1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo môn học tài chính tiền tệ đề tài khủng hoảng tài chính tiền tệ đông nam á năm 1997

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khủng Hoảng Tài Chính Tiền Tệ Đông Nam Á Năm 1997
Tác giả Vũ Minh Thu, Đỗ Thị Thanh Thảo, Phan Nguyễn Ngọc Ánh, Lê Anh Quân, Mai Anh Quân, Nguyễn Huy Thành Đạt, Lý Thị Hoài Thu, Sùng Trần Khánh Linh, Lê Thị Phương
Người hướng dẫn Phùng Thị Trang
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Tài Chính Tiền Tệ
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 1997
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 718,25 KB

Nội dung

Điều này có thể xảy ra khi các tổ chức tài chính, nhà đầu tư hoặcngười tiêu dùng mất lòng tin vào hệ thống tài chính, gây ra sự suy giảm về giá trịtài sản và giá trị tiền tệ.Khủng hoảng

Trang 1

BÁO CÁO MÔN HỌC: TÀI CHÍNH

TIỀN TỆ

ĐỀ TÀI: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ĐÔNG NAM Á NĂM 1997

Giảng viên hướng dẫn: Phùng Thị Trang

Trang 2

Danh sách thành viên nhóm:

STT Họ và tên Lớp niên chế

1 Vũ Minh Thu 02.01

2 Đỗ Thị Thanh Thảo 02.01

3 Phan Nguyễn Ngọc Ánh 02.01

4 Lê Anh Quân 02.02

5 Mai Anh Quân 02.01

6 Nguyễn Huy Thành Đạt 02.02

7 Lý Thị Hoài Thu 02.02

8 Sùng Trần Khánh Linh 02.01

9 Lê Thị Phương 02.02

MỤC LỤC

PHẦN 1: QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ĐÔNG NAM Á NĂM 1997 4

Trang 3

1.1: KHÁI NIỆM KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH……….4

1.2: PHÂN LOẠI KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH………4

PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ĐÔNG NAM Á NĂM 1997 5

2.1: THỰC TRẠNG……… 5

2.2: NGUYÊN NHÂN……… 6

PHẦN 3: TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TỚI KHU VỰC, THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 7

3.1: TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC……… ……… 7

3.2: TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC……… … 9

3.3: KINH TẾ VIỆT NAM VỚI CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH … 9

PHẦN 4 CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT KHỦNG HOẢNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 10

4.1: KHI CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHƯA XẢY RA………… 10

4.2: KHI CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ĐÃ XẢY RA………… … 11

Trang 4

PHẦN 1: QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN

TỆ ĐÔNG NAM Á NĂM 1997.

1.1 Khủng hoảng tài chính (tiếng Anh: Financial crisis) là một tình trạng

kinh tế khi hệ thống tài chính và thị trường tài chính gặp phải sự sụp đổ hoặc giảm giá nghiêm trọng Điều này có thể xảy ra khi các tổ chức tài chính, nhà đầu tư hoặc người tiêu dùng mất lòng tin vào hệ thống tài chính, gây ra sự suy giảm về giá trị tài sản và giá trị tiền tệ

Khủng hoảng tài chính tiền tệ có thể gây ra tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu

và đôi khi dẫn đến suy thoái kinh tế

1.2 Phân loại khủng hoảng tài chính (4 loại)

- Khủng hoảng ngân hàng: xảy ra khi người gửi tiền ồ ạt rút tiền khỏi ngân hàng ,

do ngân hàng cho vay phần lớn là số tiền gửi nên khi khách hàng ồ oạt rút sẽ rất khó để hoàn trả , từ đó có thể dẫn tới sự phá sản khiến nhiều khách hàng mất đi số tiền gửi

- Khủng hoảng trên thị trường tài chính: Khủng hoảng trên thị trường tài chính

thường xảy ra do hai nguyên nhân chính: do các chính sách của Nhà nước và do sự

tồn tại của các bong bóng đầu cơ.

+ Bong bóng đầu cơ: là sự tăng đột biến của các giá trị tài sản trong một ngành

cụ thể, hàng hóa hoặc loại tài sản, được thúc đẩy bởi đầu cơ, trái ngược với các nguyên tắc cơ bản của loại tài sản đó

- Khủng hoảng tài chính thế giới: Khi một quốc gia có đồng tiền mạnh đột ngột

phá giá đồng tiền của mình hoặc khi một nước mất đi khả năng hoàn trả các khoản

nợ quốc gia, gây khủng hoảng tiền tệ

- Khủng hoảng tài chính trong các tập đoàn Kinh tế: Các tập đoàn thường

Trang 5

vướng vào khủng hoảng tài chính do 2 lý do chủ yếu: do các kế hoạch đầu tư không đúng đắn, không thu hồi được vốn đầu tư, dẫn tới việc không thanh toán được các khoản vay để đầu tư dẫn tới phá sản Do bị hiệu ứng dây chuyền từ khủng hoảng chung, khi đó các doanh nghiệp không vay được vốn để đầu tư hoặc các dự

án đầu tư không thu hồi được vốn do tình trạng khủng hoảng

PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ĐÔNG NAM Á NĂM 1997.

2.1 Thực trạng.

- Mặc dù đă được báo trước, song những biến động ở Thái Lan và các nước khác là không thể tránh khỏi, nhất là đối với những nước có nền kinh tế tương đối phát triển, với mức độ tự do hoá khá cao trong khu vực, bao gồm: Malaysia, Philippines, Indonesia và Singapore Mặc dù trước cuộc khủng hoảng một thời gian ngắn, người ta đã phải bỏ ra một lượng ngoại tệ lớn để ổn định tình hình nhưng không có hiệu quả bởi tính phức tạp của cuộc khủng hoảng

+ Ngày 2/7/1997, chính phủ Thái Lan quyết định thả nổi đồng Baht Ngay lập tức bị sụt giá 18% so với đồng USD từ 26 xuống 30,36 Baht/USD Biến động này

đã dẫn đến hàng loạt ngân hàng, công ty tài chính phải đóng cửa (tính đến ngày 10/8/97 đã có 64% tổng các ngân hàng thương mại mà cty tài chính đóng cửa) Từ

đó có thể thấy, nền Tài chính đã yếu kém lung lay đổ vỡ

+ Ngày 11/7 Philippines thực hiện thả nổi đồng Peso, giá đồng Peso sụt 11,5%

từ 26,41 xuống còn 29,45 Peso/USD, ngân hàng trung ương Philippin đã tăng lãi suất lên 32% Theo đó ngân hàng Indonexia tăng lãi suất từ 8% lên 12%, Ngân hàng Malayxia tăng lãi suất đồng Ringit lên mức cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây nhằm bảo vệ đồng tiền

+ Ngày 14/8, Indonexia quyết định thả nổi đồng tiền trong 24h từ 2648 xuống

2750 Rupi/USD (giảm giá khoảng 5%), Đến ngày 18/8 mất giá khoảng 19% so với

Trang 6

năm 1997 Cùng lúc đó đồng Ringit của Malayxia xuống mức giá thấp nhất trong

24 năm qua là 2,852 Ringit/USD

2.2 Nguyên nhân.

2.2.1 Sự tăng lãi suất.

- Do cầu nguồn tài chính tăng nên lãi suất tăng, qua đó những dự án vay tín dụng tốt ít xảy ra, những dự án tín dụng xấu xảy ra nhiều, dẫn đến việc người cho vay sẽ không còn muốn cung ứng các nguồn tài chính, từ đó giảm nghiêm trọng đầu tư cùng với đó là sự tụt giảm nhanh chóng của giá chứng khoán

2.2.2 Sự thất bại của một tổ chức tài chính hoặc phi tài chính nổi tiếng chiếm thị phần lớn trên thị trường

- Kết quả của sự thất bại trên làm cho người dân khó phân biệt giữa các danh mục đầu tư tốt hay xấu khiến cho vốn nhanh chóng bị rút khỏi thị trường

2.2.3 Khả năng kiểm soát của cơ quan chức năng

- Khả năng kiểm soát kém, chưa có chế tài đủ mạnh của các cơ quan chức năng dẫn đến hệ quả là không kiểm soát được các hành vi thao túng thị trường của một

số nhà đầu tư, từ đó làm các nhà đầu tư không tin tưởng vào thị trường và rút vốn khỏi thị trường

2.2.4 Lạm phát tăng cao

- Sự tăng cao của lạm phát khiến cho nguồn tài chính trên thị trường giảm nhanh, kết quả là tài chính tiền tệ bị rơi vào khủng hoảng

2.2.5 Quá trình quốc tế hóa

- Quá trình ấy làm cho các tài chính tiền tệ non trẻ có sức đề kháng kém khó chống

cự lại được sự lây nhiễm rủi ro

2.2.6 Sự đầu cơ của vốn nước ngoài

- Do những lỗ hổng về luật pháp trong chứng khoán của nước sở tại, nhà đầu tư

Trang 7

nước ngoài lợi dụng để thực hiện các hoạt động mang tính đầu cơ Khi thị trường tụt dốc khoản vốn đầu tư nước ngoài sẽ được rút ồ ạt, từ đó gây khủng hoảng thị trường tài chính

2.2.7 Nền kinh tế suy thoái

- Kinh tế bị suy thoái làm mất giá hàng hóa, tăng giá trị khoản nợ các công ty 2.2.8 Tổ chức tài chính yếu kém

- Khả năng kinh doanh của các đơn vị trung gian như tổ chức tín dụng, ngân hàng xấu đi làm giảm sự đầu tư, cung ứng vốn cho thị trường Khả năng kinh doanh của ngân hàng xấu làm người gửi rút ồ ạt tiền gửi ra khỏi ngân hàng, làm giá chứng khoán giảm

PHẦN 3: TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TỚI KHU VỰC, THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.

3.1 Tác động tiêu cực.

Hậu quả tiêu cực mà cuộc khủng hoảng gây ra là quá rõ ràng, toàn diện và hết sức nặng nề đối với mỗi quốc gia bị khủng hoảng, cũng như khu vực và thế giới 3.1.1 Sau khi Thái Lan tuyên bố thả nổi đồng Bath thì nó không chỉ tác động tiêu cực đến nền kinh tế Thái Lan mà còn gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính lan truyền sáng tất cả các nước Đông Nam Á khác Không chỉ đồng Bath mà cả đồng Peso (Philippines), đồng Ringit (Malaysia), Đồng đô la (Singapore) và đồng Rupiah ( Indonesia) cũng đều bị sức ép phải giảm giá

Trang 8

Đồng Tỷ giá so với USD Mức độ phá giá

Ngày 1/7 Ngày 6/7 Bath/ USD 25,65 36,37 42%

Rupi/ USD 24,75 38,65 56%

Peso/ USD 26,37 34,92 32%

MR/ USD 2.5 3,38 35%

SGD/ USD 1,43 1,548 8,3%

Bảng 3.1.1: Tình hình phá giá của các đồng tiền ĐNA 3.1.2 Cú sốc tiền tệ Thái Lan còn tác động lớn đến thị trường chứng khoán ở Đông Nam Á Trong mấy ngày đầu kể từ khi cuộc khủng hoảng mới xảy ra, các thị trường trái phiếu ở Đông Nam Á đã chống đỡ thành công được những ảnh hưởng lan truyền từ cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Thái Lan Thậm chí các thị trường cổ phiếu, trái phiếu của Philippines, Malaysia và Indonesia còn được lợi nhiều do có nhiều nhà đầu cơ háo lời đã chuyển từ Thái Lan sang mua chứng khoán ở các nước Đông Nam Á khác có lợi tức cao hơn Nhưng sau một thời gian các thị trường trái phiếu ở Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng đều tỏ ra uể oải vì những tác động tiềm ẩn của cuộc khủng hoảng

3.1.3 Do các đồng tiền bị phá giá nên mức giá của các hàng hóa nhu yếu phẩm tăng lên và lạm pháp xảy ra ở mức cao hơn ở tất cả các nước Đông Nam Á Giá lương thực và các như yếu phẩm khác tăng từ 0,3% đến 1,56% trong khi đó mức tăng của các mặt hàng như xăng dầu, điện thoại di động, hàng điện tử, xe máy,…có thể tăng từ 2,72 đến 5%

3.1.4 Cuộc khủng hoảng tiền tệ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước, gây thiệt hại chung cho toàn thế giới khoảng 500 tỷ USD, trong đó Châu Á

Trang 9

chiếm 300 tỷ USD và khiến cho 150 tỷ USD đầu tư tài chính rút khỏi Đông Nam Á

vì mất niềm tin

3.2 Tác động tích cực.

Cuộc khủng hoảng tiền tệ Đông Nam Á không hoàn toàn chỉ gây ra tác động xấu cho các nước, khu vực mà ở một chừng mực nào đó, nó là một điểm để dừng mở ra một thời kì phát triển mới đầy triển vọng bởi những lí do sau đây:

3.2.1 Việc chuyển sang chính sách tỉ giá linh hoạt giúp các chính phủ giảm hàng chục tỷ USD để giữ giá bán bản tệ như thời gian trước, giúp tăng dự trữ quốc gia và phát triển bền vững

3.2.2 Cuộc khủng hoảng cũng giúp định hướng lại việc cải thiện cơ cấu đầu tư, đặc biệt làm lành mạnh hóa hơn nữa nền tài chính quốc gia Các chi phí kém hiệu quả sẽ bị điều chỉnh, cắt giảm; các dự án tư nhân sẽ đc khuyến kích, quá trình tư nhân hoá được thúc đẩy… Toàn bộ nền kinh tế được định hướng thị trường nhiều hơn, sâu sắc và hoàn thiện hơn

3.3.3 Cuộc khủng hoảng cũng là dịp để chính phủ và nhân dân mỗi nước thuộc khu vực cũng như các tổ chức tài chính quốc tế xem lại mình và sửa chữa những thiếu sót cả về chính sách thể chế lẫn yếu tố con người… Quá trình tự do hóa toàn cầu sẽ được đẩy lên một nấc mới hoàn thiện hơn

3.3 Kinh tế Việt Nam với cuộc khủng hoảng.

3.3.1 Mức độ ảnh hưởng

- Trước hết phải thừa nhận Việt Nam là một nước đang phát triển với mức độ tự do hoá chưa cao Vì thế cuộc khủng hoảng này chưa có gì ảnh hưởng lớn tới thị trường tiện tệ cũng như nền kinh tế Việt Nam:

+ Về xuất khẩu: kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản năm 1997 đạt 42,4% kim ngạch xuất khẩu giảm không đáng

Trang 10

kể Các mặt hàng như: dệt, may mặc, giày dép, hải sản được thị trường EU ưu đãi nên sức cạnh tranh của hàng Việt Nam tăng

+ Về nhập khẩu: chúng ta vẫn nhập khẩu khoảng 40% tổng kim ngạch và thực hiện các biện pháp chống gian lận thương mại và buôn lâu qua biên giới Việt Nam còn quản lý theo định lượng và giấy phép nhập khẩu nên hàng hoá thế giới có xuống thấp cũng khó tràn vào nước ta

+ Về vấn đề nợ nước ngoài: khủng hoảng khiến đồng tiền Việt Nam mất giá 10%, và như vậy cứ 1 tỷ USD nợ thì nay phải bỏ ra thêm 1200 tỷ đồng Việt Nam

để trả do yếu tố tỷ giá Đây là gánh nặng lớn cho chính phủ, doanh nghiệp trong việc thanh toán nợ khi đồng nội tệ bị mất giá

- Sự kiện trên sẽ làm cho giảm uy tín và gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư của toàn khu vực, trong đó có Việt Nam

PHẦN 4 CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT KHỦNG HOẢNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH.

4.1 Khi khủng hoảng thị trường tài chính chưa xảy ra.

1 Phải chú trọng đến khả năng hấp thụ vốn vay nước ngoài của nền kinh tế Đảm bảo giới hạn vốn vay nước ngoài nhỏ hơn 50% GDP Chú ý cơ cấu khoản vay, tránh tỷ trọng vốn vay ngắn hạn quá cao.Phân bổ thời hạn vay trả hợp lí, tránh gây khó khăn hoàn trả nợ vay

2 Tăng cường hoàn thiện pháp luật và cơ chế, bộ máy quản lý giám sát đối với hoạt động của thị trường Kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán đối với các nhà đầu tư nước ngoài, cho vay chứng khoán của hệ thống ngân hàng

Trang 11

3 Cần nâng cao chất lượng hoạt động và uy tín của các ngân hàng, công ty chứng khoán, tổ chức tài chính bằng cách xét kỹ tiêu chuẩn đạo đức khi tuyển chọn cán bộ, nhân viên Thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, tăng cường kiểm tra hoạt động cho vay của ngân hàng, đầu tư của các quỹ đầu tư

4 Nâng cao trình độ dân trí, tăng cường đào tạo kiến thức về chứng khoán và đầu tư trên thị trường chứng khoán, tuyên truyền và phổ biến thông tin liên quan đến thị trường chứng khoán để người đầu tư nắm bắt được

5 Đảm bảo sự kiểm soát được lạm pháp và tỷ giá hối đoái, luôn duy trì tỷ lệ dữ trữ ngoại hối hợp lý

4.2 Khi khủng hoảng thị trường tài chính đã xảy ra.

1 Huy động vốn dự trữ của các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, WB…)

2 Chính Phủ đứng ra bảo lãnh mọi khoản tiền gửi và tiềm vay ở ngân hàng để giảm bớt hoang mang trong dân chúng, giảm tình trạng dân chúng đến ngân hàng rút tiền hàng loạt để từ đó giảm mức độ hoảng loạn ngân hàng

3 Chính phủ bán lượng dự trữ USD để mua bản tệ đồng thời ngân hàng trung ương tăng cường kiểm soát tín dụng bằng lãi suất cao để chống đầu cơ tiền tệ và hạn chế tác hại của lạm pháp

4 Chính phủ cố gắng duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, sản xuất trong nước phát triển thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Trừng phạt các hoạt động đầu cơ; thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm soát lạm pháp

5 Chấn chỉnh hệ thống tài chính ngân hàng

6 Củng cố doanh nghiệp, lập uỷ ban chống phá sản doanh nghiệp, quỹ đặc biệt thanh toán các khoản nợ tồn đọng

Trang 12

7 Cải cách cơ cấu vốn trung và dài hạn, giảm tỷ trọng vốn đầu tư ngắn hạn.

Ngày đăng: 17/05/2024, 12:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w