1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thế anh k16bd lvts 2024 góp ý gvhd

60 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN RIÊNG TƯ VÀ DỮ LIỆU CÁ NHÂN TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (15)
    • 1.1. Khái quát pháp luật về quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân (16)
      • 1.1.1. Khái niệm về quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân (16)
      • 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân (19)
      • 1.1.3. Nội dung cơ bản của pháp luật về quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân 11 1.1.4. Vai trò của pháp luật về bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân (20)
    • 1.2. Các yếu tố tác động đến thực hiện/áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân (26)
      • 1.2.1. Mức độ hoàn thiện các quy định pháp luật (26)
      • 1.2.2. Chủ thể thực hiện (27)
      • 1.2.3. Tổ chức thực hiện (29)
      • 1.2.4. Ý thức của chủ thể tham gia thương mại điện tử (31)
      • 1.2.5. Nguồn lực, cơ sở vật chất (33)
      • 1.2.6. Trình độ công nghệ thông tin (34)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN RIÊNG TƯ VÀ DỮ LIỆU CÁ NHÂN TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (15)
    • 2.1. Pháp luật quốc tế về quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân trong giao dịch thương mại điện tử (35)
      • 2.1.1. Pháp luật của Nhật Bản (35)
      • 2.1.2. Hệ thống pháp luật EU (42)
    • 2.2. Pháp luật Việt Nam về quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân trong giao dịch thương mại điện tử (44)
      • 2.2.1. Hệ thống pháp luật (44)
      • 2.2.2. Nội dung quy định về bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân trong (46)
    • 2.3. Thực tiễn thi hành pháp luật bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân (48)
    • 2.4. Đánh giá quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân trong giao dịch thương mại điện tử (50)
    • 3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân (52)
    • 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử (54)
    • 3.3. Giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng (55)
  • KẾT LUẬN (56)

Nội dung

duy trì và kiểm tra các chương trình tuân thủ, bảo mật dữ liệu sẽ giúp cơ quan,tổ chức và doanh nghiệp xác định các vấn đề, đưa ra cách nhìn tổng quan và cótính ứng dụng thực tế, định hì

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN RIÊNG TƯ VÀ DỮ LIỆU CÁ NHÂN TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Khái quát pháp luật về quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân

1.1.1 Khái niệm về quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân

Quyền riêng tư bao gồm quyền cá nhân được giữ kín thông tin, tư liệu, dữ liệu gắn liền với đời sống riêng tư Quyền này bảo vệ thân thể, nơi ở, thư từ, điện thoại và thông tin điện tử, ngăn chặn mọi chủ thể tiếp cận trái phép, ngoại trừ trường hợp được người đó đồng ý hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Quyền riêng tư là một trong những quyền cơ bản và quan trọng nhất của con người Các vấn đề liên quan đến bí mật cá nhân, đời sống riêng tư đã được Liên Hiệp Quốc công nhận và bảo vệ thông qua Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948 (Universal Declaration of Human Rights, viết tắt là UDHR). UDHR được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua vào ngày 10 tháng 12 năm

1948 đã đặt ra các quyền lợi và tự do cơ bản của mỗi cá nhân Đây là văn kiện quan trọng trong lịch sử quyền con người, đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình phát triển pháp luật về quyền con người Trong đó, quyền riêng tư được chính thức ghi nhận như sau: “Không ai có thể bị xâm phạm một cách độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hay bị xúc phạm đến danh dự hay thanh danh Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy” 1 Điều này cũng được tái khẳng định trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (International Convenant on Civil and Political Rights) (viết tắt là ICCPR) tại Điều 17. Ở Việt Nam, quy định về “quyền bí mật đời tư” đã được đề cập tới ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta Theo đó, Hiến pháp 1946 có quy định: “Tư pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ và giam cầm công dân

Việt Nam Nhà ở và thư tín của công dân Việt Nam không ai được xâm phạm một cách trái pháp luật” Điều này đã cho thấy rằng, từ khi mới thành lập, Nhà

1 Điều 12 UDHR năm 1948 nước ta đã quan tâm và bảo vệ cho quyền riêng tư của công dân Trải qua các thời kỳ phát triển khác nhau, các bản Hiến pháp của nước ta vẫn giữ quy định về việc bảo đảm quyền riêng tư của cá nhân với phạm vi bảo vệ ngày càng mở rộng hơn Tuy nhiên, có thể thấy rằng các bản Hiến pháp này chỉ quy định việc bảo vệ bí mật đời tư của công dân đối với thư tín, điện thoại, điện tín mà thôi, tức là phạm vi quyền bí mật đời tư còn tương đối hẹp Đến Hiến pháp năm 2013, quyền bí mật đời tư của cá nhân đã được tiếp cận theo cách khác, mà theo đó, Hiến pháp 2013 đã mở rộng hơn rất nhiều đối với quyền bí mật đời tư, theo đó không chỉ bao gồm thư tín, điện thoại, điện tín mà tất cả các vấn đề về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình đều được pháp luật bảo vệ.

Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân năm 2015 (BLDS 2015) đã quy định về quyền riêng tư tại Điều 38, tuy nhiên được đề cập dưới tên gọi khác là "Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình" Quy định này nhằm bảo đảm quyền của cá nhân trong việc kiểm soát thông tin cá nhân, đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin, tránh tình trạng bị xâm phạm hoặc sử dụng sai mục đích.

Dữ liệu cá nhân là thông tin có thể xác định hoặc nhận dạng một cá nhân, bao gồm chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc bất kỳ dạng nào trên môi trường điện tử Theo Ủy ban châu Âu, dữ liệu cá nhân là mọi thông tin có liên quan để xác định hoặc nhận dạng một người Mặc dù dữ liệu cá nhân có thể bao gồm các phần thông tin riêng lẻ, nhưng khi kết hợp lại, chúng có thể dẫn đến việc xác định một cá nhân cụ thể Ở Việt Nam, dữ liệu cá nhân được phân loại thành dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm, và pháp luật đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến khái niệm này, chẳng hạn như thông tin cá nhân, thông tin riêng, bí mật cá nhân và thông tin bí mật đời tư.

Khoản 4 Điều 6 Luật Viễn thông 2009 đã định nghĩa thông tin riêng là những thông tin liên quan đến người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm tên, địa chỉ, số máy gọi, số máy được gọi, vị trí máy gọi, vị trí máy được gọi, thời gian gọi và thông tin riêng khác mà người sử dụng đã cung cấp khi giao kết hợp đồng với doanh nghiệp Luật CNTT 2006 cũng sử dụng khái niệm thông tin

2 European Commission, “What is personal data?”, https://ec.europa.eu/info/law/law-topic/data- protection/reform /what-personal-data_en

Theo Điều 72 Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân, thông tin riêng là thông tin của tổ chức, cá nhân trao đổi, truyền đưa, lưu trữ trên môi trường mạng mà pháp luật bảo đảm tính bí mật Theo Nghị định 72/2013/NĐ-CP về dịch vụ internet và thông tin trên mạng, thông tin riêng là thông tin do tổ chức, cá nhân tạo ra, chỉ công khai cho đối tượng cụ thể hoặc không công khai.

Khái niệm thông tin về bí mật đời tư được Luật Giao dịch điện tử 2005 sử dụng, nhưng không đưa ra định nghĩa cụ thể Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 nêu tại Điều 6 cũng đề cập đến bí mật thông tin của người tiêu dùng nhưng không đưa ra định nghĩa cụ thể.

Tại Khoản 16 Điều 3 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, đã đưa ra khái niệm dữ liệu cá nhân: "Thông tin cá nhân là thông tin gắn liền với việc xác định danh tỉnh, nhân thân của cá nhân bao gồm tên, tuổi, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử và thông tin khác theo quy định của pháp luật".

Theo Khoản 13 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử nêu: "Thông tin cá nhân là các thông tin góp phần định danh một cá nhân cụ thể, bao gồm tên, tuổi, địa chỉ nhà riêng, số điện thoại, thông tin y tế, số tài khoản, thông tin về các giao dịch thanh toán cá nhân và những thông tin khác mà cá nhân mong muốn giữ bí mật"

Từ việc phân tích các khái niệm về dữ liệu cá nhân khác nhau, tác giả xác định dữ liệu cá nhân bao gồm các thông tin sau:

Một là thông tin liên quan đến đời sống riêng tư như tên, địa chỉ, số điện thoại, tài khoản ngân hàng…

Hai là thông tin liên quan đến công việc như tiền lương, chức vụ, hoạt động nghề nghiệp…

Ba là thông tin liên quan đến thị hiếu và sở thích thông qua giao dịch thanh toán cá nhân, lịch sử web…

(Mục này chưa thấy đề cập cụ thể đến khái niệm về “quyền riêng tư” và

“dữ liệu cá nhân” Phải bổ sung khái niệm này. Đồng thời phải bổ sung vào tên mục và nội dung nghiên cứu giới hạn

“trong hoạt động thương mại điện tử” để phù hợp với trục chính nghiên cứu của đề án.)

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân

Pháp luật về quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân trong giao dịch TMĐT là tổng thể hệ thống các quy phạm pháp luật và các nguyên tắc do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, quy định về quyền, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc thu thập, sử dụng, tiết lộ thông tin cá nhân cũng như các biện pháp nhằm bảo đảm tính bảo mật của dữ liệu cá nhân, tránh cho người tiêu dùng bị lạm dụng, sử dụng bất hợp pháp và tình trạng nặc danh trong quá trình thực hiện các giao dịch thương mại điện tử.

Là một bộ phận trong hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật về bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân trong giao dịch thương mại điện tử có những đặc điểm cơ bản của hệ thống pháp luật Việt Nam như thể hiện ý chí của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ quyền với lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử, có tính quy phạm phổ biến, tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện Tuy nhiên, vì là pháp luật chuyên ngành nên nó cũng có các đặc điểm riêng biệt, cụ thể:

Thứ nhất, các quy định pháp luật về quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân trong giao dịch thương mại điện tử có tính liên ngành Tuy chưa có văn bản riêng quy định nhưng không thể tách rời với các luật chuyên ngành có quy định về lĩnh vực này Không chỉ được quy định trong Hiến pháp, nó còn nằm trong các văn bản luật khác như BLDS, BLHS, BLTTDS, BLTTHS… và các văn bản trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thương mại, CNTT, tài chính… Bên cạnh đó, nó cũng được quy định trong các văn bản dưới luật như Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ.

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN RIÊNG TƯ VÀ DỮ LIỆU CÁ NHÂN TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Pháp luật quốc tế về quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân trong giao dịch thương mại điện tử

Tính đến năm 2023, trên thế giới có 162 quốc gia ban hành luật về bảo mật dữ liệu, ít nhất 20 quốc gia khác hiện chưa có luật về bảo vệ dữ liệu, nhưng đang có các dự thảo luật cho việc ban hành luật mới 5 Có hai khuynh hướng ban hành luật cơ bản gồm ban hành đạo luật chung, điển hình như Nhật Bản, châu Âu (EU)… và ban hành kèm trong các luật chuyên ngành, điển hình như Việt Nam, Hoa Kỳ… Chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm của một số nước.

2.1.1 Pháp luật của Nhật Bản

Năm 2003, Nhật Bản ban hành một đạo luật riêng áp dụng cho các vấn đề riêng tư trực tuyến - Luật bảo vệ thông tin cá nhân (TTCN) (The Act on the Protection of Personal Information - APPI), có hiệu lực từ ngày 01/4/2004 Kể từ khi được phê duyệt vào tháng 5 năm 2003, APPI đã trải qua hai lần sửa đổi, lần gần nhất là vào năm 2020, tập trung vào những thay đổi sau:

5 181 Privacy Laws and Business International Report (PLBIR) 1, 2-4

 Thống nhất một số quy định chung về bảo mật thông tin với Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) của châu Âu để tăng cường bảo vệ quyền riêng tư cá nhân.

 Định nghĩa rõ ràng hơn về thông tin cá nhân (TTI), thông tin cá nhân nhạy cảm, các quy tắc sử dụng dữ liệu cá nhân và thành lập Ủy ban bảo vệ thông tin cá nhân (PPC) để đưa ra các nguyên tắc xử lý TTI và chuyển giao dữ liệu cho bên thứ ba.

- Về Thông tin cá nhân và dữ liệu thông tin cá nhân

APPI phân biệt giữa hai loại dữ liệu được bảo vệ:

 Thông tin cá nhân: Là bất kỳ thông tin nào có thể xác định rõ ràng một cá nhân còn sống thông qua tên, ngày sinh hoặc các mô tả khác hoặc thông tin về một người còn sống có chứa mã nhận dạng cá nhân, nghĩa là bất kỳ ký tự, chữ cái, số, ký hiệu hoặc các mã khác (ví dụ: dữ liệu DNA, dữ liệu nhận dạng khuôn mặt, dữ liệu giọng nói, dữ liệu hình dáng đi bộ, dữ liệu dấu vân tay).

Thông tin cá nhân nhạy cảm có tính chất nghiêm trọng cần được xử lý thận trọng để tránh những hệ lụy bất công, gây thiệt hại hoặc bất lợi cho chủ thể Các thông tin này bao gồm: chủng tộc, nguồn gốc, địa vị xã hội, tình trạng sức khỏe, lý lịch tư pháp, bản chất phạm tội hoặc bất kỳ đặc điểm nào khác Sự xử lý cẩn thận của loại thông tin này là điều tối quan trọng để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng và tôn trọng quyền riêng tư của các cá nhân.

Ngoài ra, APPI cũng đề cập đến dữ liệu ẩn danh, là dữ liệu đã được loại bỏ thông tin cá nhân có thể dùng để nhận dạng Do đó, việc xử lý dữ liệu ẩn danh không cần tuân theo các nguyên tắc nghiêm ngặt như khi xử lý thông tin nhạy cảm.

- Nghĩa vụ đối với người xử lý dữ liệu

Các cá nhân và doanh nghiệp xử lý TTI có nghĩa vụ:

 Giải thích rõ ràng mục đích sử dụng dữ liệu khi thu thập.

 Không sử dụng TTI vượt quá phạm vi cần thiết để đạt được mục đích đã nêu mà không có sự đồng ý trước của cá nhân.

 Không thay đổi mục đích sử dụng dữ liệu nếu không có mối liên hệ hợp lý với mục đích ban đầu.

 Thực hiện các biện pháp thích hợp để đảm bảo an toàn cho TTI. Điều này nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc bảo vệ thông tin cá nhân và nhu cầu tuân thủ các quy định về xử lý dữ liệu đúng cách để đảm bảo an toàn và minh bạch trong việc sử dụng thông tin cá nhân.

Theo quy định của APPI, các đơn vị quản lý doanh nghiệp phải thông báo rõ ràng mục đích thu thập dữ liệu cá nhân khi xử lý thông tin này Không được phép sử dụng dữ liệu cá nhân ngoài mục đích cần thiết, trừ khi có sự đồng ý của khách hàng Cũng không được thay đổi mục đích sử dụng dữ liệu nếu không có mối liên hệ chặt chẽ với mục đích ban đầu.

Theo APPI, các bên xử lý dữ liệu phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ an toàn thông tin cá nhân Việc chọn lựa biện pháp phù hợp sẽ phụ thuộc vào bản chất và mục đích sử dụng dữ liệu cá nhân, cũng như rủi ro đối với quyền lợi và tự do của người dùng.

Luật APPI năm 2017 đã tạo ra cơ sở pháp lý để khuyến khích việc sử dụng thông tin cá nhân một cách bảo mật Doanh nghiệp có thể ẩn danh thông tin và xử lý dữ liệu cá nhân theo các tiêu chuẩn được quy định, khi cần thiết để xác định một cá nhân cụ thể và khôi phục thông tin cho mục đích sản xuất, phát triển kinh doanh hoặc đổi mới.

- Quyền của chủ sở hữu dữ liệu

Chủ sở hữu dữ liệu có quyền:

 Truy cập và chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của mình.

 Yêu cầu xóa dữ liệu của mình nếu dữ liệu được thu thập bất hợp pháp hoặc không còn cần thiết.

 Yêu cầu người xử lý dữ liệu ngừng sử dụng hoặc chuyển dữ liệu cá nhân của mình cho bên thứ ba.

Khi một người xử lý thông tin cá nhân đã có được thông tin cá nhân, họ cần phải thông báo cho chủ thể dữ liệu về mục đích sử dụng thông tin đó. Trừ khi mục đích sử dụng đã được công khai trước đó Nếu người xử lý thông tin thay đổi mục đích sử dụng, họ cũng cần thông báo cho chủ thể dữ liệu về sự thay đổi hoặc công bố công khai mục đích mới.

Người chủ dữ liệu có quyền yêu cầu chỉnh sửa hoặc xóa thông tin cá nhân của mình Nếu yêu cầu này không được đáp ứng trong vòng hai tuần, người chủ dữ liệu có thể kiện người xử lý thông tin theo hành động dân sự.

Việc truy cập thông tin cá nhân có thể bị từ chối nếu gây ra rủi ro cho an toàn hoặc gây thiệt hại cho chủ thể dữ liệu, bất kỳ bên thứ ba nào hoặc tài sản của họ Điều này cũng áp dụng nếu việc truy cập ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của người chịu trách nhiệm hoặc vi phạm luật pháp Nhật Bản hoặc gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia hoặc quan hệ đối ngoại hoặc cản trở điều tra tội phạm.

Chủ thể dữ liệu có quyền yêu cầu ngừng sử dụng hoặc chuyển giao dữ liệu cá nhân của mình từ bên thứ ba nếu dữ liệu đó được sử dụng một cách không đúng mục đích ban đầu hoặc nếu việc thu thập dữ liệu là không trung thực Quyền này cũng áp dụng khi bên thứ ba không còn cần sử dụng dữ liệu,xảy ra vi phạm dữ liệu hoặc có nghi ngờ về việc vi phạm quyền hoặc lợi ích của chủ thể dữ liệu.

Pháp luật Việt Nam về quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân trong giao dịch thương mại điện tử

2.2.1 Hệ thống pháp luật Đầu tiên phải kể đến là Hiến pháp được Quốc hội thông qua tại kì họp thứ

VI, ngày 28 tháng 11 năm 2013 Kể từ khi thành lập nước Việt Nam, vấn đề bảo vệ giá trị riêng tư cơ bản của cá nhân đã được ghi nhận, được nêu rõ tại Điều 1, Mục 11 Hiến pháp năm 1946 về bảo vệ quyền gia đình và quyền giao tiếp. (1959, 1980, 1992) đều có quy định liên quan đến việc bảo vệ quyền riêng tư, mặc dù cách diễn đạt và nội dung ít nhiều khác nhau Hiến pháp 2013 tiếp tục ghi nhận quyền riêng tư nhưng mở rộng và thực hiện nghiêm túc nội dung của quyền này trong luật nhân quyền quốc tế Theo Điều 21 Hiến pháp 2013, mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bao gồm quyền về bí mật cá nhân, bí mật gia đình, thư từ, điện thoại, bí mật điện báo và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác Nhìn chung, khái niệm về đời sống riêng tư tại Điều 21 Hiến pháp 2013 rất rộng, bao gồm mọi thứ liên quan đến danh dự, uy tín cá nhân Đây là quy định rộng hơn và chi tiết hơn về quyền này so với quy định trong các hiến pháp trước đây

Mới đây, Nghị định 13/2023/NĐ-CP bảo vệ dữ liệu cá nhân đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong công cuộc bảo vệ quyền lợi NTD và thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề cấp thiết này Nghị định 13 tập trung vào việc định rõ hơn về trách nhiệm liên quan đến bảo vệ dữ liệu và an ninh mạng trong ngữ cảnh các hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân Bên cạnh đó Nghị định 13 còn quy định chi tiết hơn về nghĩa vụ bảo vệ dữ liệu và an ninh mạng đối với các hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân cũng như trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Nghị định 13 ra đời đã cụ thể hóa tinh thần của Hiến pháp năm 2013, thể chế chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công nhận, tôn trọng, bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân và bảo vệ Tổ quốc NĐ được ban hành với mục đích phù hợp với các quy định của pháp luật, rà soát, tạo nền tảng để xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ về bảo vệ dữ liệu cá nhân; phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh trật tự và công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân của nước ta hiện nay; hài hòa với quy định, pháp luật, kinh nghiệm của thế giới; xác định lộ trình phù hợp thực hiện công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Nghị định số 85/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP có định nghĩa về thông tin cá nhân tại Khoản 13 Điều 3 như sau: “Thông tin cá nhân là các thông tin góp phần định danh một cá nhân cụ thể, bao gồm tên, tuổi, địa chỉ nhà riêng, số điện thoại, thông tin y tế, số tài khoản, thông tin về các giao dịch thanh toán cá nhân và những thông tin khác mà cá nhân mong muốn giữ bí mật” Ngoài ra, NĐ này cũng đề cấp đến trách nhiệm cũng như các chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong TMĐT.

Ngoài ra còn có các văn bản pháp lý như BLDS năm 2015; BLHS 2015(sửa đổi, bổ sung 2017); Luật Bảo vệ NTD năm 2010; Luật Giao dịch điện tử2005; Luật Viễn thông năm 2009; Luật Công nghệ thông tin 2006; Luật An toàn thông tin mạng 2015

2.2.2 Nội dung quy định về bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân trong giao dịch thương mại điện tử

Thứ nhất, quy định về khái niệm dữ liệu cá nhân:

 Dữ liệu cá nhân: Thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự trên môi trường điện tử gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể Bao gồm dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm.

 Thông tin giúp xác định một con người cụ thể: Thông tin hình thành từ hoạt động của cá nhân mà khi kết hợp với các dữ liệu khác có thể xác định một con người cụ thể.

 Dữ liệu cá nhân cơ bản: Bao gồm thông tin như họ, tên, ngày sinh, giới tính, địa chỉ, số điện thoại, hình ảnh cá nhân, số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu, và các thông tin khác gắn liền với một con người cụ thể.

 Dữ liệu cá nhân nhạy cảm: Dữ liệu gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân, ví dụ như quan điểm chính trị, tôn giáo…

Thứ hai, quy định về quyền của người sử dụng dữ liệu cá nhân:

Việc thu thập, sử dụng và xử lý dữ liệu cá nhân phải được thực hiện với sự đồng ý rõ ràng của chủ sở hữu dữ liệu Người dùng cần được thông báo đầy đủ về các hoạt động này và có quyền chấp thuận hoặc từ chối việc sử dụng dữ liệu của họ.

 Truy cập và chỉnh sửa: Người sử dụng có quyền truy cập, chỉnh sửa, cập nhật hoặc xóa dữ liệu cá nhân của mình.

 Không bị phân biệt đối xử: Dữ liệu cá nhân không được sử dụng để phân biệt đối xử trái với quyền lợi của người sử dụng.

 Bảo mật và bảo vệ: Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải đảm bảo an toàn và bảo vệ dữ liệu cá nhân khỏi việc truy cập trái phép, sử dụng sai mục đích hoặc tiết lộ không đúng quy định.

Thứ ba, quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch thương mại điện tử:

 Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch thương mại điện tử cần tuân thủ nghị định 13/2023/NĐ-CP.

 Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Đảm bảo quyền riêng tư và an toàn thông tin cho người dùng.

 Hợp tác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Đối tác cần hợp tác với các cơ quan nhà nước để thực hiện và áp dụng pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Thứ tư, quy định về chế tài xử lý vi phạm đối với hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân trong giao dịch thương mại điện tử:

Tùy vào mức độ vi phạm khác nhau sẽ có các chế tài xử lý vi phạm khác nhau, bao gồm:

Vi phạm các quy định về thông tin cá nhân có thể bị xử phạt hình sự,với án tù giam cao nhất là 7 năm Theo quy định của Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, hành vi “xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín,điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác” có thể bị phạt tới 3 năm Còn mức hình phạt cao nhất là 7 năm tù giam đối với tội “Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính,mạng viễn thông” Tuy nhiên, 2 tội danh trên chưa quy định cụ thể về các hành vi vi phạm pháp luật liên quan tới DLCN đang diễn ra hiện nay Việc chứng minh tội phạm để phù hợp với các yếu tố cấu thành tội phạm này hiện đang rất khó khăn Việc công bố, rao bán hơn 17.000 dữ liệu về căn cước công dân là ví dụ điển hình cho những vi phạm bảo mật DLCN.

Chế tài dân sự cũng thường được áp dụng khi có các hành vi vi phạm về quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử Nó thể hiện khả năng khắc phục hậu quả và thiệt hại đối với chủ thể vi phạm, buộc các chủ thể này phải khắc phục tổn thất gây ra.

 Chế tài hành chính Đây là chế tài được áp dụng phổ biến nhất trong thực tiễn, mang lại hiệu quả ngay lập tức khi nó tác động tới quyền lợi kinh tế của chủ thể vi phạm.

Thực tiễn thi hành pháp luật bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân

Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng Internet nhanh nhất toàn cầu Theo thống kê, hơn 68,72 triệu người sử dụng Internet, tương ứng khoảng 70,3% dân số.

Dữ liệu cá nhân của hơn 2/3 dân số nước ta được lưu trữ, công bố, chia sẻ, thu thập trên không gian mạng dưới nhiều hình thức và mức độ chi tiết khác nhau Việc thu thập dữ liệu cá nhân được tích hợp sâu vào mọi sản phẩm và dịch vụ, gây khó khăn cho việc xác định, xác minh và đảm bảo mục đích sử dụng đã công bố Các yêu cầu bảo vệ được nâng cao từ góc độ cá nhân đối với các vấn đề về chủ quyền và an ninh quốc gia Sự phát triển và cải thiện nhanh chóng của cơ sở hạ tầng không gian mạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ chuyên nghiệp và thương mại liên quan đến dữ liệu cá nhân.

Bên cạnh những điều tích cực mà hoạt động thương mại điện tử mang lại cho nền kinh tế thì một trong những vấn đề thường được người dùng quan tâm khi tham gia mua sắm trực tuyến là việc thông tin cá nhân của mình có nguy cơ bị đánh cắp, lộ, lọt khá cao Với cuộc khảo sát triển khai từ tháng 4 – 5/2021, Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam năm 2021 do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thực hiện đã chỉ ra rằng các vấn đề về sự lo ngại về bảo mật thông tin cá nhân luôn được khách hàng quan tâm Qua quá trình điều tra, khảo sát này tập trung vào những câu hỏi liên quan đến việc tìm hiểu các vấn đề liên quan đến hoạt động thương mại điện tử, trong đó có hai vấn đề liên quan trực tiếp đến bảo mật thông tin khách hàng là “các trở ngại khi mua hàng trực tuyến” và “lý do chưa mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng” 6 Đầu tiên là về tỉ lệ các lý do dẫn đến việc mua hàng trực tuyến gặp trở ngại Theo kết quả khảo sát được công bố, lý do được lựa chọn nhiều nhất và chiếm tỷ lệ cao là giá cả hàng hóa khi mua sắm trực tuyến, chiếm tới 44%. Tiếp theo sau lý do này là “Chất lượng sản phẩm không tốt như quảng cáo”, chiếm khoảng 42% Lý do “Lo ngại thông tin cá nhân bị tiết lộ” cũng được khá nhiều người quan tâm và lựa chọn, chiếm tỷ lệ vào khoảng 33% Như vậy có thể thấy rằng, một trong những lý do quan trọng nhất khiến khách hàng lo lắng khi tham gia mua sắm trực tuyến chính là việc lộ thông tin cá nhân của mình Các phương thức đánh cắp thông tin trực tuyến như tin tặc phát tán mã độc, cài cắm phần mềm theo dõi, … diễn ra thường xuyên và ngày càng trở nên phổ biến Do đó, việc bảo mật thông tin cá nhân luôn được người dùng quan tâm hàng đầu.

Sau đó là về tỉ lệ các lý do khách hàng chưa mua sắm trực tuyến Khảo sát cũng chỉ số rằng, lý do được lựa chọn nhiều nhất khiến khách hàng chưa mua sắm trực tuyến là “Mua hàng tại cửa hàng sẽ thuận tiện hơn mua hàng trực tuyến”, chiếm khoảng 56% Tiếp theo sau đó chính là “Lo ngại về việc thông tin cá nhân bị lộ”, chiếm khoảng 43% Qua đó, có thể khẳng định rằng vấn đề bảo mật thông tin cá nhân khi tham gia mua sắm thông qua thương mại điện tử luôn là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng

6 Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam năm 2021, tr 40.

Trên thực tế, các hành vi đánh cắp, lộ lọt thông tin của khách hàng diễn ra thường xuyên và đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết Người dùng không nhận thức được việc bảo vệ dữ liệu cá nhân, phát hành công khai hoặc rò rỉ dữ liệu cá nhân trong quá trình truyền, lưu trữ và trao đổi hoạt động kinh doanh hoặc dữ liệu cá nhân của họ bị thu thập và phát hành công khai do các biện pháp bảo vệ chưa đầy đủ Hiện nay, việc mua bán dữ liệu cá nhân đang diễn ra rộng rãi và công khai, nhiều dữ liệu thô và dữ liệu cá nhân đã qua xử lý không được xử lý do thiếu quy định pháp luật Các doanh nghiệp, công ty dịch vụ thu thập dữ liệu cá nhân từ khách hàng cho phép bên thứ ba truy cập thông tin dữ liệu cá nhân mà không cần có yêu cầu hoặc quy định nghiêm ngặt, cho phép đối tác chuyển nhượng, giao dịch bên thứ ba cho đối tác khác Doanh nghiệp chủ động thu thập thông tin cá nhân của khách hàng, hình thành kho dữ liệu cá nhân và phân tích, xử lý dữ liệu đó để tiến hành kinh doanh, giao dịch Cụ thể, VNG bị lộ hơn 163 triệu tài khoản khách hàng 7 Ngày 24/04/2018, trên Raidforums.com,diễn đàn chuyên chia sẻ mua bán dữ liệu rò rỉ, một thành viên đã giới thiệu gói data chứa 163.666.400 thông tin tài khoản VNG Zing ID Thông tin bao gồm:mật khẩu, thông tin đăng nhập, mã game, email, số điện thoại, họ tên, ngày sinh,địa chỉ, IP, thành phố, quốc gia cư trú Dung lượng gói dữ liệu lên tới 7,55GB.Hay như trường hợp Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh, đã xâm phạm hơn 5 triệu email và hàng chục nghìn thông tin thẻ thanh toán như visa, thẻ tín dụng của khách hàng 8 Có thể thấy, khi tình trạng trộm cắp, rò rỉ thông tin ngày càng phổ biến, mở rộng về quy mô và tính chất nghiêm trọng thì việc bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng là vấn đề đáng được quan tâm.

Đánh giá quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân trong giao dịch thương mại điện tử

tư và dữ liệu cá nhân trong giao dịch thương mại điện tử

7 Đức Thiện, Lộ thông tin hàng trăm triệu tài khoản khách hàng, VNG xin lỗi, https://congnghe.tuoitre.vn/lo- thong-tin-hang-tram- trieu-tai-khoan-khach-hang-vng-xin-loi-20180427225719109.htm, ngày 11/11/2023.

8 Mai Phương, Khách hàng Thế giới di động hoang mang vì lộ thông tin cá nhân, https://thanhnien.vn/khach- hang-the-gioi-di-dong- hoang-mang-vi-lo-thong-tin-ca-nhan-post802476.html, ngày 11/11/2023.

Qua thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật, có thể kết luận:

 Có nhiều đổi mới trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta nhằm điều chỉnh, sửa đổi hoặc thay thế các văn bản quy phạm pháp luật lỗi thời không còn phù hợp với điều kiện kinh tế và tốc độ phát triển của nước ta Kinh nghiệm lập pháp của các nước trên thế giới được học hỏi, kế thừa để bổ sung, thích ứng với điều kiện phát triển của Việt Nam.

Pháp luật Việt Nam quy định rõ ràng về việc xử lý, hoạt động, các khía cạnh liên quan đến thông tin cá nhân của người tiêu dùng và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức thu thập, xử lý thông tin cá nhân.

 Chỉ số an toàn thông tin của Việt Nam tăng cao qua các năm, củng cố niềm tin của người tiêu dùng vào sự an toàn của các nguồn thông tin và góp p hần thúc đẩy sự tăng trưởng của thương mại điện tử và giao dịch kinh doanh.

Vấn đề bảo mật công nghệ thông tin (CNTT) đang trở nên cấp thiết hơn khi các ứng dụng thương mại điện tử cho doanh nghiệp ngày càng phổ biến Để đối phó với mối đe dọa này, các biện pháp hiệu quả đã được triển khai nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân của khách hàng trên nhiều ngành khác nhau.

Tuy nhiên, lĩnh vực bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu và thông tin cá nhân đang đối diện với một số hạn chế quan trọng Mặc dù đã có một số nỗ lực để đưa ra quy định và điều chỉnh về bảo vệ quyền riêng tư, tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện tại vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế và yêu cầu của một môi trường kỹ thuật số ngày càng phát triển.

Thứ nhất, một trong những hạn chế chính của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu và thông tin cá nhân là thiếu các văn bản riêng và quy định cụ thể Hiện tại, việc bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu và thông tin cá nhân chủ yếu dựa trên các quy định chung trong Luật An ninh mạng và Luật Quản lý, sử dụng internet Tuy nhiên, việc thiếu các quy định riêng biệt và chi tiết hơn về lĩnh vực này làm cho môi trường pháp lý trở nên mơ hồ và khó khăn trong việc thực thi và tuân thủ.

Thứ hai, một số quy định hiện hành về bảo vệ quyền đối với dữ liệu cá nhân còn thiếu rõ ràng và nặng về nguyên tắc Có những quy định chung về bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu trong các văn bản pháp luật hiện tại, nhưng chưa có sự chi tiết và minh bạch đủ để đảm bảo sự nhất quán và đồng nhất trong việc bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu Điều này có thể dẫn đến sự hiểu và áp dụng sai quy định, gây khó khăn cho các tổ chức và cá nhân trong việc tuân thủ pháp luật và đồng thời tạo ra rủi ro về việc vi phạm quyền riêng tư dữ liệu.

Thứ ba, mức độ chế tài và hình phạt đối với vi phạm quyền riêng tư dữ liệu cũng còn hạn chế Mức phạt tối đa đối với vi phạm quyền riêng tư trong pháp luật hành chính của Việt Nam hiện là 70 triệu đồng, trong khi trong pháp luật hình sự là 200 triệu đồng So với các quy định quốc tế như GDPR (Nghị định Bảo vệ Dữ liệu Châu Âu), mức phạt trong pháp luật Việt Nam còn quá nhẹ so với mức độ nguy hại và hậu quả của hành vi xâm phạm quyền riêng tư Việc thiếu tính răn đe trong việc chế tài có thể không đủ để ngăn chặn các hành vi vi phạm và bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu của người dùng.

(Chương 2 chưa đạt Phải trình bày lại theo hướng dẫn Bổ sung mục Tiểu kết chương 2).

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆQUYỀN RIÊNG TƯ VÀ DỮ LIỆU CÁ NHÂN TRONG THƯƠNG MẠI

Giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân

 Cập nhật và hoàn thiện luật pháp hiện hành

Việc cập nhật và hoàn thiện các văn bản pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử là vô cùng cần thiết khi môi trường kinh doanh số ngày càng phức tạp Đối với việc thu thập, sử dụng và chia sẻ dữ liệu, cần có các quy định chi tiết và rõ ràng hơn về trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên quan Điều này giúp bảo đảm quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân của người dùng và doanh nghiệp được bảo vệ một cách đúng đắn và công bằng.

 Xây dựng luật mới về bảo vệ dữ liệu cá nhân

Ngoài việc cập nhật, việc xây dựng một luật riêng về bảo vệ dữ liệu cá nhân cũng là một hướng đi quan trọng Luật này nên tập trung vào việc xác định rõ các nguyên tắc cơ bản và quy định chi tiết về việc thu thập, xử lý, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu cá nhân Các nguyên tắc như sự minh bạch, tính hợp lý, đúng đắn và hợp pháp trong việc thu thập thông tin cá nhân cần được đảm bảo Đồng thời,cần áp đặt các biện pháp bảo vệ dữ liệu hiệu quả như mã hóa, kiểm soát truy cập, ủy quyền và giám sát để đảm bảo an ninh và bảo mật thông tin cá nhân.Việc xây dựng một luật riêng về bảo vệ dữ liệu cá nhân sẽ mang lại nhiều lợi ích Đầu tiên, nó sẽ tạo ra một khung pháp lý chặt chẽ hơn để định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên liên quan, từ người dùng cá nhân đến doanh nghiệp và các tổ chức quản lý thông tin cá nhân Điều này giúp người dùng cá nhân có thể hiểu rõ hơn về quyền và trách nhiệm của mình, đồng thời cung cấp một môi trường kinh doanh công bằng và minh bạch cho các doanh nghiệp.

Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Tăng cường giám sát và kiểm tra là một phương pháp quan trọng để đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực thương mại điện tử Việc này đòi hỏi sự tham gia chủ động của các tổ chức và doanh nghiệp, cùng với sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý và cơ quan giám sát. Quá trình giám sát và kiểm tra có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau Các cơ quan quản lý có thể thực hiện kiểm tra định kỳ hoặc không đểu, yêu cầu các tổ chức và doanh nghiệp cung cấp báo cáo và thông tin liên quan đến việc tuân thủ quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân Ngoài ra, cơ quan quản lý cũng có thể tiếp nhận khiếu nại từ người dùng cá nhân và tiến hành điều tra khi có nghi ngờ về vi phạm Quá trình giám sát và kiểm tra nên được thực hiện một cách công bằng, minh bạch và có sự tham gia chủ động của các bên liên quan. Ngoài việc tăng cường giám sát, áp dụng các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt cũng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả của việc thực thi pháp luật Các biện pháp trừng phạt có thể bao gồm việc áp dụng các khoản phạt tiền đáng kể đối với các tổ chức và doanh nghiệp vi phạm quy định về bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân Ngoài ra, cấm hoạt động kinh doanh cũng có thể được áp dụng đối với các tổ chức vi phạm nghiêm trọng Đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng hơn, truy cứu trách nhiệm hình sự cũng có thể được áp dụng Việc áp dụng các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt sẽ có tác động rõ rệt đối với các tổ chức và doanh nghiệp, đẩy họ tuân thủ quy định về bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân một cách nghiêm túc Đồng thời, nó cũng gửi một thông điệp rõ ràng về sự quan trọng của việc bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân trong môi trường thương mại điện tử.

Mức phạt tiền trung bình trong lĩnh vực xâm phạm bảo vệ dữ liệu cá nhân (DLCN) tại Việt Nam chỉ ở mức vài chục triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với mức phạt 20 triệu Euro theo quy định của GDPR (tương đương 500 tỷ VND) Sự chênh lệch này thể hiện mức phạt trong luật pháp Việt Nam còn nhẹ, trong khi hậu quả của hành vi xâm phạm quyền riêng tư có thể vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, an toàn và tính mạng của nạn nhân.

Tổng quan, việc tăng cường giám sát và kiểm tra cùng việc áp dụng các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt là những biện pháp quan trọng để đảm bảo tuân thủ quy định về bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan, bao gồm các tổ chức và doanh nghiệp, cơ quan quản lý và cơcác cơ quan giám sát Ngoài ra, cần thiết phải có quy định rõ ràng và minh bạch về quyền và trách nhiệm của các bên trong lĩnh vực này Chỉ thông qua sự kết hợp giữa giám sát chặt chẽ và biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt, chúng ta có thể xây dựng một môi trường thương mại điện tử an toàn và đáng tin cậy, bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân của người dùng.

Giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng

Tạo điều kiện thuận lợi cho thông tin và phương tiện truyền thông xã hội là quan trọng và quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và hiểu biết của công chúng về việc bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân trong môi trường thương mại điện tử Trong xã hội ngày càng kỹ thuật số dựa vào công nghệ thông tin, sự phát triển của thông tin và truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc thông báo số khẩn cấp và thông báo cho người dùng về quyền của họ cũng như cách bảo vệ dữ liệu cá nhân của họ khi sử dụng dịch vụ trực tuyến Chiến dịch quảng cáo cũng có thể được thực hiện trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau,bao gồm truyền hình, đài phát thanh, báo chí, mạng xã hội và các kênh truyền thông trực tuyến khác Chính phủ, cơ quan quản lý, tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp cùng hợp tác để phát triển và thực hiện các chiến dịch này Trên hết, chiến dịch này cần được điều chỉnh phù hợp với khán giả, sử dụng ngôn ngữ đơn giản và truyền tải thông điệp một cách rõ ràng, dễ hiểu Mục tiêu quan trọng trong quảng cáo và truyền thông xã hội là thông báo cho người dùng về việc bảo vệ dữ liệu cá nhân và bảo vệ quyền riêng tư Người dùng sẽ được thông báo về các quyền của mình, từ quyền quản lý dữ liệu cá nhân đến quyền phản đối việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân Đồng thời, họ sẽ được thông báo về những rủi ro và hậu quả của việc vi phạm quyền bảo vệ dữ liệu của mình, cũng như lợi ích của việc bảo vệ dữ liệu cá nhân

Ngoài ra, việc đào tạo và giáo dục con người là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua trong việc nâng cao năng lực thực hiện các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân Đầu tư vào bảo mật thông tin và đào tạo quản lý dữ liệu cá nhân và đào tạo nhân viên sẽ giúp tăng cường kỹ năng của các doanh nghiệp, công ty để đảm bảo an toàn và bảo mật Các chuyên gia quản lý dữ liệu cá nhân và bảo mật thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc tạo và duy trì môi trường kinh doanh an toàn, bảo mật và tuân thủ trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân Đào tạo và giáo dục nguồn nhân lực có thể bao gồm các khóa học, bằng cấp và chương trình đào tạo chuyên sâu về quyền riêng tư, bảo mật thông tin cũng như các quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc sử dụng và xử lý dữ liệu cá nhân Điều này giúp người dùng xây dựng các hiểu biết liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân, hiểu các phương pháp và công nghệ bảo mật thông tin cũng như cách thực hiện bảo vệ dữ liệu cá nhân trong công việc hàng ngày

Cuối cùng, sức mạnh của thông tin và mạng xã hội cũng cần bao gồm việc điều tra và quản lý chặt chẽ việc tuân thủ pháp luật và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Cơ quan kiểm soát và cơ quan ra quyết định phải thực hiện các biện pháp kiểm soát để đảm bảo rằng các doanh nghiệp và công ty tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân và áp dụng các biện pháp bảo mật thông tin Nếu phát hiện vi phạm, sẽ phải đưa ra các hạn chế và hạn chế để đảm bảo rằng việc bảo vệ dữ liệu cá nhân được ưu tiên và không bị xâm phạm.

(Chương 3 chưa đạt, dung lượng không đảm bảo, nội dung còn nghèo nàn, chưa có giá trị của một đề án Vì chương 3 thể hiện kết quả nghiên cứu, nên phải rõ ràng, đầy đủ và mang tính thuyết phục.

Bổ sung Tiêu kết chương 3)

Ngày đăng: 20/05/2024, 14:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w