1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

môn học tài chính tiền tệ báo cáo thuyết trình fdi việt nam giai đoạn 2019 2022

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Ý nghĩa của chủ đề nghiên cứuNghiên cứu FDI tại Việt Nam giai đoạn 2019-2022 giúp cho chúng ta có nhiều thông tin quan trọng về tình hình kinh doanh quốc tế và tác động của các yếu tố kh

Trang 1

HỌC VIỆN TÀI CHÍNHKHOA NGOẠI NGỮ

-MÔN HỌC: TÀI CHÍNH TIỀN TỆBÁO CÁO THUYẾT TRÌNHFDI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019-2022

Giảng viên: Phùng Thị Trang Sinh viên thực hiện: Lưu Thị Duyên Lại Thị Ngọc Anh Phạm Lan Chinh Phạm Hồng Hà Lê Thị H’Ban Lê Thị Thanh Huyền Hoàng Thùy Linh Đinh Văn Tú

Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2024

Trang 2

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU1 Ý nghĩa của chủ đề nghiên cứu

Nghiên cứu FDI tại Việt Nam giai đoạn 2019-2022 giúp cho chúng ta có nhiều thông tin quan trọng về tình hình kinh doanh quốc tế và tác động của các yếu tố khác nhau đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vaò nước ta Cụ thể, nghiên cứu FDI tại Việt Nam trong giai đoạn 2019-2022 giúp cho Việt Nam:

Thứ nhất, giúp hiểu rõ về tình hình kinh doanh quốc tế.

Thứ hai, giúp Chính phủ xác định được các nguồn lực và lĩnh vực có thể

thu hút nguồn vốn FDI và đưa ra những chính sách phù hợp.

Thứ ba, FDI tác động lớn đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia cho

nên nghiên cứu này có thể giúp đánh giá cách mà dòng vốn FDI ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, tạo ra việc làm, cải thiện cơ sở hạ tầng, và nâng caochất lượng cuộc sống.

Thứ tư, việc nghiên cứu FDI Việt Nam giai đoạn 2019-2022 giúp chúng ta

có thể xác định được xu hướng và dự báo về cách dòng vốn này có thể phát triển trong tương lai, từ đó góp phần trong việc xây dựng chiến lược dài hạn cho sự phát triển kinh tế và đầu tư.

Tóm lại, việc nghiên cứu FDI Việt Nam giai đoạn 2019-2022 có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

2 Tên bài báo cáo

FDI Việt Nam giai đoạn 2019-2022

3 Kết cấu của bài báo cáo

Kết cấu của bài báo cáo gồm 4 chương:

Chương 1: Mở đầu

1 Ý nghĩa của chủ đề nghiên cứu2 Tên bài báo cáo

3 Kết cấu của bài báo cáo

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về FDI

1 Khái niệm2 Các hình thức FDI3 Đặc điểm4 Vai trò

Chương 3: FDI Việt Nam giai đoạn 2019-2022

1 FDI tại Việt Nam năm 2019

1.1 Tình hình hoạt động

1.2 Tình hình đăng ký đầu tư

2 FDI tại Việt Nam năm 2020

2.1 Tình hình hoạt động

Trang 3

2.2 Tình hình đăng ký đầu tư

3 FDI tại Việt Nam năm 2021

3 1 Tình hình hoạt động

3 2 Tình hình đăng ký đầu tư

4 FDI tại Việt Nam năm 2022

4.1 Tình hình hoạt động

4.2 Tình hình đăng ký đầu tư

5 Tác động của FDI đến nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2019-20226 Xu hướng FDI tại Việt Nam hiện nay

7 Biện pháp thu hút FDI

Chương 4: Kết luận

4 Danh mục các từ viết tắt

- ĐTNN: đầu tư nước ngoài

- GCNĐKĐT: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư - GCNĐT: Giấy chứng nhận đầu tư

- GVMCP: Góp vốn mua cổ phần- TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ FDI

Trong công cuộc tiến hành Công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Việt Nam là quốc gia có xuất phát điểm khá thấp Một trong những nguyên nhân lớn nhất là do nguồn lực kinh tế còn nhỏ lẻ và yếu kém Chính vì vậy, việc huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) là một bước tiến rất quan trọng.

1 Khái niệm

- FDI là viết tắt của "Foreign Direct Investment", trong tiếng Việt dịch là "Đầu tư trực tiếp nước ngoài" đề cập đến việc một tổ chức hoặc cá nhân từ một quốc gia đầu tư tiền, tài sản hoặc nguồn lực khác vào một quốc gia khác.

Điều quan trọng là FDI cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quản lý và hoạt động của doanh nghiệp hoặc dự án tại quốc gia đích mà họ đầu tư.

 Một số ví dụ điển hình về doanh nghiệp FDI tại Việt nam như:

 Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam: được cấp giấy phép đầu tư 670 triệu USD vào Việt Nam, đến nay vốn đầu tư của hãng công nghệ Hàn Quốc đã tăng lên 26 lần và doanh số xuất khẩu chiếm tỉ trọng trung bình 20-25% tổng kim ngạch xuất khẩu hằng năm của nước ta

 Công ty TNHH LG Display Việt Nam: vốn đầu tư của Tập đoàn LG tại Hải Phòng là 4,65 tỷ USD, trở thành dự án có vốn FDI lớn nhất tại Hải Phòng

Trang 4

 Công ty toyota Việt Nam: là công ty liên doanh với số vốn đầu tư ban đầu là 89,6 triệu USD từ Tập đoàn Toyota Nhật Bản (70%), Tổng công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp – VEAM (20%) và Công ty TNHH KUO Singapore (10%).

2 Các hình thức FDI

 Các hình thức của FDI thường bao gồm:

của một doanh nghiệp trong quốc gia đích, trở thành một cổ đông của công ty đó.

Mua tài sản: Nhà đầu tư nước ngoài mua tài sản của một doanh nghiệp tại quốc

gia đích, chẳng hạn như máy móc, nhà xưởng hoặc tài sản khác.

ty con hoặc chi nhánh ở quốc gia đích để thực hiện các hoạt động kinh doanh.

đích hình thành một liên doanh hoặc hợp tác để cùng thực hiện dự án kinh doanh.

3 Đặc điểm

nên mục đích chính của FDI là mang lại lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư.

tư nước ngoài.

doanh nghiệp mới hoặc mua lại tài sản hiện có ở nước sở tại

chứ không phải lợi tức

ngoài khả năng kiểm soát cũng như gây ảnh hưởng đáng kể đối với doanh nghiệp được nhận khoản đầu tư

4 Vai trò

việc xây dựng xã hội ngày càng giàu đẹp hơn, thúc đẩy sự giao thương, tăng nguồnthuế trực tiếp và ngân sách cho quốc gia

đối ngoại và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Trang 5

Thứ tư, hoạt động FDI góp phần chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ cao

vào Việt Nam

CHƯƠNG 3: FDI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019-2022

Tóm tắt: Trong giai đoạn 2019-2020 sự tác động đại dịch covid-19 đã khiến cho nền kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới bị ảnh hưởng Kết quả là, vòng vốn FDI trên toàn cầu giảm mạnh tới 42% trong năm 2020 so với năm 2019 Giảm từ mức 1409 tỷ USD xuống chỉ còn 859 tỷ USD Tuy nhiên sự sụt giảm này không đồng đều giữa các quốc gia khu vực và các nhóm ngành kinh tế Nghiên cứu FDI Việt Nam giai đoạn 2019-2022 cho ta những nội dung sau:

1 FDI tại VN năm 2019

Tóm tắt: Sau năm 2018 khi Việt Nam lần đầu tiên vào nhóm 20 nước thu hút FDI hàng đầu thế giới, năm 2019, lượng vốn FDI giải ngân của Việt Nam cũng lần đầu tiên vượt mốc 20 tỷ USD, trong khi FDI toàn cầu có xu hướng giảm tốc độ tăng Năm 2019chứng kiến bức tranh kinh tế Việt Nam tiếp tục có nhiều mảng sáng, 12/12 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đạt và vượt kế hoạch, trong đó có đầu tư nước ngoài (FDI).

1.1 Tình hình hoạt động

 Vốn thực hiện:

 Trong năm 2019, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 20,38 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2018 (dựa vào biểu đồ số vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2015-2019) Trong bối cảnh suy giảm chung của dòng FDI toàn cầu, việc vẫn duy trì được mức tăng trưởng vốn thực hiện là thành quả đáng khích lệ

 Theo Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/12/2019, tổng vốn FDI đạt 38,02 tỷ USD, cao nhất trong vòng 10 năm lại đây, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2018 Vốn FDI giải ngân cũng đạt 20,38 tỷ USD, lập kỷ lục mới, cao nhất từ trước tới nay Trong đó:

Vốn đăng ký mới: cả nước có 3.883 dự án mới được cấp GCNĐKĐT,

tăng 27,5% số dự án so với cùng kỳ năm 2018 Tổng vốn đăng ký cấp mới 16,75 tỷ USD, bằng 93,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Vốn điều chỉnh: có 1.381 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tăng

18,1% so với cùng kỳ năm 2018 Tổng vốn đăng ký điều chỉnh 5,8 tỷ USD, bằng 76,4% so với cùng kỳ năm 2018.

 Góp vốn, mua cổ phần: có 9.842 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà

đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 15,47 tỷ USD, tăng 56,4% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 40,7% tổng vốn đăng ký.

Tình hình xuất, nhập khẩu:

Trang 6

Xuất khẩu: Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu thô) đạt 181,35 tỷ USD,

tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 68,8% kim ngạch xuất khẩu Xuấtkhẩu không kể dầu thô đạt 179,33 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ 2018 và chiếm 68,1% kim ngạch xuất khẩu

Nhập khẩu: Nhập khẩu của khu vực ĐTNN đạt gần 145,5 tỷ USD, tăng 2,5%

so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 57,4% kim ngạch nhập khẩu.

 Tính chung trong năm 2019, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 35,86 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 33,8 tỷ USD không kể dầu thô Như vậy, thặng dư thương mại từ khu vực đầu tư nước ngoài là nguồn bù đắp cho phần nhập siêu 25,9 tỷ USD của khu vực doanh nghiệp trong nước, khiến cán cân thương mại của Việt Nam thặng dư 9,9 tỷ USD trong năm 2019.

1.2 Tình hình đăng ký đầu tư

 Cơ cấu đầu tư theo ngành:

- Trong năm 2019, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó đầu tư tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đạt 24,56 tỷ USD, chiếm 64,6% tổng vốn đầu tư đăng ký Đây cũng là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong vốn đăng ký cả về đăng ký vào các dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng và góp vốn, mua cổ phần.

- Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 3,88 tỷ USD, chiếm 10,2% tổng vốn đầu tư đăng ký Tiếp theo là các lĩnh vực bán buôn bán lẻ, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ,…

 Cơ cấu đầu tư theo quốc gia:

 Trong năm 2019, đã có 125 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 7,92 tỷ USD, chiếm 20,8% tổng vốn đầutư vào Việt Nam; Hồng Kông đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 7,87 tỷ USD (trong đó, có 3,85 tỷ USD mua cổ phần vào công ty TNHH Vietnam Beverage tại Hà Nội, chiếm 48,9% tổng vốn đầu tư của Hồng Kông); Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,5 tỷ USD, chiếm 11,8% tổng vốn đầu tư Tiếp theo là Nhật Bản, Trung Quốc,

 Cơ cấu đầu tư theo địa bàn:

 Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 62 tỉnh thành phố, trong đó Hà Nội là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn đăng ký 8,45 tỷ USD, chiếm 22,2% tổng vốn đầu tư

 TP Hồ Chí Minh đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký gần 8,3 tỷ USD, chiếm 21,8% tổng vốn đầu tư

 Tiếp theo lần lượt là Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh,

 Một số dự án lớn trong năm 2019:

Trang 7

 Dự án góp vốn, mua cổ phần của Beerco Limited (Hồng Kông) vào công ty TNHH Vietnam Beverage, giá trị vốn góp là 3,85 tỷ USD với mục tiêu chính là sản xuất bia và mạch nha ủ men bia tại Hà Nội.

 Dự án Công ty TNHH Techtronic Tools (Hồng Kông), tổng vốn đầu tư đăng ký 650 triệu USD với mục tiêu xây dựng nhà máy sản xuất và Trung tâm nghiên cứu phát triển sản xuất các phụ kiện, thiết bị điện cầm tay thông minh dùng trong ngành công nghiệp và dân dụng tại TP Hồ Chí Minh

 Dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 410 triệu USD.

2 FDI tại Việt Nam năm 20202.1 Tình hình hoạt động

Vốn thực hiện: Tính tới 20/12/2020, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước

ngoài đã giải ngân được 19,98 tỷ USD, bằng 98% so với cùng kỳ năm 2019

Tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà

ĐTNN đạt 28,53 tỷ USD, bằng 75% so với cùng kỳ năm 2019.Trong đó:

+ Vốn đăng ký mới: Có 2.523 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký

12,5% so với cùng kỳ năm 2019).

+ Vốn điều chỉnh: Có 1.140 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (giảm

10,6% so với cùng kỳ).

+ Góp vốn, mua cổ phần: Có 6.141 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư

nước ngoài (giảm 37,6% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp 7,47 tỷ USD

(giảm 51,7% so với cùng kỳ)

Xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng

và tăng mạnh hơn so với 11 tháng năm 2020 Xuất khẩu (kể cả dầu thô) đạt 202,4 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ, chiếm 72,3% kim ngạch xuất khẩu Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 200,8 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 71,7% kim ngạch xuất khẩu cả nước trong năm 2020.

Nhập khẩu: Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt 167,8 tỷ USD, tăng

12,3% so cùng kỳ và chiếm 64,3% kim ngạch nhập khẩu cả nước.

- Tính chung trong năm 2020, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 34,6 tỷ USD kểcả dầu thô và xuất siêu 33 tỷ USD không kể dầu thô, bù đắp phần nhập siêu 15,6 tỷ USD của khu vực trong nước, giúp cả nước xuất siêu gần 19 tỷ USD.

2.2 Tình hình đăng ký đầu tưCơ cấu đầu tư theo ngành:

Trang 8

Trong năm 2020 các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 lĩnh vực trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo dẫn đầu với tổng số vốn đạt 13,6 tỷ USD chiếm 47,7% tổng vốn đầu tư đăng ký Lĩnh vực sản xuất phân phối điện tử đứng thứ 2 với tổng số vốn đầu tư đạt 5,1 tỷ USD, chiếm gần 18% tổng số vốn đăng ký Tiếp đến là lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản, bán buôn bán lẻ với tổng đăng ký là 4,2 tỷ USD và trên 1,6 tỷ USD Còn lại là các lĩnh vực khác

 Cơ cấu đầu tư theo quốc gia:

Trong năm 2020 đã có 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong đó Singapore đã vươn lên dẫn đầu với tổng số vốn đầu tư gần 9 tỷ USD chiếm 31.5% tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam Hàn Quốc đứng thứ 2 với tổng số vốn đầu tư trên 3,9 tỷ USD chiếm 13,8% tổng vốn đầu tư Trung Quốc đứng thứ 3 với tổng số vốn đầu tư vốn đầu tư là 2,46 tỷ USD chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư Còn lại là các nước Nhật Bản, Đài Loan và Hồng Kông

 Cơ cấu đầu tư theo địa bàn:

Thành phố Hồ Chí Minh đã vươn lên dẫn đầu với tổng số vốn đăng ký đạt 4,36

tỷ USD chiếm 15,3% tổng số vốn đầu tư Bạc Liêu đứng thứ 2 với một dự án lớn có vốn đầu tư đạt 4,4 tỷ USD chiếm 14% tổng số vốn đăng ký, Hà Nội đứngthứ ba với 3,6 tỷ USD chiếm 12.6% tổng số vốn đầu tư Ngoài ra còn có các tỉnhnhư là Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Hải Phòng cũng nhận được một số lượngvốn đầu tư khá lớn

 Một số dự án lớn trong năm 2020:

 Dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu thuộc Trung tâm nhiệt điện LNG Bạc Liêu (Singapore), vốn đầu tư đăng ký 4 tỷ USD với mục tiêu sản xuất điện từ khí tự nhiên hóa lỏng LNG (cấp GCNĐKĐT ngày 16/1/2020).

 Dự án Tổ hợp hoá dầu miền Nam Việt Nam (Thái Lan) tại Bà Rịa – Vũng Tàu, điều chỉnh tăng vốn đầu tư 1,386 tỷ (GCNĐT điều chỉnh cấp ngày 18/4/2020).

3 FDI tại Việt Nam năm 20213.1 Tình hình hoạt động

 Ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được 19,74 tỷ USD trongnăm 2021, giảm nhẹ 1,2% so với cùng kỳ năm 2020, tăng 3 điểm phần trăm sovới 11 tháng năm 2021.

 Tính đến 20/12/2021, tổng vốn FDI đạt trên 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so vớicùng kỳ năm 2020 Cả vốn đăng ký mới và vốn điều chỉnh đều tăng so với cùngkỳ GVMCP tuy vẫn giảm song mức giảm đã cải thiện rất nhiều so với các thángtrước Cụ thể:

Trang 9

Vốn đăng ký mới: Có 1.738 dự án mới được cấp GCNĐKĐT (giảm

31,1%), tổng vốn đăng ký đạt trên 15,2 tỷ USD (tăng 4,1% so với cùngkỳ).

Vốn điều chỉnh: Có 985 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (giảm

13,6%), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 9 tỷ USD (tăng 40,5% sovới cùng kỳ).

Góp vốn, mua cổ phần: Có 3.797 lượt GVMCP của nhà ĐTNN (giảm

38,2% so với cùng kỳ), tổng giá trị góp vốn đạt 6,9 tỷ USD

 Tình hình xuất, nhập khẩu:

Xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu của khu vực ĐTNN tăng trong cả năm 2021

và tăng 1 điểm phần trăm so với 11 tháng Xuất khẩu kể cả dầu thô ước đạt trên246,7 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ, chiếm 73,6% kim ngạch xuất khẩu.Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt trên 245 tỷ USD, tăng 20,8% so với cùngkỳ, chiếm 73,1% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Nhập khẩu: Nhập khẩu của khu vực ĐTNN ước đạt gần 218,3 tỷ USD, tăng

29,2% so cùng kỳ và chiếm 65,7% kim ngạch nhập khẩu cả nước.

 Tính chung trong cả năm 2021, khu vực ĐTNN xuất siêu gần 28,5 tỷ USD kể cảdầu thô và xuất siêu trên 26,7 tỷ USD không kể dầu thô Trong khi đó, khu vựcdoanh nghiệp trong nước nhập siêu 25,5 tỷ USD.

3.2 Tình hình đăng ký đầu tư

 Cơ cấu đầu tư theo ngành:

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốcdân Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạttrên 18,1 tỷ USD, chiếm 58,2% tổng vốn đầu tư đăng ký Ngành sản xuất, phân phốiđiện mặc dù thu hút được số lượng dự án mới, điều chỉnh cũng như GVMCP khôngnhiều, song có dự án có quy mô vốn lớn nên đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư trên 5,7 tỷUSD, chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư đăng ký Tiếp theo lần lượt là các ngành kinhdoanh bất động sản; bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là trên 2,6 tỷUSD và trên 1,4 tỷ USD Còn lại là các ngành khác.

 Cơ cấu đầu tư theo quốc gia:

Đã có 106 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong năm 2021 Trongđó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 10,7 tỷ USD, chiếm 34,4% tổng vốnđầu tư vào Việt Nam, tăng 19,1% so với cùng kỳ 2020; Hàn Quốc đứng thứ hai với gần5 tỷ USD, chiếm 15,9% tổng vốn đầu tư, tăng 25,4% so với cùng kỳ Nhật Bản đứngthứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,9 tỷ USD, chiếm 12,5% tổng vốn đầu tư, tăng64,6% so với cùng kỳ Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan,…

 Cơ cấu đầu tư theo địa bàn đầu tư:

Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 59 tỉnh, thành phố trên cả nước trong năm 2021.Hải Phòng vượt qua Long An vươn lên dẫn đầu trong cả năm với tổng vốn đầu tư đăng

Trang 10

ký trên 5,26 tỷ USD, chiếm 16,9% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp gần 3,5 lần so vớicùng kỳ năm 2020 Long An xếp thứ hai với trên 3,84 tỷ USD, chiếm 12,3% tổng vốnđầu tư cả nước TP Hồ Chí Minh đứng vị trí thứ ba với gần 3,74 tỷ USD, chiếm gần12% tổng vốn đầu tư, giảm 14,2% so với cùng kỳ Tiếp theo lần lượt là Bình Dương,Bắc Ninh, Hà Nội,…

 Một số dự án ĐTNN lớn trong năm 2021:

 Dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (Singapore), tổng vốn đăng ký trên3,1 tỷ USD với mục tiêu truyền tải và phân phối điện, sản xuất điện tại Long An(cấp GCNĐKĐT ngày 19/3/2021).

 Dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm2,15 tỷ USD (trong đó điều chỉnh tăng 1,4 tỷ USD ngày 30/8/2021 và tăng 750triệu USD ngày 04/02/2021).

4 FDI tại Việt Nam năm 20224.1 Tình hình hoạt động

 Vốn thực hiện: Tính tới 20/12/2022, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã

giải ngân được khoảng gần 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Tổng vốn FDI đạt gần 27,72 tỷ USD, bằng 89% so với cùng kỳ năm 2021 Vốn

đầu tư đăng ký mới tuy giảm, song số dự án đầu tư mới tăng lên, vốn đầu tưđiều chỉnh cũng tăng so với cùng kỳ Cụ thể:

Vốn đăng ký mới: Có 2.036 dự án mới được cấp GCNĐKĐT (tăng

18,4% so với cùng kỳ).

Vốn điều chỉnh: Có 1.107 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư

(tăng 12,4% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 10,12

tỷ USD (tăng 12,2% so với cùng kỳ).

Góp vốn, mua cổ phần: Có 3.566 lượt GVMCP của nhà ĐTNN (giảm

6,1% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt hơn 5,15 tỷ USD (giảm25,2% so với cùng kỳ).

 Tình hình xuất, nhập khẩu:

Xuất khẩu: Xuất khẩu (kể cả dầu thô) ước đạt gần 276,5 tỷ USD, tăng 12% so

với cùng kỳ, chiếm 74,4% kim ngạch xuất khẩu Xuất khẩu không kể dầu thôước đạt hơn 274,1 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ, chiếm 73,8% kim ngạchxuất khẩu cả nước.

Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu của khu vực ĐTNN ước đạt gần 234,7 tỷ

USD, tăng 7,4 % so cùng kỳ và chiếm 65,1% kim ngạch nhập khẩu cả nước.

 Tính chung trong năm 2022, khu vực ĐTNN xuất siêu 41,8 tỷ USD kể cả dầuthô và xuất siêu gần 39,5 tỷ USD không kể dầu thô Trong khi đó, khu vựcdoanh nghiệp trong nước nhập siêu hơn 30,8 tỷ USD.

Ngày đăng: 19/05/2024, 19:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w