1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Kinh doanh nước sạch Hải Dương

70 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN &œ++EEl*+>6

VIỆN NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH

Tên dé tài: Nâng cao hiệu qua sử dung vốn nhà nước tai Công ty cỗ phan

Kinh doanh nước sạch Hải Dương

GV hướng dẫn: Nguyễn Thị Quỳnh Loan

Họ và tên: Dương Mạnh Hùng

Mã sinh viên: 11162114 Khóa: 58

Chuyên ngành: Tài chính công

HÀ NỘI - 2020

Trang 2

Mục lục

1 Lí do chọn đề tài s-s-s- << se se se sEsEEsESsEvESeEsEsEEsEEsEsseksEsstserserserserse 8

2 Kết cấu của chuyên GG s-s<sscs©cse se ssExseEseEsetesessersersersserserserssrssssse 9

Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn nhà nước .s s 10

1.1 Tổng quan nghiên cứu . s- s2 ss£ssssesssEseEssessesserserssesserserssrse 10

1.1.1 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài - 2-2 ¿+++++x++£x++zx+zx+erxeerxezrxee 10 1.1.2 Tổng quan nghiên cứu trong nƯỚC ¿2 + E+EE+E++E£+E£+E££EerEeExererrszrezes 11

1.1.3 Bài hoc kinh nghiệm cho Việt Nam - - 5 0S 12x SH SH như 12 1.2 Cơ sé lý thuyết về hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp 14

1.2.1 Vốn và sử dụng vốn tại doanh nghiệp nhà nước ¿+ + s+szzxzzsz 14 1.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp nhà nước - ¿55522 21 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu qua sử dung vốn tại doanh nghiệp nha nước27 1.2.4 Phương thức nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp nhà nước 32 Chương 2: Thực trạng sử dụng vốn nhà nước tại Công ty cỗ phần kinh doanh nước

sạch Hải DUONG do <5 s S s 9 Họ Họ 000.000 00060080 35

2.1 Khái quát về Công ty cỗ phan kinh doanh nước sạch Hai Dương 35

2.1.1 Giới thiệu Chung - - -s- + kg TT HH HH HH nh nhà 35

2.1.2 Sơ đồ tổ chức -.s++2xvt t2 tt HH HH HH ng 36 2.1.3 Quá trình hình thành và phát triển - ¿- 2 2 +£+E£+E++£x+rxtzxezrerrxerxee 36 2.1.4 Một số thành tựu nổi bật -. 2+-+22+ztE ktrttEkrrttrkrrtrtiirrrrrrrrrirriio 37

2.2 Thực trạng sử dụng vốn nhà nước tại Công ty cỗ phần kinh doanh nước sạch Hải Duong , 0 G5 << 5 9 9 0 0 0.0 0000040600069 80408084 38

2.2.1 Đánh giá tong quát -2-©2£+S£+Sx+EE+EEE2EEEEEEEEE2E12112717112112117171 21 1xx 38

2.2.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động - 2 ¿5£ scx+£s+zzrzrezes 41 2.2.3 Đánh giá hiệu qua sử dụng vốn cố din -¿5¿2++2s++cx+zzxe+zsez 44

2.2.4 Phân tích IDupOfi( - <1 313911199111 91119 11 91H TH ng 48 2.3 Đánh giá công tác sử dụng vốn nhà nước tại Công ty cỗ phần kinh doanh

nước sạch Hải Dương 5 5< 5< s9 9 000000001084 52

2.3.1 Những kết quả đạt được - ¿52-5 2 22 SEESEE2E12E1271711211211 111121 1xx 52

2.3.2 Thành tựu trong công tác đảm bảo an sinh xã hội và đời sống của nhân dân 53 2.3.3 Những hạn chế trong sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp 54 Chương 3: Kiến nghị giải quyết những van đề về sử dụng vốn nhà nước tại Công ty cỗ phần kinh doanh nước sạch Hải Dương .s- 5-22 s2 sesessessessese 58

Trang 3

3.1 Đối với Công ty cỗ phần kinh doanh nước sạch Hải Dương 58

3.1.1 Cải thiện khả năng thanh tOắñ - - - - c5 1 3311113113 111.1 Eerrree 58 3.1.2 Tăng cường sử dụng đòn bay tài chính ¿- ¿2s ©++cxz+zxzrxrrxrerxesree 60

3.1.3 Bảo toàn và phát triển vốn cố định 2-2 + + £+E+E+zkerxerxerxrrerreee 61 3.2 Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương se «se ssesssesse< 62

3.2.1 Áp dụng nguyên tắc “ngân sách cứng” đối với doanh nghiệp 62 3.2.2 Đưa ra mục tiêu phát triển cho công ty - 2-2 2 £+££+Ee£keExeExerxrrszreee 62 3.2.3 Phân biệt rõ ràng giữa chức năng quản lý nhà nước và quyền sở hữu của nhà

3.2.4 Xây dựng và phát triển đội ngũ quản trị theo hướng chuyên nghiệp, phù hợp

với định hướng đổi mới và phát triỀn ¿- 2 2© E+SE+EE+EEEE+EE£EEEEeEEeEEerxrrxrreree 66 3.2.5 Hỗ trợ công ty trong việc giải phóng mặt bằng -. ¿- 2 ©+c5++c++ 68

Trang 4

DANH MỤC TU VIET TAT

Doanh nghiệp Nha nước

Hệ sô bảo toàn vôn

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Vốn lưu động

Hàng tồn kho

Số vòng quay tông tài sản

Trang 6

Bảng 2.3 Vốn lưu động cuối ki kế toán của công ty qua các năm (2017 — 2019)

Bảng 2.4 Số vòng quay hàng tồn kho của CTCP KDNS Hải Dương và CTCP cấp

nước Hải Phòng

Bảng 2.5 Số vòng quay khoản phải thu của CTCP KDNS Hải Dương và CTCP cấp

nước Hải Phòng

Bang 2.6 Phải thu ngắn hạn khác của công ty (2017 — 2019)

Bảng 2.7 Các chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của CTCP KDNS Hải Dương và CTCP cấp nước Hải Phòng (2017 — 2019)

Bảng 2.8 Tài sản đở dang dài hạn của CTCP KDNS Hải Dương và CTCP cấp nước

Hải Phòng (2017 — 2019)

Bang 2.9 ROS của CTCP KDNS Hải Dương và CTCP cấp nước Hải Phòng (2017 —

Bảng 2.10 Lợi nhuận sau thuế của công ty (2017 — 2019)

Bảng 2.11 Số vòng quay tài sản của CTCP KDNS Hải Dương và CTCP cấp nước Hải Phong (2017 — 2019)

Bang 2.12 Doanh thu thuần của công ty (2017 — 2019)

Bang 2.13 Don bay tài chính của CTCP KDNS Hải Dương và CTCP cấp nước Hải

Phòng (2017 — 2019)

Bang 2.14 Nợ dài hạn và nợ phải trả của công ty (2017 — 2019)

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ phân tích Dupont

Hình 2.1 ROA và ROE của CTCP KDNS Hải Dương và CTCP cấp nước Hải Phòng

(2017 — 2019)

Hình 2.2 Chi số kha năng thanh toán hiện hành của CTCP KDNS Hải Dương va CTCP cấp nước Hải Phòng giai đoạn 2017 — 2019

Hình 2.3 Số vòng quay hàng tồn kho của CTCP KDNS Hải Dương và CTCP cấp

nước Hải Phòng

Hình 2.4 Số vòng quay khoản phải thu của CTCP KDNS Hải Dương và CTCP cấp

nước Hải Phòng giai đoạn 2017 - 2019

Hình 2.5 Vốn có định của CTCP KDNS Hải Dương và CTCP cấp nước Hải Phòng

(2017 — 2019)

Hình 2.6 Các chi số đánh giá hiệu qua sử dụng vốn cố định của CTCP KDNS Hải

Dương giai đoạn 2017 — 2019

Hình 2.7 Tài sản đở dang dài hạn của CTCP KDNS Hải Dương và CTCP cấp nước

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển như hiện nay, việc cô phần hóa DNNN là một trong những giải pháp thiết yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận kinh tế quốc doanh Cổ phần hóa là cách gọi tắt của việc chuyên đổi mô hình các DNNN thành CTCP ở Việt

Nam, với những mục tiêu chính sau (theo ND44/ND-CP):

- “Huy động vốn của toàn xã hội bao gồm các cá nhân, các tô chức kinh tẾ, các tô chức xã hội trong va ngoài nước nhằm dau tư, đổi mới công nghệ, tạo thêm công ăn việc làm trong dân chúng, phát triển doanh nghiệp , nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu DNNN, và thay đôi phương thức quan lý trong doanh nghiệp”.

- “Tạo điều kiện dé người lao động trong doanh nghiệp có cô phan và những người góp vốn được thực sự làm chủ; thay đổi phương thức quản lý, tạo động lực thúc day

doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả; tăng tai sản cho Nhà nước ; nâng cao thu nhập cho

người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước”.

Thực hiện chủ trương của Dang và Nhà nước về cô phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, ngày 20/03/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 419/TTg-DMDN về việc phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thuộc

UBND tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013-2015 Ngày 25/03/2014, UBND tỉnh Hải Dương

đã ban hành Quyết định số 429/UBND -VP về việc thực hiện cổ phần hóa Công ty

TNHH MTV Kinh doanh nước sạch Hai Dương.

Cho đến nay, sau khi thực hiện chuyên đổi mô hình từ Công ty TNHH MTV sang CTCP, Công ty đã tổ chức thành công phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng, tổ

chức thành công Đại hội đồng cổ đông thành lập CTCP KDNS Hải Dương Ngày 03/11/2017, Công ty tô chức phiên giao dịch đầu tiên trên sàn UpCom tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội Việc cô phần hóa các DNNN nói chung cũng như Công ty Kinh doanh nước sạch Hải Dương nói riêng là một trong những điều kiện cần thiết để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động một cách có hiệu quả hơn, khắc phục những hạn chế sẵn có của những doanh nghiệp quốc doanh, hướng đến mục tiêu sử dụng nguồn vốn đầu tư của nhà

nước một cách có hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí.

Trang 9

Từ những thực trạng ké trên, chuyên dé “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại CTCP KDNS Hải Duong” trình bày thực trạng việc sử dụng vốn nhà nước tại Công ty kế từ khi chính thức thực hiện cổ phần hóa cho đến nay, nêu ra những thành tựu đã đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong việc sử dụng nguồn vốn của nhà nước tại Công

ty, từ đó đề xuất một số giải pháp cho công ty và những cơ quan quản lí để ngày một nâng cao hiệu quả sử dụng vôn của công ty.

2 Kết cấu của chuyên đề

Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn nhà nước

Chương 2: Thực trạng sử dụng vốn nhà nước tại Công ty cổ phần KDNS Hải Dương Chương 3: Kiến nghị giải quyết những vấn đề tại đơn vị thực tập

Trang 10

Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn nhà nước 1.1 Tổng quan nghiên cứu

1.1.1 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài

- Nghiên cứu “Efficiency, technical progress, and best practice in Chinese state

enterprises (1980—1994)”, tam dịch “Hiệu qua, tiễn bộ kỹ thuật và những ví dụ điển hình

nhất trong các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc (1980-1994)? của tác giả Jinghai

Zeng, Xiaoxuan Liu và Arne Bigsten (Journal of Comparative Economics, 3/2003) Dựa

trên dữ liệu của khoảng 600 doanh nghiệp từ 1980 đến 1994, bài viết này nghiên cứu mức độ hoạt động hiệu quả của các DNNN bang cách phan tích dữ liệu va chi sỐ Malmquist Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả hoạt động được tăng lên đáng kể khi

các doanh nghiệp áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật Đồng thời, các phân tích hồi quy trong bài nghiên cứu chỉ ra rằng các DNNN với quy mô lớn có nhiều khả năng cải thiện năng suất hơn so với các doanh nghiệp nhỏ Các công ty hoạt động hiệu quả và

có tiềm năng xuất hiện nhiều ở những tỉnh ven biển với điều kiện kinh tế - xã hội phát triển Những ưu đãi về tiền lương có tác động tích cực đến tăng trưởng năng suất, và chất lượng giáo dục tại từng địa phương có anh hưởng đáng ké đến hiệu quả kỹ thuật.

- Nghiên cứu “State-owned enterprises, state capitalism and social distribution in

Singapore”, tam dich “Doanh nghiệp nha nước, chủ nghĩa tư bản nhà nước va phân phối

xã hội ở Singapore” của tác giả Chua Beng Huat (The Pacific Review, 2016) Nghiên cứu

phân tích cách mà chính phủ Singapore thành lập các DNNN và biến chúng thành các doanh nghiệp toàn cầu Nó cũng xem xét cách các quỹ tài sản tập trung đóng góp vào các khoản chỉ tiêu xã hội của chính phủ mà không thông qua việc tăng thuế Sự phân phối lại như vậy thông qua chủ nghĩa tư bản nhà nước cộng hưởng với nguồn gốc dân chủ xã hội của đảng Nhân dân, có những nét tương đồng với những phát triển trong chủ nghĩa tư bản nhà nước Trung Quốc.

- Nghiên cứu “Decentralization of decision making in China’s state enterprises”, tam

dịch “Phân cấp ra quyết định trong các doanh nghiệp nha nước Trung Quốc”, tác giả Y Lu, J Child (Management Issues in China, 2018) Trong nghiên cứu này, nhóm tác gia đề cập tới một mục tiêu trọng tâm của Trung Quốc về cải cách DNNN vào đầu những năm

1980 - phân cấp ra quyết định từ các cơ quan hoạch định chính sách đến bộ phận quản lý

doanh nghiệp Nghiên cứu được thực hiện dựa trên dữ liệu về sáu DNNN ở Bắc Kinh

10

Trang 11

trong các năm 1985, 1988 va 1993 Kết quả cho thấy các doanh nghiệp này có quyên tự

chủ trong việc ra quyết định đối với hầu hết các vấn đề, chính quyền được tách biệt khỏi hoạt động của doanh nghiệp, và một cấu trúc quản trị mới đã xuất hiện trong các công ty

công nghiệp lớn, nơi các quyết định chiến lược được đề xuất bởi hội đồng quản tri, thay vì các cơ quan quản lí nhà nước Một mô hình kinh tế mới đã xuất hiện, trong đó nhà

nước thay vi quan lí trực tiếp sẽ thường xuyên áp dụng các biện pháp điều tiết, kiểm soát cơ sở hạ tầng, kiểm soát các giao dịch để đồng thời điều hành cả doanh nghiệp và các quan hệ kinh tế Từ đó, chính phủ Trung Quốc không chỉ tạo ra những bước tiến đáng kê

trong việc cải thiện chất lượng chiến lược kinh doanh tại các DNNN, mà còn tạo ra một

thế hệ những nhà quản lí chuyên nghiệp và độc lập.

- Nghiên cứu “China’s State Enterprises: Changing Role in a Rapidly Transforming

Economy”, tam dich “Các doanh nghiệp nhà nước tai Trung Quốc: Thay đôi vai trò trong một nền kinh tế đang biến đổi nhanh chóng” của tác giả Ran Li và Kee Cheok Cheong (Palgrave Macmillan, Singapore, 2019) đưa ra những phân tích chuyên sâu về các DNNN tại Trung Quốc Nghiên cứu bao gồm ba nội dung chính Đầu tiên, tác giả cho thấy cách quản lí của chính phủ Trung Quốc đối với các DNNN đã phát triển như thế nào, đồng thời là cách chính phủ duy trì việc kiểm soát đối với các doanh nghiệp khi không sở hữu cô phan Nội dung chính thứ hai là cái nhìn toàn cảnh về những nguyên tắc trong việc quản lí các DNNN Cuối cùng, nghiên cứu cho ta thấy việc tạo lập các doanh nghiệp và

thị trường tài chính từ thuở sơ khai tại Trung Quốc đã diễn ra thế nào.

1.1.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước

- Nghiên cứu “Tac động của cô phần hóa đến hiệu quả hoạt động sau cô phần hóa của

các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Tân & Trịnh Quốc

Trung (Tạp chí nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á, 9/2018) Nghiên cứu này

cung cấp cho độc giả những bằng chứng thực nghiệm về tác động của chính sách cổ phần hóa đến hiệu quả hoạt động của DNNN sau cô phần hóa tại Việt Nam Thông qua việc lựa chon 47 DNNN cô phan hóa tại Việt Nam vào năm 2013 và 146 DNNN không cổ

phần hóa trong cùng giai đoạn từ số liệu khảo sát của Tổng cục thống kê Việt Nam, nhóm

tác giả di tới một kết luận rằng cô phần hóa nói chung dường như không giúp các DNNN

hoạt động hiệu quả hơn khi đặt các doanh nghiệp đó trong mối tương quan với các doanh

nghiệp khác không thực hiện không cổ phần hóa cùng thời kì Nghiên cứu đóng vai trò tiên phong khi kết hợp sử dụng phương pháp so sánh có-không có (thông qua kỹ thuật so

11

Trang 12

sánh điểm xu hướng) và một phương pháp nghiên cứu định lượng - phương pháp hồi quy

có trọng số nhằm đánh giá tác động cô phần hóa đối với hiệu quả hoạt động của các DNNN sau khi thực hiện cổ phan hóa tại Việt Nam.

- Nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp” của ThS Chu Quốc Tế (Dai học Đông Đô) Mục tiêu của tác giả trong nghiên cứu này là “nêu ra những đặc điểm chính của vốn và vốn trong DNNN, từ đó đề xuất những chỉ tiêu

cơ bản đề đánh giá hiệu quả sử dung vốn tại DNNN”.

- Nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp

Cao su Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thùy Dương (ĐH KTQD, 2016) Nghiên cứu đã

phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thông qua các phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh (so sánh qua các năm, so sánh với chỉ số trung bình ngành) Trên cơ sở phân tích tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến

hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử

dụng vốn của Công ty.

1.1.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Những doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước, bởi bên cạnh mục tiêu lợi nhuận như những doanh nghiệp thông thường khác, các doanh nghiệp này còn một mục tiêu khác là góp phần đảm bảo an sinh xã hội và đời sống của nhân dân, là một bộ phận không thé thiếu dé tạo nên sự bình dang

trong xã hội Các DNNN và các quỹ tài sản tập trung tại Singapore bảo đảm nền kinh tế

trong nước của Singapore đủ sức chống lại khủng hoảng tài chính, đảm bảo phúc lợi xã hội, đồng thời tạo ra sự gan kết và ôn định chính trị.

Quá trình nới lỏng sự quản lí trực tiếp của các cơ quan quản lí nhà nước đối với hoạt

động của các công ty có vốn nhà nước mà thay vào đó là quản lí gián tiếp, giống như

chính phủ Trung Quốc đã làm trong những năm gần đây là rất quan trọng Bên cạnh việc

cải thiện hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, hoạt động này còn khắc phục được

sự chồng chéo chức năng quản lý nhà nước, chức năng đại diện chủ sở hữu Hiện tại, vẫn còn tình trạng các bộ, ngành và cơ quan nhà nước ở địa phương nắm giữ số lượng lớn

DNNN nên có sự chồng chéo, mâu thuẫn trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, chức năng đại diện chủ sở hữu vôn nhà nước tại doanh nghiệp.

12

Trang 13

Tiếp tục đây mạnh việc cô phần hóa các DNNN, không chỉ về số lượng mà còn phải

về cả chất lượng Tránh trường hợp những người đại diện vốn Nhà nước thường có xu hướng nghĩ rằng họ nắm toàn bộ vận mệnh doanh nghiệp hoặc ngược lại là không quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp dé quyền lợi Nhà nước bị mat dần Việc cổ phần hóa doanh nghiệp phải mang đến hiệu quả thực sự, không thé mang tính hình thức, cổ phần hóa theo phong trào của các doanh nghiệp khác Với trường hợp của Temasek Holdings - một cơ quan thuộc bộ phận đầu tư của chính phủ Singapore và thuộc 100% sở hữu của Bộ Tài chính Singapore, chính phủ Singapore đã đề đạt những người thực sự có năng lực kinh doanh dé đảm nhận trọng trách cùng với chế độ đãi ngộ xứng đáng thay vi

cử những quan chức ngồi đại diện theo hình thức hành chính.

Đối với Quốc hội

Thứ nhất, tạo ra một cơ chế chung để đánh giá công tác thực hiện chức năng đại diện

phần vốn góp nhà nước áp dụng cho tất cả các cơ quan, tổ chức hay cá nhân đại diện

phần vốn góp của nhà nước Dựa theo tình hình thực tiễn, Quốc hội đánh giá những kết của Chính phủ trong công tác tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu về vốn tại các DN, qua đó có góc nhìn chính xác và khách quan về hoạt động kinh doanh DNNN, trong đó tập trung vào việc DN sử dụng nguồn vốn của nhà nước đề đầu tư vào SXKD.

Thứ hai, hăng năm, Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm trong việc thực hiện kiểm toán

và công khai kết quả SXKD của các DNNN, từ đó cung cấp thông tin chính thống, chính xác dé Quốc hội thực hiện nhiệm vụ giám sát Do vậy, phải tiếp tục hoàn thiện chuan

mực Kiểm toán Nhà nước để phát huy vai trò chủ đạo của cơ quan này trong công tác

giám sát tài chính của đất nước, bao gồm cả việc giám sát tài chính các DNNN Đối với Chính phủ

Thứ nhất, thực thi các chính sách, cơ chế pháp lý quy định về quản lý DNNN Trong

đó có thé kế đến quy chế quản trị công ty TNHH MTV thuộc sở hữu nhà nước, quy chế

quản trị tại tất cả các loại hình DNNN đang hoạt động, với mọi tỷ lệ nắm giữ VCSH khác

Thứ hai, đặt ra hai nhiệm vụ chính để DNNN thực hiện, bao gồm nhiệm vụ xã hội và nhiệm vụ SXKD Từ đó, thực hiện xây dựng hai bộ tiêu chí riêng biệt dé làm cơ sở đánh giá kết quả hoạt động xã hội và kinh doanh của DNNN Hiện nay, nhiều DNNN cũng như cơ quan phụ trách quản lý còn có sự nhằm lẫn hoặc bỏ qua trong việc đánh giá hai

13

Trang 14

chức năng này nên trong quá trình hạch toán dễ xảy ra những sai phạm, gây ảnh hưởng

xấu đến thị trường.

Thứ ba, Chính phủ xem xét ban hành những quy định về việc các địa phương có thể thu hồi vốn nhận được tir việc tiến hành CPH các DNNN chịu sự quản lý của địa phương, từ đó giúp cho mỗi địa phương tăng cường nguồn thu ngân sách, có nguồn lực dé đầu tu phát triển Theo quy định hiện nay, phần vốn thu hồi được khi CPH các DNNN tại địa

phương mặc dù trước đó được đầu tư từ ngân sách địa phương, nhưng sau khi thực hiện CPH đều phải thực hiện chuyên giao cho SCIC quản lý theo quy định của Chính phủ Đây là một quy định cần được xem xét lại trong quy chế quản lý vốn sau thực hiện CPH

DNNN tai các địa phương, khiến các địa phương không chủ động thực hiện cổ phần hóa

với các DNNN ma minh quản lý.

1.2 Cơ sở lý thuyết về hiệu quả sử dụng vẫn nhà nước tại doanh nghiệp

1.2.1 Vốn và sử dụng vốn tại doanh nghiệp nhà nước 1.2.1.1 Vốn nhà nước

Vốn là điều kiện đầu tiên của mọi doanh nghiệp dé có thé bat đầu đi vào quá trình SXKD, bao gồm phan vốn của chủ sở hữu và phan vốn huy động Theo khoản 9, điều 3,

Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp

năm 2014: “Vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm

VCSH của doanh nghiệp và vốn do doanh nghiệp huy động” Trong đó, VCSH của doanh

nghiệp có bản chất là vốn nhà nước, vốn này là “số vốn thuộc sở hữu nhà nước mà chủ sở hữu là Nhà nước và đối tượng sở hữu là vốn được pháp luật hiện hành thừa nhận thuộc chủ quyền của quốc gia, của Nhà nước”, bao gồm “vốn từ NSNN, vốn tiếp nhận có

nguồn gốc từ NSNN; vốn từ quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp, quỹ hỗ trợ sắp xếp

doanh nghiệp; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của

Nhà nước va vốn khác được Nhà nước dau tư tại doanh nghiệp” (khoản 8, Điều 3) Trong

thực tế hiện nay, những DNNN hoạt động chủ yếu dựa vào vốn nhà nước đầu tư.

Giải thích từ ngữ, điều 4, Luật đấu thầu 2013 định nghĩa: “Vốn Nhà nước bao gồm

vốn NSNN; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương;

vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính

14

Trang 15

phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển

của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất”.

Điều 4 Luật NSNN 2015 định nghĩa: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan Nhà

nước có thâm quyền quyết định dé bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà

Đầu tư vốn nhà nước vào DN là việc sử dụng vốn có nguồn gốc từ NSNN hoặc từ các

quỹ chịu sự quản lí của Nhà nước dé đầu tư vào doanh nghiệp.

Từ đó có thé kết luận rang bản chat của vốn nhà nước tại doanh nghiệp chính là biéu hiện băng tiền của những danh mục tài sản thuộc phạm vi quản lý của doanh nghiệp nhưng nhà nước lại là chủ sở hữu, tuy nhiên, phần vốn này khác với phần vốn của các công ty mẹ dưới hình thức những tổng công ty nhà nước hay những tập đoàn kinh tế -đầu tư trực tiếp vào các công ty con hay các công ty liên kết Đây là nguồn lực lớn nhất và quan trọng nhất đề thực hiện hoạt động SXKD của những DNNN trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.

1.2.1.2 Đặc điểm và vai trò của vốn trong doanh nghiệp nhà nước Đặc điểm của vốn trong DNNN

Cũng như các doanh nghiệp thông thường khác, vốn của DNNN cũng có những đặc

điểm chung sau:

Thứ nhất, vốn đại diện cho một lượng tài sản nhất định của doanh nghiệp, tức là vốn

của doanh nghiệp được biéu hiện thông qua giá trị của tài sản hữu hình và tài sản vô hình

mà doanh nghiệp sở hữu.

Thứ hai, sự vận động của vốn tạo ra lợi nhuận, góp phần giúp doanh nghiệp thực hiện

mục tiêu kinh doanh.

Thứ ba, vốn cần phải được tích lũy và tập trung đến một ngưỡng nhất định dé có thể

phát huy tác dụng dé đầu tư vào SXKD.

Thứ tư, vốn của doanh nghiệp gắn liền với một chủ sở hữu xác định, không thê có

đồng vốn vô chủ và không ai quản lý.

Thứ năm, vốn được quan niệm như một hàng hóa đặc biệt, hoàn toàn có thể mua bán quyền sử dụng vốn trên thị trường thông qua các loại giấy tờ có giá khác nhau.

15

Trang 16

Bên cạnh những đặc điểm chung trên, vốn của DNNN cũng có những đặc điểm riêng

- VCSH của DNNN có bản chất là vốn nha nước, được trích hang năm từ NSNN dé

đầu tư vào các DNNN với hai mục tiêu là duy trì sự 6n định nguồn vốn trong quá trình hoạt động của DN, đồng thời đảm bảo vai trò người đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước

trong DN.

- VCSH của DNNN được nhà nước cấp cho doanh nghiệp khi bắt đầu thành lập DN,

trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, vốn nhà nước có thể tăng thêm do tiếp nhận từ những đơn vị khác chuyên đến dựa trên quyết định của cơ quan nhà nước có thâm quyên.

- Vốn nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong vốn DNNN.

Tỷ lệ vốn nhà nước trong cơ cấu vốn của DNNN luôn duy trì ở mức trên 50% Theo quy định trong luật pháp của mỗi quốc gia, tỷ lệ này có thể được điều chỉnh để phù hợp hơn với tình hình kinh tế của mỗi nước, nhưng tỷ lệ vốn nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối

trong DNNN luôn được duy trì từ 50% trở lên, thậm chí là 100% Mục đích của quy định

này là đảm bảo Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc quyết định những kế hoạch

cũng như chính sách của doanh nghiệp

Vai trò của vốn trong doanh nghiệp nhà nước

Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, trong DNNN, vốn là một trong những yêu

tố cơ bản không thể thiếu trong mọi quá trình SXKD Đồng thời, vốn cũng nắm giữ một vai trò quan trong trong sự tăng trưởng và phát triển của đất nước Không có vốn, nền kinh tế thị trường sẽ không thể vận hành.

Đối với mọi hoạt động SXKD, dù quy mô lớn hay nhỏ cũng đều cần một lượng vốn nhất định dé tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp.

Dưới góc độ pháp lý, đề tiến hành thành lập một DN, một trong những điều kiện đầu

tiên là cần phải sở hữu một lượng vốn nhất định, lượng vốn đó không được thấp hơn

băng lượng vốn pháp định (lượng vốn tối thiêu theo quy định của pháp luật cho từng loại

DN) Khi đó tư cách pháp lý của doanh nghiệp mới được xác lập Ngược lại, doanh

nghiệp không thê được thành lập nếu không có đủ vốn pháp định Điều 4, chương II Quy chế quản lý Tài chính và Hạch toán kinh doanh đối với DNNN quy định: “Nếu trong quá trình hoạt động kinh doanh, vốn điều lệ của doanh nghiệp không đạt điều kiện mà pháp

luật quy định, tức là thấp hơn tổng mức vốn pháp định của các ngành nghề mà doanh 16

Trang 17

nghiệp đó kinh doanh thi cơ quan có thâm quyên quyết định thành lập doanh nghiệp đó phải cấp bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp, hoặc giảm ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp hoặc phải tuyên bố chấm dứt hoạt động như: phá sản, giải thể, sát nhập ” Từ đó có thể cho rằng, vốn là điều kiện cần thiết để đảm bảo răng doanh nghiệp có tư

cách pháp nhân.

Dưới góc độ kinh tế, trong hoạt động SXKD, vốn đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình doanh nghiệp tồn tại và phát triển Một nguồn vốn ổn định không chỉ đảm bao

doanh nghiệp có điều kiện mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất mà còn giúp cho quá trình kinh doanh không bị gián đoạn.

Vốn là yếu tố quan trọng quyết định năng lực SXKD của doanh nghiệp và xác lập vi thế của doanh nghiệp trên thương trường Điều này càng thê hiện rõ trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự cạnh tranh gay gắt, dé tránh bị đào thải, mọi doanh nghiệp phải

không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, thực hiện đầu tư vào khoa học công nghệ hiện

đại Dé có thé thực hiện được những công đoạn này, việc huy động được một lượng vốn dồi dào là điều tất yếu

Bên cạnh đó, việc nguồn vốn có dồi dào hay không sẽ quyết định đến kế hoạch mở rộng quy mô trong tương lai của doanh nghiệp Vốn giúp doanh nghiệp có khả năng mua sam mở rộng sản xuất, có chỗ đứng trong những thị trường mới, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần tạo nên danh tiếng của doanh nghiệp trên thương trường.

Đặc biệt với một loại hình doanh nghiệp đặc thù như DNNN, việc đảm bảo nguồn vốn

lại càng quan trọng hơn, bởi bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, DNNN còn hướng tới mục tiêu

xã hội Khoản 1 điều 4 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp nêu rõ một trong ba mục tiêu của sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp là '“ “Thực hiện định hướng, điều tiết, ôn định kinh tế vĩ mô mang tính chiến lược trong từng thời kỳ, thúc đây phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, nên đảm bảo nguồn vốn chính là đảm bảo thực hiện các mục tiêu xã hội được đề ra.

Từ những vai trò quan trọng trên của vốn, không chỉ DNNN mà mỗi doanh nghiệp đều cần phải thực hiện những biện pháp hữu hiệu dé huy động vốn, đảm bảo có một nguồn vốn ồn định và chất lượng để doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả, đạt được những

17

Trang 18

mục tiêu dé ra, đồng thời tránh tình trang thất thoát, lãng phí nguồn vốn, đặc biệt là đồng

vốn có nguồn gốc từ NSNN - ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của quốc gia 1.2.1.3 Sử dung von tại doanh nghiệp nhà nước

Thuật ngữ sử dụng vốn đối với DNNN giống như những doanh nghiệp thông thường khác, tức là đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh nhằm với mục tiêu đem về lợi nhuận cho DN Theo tình hình thực tế tại Việt Nam hiện nay, có hai hình thức chính dé một DNNN

sử dụng vốn của nhà nước hoặc sử dụng vốn trong phạm vi DNNN, hoặc sử dụng vốn

đầu tư vào những doanh nghiệp khác nằm ngoài phạm vi DNNN Thứ nhất, sử dụng vốn trong phạm vi DNNN.

Trong bối cảnh kinh tế thị trường, giống như những doanh nghiệp khác, DNNN là một

đơn vị SXKD độc lập, hoàn toàn tự chủ trong hoạt động kinh tế và “tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý” — điều 1, chương I, Luật Doanh nghiệp nhà nước Dé doanh nghiệp có thé độc lập trong quá trình tổ chức SXKD, Nhà nước thực hiện chuyên giao quyền sử dụng vốn và tài sản cho

doanh nghiệp Từ đó, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn luôn phải giữ vững

mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn tại doanh nghiệp Dé thực hiện mục tiêu, DNNN cần phải theo sát từng biến động của vốn và tài sản, hạch toán theo đúng chuẩn mực kế toán Việt Nam, tránh dé xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí tài sản và vốn của nhà nước Dựa theo tình hình kinh doanh, DN có thé lựa chọn cơ cấu tài sản và nguồn vốn sao cho phù hợp nhất.

Trên cơ sở đó, DNNN thực hiện việc mở số và hạch toán theo dõi chính xác toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo đúng chế độ hạch toán kế toán, thống kê hiện hành; phản ánh một cách chính xác và đúng thời điểm những thay đổi, biến động về mặt tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp trong quá trình SXKD.

Theo đó, DNNN có nghĩa vụ sử dụng nguồn vốn từ ngân sách để kinh doanh đảm bảo ba nguyên tắc: sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu hiệu quả, bảo toàn nguồn vốn và phát triển nguồn vốn Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng nguồn tiền từ vốn và quỹ

khác với mục đích sử dụng ban đầu như việc sử dụng quỹ dự phòng, quỹ khen thưởng,

quỹ phúc lợi để đưa vào hoạt động SXKD thì phải hoàn trả quỹ đó sau khi hoàn thành mục tiêu kinh doanh Thêm vào đó, DN có thể thực hiện cơ cấu lại tài sản và các loại vốn để thuận lợi nhất cho việc phát triển SXKD.

18

Trang 19

Đồng thời, DNNN phải xây dựng quy định chung về hoạt động quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp; trong đó quy định rõ về việc khi dé xảy ra hư hỏng, thất thoát tài sản thì cá nhân hay bộ phận nào của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm Với mỗi kỳ kế toán và khi năm tài chính kết thúc, toàn bộ tài sản và nguồn vốn cần phải được kê khai;

tính toán chính xác số tài sản thừa, thiếu, tài sản ứ đọng, mat pham chat: xac dinh nguyén

ngân và cá nhân chịu trách nhiệm, từ đó làm co sở để đưa vào báo cáo tài chính của

doanh nghiệp.

Đối với những khoản nợ của doanh nghiệp, cần phải thực hiện mở tài khoản theo dõi

một cách chỉ tiết từng khoản mục nợ phải thu trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp.

Tuy theo quy định của nhà nước và nhu cầu của doanh nghiệp, cuối mỗi kì kế toán, dựa trên các ghi chép đã được thực hiện trong kì, doanh nghiệp cần thực hiện so sánh, tổng hợp và phân tích rõ ràng các khoản phải thu; đặc biệt cần chú ý đến tình hình của những khoản nợ đến hạn, quá hạn cũng như nợ khó đòi Nhanh chóng xác định mức độ, nguyên

nhân của các khoản nợ không thu hồi được, từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý để khắc phục.

Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, các DNNN có thê cho thuê hoạt động các tài sản mà doanh nghiệp đang nam giữ nhưng không có nhu cầu sử dụng, nhằm tận dụng tối đa nguồn lực về tài sản, đồng thời tăng thu nhập nhưng vẫn phải giám

sát chặt chẽ, thu hồi tài sản khi hết hạn hợp đồng Trường hợp tài sản cho thuê hoạt động,

DN vẫn phải trích khấu hao tài sản định kỳ theo đúng hướng dẫn của chuẩn mực kế toán.

Ngoài ra, đối với những tài sản không sử dụng, không còn phù hợp với trình độ sản

xuất của DN, DNNN có thê thực hiện nhượng bán, thanh lý dé nhận lại vốn và sử dụng khoản tiền nhận được cho mục đích kinh doanh có hiệu quả hơn Khoản tiền thu được do

chênh lệch giữa giá thanh lý, nhượng bán tài sản so với tổng của giá trị còn lại của tài sản

và chi phí dé bán tài sản (nếu có), doanh nghiệp cần phải đưa vào kết quả kinh doanh cuối ki.

Bộ phận kế toán cần phải đánh giá lại giá trị của tài sản và ghi tăng hoặc giảm tương ứng với khoản chênh lệch trong các trường hợp sau: Cơ quan nhà nước có thâm quyền yêu cầu DN thực hiện đánh giá lại tài sản; Cổ phần hóa doanh nghiệp hoặc đa dạng hóa các hình thức sở hữu doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu cho chủ sở hữu khác; Sử dụng tài sản trong hoạt động liên doanh hoặc góp vốn cô phan Khi sử dụng tài sản dé góp von

19

Trang 20

cô phan, cần phải hạch toán đối với cả hai thời điểm: khi dem tài sản đi góp vốn và khi

nhận tài sản về.

Thứ hai, sử dụng vốn dau tư ra ngoài phạm vi DNNN

Với mục tiêu tăng thêm thu nhập và đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN, DNNN có thể thực hiện đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo hai nghĩa vụ là bảo toàn và phát triển vốn, đồng thời phải đối chiếu với những quy

định tương ứng của pháp luật trong lĩnh vực đầu Những hình thức đầu tư phổ biến hiện

nay bao gồm mua bán giấy tờ có giá, liên doanh với doanh nghiệp khác, góp cổ phần và các hình thức đầu tư khác Không chỉ trong phạm vi quốc gia, DNNN hoàn toàn có thể đầu tư ra nước ngoài, miễn là tuân thủ những quy định của pháp luật.

Trong quá trình sử dụng vốn, các DNNN có nghĩa vụ bảo toàn và phát triển vốn, đảm

bảo lợi ích của Nhà nước trong quá trình đầu tư vào DNNN, tạo điều kiện cho doanh nghiệp 6n định và phát triển kinh doanh hiệu quả, tăng thu nhập cho nhân viên và thực hiện nghĩa vụ với NSNN Các biện pháp bảo toàn vốn phô biến là:

- Tuân thủ nghiêm ngặt chế độ giám sát đối với vốn và tài sản phù hợp với quy định

của Nhà nước.

- Lựa chọn hình thức bảo hiểm phù hợp cho từng loại tài sản mà doanh nghiệp sở hữu Phí bảo hiểm được tính vào chi phí SXKD;

- Đối với những khoản dự phòng hop lý như dự phòng cho những khoản phải thu nghi ngờ, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng các loại giấy tờ có giá bị phá giá khi thực hiện hoạt động tài chính, các DNNN có thê hạch toán những chi phí này vào chi phí

hợp lý của DN.

Các quy định hiện hành đã nêu cụ thể cách thiết lập và sử dụng một cách khoa học,

hợp lí những danh mục dự phòng nói trên.

Ngoài những biện pháp được liệt kê ở trên, đối với những khoản lỗ lũy kế từ những kì

kinh doanh trước, doanh nghiệp có thể bù đắp bằng lợi nhuận của năm sau Với những thiệt hại gây ra dưới những tác động khách quan như thiên tai, dịch, doanh nghiệp có thể

hạch toán chúng một cách phù hợp vào khoản mục chi phí phù hợp với quy định hiệnhành cũng như chỉ đạo của Chính phủ.

Thứ ba, các hành vi bị cắm trong lĩnh vực dau tu, quan lý, sử dung vốn nhà nước tai doanh nghiệp

20

Trang 21

Điều 9 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh

nghiệp quy định cụ thé những hành vi bị cắm như sau:

- “Quyết định đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp không đúng thẩm quyền, phạm

vi, trình tự, thủ tục.

- Can thiệp không đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn vào hoạt động quản lý, sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

- Thực hiện không đúng quyên, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước trong việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

- Thực hiện không đúng quy định về quản lý, sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp do Nhà nước nam giữ 100% vốn điều lệ và quản lý phần vốn nhà nước đầu tư tại CTCP,

công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

- Giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp không đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền

hạn theo quy định của pháp luật.

- Cung cấp thông tin, báo cáo không trung thực, không chính xác, không đầy đủ,

không kip thời theo quy định của pháp luật.

- Tiết lộ, sử dụng thông tin do doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý nhà nước cung cấp

không đúng quy định của pháp luật.”

1.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp nhà nước

1.2.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng von tại doanh nghiệp nha nước

Hiệu quả SXKD của doanh nghiệp là thước đo chính xác nhất dé đánh giá trình độ quản trị cũng như điều hành hoạt động SXKD của một doanh nghiệp Hiệu quả SXKD được xây dựng dựa trên hai góc độ: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội Trong phạm vi

quản trị doanh nghiệp, người ta chủ yêu quan tâm đến hiệu quả kinh tế, tức là trình độ sử

dung các nguồn lực của doanh nghiệp dé đạt được kết quả cao nhất với chi phí hợp lý nhất có thé Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn là hoạt động cần thực hiện thường xuyên đối với mỗi doanh nghiệp, giúp ta không chỉ thấy được hiệu quả của hoạt động kinh doanh mà còn thấy được kha năng của doanh nghiệp trong quản trị và sử dụng vốn.

Hiệu quả sử dụng vốn của các DNNN là một khái niệm phản ánh khả năng của doanh

nghiệp trong việc khai thác, quản lý và sử dụng, tận dụng khả năng sinh lời của đồng vốn

nhăm tôi đa hóa lợi nhuận hướng đên mục tiêu cuôi cùng của doanh nghiệp là tôi đa hóa21

Trang 22

giá trị tài sản của những chủ sở hữu, góp phần giữ vững và phát huy vai trò tiên phong

của bộ phận kinh tế quốc doanh.

Hiệu quả sử dụng vốn được xác định bằng hình thức định lượng qua một hệ thống các chỉ số về hiệu suất, lợi nhuận, tốc độ luân chuyên vốn Từ đó, các nhà phân tích tài chính có thé thấy được sự liên hệ giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra trong quá trình SXKD Đồng vốn sử dụng càng hiệu quả thì kết quả thu được càng cao Do đó, việc doanh nghiệp không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là cần thiết cho mục tiêu phát

triển vững mạnh.

Bên cạnh mục tiêu kinh doanh giống như những doanh nghiệp thông thường, hiệu quả sử dụng vốn của DNNN còn được xem xét dưới góc độ xã hội, tạo nên tác động tích cực

đối với nền kinh tế và đời sống của nhân dân.

1.2.2.2 Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp nhà

Các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp

Trong trường hợp cần đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp theo hướng tổng quát, các nhà phân tích tài chính sử dụng những chỉ tiêu như: hệ số vòng quay vốn, khả năng sinh lời của vốn, v.v Trong đó:

- Sức sinh lời của vốn (ROA)

Lợi nhuận sau thuế

ROA = mR Tớ 2) Ly LA yy

Tong tai san binh quan trong ki

Trong do:

eee eas _ Tổng tài san đầu ki + Tổng tài san cuối kiTổng tài sản bình quân trong kì = rr

Sức sinh lời của vốn (còn gọi là tỷ suất lợi nhuận vốn) cho biết cứ mỗi một đồng vốn sử dụng vào SXKD thì có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

- Sức sinh lời của VCSH (ROE)

Lợi nhuận sau thuế

ROE = —

VCSH binh quan trong kiTrong đó:

22

Trang 23

Vốn CSH bình quân trong kì = Vốn CSH đầu kì : vốn CSH cuối kì

Sức sinh lời của VCSH (hoặc tỷ suất lợi nhuận VCSH) tính toán kha năng sinh lời của mỗi đồng VCSH, thông qua đó cho các nhà phân tích thấy được khả năng sử dụng vốn của những người quản lý doanh nghiệp Sức sinh lời của VCSH cho biết một đồng vốn

mà các cô đông đầu tu mang về được bao nhiêu đồng lãi cho doanh nghiệp Những nhà đầu tư thường đặc biệt chú ý đến chỉ tiêu này, vì vậy nếu ROE cao sẽ giúp doanh nghiệp có sức hút lớn trên thị trường tài chính, từ đó thu hút nguồn vốn đầu tư vào doanh nghiệp.

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Tổng tài sản

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = —————————| 6 eq Tong nợ phải trả

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán chung

của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động VLD = Tài sản ngắn hạn — Nợ ngắn hạn

* Tốc độ luân chuyên VLĐ

Trong quá trình SXKD, VLD sẽ không ngừng vận động qua các hình thái khác nhau

dé tạo ra lợi nhuận, vậy nên dé đánh giá hiệu quả sử dụng VLD, tốc độ luân chuyên VLĐ là một trong những chỉ tiêu được đặc biệt quan tâm Đây nhanh tốc độ luân chuyền VLD sẽ góp phần giải quyết nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Số vòng quay VLĐ = Doanh thu thuan ,

VLD binh quan trong ki

Số vòng quay VLD thé hiện số lần luân chuyển của VLD trong một kì kinh doanh.

Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLD tăng và ngược lại.

* Suất hao phí của VLĐ

VLD bình quân trong ki

Suấth hí của VLĐ = >ạt nạo pI cua Lợi nhuận sau thuế

Chỉ tiêu này phản ánh số VLD cần thiết dé tạo ra một đồng lợi nhuận.

23

Trang 24

Những chỉ tiêu nói trên mang tính tổng quát, vì vậy việc đánh giá cần phải kết hợp

nhiều chỉ tiêu một cách thận trọng dé đem lại hiệu quả tốt nhất.

* Hiệu quả sử dụng các thành phần của VLĐ

- Tỷ số hoạt động tồn kho (HTK)

Chỉ số này đánh giá kết quả của công tác quản lý hàng tồn kho tồn kho của DN; ty số

này có thé đo lường bằng chỉ số vòng quay hàng tồn kho một năm và số ngày tồn kho.

+ Số vòng quay hàng tồn kho: chỉ số này cho biết hàng tồn kho được luân chuyển bao nhiêu lần trong kì dé tạo ra doanh thu

Số vòng quay hàng tồn kho = _Gidvonhang banHang ton kho binh quan trong ki

+ Thời gian một vòng quay của hang tồn kho: chi số này cho biết thời gian cần thiết dé DN thực hiện một vòng quay hàng tồn kho trong mỗi kì phân tích

Thời gian một vòng quay của hàng tồn kho = Thời gian của một ki phan tíchSố vòng quay hàng tôn kho

- Kì thu tiền bình quân

Chỉ số này cho biết sau bao nhiêu ngày DN có thể thu lại được những khoản phải thu của mình

+ Số vòng quay khoản phải thu

Số vòng quay khoản phải thu ==——————————————— Giá trị bình quân trong kì khoản phải thuDoanh thu thuan - —

+ Số ngày luân chuyên khoản phải thu (Kỳ thu tiền bình quân)

Số ngày luân chuyển khoản phải thu = Thời gian của một ki phân tíchSố vòng quay khoản phải thu

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cô định

Vốn có định = Giá trị tài sản dài hạn — Khấu hao tài sản cố định lũy kế

Có những chỉ tiêu dùng dé đánh giá hiệu quả sử dung vốn cé định như sau:

- Sức sinh lợi của vốn cé định

Co, ¬ Lợi nhuận sau thuế

Sức sinh lợi của vốn cố định = ——————————Vốn cố định bình quân trong ki

- Sức sản xuât của vôn cô định

24

Trang 25

Doanh thu thuần

Sức sản xuất của vốn cố định =——————————

Vốn cố định bình quân trong kì

Phân tích Dupont

- Phương trình Dupont

Phương pháp phân tích ROE dựa vào mối quan hệ với ROA để thiết lập phương trình phân tích, lần đầu tiên được Dupont — một công ty hóa chất không lồ của Mỹ áp dụng

trong việc hoạch định và kiểm soát tài chính nên thường được gọi là phương trình

Phương pháp phân tích Dupont cho thay mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ số tài

chính, bao gồm tỷ số hoạt động và doanh lợi từ đó quyết định khả năng sinh lợi khi đầu tư một đồng vốn vốn Giữa ba chỉ số hệ số quay vòng vốn, tỷ suất sinh lợi của doanh thu

va tỷ suất lợi nhuận trên vốn có một mối quan hệ hàm SỐ.

Mô hình Dupont được thể hiện như sau:

„ — Loinhuanrong _— Lợi nhuận ròng Tổng tài sản

Von chủ sử hiru Pong tài sản Vốn chủ so hữu

Hay ROE = ROA x Don bảy tai chính

ROE Lựi nhuận rong Loi nhuận rùng Doanh thu Tổng tai sản

LOL = ¬ 7 : = _ oo te An "TP a

Von chủ sử hữu Doanh thu Tông tải sản Vấn chủ sử hữu

Hay ROE = Hệ số Lợi nhuận ròng x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x Don bay tải chính

Ta có sơ đồ phân tích Dupont như sau:

25

Trang 26

Hình 1.1 Sơ đồ phân tích Dupont

ROA Don bẩy tài chính

ROS | AT

Trong mô hình Dupont, tác giả thực hiện phân tách tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

thành các thành phần khác nhau dé thấy những nhân tố quyết định tỷ suất này.

Qua phương trình Dupont và sơ đồ trên, ta có thể thấy rằng tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE) của công ty chịu ảnh hưởng của hai nhân tổ là tỷ suất lợi nhuận trên tông

tài sản (ROA) và đòn bẩy tài chính Mà tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản lại chịu ảnh hưởng của tỷ suất doanh lợi trên doanh thu (ROS) và số vòng quay tài sản (AT) Do đó, các yếu tô tác động đến ROE bao gồm ROS, AT và đòn bay tài chính.

Từ phương trình, ta có thể nhật xét về mối quan hệ và tác động của các nhân tố là các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng nguồn vốn; đồng thời ta có thé sử dụng phương pháp lượng hóa để phân tícc nhân tố nào có ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ suất sinh lời của VCSH thông qua phương pháp loại trừ Từ đó, chúng ta có thể đề xuất một số những giải pháp thích hợp và

hiệu quả dựa trên mức độ tác động khác nhau của từng thành phần qua đó hướng đến mục tiêu tăng khả năng sinh lời.

1.2.2.3 Mục tiêu xã hội của vốn nhà nước trong doanh nghiệp

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bố sung, phát triển năm 2011), do Đại hội XI của Đảng thông qua, khẳng định “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trong của nền kinh tế, bình dang trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Kinh tế tập thé không ngừng được củng cố và phát triển Kinh

26

Trang 27

tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nên tảng vững chắc của nền kinh

tế quốc dân”

Là tổ chức kinh tế do nhà nước trực tiếp thành lập va đầu tư vốn, DNNN thường nam

giữ những ngành và lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế Những ngành nghề này thường

yêu cầu vốn lớn, lợi nhuận đem lại không cao và có hiện tượng độc quyền tự nhiên nên những nhà đầu tư trong khu vực kinh tế tư nhân thường không có đủ tiềm lực và kinh nghiệm để kinh doanh trong những lĩnh vực này Đối với nền kinh tế mang tính định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, việc nhà nước nắm giữ những lĩnh vực trọng yếu dé thực hiện mục tiêu chính tri - xã hội là cần thiết.

Với những đặc thù ké trên, việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại những DNNN không thể nhìn vào tình hình kinh doanh, lãi — lỗ trước mắt mà bỏ qua lợi ích lâu dài Quan trọng nhất là DNNN phải tạo được tác động tốt cho xã hội, phát huy vai trò chủ đạo

của khu vực kinh tế nhà nước, góp phan tạo nên công bằng xã hội.

1.2.3 Các nhân tổ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp nhà nước

1.2.3.1 Các nhân tổ chủ quan

Các yếu tổ nội tại xuất phát từ mỗi DNNN là các yếu tố có tác động trực tiếp đến hiệu

quả sử dụng vốn của DN đó.

Thứ nhất, về quy mô, cơ cau tổ chức của DNNN.

Việc quản lý hoạt động của DN trở nên phức tạp hơn nếu DN có quy mô lớn Đồng thời, cơ cau tô chức của DN càng chặt chẽ thì việc sử dụng vốn vào SXKD càng hiệu quả Khi quản lý sản xuất được quản lý quy củ thì sẽ tiết kiệm được chi phí và thu lợi nhuận cao, tạo ra những tác động tốt cho an sinh xã hội.

Thứ hai, trình độ kỹ thuật sản xuất: những DN có trình độ sản xuất cao và ứng dụng

nhiều công nghệ hiện đại trong sản xuất — kinh doanh sẽ tiết kiệm được một phần chi phí sản xuất so với những DN khác, từ đó sản pham sẽ có giá rẻ hơn và có sức cạnh tranh tốt

hơn trên thị trường Đồng thời, những DN lạc hậu sẽ nhanh chóng bị tụt lại phía sau, ảnh hưởng đến khả năng tài chính của DN, nguồn vốn không được sử dụng một cách hiệu quả.

Thứ ba, chất lượng lao động

27

Trang 28

- Kĩ năng quản trị của nhà lãnh đạo DN đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận

hành của DN Một DN có thê vận hành trơn tru hay không phụ thuộc không nhỏ vào trình độ tổ chức và điều tiết của nhà quản tri.

- Trình độ tay nghề của bộ phận sản xuất: trình độ sản xuất càng cao sẽ càng khai thác

tối đa được nguồn lực của DN Không thể áp dụng những tiến bộ khoa hoc — kĩ thuật trong một cơ sở sản xuất nêu thiếu đi những lao động lành nghề.

Thứ tư, chiến lược phát triển, đầu tư của DN: không chỉ DNNN mà bat cứ DN nào khi

kinh doanh đều cần phải tự đặt ra cho mình kế hoạch để phát triển trong tương lai thông qua các chiến lược Từ đó phân bổ nguồn lực một cách có hiệu qua phù hợp với những chiến lược đó, tránh dư thừa, lãng phí.

Thứ năm, cách DNNN quản lý tài sản lưu động.

Tài sản lưu động trong DN là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên quay vòng trong suốt kì kinh doanh để tạo ra lợi nhuận Cách các DN quản lí từng bộ phận riêng lẻ

trong danh mục tài sản lưu động có ảnh hưởng rat lớn đến hiệu qua sử dụng vốn.

- Quản lý dự trữ tồn kho:

Trong quá trình luân chuyển VLD dé phục vu cho hoạt động SXKD thì sự xuất hiện

của hàng tồn kho và vật tư tồn kho là một bước đệm tất yếu và cần thiết cho quá trình

hoạt động bình thường của DN Đối với những DN sản xuất thì thành phẩm và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất là những danh mục được quan tâm chính, còn đối với những DN thương mai thì là dự trữ hàng hóa dé bán.

+ Một trong những phương thức quản lý dự trữ phổ biến nhất là phương pháp cô điển hay mô hình đặt hàng hiệu quả nhất (EOQ) Trong mô hình này đề cập đến nhiều loại chi phí khác nhau trong quá trình dự trữ hàng hóa, nhưng tat cả các loại chi phí đó được phân

chia thành 2 bộ phận lớn là chi phí lưu kho va chi phí đặt hàng Trong quá trình quản lý

nguyên vật liệu và các loại dự trữ khác, người quản lý luôn cân nhắc sao cho chi phí bỏ ra

là thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả sản xuất.

+ Quản lý theo phương pháp cung cấp đúng lúc hay dự trữ bằng không.

Đối với một số ngành nghé đặc thù, những DN trong ngành đó có mối liên kết chặt chẽ với nhau, khi một DN có đơn đặt hàng sẽ tiến hành tận dụng những hàng hóa và sản

phẩm dở dang của những đơn vị khác mà không cần phải dự trữ Phương pháp này sẽ

giảm chi phí dự trữ xuống mức thấp nhất.

28

Trang 29

- Quản lý tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản cao.

Trong danh mục các tài sản của DN, tiền (tiền mặt và tiền gửi ngân hàng) là tài sản không sinh lời, vì thế việc giữ tài khoản tiền ở mức thấp nhất có thé luôn luôn được ưu tiên dé đảm bảo lợi nhuận cho DN Tuy nhiên, việc giữ quá ít tiền mặt sẽ khiến DN phải đối mặt với rủi ro thanh khoản trong các giao dịch thường nhật trong những trường hợp có biến Vì thé việc cân bằng giữa hai lợi ích luôn luôn là một trong những yêu cầu thiết yếu trong việc quản trị DN Đồng thời, DN có thê tính đến việc dự trữ những loại chứng

khoán có thanh khoản cao trên thị trường tài chính, có thé dé dang chuyên đổi thành tiền

mặt khi cần thiết.

Thứ sáu, cơ chế quan lý tài sản có định và quỹ khấu hao tài sản cố định.

Đề thuận lợi cho việc quản lý, tài sản cố định được chia làm hai loại chính: tài sản cố

định phục vụ cho mục đích SXKD; tài sản có định dùng cho mục đích phúc lợi xã hội, sự nghiệp an ninh quốc phòng.

- Quan lý quỹ khấu hao.

Việc tài sản cố định dần bị hao mòn và dan giảm giá tri trong quá trình sử dụng là một phần tất yếu của hoạt động kinh doanh Do đó, đối với mỗi chu kì sản xuất DN thực hiện trích một phần tương ứng với giá trị hao mòn vào giá thành của thành phẩm Công việc này gọi là trích khấu hao tài sản cố định Khoản tiền thu được khi bán sản phẩm sẽ được

trích một phan dé quay vòng đầu tu mua sắm tài sản cỗ định mới Công việc của nhà

quản trị là đề ra một mức khấu hao dựa trên tình hình hiện tại của DN Đồng thời, để quản lý một cách hiệu quả những khoản khấu hao của tài sản cô định, điều một nhà quản trị DN cần làm là lựa chọn cách thức tính khâu hao sao cho phù hợp, đồng thời thường xuyên giám sát, quản lý một cách chặt chẽ danh mục khấu hao lũy kế theo thời gian của tài sản cố định.

- Quản lý cho thuê, thế chấp, nhượng bán thanh lý tài sản.

+ Cho thuê thế chấp tài sản: DNNN được phép thực hiện việc cho các tổ chức, cá nhân

trong nước thuê hoạt động các tài sản mà DN đang quản lý hoặc sử dụng theo quy định

của pháp luật Đối với những tài sản đang được doanh nghiệp sử dụng dé cho thuê hoạt động, DNNN vẫn phải thực hiện hạch toán khấu hao theo chế độ quy định DN được phép đem tài sản mà DN đang sử dung và quản lý dé cầm có, thé chấp cho mục đích bảo

29

Trang 30

lãnh hoặc vay vốn tại các tổ chức tín dụng theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.

+ Nhượng bán, thanh lý tài sản.

Nhượng bán: Đối với những tài sản lạc hậu về kĩ thuật hoặc không sử dụng, DN được phép nhượng bán dé thu hồi vốn phục vụ các mục đích kinh doanh khác có hiệu quả hơn.

Thanh lý: DN có thê thanh lý những tài sản hỏng hóc, không có khả năng phục hồi, tài

sản lạc hậu kĩ thuật, không có nhu cầu sử dụng trong hoạt động SXKD, hoặc không còn hiệu quả sử dụng, không thể nhượng bán nguyên dạng được.

- Xử lý tổn thất tài sản.

Tài san bị tổn thất do tác động chủ quan của người lao động thì người gây tôn thất phải bồi thường theo quy định của pháp luật; mức độ bồi thường do DN quy định Tài sản đã mua bảo hiểm nếu tốn that thì các tổ chức bảo hiểm bồi thường theo hợp đồng bảo

1.2.3.2 Các nhân to khách quan

- Thị trường:

Thị trường là một trong những nhân tố quan trọng quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của DNNN Trong đó, thị trường vốn quyết định hiệu quả huy động vốn của DNNN còn thị trường hàng hóa quyết định hiệu quả việc sử dụng vốn Thị trường tiêu

thụ sản phẩm là nơi có tác động lớn nhất đến doanh thu và lợi nhuận của DNNN Việc

các thị trường nay phát triển theo hướng 6n định sẽ góp phần giúp DN mở rộng sản xuất tăng thị phần và sử dụng vốn một cách có hiệu quả hơn.

Do đó, có thể kết luận rằng thị trường là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn

nhất đối với tình hình tài chính của DNNN - Yếu tố khách hàng:

Trong những năm gần đây, mức sống tăng lên dẫn đến yêu cầu về chất lượng sản phẩm của khách hàng cũng tăng theo, đòi hỏi DN cần phải mang đến cho thị trường những sản phẩm ngày một độc đáo, hấp dẫn người tiêu dùng, và DNNN cũng không phải ngoại lệ DNNN cần phải bỏ ra một lượng vốn hợp lý dé thực hiện nghiên cứu thị trường,

từ đó tìm hiểu xem mặt hàng nào đang được thị trường ưa chuộng, tìm hiểu mẫu mã,

30

Trang 31

đóng gói, bao bì sản phẩm để từ đó đưa ra quyết định sản xuất hiệu quả nhất, qua đó

cải thiện tình hình tài chính và sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả - Trạng thái của nền kinh tế:

Trạng thái nền kinh tế là cơ sở cho khả năng tài chính cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn đi lên một cách ôn định và vững mạnh, những nhà đầu tư sẽ trở nên lạc quan hơn, từ đó DN có thể nhận được nguồn vốn

đầu tư từ những nhà dau tư này Nền kinh tế 6n định cũng tạo cơ hội cho DN chủ động

đầu tư vào những dự án có triển vọng trong tương lai Đồng thời khi nền kinh tế phát triển, sẽ có nhiều nhà phân phối các yếu tố đầu vào của DN hơn, các DN có thể thoải mái lựa chọn mức giá hợp lý nhất cho mục tiêu kinh doanh của mình.

Khi nền kinh tế đi lên với sự tiến bộ của khoa học — kĩ thuật sẽ đặt DNNN vào môi trường cạnh tranh gay gắt Những DN không biết áp dụng những tiến bộ đó vào trong sản xuất — kinh doanh sẽ bị tụt hậu và nhanh chóng bị đảo thải, thay thế bởi những DN khác Điều này tạo ra động lực thúc đầy những DNNN phát triển theo hướng tối ưu hóa hiệu

quả trong sản xuất — kinh doanh, từ đó việc sử dụng nguồn vốn cũng trở nên có hiệu qua

hơn, đem về thêm lợi nhuận cho DN Ngược lại, một nền kinh tế trong tình trạng suy

thoái sẽ kéo theo không chỉ DNNN mà phần lớn DN trong nền kinh tế đi xuống.

- Về cơ chế chính sách kinh tế:

Đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, việc nhà nước tham gia vào điều tiết nền kinh tế là điều tất yếu dé cho toàn bộ nền kinh tế hoạt động hiệu quả Những cơ chế, chính sách Nhà nước đưa ra có tác động không nhỏ đến tình hình tài chính cũng như việc sử dụng vốn của DN Từ cơ chế đánh giá lại tài sản, cơ chế giao vốn, sự điều chỉnh những chính sách về thuế (thuế thu nhập DN, thuế xuất nhập khẩu, thuế GTGT ), chính sách bảo hộ DN và day mạnh nhập khẩu, học hỏi công nghệ:

chính sách cho vay đều có tác động tới quá trình SXKD và tình hình tài chính của DN.

- Nhà cung cấp:

Yếu tố đầu vào là không thé thiếu trong hoạt động kinh doanh Đầu vào của quá trình SXKD có thé bao gồm: nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, công nghệ Phần lớn DN sẽ không tự chủ được đầu vào và phải mua ở các DN khác Chi phí cho những khoản này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình tài chính của DN.

31

Trang 32

Giống như những DN khác, DNNN trong quá trình SXKD thường đặt ra những mục tiêu khác nhau tùy theo giai đoạn phát triển của DN cũng như bối cảnh của nền kinh tế, đồng thời phải tuân theo định hướng của cơ quan nhà nước, đảm bảo mục tiêu xã hội của DNNN DNNN muốn đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu của mình thì một trong những điều kiện cần là hoạt động kinh doanh của DN phải có hiệu quả Một DNNN làm ăn thua lỗ

không chỉ không thực hiện được mục tiêu xã hội mà còn là gánh nặng lớn cho đất nước,

cho ngân sách quốc gia, gây thất thoát tài sản của nhà nước.

Trước đây do hậu quả của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chủ quan duy ý chí, ý nghĩa của những đồng vốn được nhà nước đầu tư vào các DNNN không được nhận thức

một cách đúng dan Nhiều DN cho rằng nguồn vén cấp phát từ NSNN là nguồn vốn được “cho không”, nên không chú trọng đến hiệu quả sử dụng vốn, SXKD thua lỗ đã có Nhà nước bù đắp Điều đó gây ra một lỗ hồng lớn trong công tác quản trị và sử dụng vốn, kéo theo tình hình kinh doanh của không chỉ khu vực quốc doanh mà cả nền kinh tế đi xuống.

Số liệu thong ké cho thay trong giai doan nay viéc str dung tai san cố định chi dat được

50%- 60% so với công suất thiết kế, đồng thời chỉ hoạt động 1 ca mỗi ngày, đồng vốn không được sử dụng triệt dé, hệ số sinh lời thấp.

Khi nước ta chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự điều tiết của nhà nước, các DN đứng trước hai

lựa chọn, hoặc bi dao thải, hoặc thay đổi, thích nghi với cơ chế mới dé có thể tồn tại và

phát triển Dần dần xuất hiện cạnh tranh gay gắt giữa không chỉ các DN tư nhân với nhau, mà còn giữa DNNN với các thành phần kinh tế khác Vì thế, nâng cao hiệu quả sử

dụng vốn luôn được đặt lên hàng đầu trong mục tiêu của mỗi doanh nghiệp Nâng cao

hiệu quả sử dụng vốn góp phần đảm bảo cân bằng tài chính, nâng cao sức cạnh tranh, tăng lợi nhuận cho DN Không chỉ vậy, đối với DNNN, điều này còn góp phan tiết kiệm

được NSNN, giảm gánh nặng chỉ tiêu quốc gia, tạo động lực phát triển xã hội.

1.2.4 Phương thức nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp nhà nước

Mỗi DNNN dựa vào lĩnh vực, hình thức hoạt động và tình hình DN có thể đưa ra các biện pháp cụ thé và phù hợp dé nâng cao hiệu qua sử dụng vốn, trong đó có thé ké đến

những phương pháp cơ bản sau:

Một là, xác định nhu cầu vốn kinh doanh đầy đủ, chính xác và kịp thời Từ những yếu

tô như quy mô DN, kê hoạch sản xuât, DN cân xác định rõ nhu câu về von ở thời diém

32

Trang 33

hiện tại cũng như tương lai Nhu cầu về vốn là căn cứ quan trọng để đảm bảo cho kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn được triển khai thành công, tránh tình trạng thiếu vốn gây ảnh hưởng đến sản xuất hoặc thừa vốn gây ra lãng phí ngân sách, làm đồng vốn

không có khả năng sinh lời

Hai là, cần phải lựa chọn cơ cấu vốn và hình thức huy động vốn kinh doanh theo hướng tối ưu nhất có thé: tận dụng và khai thác tối đa nguồn vốn dang sở hữu, hướng tới tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn, sẵn sàng ứng phó với những rủi ro có thể xảy ra trong

thanh toán trong thanh toán, đồng thời đảm bảo rằng DN có thé tự chủ về tài chính, đồng

thời day mạnh khai thác, huy động vốn từ những nhà đầu tư bên ngoài DN thay vì chỉ

giới hạn ở nguồn vốn được NSNN cấp.

Ba là, bộ phận thanh tra cần thường xuyên theo dõi sát dao từng biến động về cả hai

mặt giá trị và cơ cấu của tài sản, kịp thời phát hiện và xử lý khi xảy ra hiện tượng thất

thoát, lãng phí khi SXKD, dam bảo khả năng sinh lời của đồng vốn.

Bốn là, dựa theo những nguyên tắc về quản trị hiện đại, tạo nên một bộ quy tắc VỀ co

chế quan lý và sử dụng tài sản của DN, làm cơ sở dé thực hiện hiệu quả công tác bảo toàn cũng như phát triển vốn kinh doanh.

Năm là, chủ động đánh giá giá trị và tình hình sử dụng của các tài sản, từ đó có thể lựa chọn không mua bảo hiểm hoặc lựa chọn loại hình bảo hiểm phù hợp Bên cạnh đó, DN cũng cần phải trích lập các quỹ dự phòng nhằm bảo đảm DN có khả năng bù đắp những

rủi ro có thé xảy ra trong tương lai, góp phầm bảo toàn nguồn vốn dé DN tiếp tục hoạt

động bình thường.

Qua kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực quản lý và đầu tư vốn nhà nước vào DN, có thé rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

Một là, việc quản lý và giám sát phần vốn nhà nước đầu tư vào DNNN cần xem xét trên góc độ chủ sở hữu DN, tách bạch rõ ràng giữa chức năng chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại DN và chức năng quản lý nhà nước, tránh tình trạng chồng chéo, “vừa đá bóng

vừa thối còi”.

Hai là, mức độ giám sát, quản lý của Nhà nước đựa vào mức độ đầu tư vốn nhà nước vào DN nhiều hay ít, mục tiêu hoạt động của DNNN là hoạt động dé phuc vu an sinh xa hội hay kinh doanh dé mang về lợi nhuận.

33

Trang 34

Ba là, có sự phân cấp rõ ràng trong việc quản lý các DN nhà nước Thông qua báo cáo

từ doanh nghiệp cũng như những thông tin được doanh nghiệp công khai, thực hiện giám

sát một cách gián tiếp nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả.

Bốn là, Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện những cơ sở pháp lý, trong đó quy định và

hướng dẫn rõ ràng các chỉ tiêu cần theo dõi để đánh giá kết quả hoạt động SXKD của DN sao cho phù hợp với nhiều loại hình DNNN khác nhau, hướng tới mục tiêu đảm bảo việc sử dụng một cách hiệu quả nhất phần vốn nhà nước tại DNNN, đồng thời trao quyền tự

chủ, tự quyết cho DNNN.

Năm là, đảm bảo người đại diện phần vốn nhà nước tại DN hoàn thành nhiệm vụ thông qua cơ chế giám sát, đánh giá và tự kiêm điểm Dam bảo lựa chon được người có năng lực và phát huy tối đa năng lực, đảm nhận trọng trách bảo toàn và phát triển phần vốn nhà nước trong các DNNN.

34

Trang 35

Chương 2: Thực trạng sử dụng vốn nhà nước tại Công ty cố phần kinh doanh nước sạch Hải Dương

2.1 Khái quát về Công ty cỗ phan kinh doanh nước sạch Hải Dương

2.1.1 Giới thiệu chung

Tên công ty: CÔNG TY CO PHAN KINH DOANH NƯỚC SẠCH HAI DƯƠNG

Tên tiếng Anh: HAI DUONG WATER JOINT STOCK COMPANY Tên viết tat! HADUWACO

Ngành nghề kinh doanh chính:

- Khai thác, xử lý và cung cấp nước.

- Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp.

- Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng.

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ Vận chuyền phế liệu, phế thai, rác thải không đi kèm hoạt động thu gom hoặc đồ phế liệu, phé thải, rác thải.

- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng Xây dựng các công trình cấp thoát nước đô thị và nông thôn; Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật.

- Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan: các công trình cấp thoát nước đô

thi và nông thôn; tư van các công trình dân dụng, công nghiệp va ha tang kỹ thuật; thiết

kế các công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tang kỹ thuật; tư vấn và chuyên giao công

nghệ xử lý nước.

- Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác.

- Bán buôn đồ uống.

- Thoát nước và xử lý nước thải.

- Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí - Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác.

- Hoạt động tư vấn quản lý: Tư vấn các công trình cấp thoát nước đô thị và nông thôn - Sản xuất máy móc, vật tư, thiết bị ngành nước, công nghệ xử lý nước.

- Sản xuất khác.

35

Ngày đăng: 14/04/2024, 17:26

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN