các vấn đề về đô thị hóa để đáp ứng khả năng phát triển bền vững theo ban con người cần có cách tiếp cận như thế nào đối với việc quy hoạch và quản lý giao thông không gian hạ tầng kỹ thuật đô thị phát triển dân s

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
các vấn đề về đô thị hóa để đáp ứng khả năng phát triển bền vững theo ban con người cần có cách tiếp cận như thế nào đối với việc quy hoạch và quản lý giao thông không gian hạ tầng kỹ thuật đô thị phát triển dân s

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đô thị hóa đã làm thay đổi diện mạo của đất nước, góp phần nâng cao mức sống của một số bộ phận dân cư, tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực cũng đã phát sinh nhiều vấn đề phức tạp cần

Trang 1

MÔN HỌC môi trường và phát triển bền vững.:

Chủ đề: các vấn đề về đô thị hóa Để đáp ứng khả năng phát triển bền vững, theo ban con người cần có cách tiếp cận như thế nào đối với việc quy hoạch và quản lý giao thông, không gian, hạ tầng kỹ thuật đô thị, phát triển dân số?

1 Các vấn đề về đô thị hóa.

 Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực Đô thị hóa đã làm thay đổi diện mạo của đất nước, góp phần nâng cao mức sống của một số bộ phận dân cư, tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực cũng đã phát sinh nhiều vấn đề phức tạp cần sớm được giải quyết như: vấn đề di dân nông thôn ra thành thị; tình trạng thất học, thất nghiệp và phân hóa giàu nghèo; vấn đề nhà ở và quản lý trật tự an toàn xã hội ở đô thị; vấn đề hệ thống cơ sở hạ tầng quá tải và ô nhiễm môi trường.

 Các vấn đề phát sinh trong quá trình đô thị hóa.

Vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị dẫn đến mật độ dân số ở thànhthị tăng cao: Quá trình đô thị hóa nhanh cùng với sự thay đổi điều kiện sống đã làm cho một bộ phận dân cư ở nông thôn di cư mạnh ra các đô thị Số dân cư sống ở thành thị tăng đột biến với mật độ dân cư dày đặc gây mất cân đối giữa thành thị và nông thôn, đồng thời đặt ra những vấn đề nan giải về giải quyết công ăn việc làm, thất nghiệp tại chỗ, nhà ở và tệ nạn xã hội làm cho trật tự xã hội ven đô ngày càng thêm phức tạp.

Trang 2

 Bảng cơ cấu dân số thành thị và nông thôn 1999 – 2019.

danh sách12 tỉnh thành vừa có tốc độ đô thị hóa cao và vừa có dân số thành

thị cao nhất nước.

2 Để đáp ứng khả năng phát triển bền vững, theo ban con người cần có cách tiếp cận như thế nào đối với việc quy hoạch và quản lý giao thông, không gian, hạ tầng kỹ thuật đô thị, phát triển dân số?

 Đối với quản lý giao thông

- Sự thoả mãn của nhu cầu di chuyển - cần phải đảm bảo tính di chuyển cho tất cả các nhu cầu vận tải trong vùng phục vụ Mục tiêu này có thể được chia thành bốn mục tiêu nhỏ, bao gồm tăng cường sự phát triển của giao thông công cộng và giao thông phi cơ giới để cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho người tham gia giao thông, tăng cường năng lực, năng suất và hiệu quả của hệ thống cung cấp vận tải.

- Cải thiện an toàn giao thông - đảm bảo sự an toàn cho tất cả các sự di chuyển trong giao thông vận tải được thực hiện bởi các trang

Trang 3

thiết bị và dịch vụ đa dạng Mục tiêu này có thể được chia thành các mục tiêu nhỏ, ví dụ như giảm số lượng vụ tai nạn giao thông và số vụ tai nạn nghiêm trọng.

trường - bao gồm các mục tiêu nhỏ như sau: giảm ô nhiễm không

khí và ô nhiễm tiếng ồn từ giao thông, giảm sử dụng nhiên liệu củacác phương tiện giao thông, và giảm việc sử dụng đất đô thị để xâydựng cơ sở hạ tầng giao thông và cơ sở vật chất.

thành ba mục tiêu nhỏ bao gồm giảm tổng chi phí vận tải và chi phí logistics, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế, nâng cao sức hấp dẫn kinh tế của thành phố và khu vực.

Kiểm soát lựa chọn phương tiện: Lựa chọn phương thức rất quan trọng trong

nhiều khía cạnh, ví dụ an toàn giao thông và tính hiệu quả của hệ thống có thểđược cải thiện bằng cách chuyển hành khách đang sử dụng các phương tiện cónguy bị tai nạn giao thông cao và công suất thấp (ví dụ xe hơi và xe máy) sangphương tiện di chuyển an toàn hơn với công suất cao hơn (ví dụ tàu điện và xebuýt) Để làm được như vậy, chúng ta cần phải áp dụng các giải pháp “Đẩy-và-kéo” với nguyên tắc: "làm cho các phương tiện cá nhân trở nên kém hấp dẫn vàngược lại các phương tiện vận tải hành khách công cộng trở nên hấp dẫn hơn”.Việc thực hiện các phương pháp đẩy và kéo phải được phối hợp thực hiện để đồngbộ hóa các tác động

Trong khi suy nghĩ về các biện pháp thúc đẩy và hạn chế, luôn luôn cần phảiđảm bảo sự hấp dẫn của giải pháp thay thế đối với người sử dụng Các biện phápcó thể bao gồm xây dựng khu vực đi bộ, cung cấp làn đường dành cho xe đạp, tínhiệu ưu tiên cho xe buýt, làn đường riêng cho xe buýt, xe buýt nhanh (BRT) và hệthống tàu điện Để thu hút một số lượng lớn hành khách, vận tải hành khách côngcộng phải đảm bảo cung cấp cho hành khách một dịch vụ với thời gian đi lại ngắn,thời gian biểu đáng tin cậy và nếu có thể thì chi phí thấp hơn đáng kể so với cácphương thức vận tải cá nhân Ví dụ, ở Đan Mạch chính phủ cung cấp các khoản tàitrợ tài chính để tích hợp giữa hệ thống tàu điện và xe buýt vùng cho phép hànhkhách giữa các khu vực khác nhau có thể sử dụng một vé duy nhất để di chuyểnbằng tất cả các phương thức vận tải hành khách công cộng và vé được miễn phícho trẻ em (dưới 12 tuổi) Chính sách thu hút này đã góp phần làm gia tăng đángkể về số lượng hành khách sử dụng dịch vụ vận tải công cộng của Đan Mạch Chúng ta cần phải có sự ưu tiên các phương thức vận tải căn cứ theo từng khuvực và tình huống bởi vì việc xác định phương thức tốt nhất phụ thuộc rất nhiều

Trang 4

vào vị trí Vận chuyển cá nhân có thể tương thích với môi trường và hiệu quả trongkhu vực ít dân cư, tuy nhiên nó sẽ là không thể trong trường hợp tất cả lưu lượnggiao thông đều đi vào trung tâm thành phố Do đó, chúng ta phải hỗ trợ vận tải đaphương thức thông qua việc cung cấp các cơ sở hạ tầng như đỗ xe + đi GTCC(Park + Ride), xe đạp + đi GTCC (Bike + Ride), mang theo xe đạp lên xe buýt vàtàu điện, và những phương pháp tương tự khác

Bên cạnh các giải pháp kéo ta còn có những biện pháp hạn chế (đẩy) quan trọngđể kiểm soát lựa chọn phương thức Ví dụ, nhiều thành phố ở Italy đã thực hiện đềán kiểm soát sự tiếp cận của phương tiện cá nhân từ đầu những năm 1990; quản lýbãi đỗ xe là một công cụ rất hiệu quả tác động đến nhu cầu đi lại; và phí sử dụngđường cũng là một công cụ quan trọng.

 Đối với hạ tầng kỹ thuật đô thị

Một số giải pháp đã được thực hiện ở một số địa phương thành công như Đà Nẵng, Nhật Bản, Malaysia: Hạ tầng khung đi trước một bước (có thể từ 2-5 năm), giảm chi phí đầu tư do phải đền bù giải phóng mặt bằng Phát triển hạ tầng đi đôi với phát triển quỹ đất sạch hai bên đường cho các dự án đô thị có hiệu quả Chính sách thu gom đất tái phân lô, hình thành hạ tầng đi kèm với điều chỉnh đất, giảm tối đa các miếng đất nhỏ, méo Chính sách thuế thu từ sự gia tăng các giá trị đất dohạ tầng mang lại, đảm bảo sự công bằng xã hội và mang lại một nguồn lực đáng kể cho đô thị Huy động được các nguồn vốn xã hội, người dân từ quan niệm là người sử dụng chuyển sang là người đồng sản xuất với Nhà nước.

a) Về hạ tầng giao thông vận tải

Hệ thống giao thông quốc gia quá chú trọng đường bộ, không chú trọng vào các giải pháp khác như đường thủy, hàng không Điều này sẽ dẫn tới việc định hình hệ thống đô thị chủ yếu bám đơn phương vào hệ thống giao thông đường bộ, từ đó hệ thống đô thị sẽ không phát huy được tối ưu những tiềm năng về kinh tế, văn hóa, môi trường.

Tình hình an toàn giao thông ở các thành phố diễn ra khá phức tạp, với nhiều nguyên nhân trong đó các nguyên nhân liên quan đến thiết kế gồm có: Đường thiết kế không chuẩn, với những giao cắt, góc cua, độ rộng, vỉa hè, bề mặt, phân luồng, quy định tốc độ, biển báo, đèn hiệu, chiếu sáng, che bóng, chỗ đỗ không hợp lý Tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM mặc dù đã có những nỗ lực đầu tư, cải thiện hạ tầng giao thông và phân luồng, phân tuyến hợp lý hơn

Trang 5

nhưng tình trạng ùn tắc giao thông vẫn ngày càng trầm trọng hơn (tại TP.HCM,tốc độ giao thông tại giờ cao điểm đối với xe máy là 10km/h và đối với xe ô tô là 8km/h) Các thành phố lớn trực thuộc trung ương khác tuy hiện tại tắc nghẽngiao thông chưa đến mức nghiêm trọng, nhưng nếu không có các định hướng chiến lược và giải pháp đúng trong phát triển giao thông thì tắc nghẽn giao thông sẽ là một ván đề xảy ra trong tương lai gần.

Hệ thống giao thông ở các đô thị Việt Nam không có sự phân cấp rõ ràng, thể hiện ở một số hiện tượng điển hình sau: đường cấp nội khu thì quá to, trong khinhiều đường cấp đô thị, cấp khu vực thì lại quá nhỏ Trên cùng một tuyến đường chính, có mặt cát thay đổi liên tục như vậy, lưu lượng giao thông của cả tuyến cũng chỉ bằng ở chỗ nhỏ nhất Nhiều tuyến đường chính không đóng mạch với những đường cùng cấp khác Cơ bản là mạng đường chính đô thị thường quá thưa, tuy nhiên lại có những chỗ có nhiều đường chính lại quá sát nhau, kém hiệu quả Khi thiết kế đường chỉ chú trọng vào chuẩn bề rộng và vậtliệu mặt đường, những khía cạnh như vỉa hè, cây xanh, thoát nước, phân cách, đèn hiệu biển báo…là những vấn đề rất quan trọng, không chỉ về khía cạnh cảnh quan, môi trường, mà cả về tốc độ, an toàn, thì gần như đều không được đảm bảo, cả ở đô thị hiện hữu lẫn đa số khu mới phát triển.

Các khu đô thị mới chủ yếu thiết kế đường to dẫn đến lãng phí rất nhiều quỹ đất và chi phí làm đường, tăng hiện tượng nhiệt đảo, ảnh hưởng xấu tới môi trường mà không cải thiện đáng kể chất lượng giao thông Việc làm này cũng sẽ nhanh chóng dẫn tới đạt chỉ tiêu quỹ đất giao thông, trong khi không giải quyết được những nút thắt giao thông đồng thời góp phần làm cho hệ thống giao thông không có được những nút thắt giao thông đồng thời góp phần làm cho hệ thống giao thông không có được phân cấp mạch lạc Bên cạnh đó, việc này cũng hỗ trợ làm tăng nhu cầu xe cá nhân tại từng gia đình, trong khi mạng lưới đường chính thì không đáp ứng được và là tác nhân phá hỏng các cấu trúc khu ở, làm hỏng tính đa dạng của khu ở, một tiêu chí sống còn đối với đô thị Ngược lại với những khu nào còn đủ tính an toàn, yên tĩnh để ở, làm hỏng tính đa dạng của khu ở, một tiêu chí sống còn đối với đô thị Ngược lại với những khu đô thị mới thì hiện trạng đường nội khu tại các khu đô thị hiện hữu lại quá kém, không đủ tiêu chuẩn cứu hỏa, đa số những đường này thường dưới 6m, rất nhiều đường thậm chí dưới 2,5m.

Phương tiện giao thông công cộng mới đáp ứng được khoảng từ 2-4% ở các

Trang 6

thành phố từ cấp I-III và chỉ khoảng trên 10% nhu cầu đi lại của người dân thành phố lớn Mặc dù những văn bản pháp lý định hướng chính đều xác định giao thông công cộng là vấn đề cốt yếu của hệ thống giao thông Việt Nam, nhưng chưa có được hệ thống giải pháp hiệu quả Thiếu hoàn toàn hệ thống đường xe đạp, đi bộ dẫn tới việc kém phát triển của những hình thức giao thông quan trọng nhất trong đô thị về cả khía cạnh sinh thái, kinh tế đô thị, văn hóa xã hội, mà còn ảnh hưởng lớn tới toàn bộ cấu trúc bất động sản Vì nếu không có những đường này, được quy chuẩn cho phép là đường nhỏ, thì tất cả các đường nội khu đều là quá lớn, dẫn tới sự mất cân bằng và phi kinh tế nêu trên.

b) Về cao độ nền xây dựng và hạ tầng thoát nước mặt

Hệ thống đô thị Việt Nam chủ yếu được hình thành trên vùng đồng bằng châu thổ, hoặc ở các cửa sông, với nền địa hình thấp Các đô thị đồng bằng miền Bắc có đê bảo vệ, nhưng chính vì đê nên mức nước sông mùa lũ sẽ cao hơn nềnđô thị nên phải bơm nước từ đô thị ra sông trong khi việc bơm nước không phải lúc nào cũng đảm bảo và nếu có sự cố đê thì vùng đô thị sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng Các đô thị ven biển thì thêm ảnh hưởng của thủy triều và triều cường Các đô thị miền Trung vừa ảnh hưởng của triều cường vừa có nguy cơ lũ lụt cao do các sông rất ngắn, nước sẽ dồn về rất nhanh Đồng bằng sông CửuLong vốn là vùng đất thấp, ngập lụt theo mùa nước, khi phát triển đô thị, chiến lược về thoát nước chưa rõ ràng là nên sống chung với lũ hay dùng đê bảo vệ, vì thế các đô thị đồng bằng sông Cửu Long chưa thực sự thích ứng được với vấn đề lũ lụt Vấn đề ngập lụt đô thị ngày càng trở nên trầm trọng khi bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, với mức nước biển dâng và gia tăng thời tiết cực đoan.

Hình thức phổ biến được đưa ra đối với các khu nền thấp là quy định cốt nền vượt khỏi mức ngập úng Nhưng việc nâng cốt nền cục bộ của từng dự án, mà không có một quy hoạch chiến lược tổng thể toàn đô thị sẽ dẫn tới bóp méo điều kiện địa hình tự nhiên Vấn đề ngập lụt không được giải quyết, mà chuyểndịch từ chỗ nọ ra chỗ kia và không còn tuân theo logic địa hình nên rất khó xácđịnh ở mức tổng thể Mặt khác, việc bê tông hóa tăng mạnh cũng khiến cho lượng nước mặt tập trung vào cống trong khoảng thời gian ngắn tăng nhanh, khiến cho nguy cơ ngập lụt càng cao Trường hợp rất phổ biến cũng là việc xâydựng những đường chính cao theo tiêu chuẩn vượt lũ mà không có đủ cống

Trang 7

thoát, sẽ tạo thành những vành đai bao quanh các phố Những vành đai này đôi khi có thể hạn chế việc ngập úng từ lũ sông vào đô thị, nhưng lại thường xuyêngây ngập úng cục bộ Tuy mức độ của ngập úng cục bộ thường không nghiêm trọng bằng lũ sông, nhưng lại xảy ra thường xuyên, sau mỗi trận mưa to nên táchại không phải là nhỏ.

Trong quá trình đô thị hóa, hầu hết hệ thống trữ và thoát nước tự nhiên như ao hồ kênh rạch sông suối bị san lấp, cô lập, vô hiệu hóa Hệ thống thoát nước tự nhiên là “hạ tầng xanh” là hệ thống hạ tầng thoát nước quan trọng nhất, bền vững nhất Không những thế, nó còn kết hợp với một loạt ưu điểm khác như cảnh quan, không gian nghỉ dưỡng, môi trường sinh thái, giảm nhiệt độ… Trong khi đó hệ thống thoát nước nhân tạo, bao gồm cả hệ thống hồ chứa, hồ điều hòa, kênh mương thoát nước và các tuyến cống thì thiếu công suất, thiếu kết nối, không được bảo trì thường xuyên, dẫn tới hoạt động không hiệu quả Hệ thống thoát nước mặt và nước thải ở đa số đô thị không được tách riêng, khiến cho đường thoát nước mặt dễ dàng bị bùn rác làm tắc nghẽn, đồng thời gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng Đối với những tuyến đường mới, đô thị mới, nhất là các đường chính, thường thì cao độ đường sẽ được thiết kế vượt lũ, nên sẽ cao hơn mặt bằng dân cư hiện hữu Hạ tầng thoát nước đi theo đường, rất hay cao hơn mức các cống hiện hữu, vì thế ít tác dụng thoát nước.c) Về hạ tầng cung cấp nước sạch

Trong khi các chỉ số ngành nước của Việt Nam đưa ra những con số rất tham vọng về lượng nước cấp/đầu người thì vấn đề nổi cộm nhất là việc bảo vệ nguồn nước thì lại rất ít được quan tâm Nguồn nước ngầm thì có nguy cơ bị giảm, dẫn tới sụt lún đất đô thị Nước mặt thì có sự biến động lớn về số lượng và chất lượng nước theo mùa Có sự chồng chéo và những khoảng trống trong quản lý nguồn nước, trong khi nguồn cung cấp nước sinh hoạt trong phần lớn trường hợp phải chia sẻ với các hoạt động sử dụng nước, xả nước thải diễn ra trong cùng một lưu vực, nên ngành nước còn đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức liên quan đến vấn đề bảo vệ nguồn nước Đối với các đô thị ven biển, tác động của biến đổi khí hậu nước biển dâng sẽ làm gia tăng xâm nhập mặn đối với hệ thống nguồn nước.

Những thành phố lớn thường có tỷ lệ bao phủ cao, trong khi đô thị nhỏ cấp IV có thể có tỷ lệ dưới 20% Điều đó có nguyên nhân một phần do các đô thị nhỏ

Trang 8

thường có những đặc tính nông thôn, dân cư phân tán, chi phí cho cấp nước cao mà các nguồn cấp nước thay thế khác thì vẫn còn dồi dào, dùng được Mặc dù tổng lượng nước cấp có thể coi như tạm đủ, nhưng mức độ ổn định của dịchvụ này thì chưa đạt Hầu hết các hệ thống cấp nước đô thị không hoạt động liêntục trong ngày Tình trạng thiếu áp lực là phổ biến ở tất cả các thành phố, ngay tại Hà Nội, áp lực trung bình trên mạng chỉ có 0.8 bar, điểm xa chỉ có 0.5-0.6 bar, ngay đầu nguồn phát cũng chưa đến 2 bar Với nhiều giải pháp chống thất thoát, thất thu nước sạch, tỷ lệ thất thoát nước bình quân toàn quốc đã giảm xuống dưới 25% Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn quá cao so với những hạ tầng nước hiện địa và tiêu chí quôc sgia đề ra và dẫn đến lãng phí tài nguyên nước Nhìn chung nước sau khi sản xuất tại các nhà máy cấp nước đã đạt tiêu chuẩn nước uống, tuy nhiên, do kém chất lượng đường ống, quản lý vận hành kém, nước cấp đến hộ sử dụng thường không đảm bảo yêu cầu nước uống trực tiếp mà chỉ đạt tiêu chuẩn chất lượng nước sinh hoạt.

d) Về hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải

Đa phần nước thải sinh hoạt từ các khu vực dân cư cũng như từ các nhà máy vềbệnh viện chưa qua xử lý hoặc chỉ được xử lý qua chưa đủ tiêu chuẩn được đổ thẳng vào hệ thống cống ngầm hay thoát nước Những ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước ngày càng trở nên rõ ràng và nghiêm trọng, đặc biệt trong các khu vực đô thị hóa hay các khu công nghiệp, khu chế xuất trong cả nước Xử lý nước thải sinh hoạt ở các đô thị Việt Nam trông mong chủ yếu vào hệ thống vể tự hoại của gia đình Tới nay, 94% dân số đô thị sử dụng nhà vệ sinh nước, trong đó 90% số hộ gia đình sử dụng bể tự hoại làm công trình xử lý tại chỗ 60% hộ gia đình đấu nối xả nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng Tuy đã đạt số lượng rất cao, nhưng hệ thống bể tự hoại của nhà dân hiện nay không hoạt động tốt do khâu thiết kế, xây dựng và cả khâu vận hành.

Mật độ và mức độ bao phủ của hệ thống cống chính đã tăng, trong nội thị nhìn chung là đủ, nhưng chất lượng cũng không cao, do không tách được nước thải ra khỏi nước mưa và kém bảo trì, xuống cấp Khi bị trộn chung với nước mưa, lượng nước sẽ thay đổi rất lớn về khối lượng lẫn hàm lượng chất bẩn Nếu cống đủ to để thoát nước mưa thì ngày thường sẽ không thoát được nước thải do độ dốc bé, dẫn tới lắng đọng chất thải trong cống Còn ngày mưa thì sẽ quá nhiều nước, hàm lượng chất bẩn thấp, không thể xử lý được tại các nhà máy Ngoài việc tách riêng nước thải và nước mưa thì vấn đề của mạng đường cống

Trang 9

nội đô không phải là mật độ trên diện tích, mà là công suất và tình trạng vận hành Mật độ dân số nội đô có thể tăng lên nhiều lần, lượng nước cấp và thải cũng tăng lên nhiều lần, trong khi công suất của hệ thống thoát nước không tăng đáng kể trong số cống nội đô có trên 50% các tuyến cống đã bị hư hỏng nghiêm trọng cần phải sửa chữa, 30% các tuyến cống đã xuống cấp Nhiều công trình thoát nước mới làm cũng không hoạt động tốt do thiếu công suất thiết kế và không có giải pháp quản lý, bảo trì bảo dưỡng, dọn dẹp rác…Nhà máy xử lý nước thải tập trung đắt tiền mà không hiệu quả Mặc dù nhiều nhà máy xử lý nước thải đã được xây dựng trong thời gian vừa qua, nhưng tỷ lệnước thải qua xử lý vẫn chỉ ở mức một con số Các nhà máy xử lý đắt tiền, tiêuthụ nhiều năng lượng, nhưng không có chính sách và giải pháp đồng bộ cho khâu còn lại nên đã dẫn đến vấn đề chi tiêu thiếu hiệu quả Nguyên nhân thứ nhất là các nhà máy thường được bố trí cách xa trung tâm vài chục cây số, các giếng tách nước thải nằm ở quá xa nguồn thu nước thải, đường cống dẫn nước thải quá dài nên các chất thải bị đọng lại trong cống nội thị, gây rắc nghẽn cho hệ thống cống Thứ hai là khi không tách được nước thải khỏi nước mặt, nhữngnhà máy xử lý nước thải đắt tiền được đầu tư sẽ không hiệu quả, vì nước khôngđủ độ đậm đặc để xử lý.

e) Về hạ tầng quản lý chất thải rắn và nghĩa trang

Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trung bình 10-16% mỗi năm, việc gia tăng phát sinh chất thải rắn không chỉ làm tăng chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý mà còn làm tăng phát sinh khí nhàkính vào môi trường, nguyên nhân chính của hiện tượng nóng lên toàn cầu Đồng thời lượng chất thải gia tăng, thành phần chất thải cũng đa dạng và phức tạp hơn Đặc biệt, tỷ lệ chất thải khó phân hủy và chất thải nguy hại có chiều hướng gia tăng mà không có biện pháp hiệu quả nào để giảm thiểu hoặc thu gom riêng.

Mặc dù ở các thành phố lớn tỷ lệ thu gom cao những còn một tỷ lệ lớn ở các đôthị cỡ vừa và nhỏ rác không được thu gom bị đổ hoặc tàn xuống ao hồ, cống rãnh gây ô nhiễm nguồn nước và ngập lụt đô thị Bên cạnh đó tần suất thu gom cũng như tỷ lệ được phân loại tại nguồn chưa đạt Đa số các dự án phân loại tạinguồn mới dừng ở tuyên truyền mà không có hệ thống trang thiết bị kèm theo cũng như chế tài đối với việc phân loại thu gom tại nguồn Hiện cả nước có

Trang 10

khoảng 458 bãi chôn lấp hợp vệ sinh (với diện tích 977ha) Còn lại phần lớn là bãi rác tạm, lộ thiên, không có hệ thống thu gom, xử lý nước rác đang là nguồngây ô nhiễm môi trường và chiếm diện tích lớn.

Trước đây nghĩa trang được coi là khu vực linh thiêng, gắn liền với dòng tộc, cộng đồng làng xã Tuy nhiên, hiện nay nhiều trường hợp nghĩa trang không còn được nhìn nhận dưới góc độ thánh địa, tâm linh, mà là một bộ phận kỹ thuật hạ tầng trong bộ môn xử lý chất thải rắn Quan điểm này đã dẫn đến việc lựa chọn và thiết kế nghĩa trang không xét nhiều đến cảnh quan, và nhu cầu tâm linh mà chỉ chú trọng đến việc giải quyết các vấn đề môi trường.

f) Về hạ tầng cung cấp năng lượng

Hiện nay, việc cung cấp điện cho đô thị và nông thôn đã đảm bảo yêu cầu cơ bản của người dân Mức độ an toàn trong cung cấp điện cũng đã được nâng caovà không còn là vấn đề cần phải quan tâm sâu sắc trong công tác quy hoạch Tuy nhiên, vấn đề về sử dụng tiết kiệm điện vẫn phải được chú ý nhằm giảm tổn thất điện năng trên đường truyền dẫn, cũng như trong quá trình sử dụng.Bên cạnh đó, việc cung cấp năng lượng, nhiên liệu khác (xăng dầu, khí đốt…) cần phải được quan tâm mạnh mẽ hơn, các nội dung này hầu như thiếu vắng khi quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn.

g) Về hạ tầng viễn thông

Dịch vụ bưu chính viễn thông ngày càng phát triển và đã đáp ứng được nhu cầucủa phát triển đô thị, nông thôn Tuy nhiên, việc ứng dụng và sử dụng hạ tầng viễn thông vào phục vụ cho các định hướng phát triển quốc gia thông minh, đô thị thông minh mới chỉ bước đầu được triển khai và còn phải được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa.

 Đối với phát triển dân số

Nhà nước tích cực phát động phong trào mỗi nhà mỗi gia đình nênđẻ 1 đến 2 con, nhắm giúp đất nước phát triển và tiết kiệm thời gian giáo dục con cái.

Phần 2: Liên hệ bản thân, khả năng vận dụng kiến thức từ môn học Hãygiới thiệu về hoạt động chuyên môn của bạn và phân tích bạn có thể làm

Ngày đăng: 20/05/2024, 16:22

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan