1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lý luậ cơ bản và thực tiễn về phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi ngân sách địa phương ở việt nam

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý Luậ Cơ Bản Và Thực Tiễn Về Phân Cấp Nguồn Thu, Nhiệm Vụ Chi Ngân Sách Địa Phương Ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thanh Hằng
Trường học Trường Đại Học Tài Chính Ngân Hàng
Chuyên ngành Tài Chính Ngân Hàng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hòa Bình
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 2,95 MB

Nội dung

Vấn đề quản lý NSNN, quan hệ giữa cáccấp chính quyền trong việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi NSNN làvấn đề rất phức tạp, làm sao vừa đảm bảo được tính tập trung thống nhất, vừaphát

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nhìn tổng thể, qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thànhtựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội vàbảo vệ Tổ quốc Để đạt được mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững, dân giàunước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn mình thì tất yếu phải quản lý tốt

về nguồn lực, nhất là nguồn lực Nhà nước Một trong những nguồn lực đó làngân sách nhà nước (NSNN) Ngân sách Nhà nước (NSNN) chính là công cụthúc đẩy hoạt động sản xuất, tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các

cá nhân, chủ thể trong nền kinh tế Vấn đề quản lý NSNN, quan hệ giữa cáccấp chính quyền trong việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi NSNN làvấn đề rất phức tạp, làm sao vừa đảm bảo được tính tập trung thống nhất, vừaphát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp chính quyền trong việc giảiquyết tốt các vấn đề kinh tế - xã hội

Đặc biệt, khi nền kinh tế Việt Nam đã và đang chịu tác động không nhỏcủa cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, và thiệt hại nặng nề sau các ảnhhưởng của đại dịch COVID 19 thì các chính sách của Nhà nước nhằm kíchcầu, giảm bớt khó khăn cho khu vực sản xuất dẫn tới thu NSNN bị giảm.Ngược lại, các khoản chi trong giai đoạn gần đây lại tăng lên do áp dụng cácchính sách an sinh xã hội Trước thực trạng trên, đòi hỏi Nhà nước phải quản

lý tốt các nguồn thu đảm bảo việc thu đúng, thu đủ, tránh thất thoát do cácdoanh nghiệp kê khai không đúng chi phí, doanh thu, lợi nhuận Nhìnchung, trong thời gian qua thu - chi ngân sách đều ở trong tình trạng chưa có

sự cân đối cần thiết Năm 2022, chi ngân sách nhà nước ước đạt 1,45 triệu tỷđồng, bằng 81,2% dự toán Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 72,4% dự toán,chi thường xuyên đạt 88,1% dự toán Ước tính năm 2022, bội chi ngân sáchnhà nước khoảng 4% GDP Vì vậy việc tăng cường quản lý nguồn thu ngân

Nguyễn Thanh Hằng – STT 14

Trang 2

sách Nhà nước trở thành vấn đề cấp thiết của cả nước và của các cấp chínhquyền địa phương.

Ở cấp hành chính thấp hơn là quản lý ngân sách tại địa phương, do mức

độ phát triển kinh tế, xã hội và trình độ nhận thức của cán bộ chính quyền tạicác địa phương là khác nhau, do vậy khả năng quản lý điều hành ngân sách

và kết quả hoạt động là khác nhau Tại một số địa phương nguồn thu ngânsách ngày càng tăng do cách quản lý nguồn ngân sách hợp lý, dẫn đến địaphương sẽ có nguồn lực dồi dào để vừa phục vụ cho hoạt động của bộ máyquản lý Nhà nước và hệ thống chính trị cơ sở, vừa có điều kiện đầu tư pháttriển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.Bên cạnh đó, có những địa phương nguồn ngân sách xã chưa được quản lýhiệu quả thì sẽ dẫn đến việc thất thoát công quỹ, lạm thu, xảy ra tiêu cực.Trước tình hình đó, việc nghiên cứu tìm những giải pháp đổi mới trongcông tác quản lý ngân sách Nhà nước tại cấp địa phương có ý nghĩa quantrọng, góp phần vào việc nâng cao hiệu lực quản lý ngân sách, góp phần thúcđẩy việc phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương nói riêng và của cả

nước nói chung Đó chính là lý do của việc lựa chọn đề tài nghiên cứu: “ Lý luậ cơ bản và thực tiễn về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách địa phương ở Việt Nam” làm tiểu luận Chuyên đề 1 của mình Để làm rõ đề

tài trên chúng ta sẽ đi từ lý luận, đến thực tiễn và đưa ra các giải pháp trongphân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước tại địa phương và liên hệ thực tiễn tạiTỉnh Hòa Bình

A MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ

NƯỚC PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1 Ngân sách nhà nước.

1.1 Khái niệm Ngân sách nhà nước.

Nguyễn Thanh Hằng – STT 14

Trang 3

Ngân sách nhà nước, hay ngân sách Chính phủ là một phạm trù kinh tế lịch sử, gắn liền với sự ra đời của nhà nước và nền kinh tế hàng hóa tiền tệ,luôn gắn với bản chất của Nhà nước và quá trình thực hiện các chức năngnhiệm vụ của Nhà nước Sự hình thành và phát triển của ngân sách nhànước gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệtrong các phương thức sản xuất của cộng đồng và nhà nước của từng cộngđồng Vì vậy, chúng ta có thể thấy thuật ngữ “Ngân sách Nhà nước” được sửdụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia Có nhiều quanđiểm khác nhau về khái niệm ngân sách và ngân sách nhà nước:

-– Theo Từ điển Bách khoa toàn thư của Liên xô (cũ) thì: ngân sách là: “1.Bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định củanhà nước; 2 Mọi kế hoạch thu chi bằng tiền của bất kỳ một xí nghiệp, cơquan, cá nhân nào trong một giai đoạn nhất định.”(1)

– Theo tài liệu “tư liệu xanh” của Pháp được ấn hành nhằm hướng dẫn nộidung một số thuật ngữ, danh từ tài chính và thuế thì “ ngân sách” được hiểu:

“1 Chứng thư dự kiến và cho phép các khoản thu, chi hằng năm của nhànước; 2 Toàn bộ tài liệu kế toán mô tả, trình bày các khoản thu và các khoảnkinh phí của nhà nước trong một năm; 3 Toàn bộ các tài khoản trình bàynhững khoản tiền mà một Bộ được cấp trong một năm” (2)

Ở Việt Nam, Luật NSNN năm 2015 quy định: “NSNN là toàn bộ cáckhoản thu chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong khoảng thờigian nhất định, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảothực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

1.2 Chức năng của ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước có chức năng vô cùng quan trong trong nền kinh tế

cũng như đời sống xã hội Chức năng của ngân sách nhà nước thể hiện chủyếu qua 04 mặt như sau:

Nguyễn Thanh Hằng – STT 14

Trang 4

Ngân sách nhà nước là một công cụ ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩytăng trưởng kinh tế, chống lạm phát và giảm thất nghiệp.

Ngân sách nhà nước có chức năng phân bổ nguồn lực trong xã hội, đểtạo lập và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, thông qua các biện phápthu, chi và quản lý ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước có chức năng phân phối lại thu nhập trong xã hộidưới hình thức tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm hạn chế bớt sựphân hoá xã hội, sự bất bình đẳng về thu nhập đảm bảo sự công bằnghợp lý thông qua công cụ thuế và công cụ chi tiêu

Ngân sách nhà nước có chức năng điều chỉnh kinh tế thông qua cácchính sách tài khóa

Bốn chức năng nói trên có mối quan hệ rất gắn bó, phản ảnh được bảnchất hoạt động của ngân sách nhà nước trong quá trình tạo lập, khai thácđộng viên, phân bổ, tổ chức huy động các nguồn vốn cũng như tham giakiểm soát, điều chỉnh kinh tế vĩ mô

1.3 Các hoạt động của Ngân sách nhà nước

a Thu Ngân sách nhà nước:

Công cụ ngân sách nhà nước chủ yếu là thu và chi tiêu của nhà nước.Nguồn thu quan trọng và chủ yếu là thuế, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng thungân sách nhà nước Ngoài thuế, Nhà nước còn sử dụng các hình thức khác

để huy động vốn vào ngân sách nhà nước như : thu từ bán tài sản của Nhànước trong quá trình thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, thu từbán tài sản của nhà nước đã cho các chủ thể trong xã hội thuê trước đây, thu

từ sử dụng vốn thuộc nguồn của ngân sách nhà nước, thu từ bán lại các cơ sởkinh tế của Nhà nước cho các thành phần kinh tế, thu từ bán hoặc cho thuêtài nguyên thiên nhiên, thu lệ phí và phí thu do nhận viện trợ và vay nợ củachính phủ

Nguyễn Thanh Hằng – STT 14

Trang 5

Đứng về phương diện pháp lý, thu Ngân sách nhà nước bao gồm nhữngkhoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêucủa Nhà nước Về mặt bản chất, thu Ngân sách nhà nước là hệ thống nhữngquan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nướchuy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung củaNhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của mình

Thu Ngân sách nhà nước chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà nướchuy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trảtrực tiếp cho đối tượng nộp Căn cứ vào tính chất sử dụng của các khoản thu,thu ngân sách nhà nước chia làm 2 loại

Thu trong cân đối ngân sách:

o Thuế: đây là hình thức truyền thống được sử dụng từ trước đến nay

để tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước Tỉ lệ đóng góp của thuếvào ngân sách nhà nước luôn ở mức cao Ở Việt Nam, nguồn thungân sách nhà nước chủ yếu là nguồn thu từ thuế

o Phí và lệ phí : tuy chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng thu ngân sách nhànước, song vẫn được huy động và khai thác nguồn thu đưa vàongân sách nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngày càng tăngcủa Nhà nước

o Thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước: khoản thu này phản ánhhoạt động kinh tế đa - dạng của Nhà nước Trong giai đoạn trướcmắt, Nhà nước có thể sử dụng các khoản thu này để xây dựng cáccông trình công cộng y tế, giáo dục, đường sá, nhà ở

o Viện trợ không hoàn lại : bao gồm một phần vốn ODA (chiếmkhoản 25%) và toàn bộ khoản viện trợ của các tổ chức phi Chínhphủ (NGO ) để phục vụ cho đầu tư cộng cộng ; giáo dục, y tế, giaothông

Nguyễn Thanh Hằng – STT 14

Trang 6

Như vậy toàn bộ khoản thu trên sẽ là khoản ổn định và thường xuyên củangân sách nhà nước Nhà nước sử dụng nguồn thu này để chỉ cho nhữnghoạt động quản lý thường xuyên và chi trả nợ của Nhà nước

Thu để bù đắp thâm hụt ngân sách

Các khoản vay nợ của Chính phủ gồm có vay trong nước và vayngoài nước Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính phủ, côngtrái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quyđịnh của pháp luật Vay nợ nước ngoài được thực hiện dưới các hìnhthức như : hiệp ước hay hiệp định vay mượn giữa hai Chính phủ,hiệp định vay mượn giữa Chính phủ với các tổ chức tài chính tiền tệthế giới hoặc phát hành trái phiếu ra nước ngoài Vay nợ nước ngoài

có 2 loại : vay ưu đãi với lãi suất rất thấp, thời gian hoàn vốn khádài ; vay thương mại với lãi suất cao hơn, thời gian hoàn vốn cũngdài

Phát hành tiền : trước năm 1992 để bù đắp thâm hụt ngân sách Nhànước còn sử dụng hình thức này Tuy nhiên, đối với tình trạng sảnxuất yếu kém như nước ta trước đây việc chọn giải pháp này thườnglàm cho nền kinh tế không ổn định do lạm phát có xu hướng giatăng Vì thế đối với nước ta từ năm 1993 đến nay không phát hànhtiền để bù đắp thâm hụt ngân sách

Toàn bộ khoản thu ngân sách nói trên đã tác động mạnh mẽ đến sự thayđổi của tổng sản phẩm quốc nội hay sự tăng trưởng kinh tế một cách gián tiếphoặc trực tiếp Tuy nhiên việc huy động vốn vào ngân sách nhà nước chỉ nênhuy động ở mức vừa phải, hợp lý để Nhà nước vẫn thực hiện được chức năngquản lý kinh tế xã hội

b Chi Ngân sách nhà nước

Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sáchnhà nước theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các nhiệm vụ

Nguyễn Thanh Hằng – STT 14

Trang 7

của Nhà nước Thực hiện chi ngân sách nhà nước chính là việc cung cấp cácphương tiện tài chính cho các nhiệm vụ của nhà nước Xét về mặt tính chất,phần lớn các khoản chi ngân sách nhà nước đều là các khoản cấp phát khônghoàn trả trực tiếp và mang tính bao cấp Chính vì vậy các nhà quản lý tàichính cần có sự phân tích, tính toán trên nhiều khía cạnh trước khi đưa ra cácquyết định chi tiêu để tránh được những lãng phí không cần và nâng caohiệu quả chi tiêu ngân sách nhà nước

Theo chức năng nhiệm vụ của nhà nước, nội dung chi ngân sách nhànước gồm:

- Chi kiến thiết kinh tế

- Chi văn hoá — xã hội

- Chi quản lý hành chính

- Chi an ninh - quốc phòng

Theo tính chất kinh tế, chi ngân sách nhà nước được chia các nội dung sauđây:

Chi thường xuyên về:

Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá,thông tin, thể dục thể thao, sự nghiệp khoa học, công nghệ vàmôi trường và các sự nghiệp khác; Các hoạt động sự nghiệp kinhtế; Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội;

Hoạt động của các cơ quan nhà nước; các ban ngành liên quan;Hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam;

Trợ giá theo chính sách của Nhà nước; Các chương trình quốcgia; Hỗ trợ quỹ Bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ;Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội; Tài trợ cho các tổchức xã hội, xã hội nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;

Nguyễn Thanh Hằng – STT 14

Trang 8

Trả lãi tiền do Nhà nước vay; Viện trợ cho các Chính phủ và tổchức nước ngoài;

Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật

Chi đầu tư phát triển:

Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không có khả năng thu hồi vốn; Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các Doanh nghiệp nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật; Chi cho Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các Quỹ hỗ trợ phát triển đối với các chương trình,

Dự án phát triển kinh tế;

Dự trữ nhà nước; Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

Cho vay của Chính phủ để đầu tư phát triển; Chi trả nợ gốc tiền

do Nhà nước vay

Ngoài ra, còn có thể phân loại chi ngân sách nhà nước theo các ngành kinh tế, theo tính chất của quá trình tái sản xuất xã hội nhà

2 Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước

2.1 Định nghĩa: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là việc phân bổ

theo pháp luật trách nhiệm, quyền hạn quản lí qua các khoản thu và chỉ củangân sách nhà nước cho các cấp chính quyển nhà nước để họ có quyền chủđộng và tự chịu trách nhiệm quản lí ngân sách của mình nhằm bảo đảm giảiquyết các nhiệm vụ quan trọng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các địaphương

Phân cấp quản lí ngân sách ở các quốc gia phụ thuộc mô hình tổ chức hệthống các cấp ngân sách, Nếu cấp ngân sách được tổ chức theo một hệ thốngcác cấp chính quyền nhà nước thì tất cả các cấp chính quyền nhà nước đều cótrách nhiệm, quyền hạn trong quản lí ngân sách nhà nước Ngược lại, nếu cấpngân sách nhà nước chỉ được tổ chức ở một số cấp chính quyền nhà nước thì

Nguyễn Thanh Hằng – STT 14

Trang 9

chỉ có cấp chính quyền có tổ chức cấp ngân sách nhà nước mới được giaotrách nhiệm, quyền hạn trong quản lí ngân sách nhà nước.

Các nhân tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý ngân sách nhà nước baogồm: Hình thức cấu trúc nhà nước, trình độ quản lý , tổ chức kinh tế - xã hộicủa các cấp chính quyền và mức độ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, nhiệm

vụ cung cấp hàng hóa công cộng, đặc điểm tự nhiên của vùng kinh tế - lãnhthổ

2.2 Sự c9n thi:t phải phân cấp quản lý ngân sách

Lợi thế của cách quản lí này là cho phép tập trung toàn bộ nguồn thu vàotay Nhà nước trung ương để bố trí chi tiêu cho hợp lí, công bằng, đồngđều giữa các vùng, miền, ngành nghề chống biểu hiện cục bộ địa phương.Tuy nhiên, phương án này tạo ra tư tưởng ỷ lại, thụ động trông chờ vàotrung ương và đặc biệt là nguồn lực vốn có hạn của xã hội có thể bị sửdụng lãng phí, không đáp ứng đúng đắn và kịp thời nhu cầu của ngườidân Do đó, trên thực tế các Nhà nước đều thực hiện phân cấp quản língân sách ở mức độ nhất định cho chính quyền địa phương

Phân cấp được xem như một phương thức để tăng tính dân chủ, linh hoạt,hiệu quả và trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc cung cấp cáchàng hoá và dịch vụ công cộng

Tất nhiên, đi cùng với phân cấp quản lí ngân sách nhiều vấn đề có thể nảysinh như mất công bằng; tham nhũng, tuỳ tiện, không đảm bảo kỉ luật tàikhoá tổng thể hay chính sách chiến lược quốc gia cũng cần được tính đến và

có "thuốc chữa" khi cần thiết

2.3 Nội dung phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước

Phân cấp quản lý ngân sách là nội dung chủ yếu của phân cấp quản lý tàichính với định chế tổ chức hệ thống Nhà nước gồm nhiều cấp chính quyền,trong đó ngân sách được coi là phương tiện vật chất chủ yếu để mỗi cấpchính quyền thực hiện các nhiệm vụ, chức năng

Nguyễn Thanh Hằng – STT 14

Trang 10

Về thực chất, phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước là sự giải quyết cácquan hệ về ngân sách giữa chính quyền nhà nước Trung ương và chính quyềnNhà nước địa phương thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:

Thứ nhất, phân cấp về quyền hạn giữa các cấp chính quyền trongviệc ban hành các chính sách, chế độ thu chi, chế độ quản lýNSNN Đó là sự phân định quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ

và chính quyền địa phương trong các vấn đề chủ yếu của ngân sáchnhư quyết định dự toán, phân bổ dự toán ngân sách, phê chuẩnquyết toán ngân sách, điều chỉnh dự toán ngân sách; ban hành chế

độ, tiêu chuẩn, chính sách, định mức về NSNN Thông qua việcphân cấp nhằm làm rõ vấn đề cơ quan nhà nước nào có thẩm quyềnban hành ra các chế độ, chính sách, định mức tiêu chuẩn, phạm vi,mức độ của mỗi cấp chính quyền Cơ sở pháp lý này được dựa trênhiến pháp hoặc các đạo luật tổ chức hành chính của Nhà nước Thứ hai, phân cấp về nguồn lực trong quá trình phân giao nguồnthu, nhiệm vụ chi và cân đối NSNN: Là việc phân định nội dung cụthể về từng nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, đây làmối quan hệ về lợi ích nên thường rất phức tạp khó khăn, gây nhiềubất đồng trong quá trình xây dựng và triển khai các đề án phân cấpquản lý NSNN Sự khó khăn này bắt nguồn từ sự phát triển khôngđồng đều giữa các địa phương, sự khác biệt về các điều kiện tựnhiên, kinh tế, xã hội giữa các vùng miền trong cả nước

Thứ ba, phân cấp về quản lý chu trình ngân sách Chu trình ngânsách được hiểu là quá trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách.Phân cấp quản lý NSNN là phải xác định trách nhiệm, quyền hạncủa các cấp chính quyền, thể hiện mối quan hệ giữa các cấp chínhquyền nhà nước trong một chu trình NSNN gồm tất cả các chínhquyền nhà nước trong một chu trình NSNN gồm tất cả các khâu: lập

Nguyễn Thanh Hằng – STT 14

Trang 11

ngân sách, duyệt thông qua tới chấp hành, quyết toán, thanh tra,kiểm tra ngân sách Yêu cầu của nội dung này đặt ra là giải quyếtmối quan hệ về mức độ tham gia, điều hành và kiểm soát của các cơquan quyền lực, cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan chuyênmôn trong từng khâu quản lý chu trình ngân sách

2.4 Vai trò của phân cấp quản lý ngân sách nhà nước

Việc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là công cụ cần thiết kháchquan để phục vụ cho việc phân cấp quản lý hành chính và có tác độngquan trọng đến hiệu quả của quản lý hành chính từ trung ương đến địaphương

Đối với điều hành vĩ mô nền kinh tế: Phân cấp quản lý ngân sách nhànước hợp lý không chỉ đảm bảo phương tiện tài chính cho việc duy trìphát triển hoạt động của các cấp chính quyền nhà nước từ trung ươngđến các địa phương mà còn tạo điều kiện phát huy được các lợi thếnhiều mặt của từng vùng địa phương trong cả nước, cho phép quản lý

và kế hoạch hoá ngân sách nhà nước tốt hơn

Cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nước có tác động quan trọngđến hoạt động điều hành vĩ mô nền kinh tế của nhà nước thông quachính sách tài khoá, vì mức độ phân cấp giữa trung ương và địaphương có tác động lớn đối với mục tiêu điều chỉnh kinh tế bằngchính sách tài khoá của nhà nước

B THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG PHÂN CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TẠI TỈNH HÒA BÌNH

1 Phân cấp Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam

Mục tiêu cốt lõi của phân cấp quản lý ngân sách nhà nước (NSNN) lànhằm đảm bảo các nguồn lực tài chính quốc gia được huy động và phân phối

sử dụng một cách hiệu quả nhất, đồng thời, đảm bảo tính chủ động, sáng tạo

Nguyễn Thanh Hằng – STT 14

Trang 12

trong hoạt động khai thác, sử dụng vốn NSNN, sự hài hòa về quyền lực trongquản lý kinh tế - xã hội và quản lý ngân sách của các cấp chính quyền Nộidung của phân cấp quản lý NSNN gồm 5 vấn đề chính: Phân chia nguồn thugiữa các cấp ngân sách; Giao nhiệm vụ chi cho các cấp; Các khoản bổ sung từngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới; Vay nợ của chính quyền địaphương; Vấn đề trao quyền tự chủ cho các đơn vị sử dụng vốn NSNN

Để phân cấp quản lý ngân sách hợp lý, đáp ứng nhiệm vụ của hệ thốngchính quyền các cấp, cần xây dựng một hệ thống các cấp NSNN phù hợp vàgắn kết với hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương.Một hệ thống phân cấp ngân sách lý tưởng phải đảm bảo tính minh bạch vàxác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc huyđộng phân bổ, sử dụng các nguồn lực tài chính quốc gia Thực hiện mục tiêunày, hệ thống NSNN ở Việt Nam đã từng bước được xây dựng và hoàn thiện,phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Theo LuậtNgân sách nhà nước năm 2015, Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trungương và ngân sách địa phương, ngân sách địa phương gồm ngân sách của cáccấp chính quyền địa phương Trong đó:

- Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấpcho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộcnhiệm vụ chi của cấp trung ương;

- Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấpcho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương chongân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm

vụ chi của cấp địa phương

Nguyễn Thanh Hằng – STT 14

Trang 13

Hình 1 : Mô hình Hệ thống ngân sách nhà nước ở Việt Nam

Theo khoản 2 Điều 6 Luật Ngân sách nhà nước 2015, ngân sách địaphương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương, gồm cáckhoản như sau:

- Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngânsách tỉnh), bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách của các huyện, quận,thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trungương;

- Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phốthuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách huyện), baogồm ngân sách cấp huyện và ngân sách của các xã, phường, thị trấn;

- Ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã)

1.1 Hệ thống cơ quan được phân cấp quản lý ngân sách nhà nước

gồm: Chính quyền nhà nước trung ương và các cấp chính quyền địa phương

có hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân Cụ thể:

- Quốc hội: Làm luật và sửa đổi luật trong lĩnh vực NSNN; quyết định

chính sách cơ bản về tài chính - ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổihoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định kế hoạch tài chính 05 năm; Quyết

Ngân sách huyện

Ngân sách cấp huyện

Ngân sách các huyện

Ngân sách xã

Ngân sách các

Ngày đăng: 19/05/2024, 16:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w