bài tập thảo luận nhóm chủ đề trình bày thông tin trên báo cáo tài chính

20 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
bài tập thảo luận nhóm chủ đề trình bày thông tin trên báo cáo tài chính

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Do đó, các quyết định và hành động củadoanh nghiệp trong việc ghi nhận, bảo quản và sử dụng tài sản chính là những yếutố chủ quan tác động đến tài sản.+ Phương pháp khấu hao: Lựa chọn ph

Trang 1

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

KHOA SAU ĐẠI HỌC NGÀNH KẾ TOÁN

BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓMMỐN: NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

Chủ đề: Trình bày thông tin trên Báo cáo tài chính

GVHD: TS Ngụy Thu HiềnLớp: 2023.B7 KTNhóm 4:

Nguyễn Hương GiangĐỗ Thu NgânHoàng Thị NgàBùi Thảo PhươngĐậu Thị Thu Trang

Trương Thu Trang

Trang 2

I TÀI SẢN1 Khái niệm

1.1.Cách tiếp cận định nghĩa tài sản theo kế toán động

- Tài sản là các nguồn lực mà đơn vị kế toán kiểm soát và thu được lợi ích kinhtế trong tương lai Tài sản trong đơn vị bao gồm tiền mặt, nợ phải thu, hàngtồn kho, tài sản cố định

- Những tài sản được sử dụng để trực tiếp tạo ra luồng tiền vào thường được coilà “lợi ích kinh tế tương lai” Những tài sản được sử dụng để cung cấp hànghóa, dịch vụ phù hợp với mục đích hoạt động của một đơn vị nhưng không trựctiếp tạo ra luồng tiền vào thường được coi là “dịch vụ tiềm tàng”.

1.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản1.2.1 Yếu tố khách quan

 Các yếu tố về vật chất:

- Là những yếu tố thể hiện các thuộc tính hữu dụng tự nhiên vốn có mà tài sản cóthể mang lại cho doanh nghiệp như: Đối với máy móc thiết bị là tính năng, tácdụng, độ bền vật liệu, khả năng duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa, đối với đất đai,nhà cửa chính là vị trí, kích thước, khả năng sửa chữa, cải tạo,

- Tài sản có tính hữu dụng hay công dụng càng nhiều thì giá trị của tài sản càng cao.Mặt khác, các yếu tố phản ánh tính hữu dụng, công dụng của tài sản phụ thuộc vàokhả năng khai thác của từng doanh nghiệp.

 Các yếu tố pháp lý:

- Tình trạng pháp lý của tài sản quy định quyền của chủ thể đối với việc khai tháccác thuộc tính của tài sản trong quá trình sử dụng như: Quyền sử dụng, khai thác,mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, biếu tặng, thừa kế, Quyền khai thác các

Trang 3

thuộc tính của tài sản càng lớn thì giá trị càng cao và ngược lại Các quyền nàyphải được pháp luật bảo hộ và thừa nhận.

 Các yếu tố mang tính kinh tế

- Tính kinh tế của giá trị tài sản chủ yếu ở quan hệ cung cầu, hay độ giãn, độ nhạycủa cung và cầu trên thị trường.

- Các yếu tố ảnh hưởng tới cung-cầu như: Độ khan hiếm, sức mua, thu nhập haynhu cầu có khả năng thanh toán các giao dịch.

1.2.2 Yếu tố chủ quan

- Xuất phát từ việc sử dụng Tài sản cố định, các chủ thể doanh nghiệp sẽ quyết địnhđược mục tiêu cho việc định giá tài sản Do đó, các quyết định và hành động củadoanh nghiệp trong việc ghi nhận, bảo quản và sử dụng tài sản chính là những yếutố chủ quan tác động đến tài sản.

+ Phương pháp khấu hao: Lựa chọn phương pháp và mức độ khấu hao tài sản cốđịnh có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và giá trị còn lại của tài sản trong tài sản cốđịnh.

+ Phân loại tài sản theo mục tiêu kế toán (ví dụ: tài sản cố định, tài sản lưu động )ảnh hưởng đến việc xác định cách ghi nhận và trình bày tài sản trong BCTC.

2 Điều kiện ghi nhận tài sản

- Theo loại hình kế toán động với lý thuyết thực thể và lý thuyết doanh nghiệp, cáchtiếp cận để ghi nhận tài sản dựa vào quyền kiểm soát và lợi ích kinh tế tương lại.Theo đó, điều kiện ghi nhận tài sản thường gồm:

- Đơn vị kế toán kiểm soát được

- Giá trị của tài sản được xác định một cách đáng tin cậy- Tài sản đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai

- Tài sản được hình thành từ các nghiệp vụ và sự kiện trong quá khứ

3 Phân loại tài sản

 Theo Chuẩn mực kế toán số 21, tài sản được chia thành 2 loại:

 TS ngắn hạn: là tài sản lưu động, là loại tài sản tồn tại và được sử dụng trong

khoảng thời gian ngắn Loại tài sản ngắn hạn này đại diện cho tất cả tài sản

Trang 4

của doanh nghiệp sẽ sử dụng, phân phối và thu hồi trong một năm hoặc trongmột chu kỳ hoạt động.

- Tài sản ngắn hạn bao gồm:

 Tiền và các khoản tương đương tiền Đầu tư tài chính ngắn hạn Các khoản phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho

 Tài sản ngắn hạn khác: Chi phí trả trước ngắn hạn, Thuế và các khoảnphải thu của Nhà nước…

 Tài sản ngắn hạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp Đây chính là một trong những nguồn lực quan trọng của sản xuấtkinh doanh, nếu không có hoặc thiếu hụt tài sản ngắn hạn thì hoạt động của doanhnghiệp chắc chắn không thể diễn ra bình thường được Tài sản ngắn hạn là yếu tốcần thiết để thực hiện mục đích gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệptrên thị trường kinh tế.

TS dài hạn: là những tài sản của đơn vị có thời gian sử dụng, luân chuyển

hoặc thu hồi dài (hơn 12 tháng hoặc trong nhiều chu kỳ kinh doanh) và cógiá trị lớn (từ 10 triệu đồng trở lên) Quy định về giá trị có thể thay đổi theotừng quốc gia và từng thời kỳ khác nhau

- Tài sản dài hạn của doanh nghiệp gồm:  Tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình TSCĐ vô hình

 TSCĐ thuê tài chính Bất động sản đầu tư

 Đầu tư vào công ty con, Đầu tư vào công ty liên kết,  Đầu tư góp vốn liên doanh,

 Đầu tư dài hạn khác  Đầu tư XDCB ở doanh nghiệp  Chi phí trả trước dài hạn

Trang 5

 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

 Tài sản doanh nghiệp cơ bản công bố trên bảng cân đối kế toán thể hiện cơ sở vậtchất, tiềm lực kinh tế doanh nghiệp dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh Phântích khái quát về tài sản hướng đến đánh giá cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế quákhứ, hiện tại và những ảnh hưởng đến tương lai của doanh nghiệp.

Về việc ghi nhận giá trị tài sản:

 Ghi nhận theo giá gốc tại thời điểm hình thành tài sản: Giá trị các loại tài sảnnhư tài sản cố định, hàng tồn kho… được ghi nhận theo giá thực tế, bao gồmgiá mua và toàn bộ các chi phí thu mua phát sinh để có được tài sản ở trạngthái sẵn sàng đưa vào sử dụng.

 Đánh giá lại theo giá trị hợp lý tại thời điểm báo cáo: Giá trị hợp lý được sửdụng làm cơ sở để tính giá trị đánh giá lại của tài sản sau ghi nhận ban đầu.Phần chênh lệch được ghi nhận là chi phí trong báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh (tăng hoặc giảm chi phí) hoặc ghi nhận điều chỉnh chỉ tiêu thuộcnguồn vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế toán Cụ thể:

- Thứ nhất, lập dự phòng giảm giá tài sản: Cuối mỗi kỳ kế toán đối với những

khoản mục tài sản bị giảm giá, kế toán tiến hành trích lập dự phòng (dự phònggiảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn; dự phòng giảm giá hàng tồn kho; dự phòngphải thu khó đòi) và ghi nhận vào chi phí (Chi phí tài chính, chi phí quản lýdoanh nghiệp…), đồng thời các khoản dự phòng được ghi nhận vào bên Tàisản của Bảng cân đối kế toán để ghi giảm tổng giá trị tài sản của đơn vị bêncạnh giá gốc.

Trang 6

- Thứ hai, đánh giá lại tài sản: Tài sản được đánh giá lại chủ yếu là tài sản cố

định, bất động sản đầu tư, một số trường hợp có thể và cần thiết đánh giá lạivật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá, sản phẩm dở dang Trường hợp tiến hành đánh giá khi có quyết định của Nhà nước về đánh giálại tài sản, khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và các trườnghợp khác theo quy định Giá trị tài sản được xác định lại trên cơ sở bảng giáNhà nước quy định hoặc Hội đồng định giá tài sản thống nhất xác định Chênhlệch đánh giá lại tài sản được bổ sung hoặc ghi giảm nguồn vốn kinh doanh.

- Thứ ba, đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ ở thời điểm cuốinăm tài chính: Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản

mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trườngngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thờiđiểm cuối năm tài chính.

+ Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái ở thời điểm cuối năm tài chính do đánh giá lạicủa các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ liên quan đến hoạt động kinh doanh nếu lỗtỷ giá hối đoái sẽ tính vào chi phí tài chính, nếu lãi tỷ giá hối đoái cho vào doanh thuhoạt động tài chính để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

+ Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại cuối năm tài chính củacác khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB)(Giai đoạn trước hoạt động): Ở giai đoạn đang đầu tư XDCB, doanh nghiệp chưa đivào hoạt động thì chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính đượcphản ánh luỹ kế trên TK 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” (TK 4132) Số dư Nợ,hoặc Có này sẽ được phản ánh trên Bảng Cân đối kế toán.

Khi kết thúc giai đoạn đầu tư XDCB, bàn giao tài sản cố định đưa vào sử dụng chosản xuất kinh doanh, số dư Nợ, hoặc số dư Có TK 413 (TK 4132) phản ánh số chênhlệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệcuối mỗi năm tài chính (Không bao gồm khoản đánh giá lại các khoản mục tiền tệ cógốc ngoại tệ liên quan đến hoạt động đầu tư XDCB ở thời điểm bàn giao tài sản đểđưa vào sử dụng) sẽ được kết chuyển toàn bộ một lần vào chi phí tài chính (nếu nhỏ),

Trang 7

hoặc doanh thu hoạt động tài chính của năm tài chính có tài sản cố định và các tài sảnđầu tư hoàn thành bàn giao đưa vào hoạt động hoặc phân bổ tối đa là 5 năm (nếu lớn,kể từ khi công trình hoàn thành đưa vào hoạt động).

 Sự khác biệt trong cách ghi nhận nguyên giá tài sản và vốn hóa chi phí giữa cácquốc gia, bao gồm Việt Nam, Anh và Mỹ, thường dựa trên tiêu chuẩn kế toán vàquy định của mỗi quốc gia:

quốc gia:

Cách ghi nhận nguyêngiá tài sản và vốn hóa

chi phí thường được quyđịnh chặt chẽ bởi LuậtKế toán và các thôngtư, quyết định của BộTài chính Các doanh

nghiệp thường phải

tuân thủ theo cácnguyên tắc và quy tắc

kế toán quốc gia và

không có sự linh hoạtlớn trong việc tự chủ tự

ghi nhận.

Doanh nghiệp thường cósự linh hoạt hơn trongviệc tự chủ tự ghi nhận

tài sản và chi phí Quytắc kế toán tại Anhthường được dựa trênchuẩn mực quốc tế, đặc

biệt là InternationalFinancial ReportingStandards (IFRS), và

cho phép sự linh hoạttrong việc áp dụng cácphương pháp ghi nhận tài

sản và chi phí, miễn làchúng tuân theo cácnguyên tắc kế toán quốctế.

Doanh nghiệp cũng tuântheo quy tắc quốc tế,

được gọi là GenerallyAccepted AccountingPrinciples (GAAP) Tuynhiên, sự linh hoạttrong việc tự chủ tự ghinhận tài sản và chi phícũng tồn tại Doanhnghiệp thường có sự linhhoạt trong việc lựa chọncác phương pháp khấuhao và các quy tắc cụ thể

hơn trong việc ghi nhận

tài sản và chi phí, miễnlà chúng tuân theo cácquy định GAAP và có sự

minh bạch trong báo cáo

Trang 8

tài chính.

 Tóm lại, mức độ sự linh hoạt trong việc tự chủ tự ghi nhận tài sản và chi phíthường khác nhau giữa các quốc gia và phụ thuộc vào tiêu chuẩn kế toán quốc giavà quốc tế mà họ tuân theo

5 Một số khoản mục tài sản đặc thù được ghi nhận trên BCTC

a Chi phí trả trước

- Chi phí trả trước là một khoản chi phí của doanh nghiệp đã phát sinh trước đóđể mua một công cụ dụng cụ hoặc một tài sản cho doanh nghiệp nhằm phụcvụ cho hoạt động kinh doanh và sản xuất Các khoản chi phí đã phát sinh nàyvẫn chưa được doanh nghiệp tính hết vào chi phí sản xuất và kinh doanh.- Điều kiện ghi nhận: Chi phí trả trước là tài khoản thuộc Tài sản doanh nghiệp,

có liên quan đến nhiều kỳ kế toán Căn cứ vào thời gian sử dụng, chi phí trảtrước của mỗi doanh nghiệp sẽ được chia thành 2 loại chính bao gồm chi phítrả trước ngắn hạn và chi phí trả trước dài hạn:

+ Chi phí trả trước ngắn hạn là khoản chi phí của doanh nghiệp đã phát sinhliên quan đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của nhiều kỳ hạch toán củadoanh nghiệp trong 1 năm tài chính hay 1 chu kỳ kinh doanh Đồng thời,khoản chi phí này vẫn chưa được tính đầy đủ vào chi phí sản xuất, kinh doanhcủa doanh nghiệp trong kỳ phát sinh mà sẽ được tính vào trong những kỳ hạchtoán tiếp theo đó.

+ Chi phí trả trước dài hạn là khoản chi phí đã phát sinh để mua một tài sảnnào đó sử dụng trong công ty tồn tại từ trên 2 năm tài chính mà vẫn chưa đượcdoanh nghiệp tính đầy đủ vào chi phí sản xuất 1 lần mà phải phân bổ thànhnhiều đợt tại các kỳ kế toán tiếp đó.

b Lợi thế thương mại

- Lợi thế thương mại là tài sản không phải là tài sản vật lý Là tài sản vô hình cógiá trị kinh doanh cho doanh nghiệp và thường được liên quan đến quyền sở

Trang 9

hữu, thương hiệu, bản quyền, công nghệ, hoặc các yếu tố khác có liên quanđến kinh doanh.

- Điều kiện ghi nhận:

+ Có giá trị thương mại và có khả năng tạo ra lợi nhuận+ Có khả năng kiểm tra và định giá chính xác+ Tuân thủ quy tắc kế toán quốc tế (IFRS, GAAP)+ Sự minh bạch và khả kiểm tra trong BCTC

+ Điều chỉnh liên tục khi có sự thay đổi về giá trị hoặc khi có các sự kiện đặcbiệt như mua bán hoặc thay đổi quyền sở hữu

c Tài sản thuế TNDN

- Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là thuế TNDN sẽ được hoàn lạitrong tương lai tính trên các khoản:

+ Chênh lệch tạm thời được khấu trừ;

+ Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản lỗ tính thuếchưa sử dụng;

+ Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản ưu đãi thuếchưa sử dụng.

Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại cần được ghi nhận cho tất cả cácchênh lệch tạm thời được khấu trừ, khi chắc chắn trong tương lai sẽ có lợinhuận tính thuế để sử dụng những chênh lệch tạm thời được khấu trừ này,ngoại trừ tài sản thuế hoãn lại phát sinh từ ghi nhận ban đầu của một tài sảnhoặc nợ phải trả từ một giao dịch mà giao dịch này không có ảnh hưởng đếnlợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế thu nhập (lỗ tính thuế) tại thời điểmgiao dịch.

- Điều kiện ghi nhận:

Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được xác định theo công thức:

Trang 10

Trường hợp tại thời điểm ghi nhận tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lạiđã biết trước có sự thay đổi về thuế suất thuế TNDN trong tương lai, nếu việchoàn nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả nằm trong thời gianthuế suất mới đã có hiệu lực thì thuế suất áp dụng để ghi nhận tài sản thuếđược tính theo thuế suất mới Cụ thể:

+ Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là các khoản chênh lệch tạm thời làmphát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trongtương lai khi giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản được thu hồi hoặc nợphải trả được thanh toán.

+ Cơ sở tính thuế của tài sản là giá trị sẽ được trừ khỏi thu nhập chịu thuế khithu hồi giá trị ghi sổ của tài sản Nếu thu nhập không phải chịu thuế thì cơ sởtính thuế của tài sản bằng giá trị ghi sổ của tài sản đó.

+ Cơ sở tính thuế thu nhập của nợ phải trả là giá trị ghi sổ của nó trừ đi giá trịsẽ được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế khi thanh toán nợ phải trả trong cáckỳ tương lai Đối với doanh thu nhận trước, cơ sở tính thuế là giá trị ghi sổ củanó trừ đi phần giá trị của doanh thu không phải chịu thuế trong tương lai.

d Nguồn nhân lực

- Nguồn nhân lực là tài sản quý giá và quan trọng của doanh nghiệp, công tácđào tạo, chăm sóc đội ngũ nhân viên cũng chính là yếu tố then chốt mang tínhchiến lược lâu dài của một doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn.

- Nguồn nhân lực được coi là tài sản của doanh nghiệp bởi:  Nguồn nhân lực là nhân tố chủ yếu tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp

Nguồn nhân lực đảm bảo tạo nên nguồn sáng tạo trong tổ chức, doanh nghiệp.Bởi, chỉ có con người mới sáng tạo ra các hàng hoá, dịch vụ và kiểm tra được

Trang 11

quá trình sản xuất kinh doanh đó… Mặc dù trang thiết bị, tài sản, nguồn tàichính là những nguồn tài nguyên mà các tổ chức đều cần phải có, nhưng trongđó tài nguyên nhân lực – con người lại đặc biệt quan trọng Không có nhânlực làm việc hiệu quả thì tổ chức đó không thể nào đạt tới mục tiêu và pháttriển bền vững lâu dài.

 Nguồn nhân lực là nguồn lực mang tính chiến lược

Trong điều kiện xã hội đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, thì các nhân tốcông nghệ, vốn, nguyên vật liệu đang giảm dần vai trò của nó Bên cạnh đó,nhân tố tri thức của con người ngày càng chiếm vị trí quan trọng Bởi vì,nguồn nhân lực có tính năng động, sáng tạo và hoạt động trí óc của con ngườisẽ tạo nên được những giá trị hữu ích trong chiến lược phát triển của mộtdoanh nghiệp.

e Đặc quyền kinh doanh

- Đặc quyền kinh doanh là tài khoản sử dụng để ghi nhận các tài sản đặc biệthoặc quyền lợi có giá trị trong quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp Cụthể, tài khoản này thường liên quan đến những quyền độc quyền hoặc đặc biệtmà doanh nghiệp có, giúp họ có lợi thế so với đối thủ trong lĩnh vực kinhdoanh của họ.

- Các loại đặc quyền kinh doanh

+ Quyền đặc quyền về sở hữu thương hiệu: Doanh nghiệp có quyền độc quyềnvề việc sử dụng và phát triển một thương hiệu nổi tiếng, giá trị của thươnghiệu này có thể được ghi nhận

+ Quyền độc quyền về sử dụng công nghệ độc quyền: Doanh nghiệp sở hữuhoặc có quyền sử dụng một công nghệ độc quyền hoặc quyền sở hữu trí tuệđặc biệt, giá trị của công nghệ này ghi nhận dưới tài khoản này

+ Quyền độc quyền về thị trường: Doanh nghiệp có sự hiện diện độc quyềnhoặc lợi thế đặc biệt trên thị trường, ví dụ như quyền độc quyền kinh doanhtrong một lĩnh vực nhất định

Ngày đăng: 17/05/2024, 19:35

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan