1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Sở giao dịch Ngô Quyền

73 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 17,91 MB

Nội dung

Cùng với đó, tiền gửi của khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơcau huy động vốn tại các NHTM.. Nguồn vốn của NHTM Vốn của NHTM là các giá tri tiền tệ do chính bản thân ngân hà

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Dé có thé hoàn thành chuyên dé này, em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thé cácthầy cô đã dìu dắt, dạy bảo em trong suốt quãng đường 4 năm đại học Đối với em,những trải nghiệm của bản thân tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ là những hành

trang vững chắc giúp em tự tin bước ra xã hội đê công hiên hêt mình cho công việc.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo, Tiến sĩ Đỗ Hồng Nhung là

giảng viên hướng dẫn trực tiếp, đã luôn bên cạnh động viên, chỉ bảo tận tình giúp em

hoàn thiện khóa luận này một cách tốt nhất

Đồng thời, em cũng xin dành lời cảm ơn chân thành đến các anh chị tại phòngkhách hàng Thể nhân 1, Ngân hàng TMCP Ngoại thương, Chi nhánh Sở giao dịch NgôQuyền, đã hỗ trợ em rất nhiệt tình trong thời gian thực tập tại đơn vị, cũng như cung

câp các tư liệu đê em hoàn thành được chuyên đê lân này.

Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian thực tập, cũng như kỹ năng cá nhân cònthiếu, bài luận văn này có thé còn nhiều hạn chế Em rất mong nhận được những đóng

góp, nhận xét dé hoàn thiện khóa luận này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 8 tháng 6 năm 2020

Sinh viên

Đỗ Hoàng Giang

Trang 2

DANH MỤC VIET TÁTT << s©ss©ss€S££Es£EseESeEEEEseEsEssetserserssrssrrsrrssrsee 5

DANH MỤC CAC BẢNG - << s° <4 EseESsEEseEseEreEseessereetssersessrsee 6

/.9):8190/9:11006090002577 7PHAN MỞ DAU 5< s<eeEEE.4.EEE.AEEE.44 07713 E77130 97744 E744 E714 prrrrorrsee 8

1 Tất yếu nghiên cứu 2- sc+++EE+EESEEEEE2E127127171121121111 111.1 cre 8

2 Mure ti@u meh Uru na 9

3 Đối tượng và phạm Vi nghiên CHU cece ecsessesssessessesseessessessesseesseeseesess 9

4 Phuong pháp nghiên CỨU - - 5c 2c 1313321131311 1E EEErrkrrkrrrre 9

5 Kết cấu chuyên đề - se E121 71211211211 71211211 111121 c1xexe 9CHƯƠNG 1: MỘT SÓ NHỮNG VÁN ĐÈ CƠ BẢN VẺ HIỆU QUÁ HUY ĐỘNGVON TẠI NHTM 55 << E331 3183335 111115555 ££eree 101.1 Khái quát về NHTM - 52522 E2 2E12E1271711211211 1121.211 1x re, 10

1.1.1 Khai niệm NHÍTM - 25 S5 Sen HH HH ni, 10

1.1.2 Đặc điểm NHTM ccrrthrrrthrrrrrererrie 10

1.1.3 Các hoạt động cơ bản của NHÏM SG St sierireirerrree 11

1.1.3.1 Hoạt động huy động 1 111.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn -©2¿+-++2c++2E+tEkerxrsrkerrrerkrerxee 12

1.1.3.3 Hoạt động trung Ø1an - -.c c St SH gen 13

1.1.4 — Vai trò của NHĨM ch HH Hư, 13 1.1.5 Chức năng của NHÏTM - -.- 5c HH HH Hư 14

1.1.5.1 Chức năng trung gian tải chính 55c +++s*+sxseexeeseesessrssss 14 1.1.5.2 Chức năng trung gian thanh toán - c+s-s* + s+skxseseerssrres 14 1.1.5.3 Chức năng tạo phương tiện thanh toán - -+++-<<<x>+<++ss+ 15

1.2 Khái quát về huy động vốn tại NHTM 2-5 ©cc+ccccxcrxrseee 15

1.2.1 Nguồn vốn của NHTM ¿- -©E©EeEE#EESEESEE2EE2E2E2EEEEEEErkrrree 151.2.2 _ Các hoạt động huy động vốn của NHTM 25c s+cscs+zxcsez 16

1.2.2.1 Huy động từ tài khoản tiền gửi 2-22 2+ccccxerEzrsrxerxerxee 17

1.2.2.3 Way NHNN hoặc các TCTD khác - + ++s++e£+x+esexxeseeres 19

1.2.3 Vai trò của hoạt động huy động vốn - 2-2 sx++x+zeerxerseee 191.3 Hiệu quả huy động vốn của NHTM 2-©22+52+cE+EEezEezEsrxerxerree 20

1.3.1 Khái niệm về hiệu quả huy động vốn của NHTM - 201.3.2 _ Các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM 21

2

Trang 3

1.3.2.1 Cac chỉ tiêu định tíÍnh - <5 S5 + kg HH ng rưy21

1.3.2.2 Cac chỉ tiêu định lượng ¿5c +5 3333 SEEseeresrreresrrssrrrsee 23

1.3.3 Nhân tổ tác động tới huy động vốn của NHTM -5 -+: 24

1.3.3.1 Nhân tố khách quan 2+ +£+++EE+EE+£E++EE+EEtrkerEzrerrxerxerree 241.3.3.2 Nhân tố chủ quan :- + 22+ Et+E£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkerkrrkee 25CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUÁ HUY ĐỘNG VÓN TẠI NGÂN HÀNGTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH NGÔ

91904310 28

2.1 Giới thiệu chung ve ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam, chi

nhánh sở giao dịch Ngô Quyên - G12 11 3S 3111111121 1 re 28

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triỂn ¿-2©+2cx++zx+zxeerxesrxee 28

2.1.2 Tinh hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh - «+-s<29

2.1.2.1 Công tác tài chính - c- ch TH TH TH HH g nưy 29

2.1.2.2 Công tác hoạt động xuất, nhập khẫu - essen 31

2.1.2.3 Công tác Cho Vay Gv 32

2.1.2.4 Thanh todnn nh a3 34

2.2 Thực trạng hiệu qua huy động vốn tại chi nhánh - 36

2.2.1 _ Thực trạng huy động vốn - ¿2© +k+EE+EE+EESEE2EEEEEEerkerkerkerree 36

2.2.1.1 Tình hình công tác huy động vốn tại chi nhánh . - 362.2.1.2 Tốc độ tăng trưởng quy mô vốn huy động tại chi nhánh 392.2.2 Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Vietcombank chi nhánh Sở giao

ð)908)989)ì42:)011777 4 ÔỎ 50

2.2.2.1 Đánh giá chung - 6 xSx v ng gh ghgrư50

2.2.2.2 Sự cân đối giữa huy động vốn và sử dung vốn cho hoạt động tín dung

CUA 8908:1000 P87 51

2.3 Đánh giá hiệu quả huy động vốn tại chỉ nhánh giai đoạn 2016 — 2018 57

2.3.1 Những kết quả đạt được - ¿+ text 2E EEEerkerkerkrrree 572.3.2 Những tôn tại và nguyên MAN eecceseessessessesssessessessessessecsessuesseesecses 59

2.3.2.1 Những ton tại -2- 5c 2c 2 E2 1 211211211221121121101111 2111k 59

2.3.2.2 Nguyên nhân k3 KH TH HH kt 60

2.3.2.2.1 Nguyên nhân chủ quan - + s set 60 2.3.2.2.2 Nguyên nhân khách quan - «+ +- «+ +++x++sexseeeesereesers 61

Trang 4

CHƯƠNG 3: MỘT SÓ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ HUY ĐỘNG VÓN

TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH SỞ

GIAO DỊCH NGÔ QUYEN -22°-CEE++dsEESEEE AtEtrrkkreootrrrkdderdie 62

3.1 Dinh hướng mục tiêu phát triển hoạt động chi nhánh trong thời gian tới

¬ 62

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tai chi nhánh 63

3.2.1 _ Xây dựng cụ thé kế hoạch huy động vốn -22cs+cxz=se2 633.2.2 Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn .: -:¿-5¿5c5++ 64

3.2.3 _ Chú trọng lưu ý công tac tin dụng - 5c Scs+sseeireereesre 65

3.2.4 Mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và cải thiện hạ tầng công nghệ

thông tin của ngân hàng - - - c6 + 1111993019911 9111901 19H ng 66

3.2.5 Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt, chiến lược cạnh tranh hiệu quả

¬— 66

3.2.6 Nâng cao trình độ cán bộ nhân viÊn - - 5 +5 + £+ecs+esserses 67

3.2.7 _ Tăng cường chiến lược marketing Ngân hàng - 2: 673.3 Kiến nghị nâng cao hiệu quả huy động vốn - 2 2-52 sceccez67

3.3.1 Kiến nghị với Nhà n6 cceccecccccecsesssessessesssessessessecsecssessessessesssesseeseeaes 673.3.2 Kiến nghị với NHNN - 5-22 E2 EEE21211211 2111121111 683.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 69KET LUAN 0 70LOT CAM DOAN s5<-.A4 2E H4 E071130E7T1130 E713 92144 ptrateesrrasie 72DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 22s ssssesssssesssesssss 73

Trang 5

TMCP Thương mại Cô phan

VCB H.O Hội sở chính Ngân hàng Thương mại Cô phần Ngoại

thương Việt Nam

TCTD Tổ chức tín dụng

TCKT Tổ chức kinh tế

TKTGTT Tài khoản tiền gửi thanh toán

TGTT tiền gửi thanh toán

TGKKH Tiền gửi không kì hạn

GTCG Giấy tờ có giá

Trang 6

Bang 2.1: Cơ cấu huy động vốn tại chi nhánh sở giao dịch Ngô Quyền của

Vietcombank giai đoạn 2016 — 2018

Bảng 2.2: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng tại chi nhánh sở giao dịchNgô Quyền của Vietcombank giai đoạn 2016 — 2018

Bảng 2.3: Cơ cau huy động vốn phân theo loại tiền tại Vietcombank chi nhánh sở giaodịch Ngô Quyền giai đoạn 2016 - 2018

Bang 2.4: Cơ cấu huy động vốn phân theo kỳ hạn gửi tiền tại Vietcombank - chi nhánh

sở giao dịch Ngô Quyền giai đoạn 2016 - 2018

Bảng 2.5: Cơ cau huy động vốn phân theo thời gian tại chi nhánh sở giao dịch NgôQuyền của Vietcombank giai đoạn 2016 - 2018

Bảng 2.6: Cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn tại chi nhánh sở giao dịch NgôQuyên của Vietcombank giai đoạn 2016 — 2018

Bang 2.7: Ty trọng nguồn vốn huy động trong cơ cấu tổng nguồn vốn tại chi nhánh sởgiao dịch Ngô Quyên của Vietcombank giai đoạn 2016 — 2018

Bảng 2.8: Cân đối giữa huy động vốn va sử dụng vốn cho vay theo kỳ hạn tại chỉnhánh sở giao dịch Ngô Quyền của Vietcombank giai đoạn 2016 — 2018

Bang 2.9: Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ tín dụng chi nhánh sở giao dịch Vietcombank giai

đoạn 2016 — 2018

Bảng 2.10: Chi phí huy động vốn của chi nhánh sở giao dịch Vietcombank giai đoạn

2016 — 2018

Trang 7

DANH MỤC BIEU DO

Biểu đồ 2.1: Tổng vốn huy động tại chi nhánh sở giao dịch Ngô Quyền của

Vietcombank giai đoạn 2016 — 2018

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu huy động vốn phân theo đối tượng khách hang tại chi nhánh sởgiao dịch Ngô Quyên của Vietcombank giai đoạn 2016 — 2018

Biểu đồ 2.3: Cơ cau huy động vốn phân theo loại tiền tại chi nhánh sở giao dịch NgôQuyền của Vietcombank giai đoạn 2016 - 2018

Biéu đồ 2.4: Cơ cau huy động vốn phân theo kỳ hạn gửi tiền tại chi nhánh sở giao dịchNgô Quyền của Vietcombank giai đoạn 2016 — 2018

Biểu đồ 2.5: Cơ cau huy động vốn phân theo thời gian tại chi nhánh sở giao dịch NgôQuyên của Vietcombank giai đoạn 2016 — 2018

Biểu đồ 2.6: Cân đối huy động vốn và sử dụng vốn giai đoạn từ 2016 - 2018 tại sởgiao dịch Vietcombank Ngô Quyền

Trang 8

PHAN MO ĐẦU

1 Tat yếu nghiên cứu

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ngày càng lan tỏa, các doanh nghiệp và cácTCKT khác luôn mong muốn phát triển sản xuất kinh doanh nham nâng cao cơ hộitiếp cận sang thị trường quốc tế Dé phục vụ cho mục đích này, vốn là yếu tố thiết yếucần phải có Là một trung gian luân chuyên vốn giữa các thành phan trong nén kinh tế,đối với NHTM, vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp ngân hàng vừa thực hiệnchức năng cung vốn cho các đối tượng cần sử dụng, vừa có đủ nguồn lực kinh doanh

tạo lợi nhuận.

Vậy vốn quan trọng với NHTM như thế nào? Đối với hoạt động kinh doanh,bên cạnh vốn tự có là cơ sở đề thiết lập nền móng khởi đầu thì vốn huy động đóng vai

trò to lớn đảm bảo tài chính cho quá trình kinh doanh và mở rộng quy mô Do đó, cùng

với chiến lược khách hàng thì chiến lược huy động vốn cũng quyết định sự thành bại

của NHTM Đồng thời, chiến lược huy động vốn có hiệu quả khi ngân hàng có cácchiến lược sản phẩm hay biện pháp huy động vốn phù hợp Bởi vậy, hiện nay, cácNHTM đều đặt mục tiêu huy động vốn là mục tiêu cơ bản xuyên suốt quá trình hoạtđộng phát triển Vì lẽ đó, các ngân hàng phải nâng cao hiệu quả huy động vốn để đứngvững trên thị trường, cũng như đáp ứng yêu cầu tăng trưởng của nền kinh tế đòi hỏi sử

dụng vôn ngày càng nhiêu.

Cũng trong khoảng thời gian gần đây, thị trường chứng khoán ngày càng trởnên sôi động và thu hút nhiều đầu tư, là kênh huy động vốn rất tiềm năng Tuy nhiêntrên thực tế thì việc huy động vốn từ hoạt động của NHTM vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn

cả cho đầu tư phát triển Thực tế cho thấy trong những năm gần đây, tình hình huyđộng vốn ở các NHTM trong đó có Vietcombank chi nhánh Sở giao dịch đã tăng vọt

về quy mô Bên cạnh đó vẫn còn tiềm tàng nhiều rủi ro cũng như những tồn tại còn batcập cần được cải thiện Nhận thức được tầm quan trọng của việc huy động vốn đối vớiNHTM, em đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng Thươngmại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Sở giao dịch Ngô Quyền” cho khóaluận tốt nghiệp

Trang 9

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hiéu những lý luận chung về ngân hàng thương mại, nghiệp vụ huy động vốn vàhiệu quả huy động vốn tại NHTM nói chung

- Phân tích và đánh gia cụ thé thực trạng huy động vốn tại Sở giao dịch của

Vietcombank.

- Nhận xét, đưa ra đề xuất nâng cao hiệu quả huy động vốn đối với chi nhánh

3 Đôi tượng và phạm vỉ nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHTM

- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng huy động vốn tại Sở giao dịch Ngân hàng

TMCP Ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn 2016 — 2018.

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong luận văn này là thu thập thông tin vàđánh giá, phân tích, tổng hợp Thông tin sẽ được trích trực tiếp từ “Báo cáo kết quảkinh doanh Vietcombank, Chỉ nhánh Sở giao dịch” các năm cùng với các số liệu từphòng Tổng hợp của chi nhánh Đồng thời tham khảo ý kiến của các cán bộ hướng dẫnhiện đang công tác tại chi nhánh trong thời gian thực tập Từ đó, các thông tin, số liệu

sẽ được tóm tắt, trình bày cụ thé trên bảng biểu, thiết lập các sơ đồ dé so sánh, đốichiếu, qua đó nhận xét đánh giá về hoạt động huy động vốn, cũng như đề xuất các giảipháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh

5 Kết cấu chuyên đề

Kết cau chuyên đề này gồm 3 phan:

Chương 1: Một số những vấn đề cơ bản về hiệu quả huy động vốn của ngân hàng

Trang 10

CHUONG 1: MOT SO NHUNG VAN DE CƠ BAN VE HIỆU QUA HUY DONG

Theo khái niệm Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam (2010) đưa ra có ghi:

“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động

ngân hàng theo quy định của Luật này” “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh,

cung ứng thường xuyên mốt hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi, cấp tín

dụng, cung ứng các dịch vụ thanh khoản”.

Như vậy, có thé hiểu rằng ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh về tiền tệ

và dịch vụ liên quan đến tiền nhằm mục tiêu lợi nhuận

1.1.2 Đặc điểm NHTM

Thứ nhất, NHTM kinh doanh lĩnh vực tài chính tiền tệ Đây là mặt hàng kinhdoanh rất “nhạy cảm” và đặc thù Nó ảnh hưởng đến các phương diện của đời sốngkinh tế, các ban ngành, cũng như các lĩnh vực kinh doanh khác trong nền kinh tế quốcdân Đồng thời là công cụ để Nhà nước quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô Do đó việckinh doanh mặt hàng này cũng mang những ảnh hưởng to lớn đến đến tăng trưởnghoặc suy thoái của một quốc gia Vì vậy, Nhà nước luôn giám sát chặt chẽ các hoạt

động của NHTM.

Thứ hai, vốn kinh doanh của NHTM đến chủ yếu từ việc huy động bên ngoài.Bởi vậy, các NHTM luôn tìm mọi biện pháp dé nâng cao chất lượng nghiệp vụ huyđộng vốn, tạo lòng tin ở khách hàng, là những nhân tố đóng góp lớn cho mảng huy

động vôn.

10

Trang 11

Thứ ba, các sản phẩm trong hoạt động kinh doanh NHTM đều mang tính dịch

vụ, chủ yếu găn liền với hoạt động phân phối vốn và sử dụng vốn Bên cạnh đó,NHTM còn có các dịch vụ tư van tài chính và đầu tư năm giúp khách hàng gia tăng lợi

ích khi sử dụng dịch vụ tại ngân hàng Một mặt tăng thêm lòng tin nơi khách hàng sử

dụng dịch vụ và sản phẩm, mặt khác tạo thêm nguồn thu phía ngân hàng

Thứ tư, các hoạt động tạ NHTM tiềm tàng nhiều rủi ro phát sinh Bên cạnh đó,những hoạt động này còn mang tính dây chuyền, phản ứng lẫn nhau Do đó, cácNHTM luôn chịu sự kiểm soát sát sao từ NHNN, Chính phủ dựa trên hệ thống luậtpháp nghiêm ngặt Một ngân hàng tuyên bố phá sản sẽ kéo theo phản ứng dây chuyền,

có thể khiến toàn bộ hệ thống NHTM sup đồ, gây những hậu quả nặng nề cho nền kinh

tế quốc gia Thực tế rằng, các NHTM khi kinh doanh không tốt, có nguy cơ phá sản sẽđược mua lại, sáp nhập và tiếp tục hoạt động trở lại

1.1.3 Các hoạt động cơ bản của NHTM

1.1.3.1 - Hoạt động huy động vốn

Các NHTM huy động vốn thông qua hoạt động nhận tiền gửi của các cá nhân

và tô chức, có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn, với nhiều sản phẩm phục vụ mục đích củatừng đối tượng trong nền kinh tế Ngân hang là TCTD thu hút tiết kiệm lớn nhất ở mọiquốc gia Cùng với đó, tiền gửi của khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơcau huy động vốn tại các NHTM Hàng triệu, hàng chục triệu cá nhân, doanh nghiệp,các tổ chức khác gửi tiết kiệm tại ngân hàng nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho tàisản của mình cũng như sinh lời từ đó dựa trên lãi suất gửi tiền mà NHTM đưa ra chokhách hàng ứng với loại hình và kỳ hạn gửi tiền Thông thường, khách hàng gửi tiềnvới kỳ hạn càng dài, lãi suất được hưởng sẽ càng lớn Bên cạnh đó, gửi tiết kiệm tạicác NHTM cũng được xem như là một hình thức đầu tư an toàn, do các NHTM đượckiểm soát bởi NHNN, chủ thê gửi tiền sẽ ít chịu rủi ro hơn Các khoản vốn huy độngđược sẽ được ngân hàng dùng dé đi đầu tư, kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận

Cùng với việc nhận tiền gửi, NHTM còn cung cấp các tài khoản giao dịch đốivới các cá nhân cũng như tổ chức khi có nhu cầu Ngân hàng còn cung cấp các dịch vụ

ủy nhiệm chi/thu, chuyên tiền, tiện ích thanh toán online hoặc tại quầy giúp khách hàng thuận tiện hơn trong khi sử dụng dịch vụ.

11

Trang 12

Một nguồn vốn huy động cũng quan trọng khác là phát hành kỳ phiếu, tráiphiếu Việc phát hành phụ thuộc rất nhiều vào quy mô và thời gian huy động vốn,cũng như cơ cấu tài sản — nợ của ngân hàng.

1.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn

Sau bước huy động vốn, vấn đề đặt ra là sử dụng vốn như thế nào dé đạt hiệuquả, tìm cách đầu tư đúng nơi đúng chỗ, tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng Thôngthường, NHTM sử dụng vốn chủ yếu thông qua hình thức cấp tín dụng, có thé ké đếnmột số những nghiệp vụ cơ bản như:

e_ Cho vay thương mại: là những món vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhằm

tài trợ cho tài sản lưu động thông qua hình thức chiết khẩu thương phiếu

e Tài trợ cho các dự án: thường là tài trợ trung dài hạn cho các doanh nghiệp

thực hiện dự án như mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ sở hạ tang.

e_ Cho vay tiêu dùng: nhằm giúp khách hàng trang trải các chi phí như mua nhà,

ô tô, các loại tài sản lâu bền khác Cho vay tiêu dùng ngày càng tăng trưởngnhanh về tỷ trọng trong cơ cấu cho vay tại ngân hàng

e Bảo lãnh: dịch vụ này ngày càng phát triển mạnh trong những năm gần đây,

thường cho mục đích mua chịu hàng hóa, các trang thiết bị và hoạt động phát

hành chứng khoán, của khách hang.

e_ Cho thuê tài chính: ngân hàng mua thiết bị và cho khách hàng thuê trong trung

hoặc dài hạn Khách hàng có thể mua lại tài sản thuê hoặc sau khi thuê trongmột thời gian dài, bên thuê sẽ được mua thanh lý thiết bị với giá rẻ Ngân hàng

sẽ thành lập các công ty cho thuê độc lập.

Các hoạt động cấp tín dụng đều mang trong mình những rủi ro tiềm ấn, do vậycác NHTM luôn cần có quy chế hoạt động và nguyên tắc quản lý nguồn vay rất chặtchẽ Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ chốt tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng Lãi thuđược từ cho vay sẽ dùng để trang trải các khoản lãi phải trả cho khách hàng tham gia

tích lũy tại ngân hang, cũng như chi phí khác, còn lại chính là lợi nhuận của NHTM.

Bên cạnh các hoạt động cấp tín dụng, ngân hàng còn tham gia đầu tư vào thị

trường chứng khoán cũng như vào các ngành công nghiệp khác Tuy nhiên, so với cho

vay, hoạt động đầu tư của ngân hàng có phần ít hơn

12

Trang 13

1.1.3.3 Hoạt động trung gian

Ngoài hai hoạt động chính trên, ngân hàng còn cung cấp thêm các dịch vụ trung

gian hỗ trợ khách hang trong quá trình giao dịch Khi thực hiện dịch vụ này, ngân hàng

không đóng vai trò con nợ hay chủ nợ Cụ thé như:

e_ Giao dịch ngoại tệ: NHTM giao dịch ngoại tệ với khách hang bằng việc mua

một loại ngoại tệ này và bán một loại ngoại tệ khác và hưởng chênh lệch giá

mua bán trong trường hợp khách hàng có nhu cầu về xuất nhập khâu hàng hóa,

tích trữ ngoại té,

e Cung cap các dịch vụ tư vân bảo hiêm, môi giới chứng khoán,

Nền kinh tế ngày càng phát triển, các dịch vụ của ngân hàng cũng từng bướctăng thêm về chất và lượng dé phục vụ các nhu cầu khác nhau của khách hang Các

nghiệp vụ trung gian này sẽ giúp ngân hàng phát triển một cách toàn diện, len lỏi đến nhiêu lĩnh vực trong đời sông.

Cả ba hoạt động trên đều vô cùng quan trọng và có mối liên hệ mật thiết vớinhau dé đảm bao sự phát triển chung của NHTM Nguồn vốn huy động đảm bảo thì có

đủ vốn cho sử dụng kinh doanh, đầu tư gia tăng lợi nhuận Do vậy, ngân hàng từngbước phát triển lớn mạnh, tạo niềm tin và uy tín nơi khách hàng, từ đó, nguồn vốn huyđộng sẽ được mở rộng hơn nữa Muốn sử dụng các luồng vốn vào ra hiệu quả, khôngthể thiếu được các khâu trung gian phải làm tốt vai trò của mình Sự kết hợp đồng bộ

và nhịp nhàng này tạo nên một tong thé ngân hàng đa năng đang là xu thế phát triểnhiện nay trong toàn hệ thống ngân hàng

1.1.4 Vai trò của NHTM

Thứ nhất, NHTM cung vốn cho nền kinh tế Thực tế cho thấy, để có thé hoạt

động kinh doanh, doanh nghiệp cần đầu tư một lượng vốn lớn Bên cạnh đó, vốn tậptrung chủ yếu ở các cá nhân và hộ gia đình Chính các NHTM tập hợp các nguồn vốnnhỏ lẻ để cung vốn giúp các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh Đồng thời đáp ứng kịpthời nhu cầu vốn cho sản xuất Nhờ có hoạt động của NHTM, doanh nghiệp có cơ hội

mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư máy móc công nghệ, nâng cao năng suấtlao động Từ đó thúc đây phát triển kinh tế

13

Trang 14

Thứ hai, NHTM là công cụ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô Hệ thốngngân hàng hiện nay chia làm 2 cấp: NHNN và NHTM Nhà nước quản lý điều tiết hệthống ngân hàng Ngân hàng dẫn dắt thị trường thông qua hoạt động huy động, cấp tíndụng và thanh toán giữa các NHTM trong hệ thống Bởi vậy, những hoạt động này làmtăng lượng tiền cung ứng trong lưu thông Đồng thời NHTM thực hiện việc dẫn dắt,phân bồ các luồng vốn vào ra trong thị trường và điều khiển chúng một cách có hiệu

quả nhờ hoạt động tín dụng.

Thứ ba, NHTM là cầu nối nên tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế Xuhướng toàn cầu hóa ngày càng phát triển sâu sắc trên toàn thế giới Nắm bắt được lợiích to lớn của việc hội nhập kinh tế trong nước với thế giới đem lại cho việc thúc daykinh tế tăng trưởng nhanh bền vững Trong đó tình hình tài chính quốc gia là một điềukiện rất quan trọng thúc đây nhanh tiến trình hội nhập Và cầu nối với nên tài chínhquốc tế đó chính là hoạt động của NHTM trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau,đặc biệt là lĩnh vực liên quan đến ngoại hối, thanh toán quốc tế, hoạt động thanh toánxuất nhập khẩu

1.1.5 Chức năng của NHTM

1.1.5.1 Chức năng trung gian tài chính

Đây được coi là chức năng chính hàng đầu của NHTM Khi thực hiện chứcnăng này, NHTM được xem là cầu nối trung chuyển từ người thừa vốn đến ngườithiếu vốn trong nền kinh tế thông qua hình thức huy động vốn và cấp tín dụng Với

chức năng trung gian tài chính, ngân hàng đóng vai trò vừa di vay và vừa cho vay,

hưởng lợi nhuận từ chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay, tạo lợi ích

cho các bên tham gia.

1.1.5.2 Chức năng trung gian thanh toán

Khi ngân hàng thực hiện chức năng trung gian tài chính, tất yếu sẽ dẫn đến

chức năng thanh toán NHTM thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng.Đồng thời cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn phương tiện thanh toán khác tiện

lợi hơn cả ở nội địa hay ở nước ngoai như séc, ủy nhiệm chi/thu, thẻ tín dụng,

Khách hàng hoàn toàn có thé lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp với mongmuốn của mình Chức năng này giúp tiết kiệm được chỉ phí và thời gian cũng như đảm

14

Trang 15

bảo an toàn cho các khách hàng Bên cạnh đó giúp thúc đây lưu thông hàng hóa xuấtnhập khâu, giảm thời gian thao tác thanh toán, luân chuyên vốn, đây mạnh phát triểnkinh tế.

1.1.5.3 Chức năng tạo phương tiện thanh toán

Đây là chức năng phản ánh rõ nét bản chất của NHTM Chức năng này được

phát sinh dựa trên chức năng trung gian tài chính và trung gian thanh toán của NHTM.

Ngân hàng huy động vốn sau đó cho vay Khách hang sử dụng số tiền vay được dé tiêudùng cho hàng hóa, dịch vụ, kinh doanh trong khi số dư trên TKTGTT của khách hàngcũng là một bộ phận của tiền giao dịch, và được sử dụng dé mua bán, thanh toán Do

đó, NHTM đã làm tăng tổng các phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, tham gia

vào quá trình cung tiên, tác động tới lượng tiên cung ứng.

1.2 Khái quát về huy động vốn tại NHTM

1.2.1 Nguồn vốn của NHTM

Vốn của NHTM là các giá tri tiền tệ do chính bản thân ngân hàng tạo lập hoặchuy động từ nguồn bên ngoai, dùng đề thực hiện các hoạt động kinh doanh (tham khảohttps://voer.edu.vn/) Về cơ bản, nguồn vốn của NHTM chủ yếu đến từ các nguồn tiềnnhàn rỗi trong xã hội được gửi vào ngân hàng với nhiều mục đích Ngân hàng đóng vaitrò là trung gian luân chuyền vốn, từ người thừa vốn gửi tiết kiệm đến những người

thiêu von can di vay cho các hoạt động khác nhau.

Nguồn von của ngân hàng có thé chia làm các loại như sau:

e Vôn tự có

Vốn này do chính ngân hàng tạo lập và sở hữu Đây là nguồn vốn nền tảng tạo

ra tài sản của ngân hàng Bên cạnh đó, đây cũng là nguồn vốn bắt buộc phải có về mặtpháp lý khi thành lập ngân hàng Vốn tự có được hình thành tùy theo hình thức tổ chứccủa NHTM Tuy tỷ trọng không cao trong cơ cấu vốn, nhưng do tính chất ôn định lâudai, vốn tự có vẫn là yếu tô quan trọng quyết định năng lực phát triển của NHTM

Vốn tự có gồm gồm vốn điều lệ, vốn pháp định và vốn tự có bổ sung khác bangnhiều cách khác nhau như lợi nhuận giữ lại hay phát hành thêm cô phiếu, hoặc từ các

quỹ thuộc sở hữu của ngân hàng.

15

Trang 16

e_ Vốn huy động

Là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động được từ những nguồn thu nhậpnhàn rỗi trong nên kinh tế thông qua các nghiệp vụ như gửi tiết kiệm, thanh toán, dùng làm vốn kinh doanh Khác với vốn tự có, nguồn vốn này thuộc nhiều chủ sở hữukhác nhau, tuy nhiên ngân hàng được quyên sử dụng nó dé tạo ra lợi nhuận cho mình.Khi khách hàng muốn rút tiền, ngân hàng có nghĩa vụ hoàn trả cả gốc lẫn lãi Nguồnvốn này chiếm tỷ trọng lớn và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh củaNHTM Vốn huy động gồm vốn tiền gửi và vốn từ phát hành các GTCG

e VỐn vay

Đây là nguồn vốn hình thành từ nguồn tiền vay mượn từ các ngân hàng khác déđảm bảo khả năng thanh khoản trong trường hợp bị hạn chế về khả năng huy độngvốn Vốn vay được hình thành chủ yếu từ vay NHNN, vay từ các NHTM khác hayvay trên thị trường liên ngân hàng, tỷ trọng không cao, nhằm tránh rủi ro thanh khoảnkhi NHTM thiếu hụt dự trữ

Vay từ NHNN để giải quyết trong tức thời nhu cầu chi trả của NHTM, chủ yếubằng tái chiết khấu Nguồn vốn này thường có ty trọng nhỏ trong cơ cấu vốn tại ngânhàng, chủ yếu là vốn ngắn hạn, lãi suất tùy thuộc vào chính sách tiền tệ của NHNN

Vay từ các NHTM khác hoặc TCTD khác trên thị trường liên ngân hàng thường

dành cho các ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ lại có nhu cầu để đảm bảo thanh toán

tức thời Hình thức thường gặp là vay qua đêm và vay kỳ hạn.

e Vốn khác

NHTM có được nguồn vốn này bằng việc cung cấp các hình thức thanh toán vàdich vụ ủy thác đầu tư Huy động từ ủy thác thường cho chi phí thấp, chủ yếu từ thựchiện dịch vụ thanh toán và cho vay đối với khách hàng Nguồn vốn trong thanh toánhình thành từ các hoạt động thanh toán séc, ký quỹ mở L/C Nguồn vốn này cũngchiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cau nguồn vốn tại ngân hàng

1.2.2 Các hoạt động huy động vốn của NHTM

Nhìn chung, nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất, từ 70-80% trong cơ

16

Trang 17

cấu nguồn vốn của NHTM Nguồn vốn này mang tính biến động cao đặc biệt đối vớithành phần TGKKH và vốn ngắn hạn Hơn nữa, vốn huy động chịu nhiều tác động từcác yếu tố khác nhau NHTM cần có các hình thức huy động vốn phù hợp Nhìn chung

về cơ bản thì các NHTM huy động vốn theo các hình thức sau:

1.2.2.1 Huy động từ tài khoản tiền gửi:

e_ Tiền gửi không kỳ hạn

Đây là loại tiền gửi mà khách hàng không có mong muốn về thời gian rút cụthé Ngân hàng sẽ trả mức lãi suất rất thấp hoặc không trả lãi đối với loại tiền gửi này

Khoản tiền này mang tính biến động cao, khách hang có thé gửi vào rút ra bat kỳ lúc

nào Do vậy, ngân hàng phải dự trữ một khoản tiền để đảm bảo khả năng thanh khoảnkhi khách hàng muốn rút TGKKH thường gồm TGTT và TGKKH thuần túy Nếu nhưTGTT được khách hang gửi vào nhăm dé thực hiện các khoản thanh toán cho việc tiêu

dùng hoặc các khoản khác phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thì TGKKH

thuần túy là loại TGKKH mà khách hàng gửi tiền nhằm đảm bảo tài sản của mìnhđược an toàn Lãi suất đối với TGKKH thường cao hơn so với lãi suất TGTT

e Tiền gửi có kỳ hạn

Đây là khoản tiền gửi có thời gian rút cụ thé Loại tiền này tương đối 6n định vìngân hàng xác định được thời gian rút tiền của khách hàng dé thanh toán cho kháchhàng đúng thời hạn Do đó ngân hàng có thé chủ động sử dụng khoản tiền gửi đó vàomục đích kinh doanh trong thời gian thỏa thuận Các mốc kỳ hạn gửi tiền cũng rất đadạng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Loại tiền gửi này được trả lãi suất cao

hơn so với TGKKH.

e_ Tiền gửi tiết kiệm

Là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi.Lãi suất trả cho khoản tiền gửi này cao hơn so với hai loại ở trên Khách hàng đượccấp một quyên số khi gửi tiền tiết kiệm Đây có thé coi là một dạng tích lũy tiền thaycho hình thức cất trữ hiện vật Tiền gửi tiết kiệm thường chia làm hai loại là có kỳ hạn

và không kỳ hạn.

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tùy ý rút ra bất cứ lúc nào Khách hàng đượctất toán bằng SỐ, thường được trả lãi cao hơn so với TGTT

17

Trang 18

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn có sự xác định về thời gian gửi và rút tiền Lãi suấtcao hơn so với TGKKH Đây là loại hình tiết kiệm quen thuộc và khá phổ biến ở ViệtNam Kỳ hạn gửi tiền cũng vô cùng phong phú, theo tháng hoặc theo năm Thời giangửi càng dài, lãi suất càng cao Vốn huy động từ nguồn này cũng ồn định ít biến động.Ngân hàng có thê chủ động sử dụng vốn cho các mục đích tùy theo thời hạn Thôngthường khách hàng sẽ chọn các ngân hàng uy tín và có lãi suất hợp lý đề gửi tiền.

1.2.2.2 Huy động bằng việc phát hành GTCG:

GTCG là các giấy nợ mà ngân hàng trao cho những chủ nợ xác nhận quyền đòi

nợ với mức lãi suất và ngày hoàn trả cụ thé, hình thành vốn sử dụng có tính én địnhcao đối với NHTM Bên cạnh đó giải quyết vấn đề bù đắp nguồn vốn thiếu hụt mộtphần do khả năng thu hút vốn bằng nguồn tiết kiệm hạn chế Ngân hàng thường sửdụng các giấy tờ có giá dưới những hình thức sau:

e Phát hành trái phiếu

Là cam kết xác nhận nghĩa vụ trả nợ bao gồm cả gốc và lãi cho người sở hữutrái phiếu do chính ngân hàng phát hành Thường phát hành trái phiếu để huy độngvốn trung - đài hạn Việc phát hành này chịu sự giám sát của NHNN và các cơ quan cóthâm quyền

e Phat hành chứng chỉ tiền gửi

Đây là những GTCG xác nhận tiền gửi tại ngân hàng trong một thời kỳ Chủ sởhữu chúng sẽ được thanh toán tiền lãi theo kỳ và nhận đủ vốn khi đến hạn Chứng chỉsau khi phát hành được lưu thông trên thị trường tiền tệ

e_ Phát hành kỳ phiếu

Loai giấy tờ này có đặc điểm giống như trái phiếu nhưng thời hạn ngắn hơn(thường là trong vòng 1 năm) Do đó nó thường được sử dụng trong huy động vốnngắn hạn của NHTM

e GTCG khác

Ngoài các hình thức trên, ngân hang còn có thé phát hành phiếu nợ dé thu hútvốn ngắn hạn từ nước ngoài (thường là 3 tháng) với lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi

18

Trang 19

Nó chi dùng dé huy động vốn, trả lãi và gốc đều bằng đô la Thường ở Việt Nam sẽ bịgiới hạn phát hành tại một số ngân hàng đặc biệt, ví dụ như Vietcombank.

1.2.2.3 Way NHNN hoặc các TCTD khác

Nguồn vốn này thường được sử dụng dé dam bảo thanh khoản trong trường hợpcác ngân hàng đi vay không đủ dự trữ, không đảm bảo khả năng thanh toán Vốn đivay sẽ chịu lãi suất cao hơn so với các hình thức huy động khác Tuy nhiên, cácNHTM thường sẽ vay tức thời dé đảm bảo kịp thời thanh khoản Có thé vay NHNNvới hình thức tái chiết khấu GTCG với hạn mức tín dụng thấp nhất Hoặc vay TCTD

khác đang có mức dự trữ vượt yêu câu với mức lãi suât cao hơn.

1.2.3 Vai trò của hoạt động huy động vốn

e Vốn là nén tảng giúp NHTM thực hiện kinh doanh Bat kỳ doanh nghiệp nào cũng

cần có vốn dé hoạt động, ngân hàng cũng vậy Đặc biệt hơn, ngân hàng là doanhnghiệp kinh doanh tiền tệ, tiền là phương tiện cũng như đối tượng kinh doanh chủyếu Do đó, việc tăng nguồn tiền dé kinh doanh chính là việc tăng huy động vốn sẽ

là nền tảng phát triển kinh doanh cho ngân hàng Nếu như vốn tự có quyết định

đến việc hình thành ngân hàng, thì vốn huy động sẽ quyết định đến quy mô kinhdoanh, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tạo lợi nhuận của ngân hàng

e Vốn có ảnh hưởng đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng, các hoạt động kinh

doanh dịch vụ khác của NHTM Trên thực tế, nếu so sánh với các ngân hàng nhỏ,các ngân hàng lớn sẽ có danh mục các sản phẩm da dang hơn về cả đầu tư, cho

vay hay thanh toán, phạm vi hoạt động cũng rộng hơn.

e Vốn giúp các ngân hàng kinh doanh chủ động hon Rat rõ ràng, một ngân hàng sử

dụng vốn kinh doanh chủ yếu từ vốn vay sẽ bi phụ thuộc nhiều vào chủ nợ Nếungân hàng tự chủ được các nguồn vốn huy động không phải từ vay, họ sẽ chủđộng được các hoạt động kinh doanh của mình dé dat duoc muc tiéu an toan va

sinh loi.

e Vốn giúp các ngân hàng tự quyết định được kha năng thanh toán, dam bao uy tin

của mình trên thị trường Uy tín vẫn luôn là yếu tố hàng đầu được các ngân hàngxem trọng, dù là ngân hàng lớn hay nhỏ, đặc biệt là trong thời đại phát triển hội

nhập, cạnh tranh cao như hiện nay Điều đó thé hiện ở việc sẵn sàng thanh toán

19

Trang 20

cho khách hang ở bat kỳ thời điểm nào Mặt khách nó còn được thé hiện ở hoạtđộng đầu tư cho vay Các dự án dài hạn muốn được đầu tư đòi hỏi ngân hàng phải

có nguồn vốn lớn và 6n định Nếu như tiền năng vốn của ngân hàng lớn, hoạt độngkinh doanh hoàn toàn có thé phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng Đặc biệt, uytín còn được thé hiện rõ ràng nhất ở quy mô vốn tự có Ngân hàng có vốn tự cócàng lớn, càng thê hiện rõ vị thế của mình trên bảng xếp hạng cạnh tranh, càng tạonhiều uy tín cho khách hàng

e_ Vốn tác động lớn tới năng lực cạnh tranh của ngân hàng Vốn lớn thì việc đầu tư

vào hệ thống sẽ hiệu quả hơn Cùng với đó trình độ cán bộ, khoa học kỹ thuật hiệnđại, quy mô tăng lên cũng là tiền dé dé tăng thu hút vốn Quá trình lặp lại như vậy

sẽ gây dựng lên một hệ thống ngân hàng vững mạnh Khả năng vốn lớn là điều

kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc mở rộng quy mô tín dụng, cũng như đa

dạng hóa các sản phẩm dịch vụ và quyết định lãi suất phù hợp Điều này sẽ càngthu hút nhiều khách hàng hơn, doanh số hoạt động tăng lên trong tương lai Ngoài

ra, đa dạng hóa các hoạt động sẽ giúp ngân hàng phân tán rủi ro trong quá trình tạo lợi nhuận và tăng sức cạnh tranh của ngân hàng so với các đôi thủ.

Vì vốn có rất nhiều vai trò đối với hoạt động kinh doanh của NHTM Do đóviệc nâng cao hiệu quả huy động vốn là vô cùng cần thiết Đó là kênh cung cấp vốnđầu vào cho các hoạt động của NHTM Bên cạnh đó, huy động vốn tốt sẽ đảm bảo vềnhu cau đầu tư phát trién của NHTM và toàn nền kinh tế Đây là van dé quan trọng đốivới bất kỳ quốc gia nào trên thế giới Nó đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư Và ngânhàng làm tốt vai trò trung chuyền vốn đến với các doanh nghiệp cần vay mở rộng hoạtđộng sản xuất kinh doanh Ba bên bao gồm người thừa vốn nhàn rỗi gửi vào ngânhàng, NHTM, người cần vốn đều có lợi Từ đó nâng cao đời sống và phát triển ôn địnhkinh tế

1.3 Hiệu quả huy động vốn của NHTM:

1.3.1 Khái niệm về hiệu quả huy động vốn của NHTM

Trước tiên, huy động vôn là nghiệp vụ tiêp nhận nguôn vôn nhàn rỗi từ tô chức

và cá nhân đề hình thành nên nguồn vốn hoạt động của NHTM

20

Trang 21

“Hiệu quả là sự so sánh giữa kết qua đạt được và chi phí bỏ ra Khi so sánh giữakết quả và chi phí thi cần phải so sánh đưới dang tỉ số kết quả /chi phí hoặc chi phí/kếtquả Điều này cho thay rằng khi nào đạt được kết quả cao nhất với điều kiện chi phíthấp nhất mới được coi là có hiệu quả” (Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2014) Tuy nhiêntrên thực tế thì việc đạt kết quả cao nhất với mức chi phí thấp nhất đường như khó cóthể xảy ra.

Do đó, hiệu quả huy động vốn là khả năng thực hiện huy động vốn đảm bảo đápứng cao nhất nhu cầu sử dụng vốn của NHTM với chỉ phí hợp lý, phản ánh trình độquản lý của ngân hàng Trong nén kinh tế thị trường hiện nay, NHTM và những TCTDkhác phải đối mặt với sự cạnh tranh đến từ các đối thủ Bất kỳ biến động nào đều cóảnh hưởng đến hoạt động của NHTM Do đó, đánh giá hiệu quả huy động vốn khôngchỉ giúp đánh giá đúng về hoạt động huy động vốn mà còn đánh giá năng lực cạnhtranh cũng như khẳng định vị thế của ngân hàng trên thị trường Ngoài ra, huy động

vốn hiệu quả còn có mối quan hệ với hoạt động kinh doanh của NHTM Huy động vốn

tốt làm nền tảng thúc đây hoạt động kinh doanh, và ngược lại, hoạt động kinh doanhtốt, uy tín ngân hàng nâng cao khiến cho công tác huy động vốn dễ dàng hơn

1.3.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM

1.3.2.1 Các chỉ tiêu định tính

e Tính ôn định và sự tăng trưởng của nguồn vốn

- Một ngân hàng có nguồn vốn phát triển 6n định về quy mô sẽ dễ dàng lập các kế

hoạch sử dụng vốn, mang lại kết quả kinh doanh tốt cho NHTM Nguồn vốn huyđộng của ngân hàng luôn có sự biến động Nguyên nhân do nhu cầu gửi tiền củakhách hang không đồng nhất giữa các thời kì Mặt khác, ngân hang cũng không théchủ động được nhu cầu tiền trong tương lai của mình là bao nhiêu ngay lập tức Do

đó, đánh giá được mức độ ôn định của nguồn vốn sẽ giúp NHTM có những lợi thénhất định khi thực hiện vạch ra chiến lược kinh doanh

- Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn: Ngân hàng muốn mở rộng kinh doanh trước tiên

phải mở rộng được quy mô vốn hoạt động Bởi lẽ đó, tăng trưởng quy mô vốn huyđộng là vô cùng cần thiết Tuy nhiên cần phải đi cùng các biện pháp kiểm soát antoàn phù hợp và lên kế hoạch sử dụng cho vay, đầu tư hiệu quả, tương ứng với quy

mô huy động.

21

Trang 22

- Cơ cau vốn huy động can phù hợp với kế hoạch sử dụng: mỗi sự thay đổi trong cơ

cau nguồn vốn đều ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn Bên cạnh đó, những thayđổi trong sử dụng vốn có thể kéo theo phát sinh nhiều rủi ro Do đó, xu hướng biếnđổi cơ cau vốn phải đáp ứng phù hợp với nhu cầu và kế hoạch sử dụng vốn trong

tương lai.

e Chính sách lãi suất huy động và tiết kiệm chi phí tiền gửi

Lãi suất là vấn đề rất được quan tâm khi khách hàng tham gia giao dịch về vốnvới NHTM Người đi vay mong lãi suất thấp, người gửi tiền lại muốn nhận lãi suấtcao NHTM đóng vai trò trung gian cần có những chính sách lãi suất linh hoạt, vừa

đáp ứng lợi ích cho các bên tham gia, vừa đảm bảo sinh lợi cho chính ngân hàng Do

đó, trong hoạt động huy động vốn, ngân hàng luôn mở rộng tìm kiếm những nguồnvốn giá rẻ, chi phí huy động thấp để thiết lập mức lãi suất hợp lý khi cho vay số vốn

đó, vừa thu hút các khách hàng có nhu cầu muốn vay, mặt khác đảm bảo lợi ích đốivới ngân hàng Tuy nhiên NHTM cần có những mức lãi suất đa dạng phù hợp với từngsản pham Sự đa dang này là vô cùng cần thiết Với một chính sách lãi suất hợp lý, cácNHTM sẽ hoàn thành được mục tiêu huy động vốn chi phí thấp và đạt kế hoạch huy

động

Bên cạnh lãi suất huy động, hoạt động huy động vốn của ngân hàng còn bị ảnh

hưởng bởi những chi phí khác phục vụ cho công tác huy động ví dụ như: thuê mặt

bằng, tô chức hội thảo, cơ sở vat chất, lương nhân vién, Nếu ngân hàng giảm lãi suấthuy động nhằm giảm chi phí huy động vốn thì có thé làm anh hưởng tới khả năng cạnhtranh của ngân hàng trên thị trường huy động vốn Thay vào đó, các ngân hàng có thểxem xét cân đối lại nguồn chi phí khác như một biện pháp dé giảm chi phí huy động

e Các hình thức huy động đa dang

Sự đa dạng các hình thức sản pham huy động phụ thuộc vào quy mô của ngân

hàng Chỉ tiêu này phản ánh năng lực cạnh tranh của NHTM trên thị trường huy động

vốn Chỉ những NHTM quy mô lớn, hoạt động kinh doanh da dạng, trình độ cán bộcao có thê khai thác khách hang và năng lực quan lý tốt mới có thé phát triển đa dangdanh mục sản phẩm Chính sự đa dạng này là yếu tố thu hút khách hàng sử dụng sảnphẩm với nhiều lựa chọn, phù hợp với nhiều đối tượng khách hang Các sản phẩmngoài đa dạng về lãi suất còn đa dạng về kỳ hạn huy động và loại tiền gửi Nhờ đó,

22

Trang 23

NHTM có thể hoàn thành được các chỉ tiêu huy động vốn theo như cơ cấu kế hoạch,

đáp ứng các nhu câu sử dụng đôi từng loại.

1.3.2.2 Các chỉ tiêu định lượng

e Toc độ tăng trưởng của nguôn von

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ gia tăng quy mô nguồn vốn của NHTM Tỷ số nàylớn hơn 1, chứng tỏ nguồn vốn năm sau đã có sự gia tăng so với nguồn vốn năm trước.Quy mô vốn tăng với tốc độ tăng trưởng 6n định cho thay NHTM hoạt động tốt, quy

mô hoạt động kinh doanh tăng lên Từ đó, hoạt động huy động vốn ngày càng được

nâng cao và có hiệu quả

e Ty trọng vốn phân theo loại tiền trên tổng vốn huy động

Vốn huy động phân loại theo loại tiền bao gồm: tiền nội tệ và tiền ngoại tệ So

sánh tỷ trong của hai thành phan trên so với tổng vốn huy động dé cho thấy phươngthức huy động băng loại tiền nào đang chiếm ưu thế và xu hướng mở rộng phạm vihuy động của từng loại tiền

e Tý trọng vốn phân theo kỳ hạn gửi tiền trên tổng vốn huy động

Vốn phân theo kỳ hạn thường gồm: vốn ngắn hạn và vốn trung — dài hạn Trong

đó, đặc trưng của vốn ngắn hạn là sự biến động cao, vốn trung — đài hạn mang tính ồnđịnh hơn Do đó, xem xét tỷ trọng của từng loại vốn theo kỳ hạn so với tổng vốn huyđộng đề đánh giá độ ôn định hay biến động của lượng vốn mà NHTM đã huy động Từ

đó đề xuất giải pháp, phương án sử dụng vốn có hiệu quả nhất

e Ty trọng vốn phân loại theo các thành phần kinh tế trên tổng vốn huy động

Nếu xét theo các thành phần kinh tế, vốn huy động có thê chia ra hai nhóm.Đầu tiên là từ các cá nhân, hộ gia đình Đây là nhóm đối tượng sở hữu nguồn thu nhậpnhàn rỗi nhiều ngoài xã hội và là nguồn huy động chiếm phan lớn trong cơ cau vốnhuy động của NHTM, thường mang tính ôn định khá cao Vì vậy, khi xem xét tỷ sốgiữa vốn huy động từ cá nhân trên tổng cơ cau vốn có thé phan nao đánh giá được sự

ồn định của cơ cầu vốn huy động Tiếp theo là vốn huy động được từ các TCKT Daycũng là thành phần huy động vốn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu Tiền gửi từ

23

Trang 24

thành phần này thường là TGTT hoặc TGKKH Do đó chỉ phí huy động thấp, có thểđáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn khi bị thiếu hụt.

e Ty lệ nợ quá hạn trên dư nợ tin dung

Ty lệ này cho biết nợ quá hạn chiếm bao nhiêu phần trăm trong cơ cầu dư nợcho vay Thông qua tỷ lệ này, ta có thể đánh giá được chất lượng tín dụng tại chinhánh Nếu tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng càng tốt,đảm bảo an toàn cho nguồn vốn vay cần được thu hồi, tạo lợi nhuận và tăng uy tín trên

thị trường của NHTM.

e Su cân đôi giữa huy động von và sử dung von cho mục dich tín dụng và đáp

ứng nhu cầu kinh doanh

Khi NHTM là trung gian giữa người thừa vốn và người cần vốn đáp ứng yêucầu về vốn cho đầu tư kinh doanh, tiêu dùng trong nền kinh tế, vừa phát triển kinh tế

xã hội, lại mang về lợi nhuận cho chính ngân hàng Nếu nguồn vốn huy động đượckhông đáp ứng đủ nhu cầu cho vay, NHTM sẽ không phát huy được hết khả năng sinhlời, có thé dẫn đến không hoàn thành được kế hoạch kinh doanh như mong muốn.Trong trường hợp nhu cầu cho vay ít hơn so với lượng vốn huy động, NHTM sẽ phảitrả lãi cho khoản vốn huy động được trong khi không thé sử dụng phan vốn đó dé sinh

loi từ hoạt động tín dụng.

1.3.3 Nhân tổ tac động tới huy động vốn của NHTM

1.3.3.1 Nhân tổ khách quan

e©_ Sự phát triển của nền kinh tế

Sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế có tác động trực tiếp một cáchmạnh mẽ đến thu nhập người dân Do đó khi tình trạng kinh tế rơi vào suy thoái, thunhập này bị giảm đáng kể Nguồn thu nhập nhàn rỗi cũng sẽ giảm đi ảnh hưởng đếnlượng vốn huy động của ngân hàng Ngược lại khi nền kinh tế phát triển, thu nhập củangười dân tạo ra nhiều hơn, giá trị đồng tiền được đảm bảo Tiền gửi vào ngân hàngcủa khách hàng được an toàn Từ đó gia tăng nguồn cung vốn huy động cho các

NHTM.

e Môi trường pháp lý

24

Trang 25

NHTM là TCTD chịu nhiều tác động cũng như sự kiểm soát sát sao từ các quyđịnh của pháp luật cũng như sự quản lý của NHNN, Chính phủ Các bộ luật đều có tácđộng nhất định tới hoạt động huy động vốn của NHTM Các quy định cũng sẽ thay đổitùy vào từng thời kỳ, hoặc dựa trên sự phát triển của nền kinh tế dé điều chỉnh cho phùhợp Kéo theo hoạt động huy động vốn của NHTM sẽ bị ảnh hưởng Mục tiêu của cácNHTM đặt ra luôn phải dựa vào các quy định, chính sách của Nhà nước nhằm tránh

rủi ro và nâng cao niêm tin từ phía khách hàng.

e Nhu câu von của nên kinh tê

Ngân hàng là trung gian luân chuyên vôn đê đáp ứng nhu câu vê vôn của các thành phân trong nên kinh tê Do đó khi nhu câu vôn trong nên kinh tê giảm sẽ gây ảnh

hưởng đến công tác huy động vốn của ngân hàng

e Tam lý khách hang

Khách hang vừa gửi tiền, cũng đồng thời là người cần dùng vốn Thu nhập củakhách hàng ảnh hưởng đáng ké đến nguồn tiền huy động được của NHTM, còn tâm lý

khách hàng sẽ ảnh hưởng đến sự biến động của các luồng tiền gửi vào hay rút ra Nếu

khách hàng tin tưởng vào tương lai khi gửi tiền, lượng tiền vào ra sẽ ổn định hon.Khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng nhiều hơn gia tăng khả năng huy động vốn

cho ngân hàng.

1.3.3.2 Nhân tố chủ quan

e Uy tín của ngân hang

Thông thường khi có khoản tiền nhàn rỗi muốn gửi, khách hàng sẽ tìm hiểuxem ngân hàng đó có uy tín hay không Nếu câu trả lời là có thì việc huy động vốn sẽ

diễn ra thuận lợi hơn Thường thì mức độ uy tín này phụ thuộc vào thâm niên của

NHTM.

© Chính sách đối với khách hàng

Hiện nay, các ngân hàng đều chú trọng chất lượng dịch vụ với phương châm

“khách hang là thượng dé” Do đó chính sách khách hàng tốt sẽ gia tăng khả năng huyđộng vốn cho ngân hàng Ngân hàng nào càng nhanh nhạy thấu đáo thì sẽ càng tăng thịphần thu hút vốn huy động

25

Trang 26

e Chính sách marketing

Dé dàng nhận thấy bên cạnh chính sách khách hàng tốt, ngân hàng cũng cần tôchức các hoạt động dé khách hàng biết đến và hiểu về các chính sách của ngân hangnhiều hơn, gia tăng tệp khách hàng cũng như tăng thêm nguồn huy động vốn Thời đạicông nghệ phát triển ngày nay kéo theo sự tăng vọt về lượng người sử dụng mạng xãhội Các ngân hàng cũng đã rất nhanh nhạy khi tận dụng kênh marketing này dé tăngảnh hưởng và nhận diện thương hiệu đối với khách hàng

e_ Các hình thức, sản phâm huy động vốn

Mỗi khách hàng có các mục đích sử dụng thu nhập của mình khác nhau Sự đa

dạng về các sản phẩm huy động vốn của NHTM chính là dé phục vụ các nhu cầu đadạng của khách hàng Do vậy các ngân hàng thường phải cân nhắc và nghiên cứu kĩlưỡng trước khi đưa ra một sản phẩm mới

e Cạnh tranh lãi suất giữa các NHTM

Các ngân hàng hiện nay không chỉ cạnh tranh huy động vốn với các NHTMkhác, mà còn cạnh tranh với các TCTD khác Chính sách lãi suất của các NHTM vôcùng đa dạng Chỉ một sự chênh lệch nhỏ giữa hai mức lãi suất cũng khiến cho kháchhàng chuyên vốn từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, ảnh hưởng đến kế hoạch huyđộng vốn của ngân hàng

e Năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ và công nghệ ngân hang

Cán bộ có trình độ tốt sẽ có khả năng tư vấn cho khách hàng sản phâm phù hợp

và tăng lượng khách hàng dùng dịch vụ của ngân hàng mình Đồng thời kiểm soát đảmbảo được an toàn vốn, tăng uy tín Bên cạnh đó, các cán bộ được đào tạo đảm bảo trình

độ chuyên môn nghiệp vụ tốt sẽ có tác động rất lớn tới chất lượng dịch vụ, khi các yêucầu về nhân sự chuyên nghiệp ngày khắt khe trong hệ thống ngân hàng nói chung.Cùng với đó là hệ thống công nghệ của NHTM ngày càng được nâng cao làm tăngchất lượng trải nghiệm dịch vụ của khách hàng, đồng thời kiểm soát rủi ro tốt hơn

cũng như tăng hiệu suât của các dịch vụ mà ngân hàng đang cung câp.

e Mạng lưới dịch vụ cung ứng của ngân hang

26

Trang 27

Các NHTM đa dạng dịch vụ luôn chiếm ưu thế hơn so với các ngân hàng bị hạnchế về mặt này Bên cạnh đó, mạng lưới hệ thống ngân hàng ở nhiều nơi cũng giúp giatăng sự ảnh hưởng, tiếp cận người dân địa phương của ngân hàng Từ đó mở rộng tệpkhách hàng, tăng nguồn huy động vốn.

Tóm lại hiện nay, vai trò của vốn huy động là vô cùng to lớn với hoạt động kinhdoanh, quyết định sự phát triển đối với NHTM nói riêng, các TCTD và sự phát triểncủa nền kinh tế nói chung Việc mở rộng huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàngđầu mà NHTM nào cũng dé ra mục tiêu phát triển Hiểu rõ được tầm quan trọng cũngnhư các yếu tố tác động đến quá trình huy động vốn giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn

về nghiệp vụ này Qua đó đi sâu phân tích, đánh giá đúng thực trang dé tìm ra những

ưu điểm, những hạn chế còn tôn tại và nguyên nhân Từ đó dé ra các giải pháp dé cảithiện hiệu quả công tác huy động vốn dé phục vụ công tác phát triển kinh tế, mặt kháctăng hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM nói chung

27

Trang 28

CHUONG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUA HUY ĐỘNG VON TẠI NGAN

HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH SỞ GIAO

DỊCH NGÔ QUYÈN

2.1 _ Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam, chi nhánh

sở giao dịch Ngô Quyền2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

“Vietcombank được thành lập ngày 20/1/1995 theo nghị định 443/TTg của Thủ

tướng Chính phủ, tiền thân là Sở Quản lý Ngoại hối thuộc Ngân hàng Quốc gia ViệtNam Năm 1961, Sở quản lý ngoại héi được đổi tên thành Cục Ngoại hối thuộc Ngânhàng Nhà nước Việt Nam theo nghị định 171/CP ngày 26/10/1961 của Hội đồng

Chính phủ Đơn vị này vừa thực hiện chức năng tham mưu, nghiên cứu chính sách

quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngoại hối, vừa tiến hành các hoạt động nghiệp vụ củamột ngân hàng thương mại đối ngoại Đây là bước phát triển, tạo tiền đề thành lậpngân hàng chuyên doanh và nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại sau này Ngày 30/10/1962,Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 115/CP thành lập Ngân hàng Ngoại thương ViệtNam với nhiệm vụ: Kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, tín dụng quốc tế, chovay ngoại thương, tham gia quản lý ngoại hối, góp phần bảo vệ tiền tệ và tài sản nhànước, tăng cường và mở rộng quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa với nước ngoài”(https://portal.vietcombank.com.vn/ Trích “But phá cùng cách mang Ngân hàng số -

Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam”, 2018)

Sau một thời gian chuân bị, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức ramắt vào ngày 1/4/1963 và đi vào hoạt động với tư cách một pháp nhân ngân hàng đốingoại Trụ sở giao dịch đặt tại sảnh tầng 1, tòa nhà 47 — 49 Lý Thái Tổ, Hà Nội, cũng

là trụ sở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Năm 1990, Vietcombank chính thức trở thành NHTM quốc doanh, kinh doanhtrong lĩnh vực đối ngoại Đồng thời trong giai đoạn 1990 — 2000, Vietcombank giữ vaitrò là ngân hàng đối ngoại duy nhất của Việt Nam tham gia vào các thị trường tiền tệthế giới, gia nhập tô chức thanh toán SWIFT Năm 1995, Vietcombank chính thức làthành viên của Ngân hang Châu A Ngoài ra, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên củaViệt Nam phát hành các loại thẻ tín dụng quốc tế Mastercard (tham khảo

https://portal.vietcombank.com.vn/)

28

Trang 29

Đến ngày 2/6/2008, Vietcombank chính thức hoàn thành chuyển đổi và hoạtđộng theo mô hình ngân hàng thương mại cổ phần Hệ thống sở giao dịch cũng từ đóphát triển và ngày một mở rộng về quy mô cũng như số lượng và nghiệp vụ.

Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Trung Ương được thành lập năm 1991.

Ban đầu, sở giao dịch là don vi trực thuộc hội sở Vietcombank (VCB H.O), với chứcnăng thực hiện các hoạt động của hội sở, cũng như là cầu nối cho ngân hàng ngoại

thương Việt Nam với khách hàng của mình.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam khai trương tòa nhà Vietcombank Tower

tại địa chỉ 198 Trần Quang Khải, Hà Nội Đây cũng là địa điểm đầu tiên đặt trụ sở

VCB H.O va sở giao dịch.

Sở giao dịch cũng đã triển khai hệ thống 10 phòng giao dịch trên khắp địa bànthành phố Hà Nội Bên cạnh đó đưa vao sử dụng các công nghệ hiện đại, các ứng dụng

như VCB money, SMS banking, Phone banking Cùng với đó phát triển, đa dạng hóa

các sản phẩm mới như thẻ ATM nội địa, thé Mastercard, và hệ thống ATM dày đặctrên khắp thành phố Hà Nội đã và dang phát huy hiệu quả, thu hút khách hàng tạo thóiquen giảm tiêu tiền mặt

Ngày 28/12/2005, Sở giao dịch chính thức tách hỏi hội sở Vietcombank, hoạt

động như 1 chi nhánh, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng Đến ngày

30/10/2008, Sở giao dịch Vietcombank chính thức khai trương trụ sở hoạt động tại tòa

nhà số 31-33 Ngô Quyền, phường Hàng Bài, Quận Hoàn kiếm, Thành phố Hà Nội

Thêm một bước khẳng định sự độc lập, tự chủ trong hoạt động của mình, sở giao dịch

luôn không ngừng đổi mới, phát triển hoàn thiện thêm, cùng với đó luôn đi đầu thựchiện chủ trương chính sách của Vietcombank, thử nghiệm triển khai các sản phâm mới

qua bảng sô liệu sau:

29

Trang 30

Bang 1.1: Kết quả công tác tài chính của sở giao dịch Vietcombank Ngô Quyền giai

Trong đó: Thu lãi cho vay | 1.666,61 | 1.803,27 +8 2.053,27 +14

Thu lãi tiền gửi

tạ TW 4.755,67 | 5.088,57 +7 5.601,33 | +10

Tong chi 5.646,46 | 6.058,65 +7 6.368,17 +5

Trong đó: Trả lãi tiền gửi

khách hàng 3.866,13 | 4.148,36 +7 4.245,25 +2

Chi trả lãi vay 1.119,02 | 1.286,55 | +15 1.428,07 | +11

Két qua kinh doanh 1.290,07 | 1.444,29 | +12 2.008,15 | +39

(Trích “Báo cáo kết quả kinh doanh ngân hàng Vietcombank, chỉ nhánh Sở giao dịchNgô Quyển ” các năm 2016, 2017, 2018)

Ta dễ dàng nhận thấy số liệu trải qua các năm đều có sự tăng trưởng không bịsụt giảm Đó là tín hiệu tốt cho việc kinh doanh của Vietcombank, cụ thé:

Năm 2018, tổng doanh thu đạt mức 7.052,94 tỷ đồng, tăng thêm 566,41 tỷđồng, ứng với tốc độ tăng 8% so với năm 2016 Nguồn thu chủ yếu đến từ 2 khoảnmục: Thu lãi tiền gửi tai NHTW (chiếm 67,82% tổng nguồn thu) và Thu lãi cho vay(chiếm 24,03% tông nguồn thu) Điều này cho thấy công tác tài chính trong giai đoạnnày đã được tô chức rất tốt, tín dụng tăng cả về chất lượng và khối lượng Bên cạnh

đó, công tac thu lãi cũng được triển khai rất tốt Có thé dé dang nhận thấy thông qua

chỉ tiêu thu lãi cho vay năm 2017 tăng 8% so với năm 2016 Các khoản chi cũng tăng

lên, chủ yếu là do khoản chỉ lãi tiền gửi khách hàng và lãi vay chiếm tỷ trọng chủ yếu,

30

Trang 31

lần lượt là 68,47% và 21,23% trong bảng tổng chi Dễ thấy phần tiền chỉ trả lãi tiềngửi khách hàng trong năm 2017 đã tăng 282,23 ty đồng, tốc độ tăng 7% so với năm

2016 Nguyên nhân do nguồn vốn huy động trong năm tăng kèm theo đó là lãi suấttiền gửi tăng và dư nợ cũng tăng Tuy nhiên, lợi nhuận (kết quả kinh doanh) vẫn đạtmức cao là 1.444,29 tỷ đồng, tăng 154,22 tỷ đồng, tương đương mức tăng 12% so vớinăm 2016 Tuy tốc độ tăng này không quá cao, nhưng nhìn vào kết quả kinh doanh ấn

tượng của Sở, thì con sô này mang tính rât tích cực.

Năm 2018 là sự chuyển biến tích cực của các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận khicác mức tăng đều ở ngưỡng hai chữ số Doanh thu năm 2019 đạt 8.376 tỷ đồng, caohơn 873,38 tỷ đồng, tương đương mức tăng 12% so với năm 2017 Có được mức tăngnày là do ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì mở rộng tín dụng và làm tốt công tác thu lãi.Bên cạnh đó, tổng khoản chi tăng nhẹ hơn, chỉ ở mức 5% so với năm 2017 Mức lãisuất huy động vốn vẫn được giữ ôn định Điều này làm cho lợi nhuận trong năm 2018tăng lên rất đáng kể, ở mức 2.008,15 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2017, mức tăngnày gấp hơn 3 lần mức tăng của năm 2017

2.1.2.2 Công tác hoạt động xuất, nhập khẩu

Bảng 1.2: Gia trị, thi phân doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tại chi nhanh sở giao

dịch Ngô Quyên của Vietcombank giai đoạn 2016 - 2018

so với nam s0 với nam

2016 (9%) 2017 (9%) 1.453.08 1.636,01 2.96717

240915 | 2.740,71 +13,76 2.906,35 +6,04

(Nguôn: Phòng tổng hợp - chi nhánh sở giao dịch Vietcombank Ngô Quyên)

31

Trang 32

Có thé nói, Sở giao dịch Vietcombank là ngân hang dẫn dau trong lĩnh vựcthanh toán xuất nhập khâu Với bề dày kinh nghiệm lâu năm, ngân hàng đã thực hiệnhầu hết mọi giao dịch tài chính quốc tế và điều phối hoạt động thanh toán xuất nhậpkhâu cho Chính phủ Đối với Sở giao dich, là một trọng các chi nhánh trọng điểm củaNgân hàng Ngoại thương, các hoạt động thanh toán xuất nhập khâu cũng đóng một vaitrò rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là các hoạt động chức năng của Sở.Các chỉ tiêu giá trị thanh toán xuất nhập khẩu của Sở giao dịch đều tăng lên hàng năm

và luôn đứng ở vi trí cao trong bảng xếp hạng các chi nhánh của Vietcombank

Từ bảng số liệu trên ta nhận thấy được từ năm 2016 đến năm 2018, doanh sốthanh toán xuất khẩu có sự tăng mạnh, đặc biệt vào năm 2018 Doanh số thanh toánxuất khâu năm 2018 đạt 2.967,17 triệu USD, tăng 1.331,16 triệu USD, với mức tăng81,37% so với năm 2017, gấp xấp xi 6,5 lần so với mức tăng 12,59% ở năm 2017 Day

là tín hiệu cực kỳ tích cực, khẳng định vị thế trong thanh toán xuất nhập khâu giữa chi

nhánh Sở giao dịch và các chi nhánh khác trong hệ thống ngân hàng Vietcombank

2.1.2.3 Công tác cho vay

Bên cạnh hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay cũng là nghiệp vụ quantrong của mỗi ngân hàng, tạo ra nguồn doanh thu chiếm ty trọng lớn trong cơ cau báocáo kinh doanh hang năm Do đó Vietcombank cũng rat chú trọng công tác cho vay.Nhìn chung mảng cho vay có nhiều chuyền biến tích cực Tình hình công tác cho vaycủa Sở giao dịch được thể hiện qua bảng sau:

32

Trang 33

Bảng 1.3: Dư nợ cho vay của sở giao dịch Vietcombank Ngô Quyền giai đoạn

Trang 34

Nhìn chung, tổng dư nợ tăng theo từng năm trong giai đoạn 2016-2018 Cụ thể:

Năm 2017, tong du nợ cho vay đạt mức 24.979,55 tỷ đồng, tăng hơn 4.508,11

tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng là 22,02% so với năm 2016 Trong đó, dư nợ cho vayngắn hạn và trung dài hạn có tỷ trọng khá gần nhau, lần lượt là 44,96% và 55,04%trong cơ cau tong dư nợ Có thé thấy, tốc độ tăng dư nợ ngắn hạn trong năm 2017 datmức 36,63%, cao hơn han so với tốc độ mở rộng dư nợ trung dai hạn ở mức tăng12,22% Sở giao dich đã day mạnh công tác cho vay ngắn hạn, phục vụ nhu cầu tăngnguồn vốn lưu động trong các thành phan kinh tế Ngoài ra do đặc thù khách hàng vayngắn hạn thường là hộ sản xuất quy mô nhỏ, thời gian kinh doanh ngăn, khả năng trả

nợ tốt, đồng thởi do chính sách khuyến khích, hỗ trợ vay vốn hộ gia đình nên tỷ trọng

dư nợ ngắn hạn tăng ở mức cao hơn so với tăng trưởng dư nợ trung dài hạn

Năm 2018 xuất hiện nhiều biến động trong cơ cau dư nợ Dư nợ ngắn hạn giảm1.267,12 tỷ đồng, tương đương mức giảm 11,28% so với năm 2017 Nguyên nhânchính đến từ việc Vietcombank đã đây mạnh công tác thu hồi nợ đối với những khoản

nợ ngắn hạn, ưu tiên hơn cho các khoản vay trung dài hạn với lãi suất hấp dẫn hơn đối

với nhóm khách hàng doanh nghiệp, SMEs Dư nợ trung dai hạn trong năm 2018 tăng

3.962,24 tỷ đồng, tương tương tốc độ tăng là 28,82% so với năm 2017, xong tốc độtăng cao hon mức giảm của dư nợ ngăn han Do đó tổng dư nợ cho vay trong năm

2018 vẫn có xu hướng mở rộng, tăng thêm 2.695,13 tỷ đồng, tương ứng 10,79% so với

năm 2017.

Với quy mô tổng dư nợ tăng dần và khá đều qua từng năm, Ngân hàng có chínhsách xử ly và thu hồi nợ rất tốt Ty lệ nợ xấu không thu được qua từng năm giảm đáng

ké, từ 0,3% (năm 2016) giảm xuống còn 0,19% (năm 2017, tương ứng mức giảm

36,67%), và năm 2018 là 0,04%( tương đương mức giảm 78,95%) Day là những con

số thực sự ấn tượng trong công tác giảm nợ xấu theo chủ trương của toàn ngành nóichung và Vietcombank nói riêng Tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2016 — 2018 của chinhánh Sở giao dịch đều đạt dưới mức 1%, hoàn thành mục tiêu kiểm soát nợ xấu đề ra

theo các năm.

2.1.2.4 Thanh toán thẻ

Doanh thu thanh toán và phát hành thẻ được tông hợp qua bảng sau:

34

Trang 35

Bảng 1.4: Thống kê hoạt động thẻ của sở giao dịch Vietcombank Ngô Quyền giai đoạn

2016 — 2018

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Chênh Chênh lệch so lệch so

Chỉ điêu Giá trị Giá trị vớ Giá trị vớ

2 Doanh thu thanh

toán (triệu USD)

(Nguon: Phong tong hợp — chi nhánh Sở giao dịch Ngô Quyển, Vietcombank)

Kể từ giai đoạn Sở giao dịch chính thức tách riêng hoạt động độc lập khỏi VCBH.O, công tác hoạt động thẻ ngày càng có nhiều khởi sắc, đặc biệt là trong giai đoạn từ

2016 — 2018 đánh dấu sự bùng né của việc sử dụng thẻ và phát hành thẻ mới Thế giới

35

Trang 36

ngày càng hội nhập công nghệ số, ngành ngân hàng cũng đón đầu xu hướng này, đặcbiệt là Vietcombank, khi liên tục phát triển nhiều sản phâm với từng phân khúc kháchhàng và mục đích sử dụng của họ Hệ thống các ngân hàng đang dần dần từng bướcđưa quan niệm chỉ tiêu không cần dùng tiền mặt đến với cộng đồng Quan sát bảng sốliệu, dễ dàng nhận thấy các chỉ số tăng dần theo từng năm đối với số lượng thẻ đanglưu hành và phát hành mới Đây là những dấu hiệu tích cực, đồng thời phù hợp với xuhướng hội nhập ngày nay Đi cùng với đó là việc doanh thu thanh toán thẻ cũng đa sốtăng mạnh theo từng năm ở các nhóm thẻ khác nhau Điền hình là mức tăng doanh thuthanh toán của thẻ ghi nợ quốc tế Nếu như ở giai đoạn 2008 — 2009, mức tăng trưởngcủa thẻ này chỉ ở trung bình khoảng 12%, thì sang đến giai đoạn này đã tăng an tượng,trung bình khoảng 30% hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai, khi mà lĩnhvực thương mại điện tử, kinh doanh quốc tế đang trở nên phổ biến và dễ dàng hơn nhờ

hệ thong công nghệ và vận chuyền

2.2 Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại chỉ nhánh

2.2.1 Thực trạng huy động vốn

2.2.1.1 Tình hình công tác huy động vốn tại chi nhánh

Hiểu được tầm quan trọng của công tác huy động vốn đối với hoạt động kinhdoanh, Vietcombank luôn chú trọng vào hoạt động huy động vốn trong từng năm.Công tác tín dụng luôn chiếm ty trọng lớn trong các hoạt động kinh doanh của ngânhàng Muốn thực hiện được công tác tín dụng thì huy động vốn phải đặt lên hàng đầu.Vietcombank đã cho thấy sự biến động tích cực trong tổng lượng vốn huy động giaiđoạn 2016 — 2018 cụ thé như sau:

36

Ngày đăng: 20/05/2024, 01:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2: Gia trị, thi phân doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tại chi nhanh sở giao - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Sở giao dịch Ngô Quyền
Bảng 1.2 Gia trị, thi phân doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tại chi nhanh sở giao (Trang 31)
Bảng 1.3: Dư nợ cho vay của sở giao dịch Vietcombank Ngô Quyền giai đoạn - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Sở giao dịch Ngô Quyền
Bảng 1.3 Dư nợ cho vay của sở giao dịch Vietcombank Ngô Quyền giai đoạn (Trang 33)
Bảng 1.4: Thống kê hoạt động thẻ của sở giao dịch Vietcombank Ngô Quyền giai đoạn - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Sở giao dịch Ngô Quyền
Bảng 1.4 Thống kê hoạt động thẻ của sở giao dịch Vietcombank Ngô Quyền giai đoạn (Trang 35)
Bảng 2.2: Cơ cầu vốn huy đông theo đối tượng khách hàng tại chi nhánh sở giao dich Ngô Quyền của Vietcombank giai đoạn 2016 — 2018 - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Sở giao dịch Ngô Quyền
Bảng 2.2 Cơ cầu vốn huy đông theo đối tượng khách hàng tại chi nhánh sở giao dich Ngô Quyền của Vietcombank giai đoạn 2016 — 2018 (Trang 41)
Bảng 2.3: Cơ cầu huy đông vốn phân theo loại tiên tại Vietcombank - chi nhánh sở giao dich Ngô Quyền giai đoạn 2016 — 2018 - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Sở giao dịch Ngô Quyền
Bảng 2.3 Cơ cầu huy đông vốn phân theo loại tiên tại Vietcombank - chi nhánh sở giao dich Ngô Quyền giai đoạn 2016 — 2018 (Trang 44)
Bảng 2.4: Cơ cầu huy đông vốn phân theo ky hạn gửi tiên tại chỉ nhánh sở giao dịch Ngô Quyền của Vieteombank giai đoạn 2016 - 2018 - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Sở giao dịch Ngô Quyền
Bảng 2.4 Cơ cầu huy đông vốn phân theo ky hạn gửi tiên tại chỉ nhánh sở giao dịch Ngô Quyền của Vieteombank giai đoạn 2016 - 2018 (Trang 46)
Bảng 2.5: Cơ cầu huy đông vốn phân theo thời gian tai chi nhánh sở giao dịch Ngô Quyên của Vietcombank giai đoạn 2016 - 2018 - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Sở giao dịch Ngô Quyền
Bảng 2.5 Cơ cầu huy đông vốn phân theo thời gian tai chi nhánh sở giao dịch Ngô Quyên của Vietcombank giai đoạn 2016 - 2018 (Trang 49)
Bảng 2.6: Cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn tại chi nhánh sở giao dich Ngô Quyên của Vietcombank giai đoạn 2016 — 2018 - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Sở giao dịch Ngô Quyền
Bảng 2.6 Cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn tại chi nhánh sở giao dich Ngô Quyên của Vietcombank giai đoạn 2016 — 2018 (Trang 51)
Bảng 2.7: Tỷ trọng nguôn vốn huy động trong cơ cầu tông nguôn vốn tại chi nhánh sở giao dịch Ngô Quyên của Vietcombank giai đoạn 2016 — 2018 - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Sở giao dịch Ngô Quyền
Bảng 2.7 Tỷ trọng nguôn vốn huy động trong cơ cầu tông nguôn vốn tại chi nhánh sở giao dịch Ngô Quyên của Vietcombank giai đoạn 2016 — 2018 (Trang 53)
Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ xấu trên dư ne tin dụng chi nhánh sở giao dịch Vietcombank giai - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Sở giao dịch Ngô Quyền
Bảng 2.9 Tỷ lệ nợ xấu trên dư ne tin dụng chi nhánh sở giao dịch Vietcombank giai (Trang 55)
Bảng 2.10: Chi phí huy đông vốn của chi nhánh sở giao dịch Viefeombanlc giai đoạn - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Sở giao dịch Ngô Quyền
Bảng 2.10 Chi phí huy đông vốn của chi nhánh sở giao dịch Viefeombanlc giai đoạn (Trang 56)
Bảng sau: - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Sở giao dịch Ngô Quyền
Bảng sau (Trang 56)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w