1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hồ sơ diễn án hình sự - Ngô Đình hoàng chống người thi hành công vụ

11 12 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hồ sơ diễn án hình sự - Ngô Đình Hoàng chống người thi hành công vụ
Tác giả Ngô Đình Hoàng
Trường học Học viện tư pháp
Chuyên ngành Kỹ năng cơ bản của luật sư khi tham gia giải quyết các vụ án hình sự
Thể loại bài thu hoạch
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 723,46 KB

Nội dung

Hồ sơ diễn án hình sự - Ngô Đình hoàng chống người thi hành công vụ thuộc Chương trình đào tạo nghề Luật sư của Học viện tư pháp

Trang 1

HỌC VIỆN TƯ PHÁP

CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-

BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN MÔN: KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA LUẬT SƯ KHI THAM GIA GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ

MÃ SỐ HỒ SƠ: LS.HS25

Giáo viên hướng dẫn: _

Lần diễn: 03

Ngày diễn án: / /

Vai diễn: Bị cáo

Họ và tên học viên :

Số báo danh : _

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm

Trang 2

MỤC LỤC

A TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN VÀ NGHIÊN CỨU HỒ SƠ: 1

1 Tóm tắt nội dung vụ án: 1

2 Người tham gia tố tụng: 2

3 Văn bản pháp luật áp dụng: 2

4 Kế hoạch hỏi tại phiên tòa: 3

4.1 Hỏi Bị cáo Ngô Đình Hoàng: 3

4.2 Hỏi Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan – anh Trần Hoài Phương: 3

4.3 Hỏi Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan – anh Nguyễn Văn Nam: 4

4.4 Hỏi Người làm chứng – anh Nguyễn Lê Linh: 4

B BÀI DỰ THẢO LUẬN CỨ: 4

1 Định hướng bào chữa cho Bị cáo Ngô Đình Hoàng: 4

2 Bài dự thảo luận cứ bảo vệ cho Bị cáo Ngô Đình Hoàng: 5

Thứ nhất, bị cáo Ngô Đình Hoàng hoàn toàn không có hành động dùng vũ lực, hay đe dọa dùng vũ lực nào để chống trả người đang thi hành công vụ 7

Thứ hai, bị cáo Ngô Đình Hoàng hoàn toàn không có hành vi cố ý chống đối người thi hành công vụ 8

Thứ ba, xuất phát từ hoàn cảnh cá nhân mà Bị cáo Ngô Đình Hoàng mới có những hành vi không phù hợp với người thi hành công vụ 9

Trang 3

HỒ SƠ LS.HS 25 NGÔ ĐÌNH HOÀNG CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ

Thực hiện kế hoạch số 141/HK-CAHN-PV11 ngày 08/10/2017 của Công an thành phố

Hà Nội, tổ công tác Y13/KH141/PV11 Công an TP Hà Nội do anh Vũ Mạnh Nam (Phó đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông số 7) làm tổ trưởng cùng với các anh Trần Hoài Phương (Cán

bộ Cảnh sát hình sự); Nguyễn Văn Chính (Cán bộ đội Cảnh sát giao thông số 7); Đinh Văn Nguyện (Cán bộ đội Cảnh sát giao thông số 7) và một số người khác làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại ngã ba Phạm Văn Đồng – Trần Quốc Hoàn thuộc địa phận phường Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội trong khoảng thời gian từ 22 giờ 00 phút ngày 08/10/2017 đến 0 giờ 00 phút ngày 09/10/2017

Khoảng 22 giờ 30 phút ngày 08/10/2017, anh Chính phát hiện anh Ngô Đình Hoàng (sinh năm: 1990, trú tại Thôn Vân Thu, xã Hà Vân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) điều khiển xe máy nhãn hiệu Honda Wave, màu trắng – xám, BKS: 29E1 – 561.51 lưu thông trên đường Phạm Văn Đồng theo hướng đi Phạm Hùng, phía sau chở theo 02 người khách nên đã

ra hiệu lệnh dừng xe, hướng dẫn dắt xe vào trong khu vực kiểm tra hành chính đã được căng dây phản quang của tổ công tác để làm việc Khi đó, anh Hoàng chấp hành, dắt xe vào trong khu vực căng dây, còn hai người khách đi xe của Hoàng đã lợi dụng sơ hở bỏ đi

Lúc này, được lệnh chỉ đạo của anh Nam, anh Phương mặc thường phục, tay phải đeo băng đỏ có dòng chữ 141-CAHN tiến hành kiểm tra hành chính với anh Hoàng, yêu cầu anh Hoàng xuất trình giấy tờ xe và tự bỏ các đồ vật trong người ra để kiểm tra Theo yêu cầu, anh Hoàng đã lấy ví tiền và điện thoại để lên yên xe nhưng do không mang theo giấy tờ đăng ký xe nên anh Phương cầm chìa khóa xe để lên bàn làm việc, hướng dẫn Hoàng đến gặp anh Nguyện

để giải quyết tiếp

Anh Nguyện giải thích cho anh Hoàng biết lỗi vi phạm của anh Hoàng theo quy định thì phải tạm giữ phương tiện, nhưng anh Hoàng xin không bị tạm giữ xe máy Sau khi xin

không được thì anh Hoàng đã có lời lẽ lăng mạ, chửi bới tổ công tác: “Đ.m chúng mày là gì

mà giữ xe của tao, xe của tao có phải ăn cướp đâu mà chúng mày giữ” Khi anh Phương yêu

cầu anh Hoàng không được chửi nữa thì anh Hoàng lấy ví, rút tiền ra ném xuống đất trước mặt

tổ công tác, rồi nói: “Bây giờ các anh cần gì ở tôi, tiền tôi có rất nhiều, giấy tờ xe tôi để ở nhà”

Mặc cho anh Nam giải thích cho anh Hoàng biết lỗi vi phạm, anh Hoàng vẫn cố ý chỉ tay về phía tổ công tác, tiếp tục chửi mắng Thấy vậy, anh Phương đi đến dùng tay kéo anh Hoàng ra khỏi khu vực đã căng dây phản quang để tổ công tác tiếp tục làm việc, nhưng anh Hoàng dùng tay phải gạt tay anh Phương ra và tiếp tục xông vào trong khu vực căng dây phản quang, chỉ tay về phía tổ công tác, chửi mắng Nhận thấy hành vi của Hoàng gây mất an ninh trật tự, làm gián đoạn nhiệm vụ của tổ công tác nên anh Phương cùng một số anh trong tổ công tác đã ra khống chế anh Hoàng, quật ngã xuống đất Trong quá trình bị khống chế, anh Hoàng

đã chống cự, dùng tay túm tóc và túm cổ anh Phương đẩy ra

Trang 4

Hành vi của anh Hoàng đã cản trở, làm gián đoạn việc thực thi nhiệm vụ của tổ công tác trong khoảng 15 phút Do đó, tổ công tác đã bắt giữ Hoàng và bàn giao cho Công an phường Mai Dịch để làm rõ

Sau đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Cầu Giấy đã ra Quyết định khởi tố vụ

án hình sự số 262/CQĐT ngày 20/09/2018, Quyết định khởi tố bị can số 359/CQĐT ngày 20/09/2018 về Tội Chống người thi hành công vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 330 Bộ luật

Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, đồng thời ra Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú số 209/CQĐT

ngày 20/09/2018, Quyết định tạm hoãn xuất cảnh số 120 ngày 20/09/2018 đối với bị can Ngô Đình Hoàng để phục vụ hoạt động điều tra, xử lý tội phạm liên quan đến hành vi chống người thi hành công vụ

Bị cáo: anh Ngô Đình Hoàng Sinh năm: 1990

Hộ khẩu thường trú và nơi cư trú: Thôn Vân Thu, xã Hà Vân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa;

Tiền án, tiền sự: Không có

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

Hộ khẩu thường trú và nơi cư trú: P509 Chung cư 8C, phường Bách Khoa, quận Hai

Bà Trưng, Thành phố Hà Nội

Người làm chứng:

Hộ khẩu thường trú: Xóm 9, xã Phúc Tấn, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Nơi cư trú: Số 5, ngõ 99 Xuân La, quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội

Hộ khẩu thường trú và nơi cư trú: P104, C3, Tập thể Nam Đồng, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội

− Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, sửa đổi, bổ sung bởi

Luật số 12/2017/QH14 ngày 20 tháng 06 năm 2017;

− Bộ luật Tố tụng Hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, sửa đổi, bổ

sung bởi Luật số 02/2021/QH15 ngày 12 tháng 11 năm 2021;

− Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống

tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình;

− Nghị định số 208/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định

các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ;

− Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 05 năm 2016 của Chính phủ quy định xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

Trang 5

4 Kế hoạch hỏi tại phiên tòa:

Tư cách hỏi: Luật sư bào chữa cho Bị cáo Ngô Đình Hoàng

Định hướng bào chữa: Quá trình bào chữa nhằm xác định không có cơ sở để buộc Tội

Chống người thi hành công vụ đối với Bị cáo Ngô Đình Hoàng

Mục đích hỏi: Đặt câu hỏi để làm rõ việc Viện kiểm sát truy tố Bị cáo về Tội Chống

người thi hành công vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 là không có cơ sở

4.1 Hỏi Bị cáo Ngô Đình Hoàng:

1) Vào tối ngày 08/10/2017, Bị cáo Hoàng đã bị tổ công tác của Nam bắt giữ xe vì

vi phạm gì?

2) Khi làm việc với Bị cáo Hoàng, tổ công tác có tuân thủ đúng quy trình là phải

giới thiệu chức vụ với Bị cáo hay không? Bị cáo Hoàng có biết những người đó thuộc lực lượng nào không? Lý do tại sao Bị cáo biết?

3) Bị cáo Hoàng cho biết ai là người trực tiếp làm việc, kiểm tra hành chính đối

với Bị cáo? Đặc điểm của người đó như thế nào?

4) Khi xảy ra vụ việc, Bị cáo Hoàng đã làm việc với tổ công tác làm nhiệm vụ

trong khoảng thời gian bao lâu?

5) Khi xin đừng tạm giữ xe máy không được, Bị cáo Hoàng đã có những lời nói

và hành động như thế nào đối với tổ công tác?

6) Tại sao Bị cáo lại chửi bới, lăng mạ lực lượng thi hành nhiệm vụ?

7) Tổ công tác thực hiện nhiệm vụ đã có hành vi gì khi Bị cáo chửi bới tổ công

tác? Bị cáo có nhớ rõ hành vi của mỗi người tại thời điểm đó không?

8) Bị cáo Hoàng có biết rõ ai là người đã vật Bị cáo xuống đường không?

9) Bị cáo có bị thương gì trong quá trình bị tổ công tác khống chế mình không?

4.2 Hỏi Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan – anh Trần Hoài Phương:

1) Chỉ có duy nhất anh Phương là người trực tiếp làm việc xử lý sai phạm của Bị

cáo Hoàng hay còn thành viên nào khác trong tổ công tác cùng làm nhiệm vụ nữa?

2) Anh Phương hãy mô tả trang phục mà anh mặc khi tiến hành kiểm tra giấy tờ

xe máy của Bị cáo Hoàng?

3) Tại sao anh Phương lại mặc thường phục khi làm nhiệm vụ tại chốt? Anh

Phương tự ý mặc thường phục hay đã được sự cho phép của cấp trên trước đó? 4) Ai là người đã giao nhiệm vụ cho anh Phương để làm việc với Bị cáo Hoàng?

Anh Nam có biết việc này hay không?

5) Anh Phương đã có những lời nói, hành động gì khi thực hiện nhiệm vụ? 6) Lý do tại sao anh Phương lại quật ngã Bị cáo Hoàng? Khi bị khống chế, quật

ngã thì Bị cáo Hoàng đã có hành động phản kháng gì?

7) Quá trình khống chế Bị cáo Hoàng có gây thương tích gì cho ai hay không? Có

những ai tham gia khống chế Bị cáo Hoàng?

Trang 6

4.3 Hỏi Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan – anh Nguyễn Văn Nam:

1) Anh Nam cho biết quá trình xảy ra sự việc vào tối ngày 08/10/2017 kéo dài

trong khoảng bao lâu? Anh Nam có chứng kiến toàn bộ sự việc ngay từ đầu hay không?

2) Anh Nam hãy miêu tả lại đặc điểm của người vi phạm giao thông và đồng chí

khống chế?

3) Anh Nam có nghe thấy lời lăng mạ, chửi tục nào không?

4) Anh Nam có nhìn thấy hành vi chống trả nào từ phía Bị cáo Hoàng hay không? 5) Anh Nam có nhìn thấy thương tích gì trong quá trình khống chế Bị cáo Hoàng

hay không?

6) Anh Nam cho biết ai là người trực tiếp khống chế Bị cáo Hoàng?

4.4 Hỏi Người làm chứng – anh Nguyễn Lê Linh:

1) Anh Linh hãy mô tả lại sự việc tối ngày 08/10/2017? Khi quan sát sự việc, anh

Linh đứng từ vị trí nào?

2) Theo quan sát của anh Linh, khi xảy ra sự việc chống đối của anh Hoàng thì tổ

công tác 141 có tiếp tục làm nhiệm vụ hay không?

3) Anh Linh cho biết lực lượng 141 đã khống chế Hoàng cụ thể như thế nào? 4) Ngoài hành vi lăng mạ, xúc phạm tổ công tác 141 thì anh Hoàng còn có hành vi

nào khác không?

Theo bản Cáo trạng số 276/CT-VKSCG ngày 14/11/2018 của Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Bị cáo Ngô Đình Hoàng bị buộc Tội Chống người thi hành công vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 330 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017

Với tư cách là người bào chữa cho Bị cáo Ngô Đình Hoàng, qua nghiên cứu hồ sơ vụ

án, lời khai của Bị cáo, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, cùng các tài liệu thu thập được trong quá trình điều tra, xét thấy hành vi của Bị cáo Ngô Đình Hoàng chưa

đủ yếu tố cấu thành tội phạm nên định hướng bào chữa cho Bị cáo Hoàng sẽ theo hướng yêu cầu Tòa án tuyên Ngô Đình Hoàng vô tội với căn cứ hành vi của Ngô Đình Hoàng chưa đủ yếu

tố cấu thành Tội Chống người thi hành công vụ

Trang 7

2 Bài dự thảo luận cứ bảo vệ cho Bị cáo Ngô Đình Hoàng:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc



Cầu Giấy, ngày _ tháng _ năm _

BẢN LUẬN CỨ

(Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Bị cáo Ngô Đình Hoàng trong vụ án hình sự “Chống người thi hành công vụ) Kính thưa Hội đồng xét xử,

Kính thưa đại diện Viện kiểm sát,

Thưa các vị luật sư đồng nghiệp cùng toàn thể mọi người có mặt tại phiên tòa

Tôi là Luật sư _ đến từ Văn phòng Luật sư Cầu Giấy thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội Hôm nay, tại phiên tòa sơ thẩm, được sự yêu cầu của

Bị cáo và sự đồng ý của Quý tòa, tôi tham gia phiên tòa với tư cách là Luật sư bào chữa cho Bị cáo là anh Ngô Đình Hoàng bị Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội truy tố về Tội Chống người thi hành công vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 330 Bộ luật Hình

sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 (“BLHS 2015”)

Sau khi nghiên cứu các tình tiết, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án kết hợp với quá trình thẩm tra những chứng cứ và lời khai của các đương sự, bị cáo tại phiên tòa cũng như Cáo trạng của Viện kiểm sát Nhân dân quận Cầu Giấy, tôi khẳng định rằng thân chủ tôi không có hành

vi phạm Tội Chống người thi hành công vụ như lời buộc tội của vị đại diện Viện Kiểm sát

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 330 BLHS 2015 về Tội Chống người thi hành

công vụ thì “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở

người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 208/2013/NĐ-CP quy định các biện

pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ thì “Hành vi chống

người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao”

Theo đó, để một hành vi bị xem là hành vi chống người thi hành công vụ thì trước hết hành vi đó phải là hành vi có dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực (như đánh, đập, đạp, trói…) hoặc dùng thủ đoạn khác (như lăng mạ, bôi nhọ hoặc vu khống ) với mục đích để cưỡng ép người thi hành công vụ phải thực hiện hành vi trái pháp luật

Trang 8

Trên cơ sở đó, các yếu tố cấu thành Tội Chống người thi hành công vụ bao gồm:

Tội Chống người thi hành công vụ xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ của những người đang thi hành công vụ và thông qua đó xâm phạm đến hoạt động của nhà nước về quản

lý hành chính trong lĩnh vực thi hành nhiệm vụ công

Chủ thể của Tội Chống người thi hành công vụ là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ theo luật định

Về hành vi: Tồn tại hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác

cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật Cụ thể, người phạm tội có thể có những hành vi sau:

– “Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ” là dùng sức mạnh vật chất tấn công

trực tiếp người đang thi hành công vụ (đấm, đâm, chém )

– “Đe doạ dùng vũ lực” là dùng lời nói, cử chỉ có tính răn đe, uy hiếp khiến người thi

hành công vụ sợ hãi, phải chấm dứt việc thực thi công vụ Trong đó, sự đe doạ là thực tế có

cơ sở để người bị đe doạ tin rằng lời đe doạ sẽ biến thành hiện thực

– “Cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật” là khống chế, ép buộc người

thi hành công vụ phải làm những điều trái với chức năng, quyền hạn của họ hoặc không làm những việc thuộc chức năng quyền hạn của họ

– “Các thủ đoạn khác chống người thi hành công vụ” là hành vi bôi nhọ, vu khống, đe

doạ sẽ cung cấp những tin tức bất lợi cho người thi hành công vụ…

Về mục đích: Tất cả các hành vi nói trên của người phạm tội được thực hiện đối với

đối tượng tác động là người thi hành công vụ nhằm mục đích ngăn cản người thi hành công vụ thực hiện công vụ của mình hoặc buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật

Như vậy, Tội phạm chỉ hoàn thành khi người phạm tội có một trong những hành vi nêu trên để ngăn cản người thi hành công vụ thực hiện công vụ của mình hoặc buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật Trong đó, việc người thi hành công vụ có nghe theo yêu cầu của người phạm tội hay không không có ý nghĩa định tội

Người phạm tội thực hiện hành vi này với lỗi cố ý trực tiếp, tức người phạm tội hoàn toàn biết mình đang cản trở người thi hành công vụ hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ làm

trái pháp luật

Như vậy, nếu một người khi thực hiện hành vi mà không biết là mình đang cản trở người thi hành công vụ hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật, có cơ sở chính đáng thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng nếu có gây thương tích hoặc chết người

Từ những yếu tố cấu thành tội phạm vừa phân tích, có thể khẳng định thân chủ của tôi – anh Ngô Đình Hoàng hoàn toàn không thỏa mãn đầy đủ mặt khách quan để cấu thành Tội Chống người thi hành công vụ bởi các lý do sau đây:

Trang 9

Thứ nhất, bị cáo Ngô Đình Hoàng hoàn toàn không có hành động dùng vũ lực, hay

đe dọa dùng vũ lực nào để chống trả người đang thi hành công vụ

Theo Bản kết luận điều tra vụ án hình sự, đề nghị truy tố số 292/KLĐT ngày 31/10/2018

và Bản Cáo trạng số 276/CT-VKSCG ngày 14/11/2018 của Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội thì vào tối ngày 08/10/2017, Bị cáo Hoàng đã điều khiển xe máy và chở quá số người theo quy định (chở 02 người) và khi được đồng chí Chính yêu cầu dừng xe thì Bị cáo Hoàng đã tuân thủ dừng xe vào khu vực làm nhiệm vụ của tổ công tác 141 để kiểm tra hành chính Lúc này, theo yêu cầu của đồng chí Nam, đồng chí Phương (đang mặc thường phục và có đeo băng đỏ ghi 141-CAHN), Bị cáo Hoàng cũng đã chấp hành bỏ ví tiền, điện thoại lên yên xe của bị cáo để đồng chí Phương kiểm tra mà không hề phản kháng hay chống đối với yêu cầu của đồng chí Phương Tuy nhiên, do không mang theo giấy tờ như được yêu cầu nên Bị báo Hoàng đã thành khẩn khai nhận là không mang và có ngỏ ý muốn xin được được tha Lúc này, đồng chí Phương lại yêu cầu Bị cáo đưa chìa khóa xe rồi bảo Bị cáo đi theo đến bàn làm việc của 02 cảnh sát giao thông khác và để lại chìa khóa xe lên bàn Sau khi đã biết vi phạm của Bị cáo Hoàng thì cán bộ cảnh sát nói buộc phải giữ xe của Bị cáo lại Bị cáo Hoàng có xin cán bộ cảnh sát giao thông tạo điều kiện cho Bị cáo được lấy xe sớm nhưng cán

bộ cảnh sát giao thông không đồng ý Chỉ vì xin nhiều lần mà không được nên Bị cáo mới bực tức rồi đòi lại chìa khóa và bắt đầu to tiếng với tổ công tác

Có thể nhận định rằng trong suốt toàn bộ quá trình xảy ra sự việc, Bị cáo Hoàng luôn chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của các đồng chí thực hiện nhiệm vụ, mà không hề có ý định chống trả hay kháng cự lại Điều này được thể hiện rất rõ tại tất cả các biên bản ghi lời khai, biên bản báo cáo vụ việc từ cả Bị cáo Hoàng và những người có liên quan tại các bút lục số 45,

47, 50, 52, 80, 82 và 85

Kể cả khi bực tức vì bị yêu cầu kiểm tra nhiều lần, Bị cáo cũng chỉ dừng lại ở hành vi

tự ý lấy ví và cầm hết tiền trong ví ném xuống đất trước mặt tổ công tác rồi nói: “Bây giờ các

anh cần gì ở tôi, tôi có rất nhiều tiền, giấy tờ xe tôi có nhưng để ở nhà” (Bút lục 54), chứ Bị

cáo không hề có bất kỳ hành vi đe dọa, phản kháng nào khác

Hơn nữa, khi bị yêu cầu xuất trình giấy tờ nhiều lần, và đã nói là không mang mà các đồng chí vẫn một mực yêu cầu phải có giấy tờ mới giải quyết, thì hành vi của Bị cáo cũng chỉ dừng lại ở mức độ bực tức, chỉ tay vào tổ công tác và nói vài câu Sau khi bị anh Phương kéo tay ra, Bị cáo cũng chỉ hất tay anh Phương ra, chứ không có hành vi dùng vũ lực hay phản kháng gì khác Sau đó, anh Phương liền xông vào dùng tay choàng vào vai để ghì Bị cáo ngã xuống Theo phản xạ tự nhiên thì anh Hoàng chỉ cố tìm cách để thoát khỏi sự khống chế và đang trong tâm trạng kích động nên có dùng tay túm tóc kéo ra đằng sau với mục đích chỉ là

để ngồi dậy, nhưng vẫn không được Theo xác nhận, không có ai bị thương tích gì (từ Bút lục

số 80 đến số 85)

Đồng thời, theo lời khai của những nhân chứng có mặt tại hiện trường là anh Long và anh Linh thì anh Hoàng không hề có hành vi đánh đập hay dùng vũ lực đối với bất kỳ ai (Bút lục số 103 và 113)

Tóm lại, hành vi túm tóc anh Phương của Bị cáo Hoàng chỉ nhằm mục đích tự vệ với mong muốn thoát khỏi sự khống chế, chứ không được xem là dùng vũ lực, bởi lẽ chỉ được xem

là dùng vũ lực khi dùng sức mạnh thể chất (có hoặc không có công cụ, phương tiện) tác động

Trang 10

hoặc đe dọa sẽ tác động đến thân thể người khác làm người này không thể hoặc không dám kháng cự chống lại ý muốn và việc làm của mình Trong tình huống này, hành vi túm tóc của anh Phương không đủ sức mạnh thể chất để khiến anh Phương không thể hoặc không dám kháng cự

Từ những phân tích ở trên, có thể khẳng định Bị cáo Hoàng hoàn toàn không có hành động, vũ lực, hay đe dọa dùng vũ lực nào để chống trả người đang thi hành nhiệm vụ, bởi lẽ Bị cáo Hoàng hoàn toàn bị động với những hành động áp đảo của anh Phương

Thứ hai, bị cáo Ngô Đình Hoàng hoàn toàn không có hành vi cố ý chống đối người thi hành công vụ

Như đã phân tích, hành vi của Bị cáo Hoàng chỉ là dừng lại ở việc lấy lại ví và chìa khóa xe mà Bị cáo đã để lên trên bàn làm việc của tổ công tác, chứ Bị cáo không hề có bất kỳ hành động đe dọa nào Bị cáo cũng đã rất hợp tác để đội công tác 141 hoàn thành nhiệm vụ, chứ không hề làm khó hay cố tình không chấp hành, gây khó khăn cho tổ công tác trong quá trình thực hiện công vụ được giao Bị cáo nhận thức rõ hành vi của mình là vi phạm nên đã xin

và trình bày để được giải quyết sự việc sớm để về nhà vì trời cũng đã khuya

Hơn nữa, trong toàn bộ biên bản ghi lời khai và tại phiên tòa hôm nay, có thể thấy rằng

Bị cáo không thực hiện hành vi trên với chủ đích “có lỗi”, mà chỉ là Bị cáo vì quá bức xúc nên mới có những lời nói khó nghe đối với tổ công tác Suy cho cùng, đó cũng chỉ là hành vi bộc phát khi bị tổ công tác giam giữ xe – phương tiện kiếm sống của Bị cáo và gia đình, chứ Bị cáo hoàn toàn không biết rằng với hành vi như vậy, Bị cáo có thể cản trở người thi hành công vụ Đồng thời, trong toàn bộ hồ sơ của Bị cáo, hoàn toàn không ghi nhận thương tích của bất kỳ

ai, cho thấy hành vi của Bị cáo chỉ mang tính bộc phát, chứ không có chủ đích cố tình chống đối người thi hành công vụ

Thông qua những lập luận trên đây, có thể thấy rằng việc Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội đề nghị truy tố Tội Chống người thi hành công vụ đối với Bị cáo Ngô Đình Hoàng là chưa đủ cơ sở, thiếu tính thuyết phục bởi xét theo các lập luận trên thì hoàn toàn không đủ yếu tố khách quan để cấu thành tội phạm

Thực tế, thông qua quá trình tìm hiểu quy định pháp luật, hành vi của Bị cáo Hoàng chỉ

vi phạm quy định về lĩnh vực hành chính với hành vi “có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ,

20 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an

ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, chứ hành vi này chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như cáo trạng đã truy tố

“Điều 20 Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người

thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ

2 Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;…”

Ngày đăng: 20/05/2024, 15:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w