6CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CUNG CÁC ĐIỂM HẤP DẪN DU LỊCH TẠI QUẢNG NINH CHO KHÁCH TRUNG QUỐC .... Phân tích thực trạng phát triển thị trường cung các điểm hấp dẫn du lị
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH - -
BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: KINH TẾ DU LỊCH
Đề tài: Phát triển thị trường cung các điểm hấp dẫn du lịch tại Quảng Ninh
cho khách Trung Quốc
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Nguyên Hồng Nhóm : 04
Lớp học phần: 231_TEMG2711_01
Hà Nội, 2023
Trang 2BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ NHÓM 4
38 Nguyễn Thảo Huyền 20D251018 Chương 3
39 Nguyễn Thị Khánh Huyền 20D251078 Làm 2.2
40 Phạm Thanh Huyền 20D251019 Làm 2.2
41 Vũ Nguyễn Hương Huyền 20D251079 Làm 2.3
43 Phạm Thị Mai Hương 20D251080 Chương 3
44 Vũ Thị Thanh Hương 20D251021 Làm 2.1
45 Nguyễn Thuý Hường 20D251022 PowerPoint
46 Nguyễn Thị Ngọc Khánh
(Nhóm trưởng)
20D251023 Tổng hợp nội
dung
Word
Trang 3Trường đại học thương mại
Khoa: Khách sạn – Du lịch
Lớp HP: 231_TEMG2711_01
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập – tự do – hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
1 Thành phần tham dự:
- tất cả các thành viên nhóm 4
2 Thời gian và địa điểm làm việc:
- Thời gian: 20h00 ngày 07/10/2023
- Địa điểm: họp online bằng messenger
3 Mục đích cuộc họp:
- Lên kế hoạch chi tiết đề tài
- Tìm kiếm các tư liệu liên quan
- Phân công công việc cụ thể cho từng thành viên
4 Đánh giá chung
- Nhóm làm việc sôi nổi, hiệu quả, nghiêm túc
Nhóm trưởng Nguyễn Thị Ngọc Khánh
Trang 4MỤC LỤC
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CUNG CÁC ĐIỂM HẤP DẪN DU LỊCH 5
1.1 Khái niệm về cung các điểm hấp dẫn du lịch 5
1.2 Đặc điểm của cung các điểm hấp dẫn du lịch 5
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cung các điểm hấp dẫn du lịch 6
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CUNG CÁC ĐIỂM HẤP DẪN DU LỊCH TẠI QUẢNG NINH CHO KHÁCH TRUNG QUỐC 7
2.1 Đặc điểm, thị hiếu và nhu cầu về điểm hấp dẫn du lịch tại Quảng Ninh của khách Trung Quốc 7
2.1.1 Đặc điểm thị trường khách Trung Quốc 7
2.1.2 Thị hiếu và nhu cầu về điểm hấp dẫn du lịch tại Quảng Ninh của khách Trung Quốc 8
2.2 Phân tích thực trạng phát triển thị trường cung các điểm hấp dẫn du lịch tại Quảng Ninh cho khách Trung Quốc 9
2.2.1 Đặc điểm của cung các điểm hấp dẫn du lịch tại Quảng Ninh 9
2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường cung các điểm hấp dẫn du lịch tại Quảng Ninh cho khách Trung Quốc 10
2.3 Đánh giá chung sự phát triển thị trường cung các điểm hấp dẫn du lịch tại Quảng Ninh cho khách Trung Quốc 12
2.3.1 Ưu điểm 12
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 12
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ MỘT SỐ PHƯƠNG ÁN NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CUNG CÁC ĐIỂM HẤP DẪN DU LỊCH TẠI QUẢNG NINH CHO KHÁCH TRUNG QUỐC 14
3.1 Biện pháp tăng mức độ phục hồi của thị trường khách Trung Quốc 14
3.2 Tăng cường độ nhận diện, sản phẩm du lịch thu hút khách du lịch Trung Quốc đến với Quảng Ninh 14
3.3 Đề xuất căn chỉnh công tác quy hoạch và đầu tư sản phẩm du lịch của tỉnh Quảng Ninh với thị trường khách Trung Quốc 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CUNG CÁC ĐIỂM HẤP DẪN DU LỊCH 1.1 Khái niệm về cung các điểm hấp dẫn du lịch
* Khái niệm cung du lịch:
Cung du lịch là lượng hàng hoá dịch vụ mà người bán là các tổ chức và cá nhân kinh doanh du lịch có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau cho khách du lịch trong một thời gian và không gian nhất định
Các điểm hấp dẫn du lịch thường được phân thành 3 loại:
(A)- Các sự kiện;
(B)- Các điểm hấp dẫn vĩnh cửu được thiết kế đặc biệt cho mục đích thương mại; (C)- Các điểm hấp dẫn dựa trên cơ sở các tài nguyên tự nhiên và nhân văn
1.2 Đặc điểm của cung các điểm hấp dẫn du lịch
Việc cung cấp sự kiện (loại A) có thể theo từng giai đoạn hoặc đột ngột, tùy thuộc vào tính chất của sự kiện Việc cung cấp các điểm hấp dẫn loại B phụ thuộc rất lớn vào vị trí Cung cấp điểm hấp dẫn loại C nảy sinh trong 2 giai đoạn: cung tiềm năng và cung thực
tế
Thứ nhất, có một tập hợp các điểm hấp dẫn được xác định tương đối ở bất kỳ một điểm đến du lịch nào Tập hợp này có thể không cố định hoàn toàn vì kiểu mốt về cầu du lịch có thể thay đổi, có những nơi trước kia được đánh giá là không có giá trị thăm viếng (như một đô thị cổ chẳng hạn) thì nay lại có thể trở thành điểm du lịch rất hấp dẫn Tuy nhiên, nếu căn cứ theo một mô hình cầu thì tập hợp cung tiềm năng này hiển nhiên là không
co giãn
Thứ hai, không phải tất cả các điểm hấp dẫn tiềm năng đều trở thành các hấp dẫn thực tế Những người chủ sở hữu hoặc quản lý các điểm hấp dẫn đó phải:
- Sẵn sàng cung cấp cho khách du lịch sử dụng
- Chuẩn bị một hệ thống quản lý việc sử dụng (có thể chỉ đơn giản về cách tiếp cận hoặc cung cấp thông tin)
Thứ ba, loại chi phí chủ yếu đối với hầu hết nhà quản lý các điểm hấp dẫn tự nhiên
và lịch sử là chi phí lao động Yếu tố đầu vào lao động có thể bao gồm các dịch vụ trực tiếp cung cấp cho du khách (như thuyết minh, hướng dẫn), bảo dưỡng, vệ sinh điểm hấp dẫn và bảo vệ Nhóm thứ nhất thuộc loại chi phí biến đổi nên tại nhiều điểm hấp dẫn ở các
Trang 6quốc gia có tiền công cao, để giảm chi phí này người ta đã thay thế các dịch vụ hoặc các khu vực cần nhiều lao động bằng các cửa quay tự động, thuyết minh, hướng dẫn bằng ghi
âm sẵn và các hệ thống thông tin nghe nhìn khác Tiết kiệm chi phí, đặc biệt chi phí lao động cũng có tầm quan trọng đối với các điểm hấp dẫn định hướng người sử dụng
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cung các điểm hấp dẫn du lịch
Một số yếu tố ảnh hưởng đến cung các điểm hấp dẫn du lịch mà đề tài có nghiên cứu:
- Sự kỳ vọng: Yếu tố này có thể quan trọng như chi phí sản xuất, trong đó công ty
sẽ phải dự đoán nhu cầu, giá cả và hành động của đối thủ cạnh tranh trước khi bắt đầu sản xuất Ví dụ, doanh nghiệp kinh doanh du lịch sẽ mong đợi nhu cầu về một chương trình du lịch nhất định, thậm chí mong đợi khách hàng đăng ký mua chương trình trước nhiều tuần
- Quy hoạch phát triển du lịch: là yếu tố tác động trực tiếp tới sự gia tăng nguồn cung du lịch ở nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau
Trang 7CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CUNG CÁC ĐIỂM HẤP DẪN DU LỊCH TẠI QUẢNG NINH CHO KHÁCH TRUNG QUỐC 2.1 Đặc điểm, thị hiếu và nhu cầu về điểm hấp dẫn du lịch tại Quảng Ninh của khách Trung Quốc
2.1.1 Đặc điểm thị trường khách Trung Quốc
Thị trường khách Trung Quốc luôn là thị trường trọng điểm và đầy tiềm năng đối với ngành du lịch Quảng Ninh Năm 2018, du lịch Quảng Ninh đón trên 12,2 triệu khách, trong đó, khách Trung Quốc (gồm cả Đài Loan) đạt hơn 1,47 triệu lượt, chiếm 28% lượng khách quốc tế và hơn 47% lượng khách quốc tế lưu trú tại Quảng Ninh Theo số liệu thống
kê của tổng cục thống kê về du lịch năm 2019, Quảng Ninh đón gần 1,5 triệu lượt khách
du lịch Trung Quốc chiếm 32,7% trong tổng 5,8 triệu lượt khách Trung Quốc đến Việt Nam
Theo số liệu của Tổng cục thống kê quý III năm 2023, Trung Quốc đại lục là thị trường gửi khách đứng thứ hai với hơn 900 nghìn lượt khách, Đài Loan đứng thứ 3 với hơn 498.017 lượt 9 tháng đầu năm ghi nhận sự tăng trưởng của hơn 30 thị trường khách quốc
tế đến Việt Nam từ 2 đến 14 lần so với cùng kỳ 2022, trong đó, Trung Quốc đại lục là thị trường có mức tăng trưởng cao nhất với lượng khách đạt hơn 1,12 triệu lượt, gấp 14 lần cùng kỳ năm ngoái dù chỉ bằng 28% so cùng kỳ trước dịch Covid-19 Song đây vẫn có thể coi là dấu hiệu hồi phục tích cực của thị trường khách Trung Quốc đến Việt Nam
Bảng 1: Thống kê lượt khách quốc tế của thị trường Châu Á đến Việt Nam qua các năm
Trang 82.1.2 Thị hiếu và nhu cầu về điểm hấp dẫn du lịch tại Quảng Ninh của khách Trung Quốc
Người Trung Quốc rất yêu thích thiên nhiên Chính vì thế người Trung Quốc thích đến những nơi có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hài hòa để thư giãn và nghỉ ngơi Bên cạnh đó những địa điểm văn hóa lịch sử nổi tiếng hay những trung tâm thương mại sôi động cũng là những sự lựa chọn hàng đầu khi đi du lịch của khách Trung Quốc vì họ rất thích tìm hiểu khám phá, học hỏi thêm về kinh doanh Người Trung Quốc thường lựa chọn
và quan tâm đến những chuyến đi có giá cả phải chăng nhưng vẫn phải đảm bảo về mặt chất lượng
Khi đến Việt Nam tham quan, khách du lịch Trung Quốc thường đến Hà Nội, vịnh
Hạ Long, Huế, Đà Nẵng,… các chùa lớn hoặc các khu di tích lịch sử có ý nghĩa sâu sắc về văn hoá
Một số điểm hấp dẫn yêu thích của khách Trung Quốc khi đến Quảng Ninh Quảng Ninh sở hữu rất nhiều những cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời, đặc biệt là về biển đảo, vì vậy khi tới Quảng Ninh du khách thường lựa chọn các điểm đến thiên nhiên như: vịnh Hạ Long, Cẩm Phả, bãi Cháy, đảo Cô Tô, bãi biển Trà Cổ, khu du lịch Tuần Châu, khu du lịch sinh thái Thác Mơ,… nổi bật trong đó là vịnh Hạ Long với quang cảnh thiên nhiên tuyệt vời, trong vịnh có nhiều đảo lớn nhỏ có hình thù khác nhau và hang động
có cấu trúc thiên tạo; vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên Thế giới vào năm 1994 và năm 2000 Đảo Cô Tô, Quảng Ninh nơi sở hữu những cảnh sắc - thiên nhiên hoang sơ, bãi cát trắng mịn trải dài, nước biển trong xanh như: đảo Thanh Lân, đảo Cô Tô con…và khu lưu niệm Bác Hồ - một Di tích lịch sử cấp quốc gia Bên cạnh đó còn Vịnh Bái Tử Long ở Cẩm Phả có vẻ đẹp hoang sơ, không khí trong lành, có nhiều đảo với những núi đá vôi nổi tiếng và những bãi biển đẹp, thơ mộng
Ngoài những cảnh biển đảo nổi tiếng với quang cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, không khí trong lành thì khi tới Quảng Ninh du khách còn quan tâm tới các điểm du lịch văn hoá như: Quần thể Di tích và Danh thắng Yên Tử với ngôi chùa Yên Tử nằm trên núi Yên Tử; Chùa Ba Vàng toạ lạc tại núi Ba Vàng, ở độ cao 340m; Đền Cửa Ông - khu du lịch có nguồn gốc lâu đời với hơn 700 năm lịch sử mang vẻ đẹp cổ kính vượt thời gian; và nhiều điểm đến khác nữa là: chùa Cái Bầu, chùa Lôi Âm, bảo tàng Quảng Ninh…
Trang 92.2 Phân tích thực trạng phát triển thị trường cung các điểm hấp dẫn du lịch tại Quảng Ninh cho khách Trung Quốc
2.2.1 Đặc điểm của cung các điểm hấp dẫn du lịch tại Quảng Ninh
2.2.1.1 Có một tập hợp các điểm hấp dẫn được xác định tương đối
Quảng Ninh có hệ thống di sản văn hóa phong phú và độc đáo Toàn tỉnh hiện có
632 di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh Trong đó, có 5 khu di tích quốc gia đặc biệt như vịnh Hạ Long, Bạch Đằng, Yên Tử, Khu di tích Nhà Trần tại Đông Triều và Đền Cửa Ông – Cặp Tiên Cùng với đó, có trên 360 di sản văn hóa phi vật thể đã được kiểm kê với 6 di sản nằm trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (Nghi lễ Then
cổ của người Tày ở Bình Liêu, hát nhà tơ (hát, múa cửa đình), lễ hội đền Cửa Ông (TP Cẩm Phả), lễ hội Tiên Công (TX Quảng Yên), lễ hội đình Trà Cổ (Móng Cái), lễ hội đình Quan Lạn (Vân Đồn) Riêng thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam mà Quảng Ninh có đại diện là Then của người Tày ở Bình Liêu đã được UNESCO công nhận
là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Đây chính là nguồn tài nguyên du lịch
có sức hấp dẫn mạnh mẽ thu hút ngày càng nhiều khách tham quan trong và ngoài nước đến Quảng Ninh
Vịnh Bái Tử Long cùng các hải đảo và nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng như Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Trà Cổ, Bãi Cháy, cùng hàng trăm di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật tập trung dọc ven biển với mật độ cao vào loại nhất của cả nước…, tạo khả năng mở nhiều tuyến du lịch kết hợp rất hấp dẫn, trên đất liền và trên các đảo Việc phát triển du lịch ở khu vực Hạ Long – Bãi Cháy kết hợp với tuyến ven biển đến Móng Cái, Hải Phòng
- Đồ Sơn – Cát Bà…sẽ tạo thành một quần thể du lịch - thể thao - giải trí ven biển Theo báo cáo của Sở Du lịch, hiện khoảng 120 Di tích lịch sử, Di tích thắng cảnh đã nằm trong các điểm tour, tuyến du lịch cố định của Quảng Ninh, trong đó có những di tích được các đơn vị lữ hành lựa chọn để thiết kế nhiều sản phẩm riêng, trọn gói để đưa vào khai thác 2.2.1.2 Không phải tất cả các điểm hấp dẫn tiềm năng đều thành điểm hấp dẫn thực tế Bên cạnh đó tỉnh còn khá nhiều điểm hấp dẫn có tiềm năng nhưng chưa có cơ hội phát triển như không gian du lịch mới ở các địa bàn tiềm năng Hải Hà, Tiên Yên, Bình Liêu vịnh Bái Tử Long, khu đảo Vũng Đục cùng động Hanh Hanh dài 1.300m, chạy xuyên suốt dãy núi đá Quang Hanh ra tới biển, đặc biệt là việc sở hữu nguồn nước khoáng nóng tự nhiên, có độ mặn và nhiệt độ cao, tạo tiền đề phát triển dịch vụ nghỉ dưỡng khoáng nóng cao cấp, hay hoạt động câu mực đêm rất đặc biệt và hấp dẫn du khách, Tuy nhiên
Trang 10để có thể trở thành cung thực tế thì đặt ra rất nhiều khó khăn như kinh phí, sự hấp dẫn, cấp phép nhà nước, quy hoạch, độ nhận diện…
2.2.1.3 Chi phí chủ yếu là chi phí lao động
Sau đại dịch Covid-19, ngành du lịch tại tỉnh Quảng Ninh đang từng bước phục hồi, thu hút số lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước Song song với sự phục hồi của ngành du lịch, các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh hiện đang trong tình trạng “khát” nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao Chi phí lao động đang được chú trọng để tìm kiếm nguồn nhân lực cho ngành cũng như đào tạo, bồi dưỡng để thông tin, hiểu biết về đặc thù của thị trường, khách hàng; xây dựng phương án tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ khách du lịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã cấp kinh phí 23,5 tỷ đồng để thực hiện đề án phát triển quan hệ lao động giai đoạn 2021-2025, nhiều hơn giai đoạn trước khoảng 3,8 tỷ đồng Dành gói tài chính hỗ trợ tổ chức các khóa đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ quản lý và nhân viên trực tiếp làm việc trong các cơ sở dịch vụ du lịch
2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường cung các điểm hấp dẫn du lịch tại Quảng Ninh cho khách Trung Quốc
2.2.2.1 Sự kỳ vọng
Tỉnh Quảng Ninh xác định Trung Quốc là thị trường tiềm năng, lợi thế hàng đầu đối với ngành Du lịch Lượng khách Trung Quốc đến Quảng Ninh qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái ngày một tăng, từ 131.000 lượt (năm 2014) lên 750.000 lượt (năm 2019) Đối với khách
du lịch Trung Quốc lưu trú tại Quảng Ninh, bình quân chiếm khoảng 50% tổng lượng khách quốc tế đến Quảng Ninh Nửa đầu năm nay, Móng Cái đón trên 360.000 lượt khách du lịch quốc tế, chủ yếu là khách Trung Quốc Lượng khách tăng mạnh kể từ giữa tháng 3, khi Trung Quốc cho phép hoạt động du lịch lữ hành theo đoàn đến Việt Nam Dự báo, cao điểm khách Trung Quốc sẽ bắt đầu từ tháng 10 Hiện Quảng Ninh đang tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch đến thị trường này nhằm đạt mục tiêu 2 triệu lượt khách trong cả năm nay
Trang 11Dựa trên tín hiệu này, chính quyền thành phố đã có nhiều biện pháp nhằm tăng cung
du lịch, chuẩn bị để đón khách du lịch quốc tế Trung Quốc quay trở lại Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan liên ngành khối cửa khẩu rà soát lại các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các điểm hấp dẫn du lịch và quy trình triển khai thực hiện; phối hợp với nước bạn chuẩn bị các điều kiện bảo đảm phục vụ cho đoàn khách du lịch Tới đây, thành phố tiếp tục nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đã có và tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch mới như: du lịch biên giới, du lịch mua sắm; du lịch biển đảo, hướng tới sản phẩm có thương hiệu, chất lượng Ngoài ra đôn đốc các khu, điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch chỉnh trang, bổ sung các điều kiện, tiêu chuẩn đảm bảo quy định Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh cũng đưa ra các chính sách nâng cao cơ sở hạ tầng giao thông vận tải nhằm tăng khả năng tiếp cận các điểm hấp dẫn du lịch, hướng tới mục tiêu đạt 2 triệu lượt khách Trong đó, phải kể đến một số dự án trọng điểm như: Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 18A đoạn Uông Bí - Hạ Long đã hoàn thành; Dự án đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, Dự án cầu Bắc Luân II kết nối TP Móng Cái, Quảng Ninh với Quảng Tây, Trung Quốc đã được khởi công v.v
2.2.2.2 Quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh