1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại các tỉnh miền núi phía bắc

75 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Do vậy mà nhóm quyết định sẽ nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch sinh thái tại miền Bắc" qua các yếu tố sau: – Yếu tố “tài nguyên thiên nhiên” đang bị bác bỏ ở

Trang 2

Nêu được ý nghĩa cốt lõi của đề tài

Trang 4

I THÔNG TIN CHUNG:

Thời gian làm việc: Từ 21 giờ 15 phút đến 22 giờ ngày 30/08/2023

Địa điểm làm việc: Phòng họp Meet Thành viên tham gia:

58 Phạm Kim Ngân (Nhóm trưởng)

II NỘI DUNG CUỘC HỌP:

Nhóm trưởng triển khai bố cục, dàn ý bài thảo luận, phân công làm nội dung,

Trang 5

I THÔNG TIN CHUNG:

Thời gian làm việc: Từ 08 giờ 5 phút đến 09 giờ4 30 phút ngày 21/09/2023

Địa điểm làm việc: Tòa G – Trường Đại học Thương mại Thành viên tham gia:

58 Phạm Kim Ngân (Nhóm trưởng)

II NỘI DUNG CUỘC HỌP:

Cả nhóm đóng góp biến quan sát của 03 yếu tố: dịch vụ bổ sung, nhu cầu khách

Trang 6

I THÔNG TIN CHUNG:

Thời gian làm việc: Từ 15 giờ 5 phút đến 16 giờ1 ngày 26/09/2023

Địa điểm làm việc: Tòa V – Trường Đại học Thương mại Thành viên tham gia:

58 Phạm Kim Ngân (Nhóm trưởng)

II NỘI DUNG CUỘC HỌP:

Cả nhóm đóng góp câu hỏi cho phiếu phỏng vấn

Trang 7

I THÔNG TIN CHUNG:

Thời gian làm việc: Từ 22 giờ đến 22 giờ 30 phút ngày 01/10/2023

Địa điểm làm việc: Tòa V – Trường Đại học Thương mại Thành viên tham gia:

58 Phạm Kim Ngân (Nhóm trưởng)

II NỘI DUNG CUỘC HỌP:

Tìm hiểu và phân chia nhiệm vụ thực hiện chương 4, 5

Trang 8

1.7.2 Phương pháp nghiên cứu 17

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 19

2.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài 19 2.1.1 Du l ch sinh thái 19 ị 2.1.2 S n ph m c a du l ch sinh thái 20 ả ẩ ủ ị 2.1.3 Các t nh mi n núi phía B c 21 ỉ ề ắ 2.2 Các mô hình lý thuy t v s phát tri n du l ch sinh thái t i mi n núi phía B c 22 ế ề ự ể ị ạ ề ắ 2.3 Các y u t ế ố ảnh hưởng đến vi c phát tri n s n ph m du l ch sinh thái t i các t nh ệ ể ả ẩ ị ạ ỉ miền núi phía B c 23 ắ

2.3.1 Tài nguyên thiên nhiên 23 2.3.2 D ch v b sung 24 ị ụ ổ 2.3.3 Giá c 25 ả 2.3.4 Nhu c u khách hàng 25 ầ 2.3.5 Hoạt động marketing 26 2.3.6 Rào c n du l ch sinh thái 26 ả ị

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

3.1 Ti p c n nghiên c u 27 ế ậ ứ

Trang 9

4.1.1 Thông tin chung của nhóm đối tượng nghiên c u 36 ứ 4.1.2 Thông tin thu được từ buổi phỏng vấn 36

4.2 K t qu nghiên cế ả ứu định lượng 38

4.2.1 Th ng kê mô t m u 38 ố ả ẫ 4.2.2 Phân tích th ng kê mô t các biố ả ến được s d ng 39 ử ụ 4.2.3 Kiểm định Cronbach’s Alpha 42

4.2.4 Phân tích khám phá nhân t EFA 46 ố 4.2.5 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho nhân tố độ ậ c l p m i 53 ớ 4.2.6 Phân tích tương quan Pearson 56

4.2.7 Phân tích hồi quy đa biến 56

4.3 So sánh hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng 59

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60

5.1 Nh ng phát hi n cữ ệ ủa đề tài 60

5.2 Các ki n nghế ị, đề xuất nhóm đã xây dựng 61

TÀI LI U THAM KH O 63ỆẢPHỤ Ụ L C 65

Trang 10

6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1 Thang đo Tài nguyên thiên nhiên 27

Bảng 3.2 Thang đo Tài nguyên thiên nhiên 28

Bảng 3.3 Thang đo Giá cả 28

Bảng 3.4 Thang đo Nhu cầu khách hàng 29

Bảng 3.5 Thang đo hoạt động Marketing 29

Bảng 3.6 Thang đo Rào cản du lịch sinh thái 29

Bảng 3.7 Thang đo Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái 30

Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến được sử dụng 39

Bảng 4.2 Hệ số Cronbach's Alpha của biến độc lập “Tài nguyên thiên nhiên” 42

Bảng 4.3 Hệ số Cronbach's Alpha của từng biến quan sát đo lường “Tài nguyên thiên nhiên” 42

Bảng 4.4 Hệ số Cronbach's Alpha của biến độc lập “Dịch vụ bổ sung” 42

Bảng 4.5 Hệ số Cronbach's Alpha của từng biến quan sát “Dịch vụ bổ sung” 42

Bảng 4.6 Hệ số Cronbach's Alpha của biến độc lập “Giá cả” 43

Bảng 4.7 Hệ số Cronbach's Alpha của từng biến quan sát “Giá cả” 43

Bảng 4.8 Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Nhu cầu khách hàng” 43

Bảng 4.9 Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát “Nhu cầu khách hàng” 44

Bảng 4.10 Hệ số Cronbach's Alpha của biến độc lập “Hoạt động marketing” 44

Bảng 4.11 Hệ số Cronbach's Alpha của từng biến quan sát “Hoạt động marketing” 44

Bảng 4.12 Hệ số Cronbach's Alpha của biến độc lập “Rào cản du lịch sinh thái” 44

Bảng 4.13 Hệ số Cronbach's Alpha của từng biến quan sát “Rào cản du lịch sinh thái” 45

Bảng 4.14 Hệ số Cronbach's Alpha của biến phụ thuộc “Phát triển tài nguyên du lịch sinh thái tại các tỉnh miền núi phía Bắc” 45

Bảng 4.15 Hệ số Cronbach's Alpha của từng biến quan sát “Phát triển tài nguyên du lịch sinh thái tại các tỉnh miền núi phía Bắc” 45

Bảng 4.16 Hệ số KMO và Bartlett’s Test của biến độc lập lần 1 46

Bảng 4.17 Phương sai trích của biến độc lập lần 1 46

Bảng 4.18 Ma trận xoay nhân tố với phương pháp xoay Varimax lần 1 47

Bảng 4.19 Hệ số KMO và Bartlett’s Test của biến độc lập lần 2 48

Bảng 4.20 Phương sai trích của biến độc lập lần 2 48

Bảng 4.21 Ma trận xoay nhân tố với phương pháp xoay Varimax lần 2 49

Bảng 4.22 Hệ số KMO và Bartlett’s Test của biến độc lập lần 3 50

Bảng 4.23 Phương sai trích của biến độc lập lần 3 50

Bảng 4.24 Ma trận xoay nhân tố với phương pháp xoay Varimax lần 3 51

Bảng 4.25 Tổng hợp nhóm nhân tố mới sau chạy lại ma trận xoay 51

Bảng 4.26 Hệ số KMO và Bartlett’s Test của biến phụ thuộc 52

Bảng 4.27 Phương sai trích của biến phụ thuộc 53

Trang 14

thuy t, bài nghiên ế cứu b sung thêm ổ

–Thái độđối với điểm đến sinh thái – Kiến thức du lịch sinh thái – Rào cản du lịch sinh thái thái hay rào c n du ả lịch sinh thái Trong

Trang 15

– Chiến dịch marketing v ề địa điểm, tà nguyên du l ch sinh thái ị

– Dịch v du lịch (ăn uống, cư trú, ụ phương tiện di chuyển)

Trang 16

Dong Van Vu; Ghi Nha Tran; Hien Thi Thu – Tài ngu n du lịch tự nhiên ồ – Tài nguyên du lịch nhân văn – Dịch v du lịch ụ

–Chất lượng du lịch – Cơ sở ạ tầng h – Thi t bị kĩ thuật ế

– Chính sách quản lý của nhà nước – Tiêu chí đánh giá sự phát triển du tri n du lể ịch; cơ sở ạ ầ h t ng, tài nguyên du l ch, ngu n nhân lị ồ ực du lịch, đa

Trang 17

tri n du l ch, theo sauể ị đó là văn hóa xã hội, môi trường và cuối cùng là n n kinh tề ế

Nhìn chung, các bài NC đã chỉ ra phần nào các yếu tố tác động đến sự phát triển của ngành du lịch ở phạm vi cả trong và ngoài nước Đó là yếu tố về kinh tế, môi trường, cơ sở hạ tầng, các chính sách quản lý điểm đến du lịch… Các bài nghiên cứu còn chỉ ra phương hướng giải quyết nhằm tăng doanh thu du lịch Tuy nhiên, những NC này vẫn tồn tại các lỗ hổng như là chưa đánh giá hết mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới du lịch; kết quả có thể sai lệch do sự thay đổi của xã hội; phạm vi khai thác đa dạng nhưng chưa có bài NC nào hoàn chỉnh về du lịch sinh thái tại miền Bắc Do vậy mà nhóm quyết định sẽ nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch sinh thái tại miền Bắc" qua các yếu tố sau:

– Yếu tố “tài nguyên thiên nhiên” đang bị bác bỏ ở bài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững: Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Cà Mau – Nguyễn Phước Hoàng”

– Yếu tố “giá cả” bị bác bỏ ở bài nghiên cứu “Determinants of Tourism Product Development in Southeast Ethiopia: Marketing Perspectives – Kassegn Berhanu Melese and Temesgen Heiyo Belda”

Trang 18

14 – Theo “Analysis of Factors Affecting the Ecotourism Development (2012) thì “hoạt động marketing” dù là yếu tố được đề ra ở mô hình bài nghiên cứu nhưng lại không được nhắc ở kết luận

– Yếu tố “rào cản du lịch" là yếu tố ít được nhắc đến trong những nghiên cứu mà nhóm tìm được

– “Dịch vụ bổ sung” và “Nhu cầu khách hàng” sẽ là 2 yếu tố mới mà nhóm bổ sung để phân tích cụ thể hơn về đề tài nghiên cứu

1.3 Mục tiêu nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu

– Mục tiêu chung: Tìm ra các yếu tổ ảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại các tỉnh miền núi phía Bắc

– Mục tiêu cụ thể:

+ Xác định cụ thể các yếu tố có ảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

+ Phân tích tác động của những yếu tố này đến với sự phát triển của sản phẩm du lịch sinh thái tại các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta

+ Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố và chọn ra yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc nhất, yếu tố có tác động ít nhất đến với ngành du lịch nói chung và sản phẩm du lịch sinh thái nói riêng

+ Từ đó, đề xuất giải pháp cho đối tượng có liên quan như các tỉnh miền núi phía Bắc, các cơ quan du lịch, khách tham quan, các Bộ ngành du lịch, để có hướng điều chỉnh kịp thời nhằm phát triển hệ du lịch sinh thái tại miền núi phía Bắc Việt Nam

1.3.2 Đối tượng nghiên cứu

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại các tỉnh p miền núi phía Bắc

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

1.4.1 Câu hỏi chung

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại các tỉnh miền núi phía Bắc là những yếu tố nào?

1.4.2 Câu hỏi cụ thể

Yếu tố “Tài nguyên thiên nhiên” có tác động đến việc phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại các tỉnh miền núi phía Bắc không?

Yếu tố “Dịch vụ bổ sung” có tác động đến việc phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại các tỉnh miền núi phía Bắc không?

Trang 19

15 Yếu tố “Giá cả” có tác động đến việc phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại các tỉnh miền núi phía Bắc không?

Yếu tố “Nhu cầu khách hàng” có tác động đến việc phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại các tỉnh miền núi phía Bắc không?

Yếu tố “Hoạt động marketing” có tác động đến việc phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại các tỉnh miền núi phía Bắc không?

Yếu tố “Rào cản du lịch sinh thái” có tác động đến việc phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại các tỉnh miền núi phía Bắc không?

1.5 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

1.5.1 Mô hình

Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại các tỉnh miền núi phía Bắc”

Trong đó, có 6 biến độc lập là: tài nguyên thiên nhiên, dịch vụ bổ sung, giá cả, nhu cầu khách hàng, hoạt động marketing, rào cản du lịch sinh thái

Biến phụ thuộc là “Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại các tỉnh miền núi phía Bắc”

1.5.2 Giả thuyết

Giả thuyết 1 (H1): Yếu tố “tài nguyên thiên nhiên” có tác động đến việc phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại các tỉnh miền núi phía Bắc

Giả thuyết 2 (H2): Yếu tố “dịch vụ bổ sung” có tác động đến việc phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại các tỉnh miền núi phía Bắc.

Giả thuyết 3 (H3): Yếu tố “giá cả” có tác động đến việc phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại các tỉnh miền núi phía Bắc

Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại các tỉnh miền núi phía Bắc

Trang 20

16 Giả thuyết 4 (H4): Yếu tố “nhu cầu khách hàng” có tác động đến việc phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại các tỉnh miền núi phía Bắc

Giả thuyết 5 (H5): Yếu tố “hoạt động marketing” có tác động đến việc phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại các tỉnh miền núi phía Bắc

Giả thuyết 6 (H6): Yếu tố “rào cản du lịch sinh thái” có tác động đến việc phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại các tỉnh miền núi phía Bắc

1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu

Ý nghĩa lý luận:

Trong thời đại mà ngành dịch vụ du lịch đang được chú trọng để phát triển tại các quốc gia trên toàn cầu thì Việt Nam cũng đang có xu hướng nâng cao chất lượng của ngành du lịch Để góp phần vào mục tiêu phát triển ngành du lịch thì bài nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại các tỉnh miền núi phía Bắc, một vùng có tài nguyên du lịch vô cùng giàu có nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong việc khai thác và quản lý Nghiên cứu này sẽ giúp đỡ phần nào những cá nhân, tổ chức thuộc lĩnh vực Du lịch có cái nhìn tổng thể và đưa ra được những phương pháp điều chỉnh hợp lý

Ý nghĩa thực tiễn:

Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn với các sinh viên ngành Du lịch; người dân tỉnh miền núi phía Bắc; các cơ quan du lịch, Bộ ngành Du lịch; chính quyền địa phương; những doanh nghiệp tổ chức là chủ sở hữu các khu nghỉ dưỡng sinh thái và cả các khách tham quan tại miền núi phía Bắc.

– Đối với sinh viên Du lịch:

+ Là một nguồn tài liệu để tham khảo và nghiên cứu, phục vụ cho quá trình học tập cũng như nghiên cứu khoa học hoặc các hoạt động học tập khác tại trường

+ Cung cấp thông tin giúp sinh viên hiểu biết hơn về các đặc điểm địa hình tự nhiên, các cảnh quan thiên nhiên, các loại hình du lịch của vùng hiện nay, tạo tiền đề để phát triển thêm nhiều kiến thức mới phù hợp với thời đại và nhu cầu của cộng đồng

+ Nghiên cứu giúp sinh viên hiểu khái quát về loại hình du lịch sinh thái tại vùng miền núi phía Bắc nước Việt Nam

– Đối với người dân địa phương tại tỉnh miền núi phía Bắc:

+ Tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn có của vùng để khai thác du lịch + Mở ra các loại hình kinh doanh để phục vụ cho khách du lịch, vừa kiếm thêm thu nhập vừa đóng góp cho nền kinh tế

Trang 21

17 + Xây dựng các khu du lịch sinh thái theo kết quả đã được nghiên cứu + Kiểm soát, cải thiện những khó khăn, những tác nhân ảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại các tỉnh miền núi phía Bắc.

– Đối với các Bộ ngành Du lịch, cơ quan Du lịch có liên quan:

+ Điều chỉnh được chính sách quản lý, đầu tư phù hợp với sự phát triển du lịch của vùng

+ Phân phối nhân lực đến các tỉnh miền núi phía Bắc để phục vụ cho việc phát triển du lịch sinh thái

– Đối với chính quyền địa phương:

+ Nghiên cứu cung cấp thông tin cần thiết để từ đó địa phương có những cách thức, phương án để xây dựng hoặc hỗ trợ xây dựng những khu du lịch sinh thái của các tỉnh trong vùng miền núi phía Bắc

+ Tạo ra các sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của khách du lịch + Từ những thông tin từ bài nghiên cứu có thể đề xuất các giải pháp, các hướng phát triển, điều chỉnh kịp thời để phát triển du lịch sinh thái của vùng

– Đối với khách du lịch:

+ Cung cấp thêm lựa chọn cho khách du lịch, tìm hiểu xem địa điểm này có phù hợp với nhu cầu của bản thân hay không

+ Hiểu biết hơn về vùng miền núi phía Bắc, các địa điểm du lịch, các loại hình du lịch si h thái đang được sử dụng hiện nay.n

+ Khi nắm được loại hình du lịch ở vùng thì khách hàng có thể tìm hiểu đến các nơi lưu trú để phù hợp với nhu cầu của bạnr thân, gia đình, bạn bè,

+ Có thể ước lượng được chi phí cho chuyến du lịch sinh thái của bản thân + Giúp khách du lịch chủ động hơn trong chuyến đi

– Đối với những doanh nghiệp tổ chức là chủ các khu nghỉ dưỡng sinh thái, có thể chọn địa điểm, mô hình kinh doanh, thiết kế phù hợp đảm bảo về thẩm mĩ và chất lượng cho du khách

1.7 Thiết kế nghiên cứu

1.7.1 Phạm vi nghiên cứu

– Phạm vi thời gian: Từ tháng 9 năm 2023 đến tháng 10 năm 2023

– Phạm vi không gian (địa điểm): hảo sát sinh viên, người quen của các K thành viên trong nhóm

1.7.2 Phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp định lượng kết hợp với phương pháp định tính Trong đó, phương pháp định tính hỗ trợ, bổ sung cho phương pháp định lượng

Trang 22

18 – Phương pháp thu thập dữ liệu:

+ Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ thư viện nhà trường, mạng internet, các bài viết, bài báo được đăng trên các báo cáo, tạp chí khoa học và mạng xã hội,

+ Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng khảo sát Bảng câu hỏi được soạn thảo thông qua tham khảo các thang đo từ các tài liệu, các nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học, kết hợp với việc thảo luận ý kiến giữa các thành viên trong nhóm Bảng câu hỏi được thiết kế và gửi đến đối tượng khảo sát bằng công cụ trực tuyến, phương pháp chọn mẫu thuận tiện (Google Form)

– Phương pháp xử lý dữ liệu:

+ Sử dụng chủ yếu phương pháp thống kê, mô tả, phân tích, tổng hợp: phân tích số liệu thu thập từ bảng câu hỏi Xử lý dữ liệu bằng các phần mềm xử lý dữ liệu phổ biến như Microsoft Excel, SPSS và một số phương pháp phân tích biểu đồ.

+ Các thông tin sơ cấp được thu thập sau những buổi thảo luận sẽ được ghi chép, chọn lọc và tổng hợp những đóng góp quan trọng, có ích cho đề tài nghiên cứu

Trang 23

19

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN2.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài

2.1.1 Du lịch sinh thái

– Từ năm 2002, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đưa ra thông điệp “Du lịch sinh thái – chìa khóa để phát triển du lịch bền vững” đã hướng các quốc gia đến phát triển sinh thái như một loại hình du lịch cơ bản của phát triển bền vững Trên thực tế, ở nhiều nước việc tập trung phát triển du lịch thiên nhiên và du lịch sinh thái đang là một ngành kinh doanh sinh lợi, nhiều triển vọng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong thu hút ngoại tệ

– Có nhiều khái niệm về du lịch sinh thái đã được đề xuất theo góc độ chuyên môn và cách nhìn của các tổ chức, cá nhân các nhà nghiên cứu du lịch học Một số quan niệm nổi bật về du lịch sinh thái, theo Tổ chức Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN): “Du lịch sinh thái là sự đi du lịch tham quan có trách nhiệm đối với môi trường tại những nơi còn tương đối nguyên sơ để thưởng thức và hiểu biết về thiên nhiên, có hoặc không kèm theo đặc trưng văn hóa bản địa, có sự hỗ trợ đối với công tác bảo tồn và ít tác động đến môi trường, giúp du khách tham gia thiết thực và có ích đối với văn hóa xã hội của người dân địa phương” Hector Ceballos Lascurain – một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái, định nghĩa du lịch sinh thái lần đầu tiên vào năm 1987 như sau: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động–thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này” Năm 1994 nước Úc đã đưa ra khái niệm: “Du lịch sinh thái dlà u lịch dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên được quản lý bền vững về mặt sinh thái”

– Một định nghĩa khác của Honey (1999) “Du lịch sinh thái là du lịch hướng : tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác hại và với quy mô nhỏ nhất Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyên kích tôn trọng các giá trị về văn hóa và quyền con người”

– Hội thảo “Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái” tại Việt Nam, năm 1999, đã đi đến thống nhất về quan niệm về du lịch sinh thái như sau: “Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa bản địa có tính giáo dục môi trường và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” Luật Du lịch (2005): “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” [Khoản 19, Điều 4] Luật Du lịch

Trang 24

20 Việt Nam sửa đổi (2017): “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường” [Khoản 16, Điều 3]

– Theo Hiệp hội Du lịch Sinh Thái (The International Ecotourism society) thì “du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”

2.1.2 Sản phẩm của du lịch sinh thái

– Sản phẩm du lịch sinh thái bao gồm các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho khách du lịch trên cơ sở kết hợp việc khai thác các nguồn lực bản địa với sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư địa phương Một mặt làm thỏa mãn nhu cầu du lịch sinh thái của du khách, mặt khác giáo dục môi trường và góp phần vào sự bảo tồn và phát triển điểm đến du lịch

– Sản phẩm du lịch sinh thái chứa đựng trong nó và phản ánh giá trị tài nguyên tự nhiên và văn hoá bản địa Sản phẩm u lịch sinh thái hướng tới bảo tồn các giá trị tự d nhiên, văn hoá và xã hội tại nơi đến du lịch Sản phẩm u lịch sinh thái có tính giáo dục d và có trách nhiệm với môi trường cao, giúp khách du lịch, các cá nhân và tổ chức liên quan hiểu biết hơn về thiên nhiên, về các hệ sinh thái đang tồn tại để từ đó đánh giá lại những hành động đối với thiên nhiên trong quá khứ, tìm cách sống hòa hợp ở hiện tại và cộng sinh cùng phát triển bền vững trong tương lai Sản phẩm u lịch sinh thái đem d lại lợi ích cho cộng đồng dân cư sở tại, có sự tham gia của cộng đồng địa phương thông qua việc khai thác tài nguyên bản địa.

– Một số ví dụ về các sản phẩm du lịch sinh thái:

+ Khu du lịch sinh thái: Đó là các khu vực được quản lý và bảo tồn để tận hưởng và khám phá thiên nhiên một cách có trách nhiệm Các hoạt động du lịch trong khu vực này thường tuân thủ các nguyên tắc bền vững và không gây tổn hại đến môi trường

+ Chuyến du lịch quan sát động vật hoang dã: Du khách có thể tham gia vào các chuyến đi để quan sát và khám phá động vật hoang dã trong môi trường tự nhiên Các vùng bảo tồn động vật hoang dã thường cung cấp trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên và giúp tăng cường nhận thức về việc bảo vệ động vật hoang dã

+ Du lịch nông nghiệp: Đây là loại hình du lịch mà khách du lịch được tham gia vào các hoạt động liên quan đến nông nghiệp và trải nghiệm cuộc sống của người nông dân Du khách có thể tham gia trồng cây, thu hoạch, chăm sóc vật nuôi, và tìm hiểu về phương pháp làm việc trong ngành nông nghiệp

+ Du lịch sinh thái cộng đồng: Các chương trình du lịch này tập trung vào việc tạo ra sự phát triển kinh tế cho cộng đồng địa phương thông qua việc công nhận và giữ

Trang 25

21 gìn văn hóa, truyền thống, sản phẩm và nét đẹp đặc trưng của địa phương Du khách có thể tham gia vào các hoạt động như thăm làng, mua hàng từ người bản xứ và tham gia các lễ hội truyền thống

+ Du lịch môi trường biển: Đây là các loại hình du lịch tập trung vào việc bảo vệ và khám phá môi trường biển Du khách có thể tham gia vào việc snorkeling( lặn có ống thở), lặn biển, du thuyền và quan sát san hô để tận hưởng vẻ đẹp biển cả và tăng cường nhận thức về bảo vệ môi trường

2.1.3 Các tỉnh miền núi phía Bắc

2.1.3.1 Tổng quan

– Vùng trung du miền núi phía Bắc, trước năm 1954 còn gọi là Trung du và thượng du là khu vực sơn địa và bán sơn địa ở miền Bắc Việt Nam Đây là vùng lãnh thổ có diện tích lớn nhất nước ta 100.965 km2, chiếm khoảng 28,6 % diện tích cả nước Xét về mặt hành chính, vùng này bao gồm 14 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình Trung tâm vùng là thành phố Thái Nguyên

– Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc ở phía Bắc, phía Tây giáp Lào, phía Nam giáp Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ

2.1.3.2 Địa hình

Trung du và miền núi phía Bắc bao gồm vùng núi Tây Bắc và vùng đồi núi Đông Bắc

– Tây Bắc là một vùng gồm chủ yếu là núi trung bình và núi cao Đây là nơi có địa hình cao nhất, bị chia cắt nhất và hiểm trở nhất Việt Nam Các dạng địa hình phổ biến ở đây là các dãy núi cao, các thung lũng sâu hay hẻm vực, các cao nguyên đá vôi có độ cao trung bình Dãy núi cao và đồ sộ nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều đỉnh cao trên 2500m, đỉnh núi cao nhất là Fansipan (3143m)

– Vùng đồi núi Đông Bắc gồm chủ yếu là núi trung bình và núi thấp Khối núi thượng nguồn sông Chảy có nhiều đỉnh cao trên dưới 2000m là khu vực cao nhất của vùng Từ khối núi này ra tới biển là các dãy núi hình cánh cung thấp dần về phía biển Có bốn cánh cung lớn là cánh cung sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn và cánh cung Đông Triều

2.1.3.3 Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của gió mùa Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt: Mùa hè gió mùa Tây Nam nóng khô, mưa nhiều, mùa đông gió mùa Đông

Trang 26

22 Bắc lạnh, khô, ít mưa Chế độ gió tạo ra thời tiết có phần khắc nghiệt, gây nên khô nóng, hạn hán, sương muối gây trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt

2.1.3.4 Tài nguyên thiên nhiên

Vùng núi phía Bắc có đa dạng các loại tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên rừng

2.2 Các mô hình lý thuyết về sự phát triển du lịch sinh thái tại miền núi phía Bắc

Mô hình của Jacobs và Sadler (1990) là một mô hình phát triển bền vững áp dụng được với nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau Mô hình chỉ rõ sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý hài hòa giữa ba mặt về hệ kinh tế, tự nhiên và xã hội sẽ là tiền đề để có thể phát triển một cách lâu dài Phát triển kinh tế bền vững đòi hỏi các chủ thể trong hệ thống kinh tế có cơ hội tiếp cận các nguồn lực và chia sẻ nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bình đẳng Các chính sách hỗ trợ cần mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, bảo đảm trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái, không xâm phạm những quyền cơ bản của con người về của cải vật chất trong nền kinh tế

Sự phát triển về xã hội cần đảm bảo người dân có cơ hội được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục Ngoài ra, xã hội bền vững chú trọng vào sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người Cố gắng hỗ trợ tất cả mọi người có được cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện thỏa mãn được nhu cầu sống của chính mình

Sự phát triển bền vững về môi trường là việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, duy trì một nền tảng nguồn lực ổn định, tránh khai thác quá mức các hệ thống nguồn lực tái sinh Con người cần nâng cao ý thức giữ gìn môi trường xanh và kịp thời xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường Hơn hết, môi trường bền vững có thể hướng các doanh nghiệp từng bước thay đổi mô hình sản xuất, hướng doanh nghiệp sử dụng các công nghệ sản xuất sạch hơn, thân thiện với môi trường hơn

Hình 2.1 Mô hình phát triển bền vững của Jacobs và Sadler

Trang 27

23

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại các tỉnh miền núi phía Bắc

2.3.1 Tài nguyên thiên nhiên

– Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai, được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng được để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống.Tài nguyên thiên nhiên gồm các dạng năng lượng vật chất, thông tin tự nhiên, tồn tại khách quan ngoài ý muốn con người có giá trị, tự thân con người có thể sử dụng được trong hiện tại và tương lai để phục vụ cho sự phát triển của xã hội

– Tài nguyên tự nhiên trong du lịch sinh thái là những tài nguyên còn tương đối hoang sơ Tài nguyên tự nhiên để tạo ra sản phẩm du lịch sinh thái phải đảm bảo tính đa dạng sinh học đồng thời phải có giá trị thẩm mỹ thu hút khách du lịch đến với thiên nhiên.

– Đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên:

+ Phân bố không đồng đều giữa các vùng trên Trái đất, phụ thuộc vào cấu tạo địa chất, thời tiết, khí hậu của từng vùng

+ Trên cùng một lãnh thổ có thể tồn tại nhiều loại tài nguyên thiên nhiên như tài nguyên đất, nước, khoáng sản, rừng,

+ Phần lớn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế cao được hình thành qua quá trình lâu dài của tự nhiên và lịch sử

+ Hình thành và phát triển tuân theo sự biến động của tự nhiên và thời gian, tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người

– Vai trò của tài nguyên thiên nhiên:

+ Tài nguyên thiên nhiên còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ con người và của cải vật chất khỏi những tác động xấu của các chất ô nhiễm và độc hại tạo ra trong quá trình sản xuất

+ Tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò là nguồn tài nguyên nền tảng đảm bảo cho sự sinh tồn

+ Là nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế, là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển, là cơ sở cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp

+ Là nguồn lực cho tài chính phát triển Nguồn tài nguyên thiên nhiên thương mại có thể là một nguồn lực quan trọng cho lợi nhuận và giao thương quốc tế Thuế khai thác tài nguyên không phục hồi, tài nguyên có thể tái tạo, và các nguồn tài nguyên có thể khai thác bền vững có thể được dùng để đầu tư tài chính dưới một hình thức khác của nguồn lực

Trang 28

24

2.3.2 Dịch vụ bổ sung

– Khái niệm: Dịch vụ là sản phẩm của doanh nghiệp, không tồn tại dưới hình thái vật thể, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu nhằm thỏa mãn các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của khách hàng một cách kịp thời, thuận lợi và có hiệu quả (PGS.TS Nguyễn Thị Nguyên Hồng, 2014) Dịch vụ bổ sung là những dịch vụ phụ, cung cấp cho khách hàng nhằm thỏa mãn các nhu cầu không bắt buộc như dịch vụ cơ bản nhưng nên có trong kinh doanh dịch vụ

– Đặc điểm:

+ Tính vô hình: Sản phẩm dịch vụ bổ sung không có kiểu dáng, kích cỡ rõ ràng như sản phẩm hàng hóa nên không nhận biết được bằng các giác quan

+ Tính đồng thời: Dịch vụ bổ sung không có sự tách rời giữa quá trình sản xuất và tiêu dùng cả về không gian và thời gian

+ Tính không đồng nhất: Tính không đồng nhất thể hiện ở sự không đồng nhất về chất lượng của cùng một loại dịch vụ bổ sung Chất lượng của dịch vụ bổ sung tùy thuộc vào trình độ, tâm lý, trạng thái tình cảm của nhà cung ứng và sở thích, thị hiếu, thái độ, cách ứng xử, của khách hàng Vì vậy doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ bổ sung và giữ chân khách hàng

+ Tính không dự trữ: Do đặc điểm vô hình dịch vụ bổ sung không dự trữ, bảo , quản được Sản phẩm dịch vụ không bán được sẽ bị thất thoát Tính không tồn kho của dịch vụ bổ sung sẽ giảm đi nếu nhu cầu về dịch vụ bổ sung ổn định và được biết trước

– Vai trò:

+ Đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng, từ đó nâng cao chất lượng trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng

+ Tăng thời gian sử dụng dịch vụ, khả năng quay lại của khách hàng, thu hút nhóm khách hàng tiềm năng

+ Nâng cao khả năng cạnh tranh, hình ảnh thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp du lịch

+ Tăng doanh thu cho doanh nghiệp du lịch + Tạo thêm việc làm cho người lao động – Phân loại:

+ Những dịch vụ bổ sung đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như: giặt là; sửa chữa đồ dùng cá nhân; cho thuê và trông coi xe; bán hàng lưu niệm, đồ mỹ nghệ; cho thuê các vật dụng như đồ tắm biển, đồ dùng thể thao,

+ Những dịch vụ bổ sung đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí như: tổ chức tham quan du lịch, tổ chức các hoạt động cắm trại, thể thao,

+ Những dịch vụ bổ sung đặc biệt khác như: tổ chức lễ cưới, lễ kỷ niệm,

Trang 29

25

2.3.3 Giá cả

– Giá cả là một khái niệm dùng để chỉ số tiền hoặc giá trị trao đổi của một sản phẩm hoặc dịch vụ Nó thể hiện mức độ giá trị mà người mua phải trả để sở hữu hoặc sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó

– Giá cả không chỉ được xác định bởi chi phí sản xuất, mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như cung và cầu, chiến lược kinh doanh, đội ngũ quản lý, chi phí quảng cáo, Giá cả có thể biến đổi theo thời gian và không đồng nhất trong các thị trường khác nhau

– Khái niệm giá cả rất quan trọng trong kinh tế và hình thành cơ sở cho quyết định mua hàng của người tiêu dùng Người mua hàng thường đánh giá giá cả để xác định mức độ hợp lý và đáng giá của sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ muốn mua Đối với các doanh nghiệp, việc xác định giá cả cũng rất quan trọng để đạt được lợi nhuận và cạnh tranh trong thị trường Giá cả có vai trò rất lớn đối với thị trường, nó được coi như là then chốt để vận hành thị trường

2.3.4 Nhu cầu khách hàng

– Nhu cầu khách hàng là những mong muốn của con người xuất hiện khi con người có cảm giác thiếu hụt từ môi trường xung quanh, nhu cầu xuất hiện khi con người chưa được đáp ứng đủ mong muốn, khi họ muốn nhưng không được đáp ứng thì sẽ phát sinh nhu cầu

– Theo lý thuyết của Abraham Maslow trong bài viết "A Theory of Human Motivation" năm 1943, con người có một số nhu cầu cơ bản và tất cả các nhu cầu này được sắp xếp thành 5 bậc thang, từ nhu cầu cơ bản nhất ở bậc dưới cùng cho đến nhu cầu cao cấp hơn ở bậc trên cùng:

+ Nhu cầu sinh lý + Nhu cầu an toàn + Nhu cầu xã hội + Nhu cầu được tôn trọng + Nhu cầu tự khẳng định

– Nhu cầu có thể thay đổi tùy theo từng người, từng thời điểm và từng hoàn cảnh Nhu cầu của mỗi người là không giống nhau, nên để phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái trong tương lai thì chúng ta cần phải quan tâm đến nhu cầu của khách hàng

– Các loại nhu cầu khách hàng phổ biến hiện nay: tính ứng dụng, thông tin, giá cả,được đồng cảm và sự thân thiện, giảm rủi ro.

– Các cách tìm hiểu đánh giá về nhu cầu khách hàng: + Phân tích, nghiên cứu thị trường kinh doanh

Trang 30

26 + Thực hiện khảo sát

+ Theo dõi khách hàng của bạn thông qua các phương tiện truyền thông xã hội + Nghiên cứu từ khóa

+ Cách khơi gợi nhu cầu khách hàng bằng mô hình câu hỏi SPIN

2.3.5 Hoạt động marketing

– Khái niệm:

+ Theo Philip Kotler (2004), Marketing địa phương được định nghĩa là việc thiết kế hình tượng của một địa phương để thỏa mãn nhu cầu của những thị trường mục tiêu Điều này thành công khi người dân và các doanh nghiệp sẵn lòng hợp tác với cộng đồng và sự mong chờ của những người du lịch và nhà đầu tư

+ Marketing địa phương đang dần trở thành nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi ngành, mỗi địa phương, mỗi quốc gia Đây là hoạt động góp phần quảng bá hình ảnh, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu và tăng sức hấp dẫn của địa phương đó đối với khách hàng mục tiêu

– Vai trò: Hoạt động marketing sẽ tạo ra cho địa phương những đặc tính riêng biệt, một hình ảnh mới để kết hợp cùng với các yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên từ đó nâng cao sức cạnh tranh và hấp dẫn đối với khách hàng của khu vực

– Cấu tạo:

+ Marketing địa phương bao gồm 03 chủ thể chính đó là chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và công chúng

+ Khách hàng của marketing địa phương gồm 04 nhóm chính: khách du lịch, nhà đầu tư, cư dân – nhân công và thị trường xuất khẩu

– Phân loại:

+ Chiến lược marketing hình ảnh địa phương + Chiến lược marketing đặc trưng địa phương + Chiến lược marketing cơ sở hạ tầng + Chiến lược marketing con người

2.3.6 Rào cản du lịch sinh thái

Rào cản du lịch sinh thái là những yếu tố ngăn cản con người tiếp cận với mô hình du lịch mà bản thân mong muốn Nguyên nhân của rào cản này có thể bắt nguồn từ những yếu tố khách quan tồn tại ngoài xã hội như là điều kiện tự nhiên, tình hình thời tiết, môi trường, nạn dịch bệnh, Bên cạnh đó là vấn đề về thời gian, thu nhập, sở thích và thị hiếu của mỗi người Đối diện với rào cản du lịch sinh thái, nếu ta không có những biện pháp khắc phục và xử lý kịp thời sẽ gây ra sự tắc nghẽn trong hành trình phát triển du lịch sinh thái nói riêng

Trang 31

27

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Tiếp cận nghiên cứu

Với đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch du lịch sinh thái tại các tỉnh miền núi phía Bắc”, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận nghiên cứu chính là phương pháp nghiên cứu định lượng, bên cạnh đó phương pháp nghiên cứu định tính được dùng để hỗ trợ cho phương pháp nghiên cứu định lượng + Phương pháp tiếp cận nghiên cứu định lượng được nhóm thực hiện bằng cách tiến hành khảo sát rộng hơn thông qua bảng khảo sát được gửi qua google form đến các bạn sinh viên, các mối quan hệ quen biết đã có trải nghiệm với các hình thức du lịch

+ Phương pháp tiếp cận nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua các buổi thảo luận nhóm, các buổi phỏng vấn để đưa ra các điều chỉnh, bổ sung cho những thiếu sót của bài Đây là cơ sở để nhóm thành lập bảng hỏi, xác định các yếu tố đề xuất trong mô hình có phù hợp hay không cũng như thảo luận điều chỉnh nội dung, sửa chữa và bổ sung những câu hỏi còn thiếu sót Sau khi điều chỉnh, bảng hỏi được thử nghiệm phỏng vấn thực tế rồi tiếp tục được điều chỉnh để hoàn thiện

3.2 Thiết kế bảng hỏi

3.2.1 Các biến và thang đo

Nhóm nghiên cứu sử dụng thang đo Likert với 5 giá trị 5 để đo lường mức độ ảnh hưởng của các biến quan sát với sự phát triển du lịch sinh thái tại vùng núi phía Bắc Thang đo của các biến tăng dần từ 1 đến 5 Trong đó:

Mức 1: Hoàn toàn không đồng ý Mức 2: Không đồng ý Mức 3: Trung lập Mức 4: Đồng ý Mức 5: Hoàn toàn đồng ý

Thang đo tài nguyên thiên nhiên của dịch vụ du lịch sinh thái gồm 4 biến quan sát được tham khảo từ nghiên cứu của TS Nguyễn Văn Huân (2015)

Bảng 3.1 Thang đo Tài nguyên thiên nhiên Tài

nguyên TN1

Khung cảnh thiên nhiên đa dạng, đẹp sẽ có sức hút đến với khách tham quan

TS Nguyễn

Trang 32

28 thiên

nhiên TN2

Danh lam thắng cảnh có sự kết hợp hài hòa, vẫn giữ gìn những giá trị văn hóa nguyên sơ

Thang đo dịch vụ bổ sung của dịch vụ du lịch sinh thái gồm biến quan sát 3 được nhóm nghiên cứu và đề xuất:

Bảng 3.2 Thang đo Tài nguyên thiên nhiên

DV3 Những thiết bị công nghệ hiện đại sẽ góp phần lớn vai trò vào trải nghiệm các loại hình dịch vụ của khách hàng

Thang đo giá cả của dịch vụ du lịch sinh thái gồm biến quan sát được tham 4 khảo từ nghiên cứu của Kassegn Berhanu Melese (2021):

Bảng 3.3 Thang đo Giá cả GC2 Giá trị sản phẩm cần phù hợp địa điểm du lịch, chất

lượng dịch vụ của điểm đến

GC3 Các chương trình khuyến mãi được cập nhật thường xuyên và với nhiều mặt hàng

GC4 Chiết khấu hoa hồng cho người môi giới thấp để giảm kinh phí cho khách hàng

Trang 33

29 Thang đo nhu cầu khách hàng của dịch vụ du lịch sinh thái gồm biến quan sát 4 được nhóm nghiên cứu và đề xuất:

Bảng 3.4 Thang đo Nhu cầu khách hàng

Nhu cầu khách hàng

NC1

Tôi mong muốn được tham gia các chương trình du lịch sinh thái cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ trong quá NC2 Tôi sẽ ưu tiên các sản phẩm du lịch sinh thái luôn có

sẵn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

NC3 Cách tiếp cận, trải nghiệm dịch vụ nhanh và tiện lợi giúp tôi hài lòng

NC4 Tôi muốn dịch vụ chăm sóc khách hàng có sự kỹ lưỡng tận tâm

Thang đo hoạt động marketing của dịch vụ du lịch sinh thái gồm 3 biến quan sát được tham khảo từ nghiên cứu của Kassegn Berhanu Melese (2021):

Bảng 3.5 Thang đo hoạt động Marketing

Market– ing

M1 Phương tiện truyền thông phát triển khiến khách hàng

dễ dàng tiếp cận thông tin du lịch Kassegn

M3 Người quen giới thiệu địa điểm du lịch hấp dẫn

Thang đo rào cản du lịch sinh thái gồm 4 biến quan sát được tham khảo từ NC của sinh viên Trần Thị Tuyết, Nguyễn Văn Mạnh (2023):

Bảng 3.6 Thang đo Rào cản du lịch sinh thái

Rào cản du lịch sinh thái

RC1 Cách thức tiếp cận chuyến đi khó khăn do mô hình du lịch sinh thái còn mới mẻ và chưa được khai thác sâu RC2 Ít hoạt động giải trí, nghỉ dưỡng

RC3 Thông tin về điểm đến còn hạn chế

Trang 34

30 RC4 Nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch sinh thái còn khan

hiếm

Biến phụ thuộc “Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái” gồm 4 nhận định được tham khảo qua các buổi thảo luận nhóm

Bảng 3.7 Thang đo Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái

Tôi ủng hộ sự phát triển của du lịch sinh thái và sẽ kêu gọi bạn bè tham gia trải nghiệm loại hình này

3.2.2 Nội dung bảng hỏi

Trong nghiên cứu này, nhóm xây dựng bảng câu hỏi với nhiều mục hỏi liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái tại các tỉnh miền núi phía Bắc, ngoài ra cũng có mục hỏi liên quan đến thông tin cá nhân của đối tượng được khảo sát Bảng hỏi được thiết kế online trên web Google Form với hình thức khoa học, bắt mắt và dễ nhìn Các câu hỏi có nét nghĩa dễ hiểu, dễ tiếp và trả lời Ngoài ra cũng có phần giải thích và hướng dẫn cho đáp viên cách trả lời Bảng hỏi cam kết về bảo mật thông tin của đáp viên để họ yên tâm tham gia khảo sát

3.3 Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu

3.3.1 Phương pháp chọn mẫu

– Tổng thể nghiên cứu: những đối tượng đã tiếp cận với loại hình du lịch – Kích thước mẫu theo EFA: 151 phiếu:

Theo Hair và cộng sự (2014), kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng EFA là 50, tốt hơn là từ 100 trở lên Tỷ lệ số quan sát trên một biến phân tích là 5:1 hoặc 10:1 Do hạn chế trong việc thu thập bài khảo sát nên nhóm sẽ chọn tỷ lệ số quan sát là 5:1 Vì bảng khảo sát của nhóm có 26 câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (tương ứng với 26 biến quan sát thuộc các nhân tố khác nhau), 26 câu này được sử dụng để phân tích trong một lần EFA Áp dụng tỷ lệ 5:1, cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 26 × 5 = 130 Kích thước

Trang 35

31 mẫu này lớn hơn kích thước tối thiểu 50 hoặc 100, vì vậy nhóm NC cần cỡ mẫu tối thiểu để thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA là 130 Với cỡ mẫu tối thiểu là 130, tổng số phiếu phát ra 151 phiếu thu về được là 151 phiếu, tỷ lệ hồi đáp là 100%, trong đó có 151 phiếu hợp lệ

– Phương pháp chọn mẫu: huận tiệnT

Nhóm nghiên cứu đã điều tra lấy mẫu dựa trên sự tiện lợi trong các khả năng tiếp cận đối tượng điều tra ở những nơi mà người điều tra dễ gặp Do những người được khảo sát nằm trong phạm vi quen biết, dễ tiếp cận ở môi trường Đại học nên nhóm đã thu về phiếu khảo sát phần lớn là sinh viên Những sinh viên này đã có cơ hội tiếp cận với các hình thức du lịch khác nhau nên sẽ có những ý kiến riêng về việc phát triển loại hình du lịch khác Lấy mẫu thuận tiện thường được dùng trong nghiên cứu khám phá, để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, hoặc để kiểm tra trước bảng câu hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng hỏi, hoặc khi muốn ước lượng sơ bộ về vấn đề đang quan tâm mà không muốn mất nhiều thời gian và chi phí

3.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

Nhóm nghiên cứu đã thu thập thông tin dữ liệu thứ cấp qua các bài báo chuyên ngành, tài liệu học thuật có liên quan đến nghiên cứu; các luận văn, luận án, nghiên cứu khoa học sinh viên có liên quan, các thông kế từ các tổ chức uy tín trong và ngoài nước

– Nghiên cứu định tính:

+ Nhóm sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với những đối tượng đã từng trải nghiệm dịch vụ du lịch nói chung để thu thập ý kiến của người dùng về các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại các tỉnh miền núi phía Bắc Hình thức phỏng vấn được tiến hành dưới dạng trực tiếp và trực tuyến từ 27/9 – 30/9 với số đối tượng phỏng vấn là 5 người

+ Nhóm đã sử dụng hình thức thảo luận nhóm để đóng góp các ý kiến từ thành viên trong nhóm Số lượng buổi họp là 04.

– Nghiên cứu định lượng: Nhóm thu thập thông tin bằng phương pháp điều tra khảo sát thông qua phiếu khảo sát với mẫu câu hỏi soạn sẵn tại Google Form từ ngày 23/9 30/9 –

3.4 Xử lý dữ liệu

3.4.1 Xử lý dữ liệu định lượng

Sau khi thu thập được dữ liệu thông qua phiếu điều tra, nhóm tiến hành tổng hợp phiếu, xem xét và loại trừ những phiếu không hợp lệ, giữ lại những phiếu phù hợp với nghiên cứu, nhóm tác giả tiến hành phân tích mẫu nghiên cứu, kiểm định thang đo

Trang 36

32 bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố EFA thông qua phần mềm SPSS và thực hiện các phương pháp thống kê:

3.4.1.1 Thống kê mô tả mẫu (kết quả điều tra sơ bộ)

Các câu hỏi định danh về giới tính, thu nhập và độ tuổi trong phiếu khảo sát được tổng hợp lại và xử lý dữ liệu dưới dạng biểu đồ để đưa ra nhận định khái quát về đối tượng đã tham gia điền phiếu khảo sát

3.4.1.2 Phân tích thống kê mô tả các biến được sử dụng

Từ những dữ liệu thu thập được qua phiếu điều tra, nhóm tiến hành tổng hợp phiếu và xử lý sơ bộ để chọn lọc phiếu và ý kiến phù hợp với nghiên cứu, rồi trích xuất dữ liệu ra Excel, sau đó nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS, sử dụng phần mềm SPSS để tổng hợp và phân tích số liệu, đưa ra những bảng biểu thể hiện kết quả thu được Từ giá trị trung bình, nhóm nghiên cứu sẽ biết được người được khảo sát đánh giá về những nhân tố mà nhóm đưa ra với việc phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại vùng Từ độ lệch chuẩn, nếu độ lệch chuẩn thấp hay nói cách khác các biến có độ lệch chuẩn tương đối giống nhau thì tỉ lệ thống nhất ý kiến càng cao và ngược lại độ lệch chuẩn càng lớn thì mức độ thống nhất ý kiến càng thấp

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để so sánh các nhân tố liên quan nhằm làm nổi bật những đặc trưng của mỗi nhóm về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của mẫu nghiên cứu thông qua bảng tần số, bảng kết hợp nhiều biến, đồ thị, các đại lượng thống kê mô tả

3.4.1.3 Phân tích kiểm định Cronbach’s Alpha

Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha là công cụ chúng ta cần để kiểm tra xem các biến quan sát của nhân tố mẹ có đáng tin cậy hay không, có tốt hay không Phép kiểm định này phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng 1 nhân tố Nó cho biết trong các biến quan sát của một nhân tố, biến nào đã đóng góp vào việc đo lường khái niệm nhân tố, biến nào không Kết quả Cronbach Alpha của nhân tố tốt thể hiện rằng các biến quan sát chúng ta liệt kê là rất tốt, thể hiện được đặc điểm của nhân tố mẹ, chúng ta đã có được một thang đo tốt cho nhân tố mẹ này Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến xấu, các biến không phù hợp Nhóm sử dụng tiêu chuẩn hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 được đánh giá là phù hợp với các nghiên cứu mới (Hair và cộng sự, 2006) và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 (Nunnally & Burnstein, 1994) Đề tài sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để điều tra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố mà nhóm đưa ra để đánh giá xem các nhân tố này tác động đến biến phụ thuộc hay không

Trang 37

33 Vì kết quả thu được là dữ liệu sơ cấp nên nhóm nghiên cứu cần kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

3.4.1.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

Bằng cách dựa vào thang đo hệ số Cronbach's Alpha ta lấy được các biến đạt độ tin cậy và loại bỏ đi những biến số không đảm bảo độ tin cậy từ đây bắt đầu tiến hành phân tích nhân tố Phương pháp này được sử dụng để xem xét mối quan hệ của các biến ở tất cả các tập biến (các nhân tố) khác nhau mục đích để phát hiện ra những biến quan sát được tải lên nhiều nhân tố hay các biến quan sát bị phân sai nhân tố từ lúc bắt đầu Tác giả sử dụng hệ số KMO để đánh giá tính phù hợp của dữ liệu và đảm bảo kết quả phân tích nhân tố là tin cậy và có ý nghĩa với điều kiện hệ số KMO lớn hơn 0.5 (Kaiser và cộng sự, 1974) Hệ số tải Factor loadings biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố, biến quan sát đạt chất lượng tối thiểu 0.3 và khi đạt 0.5 là chất lượng tốt (Hair và cộng sự (2010), Multivariate Data Analysis) Các hệ số chuyển tải lớn hơn 0.5 sẽ được nhóm biến để đảm bảo sự hội tụ giữa các biến trong nhân tố Trong phương pháp nghiên cứu này, sử dụng phương pháp trích Principal components và điểm dừng khi trích các nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1, tổng phương sai trích (Total Variance Explained) lớn hơn hoặc bằng 50%(Nguyễn Đình Thọ, 2011)

3.4.1.5 Phân tích tương quan Pearson

Để xác định mối quan hệ tuyến tính giữa các biến này, chúng ta sẽ tiến hành phân tích tương quan Pearson sau khi có được các biến đại diện độc lập và phụ thuộc vào phần phân tích nhân tố EFA Liên hệ giữa hai biến định lượng có thể là tuyến tính hoặc phi tuyến hoặc có thể không có bất kỳ mối liên hệ nào Pearson đánh giá chỉ mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng bằng cách sử dụng thống kê được gọi là hệ số tương quan Pearson (ký hiệu r) Lưu ý rằng Pearson chỉ xem xét mối liên hệ tuyến tính, không xem xét các mối liên hệ phi tuyến Trong tương quan Pearson, không có sự phân biệt vai trò giữa hai biến Tương quan giữa biến độc lập với biến độc lập và biến độc lập với biến phụ thuộc cũng không có

Tương quan Pearson được biết đến như là phương pháp tốt nhất để đo lường mối liên hệ giữa các biến quan tâm bởi vì nó dựa trên phương pháp hiệp phương sai Nó cung cấp thông tin về mức độ quan trọng của mối liên hệ, hoặc mối tương quan, cũng như hướng của mối quan hệ Ngoài ra, việc kiểm tra hệ số tương quan Pearson còn giúp chúng ta sớm nhận diễn được sự xảy ra của vấn đề đa cộng tuyến khi các biến độc lập có sự tương quan mạnh với nhau

3.4.1.6 Hồi quy đa biến

Đây là phương pháp thống kê nghiên cứu mối liên hệ của một biến (biến phụ thuộc hoặc biến trung gian) với các biến khác (biến độc lập) Thực hiện hồi quy đa biến

Ngày đăng: 10/04/2024, 16:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w