Phân Tích Các Quy Định Về Khuôn Khổ Tài Chính Trung Hạn. Ý Nghĩa Của Các Quy Định Này Trong Quản Lý Tài Chính Công Ở Nước Ta Hiện Nay.pdf

21 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Phân Tích Các Quy Định Về Khuôn Khổ Tài Chính Trung Hạn. Ý Nghĩa Của Các Quy Định Này Trong Quản Lý Tài Chính Công Ở Nước Ta Hiện Nay.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓMMÔN: LUẬT TÀI CHÍNH

ĐỀ BÀI

Phân tích các quy định về khuôn khổ tài chính trunghạn Ý nghĩa của các quy định này trong quản lý tài

chính công ở nước ta hiện nay.

Hà Nội, 05/2024

Trang 2

BIÊN BẢN BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT TÀI CHÍNH Nhóm: 01

Lớp: N04.TL1

Tổng số sinh viên của nhóm: 6

Đề bài: Phân tich các quy định về khuôn khổ tài chính trung hạn Ý nghĩa

của các quy định này trong quản lý tài chính công ở nước ta hiện nay.

Công việc: Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh

viên trong việc thực hiện bài tập nhóm

Kết quả như sau:

1 461501 Đặng Ngọc Anh x2 461502 Lê Tất Đức Anh x3 461503 Nguyễn Ngọc Anh x4 461504 Phạm Tuấn Anh x5 461505 Trần Thị Hồng Ánh x6 461506 Nguyễn Linh Chi x

Hà Nội, ngày 7 tháng 05 năm 2024

Nhóm trưởng

(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Ngọc Anh

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1 HĐND Hội đồng nhân dân2 NSNN Ngân sách nhà nước3 MTEF Khuôn khổ chi tiêu trung hạn

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG CHÍNH 1

I Một số vấn đề mang tính lý luận về khuôn khổ tài chính trung hạn 1

1 Khái niệm khuôn khổ tài chính trung hạn 1

2 Đặc điểm của khuôn khổ tài chính trung hạn 2

II Nội dung quy định pháp luật về khuôn khổ tài chính trung hạn 3

1 Sự ra đời của khuôn khổ tài chính trung hạn 3

2 Quy định của pháp luật hiện hành về khuôn khổ tài chính trung hạn 4

III Ý nghĩa của các quy định về khuôn khổ tài chính trung hạn trong quản lý tài chính công ở nước ta hiện nay 9

1 Khái niệm tài chính công, quản lý tài chính công 9

2 Ý nghĩa của các quy định về khuôn khổ tài chính trung hạn trong quản lý tài chính công 10

IV Đánh giá về khuôn khổ tài chính trung hạn ở Việt Nam: 11

Trang 6

MỞ ĐẦU

Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế ổn định, tuynhiên việc quản lý nợ công và thâm hụt ngân sách vẫn còn tồn tại Vấn đề đầu tư vàphát triển hạ tầng cũng đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc xây dựng vàcải thiện để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội Để đảm bảo sự phát triểnổn định và bền vững trong tài chính thì khâu đầu tiên cần làm trong quá trình xâydựng ngân sách là khuôn khổ tài chính trung hạn, xác định rõ mục tiêu cơ bản củacác chính sách, giải pháp hoặc chiến lược của Chính phủ trong khoảng thời gian

trung hạn Từ tầm quan trọng của vấn đề này, nhóm xin chọn đề tài: “Phân tích các

quy định về khuôn khổ tài chính trung hạn Ý nghĩa của các quy định này trongquản lý tài chính công ở nước ta hiện nay.”

Khuôn khổ tài chính trung hạn là sự cân đối giữa khả năng nguồn lực đượctính toán từ trên xuống và chi phí được ước tính từ dưới lên để thực thi chínhsách trong ngắn hạn và trung hạn trong khuôn khổ qui trình ngân sách hàng năm.

1 TS Phạm Quang Huy – TS Trần Mai Đông (2020), Mô hình khuôn khổ chi tiêu trung hạn và mối quan hệ với dự

toán ngân sách trong kế toán công, va-moi-quan-he-voi-du-toan-ngan-sach-trong-ke-toan-cong-326652.html

https://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/mo-hinh-khuon-kho-chi-tieu-trung-han-1

Trang 7

Về bản chất, MTEF là một phương pháp soạn lập ngân sách nhà nước (NSNN),trong đó kinh phí phân bổ cho các hoạt động của Chính phủ phải phù hợp vớinhững ưu tiên chiến lược của mỗi quốc gia, nhằm đạt được các mục tiêu đề racho khoảng thời gian từ 3 - 5 năm, theo phương thức cuốn chiếu.

Nội dung của MTEF bao gồm dự báo về các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, chínhsách ngân sách sẽ áp dụng trong trung hạn, xác lập các giới hạn về tài chính như:tỷ lệ thu ngân sách trên tổng sản phẩm quốc nội; tỷ lệ chi ngân sách trên tổng sảnphẩm trong nước, thâm hụt ngân sách/GDP, nợ công/GDP,

Qua đó, có thể hiểu rằng, đối với ngân sách khu vực công MTEF hướng đến6 mục tiêu cụ thể sau: (i) Tăng cường kỷ luật tài chính bằng ước tính số dư thựcchất hơn đối với kinh tế vĩ mô; (ii) Tích hợp thứ tự ưu tiên chính sách khác nhauvào ngân sách năm để đảm bảo tính thích hợp; (iii) Giúp phân bổ nguồn lực giữacác ngành khác nhau và giữa đơn vị trong cùng ngành; (iv) Tiên đoán ngân sách dàihơn từng ngành bằng việc cung cấp tầm nhìn từ 3 đến 5 năm; (v) Thúc đẩy hiệuquả cho quá trình hoạt động và làm cho chất lượng tăng cùng chi phí giảm; (vi)Nhấn mạnh đến trách nhiệm giải trình đối với các khoản chi tiêu công.

2 Đặc điểm của khuôn khổ tài chính trung hạn

Thứ nhất, là một mô hình mang tính khả thi cao: Nó được xây dựng dựa

trên khuôn khổ của nền kinh tế vĩ mô, quy trình ngân sách mang tính ấn định từtrên xuống và có sự phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành hay các cấp tươngđương Vì thế, khi Chính phủ đưa vào tất cả nguồn ngân sách để xem xét thì việcchi tiêu công cần phải duy trì và nhất quán với tính ổn định của kinh tế vĩ mô.2

Điều này giúp tránh dư thừa ngân sách và đáp ứng tính hiệu quả sản phẩm, dịchvụ công.

Thứ hai, là một bản nội dung có chu kì thời gian mang tính trung hạn, tầm

2 TS Phạm Quang Huy và ThS Vũ Kiến Phúc (2019), Giới thiệu khuôn khổ chi tiêu trung hạn – một công cụ đảm bảo nền tài chính quốc gia bền vững và định hướng cho Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia, tr 173

2

Trang 8

nhìn từ 03 đến 05 năm: Số liệu năm thứ nhất của kế hoạch tài chính trung hạnthường sẽ chính là mức ngân sách hàng năm Còn đối với những năm sau đó, khilập ngân sách, các cơ quan phụ trách cần kết hợp với những kế hoạch và mục tiêutài chính của tất cả các chính sách hay chương trình mới mà bộ phận đó dự kiến.

Thứ ba, là một chương trình có tính chất quay vòng và cần được cập nhật

liên tục trên cơ sở kết quả hằng năm: Mức ngân sách mỗi năm sẽ được cố định vàđược điều chỉnh cho những năm sau đó, bởi bất kỳ hệ thống ngân sách nào cũngcần phải có sự linh hoạt để đáp ứng với sự thay đổi, các ưu tiên trong suốt nămngân sách.

Thứ tư, mang tính chất toàn diện và đa dạng: Bản ngân sách này sẽ bao

trùm toàn bộ các khoản doanh thu và chi tiêu công từ tất cả các nguồn có được vàtừ tất cả các nơi cung cấp trong, ngoài đơn vị Mô hình này giúp cung cấp cơ sởtin cậy trong việc đưa ra các đánh giá, qua đó giúp xác định dự toán ngân sáchcủa các nguồn lực sẽ phân bổ.

Thứ năm, khuôn khổ MTEF trình bày một cách chi tiết và đầy đủ, đồng

thời hướng đến tính trách nhiệm giải trình và tính trách nhiệm.

II Nội dung quy định pháp luật về khuôn khổ tài chính trung hạn.1 Sự ra đời của khuôn khổ tài chính trung hạn.

Trước khi Luật NSNN 2015 ra đời, việc lập ngân sách theo từng năm làmột cách làm phổ biến tại Việt Nam do thời gian dự báo ngắn, dễ thực hiện Tuynhiên việc chỉ áp dụng cách lập ngân sách này trong tình hình mới đã bộc lộnhiều hạn chế, nhược điểm Cụ thể:

Việc lập NSNN hàng năm cho thấy đã không lường trước được các rủi rosẽ xảy ra 3- 5 năm sau đó dẫn tới việc không có giải pháp phù hợp để hạn chế bộichi, kiểm soát nợ công vào những năm kinh tế phát triển thuận lợi, dành dư địacho những năm khó khăn.

Dự toán NSNN hàng năm dẫn tới phân tán nguồn lực, do có xu hướng tập3

Trang 9

trung vào các nhu cầu cụ thể của từng năm mà chưa tập trung vào các ưu tiênchiến lược trong trung dài hạn của nền kinh tế và tổng hợp nhu cầu của các nămthường vượt khả năng cân đối nguồn lực trong cả giai đoạn Dự toán NSNN hàngnăm sẽ làm cho ngân sách được sử dụng không phải để đảm bảo thực thi chínhsách một cách hiệu quả mà là như một phương thức để kiểm soát các cơ quanquản lý tài chính công Việc NSNN hàng năm tách rời chi thường xuyên và chiđầu tư, dẫn đến tình trạng “ngân sách kép” vì hầu hết các công trình hạ tầng côngcộng đều đòi hỏi những chương trình trung hạn đi kèm với những khoản chithường xuyên để vận hành bảo dưỡng các công trình sau khi chúng được xâydựng xong.

Việc thể chế hóa kế hoạch tài chính trung hạn vào trong một đạo luật là hếtsức cần thiết bởi những hạn chế còn tồn tại của việc chỉ lập kế hoạch tài chínhhàng năm và những kết quả đạt được thông qua thí điểm của Bộ Tài Chính đãcho thấy sự cần thiết áp dụng kế hoạch tài chính trung hạn một cách đồng bộ từTrung ương đến địa phương, trên tất cả các ngành, lĩnh vực.

2 Quy định của pháp luật hiện hành về khuôn khổ tài chính trung hạn

Nội dung của kế hoạch tài chính trung hạn được quy định tại Điều 17 vàĐiều 43 của Luật NSNN năm 2015 Bên cạnh đó, Luật cũng quy định về nhiệmvụ, quyền hạn của các Cơ quan nhà nước trong việc thi hành và đảm bảo kếhoạch tài chính trung hạn Ngoài ra, Nghị định số 45/2017/NĐ-CP cũng cónhững quy định cụ thể về những kế hoạch tài chính như sau:

2.1 Kế hoạch tài chính 05 năm.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật NSNN 2015: “ Kế hoạch tàichính 05 năm là kế hoạch tài chính được lập trong thời hạn 05 năm các giảipháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch”

a) Về phân loại: kế hoạch tài chính 5 năm bao gồm kế hoạch tài chính 5

năm quốc gia và kế hoạch tài chính 5 năm cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung

4

Trang 10

ương Quy định như vậy phù hợp với quy định của luật này về hệ thống NSNNViệt Nam, cụ thể NSNN bao gồm 2 cấp ngân sách trung ương và ngân sách địaphương.

b) Về nội dung: kế hoạch tài chính 5 năm xác định mục tiêu tổng quát,

mục tiêu cụ thể về tài chính – NSNN; các định hướng lớn về tài chính, NSNN; sốthu và cơ cấu thu nội địa, thu dầu thô, thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhậpkhẩu; Số chi và cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi trả nợ, chi thường xuyên; địnhhướng về bội chi ngân sách; giới hạn nợ nước ngoài của quốc gia, nợ công, nợchính phủ; các giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch 4

c) Về mục tiêu: theo đó mục tiêu xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm

được quy định chi tiết và cụ thể tại Khoản 2 Điều 17 Luật NSNN 2015: “ a) Thựchiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia, ngành kế hoạch tàichính – NSNN 03 năm” Như vậy, các mục tiêu theo Luật định được đặt ra làmđảm bảo cho kế hoạch tài chính 05 năm được soạn lập và xây dựng theo một quytrình minh bạch, trong đó đề ra giới hạn nguồn lực trung hạn được phân bổ từtrên xuống nhằm đảm bảo kỷ luật tài khóa tổng thể và xây dựng dự toán chi phíthực hiện chính sách từ dưới lên, thống nhất với chính sách chi tiêu theo ưu tiênchiến lược.

d) Về yêu cầu: để thực hiện được các mục tiêu, kế hoạch tài chính 05 năm

phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Thứ nhất, việc lập kế hoạch tài chính 05 năm phải phù hợp với các mục

tiêu phát triển của các chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế – xã hội, tàichính, nợ công, cải cách hệ thống thuế; mục tiêu và những chỉ tiêu định hướngphát triển kinh tế – xã hội 05 năm giai đoạn sau của cả nước, lĩnh vực, địaphương; các quy hoạch đã được phê duyệt

3 Xem: Khoản 3 Điều 17 Luật NSNN năm 2015

4 Xem: Khoản 1 Điều 17 Luật NSNN năm 20155

Trang 11

Thứ hai, phải phù hợp với các nguyên tắc về cân đối, quản lý NSNN, quản

lý an toàn nợ công, phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữacác cấp ngân sách

Thứ ba, lập kế hoạch tài chính 5 năm phải ưu tiên bố trí NSNN để thực

hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ cụthể nhằm đầu tư có trọng điểm, tránh dàn trải, tập trung nguồn lực vào việc thựchiện mục tiêu chiến lược, bền vững;

Thứ tư, kế hoạch tài chính 5 năm phải công khai, minh bạch, hiệu quả.

Tránh việc để quá trình lập kế hoạch chịu sự chi phối, tác động của các Bộ,ngành, địa phương Điều này sẽ giúp tăng tính tiên liệu của ngân sách hàng nămđược xây dựng trên cơ sở kế hoạch tài chính 5 năm và kế hoạch tài chính 3 năm

e) Về thẩm quyền: lập kế hoạch tài chính 05 năm được quy định cụ thể tại

khoản 4 Điều 17 Luật NSNN năm 2015 và Điều 5 Nghị định số 45/2017/NĐ-CPcủa Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tàichính – NSNN 03 năm có quy định: “1 Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kếhoạch và Đầu tư và các bộ, cơ quan trung ương tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương báo cáo HĐND cấp tỉnh xem xét, quyết định.”

2.2 Kế hoạch tài chính – Ngân sách Nhà nước 03 năm.

Kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm là kế hoạch tài chính – NSNN đượclập hằng năm theo phương thức cuốn chiếu cho thời gian 3 năm, kể từ năm dựtoán ngân sách và 2 năm tiếp theo Kế hoạch này được lập cùng với thời điểm lậpdự toán NSNN hàng năm Căn cứ quy định tại Điều 43 Luật NSNN năm 2015 và5

quy định tại Nghị định số 45/2017/NĐ-CP; các vấn đề về Kế hoạch tài chính –NSNN 03 năm được thể hiện qua các khía cạnh sau:

a) Về phân loại: kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm cũng được phân thành

kế hoạch tài chính – NSNN 3 năm quốc gia và kế hoạch tài chính – NSNN 3 năm

5 Xem: Khoản 2 Điều 3 Nghị định 45/2017/NĐ-CP

6

Trang 12

tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

b) Về nội dung:

Kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 03 năm gồm kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Nội dung gồm: dự báo về các chỉtiêu kinh tế vĩ mô, những chính sách ngân sách quan trọng; dự báo về số thu, chivà cơ cấu thu, chi; dự báo về số bội chi ngân sách; xác định các nguyên tắc cânđối ngân sách nhà nước và thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn lực ngân sách, trần chitiêu cho các lĩnh vực, nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, chi trả nợ, chi thườngxuyên; dự báo về nghĩa vụ nợ dự phòng và các giải pháp chủ yếu để thực hiện kếhoạch trong thời hạn 03 năm.6

-Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trungương, các cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước03 năm, nội dung gồm: mục tiêu, nhiệm vụ, chế độ, chính sách chủ yếu củangành, cơ quan, đơn vị; dự báo các nguồn lực tài chính, trong đó dự báo về số thuđược giao quản lý, yêu cầu về chi ngân sách để thực hiện; thể hiện nguyên tắc vàcách thức xác định, sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chếđộ, chính sách và dự kiến phân bổ kinh phí trong tổng mức trần chi tiêu được cơquan có thẩm quyền xác định trước; các giải pháp chủ yếu để cân đối giữa nhucầu chi ngân sách và trần chi tiêu trong thời hạn 03 năm.7

c) Về mục tiêu: kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm có các mục tiêu cơ bản

sau:

- Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm hiện hành và dựbáo tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu trong giai đoạn 03 nămkế hoạch,

- Đánh giá xu hướng phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn 05 năm, từ

6 Xem: Khoản 2 Điều 43 Luật NSNN năm 2015 7 Xem: Khoản 3 Điều 43 Luật NSNN năm 2015

7

Trang 13

năm liền trước năm hiện hành đến hết năm thứ 3 của giai đoạn kế hoạch;

- So sánh với các mục tiêu đặt ra trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội05 năm đã được Quốc hội quyết định

d) Về yêu cầu: Kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm: Nghị định quy định kế

hoạch tài chính – NSNN 03 năm phải phù hợp với tình hình thực tế thực hiệnmục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và tài chính 05 năm vàhàng năm; dự báo trong thời gian 3 năm kế hoạch; phản ánh đầy đủ các khoảnthu NSNN và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; chi ngân sáchđược lập theo cơ cấu lĩnh vực và các khoản chi lớn, trong phạm vi trần chi ngânsách do cơ quan có thẩm quyền thông báo; đảm bảo các nguyên tắc về cân đối,quản lý, phân cấp ngân sách, quản lý nợ công theo quy định pháp luật.8

e) Về thẩm quyền lập kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm:

- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kếhoạch tài chính – NSNN 3 năm quốc gia báo cáo Chính phủ trình Quốc hội để thamkhảo khi thảo luận, xem xét, thông qua dự toán NSNN và phương án phân bổ ngânsách trung ương hằng năm;

- Sở Tài chính chủ trì, cùng với sở kế hoạch - đầu tư tổng hợp kế hoạch tàichính NSNN 3 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo UBND tỉnh trìnhHĐND cùng cấp để tham khảo khi thảo luận, xem xét, thông qua dự toán ngân sáchvà phương án phân bổ ngân sách địa phương hằng năm.

- Các bộ, cơ quan trung ương và các cơ quan, đơn vị dự toán cấp 1 ở cấptỉnh lập kế hoạch tài chính – NSNN 3 năm thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơnvị mình gửi cơ quan tài chính, kế hoạch và đầu tư cùng cấp để tổng hợp.9

2.3 Mối quan hệ giữa kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm và dự toán NSNN hàng năm.

Từ những phân tích trên đây, căn cứ Điều 4 Nghị định 45/2017/NĐ-CP có

8 Xem: Điều 14 Nghị định 45/2017/NĐ-CP9 Xem: Điều 12 Nghị định 45/2017/NĐ-CP

8

Ngày đăng: 18/05/2024, 23:02

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan