Hồ sơ diễn án hành chính - Khởi kiện yêu cầu hủy Quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc Chương trình đào tạo nghề Luật sư tại Học viện Tư phá
Trang 1HỌC VIỆN TƯ PHÁP
CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-
BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN MÔN: KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA LUẬT SƯ
KHI THAM GIA GIẢI QUYẾT CÁC VỤ, VIỆC HÀNH CHÍNH
MÃ SỐ HỒ SƠ: LS.HC12
Giáo viên hướng dẫn:
Lần diễn: 01
Ngày diễn án: / /
Họ và tên học viên :
Ngày sinh : / /
Lớp : _
Số báo danh : _
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
Trang 2MỤC LỤC
A TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN VÀ NGHIÊN CỨU HỒ SƠ: 1
1 Tư cách đương sự: 1
1.1 Người khởi kiện: bà Nguyễn Thị Tuyết 1
1.2 Người bị kiện: ông Trần Ngọc Minh – Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh G.L 1
1.3 Người làm chứng: 1
2 Tóm tắt nội dung vụ án: 1
3 Nghiên cứu hồ sơ: 3
3.1 Quyền khởi kiện của Người khởi kiện: 3
3.2 Đối tượng khởi kiện và yêu cầu khởi kiện: 3
3.3 Thời hiệu khởi kiện: 3
3.4 Thẩm quyền của Tòa án: 3
3.5 Văn bản pháp luật áp dụng: 4
4 Kế hoạch hỏi với tư cách là luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho Người khởi kiện: 4
4.1 Hỏi Người bị kiện: 4
4.2 Hỏi Người khởi kiện: 5
4.3 Hỏi Người làm chứng: 5
5 Bài dự thảo luận cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Người khởi kiện – Bà Nguyễn Thị Tuyết: 6
Thứ nhất, không có hành vi vi phạm hành chính tại cơ sở kinh doanh nhà trọ Hoàng Lan của bà Nguyễn Thị Tuyết 7
Thứ hai, bà Tuyết không có nghĩa vụ phải chứng minh hành vi vi phạm hành chính của mình, mà nghĩa vụ chứng minh thuộc về cơ quan có thẩm quyền 7
Thứ ba, Biên bản vi phạm hành chính số 11/BB-VPHC ban hành sai về thể thức và căn cứ pháp luật 8
Thứ tư, quyết định xử phạt vi phạm hành chính được ban hành không đúng quy định về thẩm quyền, về thời hạn và về căn cứ pháp lý áp dụng 9
B NHẬN XÉT CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA DIỄN ÁN: 11
Trang 3HỒ SƠ LS.HC 12 KHỞI KIỆN YÊU CẦU HỦY QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
BẢO VỆ NGƯỜI KHỞI KIỆN – NGUYỄN THỊ TUYẾT
1 Tư cách đương sự:
1.1 Người khởi kiện: bà Nguyễn Thị Tuyết
Địa chỉ: Số 241 Lê Lai, Tổ 9, phường Đông Lân, Thành phố P, tỉnh G.L
Người đại diện theo ủy quyền của Người khởi kiện: ông Mai Anh Tuấn (theo Giấy
ủy quyền ngày 19/05/2014 lập tại Phòng Công chứng số 1 tỉnh G.L.)
Địa chỉ: Số 33 Minh Khai, Thành phố P, tỉnh G.L
1.2 Người bị kiện: ông Trần Ngọc Minh – Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tỉnh G.L.
Địa chỉ: Số 06 Trần Hưng Đạo, Thành phố P, tỉnh G.L
Người đại diện theo ủy quyền của Người bị kiện: ông Dương Văn Thành – Phó Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh G.L
1.3 Người làm chứng:
1.3.1 Ông Nguyễn Văn Thường:
Địa chỉ: Trung đoàn X – tỉnh G.L
1.3.2 Bà Nguyễn Thị Lành:
Địa chỉ: Thị trấn Đ.C, tỉnh G.L
1.3.3 Ông Phan Văn:
Địa chỉ: Số 03 Trần Bình Trọng, thị xã K
1.3.4 Bà Nguyễn Thị Thùy:
Địa chỉ: xã Vinh Quang, tỉnh K
2 Tóm tắt nội dung vụ án:
Vào lúc 21 giờ 10 phút, ngày 23/12/2013, Đoàn Thanh tra thuộc Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh G.L đến kiểm tra nhà trọ bình dân Hoàng Lan tại địa chỉ số 241 Lê Lai, Tổ 9, phường Đông Lân, thành phố P, tỉnh G.L do bà Nguyễn Thị Tuyết (sinh năm 1982) làm chủ cơ sở kinh doanh
Sau khi kiểm tra, Đoàn Thanh tra đã căn cứ vào Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012
và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa – thông tin để lập Biên bản vi phạm hành chính số 11/BB-VPHC ngày 23/12/2013 với kết luận có hành vi vi phạm hành chính như sau:
“Tại thời điểm kiểm tra nhà trọ Hoàng Lan, phòng số 11 có ông Nguyễn Văn Thường
và bà Nguyễn Thị Lành không có giấy kết hôn đang quan hệ vợ chồng (quan hệ tình dục); phòng số 9 có ông Phan Văn và bà Nguyễn Thị Thùy không có giấy kết hôn đang ở chung phòng xem ti vi
Trang 4Tại thời điểm kiểm tra tại phòng số 11, chủ cơ sở kinh doanh phòng trọ Hoàng Lan không vào sổ bà Nguyễn Thị Lành
Kết luận chủ cơ sở nhà trọ Hoàng Lan thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra hành vi vi phạm như trên”
Đồng thời, Đoàn Thanh tra tạm giữ Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể số 39A 8005648, đăng ký lần đầu ngày 19/11/2012 cấp cho hộ kinh doanh Nguyễn Thị Tuyết
Lần lượt vào các ngày 29/12/2013, 12/02/2014, và ngày 09/03/2014, bà Tuyết đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh G.L để làm bản tường trình với nội dung chính là do cơ sở kinh doanh mới mở, chưa có kinh nghiệm quản lý nên mong các Sở, ban ngành bỏ qua
Trên cơ sở Biên bản vi phạm hành chính số 11/BB-VPHC, vào ngày 10/03/2014, ông Trần Ngọc Minh – Phó Giám đốc kiêm Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh G.L đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, thể thao
và du lịch số 23/QĐ-XPHC đối với bà Tuyết với hình thức phạt tiền 15.000.000 đồng cùng lý
do xử phạt như sau: “Đã có hành vi vi phạm hành chính: thiếu tinh thần trách nhiệm tạo điều
kiện cho người khác lợi dụng cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để tổ chức hoạt động mại dâm (Áp dụng khoản 1 Điều 25 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ)” Trong đó, Quyết định không đề ngày tháng năm kể từ ngày được
giao quyết định xử phạt và không đề ngày có hiệu lực từ ngày tháng năm nào
Ngày 18/03/2014, Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh G.L ban hành Công văn số 02/2014/CV-TTr về việc đính chính sai sót trên Quyết định số 23/QĐ-XPHC liên quan đến căn cứ pháp lý (Điều 25 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP), ngày được giao quyết định
xử phạt (ngày 17/03/2014) và ngày hiệu lực (Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký)
Ngày 24/03/2014, bà Tuyết đã khiếu nại lần đầu với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 23/QĐ-XP lên Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh G.L
Trên cơ sở đó, ngày 20/04/2014, Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh G.L đã ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại số 01/QĐ-TTr về việc giải quyết đơn khiếu nại xử phạt vi phạm hành chính (lần đầu) với kết luận giữ nguyên Quyết định xử phạt số 23/QĐ-XPHC đối với bà Tuyết
Ngày 02/05/2014, bà Tuyết làm Đơn khởi kiện vụ án hành chính gửi Tòa án nhân dân tỉnh G.L với yêu cầu hủy bỏ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 23/QĐ-XP ngày 10/3/2014 của Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh G.L dựa trên căn cứ Quyết định này hoàn toàn không có căn cứ pháp lý, là quyết định trái pháp luật (việc ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập Biên bản, kể cả thời gian xin gia hạn), xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của bà Tuyết
Ngày 13/05/2014, Tòa án nhân dân tỉnh G.L ban hành Thông báo số 03/2014/TB-THC
về việc thụ lý vụ án hành chính
Ngày 10/09/2014, Tòa án nhân dân tỉnh G.L ban hành Quyết định số
04/2014/QĐST-XX quyết định đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hành chính “Kiện yêu cầu hủy Quyết định xử phạt
vi phạm hành chính số 23/QĐ-XP ngày 10/03/2014 của Chánh Thanh tra Sở Văn Hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh G.L.”
Trang 53 Nghiên cứu hồ sơ:
3.1 Quyền khởi kiện của Người khởi kiện:
pháp luật tố tụng hành chính và năng lực hành vi tố tụng hành chính nên có thể tự mình khởi kiện vụ án hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 117 Luật Tố tụng hành
chính 2015
ngày 10/3/2014 do Chánh thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh G.L ban hành
là quyết định hành chính có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của Bà Nguyễn Thị Tuyết nên bà Nguyễn Thị Tuyết có quyền khởi kiện yêu cầu hủy Quyết định hành chính này theo quy định tại khoản 2 Điều 3 và khoản 1 Điều 115 Luật Tố
tụng hành chính 2015
3.2 Đối tượng khởi kiện và yêu cầu khởi kiện:
− Đối tượng khởi kiện: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn
hóa, thể thao và du lịch số 23/QĐ-XPHC ngày 10/03/2014 do Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh G.L ban hành
− Yêu cầu khởi kiện: Huỷ bỏ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động
văn hóa, thể thao và du lịch số 23/QĐ-XPHC ngày 10/03/2013 do Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh G.L ban hành
3.3 Thời hiệu khởi kiện:
chính 2015 thì thời hiệu khởi kiện là 01 năm, kể từ ngày nhận được hoặc biết được
quyết định hành chính
số 23/QĐ-XPHC vào ngày 10/03/2014 và bà Tuyết đã khởi kiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 23/QĐ-XPHC vào ngày 02/05/2014
Quyết định số 23/QĐ-XP vẫn còn trong thời hiệu khởi kiện là 01 năm
3.4 Thẩm quyền của Tòa án:
cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
“Sở là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”
án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính của
cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó theo thủ tục sở thẩm
Trang 6− Xét thấy, Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 23/QĐ-XPHC được ban hành bởi
Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh G.L thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh G.L – cơ quan nhà nước cấp tỉnh
Nguyễn Thị Tuyết
3.5 Văn bản pháp luật áp dụng:
− Luật Tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015;
− Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 06 năm 2012;
− Pháp lệnh phòng, chống mại dâm số 10/2003/PL-UBTVQH11 của Ủy ban thường vụ
Quốc hội ngày 17 tháng 03 năm 2003;
− Nghị định số 71/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 08 năm 2009 về tổ chức
và hoạt động của Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
− Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 01 năm 2018 quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
− Nghị định số 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo;
− Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống
tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình;
− Nghị định số 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04 tháng 04 năm 2014 quy định tổ
chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
− Thông tư liên tịch số 43/2008/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 06 tháng 06 năm 2008
hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc
Ủy ban nhân dân cấp huyện; và
− Thông tư số 33/2010/TT-BCA của Bộ Công an ngày 05 tháng 10 năm 2010 quy định
cụ thể điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
4 Kế hoạch hỏi với tư cách là luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho Người khởi
kiện:
4.1 Hỏi Người bị kiện:
1) Đoàn Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh G.L đã tiến hành kiểm tra cơ sở
kinh doanh nhà trọ Hoàng Loan của bà Nguyễn Thị Tuyết vào thời gian nào (cụ thể ngày, tháng, năm, giờ bắt đầu kiểm tra và giờ kết thúc kiểm tra)?
2) Biên bản vi phạm hành chính số 11/BB-VPHC ngày 23/12/2013 có ghi nhận hành vi
trao đổi vật chất để đổi lấy hành vi giao cấu của những người có mặt tại thời điểm bị lập biên bản hay không?
3) Có quy định nào của pháp luật yêu cầu chủ cơ sở kinh doanh nhà trọ phải có nghĩa vụ
kiểm tra Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của khách đến thuê phòng không? Nếu có thì quy định đó được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật nào?
Trang 74) Tại sao khi Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 23/QĐ-XPHC ngày 10/03/2014
lại không đề ngày có hiệu lực?
5) Tại sao Biên bản vi phạm hành chính số 11/BB-VPHC được ban hành ngày 23/12/2013
nhưng đến ngày 10/03/2014 thì Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh G.L mới ban hành Quyết định xử phạt số 23/QĐ-XPHC?
6) Tại sao Đoàn Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh G.L lại kéo dài thời gian
ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính?
4.2 Hỏi Người khởi kiện:
1) Trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể số 39A 8005648, đăng ký lần đầu
ngày 19/11/2012, cơ sở kinh doanh của bà đã đăng ký kinh doanh với những ngành, nghề gì?
2) Vào ngày 23/12/2013, khi khách đến thuê phòng, bà có ghi đầy đủ các thông tin của
khách, có kiểm tra các giấy tờ pháp lý cá nhân như chứng minh nhân dân, hộ chiếu của khách hay không ?
3) Đoàn Thanh tra thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh G.L đã kiểm tra cơ sở kinh
doanh nhà trọ Hoàng Lan của bà vào thời gian nào (cụ thể ngày, tháng, năm, giờ bắt đầu kiểm tra và giờ kết thúc kiểm tra)? Sau khi Đoàn kiểm tra, có tiến hành lập biên bản vi phạm hay không? Nếu có, bà có nhận được Biên bản vi phạm hay không? 4) Tại thời điểm lập Biên bản vi phạm, những người có thẩm quyền lập Biên bản có cho
bà đọc lại hoặc đọc cho bà nghe trước khi ký hay không ?
5) Tính từ thời điểm bị lập Biên bản vi phạm đến thời điểm bà nhận được Quyết định xử
phạt là bao nhiêu ngày?
6) Bà đã từng gửi Đơn khiếu nại đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số
23/QĐ-XPHC đến những cơ quan nào và vào thời điểm nào? Kết quả giải quyết khiếu nại như thế nào?
7) Tại sao trong Đơn đề nghị gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh G.L đề ngày
09/03/2014, bà xin được tạo điều kiện để cơ sở kinh doanh nhà trọ Hoàng Lan nộp phạt với khung thấp nhất, nhưng sau đó bà lại khởi kiện vụ án hành chính yêu cầu Quyết định số 23/QĐ-XPHC ngày 10/03/2014?
4.3 Hỏi Người làm chứng:
4.3.1 Hỏi ông Nguyễn Văn Thường và bà Nguyễn Thị Lành:
1) Ông/bà cho biết mối quan hệ giữa ông/bà là như thế nào?
2) Ông/bà có Giấy đăng ký kết hôn hay không?
3) Ông/bà thuê phòng trọ của bà Tuyết với mục đích gì?
4) Chủ cơ sở kinh doanh nhà trọ Hoàng Lan là bà Tuyết có biết về mối quan hệ giữa ông/bà
hay không?
5) Đoàn Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh G.L có mời ông/bà lên làm việc
bao giờ không? Nếu có, kết quả làm việc cụ thể như thế nào?
6) Tại thời điểm kiểm tra, ông/bà có giải thích rõ về hoàn cảnh gia đình là chị Lành xuống
thăm chồng là anh Thường đang làm việc tại Trung đoàn X – G.L hay không?
Trang 84.3.2 Hỏi ông Phan Văn và bà Nguyễn Thị Thùy:
1) Ông/bà cho biết mối quan hệ giữa ông/bà là như thế nào?
2) Ông/bà có Giấy đăng ký kết hôn hay không?
3) Ông/bà thuê phòng trọ của bà Tuyết với mục đích gì?
4) Chủ cơ sở kinh doanh nhà trọ Hoàng Lan là bà Tuyết có biết về mối quan hệ giữa ông/bà
hay không?
5) Đoàn Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh G.L có mời ông/bà lên làm việc
bao giờ không? Nếu có, kết quả làm việc cụ thể như thế nào?
6) Tại thời điểm kiểm tra, ông/bà có giải thích rõ về mối quan hệ và hoàn cảnh gia đình
mình do bà ngoại mất nên chưa thể kết hôn cho Đoàn Thanh tra hiểu hay không?
5 Bài dự thảo luận cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Người khởi kiện – Bà
Nguyễn Thị Tuyết:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
G.L., ngày 30 tháng 09 năm 2014
BẢN LUẬN CỨ
(Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Người khởi kiện trong vụ án hành chính
“Kiện yêu cầu hủy Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 23/QĐ-XP ngày 10/03/2014
của Chánh Thanh tra Sở Văn Hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh G.L.” theo
Thông báo thụ lý số 03/2014/TB-THC về việc thụ lý vụ án hành chính)
Kính thưa Hội đồng xét xử,
Kính thưa đại diện Viện kiểm sát,
Thưa các vị luật sư đồng nghiệp cùng toàn thể mọi người có mặt tại phiên tòa
Tôi là Luật sư đến từ Công ty Luật TNHH LHC thuộc Đoàn Luật sư tỉnh G.L Hôm nay, tại phiên tòa sơ thẩm, được sự yêu cầu của người khởi kiện
và sự đồng ý của Quý tòa, tôi tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
cho người khởi kiện là bà Nguyễn Thị Tuyết trong vụ án hành chính “Khởi kiện quyết định xử
phạt vi phạm hành chính số 23/QĐ-XPHC ngày 10/03/2014 2014 của Chánh thanh tra Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh G.L.” (sau đây gọi tắt là “Quyết định 23”)
Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và kết thúc phần hỏi tại
phiên tòa ngày hôm nay, tôi nhận thấy rằng yêu cầu “tuyên hủy Quyết định xử phạt vi phạm
hành chính số 23/QĐ-XPHC ngày 10/03/2014 do Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tỉnh G.L ban hành” của thân chủ tôi là hoàn toàn có căn cứ bởi những lý do sau đây:
Trang 9Thứ nhất, không có hành vi vi phạm hành chính tại cơ sở kinh doanh nhà trọ Hoàng Lan của bà Nguyễn Thị Tuyết
Theo Quyết định 23, Đoàn Thanh tra đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với
bà Tuyết với lý do: “Đã có hành vi vi phạm hành chính: thiếu tinh thần trách nhiệm tạo điều
kiện cho người khác lợi dụng cơ sở kinh doanh có điều kiện an ninh, trật tự để tổ chức hoạt động mại dâm (Áp dụng khoản 1 Điều 25 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ” Tuy nhiên, tại Biên bản xử lý vi phạm hành chính số 11/BB-VPHC
11 (sau đây gọi tắt là “Biên bản 11”) và các tài liệu, chứng cứ khác đã được cung cấp trong
hồ sơ vụ án, không hề có căn cứ nào để chứng minh rằng đã có hoạt động mại dâm diễn ra tại
cơ sở kinh doanh nhà trọ Hoàng Lan của bà Tuyết
Thậm chí tại các Bản tường trình của những người làm chứng được lập ngày 23/12/2013 đều thể hiện rõ mối quan hệ giữa ông Thường và chị Lành là vợ chồng do hoàn cảnh chồng công tác xa nên đến thuê nhà trọ Hoàng Lan hay mối quan hệ giữa anh Văn và chị Lành đã ở giai đoạn chuẩn bị cưới hỏi, nhưng do hoàn cảnh bà ngoại mất nên phải hoãn cưới
Ngoài ra, khoản 1, khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 3 Pháp lệnh Phòng, chống
mại dâm 2003 có giải thích về hành vi bán dâm, mua dâm, chứa mại dâm và tổ chức hoạt động
mại dâm như sau:
“1 Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác
2 Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu
4 Chứa mại dâm là hành vi sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương tiện để thực hiện việc mua dâm, bán dâm
5 Tổ chức hoạt động mại dâm là hành vi bố trí, sắp xếp để thực hiện việc mua dâm, bán dâm.”
Trong khi đó, Biên bản 11 chỉ mô tả hành vi của các khách thuê trọ tại phòng số 11 của nhà trọ Hoàng Lan là hành vi quan hệ nam nữ (quan hệ tình dục), mà không đề cấp đến bất kỳ
sự trao đổi tiền bạc hoặc lợi ích vật chất nào khác liên quan đến hành vi quan hệ tình dục Do
đó, Đoàn Thanh tra không hề làm rõ có hay không hoạt động mại dâm tại cơ sở kinh doanh Hoàng Lan, mà chỉ dựa vào ý chỉ chủ quan để kết luận
Từ các lẽ trên, hoàn toàn không có hành vi vi phạm hành chính như được đề cập tại
Biên bản 11 và trên cơ sở đó, không có căn cứ để ban hành Quyết định 23
Thứ hai, bà Tuyết không có nghĩa vụ phải chứng minh hành vi vi phạm hành chính của mình, mà nghĩa vụ chứng minh thuộc về cơ quan có thẩm quyền
Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012,
“Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính” Do đó, nghĩa
vụ chứng minh bà Tuyết có tạo điều kiện cho người khác để tổ chức mại dâm hay không là thuộc về các cơ quan chức năng có thẩm quyền Trong khi đó, xuyên suốt quá trình khiếu nại, giải quyết vụ việc, Thanh tra Sở liên tục yêu cầu bà Tuyết phải chứng minh mình không có hành vi vi phạm bằng cách phải cung cấp Giấy đăng ký kết hôn của các khách đến thuê trọ Điều này đã được chính phía Đoàn Thanh tra Sở thừa nhận tại Biên bản số 01/BB-TTr về việc
gặp gỡ, đối thoại ngày 27/03/2014 như sau: “Thanh tra Sở đã tạo điều kiện cho cơ sở đưa giấy
Trang 10đăng ký kết hôn của khách nhưng đến ngày 09/03/2014, cơ sở vẫn chưa được giấy đăng ký kết hôn” Yêu cầu này của Đoàn thanh trả Sở là trái với nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
Ngoài ra, Thông tư số 33/2010/TT-BCA của Bộ Công an ngày 05 tháng 10 năm 2021 quy định cụ thể điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều
kiện thay thế Thông tư số 02/2001/TT-BCA đã huỷ bỏ quy định “tổ chức, cá nhân hoạt động
ngành nghề cho thuê lưu trú phải bố trí phòng nghỉ nam riêng, nữ riêng (trừ trường hợp là gia đình, vợ chồng)”
Hơn nữa, theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 6 Thông tư số 33/2010/TT-BCA,
“Người đến lưu trú có trách nhiệm xuất trình một trong các loại giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân; Hộ chiếu; các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam cấp; giấy xác nhận cử đi công tác của cơ quan, tổ chức; xác nhận của cơ quan đến liên hệ công tác; xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.” nên khách đến thuê phòng trọ
không có nghĩa vụ phải xuất trình Giấy đăng ký kết hôn
Với những căn cứ trên, bà Tuyết hoàn toàn không có nghĩa vụ phải yêu cầu các khách thuê phòng là ông Thường và bà Lành, ông Văn và bà Thùy phải chứng minh họ là vợ chồng hợp pháp hoặc yêu cầu họ xuất trình Giấy đăng ký kết hôn thì mới cho thuê phòng
Vì vậy, việc Thanh tra Sở yêu cầu bà Tuyết chứng minh mình không có hành vi vi phạm bằng cách phải cung cấp Giấy đăng ký kết hôn của các khách đến thuê phòng là không đúng với quy định pháp luật
Thứ ba, Biên bản vi phạm hành chính số 11/BB-VPHC ban hành sai về thể thức và căn cứ pháp luật
Về thể thức:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì: “Biên
bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm
giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến,
người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện
của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình
Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải
có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.”
Theo đó, tại phần ký tên của Biên bản 11 có chữ ký của nhữnh người làm chứng (người chứng kiến) là Nguyễn Văn Thường, Phan Văn, Nguyễn Thị Lành, nhưng tại phần đầu Biên bản lại không ghi bất kỳ thông tin nào của những người này
Như vậy, có thể khẳng định việc lập Biên bản 11 của Đoàn kiểm tra đã vi phạm nghiêm trọng về mặt thể thức
Về cơ sở pháp lý áp dụng:
Đoàn Thanh tra Sở đã lập Biên bản 11 vào ngày 23/12/2013 và căn cứ vào Nghị định
số 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính