Quy trình quản lý bảo trì nhà xưởng công nghiệp

45 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Quy trình quản lý bảo trì nhà xưởng công nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. Căn cứ pháp lý, tài liệu viện dẫn. 5 II. Thông tin chung và thông số kỹ thuật. 6 2.1. Tên công trình. 6 2.2. Địa điểm xây dựng. 6 2.3. Quy mô công trình. 6 2.4. Tính chất, công năng sử dụng. 7 2.5. Tiêu chuẩn áp dụng. 7 2.5.1. Phần kiến trúc: 7 2.5.2. Phần kết cấu: 7 2.5.3. Cấp điện, chống sét và PCCC: 7 2.5.4. Cấp thoát nước: 7 2.5.5. Khảo sát: 8 2.6. Thông số kết cấu, giải pháp thiết kế. 8 2.6.1. Phần thân: 8 2.6.2. Hệ thống cấp điện: 8 2.6.3. Hệ thống điều hòa không khí, thông gió: 8 2.6.4. Hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt: 9 2.6.5. Hệ thống thoát nước mưa: 9 2.6.6. Hệ thống chữa cháy: 9 III. Đối tượng kiểm tra, phương pháp và tần suất kiểm tra công trình. 9 3.1. Đối tượng kiểm tra. 9 3.2. Phương pháp kiểm tra công trình. 9 3.3. Khái niệm, tần suất kiểm tra công trình. 10 3.4. Bảo dưỡng thường xuyên. 10 3.5. Sửa chữa định kỳ. 10 3.6. Sửa chữa đột xuất. 10 3.7. Trung tu, đại tu. 11 IV. Nội dung và chỉ dẫn bảo dưỡng. 11 4.1. Bảo dưỡng thường xuyên. 11 4.2. Sửa chữa định kỳ. 40 4.3. Sửa chữa đột xuất. 40 V. Thời điểm và chỉ dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt vào công trình. 40 VI. Quy định thời gian sử dụng của công trình. 42 VII. Nội dung, thời gian đánh giá định kỳ an toàn chịu lực kết cấu. 42 VIII. Thời điểm, đối tượng và nội dung cần kiểm định định kỳ. 42 IX. Thời điểm, phương pháp, chu kỳ quan trắc. 42 X. Bảo đảm an toàn lao động, an toàn điện, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy trong bảo trì nhà xưởng và nguyên tắc sơ cấp cứu tại chỗ. 43 10.1. Bảo đảm an toàn lao động. 43 10.2. An toàn điện. 43 10.3. Vệ sinh môi trường. 44 10.4. Phòng cháy chữa cháy. 44 10.5. Nguyên tắc sơ cấp cứu tại chỗ. 45

Trang 1

1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỊA ĐIỂM: KCN KỸ THUẬT CAO AN PHÁT

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN KỸ THUẬT CAO AN PHÁT

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN:

Hải Dương, năm 2019

Trang 2

2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỊA ĐIỂM: KCN KỸ THUẬT CAO AN PHÁT

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH KCN KỸ THUẬT CAO AN PHÁT

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN:

CHỦ ĐẦU TƯ:

Hải Dương, năm 2019

Trang 3

3

MỤC LỤC

Contents

I Căn cứ pháp lý, tài liệu viện dẫn 5

II Thông tin chung và thông số kỹ thuật 6

2.1 Tên công trình 6

2.2 Địa điểm xây dựng 6

2.3 Quy mô công trình 6

2.6.3 Hệ thống điều hòa không khí, thông gió: 8

2.6.4 Hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt: 9

2.6.5 Hệ thống thoát nước mưa: 9

2.6.6 Hệ thống chữa cháy: 9

III Đối tượng kiểm tra, phương pháp và tần suất kiểm tra công trình 9

3.1 Đối tượng kiểm tra 9

3.2 Phương pháp kiểm tra công trình 9

3.3 Khái niệm, tần suất kiểm tra công trình 10

3.4 Bảo dưỡng thường xuyên 10

3.5 Sửa chữa định kỳ 10

3.6 Sửa chữa đột xuất 10

3.7 Trung tu, đại tu 11

IV Nội dung và chỉ dẫn bảo dưỡng 11

4.1 Bảo dưỡng thường xuyên 11

4.2 Sửa chữa định kỳ 40

4.3 Sửa chữa đột xuất 40

Trang 4

4

V Thời điểm và chỉ dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt vào công trình 40

VI Quy định thời gian sử dụng của công trình 42

VII Nội dung, thời gian đánh giá định kỳ an toàn chịu lực kết cấu 42

VIII Thời điểm, đối tượng và nội dung cần kiểm định định kỳ 42

IX Thời điểm, phương pháp, chu kỳ quan trắc 42

X Bảo đảm an toàn lao động, an toàn điện, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy trong bảo trì nhà xưởng và nguyên tắc sơ cấp cứu tại chỗ 43

10.1 Bảo đảm an toàn lao động 43

10.2 An toàn điện 43

10.3 Vệ sinh môi trường 44

10.4 Phòng cháy chữa cháy 44

10.5 Nguyên tắc sơ cấp cứu tại chỗ 45

Trang 5

5

CÔNG TY TNHH KHU CÔNG

NGHIỆP KỸ THUẬT CAO AN PHÁT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: …… /APC-DA Hải Dương, ngày …… tháng …… năm 2019

QUY TRÌNH QUẢN LÝ BẢO TRÌ NHÀ XƯỞNG A10 I Căn cứ pháp lý, tài liệu viện dẫn

- Căn cứ Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2014;

- Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2014;

- Căn cứ Nghị định số 118/2010/NĐ-CP ngày 10/11/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

- Căn cứ Nghị định số 59/2010/NĐ-CP ngày 18/6/2010 của Chính phủ quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng và Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 59/2010/NĐ-CP ngày 18/6/2010 của Chính phủ;

- Căn cứ Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;

- Căn cứ Quyết định số 249/QĐ-TTg ngày 01/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chủ /trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng và nhà xưởng trong khu công nghiệp Việt Hòa – Kenmark, tỉnh Hải Dương;

- Căn cứ Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và Thông tư số 04/2019/TT-BXD ngày 16/8/2019 của Bộ Xây dựng về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng;

- Căn cứ Quyết định 25/2017/QĐ-UBND ngày 20/9/2017 của UBND tỉnh Hải Dương quy định phân cấp quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Hải Dương và Quyết định 21/2018/QĐ-UBND ngày 20/9/2018 của UBND tỉnh Hải Dương về việc sửa đổi bổ sung một số Điều của Quyết định 25/2017/QĐ-UBND ngày 20/9/2017 của UBND tỉnh Hải Dương;

- Căn cứ Quyết định số 1387/2007/QĐ-UBND ngày 05/04/2007 của UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp Việt Hoà – Kenmark;

- Căn cứ Quyết định số 883/2019/QĐ-UBND ngày 14/03/2019 của UBND tỉnh Hải Dương đổi tên KCN Việt Hoà – Kenmark thành KCN Kỹ thuật cao An Phát

Trang 6

6

- Căn cứ Quyết định số 1763/QĐ-UBND ngày 21/5/2019 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng và nhà xưởng trong khu công nghiệp kỹ thuật cao An Phát” tại phường Việt Hòa, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương của Công ty TNHH KCN Kỹ thuật cao An Phát;

- Căn cứ Quyết định số 997/2019/QĐ-UBND ngày 26/03/2019 của UBND tỉnh Hải Dương thu hồi, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho công ty TNHH Khu công nghiệp kỹ thuật cao An Phát;

- Căn cứ TCVN 10307:2014 - Kết cấu thép – Yêu cầu kỹ thuật chung về chế tạo, lắp ráp và nghiệm thu;

- Căn cứ TCVN 9110:2010 – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép – Thi công và nghiệm thu;

- Căn cứ hồ sơ ở bước thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình, hồ sơ hoàn công và các hồ sơ có liên quan khác

II Thông tin chung và thông số kỹ thuật 2.1 Tên công trình

- Tên công trình: Nhà xưởng A10

- Chủ đầu tư: Công ty TNHH khu công nghiệp kỹ thuật cao An Phát

- Đơn vị tư vấn kiểm định: Công ty cổ phần Khảo sát thiết kế xây dựng Đất Việt - Đơn vị tư vấn thiết kế: Liên danh công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng và Thương

mại Á Châu - Công ty cổ phần Khảo sát địa chất và xây dựng Hải Dương - Đơn vị tư vấn giám sát:

2.2 Địa điểm xây dựng

Vị trí xây dựng nhà xưởng A10 nằm trong lô đất xí nghiệp công nghiệp A6 theo Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 KCN kỹ thuật cao An Phát, phường Việt Hòa, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương Cụ thể ranh giới của khu vực xây dựng nhà xưởng A10 như sau:

- Ranh giới phía Bắc: Tiếp giáp với ranh giới của lô đất dự kiến xây dựng nhà xưởng A12;

- Ranh giới phía Nam: Tiếp giáp với ranh giới đường nhánh N2 cảu KCN; - Ranh giới phía Đông: Tiếp giáp với ranh giới đường nhánh D2 của KCN; - Ranh giới phía Tây: Tiếp giáp với ranh giới của nhà xưởng A9

2.3 Quy mô công trình

- Loại công trình: Công nghiệp - Cấp công trình: Cấp 2

- Chiều cao công trình: 19,34m - Số tầng: 02 tầng

Trang 7

7

- Diện tích xây dựng tầng 01 và 02: 5.544m2, diện tích tầng lửng: 1.539,0m2, tổng diện tích sàn 13.456,6m2

- Kết cấu: Sử dụng khung thép tiền chế vượt nhịp, phần bao che có tường gạch cao 1,0m

2.4 Tính chất, công năng sử dụng

Tính chất, công năng sử dụng của nhà xưởng A10 là nhà xưởng sản xuất công nghiệp

2.5 Tiêu chuẩn áp dụng 2.5.1 Phần kiến trúc:

- TCVN 4319-2010: Nhà và công trình công cộng - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế

- TCVN 5687: 2010: Thông gió – Điều hòa không khí – Tiêu chuẩn thiết kế - QCXDVN 05: 2008/BXD: Nhà ở và công trình công cộng – An toàn sinh mạng

và sức khỏe

- QCVN 06: 2010/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình

2.5.2 Phần kết cấu:

- TCVN 2737: 1995 Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế

- TCVN 5574: 2010: Kết cấu BT và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế - TCVN 5573: 2011: Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế - TCVN 5575: 2010: Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế

- TCVN 10304: 2014: Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế

- TCVN 9362: 2010: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình

- TCVN 4086: 1985: An toàn điện trong xây dựng

- TCVN 9385: 2010: Tiêu chuẩn chống sét cho công trình – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống

- TCVN 2622: 1995: Phòng chống cháy cho nhà và công trình-Yêu cầu thiết kế

2.5.4 Cấp thoát nước:

- TCVN 4513:1988: Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế - TCVN 4474:1987: Thoát nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế

Trang 8

8

2.5.5 Khảo sát:

- TCVN 4419:1987: Khảo sát cho xây dựng – Nguyên tắc cơ bản

Và các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm, hướng dẫn thiết kế khác liên quan

2.6 Thông số kết cấu, giải pháp thiết kế 2.6.1 Phần thân:

- Diện tích xây dựng tầng 01 và 02: 5.544m2, diện tích tầng lửng: 1.539,0m2, tổng diện tích sàn 13.456,6m2 Chiều cao công trình: 19,34m Cốt nền cao hơn cốt sân 0,15m

- Xây dựng tường bao che quanh nhà xưởng cao kết hợp thưng tôn - Xây dựng các phòng chức năng trong Khu nhà xưởng

- Lắp dựng hoàn thiện hệ bao che: Lợp tôn một phần thưng tường, lợp tôn mái - Xây dựng hoàn thiện cầu thang

- Cửa: dùng cửa thép chống cháy, ngăn khói

- Tôn lợp tôn mạ màu dày 0,45mm Chống nóng mái bằng tấm Cát Tường - Khu WC lát nền, ốp tường gạch Ceramic

- Kết cấu chính khung thép tiền chế Cột thép hình H400x300x10x16 và H600x300x14x20 Kèo chính khung thép H400x200x8x14; H(650-900)x200x14x20 Mái hệ xà gồ thép mạ kẽm C100x50x20x2

2.6.2 Hệ thống cấp điện:

- Cấp điện tổng thể: Lấy nguồn cấp từ khu công nghiệp cấp cho TBA xây dựng đặt trong nhà xưởng Bố trí tủ điện phân phối tổng thể bố trí ở nhà xưởng A10 Dây cấp CU/XLPE/PVC 3x((3x1x185)+(2x1x95))mm2 Dây cấp đi trong hào kỹ thuật dẫn về tủ điện tổng nhà A10 rồi phân nhánh tới các tủ phân phối cho các hệ thống thiết bị, bao gồm: Hệ thống điện chiếu sáng; Hệ thống điện sản xuất; Hệ thống điện điều hòa không khí, thông gió; Hệ thống điện cho thiết bị PCCC; Hệ thống điện dự phòng

- Toàn bộ hệ thống dây được đi trong ống ghen bảo vệ đi ngầm tường, trần - Giải pháp chiếu sáng trong nhà: Sử dụng đèn chiếu sáng phù hợp cho từng

phân khu

2.6.3 Hệ thống điều hòa không khí, thông gió:

Sử dụng hệ thống điều hòa không khí trung tâm đặt ngoài nhà dẫn về các cửa gió trong nhà hệ ống đồng D19 Ống nước ngưng ống PVC D27

