1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo Cáo Môn Học Đề Tài Xúc Tiến Và Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Hà Giang.pdf

46 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xúc tiến và Phát triển Sản phẩm Du lịch Hà Giang
Tác giả Đoàn Khánh Ly
Người hướng dẫn Vũ Thị Hường
Trường học Trường Đại học Giao thông Vận tải
Chuyên ngành Quản trị Điểm đến Du lịch
Thể loại Báo cáo môn học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 6,52 MB

Nội dung

Hà Giang được đánh giá có nhiều tiềm năng, tài nguyên du lịch đặc thù và lợithế phát triển du lịch với 19 dân tộc sinh sống, các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thểđộc đáo; điều kiện tự

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA VẬN TẢI – KINH TẾ

-o0o -BÁO CÁO MÔN HỌC

MÔN HỌC: QUẢN TRỊ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

ĐỀ TÀI: XÚC TIẾN VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

DU LỊCH HÀ GIANG

ĐOÀN KHÁNH LY

HÀ NỘI – 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA VẬN TẢI – KINH TẾ

-o0o -BÁO CÁO MÔN HỌC

MÔN HỌC: QUẢN TRỊ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

ĐỀ TÀI: XÚC TIẾN VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

DU LỊCH HÀ GIANG

HÀ NỘI – 2023

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU iv

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ iv

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÚC TIẾN VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ GIANG 3

1.1 Một số khái niệm liên quan đến sản phẩm du lịch, loại hình du lịch và dịch vụ du lịch 3 1.1.1 Sản phẩm du lịch 3

1.1.2 Đặc điểm của điểm đến du lịch 4

1.1.3 Các yếu tố hấp dẫn khách đến với điểm đến 4

1.2 Phát triển sản phẩm du lịch 5

1.2.1 Quan điểm phát triển sản phẩm du lịch 5

1.2.2 Xác định mục tiêu phát triển điểm đến du lịch 5

1.2.3 Xây dựng chiến lược phát triển điểm đến du lịch 6

1.3 Xúc tiến sản phẩm du lịch 8

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG VỀ XÚC TIẾN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH HÀ GIANG 9

2.1 Giới thiệu về du lịch Hà Giang 9

2.1.1 Sơ lược về tỉnh Hà Giang 9

2.1.2 Loại hình du lịch 9

2.1.3 Sản phẩm du lịch của Hà Giang 10

2.1.4 Tài nguyên du lịch 11

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới điểm đến du lịch Hà Giang 15

2.2.1 Số lượng và thành phần du khách 15

2.2.2 Cơ sở vật chất du lịch 17

2.2.3 Nguồn nhân lực 24

2.3 Xúc tiến sản phẩm du lịch 25

2.3.1 Các công cụ xúc tiến 25

i

Trang 4

2.3.2 Một số hoạt động, sự kiện và chương trình xúc tiến du lịch tiêu biểu năm 2023 26

2.4 Nhận xét chung 27

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ XÚC TIẾN VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH HÀ GIANG 28

3.1 Mục tiêu 28

3.2 Nhiệm vụ 29

3.2.1 Phát triển nguồn nhân lực du lịch 29

3.2.2 Phát triển mạng lưới lữ hành, tuyến du lịch 29

3.2.3 Phát triển hệ thống cơ sở vật chất 30

3.2.4 Phát triển thị trường khách du lịch 31

3.2.5 Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù 31

3.2.6 Nâng cao trình độ nguồn nhân lực 33

3.2.7 Tăng cường xúc tiến, quảng bá 33

3.2.8 Đẩy mạnh các chương trình hợp tác du lịch liên vùng và quốc tế 33

3.2.9 Triển khai thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt 34

3.3 Giải pháp thực hiện 34

3.3.1 Giải pháp về Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện 34

3.3.2 Giải pháp về xúc tiến, quảng bá 34

3.3.3 Giải pháp về vốn, cơ chế, chính sách 35

3.3.4 Giải pháp về hợp tác liên vùng, xã hội hóa phát triển du lịch 35

KẾT LUẬN 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

ii

Trang 5

TTXTDL Trung tâm xúc tiến du lịch

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên HợpUNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới

iii

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Một số cơ sở lưu trú nổi bật trên địa bàn Hà Giang 17

Bảng 2.2 Một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nổi bật tại Hà Giang 19

Bảng 2.3 Các bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn tỉnh Hà Giang 21

Bảng 2.4 Các hãng Taxi trên địa bàn tỉnh Hà Giang 23

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1 Các yếu tố hấp dẫn khách du lịch tại điểm đến du lịch 5

Hình 1.2 Quá trình thực hiện chiến lược xúc tiến cho điểm đến 9

Hình 2.1 Cột mốc số 0 – Hà Giang 12

Hình 2.2 Cột cờ Lũng Cú 12

Hình 2.3 Đèo Mã Pí Lèng 13

Hình 2.4 Cao nguyên đá Đồng Văn 13

Hình 2.5 Nhà của Pao 14

Hình 2.6 Dòng sông Nho Quế 15

Hình 2.7 Dinh thự họ Vương – Dinh vua Mèo 15

iv

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch ngày nay trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của cácnước và sẽ trở thành động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế thế giới Theo Tổ chức Dulịch thế giới, du lịch đang ngày càng trở thành một trong những công cụ có hiệu quảtrong cuộc đấu tranh chống nghèo đói trên thế giới, do tiềm năng tạo ra nhiều việc làmmới và nhiều việc làm nhất trên thế giới; là một trong các nguồn thu ngoại tệ lớn nhấttại 83% các nước trên thế giới Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung này, dulịch là ngành kinh tế mũi nhọn có tốc độ phát triển nhanh nhất và GDP của ngành đãtăng gần gấp đôi so với một vài năm trở lại đây

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang Nguyễn Hồng Hải, chobiết: Du lịch Hà Giang đang từng bước khẳng định là ngành kinh tế có vị trí quantrọng trong cơ cấu kinh tế của địa phương; đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, giảmnghèo, đảm bảo an sinh xã hội; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường

và giữ vững QP - AN Phấn đấu đến năm 2025, tỉnh đưa du lịch cơ bản trở thànhngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy KT - XH; có tính chuyên nghiệp; hệthống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chấtlượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc

Hà Giang được đánh giá có nhiều tiềm năng, tài nguyên du lịch đặc thù và lợithế phát triển du lịch với 19 dân tộc sinh sống, các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thểđộc đáo; điều kiện tự nhiên, kiến tạo địa hình đa dạng hình thành nhiều vùng cảnhquan hấp dẫn Toàn tỉnh có 61 di tích, danh thắng được xếp hạng; 15 làng văn hóa dulịch cộng đồng được UBND tỉnh công nhận và hoạt động hiệu quả Bên cạnh đó, tỉnhcòn có các sản phẩm du lịch địa chất, du lịch bổ trợ… thu hút đông đảo du khách đếntham quan, trải nghiệm Nhằm khơi dậy tiềm năng, tỉnh triển khai đồng bộ nhiều giảipháp đột phá, có tính định hướng để du lịch phát triển bền vững

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến các sản phẩm du lịch nhằmđáp ứng yêu cầu phát triển sản phẩm du lịch

- Đánh giá thực trạng việc phát triển các sản phẩm du lịch của tỉnh Hà Giangtrong thời gian qua

1

Trang 8

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch tại tỉnh Hà Giangtrong thời gian đến.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến pháttriển sản phẩm du lịch tại tỉnh Hà Giang trong thời gian qua

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: Báo cáo chỉ đề cập một số nội dung chủ yếu có tính khả thi đểphát triển các sản phẩm du lịch đó là sản phẩm du lịch sinh thái, sản phẩm du lịch vănhóa

+ Về mặt không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu việc phát triển sản phẩm dulịch trong phạm vi tỉnh Hà Giang

+ Về mặt thời gian: Các giải pháp, đề xuất trong báo cáo có ý nghĩa áp dụngtrong thời gian ngắn

4 Bố cục báo cáo

Chương I: Cơ sở lý luận về xúc tiến và phát triển du lịch Hà Giang

Chương II: Thực trạng và tiềm năng về xúc tiến và phát triển các sản phẩm dulịch Hà Giang

Chương III: Một số giải pháp về xúc tiến và phát triển sản phẩm du lịch HàGiang

5 Tổng quan tài liệu

2

Trang 9

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÚC TIẾN VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ GIANG

1.1 Một số khái niệm liên quan đến sản phẩm du lịch, loại hình du lịch và dịch vụ du lịch

1.1.1 Sản phẩm du lịch

a) Khái niệm sản phẩm du lịch

Dựa trên khái niệm về du lịch, năm 2017, Luật Du lịch đã đưa ra một khái niệm

về sản phẩm du lịch như sau: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khaithác các giá trị tài nguyên du lịch để thoả mãn nhu cầu của khách tham quan” Tuynhiên, khái niệm này chưa được coi là hoàn hảo và vẫn còn nhiều thiếu sót

Để định nghĩa lại một cách đầy đủ và trọn vẹn ý nghĩa của sản phẩm du lịch, Tổchức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã cho rằng: “ Sản phẩm du lịch là sự tổng hợp của 3nhóm nhân tố cấu thành bao gồm Hệ thống dịch vụ, quản lý điều hành, Tài nguyên dulịch, Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật.”

Sản phẩm du lịch nằm trong tổng thể ngành du lịch và cũng là nhân tố quyếtđịnh đến phần lớn doanh thu của ngành du lịch

b) Các yếu tố cấu thành của sản phẩm du lịch

Điểm đến du lịch là một vùng không gian địa lý được xác định, đây là nơi dukhách sẽ lưu trú lại ít nhất một đêm, vì thế phải có những điều kiện có thể đáp ứngđược nhu cầu của du khách khi họ lưu trú và trải nghiệm tại điểm đến Theo Buhalis(2000), có 6 yếu tố cấu thành điểm đến du lịch - được gọi là mô hình 6As, bao gồm:

- Điểm tham quan du lịch (Attractions)

- Khả năng tiếp cận điểm đến (Accessibility)

- Các tiện nghi phục vụ du khách (Amenities)

- Các gói sản phẩm sẵn có (Available packages)

3

Trang 10

Phân loại hình du lịch theo lãnh thổ hoạt động gồm có:

- Du lịch nội địa: là loại hình mà khách tham quan du lịch tại các địa điểm ở ViệtNam Hoặc du khách từ nước ngoài lựa chọn Việt Nam là địa điểm du lịch củamình

- Du lịch quốc tế: là hình thức du lịch mà du khách di chuyển ra ngoài đất nướcmình đang sinh sống để khám phá, tham quan

Phân loại hình du lịch theo mục đích chuyến đi gồm có: Các loại hình du lịchvăn hóa, lịch sử; Các loại hình du lịch sinh thái; Các loại hình du lịch nghỉ dưỡng; Cácloại hình du lịch sinh thái, khám phá; Các loại hình du lịch thể thao; Du lịchteambuilding

Các loại hình du lịch theo hình thức tổ chức gồm có: Du lịch gia đình; Du lịchtheo đoàn; Du lịch cá nhân

Phân loại hình du lịch theo đặc điểm địa lý: Du lịch núi; Du lịch biển; Du lịchnông thôn; Du lịch đô thị

1.1.2 Đặc điểm của điểm đến du lịch

Đặc điểm của điểm đến du lịch là chủ đề đã được nhiều học giả, nhà nghiên cứu

và các tổ chức trên thế giới bàn luận Tuy nhiên, hầu hết các quan điểm đều cho rằngmột điểm đến du lịch thường có các đặc điểm sau:

* Tính hấp dẫn

* Tính đa dạng

* Tính đa dụng

* Tính bổ sung

1.1.3 Các yếu tố hấp dẫn khách đến với điểm đến

Mỗi điểm đến du lịch có những đặc điểm nhất định hấp dẫn du khách Đó cóthể là các giá trị tự nhiên, các giá trị văn hóa – lịch sử, các điểm tham quan giải trínhân tạo, khả năng tiếp cận điểm đến, cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ du lịch, nguồnnhân lực phục vụ du lịch… hoặc cũng có thể là tất cả các yếu tố trên Theo UNWTO(2007), sự hấp dẫn của một điểm đến du lịch đến từ các điểm tham quan du lịch và cácyếu tố khác Các yếu tố này được thể hiện trong hình 1.1

4

Trang 11

Hình 1.1 Các yếu tố hấp dẫn khách du lịch tại điểm đến du lịch

1.2 Phát triển sản phẩm du lịch

1.2.1 Quan điểm phát triển sản phẩm du lịch

Phát triển sản phẩm du lịch hiện nay không chỉ chú trọng đến phát triển về quy

mô, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch…; kết hợp với sựtăng trưởng về doanh thu, số lượng khách du lịch đến lưu trú kể cả trong nước và quốc

tế, mà chuyển trọng tâm sang nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch, hoànthiện các sản phẩm du lịch, các loại hình du lịch ngày càng được đa dạng hóa, cơ cấudịch vụ du lịch tăng lên chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu kinh tế chung Bên cạnh

đó, phát triển sản phẩm du lịch cần quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực du lịch,công tác quản lý điểm đến

1.2.2 Xác định mục tiêu phát triển điểm đến du lịch

a) Mục tiêu phát triển điểm đến du lịch

Một điểm đến thường trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau trong chu

kỳ sống Ở mỗi một giai đoạn phát triển, điểm đến có những đặc điểm riêng biệt khácnhau Vì thế, mục tiêu của điểm đến thường được xác định cho một khoảng thời giantrong dài hạn (từ 10 – 20 năm) rồi sau đó chia nhỏ từng quãng thời gian với nhữngmục tiêu trong thời gian ngắn hơn (3 – 5 năm hoặc từng năm một) để phù hợp với bốicảnh cụ thể của điểm đến

b) Tiêu chí xác định mục tiêu phát triển điểm đến du lịch hiệu quả

Cũng như yêu cầu đối với các mục tiêu nói chung, việc xác định mục tiêu pháttriển điểm đến du lịch nên đáp ứng được 5 tiêu chí trong mô hình SMART:

- Specific – Cụ thể, chi tiết

- Measurable – Có thể đo lường được

- Attainable – Có thể đạt được

5

Trang 12

- Relevant – Phù hợp

- Time-bound – Thời gian thực hiện được xác định cụ thể

1.2.3 Xây dựng chiến lược phát triển điểm đến du lịch

a) Khái niệm chiến lược phát triển điểm đến du lịch

Theo Chandler (1962) thì “Chiến lược là việc áp dụng một chuỗi các hành độngcũng như sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu” Trong khi đó,Quinn (1980) khái quát hóa chiến lược như sau: “Chiến lược là mô thức hay kế hoạchtích hợp các mục tiêu chính yếu, các chính sách, và các chuỗi hành động vào một tổngthể được cố kết một cách chặt chẽ” Còn Johnson và Scholes (1993) đề xuất khái niệmchiến lược trong bối cảnh môi trường có rất nhiều những thay đổi nhanh chóng:

“Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thếcạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môitrường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên hữuquan”

b) Tiêu chí lựa chọn chiến lược cho điểm đến du lịch

Sau đây là một số tiêu chí giúp các tổ chức quản lý điểm đến có thể cân nhắc đểlựa chọn được các chiến lược phát triển điểm đến hiệu quả:

- Đáp ứng được sự thay đổi của môi trường bên ngoài;

- Gắn liền với lợi thế cạnh tranh bền vững;

- Thống nhất với các chiến lược khác;

- Linh hoạt trong quá trình triển khai;

- Phân tích môi trường vĩ mô để xác định các cơ hội và thách thức cho việc pháttriển điểm đến du lịch

- Phân tích và đánh giá thị trường, bao gồm cả việc xác định thị phần, xu hướngthị trường và cơ sở dữ liệu về du khách

6

Trang 13

- Phân tích và đánh giá tài nguyên du lịch và các dịch vụ du lịch, bao gồm cácđiểm tham quan du lịch, các dịch vụ cung cấp cho du khách, các tuyến điểm du lịch…

- Phân tích hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ trong chuỗi giá trị du lịch

- Phân tích và đánh giá cơ cấu ngành, đối sánh với các đối thủ cạnh tranh

- Tóm tắt đánh giá tổng hợp về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và tháchthức đối với việc phát triển điểm đến du lịch (dựa trên những thông tin đã được phântích ở trên)

Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển điểm đến du lịch

Nội dung này cho phép xác định tầm nhìn và mục tiêu phát triển điểm đến chomột giai đoạn cụ thể trong tương lai

Dựa trên kết quả phân tích và đánh giá thực trạng trên đây, xác định:

- Tầm nhìn, mục tiêu dài hạn, mục tiêu ngắn hạn cho sự phát triển điểm đến dulịch

- Các chiến lược quan trọng để đạt được mục tiêu, bao gồm: Các chiến lượcđịnh vị và xây dựng thương hiệu để tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, cácchiến lược tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường mục tiêu, các chiến lược phát triển sảnphẩm đáp ứng thị trường mục tiêu, các chiến lược xúc tiến điểm đến du lịch…

Xây dựng kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển điểm đến du lịch Việc xây dựng kế hoạch tích hợp phát triển điểm đến du lịch cho phép xác địnhcác chiến thuật cụ thể với các chương trình và hành động được mô tả một cách chi tiếtnhằm thực thi kế hoạch chiến lược đã được xác định Nội dung công việc này baogồm:

- Chương trình và kế hoạch chi tiết phát triển điểm đến du lịch, ví dụ như: Pháttriển các tuyển điểm du lịch, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, phát triển hệthống thông tin du lịch, phát triển sản phẩm du lịch mới, xúc tiến đầu tư du lịch, pháttriển nguồn nhân lực du lịch, phát triển các doanh nghiệp vừa vầ nhỏ kinh doanh dulịch, phát triển hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ du lịch, đảm bảo an ninh và an toàn tại điểmđến…

- Chương trình và kế hoạch chi tiết cho hoạt động marketing điểm đến du lịchnhằm hỗ trợ việc định vị và xây dựng thương hiệu điểm đến để thu hút du khách với

hệ thống các hỗn hợp marketing tích hợp, ví dụ như: Phát triển sản phẩm trọn gói, phát

7

Trang 14

triển kênh phân phối (hội chợ thương mại, internet, mạng lưới khách du lịch…) và cáchoạt động xúc tiến (quan hệ công chúng, quảng bá…)

Quản lý triển khai thực hiện chiến lược

Để có thể xác định cách thức thực hiện công viêc một cách hiệu quả làm cơ sở

đo lường việc thực hiện mục tiêu, cần có một hệ thống tổ chức phù hợp để quản lý vàtriển khai các hoạt động du lịch tại điểm đến Hệ thống tổ chức này cần đáp ứng đượccác tiêu chí sau:

- Được xây dựng dựa trên kế hoạch chiến lược và kế hoạch thực hiện phát triểnđiểm đến du lịch;

- Hỗ trợ cho việc xây dựng chính sách và thể chế du lịch quốc gia, khu vực, địaphương;

- Hoạt động dựa trên mối quan hệ hợp tác giữa các khu vực công – tư;

- Giám sát và đánh giá các cơ chế để đo lường hiệu suất chiến lược

- Có cơ chế hợp tác với các ngành khác để cùng phát triển điểm đến du lịch(nghệ thuật, di sản, sự kiện…)

Trong giai đoạn này, tác động của chiến lược đối với việc phát triển điểm đến

sẽ phải được đánh giá Một số tiêu chí được sử dụng để đánh giá gồm: mức độ tăngtrưởng kinh tế, mức độ đầu tư và khai thác du lịch, nâng cao chất lượng… Ngoài ra,các phương pháp nghiên cứu khác nhau sẽ được yêu cầu để đánh giá các loại tác độngkhác nhau nhưng nhìn chung, có thể đánh giá theo 2 cách:

+ Đánh giá tác động vĩ mô thông qua nghiên cứu trên toàn điểm đến như khảosát quốc gia, khảo sát sức chứa điểm đến…

+ Đánh giá tác động theo từng tiêu chí cụ thể như tốc độ tăng trưởng kinh tế địaphương, tốc độ tăng trưởng trong đầu tư du lịch…

Quá trình thực hiện chiến lược xúc tiến trải qua 04 giai đoạn mô tả trong hình1.2

8

Trang 15

Hình 1.2 Quá trình thực hiện chiến lược xúc tiến cho điểm đến

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG VỀ XÚC TIẾN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH HÀ GIANG

2.1 Giới thiệu về du lịch Hà Giang

2.1.1 Sơ lược về tỉnh Hà Giang

Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, có vị trí chiến lược quantrọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại Phía bắc

Hà Giang có đường biên giới 277,5 km với Trung Quốc; phía đông, tây và nam HàGiang giáp với các tỉnh có tiềm năng du lịch như Cao Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai,Yên Bái, đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển các tuyến du lịch liên tỉnh

Hà Giang là một vùng đất có tiềm năng rất lớn về du lịch, đặc biệt là phát triển du lịchsinh thái và du lịch cộng đồng Cùng với đó là lợi thế tiếp giáp với nước bạn TrungQuốc và nhiều địa bàn nội địa có tiềm năng phát triển du lịch như Lào Cai, TuyênQuang, Bắc Cạn, Cao Bằng… Hà Giang còn có bản sắc văn hoá của cộng đồng 22 dântộc anh em, được bảo lưu khá tốt

Trong những năm trước đây, do các nguyên nhân khác nhau như giao thông khókhăn, cơ sở lưu trú chưa đáp ứng được với nhu cầu, du lịch tự nhiên chưa trở thànhnhu cầu lớn, công tác quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế nên số khách đến Hà Gianghầu như không đáng kể Những năm gần đây, du lịch Hà Giang đã có nhiều khởi sắc,đạt được những thành tựu quan, lượng khách du lịch đến với Hà Giang ngày một tăng

2.1.2 Loại hình du lịch

Du lịch Hà Giang có nhiều lợi thế để phát triển nhiều loại hình du lịch mà đôngđảo khách du lịch quốc tế đang hướng tới hiện nay, đó là: Du lịch tham quan nghỉdưỡng, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng… Với bước phát triểnmạnh mẽ, du lịch cộng đồng là một trong những sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà

9

Trang 16

Giang được nhiều du khách lựa chọn để trải nghiệm, khám phá Sản phẩm du lịch này

đã góp phần tạo cơ hội, việc làm cho người dân, tăng nguồn thu và thúc đẩy phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương

2.1.3 Sản phẩm du lịch của Hà Giang

Hà Giang có hê « thống danh thắng, cảnh quan thiên nhiên với vẻ đẹp hoang sơ

kỳ vĩ, tiêu biểu là Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn và di sảnruô «ng bâ «c thang Hoàng Su Phì Ngoài ra, với vốn văn hóa truyền thống đặc sắc vàphong phú của các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh đã để lại một khối lượng di sảnkhổng lồ, như: Các di chỉ khảo cổ tiền sơ sử được phát hiện tại nhiều địa phương (hangĐán Cúm, hang Nà Chảo ở Bắc Mê; di chỉ Đồi Thông, thành phố Hà Giang; bãi đákhắc cổ ở Nấm Dẩn, Xín Mần…), di tích kiến trúc (Dinh thự nhà Vương, phố cổ ĐồngVăn, phố cổ Phó Bảng), di tích lịch sử cách mạng (tiểu khu Trọng Con; Căng BắcMê)

Hiện nay toàn tỉnh có 14 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia và

26 di tích lịch sử văn hóa xếp hạng cấp tỉnh

Đặc trưng của văn hóa Hà Giang được thể hiện qua các lễ hội truyền thống, đó

là sinh hoạt văn hóa có ảnh hưởng rộng và thu hút nhiều người tham dự và được tổchức trong không gian văn hóa của làng bản và khu vực như: Lễ cấp sắc của dân tộcDao; Lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông; lễ hội nhảy lửa dân tộc Pà Thẻn; Lễ hội lồngtồng của dân tộc Tày và đặc biệt là Lễ hội chợ tình Khâu Vai (Mèo Vạc); Lễ hội hoatam giác mạch, Festival khèn Mông

Hệ thống chợ phiên vùng cao cũng được coi là di sản văn hóa đặc sắc Chợphiên ở Hà Giang đã trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn khách du lịchtham quan, trải nghiệm Trong phiên chợ có nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa nhưthồi khèn, đàn môi, hát giao duyên cùng với trang phục dân tộc đa sắc màu, trở thànhtài nguyên du lịch văn hóa đặc sắc

Các sản phẩm du lịch mạo hiểm là đi bộ, đu dây mạo hiểm trong các hang độngtại huyện Mèo Vạc,Yên Minh; đi bộ, leo núi, đi xe đạp ở khu vực xã Linh Hồ, huyện

Vị Xuyên; tổ chức các buổi bay khinh khí cầu trên cao nguyên đá hay chạy bộ, leo núi,bơi và đi xe đạp ở khu vực đèo Mã Pì Lèng Tỉnh nghiên cứu khai thác bộ môn đu dâymạo hiểm, bay khinh khí cầu, bên cạnh sản phẩm dù lượn, đường chạy sẵn có Bêncạnh đó, tỉnh nâng cấp các sản phẩm du lịch mạo hiểm sẵn có như duy trì giảimarathon quốc tế trên cung đường Hạnh Phúc, giải dù bay trên ruộng bậc thang Hoàng

10

Trang 17

Su Phì, đua thuyền kayak và thi đấu xe mô tô, ô tô địa hình Tất cả hoạt động du lịchmạo hiểm được tỉnh hướng tới quy mô lớn, tính chuyên nghiệp cao.

Đây là một trong những kế hoạch phát triển du lịch, nhằm thu hút du khách sauCovid-19 Các sản phẩm đang được nghiên cứu phát triển là đi bộ, đu dây mạo hiểmtrong các hang động tại huyện Mèo Vạc,Yên Minh; đi bộ, leo núi, đi xe đạp ở khu vực

xã Linh Hồ, huyện Vị Xuyên; tổ chức các buổi bay khinh khí cầu trên cao nguyên đáhay chạy bộ, leo núi, bơi và đi xe đạp ở khu vực đèo Mã Pì Lèng

Riêng giai đoạn 2021 - 2023, Hà Giang đã công nhận 06 làng, trong đó 04 làngđược công nhận sản phẩm OCOP từ 3-4 sao Nhìn chung các làng sau khi được đầu tư

và đi vào hoạt động đều khai thác có hiệu quả, thu hút lượng khách du lịch đáng kể vàhuy động được sự tham gia cộng đồng trong cung ứng dịch vụ và đảm bảo các lợi ích

từ du lịch đóng góp và phát triển kinh tế xã hội địa phương Thu nhập bình quân các

hộ làm dịch vụ du lịch (Homestay) trung bình đạt 70 đến 90 triệu đồng/năm, có những

hộ đạt doanh thu trên 100 triệu đồng/năm

Tuy nhiên, lượng khách du lịch đến Hà Giang tuy tăng vọt trong thời gian gầnđây, nhưng mức độ hài lòng của du khách chưa cao; đặc biệt các sản phẩm du lịch đơnđiệu, chưa hấp dẫn, thu hút, hoặc không đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng caocủa du khách; hệ thống hang động trên Cao nguyên đá chưa được khai thác hiệu quả,triệt để

Du khách lên với Hà Giang phần lớn chỉ mới dừng lại ở mức độ tham quan, córất ít các hoạt động trải nghiệm, tương tác với cuộc sống của người dân Một số hoạtđộng lễ hội có nhiều biến tướng, mất dần bản sắc văn hóa tộc người, sự pha trộn vănhóa hiện đại khiến nếp sống của người dân đang dần bị đảo lộn khiến cho việc níuchân du khách gặp khó khăn Trong khi Hà Giang có lợi thế để phát triển các sản phẩm

du lịch đặc thù với những lễ hội độc đáo như: Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn, Lễhội Chợ tình Khâu Vai, Lễ hội Đua cá (Yên Minh), Lễ Quýnh Héng của người Dao xã

Hồ Thầu (Hoàng Su Phì); Lễ Cấp sắc; Lễ cúng Tổ tiên dân tộc Lô Lô thì dường nhưchỉ mới dừng lại ở mức giới thiệu, quảng bá chứ chưa phát triển và bảo tồn một cáchbền vững

2.1.4 Tài nguyên du lịch

Một số điểm du lịch thu hút du khách như:

Cột mốc số 0

11

Trang 18

Nhiều người cho rằng Cột mốc số 0 chắc phải nằm ở biên giới giữa Việt Nam

và Trung Quốc Nhưng thực tế thì cột mốc số 0 lại nằm ở trung tâm thành phố HàGiang, đặt ở phía trong công viên đối diện với quảng trường 26 -3 bên cạnh là sông

Lô Cột mốc số 0 chính là điểm bắt đầu của quốc lộ 2, nối giữa tỉnh Hà Giang và thủ

đô Hà Nội Nơi đây dường như chẳng có gì đặc biệt, thế nhưng lại là địa điểm du lịch

ở Hà Giang có rất nhiều du khách ghé vào đây chụp một bức hình để minh chứng chomột lần đặt chân đến với Hà Giang

Hình 2.1 Cột mốc số 0 – Hà GiangCột cờ Lũng Cú - Biểu tượng du lịch Hà Giang

Cột cờ Lũng Cú là một địa điểm du lịch ở hà Giang nhất định phải ghé thăm.Cột cờ có độ cao là 1470m so với mực nước biển thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn,tỉnh Hà Giang Đường lên Cột cờ quốc gia Lũng Cú được xây dựng với tổng số 839bậc thang, chia làm 3 chặng Giữa các chặng sẽ có nhà chờ để khách du lịch Hà Giangdừng chân nghỉ ngơi ngắm cảnh

Hình 2.2 Cột cờ Lũng CúKhi bạn đã đặt được chân lên đỉnh núi, đứng dưới chân cột cờ bạn sẽ thấy đượchai ao nước không bao giờ cạn ở hai bên núi Những ao nước này được gọi là mắt rồng

và là nguồn nước chính cho dân hai bản Lô Lô và bản người Mông sử dụng Bên cạnh

đó, bạn sẽ thấy một Hà Giang đẹp như tranh vẽ đơn sơ, bình dị, huyền ảo xuất hiện

12

Trang 19

ngay dưới chân bạn Giá vé tham quan cột cờ Lũng Cú đối với người lớn là 25.000đồng/ khách/ lượt, miễn phí đối với trẻ em cao dưới 1,3m

Đèo Mã Pí Lèng

Đèo Mã Pí Lèng Hà Giang có độ dài khoảng 20km, đây được coi là một trongnhững cung đường hiểm trở nhất ở Hà Giang nhưng nó lại có ý nghĩa vô cùng quantrọng đối với bà con dân tộc nơi đây Đỉnh núi Mã Pí Lèng có độ cao khoảng 1.200mthuộc cao nguyên đá Đồng Văn, cung đường dẫn đến đỉnh núi thuộc con đường mangtên “Đường Hạnh Phúc” nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc

Hình 2.3 Đèo Mã Pí LèngĐến với nơi đây, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng khung cảnh hùng vĩ của caonguyên núi đá cùng với vẻ đẹp êm đềm, thướt tha của dòng sông Nho Quế dưới chânđèo

Cao nguyên đá Đồng Văn

Cao nguyên đá Đồng Văn là vùng núi đá có độ cao trên 1.000m Với diện tíchthuộc địa phận của 4 huyện gồm Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ và Mèo Vạc Nơi đây

sở hữu hàng loạt di sản địa chất, địa tầng, chứa đựng dấu ấn về lịch sử phát triển vỏtrái đất cùng với nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc vùng cao.Đến với nơi đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên hoang

sơ, tinh khiết, khung cảnh núi rừng hùng vĩ, huyền ảo

Hình 2.4 Cao nguyên đá Đồng Văn

13

Trang 20

Nhà của Pao

Nhà của Pao là ngôi nhà của ông Mua Súa Páo, một người dân tộc Mông chínhgốc ở đất Hà Giang Ngôi nhà cổ này nằm trong làng văn hóa Lũng Cẩm, xã Sủng Là,huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Ngôi nhà này được xây dựng cách đây gần 100 nămvới những mái ngói âm dương phủ kín rêu phong và phong cách kiến trúc quen thuộccủa người Mông Nhà tường trình, hàng rào đất bao quanh và những cây mận trồngtrong khuôn viên nhà

Nhà của Pao được đạo diễn Ngô Quang Hải chọn làm bối cảnh trong bộ phim

“Chuyện của Pao”, được chuyển thể từ tác phẩm “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá” củatác giả Đỗ Bích Thúy

Hình 2.5 Nhà của Pao Đến địa điểm du lịch ở Hà Giang này, bạn sẽ có cảm giác ấm cúng, cổ xưa, nhưđang sống lại những thập niên về trước, bắt gặp những điều mà chỉ từng thấy trongphim ảnh Giá vé tham quan nhà của Pao chỉ với 10.000 đồng/ người

Sông Nho Quế

Với kinh nghiệm du lịch Hà Giang, sông Nho Quế là một địa điểm du lịch ở HàGiang nổi tiếng chắc chắn bạn sẽ được giới thiệu khi đến với Hà Giang Con sông nàyđược bắt đầu từ vùng núi Nghiễm Sơn – Vân Nam (Trung Quốc) chảy theo hướng TâyBắc – Đông Nam về với Việt Nam

Phần đầu sông chảy từ thôn Séo Lủng, xã Lũng Cú đi qua Hẻm Tu Sản đượcxem là đoạn có cảnh sắc đẹp nhất, say đắm lòng người nhất Từ trên cao nhìn xuống,dòng sông như một sợi chỉ xanh uốn lượn, mềm mại, thướt tha quanh chân đèo

14

Trang 21

Hình 2.6 Dòng sông Nho QuếDinh Thự Họ Vương

Dinh thự họ Vương hay còn gọi là dinh vua Mèo nằm trong thung lũng thuộcđịa bàn xã xà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đây là nơi ở của vua Mèo VươngChính Đức Dinh thự có tuổi đời gần 100 tuổi, có ảnh hưởng kiến trúc của 3 nền vănhóa: Trung Quốc, người Mông, Pháp

Hình 2.7 Dinh thự họ Vương – Dinh vua MèoĐến với nơi đây chắc chắn du khách sẽ không khỏi cảm thấy trầm trồ trước kiếntrúc đồ sộ, mang chút huyền bí, lại vừa cổ kính nghiêm trang, vừa giản dị gần gũi Giá

vé vào dinh thự là 25.000 đồng/ người

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới điểm đến du lịch Hà Giang

2.2.1 Số lượng và thành phần du khách

a) Số lượng khách du lịch tới Hà Giang trong giai đoạn 2010 – 2023

Nếu như năm 2010, lượng khách du lịch biết đến Hà Giang đạt 27.000 lượtngười Chủ yếu là khách du lịch nội địa Doanh thu đạt 280 tỷ đồng Chỉ sau 1 nămCông viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn chính thức trở thànhthành viên GGN, số lượng khách đến với Hà Giang năm 2011 đã đạt 330.000 lượtkhách Trong đó, khách quốc tế là 32.300 lượt, khách nội địa đạt 297.700 lượt Doanhthu từ du lịch đạt khoảng 337 tỷ đồng Con số này không phải là quá lớn với một điểm

di sản mang tầm quốc tế Tuy nhiên, xuất phát điểm của Cao nguyên đá Đồng Văn còn

15

Trang 22

khó khăn, công tác tuyên truyền, quảng bá còn hạn chế nhưng danh hiệu “Công viênđịa chất toàn cầu” thực tế đã đem lại cho mảnh đất này một sức sống mới.

Hàng năm, lượng khách du lịch đến với Hà Giang đều tăng từ 10 - 20% , đặcbiệt là khách du lịch quốc tế

Tính đến năm 2019, lượng khách du lịch đến với Hà Giang đạt 1,4 triệu lượtkhách Trong đó, khách quốc tế đạt 225.131 lượt, khách nội địa đạt 1.177.235 lượt.Doanh thu từ du lịch đạt 1.500 tỷ đồng

Trong giai đoạn 2020 - 2022 tăng bình quân 39%/năm

Năm 2021, lượng khách du lịch đạt 900.000 lượt (đạt 53% chỉ tiêu kế hoạch,giảm 40% so với năm 2020), trong đó khách quốc tế là 4.500 lượt, khách nội địa895.500 lượt Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 1.620 tỷ đồng đạt 65,4% so với năm

2020

Trong năm 2022, Hà Giang đón khoảng 2.268.000 lượt khách (đạt 147% kếhoạch năm), trong đó khách quốc tế đạt 71.000 lượt, doanh thu du lịch ước đạt 4.306

tỷ đồng

Trong 6 tháng năm 2023, Hà Giang đón 1.418.000 lượt du khách (tăng 28,2%

so với cùng kỳ năm 2022, đạt 56,7% kế hoạch năm 2023), trong đó 136.360 lượtkhách quốc tế (bao gồm khách mang hộ chiếu và giấy thông hành), khách nội địa là1.281.640 lượt người, doanh thu du lịch đạt 3.332 tỷ đồng

b) Thành phần và thời gian lưu trú của khách du lịch

Khách nội địa đến với Hà Giang có thành phần khá đa dạng, gồm học sinh, sinhviên trong các trường đại học ở nhiều địa phương trong cả nước chiếm tới 40% Loạikhách này thường đi theo đoàn với số lượng đông từ 40 - 50 người, thậm chí có đoànđông hơn, số lượng lên tới hàng trăm người (sinh viên các trường đại học đi thực địa),điểm đến chủ yếu là các địa danh như cột cờ Lũng Cú, cao nguyên đá Đồng Văn.Khách du lịch chuyên đề, nghiên cứu khoa học đi nhóm nhỏ một vài người vào thờigian bất kì trong năm và thường lưu lại với thời gian khá dài, đặc biệt trong nhữngnăm gần đây các nhóm nghiên cứu khoa học về cao nguyên đá Đồng Văn Khách thamquan của các cơ quan, tổ chức ở các cấp ngành, các địa phương, thường được tổ chứctheo đoàn với số lượng khoang 20 - 30 người Khách du lịch là các nhà lãnh đạo Đảng,Nhà nước và các nhà hoạt động trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, báo chí…Khách du lịch tự do (du lịch lẻ) thường đi theo nhóm từ 5 - 10 người, thời gian du lịchkhông có tính quy luật rõ rệt

16

Trang 23

Khách quốc tế chiếm thị phần nhỏ, chỉ khoảng 10 - 15 % tổng số khách Kháchquốc tế đến đây chủ yếu là từ Vân Nam - Trung Quốc, tỉnh nằm giáp biên giới ViệtNam, ngoài ra khách du lịch là người Châu Âu “Du lịch ba lô” đi du lịch với mục đíchtham quan vãn cảnh trên cao nguyên đá, du lịch mạo hiểm (leo núi, đi xuồng cao sukhám phá hẻm vực sông Nho Quế), du lịch nghiên cứu (khám phá cảnh quan nguyênsinh, thăm thú hang động), du lịch văn hoá (tìm hiểu nếp sống văn hoá bản địa, vănhóa làng bản, chợ vùng cao)… thời gian lưu trú lâu và thường đến vào mùa du lịch(thường là mùa khô)

Ngoài ra, khách du lịch chuyên đề gồm các chuyên gia nghiên cứu khoa học vềcao nguyên đá Đồng Văn, về nét đẹp văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc…Thành phần này thường lưu trú lâu hơn và vào bất kể thời gian nào trong năm.c) Mùa tham quan du lịch

Mặc dù du lịch Hà Giang không có mùa rõ rệt, các điểm du lịch mở cửa đónkhách quanh năm song lượng khách thường đông hơn vào mùa hè Khách trong nướcthường đi vào mùa hè, vào mùa lễ hội (sau Tết) Tuy nhiên, vào các mùa khác vẫn rảirác có khách đến thăm, nhất là vào các ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần Đối với kháchnước ngoài, lượng khách thay đổi song cũng tập trung hơn cả vào các tháng mùa khô

và lạnh (tháng 10, 11, 12) và ít hơn vào các tháng 5, 6,7 (do thời tiết nóng và mưanhiều)

Bảng 2.1 Một số cơ sở lưu trú nổi bật trên địa bàn Hà Giang

Ngày đăng: 04/04/2024, 17:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w