạt động tiếp thị và bán hàng, nhằm nâng cao phạm vi tiếp cận và doanh số cho sản phẩm này.

- Kênh nhà thuốc: Boston Pharma sẽ tiếp tục mở rộng hệ thống nhà phân phối và nhà bán lẻ để đưa sản phẩm Paralmax đến gần hơn với bệnh nhân Boston Pharma sẽ cung cấp các chương trình hỗ trợ cho nhà phân phối và nhà bán lẻ để thúc đẩy doanh số bán hàng.

Ngày đăng: 20/05/2024, 20:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Chi tiêu toàn cầu cho thuốc năm 2010, 2020 và dự báo cho năm 2025 - xây dựng chiến lược marketing mix cho sản phẩm thuốc paralmax của công ty cổ phần dược phẩm boston việt nam
Hình 1.1 Chi tiêu toàn cầu cho thuốc năm 2010, 2020 và dự báo cho năm 2025 (Trang 12)
Hình 1.2: Giá trị thị trường thuốc Việt Nam - xây dựng chiến lược marketing mix cho sản phẩm thuốc paralmax của công ty cổ phần dược phẩm boston việt nam
Hình 1.2 Giá trị thị trường thuốc Việt Nam (Trang 14)
Hình 1.3: Công ty CPDP Boston Việt Nam - xây dựng chiến lược marketing mix cho sản phẩm thuốc paralmax của công ty cổ phần dược phẩm boston việt nam
Hình 1.3 Công ty CPDP Boston Việt Nam (Trang 15)
Hình 1.4: Thành tựu đạt được của Boston Pharma 1.2.2. Tầm nhìn và sứ mệnh [4] - xây dựng chiến lược marketing mix cho sản phẩm thuốc paralmax của công ty cổ phần dược phẩm boston việt nam
Hình 1.4 Thành tựu đạt được của Boston Pharma 1.2.2. Tầm nhìn và sứ mệnh [4] (Trang 17)
Bảng 1.1: Sản phẩm nổi bật của Boston Việt Nam [5] - xây dựng chiến lược marketing mix cho sản phẩm thuốc paralmax của công ty cổ phần dược phẩm boston việt nam
Bảng 1.1 Sản phẩm nổi bật của Boston Việt Nam [5] (Trang 18)
Hình 2.6: Mô hình SWOT 2.1.1. Strengths (Điểm mạnh) - xây dựng chiến lược marketing mix cho sản phẩm thuốc paralmax của công ty cổ phần dược phẩm boston việt nam
Hình 2.6 Mô hình SWOT 2.1.1. Strengths (Điểm mạnh) (Trang 20)
Hình 2.7: Mô hình 4P 2.2.2. Vai trò của chiến lược - xây dựng chiến lược marketing mix cho sản phẩm thuốc paralmax của công ty cổ phần dược phẩm boston việt nam
Hình 2.7 Mô hình 4P 2.2.2. Vai trò của chiến lược (Trang 21)
Bảng 2.2: Sản phẩm cạnh tranh với Paralmax - xây dựng chiến lược marketing mix cho sản phẩm thuốc paralmax của công ty cổ phần dược phẩm boston việt nam
Bảng 2.2 Sản phẩm cạnh tranh với Paralmax (Trang 23)
Bảng 2.3: Sản phẩm Paralmax của Boston Pharma - xây dựng chiến lược marketing mix cho sản phẩm thuốc paralmax của công ty cổ phần dược phẩm boston việt nam
Bảng 2.3 Sản phẩm Paralmax của Boston Pharma (Trang 24)
Hình 2.8: Giá bán của sản phẩm Paralmax so với các sản phẩm cạnh tranh - xây dựng chiến lược marketing mix cho sản phẩm thuốc paralmax của công ty cổ phần dược phẩm boston việt nam
Hình 2.8 Giá bán của sản phẩm Paralmax so với các sản phẩm cạnh tranh (Trang 26)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w