Trang 9

9

2.6.4 Hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt:

- Cấp nước sinh hoạt: Nguồn cấp nước được lấy từ nguồn cấp của Khu công nghiệp tại cụm đấu nối chung Ống cấp từ nguồn dẫn lên téc nước mái HDPE D50 Ống cấp từ téc cấp xuống thiết bị dùng nước ống PPr D40; D32; D25 đi trong hộp kỹ thuật, ngầm tường, ngầm sàn

- Thoát nước sinh hoạt: Nguồn nước thải sinh hoạt từ khu vệ sinh được xử lý cục bộ qua bể tự hoại trước khi thải ra ngoài, được đấu nối với hệ thống thoát nước thải của khu công nghiệp

2.6.5 Hệ thống thoát nước mưa:

Nước mưa mái được thu về máng thu, thoát xuống qua hệ thống ống đứng D160 xuống rãnh thu nước mưa quanh nhà xưởng Rãnh xây gạch B500 có tấm đan Dọc tuyến rãnh bố trí các hố ga thu nước mưa, ga thăm kích thước (1,0x1,0)m Dẫn nước mưa từ tuyến rãnh về ga thu nước mưa của Khu công nghiệp cống D600

2.6.6 Hệ thống chữa cháy:

Theo hồ sơ thiết kế PCCC đã được cơ quan chức năng thẩm duyệt

III Đối tượng kiểm tra, phương pháp và tần suất kiểm tra công trình 3.1 Đối tượng kiểm tra

Đối tượng kiểm tra bao gồm toàn bộ các hạng mục, chi tiết và phụ kiện thuộc công trình nhà xưởng, bao gồm các hạng mục như sau:

3.2 Phương pháp kiểm tra công trình

Để kiểm tra tình trạng của toàn bộ công trình, sử dụng kết hợp hai phương pháp, là phương chuyên gia (quan trắc bằng mắt thường) kết hợp với phương pháp quan trắc bằng máy móc thiết bị đo Các máy móc thiết bị đo kiểm bao gồm thước thép, thước dây, thước mét, ampe kế, máy thủy bình, máy toàn đạc, áp suất kế, máy lazer, …

Trang 10

10

Các dữ liệu đo kiểm được số hóa, lưu trữ và xử lý bằng máy vi tính Các kết quả phân tích, đánh giá dữ liệu này được xuất thành hồ sơ lưu tại cơ quan quản lý sử dụng công trình

3.3 Khái niệm, tần suất kiểm tra công trình

Công tác bảo trì công trình bao gồm: Bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất và trung tu hoặc đại tu Khái niệm và tần suất kiểm tra, tuần kiểm toàn bộ công trình quy định cụ thể như sau:

3.4 Bảo dưỡng thường xuyên

Công tác bảo dưỡng thường xuyên là các hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế được tiến hành thường xuyên để đảm bảo và duy trì tình trạng vận hành bình thường của toàn bộ công trình Bao gồm hoạt động tuần tra, kiểm soát, lưu giữ, phân tích dữ liệu và xử lý các hư hỏng nhỏ lẻ xuống cấp theo thời gian

Tần suất thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên 1 lần/ngày với các hạng mục, bộ phận hoặc chi tiết công trình có mức độ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn ở mức thấp (kết cấu thép, kết cấu bao che xung quanh thân, vách ngăn, hệ thống PCCC, …) và 2 lần/ngày với các hạng mục, bộ phận hoặc chi tiết công trình có mức độ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn ở mức cao (kết cấu mái, hệ thống điện cấp – điện chiếu sáng, thang máy, điều hòa, thông gió, …)

3.5 Sửa chữa định kỳ

Công tác sửa chữa định kỳ là các hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế được tiến hành theo chu kỳ lặp đi lặp lại để đảm bảo và duy trình tình trạng vận hành bình thường của toàn bộ công trình Bao gồm hoạt động tuần tra, kiểm soát, lưu giữ, phân tích dữ liệu và xử lý các hư hỏng, xuống cấp theo thời gian

Tần suất thực hiện công tác sửa chữa định kỳ 1 lần/quý với các hạng mục, bộ phận hoặc chi tiết công trình có mức độ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn ở mức thấp (kết cấu thép, kết cấu bao che xung quanh thân, vách ngăn, hệ thống PCCC, …) và 1 lần/tháng với các hạng mục, bộ phận hoặc chi tiết công trình có mức độ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn ở mức cao (kết cấu mái, hệ thống điện cấp – điện chiếu sáng, thang máy, điều hòa, thông gió, …)

3.6 Sửa chữa đột xuất

Công tác sửa chữa đột xuất là các hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế được tiến hành đột xuất đối với các hư hỏng, sự cố xảy ra một cách đột xuất, không được lường trước và không thể phát hiện qua quá trình thực hiện bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa định kỳ Bao gồm hoạt động phân tích, đánh giá, lưu trữ dữ liệu, và xử lý, khắc phục các hư hỏng, sự cố đột xuất

Do tính chất đột xuất, xảy ra ngẫu nhiên của các sự cố nền không quy định về tần suất thực hiện công tác sửa chữa đột xuất Việc thực hiện công tác sửa chữa đột xuất được tiến hành ngay khi xảy ra sự cố

Trang 11

11

3.7 Trung tu, đại tu

Công tác trung tu hoặc đại tu là các hoạt động sửa chữa, cải tạo hoặc nâng cấp một phần hoặc toàn bộ công trình

Tần suất thực hiện việc trung tu là 10 năm/lần, tần suất thực hiện đại tu là 20 năm/lần

IV Nội dung và chỉ dẫn bảo dưỡng 4.1 Bảo dưỡng thường xuyên

4.1.1 Công tác vệ sinh

a Vệ sinh nền, sàn bê tông

Lau bụi trên sàn nhà hàng ngày với một tấm móp microfiber mềm,bông thỏ, có khả năng siêu thấm, nhanh khô, giúp giữ các tạp chất khi lau, để quét sạch các hạt bụi bẩn trên sàn nhà Bụi đất trên sàn nhà có thể xem như một chất mài mòn và sự cọ xát nó với sàn bê tông theo thời gian sẽ làm phá hủy bề mặt bê tông, ảnh hưởng tới sự sáng bóng của sàn

Nếu sử dụng nước để lau sàn , luôn luôn sử dụng nước sạch và giẻ lau sàn sạch sẽ Sử dụng một máy đánh bóng sàn được trang bị với một pad không mài mòn (pad màu trắng) để làm sạch từng khu vực nhỏ Sử dụng thùng lau và mốpđược sử dụng ở những khu vực nhỏ hơn, hoặc các ngóc ngách mà máy lau sàn không vào được

Khi lau ướt, cần sử dụng các hóa chất tẩy rửa sàn trung tính giúp loại bỏ dễ dàng các vết bụi bẩn Nếu chỉ sử dụng nước thì các hạt bụi vẫn còn trên sàn nhà và dẫn đến bề mặt sàn bị xước và hư hỏng bề mặt sàn

Cố gắng làm sạch vết bẩn trên nền bê tông càng nhanh càng tốt để chúng không thấm vào bề mặt sàn

Sau khi lau sàn bằng một hóa chất vệ sinh, cần phải có thời gian cho hóa chất ngấm vào các vết ố, bụi bẩn, chất bám trên sàn để có thời gian phân rã chúng Làm sạch từng khu vực nhỏ, làm xong khu vực này mới di chuyển tới khu vực khác để tránh hóa chất vệ sinh bị khô trên bề mặt sàn do không kịp lau sạch

b Vệ sinh khe co, khe giãn nền sàn BTCT

Trong quá trình vận hành khai thác, sản xuất, bụi bẩn sẽ tích tụ lắng đọng vào các khe co, khe giãn dẫn tới giảm khả năng làm việc của các khe, thậm chí nếu để lâu ngày, bụi bẩn hay các chi tiết rơi ra trong quá trình sản xuất sẽ đông cứng làm mất khả năng co giãn do nhiệt của kết cấu sàn BTCT dẫn tới nứt do ứng suất nhiệt Do vậy việc vệ sinh khe co, khe giãn là rất quan trọng Quy trình thực hiện như sau:

- Hòa tan dung dịch vệ sinh công nghiệp Klenco Chemicals hoặc các nhãn hiệu tương đương trong nước sạch theo tỷ lệ 1/1 Sử dụng dung dịch sau hòa tan để rót vào vị trí cần vệ sinh với liều lượng 50ml/m đối với khe co và 100ml/m đối với khe giãn Sau đó chờ 10 phút để dung dịch hoàn toàn thẩm thấu và ngấm đều các vị trí bị lắng tụ bụi bẩn.

Trang 12

12

- Sử dụng máy vệ sinh khe co giãn cầm tay đi dọc theo chiều dài khe co giãn để đẩy sạch bụi bẩn ra ngoài

- Dùng máy hút bụi hút sạch bụi bẩn rơi vãi ra nền, sàn

c Vệ sinh các kết cấu, chi tiết liên quan tới thép, tôn

Trong quá trình sản xuất, ngoài bụi bẩn trong không khí, còn có dầu mỡ bám vào các chi tiết, kết cấu liên quan tới thép, tôn làm mất mỹ quan và gây gỉ sét các kết cấu thép Vì vậy việc vệ sinh thường xuyên là rất cần thiết để nâng cao tuổi thọ công trình Quy trình vệ sinh các kết cấu, chi tiết liên quan tới thép, tôn như sau:

- Pha loãng dung dịch Goodmaid Ease Zap 301với nước trắng, tùy nhu cầu sử dụng khác nhau thì tỷ lệ pha khác nhau theo tỷ lệ pha như sau:

+ Vết bẩn nhẹ: 1/50;

+ Vết bẩn thông thường: 1/20; + Vết bẩn cứng đầu: 1/10

- Sau đó dùng chai xịt hoặc bơm để phân tán dung dịch lên khu vực bẩn và dùng giẻ mềm để thoa sạch các vết bẩn

d Vệ sinh hệ thống thu nước mưa

Hệ thống máng thu nước, ống dẫn nước mưa lâu ngày sẽ bị bụi bẩn lắng động làm giảm khả năng tiêu thoát nước, thậm chí gây tắc ống Quy trình vệ sinh hệ thống thu nước mưa như sau:

- Tìm điểm thấp nhất để xả đáy, sử dụng van mở 90 độ, để ống chờ ở điểm thấp và nút lại

- Sử dụng bơm cao áp rửa xe và đấu vòi bơm ra của máy vào khu vực cao của hệ thống nước

- Khóa tất cả các van trong nhà và bật máy bơm cao áp lên Khi nào áp tự tắt thì đột ngột mở hết cỡ van xả đáy cho nó xả nước ra Khi nào máy bơm tự chạy lại thì đóng van xả vào

- Sau khi làm vài lần nước chảy ra sẽ đục ngầu và có màu vàng nâu Tiếp tục làm như vậy cho tới khi nước sạch

e Vệ sinh các kết cấu, chi tiết liên quan tới điện, điều hòa, thông gió

- Định vị trí dàn lạnh và nóng.

- Lắp đặt ống gas và cách nhiệt từ giàn nóng đến các dàn lạnh, dùng khí Ni tơ thổi sạch đường ống trong khi hàn kết nối giữa các ống đồng lại Không lắp cách nhiệt tại những vị trí hàn để dễ dàng theo dõi khi thử xì đừng ống.

- Lắp đường thoát nước có bọc cách nhiệt cho dàn lạnh, đạt độ dóc 2-3%, tại ngay vị trí dàn lạnh lắp T thông hơi.

- Dùng khí Ni tơ bơm vào đường ống đồng để thử xì ống và các mối hàn liên kết, sau khi đạt bọc cách nhiệt lại các vị trí kết nối.

- Định vị các mặt nạ máy âm trần, khoét lỗ lắp mặt nạ Kết nối ống gas vào giàn lạnh và nóng, ống nước ngưng.

- Lắp quạt hút và louver cho hệ thống thông gió.

- Vận hành thử hệ thống, dùng đồng hồ đo kiểm tra gas, dòng điện hoạt động của máy, độ làm lạnh của thiết bị, độ ồn của thiết bị.

- Vệ sinh toàn bộ hệ thống.

- Nghiệm thu hệ thống, bàn giao.

Trang 13

13

4.1.2 Công tác xiết ốc, bu lông

Lý do chính khiến bu lông bị nới lỏng là do sự thắt chặt, sốc, rung và tải trọng động hoặc nới lỏng tự phát, hoặc tự nới lỏng xoay, về cơ bản là khi một bu lông quay lỏng do sốc, rung hoặc tải động Ngay cả một vòng quay nhẹ cũng có thể đủ để khớp được bắt vít mất hết tải trước Đây là các nguyên nhân phổ biến nhất của buông lỏng bu lông Quy trình xiết chặt lại ốc, bu lông như sau:

+ Vòng đệm khóa nêm hoạt động theo bộ hai, với mỗi vòng đệm có các nêm đối diện tương tác với nhau và với các bề mặt khớp và đai ốc để ngăn chặn việc tự xoay của bu lông Các nêm được thiết kế để thêm lực căng (căng) cho khớp được bắt vít nếu bu lông bắt đầu quay do rung hoặc sốc, ngăn ngừa mất lực kẹp - Đai ốc đôi

Việc sử dụng hai đai ốc, một loại dày và một loại mỏng hơn đã được sử dụng trong hơn 100 năm để ngăn chặn việc nới lỏng các khớp được bắt vít Một ứng dụng hiện đại là một hệ thống sử dụng hai đai ốc, mỗi đai ốc có các sợi có kích thước khác nhau tiến lên ở các tốc độ khác nhau trên một bu lông có ren kép Theo cách này, các chuyển động ngang có thể khiến một đai ốc tiến lên sẽ không ảnh hưởng đến đai ốc thứ hai

- Chất kết dính

Chất kết dính lỏng, cũng như lớp phủ nhiệt dẻo nóng hoặc miếng dán dính rắn, đã được sử dụng thành công để đảm bảo bu lông trong các ứng dụng nhất định không bị lỏng lẻo Vấn đề là chúng làm cho việc tháo rời khớp sau này trở nên khó khăn hơn

4.1.3 Công tác tra dầu mỡ bôi trơn

Các phương pháp để tra dầu mỡ bôi trơn các chi tiết, vòng bi, thiết bị, … như sau:

- Tắm dầu

Bôi trơn ổ bi với phương pháp này hiện nay, đang được sử dụng phổ biến trong những môi trường làm việc có tốc độ thấp đến trung bình Nếu tắm lượng dầu quá nhiều hoặc môi trường làm việc ở nhiệt độ cao, hay lượng dầu không đủ sẽ dẫn đến trường hợp ổ bi sẽ nhanh bị hỏng Khi đó tuổi thọ sẽ không cao

Thường xuyên kiếm tra mức dầu bôi trơn ổ bi.

Với các đường rãnh lồi được thiết kế ở đáy gối nhằm giảm những khuấy động và độ nóng

Trang 14

14

Hay các đường trục nằm ngang, Mức dầu bôi trơn tĩnh ở phần tâm của viên bi luôn là thấp nhất Còn với trục thẳng đứng thì dầu bôi trơn tĩnh sẽ nằm ở mức từ 50% đến 80% của ổ bi

- Bắn dầu

Cách sử dụng dầu bôi trơn ổ bi bằng phương pháp bắn dầu, sẽ được thực hiện nhờ cách quay, đẩy hay bắn vào trục, đến khi đó, vòng vi, ổ bi sẽ không bị ngập dầu

Trong trường hợp các hộp số, bánh răng… hệ thống ổ bi thường được bôi trơn và ngăn đựng dầu mà các bánh răng sẽ tát dầu Bởi độ nhớt của dầu trong bánh răng có những chỉ số khác so với độ nhớt của dầu bôi trơn ổ bi và có thể sẽ là dầu chứa trong dầu Chính vì vậy, với phương pháp bôi trơn ô bi này sẽ riêng biệt và cải thiện tuổi thọ của ổ bi Các nắp chắn ổ bi và đĩa từ thường được gắn vào các bánh răng

Ngoài ra, với hệ thống vòng bi nằm trên trục thẳng đứng có thể được lắp thêm hệ thống nón quay để đảm bảo tăng lượng dầu tăng lên và phân tán đều trong ổ bi

Khi tra dầu bôi trơn vào ổ bi các bạn cần lưu ý răng, những dụng cụ tra dầu phải luôn đặt trên gối đỡ Như vậy, dầu sẽ được nhỏ vào các con tán trục trong hộp ổ bi

- Cách tra dầu bôi trơn tuần hoàn

Với các tra dầu bôi trơn ô bi tuần hoàn này, nhằm 2 mục đích cụ thể đó là: Làm mát vòng bi và dầu bôi trơn sẽ tự động đi vào vị trí cần đến từ hệ thống trung tâm

Với cách tra dầu bôi trơn tuần hoàn này, các bạn cần chuẩn bị một thiết bị làm mát, một bơm dầu, hệ thống bộ lọc và ống phân phối dầu

Để từ đó, khi dầu bôi trơnđược bơm vào ổ bi sẽ làm gia tăng các tác động làm mát của khi bắn dầu

Với phương pháp này, các bạn có thể sử dụng các cách: Nhỏ giọt, phun sương dầu bôi trơn hay ép

Bên cạnh đó, việc thiết kế đường dẫn dầu ra lớn hơn so với đầu vào Nhằm tác dụng không giữ lại lượng dầu quá nhiều trong ổ bi

- Sử dụng bôi trơn bằng đĩa

Trang 15

Tra dầu bôi trơn ổ bi bằng cách phun sương

Đây là cách sử dụng trong các tuabin máy nén khi nhằm đẩy dầu bôi trơn vào tận cùng bên trong vòng bi

- Áp dụng bôi trơn ổ bi bằng không khí

Khi sử dụng cách này sẽ là một lượng dầu bôi trơn cực nhỏ, kết hợp với lượng khí nén vừa đủ để mang lại một lượng khí ổn định cùng van khuấy trộn

Với cách này sẽ cung cấp đến từng chi tiết của vòng bi Ngoài ra, sử dụng phương pháp bôi trơn ổ bi này sẽ làm giảm nhiệt độ của vòng bi nên đây là cách được sử dụng nhiều trong các máy công cụ và hoạt động thường xuyên ở tốc độ lớn

4.1.4 Công tác sơn chống gỉ, sơn bảo vệ kết cấu thép, nền, sàn Làm sạch bề mặt:

- Quá trình chuẩn bị bề mặt là quá trình làm sạch các chất bẩn như muối hòa tan, gỉ, dầu mỡ, nước, bụi bẩn, vảy cán thép, lớp sơn cũ bám lỏng lẻo, sinh vật bám bẩn … ra khỏi bề mặt thép với mục đích tạo độ nhám cho bề mặt thép và tăng khả năng bám dính của màng sơn

- Việc đầu tiên của quá trình chuẩn bị bề mặt là phải tiến hành tẩy sạch dầu mỡ khỏi bề mặt thép Với những diện tích bị nhiễm bẩn nhỏ, có thể tẩy bằng dung môi (xăng, dầu hỏa) hay dung môi pha sơn Đối với diện tích bị nhiễm bẩn lớn, phải dùng phương pháp vật lý để phá vỡ trạng thái nhiễm bẩn sau đó dùng chất làm sạch bằng nhũ tương là tốt nhất và cuối cùng phun rửa bằng nước sạch

- Nếu bề mặt bị nhiễm muối hòa tan do môi trường ô nhiễm hay được hình thành từ thép bị gỉ phải tiến hành rửa bề mặt thép bằng nước áp suất cao (áp suất nước ≥ 810,60 kPa), sau đó dùng khí khô để thổi khô bề mặt thép trước khi tiến hành các phương pháp làm sạch bề mặt khác

- Để khắc phục nhược điểm của phương pháp làm sạch bề mặt thép bằng phun nước ở áp suất cao người ta đưa thêm chất mài mòn (như cát) vào nước Đó là phương pháp làm sạch bằng chất mài mòn ướt rất phù hợp với bề mặt thép bị nhiễm bẩn do các muối hòa tan Hiệu quả hơn nếu phương pháp này được thực hiện bằng cách phun nước áp suất thấp sau đó phun khí nén áp suất cao có chứa cát lên bề mặt thép Khi kết thúc quá trình làm sạch, trên bề mặt thép hình thành một lớp gỉ màng dạng bột (chủ yếu là ở dạng oxyt sắt) Để khắc phục, phải cho chất ức chế vào nước để ngăn cản sự hình thành lớp gỉ và sử dụng loại sơn lót phù hợp với chất ức chế sử dụng, hoặc trước khi sơn phải làm sạch gỉ tức thời bằng cách thổi khí nhẹ và khô

Trang 16

16

- Kiểm tra độ sạch bụi, sơn, gỉ… trên bề mặt thép bằng cách dùng kính lúp có độ phóng đại 6 lần soi trên bề mặt bán thép để quan sát Nếu không thấy bụi bẩn là đạt yêu cầu

- Kiểm tra độ sạch mỡ, dầu bằng cách nhỏ 2-3 giọt xăng lên bề mặt thép đã được làm sạch Sau thời gian ít nhất 10 s, dùng giấy lọc thấm xăng còn đọng lại trên mặt bản thép Nhỏ xăng sạch lên mặt giấy lọc cùng loại để kiểm tra Sau khi hai tờ giấy lọc đã bay hết xăng, nếu màu sắc của hai vết xăng đã bay hơi giống nhau là đạt yêu cầu về độ sạch dầu mỡ (Xăng dùng kiểm tra phải là xăng sạch, không lẫn tạp chất, không lẫn bẩn…)

Chuẩn bị thi công sơn:

Trước khi thi công sơn phải kiểm tra chất lượng bề mặt thép đã làm sạch và tư vấn giám sát đồng ý mới được tiến hành thi công sơn

- Thi công sơn tốt nhất bằng súng phun sơn dưới áp lực của khí nén, áp lực khí cho một đầu súng khoảng 303,98 kPa

- Khi thi công sơn cần tuân thủ các điều kiện sau:

+ Khu vực phun sơn không có bụi bẩn, mặt bằng thoáng khí và cách ly hoàn toàn nguồn lửa

+ Bề mặt thép đã được làm sạch theo yêu cầu;

+ Thời tiết khô ráo, nhiệt độ ngoài trời không nên quá 35oC, độ ẩm không quá 85%

+ Không sơn khi thời tiết sắp có mưa hoặc mưa đã hết nhưng không khí còn ẩm ướt

+ Không sơn khi có gió mạnh

+ Thiết bị phun sơn cần đạt chỉ tiêu kỹ thuật về độ sạch của khí nén và áp lực khí

+ Công nhân thi công sơn cần được huấn luyện về nghiệp vụ sơn và quy trình thi công sơn cầu thép

Thi công sơn:

- Việc thi công sơn hệ dung môi và hệ nước có thể thực hiện bằng các phương pháp khác nhau: phương pháp quét, phương pháp lăn, phương pháp phun - Cần bố trí các cán bộ có chuyên môn về sơn để theo dõi giám sát chất lượng

sơn cho công trình từ khi bắt đầu đến khi kết thúc

- Khi tiếp nhận sơn cần nhận đồng bộ các loại sơn (sơn lót, sơn phủ…), dung môi kèm theo và các phụ gia khác (nếu có)

- Tất cả các vật liệu sơn trên đều ở trạng thái bao bì nguyên bản, có đủ ký mã hiệu hàng hóa, nhà sản xuất, ngày tháng xuất xưởng và kèm theo các phiếu kiểm tra đạt yêu cầu kỹ thuật quy định tại TCVN 8789:2011 , cũng như hướng dẫn của nhà sản xuất sơn

- Các trường hợp được phép dùng chổi quét sơn: + Mặt thép bị rỗ, nhiều điểm lồi lõm khác nhau; + Các vị trí có mối hàn, các góc cạnh của dầm thép; + Các vùng nối ghép của nhiều bản thép…;

+ Khi thi công các loại sơn hệ một cấu tử có độ nhớt vừa phải (như sơn dầu), hoặc các loại sơn hệ hai cấu tử (như sơn epoxy)

Trang 17

17

- Những vị trí như trên phải dùng chổi quét sơn, quét và miết mạnh tay ngay từ lớp sơn chống gỉ đầu tiên lên mặt thép sao cho sơn được lấp kín các khe hở, sau đó mới tiến hành sơn theo thứ tự từng lớp một

- Thi công sơn bằng con lăn chỉ sử dụng ở bề mặt bằng phẳng khi đã tiến hành sơn lớp sơn lót trước khi cần sơn thêm nhiều lớp để đạt độ dày cần thiết Tuyệt đối không thi công sơn bằng con lăn ở những vị trí góc cạnh, những vị trí có tán đinh bulông

4.1.5 Công tác tường, trần thạch cao khung thép hộp

- Kiểm tra, tiếp nhận yêu cầu, tìm hiểu nguyên nhân gây ra hư hại mái trần - Xử lý các tác nhân gây hư hỏng (rò rỉ nước, công vênh hay han gỉ khung), khoét

hoặc tháo tấm để kiểm tra mái trần nếu rò rỉ nước hoặc cong vênh, hoen gỉ khung trần

- Tiến hành xử lý trần thấm trần rò rỉ nước, hoặc thay thể khung xương - Thay thế hoặc vá lại các tấm thạch cao

- Tiến hành sơn bả

4.1.6 Công tác cửa cuốn

Cửa cuốn cũng như mọi loại đồ dùng hay động cơ, máy móc, khi sử dụng trong một thời gian dài, có thể phát sinh những sự cố, những hư hỏng ngoài ý muốn Để hạn chế được tối đa những hư hỏng giúp cửa cuốn hoạt động ổn định và lâu bền bạn cần hiểu được nguyên lý hoạt động và phương thức sử dụng cửa cuốn đúng cách khi đó tự bạn có thể sửa chữa cửa cuốn nhà bạn khi gặp những lỗi đơn giản Để được như thế bạn cần lưu ý những điều sau đây:

Nên lắp thêm thiết bị tự dừng và báo động Phải đảm bảo thiết bị tự dừng luôn hoạt động tốt

Không đóng cửa khi có vật cản ở dưới đối với cửa chưa lắp hệ thống cảm ứng tự dừng

Không để trẻ nhỏ chơi nghịch remove (điều khiển từ xa) của cửa

Điều khiển âm tường phải lắp ở vị trí dễ thao tác, dễ nhìn thấy ở phía trong nhà nhưng phải nằm ngoài tầm với của trẻ nhỏ Tránh nước và nơi có độ ẩm cao Nên lắp cho cửa cuốn một MCCB cấp nguồn riêng

Khi sử dụng nút nhấn âm tường hoặc điều khiển từ xa phải bấm từ từ, đều tay, dứt khoát

Khi đóng hoặc mở cửa nên đứng quan sát đến khi cửa đã đóng sát nền hoặc mở hết lá để tránh những bất trắc xẩy ra

Riêng đối với cửa cuốn kéo tay, cửa cuốn sử dụng lò xo khi đóng hoặc mở nên kéo, thả từ từ

Khi cửa gặp sự cố nên cho ngừng hoạt động ngay rồi ngắt nguồn điện cấp riêng cho cửa (đối với cửa cuốn tự động sử dụng mô tơ) và gọi cho nhân viên sửa chữa cửa cuốn đến khắc phục sự cố

Công việc sửa chữa phải do người có kiến thức và kinh nghiệm

Trang 18

18

Không được tự ý đóng mở cửa khi thợ đang sửa chữa

Bảo dưỡng bảo trì cửa cuốn là công việc cần thiết phải kiểm tra và thực hiện định kỳ giúp cho cửa cuốn luôn giữ được vẻ đẹp thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn đồng thời cũng là để phát hiện, ngăn ngừa các sự cố tiềm ẩn có thể xẩy ra giúp cửa cuốn hoạt động ổn định và lâu dài

Lưu ý khi sử dụng cửa cuốn:

Nên lắp thêm thiết bị tự dừng và báo động Phải đảm bảo thiết bị tự dừng luôn hoạt động tốt

Không đóng cửa khi có vật cản ở dưới đối với cửa chưa lắp hệ thống cảm ứng tự dừng

Không để trẻ nhỏ chơi nghịch remove (điều khiển từ xa) của cửa

Điều khiển âm tường phải lắp ở vị trí dễ thao tác, dễ nhìn thấy ở phía trong nhà nhưng phải nằm ngoài tầm với của trẻ nhỏ Tránh nước và nơi có độ ẩm cao Nên lắp cho cửa cuốn một MCCB cấp nguồn riêng

Khi sử dụng nút nhấn âm tường hoặc điều khiển từ xa phải bấm từ từ, đều tay, dứt khoát

Khi đóng hoặc mở cửa nên đứng quan sát đến khi cửa đã đóng sát nền hoặc mở hết lá để tránh những bất trắc xẩy ra

Riêng đối với cửa cuốn kéo tay, cửa cuốn sử dụng lò xo khi đóng hoặc mở nên kéo, thả từ từ

Khi cửa gặp sự cố nên cho ngừng hoạt động ngay rồi ngắt nguồn điện cấp riêng cho cửa (đối với cửa cuốn tự động sử dụng mô tơ) và gọi cho nhân viên sửa chữa cửa cuốn đến khắc phục sự cố

Công việc sửa chữa phải do người có kiến thức và kinh nghiệm Không được tự ý đóng mở cửa khi thợ đang sửa chữa

Quy trình bảo dưỡng bảo trì cửa cuốn:

Bảo dưỡng bảo trì cửa cuốn là công việc cần thiết phải kiểm tra và thực hiện định kỳ giúp cho cửa cuốn luôn giữ được vẻ đẹp thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn đồng thời cũng là để phát hiện, ngăn ngừa các sự cố tiềm ẩn có thể xẩy ra giúp cửa cuốn hoạt động ổn định và lâu dài

Đối với cửa cuốn tự động – Cửa sử dụng mô tơ:

Thân cửa (lá, nan cửa):

Tra dầu mỡ vào bộ phận truyền động và ray theo hướng dẫn định kỳ Căn, chỉnh lá, nan cửa

Vệ sinh thân cửa

Đối với cửa cuốn kéo tay, cửa cuốn sử dụng lò xo:

Trang 19

19

Tra dầu mỡ vào lò xo và ray theo hướng dẫn định kỳ

Điều chỉnh lò xo khi kéo lên, kéo xuống thấy nặng hơn bình thường Căn, chỉnh lá, nan cửa

Vệ sinh thân cửa Đối với mô tơ:

Kiểm tra và vệ sinh mô tơ làm tăng tuổi thọ của mô tơ và tránh những sự cố tiềm ẩn của mô tơ trong quá trình sử dụng

Mô tơ, nút ấn gắn tường và điều khiển từ xa cần tránh những vị trí ẩm thấp, nước, chất lỏng, hoá chất rơi vào

Thay pin định kỳ cho điều khiển từ xa

Khi mô tơ hoạt động mà bạn nghe thấy tiếng động lạ phát ra từ mô tơ phải báo ngay cho nhà cung cấp, không nên tự ý sửa chữa

Mô tơ cửa cuốn là loại mô tơ tự động thông minh mọi người lưu ý không đóng mở trên 10 lần liên tục vì mô tơ có thiết bị rơle cảm ứng nhiệt sẽ tự động ngắt nguồn điện Khi đó khách hàng phải chờ nhiệt độ của mô tơ trở lại bình thường thì mới sử dụng tiếp

Đối với bình lưu điện:

Chọn bình lưu điện có công suất phù hợp với thông số mô tơ Bình lưu điện phải được nạp đầy lần đầu tiên liên tục trong 20 giờ

Tuyệt đối khôn sử dụng bình lưu điện cửa cuốn cho các thiết bị điện khác Để nâng cao tuổi thọ của bình lưu điện: cần phải thực hiện thao tác xả điện cho bình tối thiểu 02 lần/tháng (khi không mất điện) Xả điện là cắt nguồn điện cấp đầu vào bình lưu điện, điều khiển cửa lên xuống 2 – 5 lần, sau đó cấp điện vào cho cửa hoạt động như bình thường

4.1.7 Công tác trát tường, dầm, láng nền, sàn

- Trước hết phải làm lớp trát lót tạo phẳng mặt trát bằng vữa xi măng cát vàng mác lớn hơn hoặc bằng M7,5 Chiều dầy lớp lót từ 10 mm đến 10 mm Vạch ô trám bằng mũi bay lên lớp lót này và chờ cho khô Tiếp theo tiến hành trát lớp trát hoàn thiện trên lớp trát lót Thành phần vật liệu của lớp trát hoàn thiện gồm hỗn hợp xi măng trắng, bột đá mịn, bột mầu và đá hạt có kích cỡ từ 5 mm đến 8 mm

- Quy trình thao tác trát mài được tiến hành như sau: – Bước 1: Thi công trát

Trộn bột đá với xi măng trắng rồi trộn tiếp với bột mầu Khi đã lựa chọn xong màu của bột hỗn hợp này cho đá hạt vào trộn đều theo quy định của thiết kế Nếu không có chỉ định cụ thể có thể trộn với tỷ lệ 1:1:2 (xi măng : bột đá : đá) Cho nước vào và trộn đến khi thu được vữa dẻo Trát vữa lên bề mặt lớp trát lót sau đó dùng bàn xoa xát mạnh lên mặt trát và làm cho phẳng mặt Tiếp tục vỗ nhẹ lên lớp vữa trát cho lớp trát được chắc đặc

Trang 20

20 – Bước 2: Mài bề mặt trát

Sau khi lớp trát đã đóng rắn ít nhất 24 h, có thể mài bề mặt trát bằng phương pháp mài thủ công hoặc mài bằng máy sau 72 h Đầu tiên dùng đá mài thô để mài cho lộ đá và phẳng mặt, sau đó dùng các loại đá mài khác để mài mịn bề mặt Khi mài phải đổ nhẹ nước cho trôi lớp bột đá xi măng Trong quá trình mài, bề mặt trát có thể bị sứt, lõm do bong hạt đá Để sửa chữa, lấy hỗn hợp xi măng, bột đá và bột mầu xoa lên mặt vừa mài cho hết lõm Chờ 3 ngày đến 4 ngày sau mài lại bằng đá mịn

4.1.8 Công tác lát nền gạch, ốp gạch đá các loại

Kiểm tra khâu chuẩn bị: Chuẩn bị lớp nền :

Lớp nền cho công tác ốp được chuẩn bị như công tác trát, bả, láng đã nêu trên

Cần lưu tâm kiểm tra các chi tiết cần đặt dưới lớp lát , ốp, tránh phải đục, rỡ

mặt lát khi đã lát, ốp xong

Kiểm tra độ vuông vức của phòng được lát bằng cách so sánh giữa độ dài hai đường chéo của phòng Nếu phòng có kích thước bình hành hay hình thang, lựa

chọn giải pháp khắc phục bằng cách giữ cho hai trục song song với cạnh tường

cửa, sơn cửa, quét vôi đã xong

Kiểm tra vật liệu lát, ốp:

-Gạch và tấm dùng lát, ốp phải theo đúng chủng loại, số lượng và chất lượng

sử dụng của chủ nhiệm dự án

-Vật liệu phải có catalogues giao kèm với hàng hoá Trong catalogues phải có

-Vật liệu phải được cất chứa theo đúng yêu cầu về độ cao chất hàng, độ chống

thấm, chống nước, bao bì Những hộp chứa gạch lát, gỗ lát hay bao ngoài cuộn

thảm phải phù hợp với vật liệu chứa bên trong Đặc biệt những bao chứa vữa

-Vật liệu không phù hợp, không được lưu giữ ở nơi thi công

hoặc bị ướt

-Cần kiểm tra hoa văn và màu sắc các viên lát cho cả gian phòng hay khu vực

lát ốp cho phù hợp trước khi tiến hành công tác

-Phần chuẩn bị vật liệu hồ, vữa giống như chuẩn bị cho công tác trát, láng, đã

biến tính khi bảo quản Lọ keo, nhựa hoặc có các chất bay hơi đã mở , sau khi

Trang 21

21

lấy ra, phải đóng lại cho chặt trong quá trình sử dụng, tránh bị bay hơi, thay đổi

chất lượng

-Những vật liệu dễ cháy như nhựa dán, xăng và các dung môi tẩy rửa như

diluăng, axêtôn cũng như vật liệu thảm len, dạ , gỗ cần chú ý chống gần ngọn

lửa ( nhất là khi hút thuốc lá, thuốc lào )

Các yêu cầu kỹ thuật của công tác lát, ốp:

Mặt lát, ốp phải phẳng Kiểm tra bằng thước tầm 2 mét, khe hở giữa mặt lát và

cạnh thước không quá 3 mm

Mặt lát có thể ngang bằng thuỷ chuẩn nhưng khi thiết kế yêu cầu phải tạo độ

dốc theo yêu cầu

Vữa lót dưới viên gạch lát , ốp bằng vữa phải đầy kín mặt dưới của viên gạch

Mạch lát phải theo đúng yêu cầu thiết kế về đường mạch, hình dáng , chiều rộng

khe

chất trộn nước đủ dẻo thành dạng hồ

Mạch dán các loại tấm phải theo đúng các yêu cầu của thiết kế Nếu thiết kế

nổi cộm

Mạch lát đá phải khít, màu sắc hai viên đá liền nhau hài hoà về vân đá cũng như

Mặt lát, ốp phải liên kết chặt với lớp nền Phải tạo độ bám dính giữa nền và lớp

Mặt lát , ốp phải sạch sẽ, không bị dây bẩn xi măng hay các chất làm bẩn khác

Mặt lát, ốp phải được bảo dưỡng , bảo quản ngay sau khi thi công xong để đạt

chất lượng yêu cầu

Kiểm tra trong quá trình thi công:

Kiểm tra tình trạng mặt nền để lát, ốp Cần tưới nước để mặt nền đủ ẩm với các

lớp lát dùng vữa có xi măng, để nền không hút nhanh nước trong vữa lót Kiểm

tra độ bằng phẳng của nền

Kiểm tra cao trình lớp nền và vạch cữ để kiểm tra cao trình hoàn chỉnh Cữ này

vạch trên cao trình hoàn chỉnh khoảng 20 cm để khi lát , cữ, mốc này không bị

Với nền lát thảm, lát tấm lớn, cần tạo nhám bằng cách băm những lỗ nhỏ

sạch sẽ giúp cho nhựa dán bám chắc

Mặt nền không được dây dầu mỡ, cát, bụi

Trang 22

22

Xếp thử gạch để chọn hoa văn và áng chừng cách lát hoa văn, nhất là khi có đường hoa văn viền

mạch của hai hàng lát liền nhau không thẳng hàng)

Tạo độ bắt dính cho lớp ốp cũng bằng cách băm mặt nền hình thành những lỗ

nhỏ lấm tấm do đánh búa Khi ốp trên nền gỗ phải đóng đinh bằng đồng tạo độ

đường kính 1,5 mm buộc nối các dầu đinh để giữ vữa Chiều cao đầu đinh bằng

Khi ốp đá cần xếp các viên đá để lựa chọn cho khớp màu sắc, khe mạch Lát

những viên đá có kích thước lớn và nặng trên 5 kg, viên đá cần gắn vào mặt nền

bằng móc kim loại hoặc hệ đinh vít, bulông Khoảng trống giữa mặt sau viên

hồ xi măng nguyên chất

Chiều dày vữa lót dưới viên gạch lát, ốp không quá mỏng nhưng cũng không được quá dày Chiều dày vữa lát nên là 10 mm, chiều dày lớp ốp nên là 10 mm

Mạch lát và ốp phải nhồi đầy hồ xi măng nguyên chất và khi nhồi xong, phải

mốc do xi măng bám tạo nên

và đáp ứng các yêu cầu ghi trong bộ hồ sơ mời thầu

Phải bảo quản bề mặt vừa lát , ốp xong cho đến khi lấp kín mạch bằng vữa xi

măng Không va chạm mạnh lên mặt lát, ốp trong những ngày vừa hoàn thành

Nghiệm thu công tác lát, ốp:

Tổng thể nhìn bằng mắt không phát hiện được khuyết tật về hình dạng, khe,

mạch, hoa văn, màu sắc

Mạch gạch đầy vữa nhưng không để ố bề mặt

tiếng bộp, rỗng bên dưới viên gạch Nếu bị rỗng, phải cậy viên lát lên và lát

Mặt lát có độ dốc, kiểm tra độ dốc bằng cách đặt ngang thước tầm theo ni vô

và đo độ cao chênh giữa mặt lát và cạnh dưới của thước tầm

Mặt lát không có độ dốc, để viên bi sắt giữa viên gạch, viên bi không được lăn

Ôp thước tầm lên mặt lát, khe giữa mặt lát và cạnh thước tầm phải đáp ứng bảng qui định về chất lượng trong tiêu chuẩn TCVN 5674 – 1992

Sai số cho phép của mặt phẳng ốp ( Trích TCVN 5674-1992):

Ngày đăng: 19/05/2024, 19:44

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan