1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài 02 lý thuyết lãi suất tư bản cho vay của j keynes sự vận dụng lý thuyết này trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế ở việt nam hiện nay

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Ưu, nhược điểm của lý thuyết về lãi suất tư bản cho vay của J.Keynes…….5CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG LÝ THUYẾT VỀ LÃI SUẤT TƯ BẢN CHO VAYTRONG ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY….6KẾT

Trang 1

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

BÀI THI MÔN: LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾĐề tài 02: Lý thuyết lãi suất tư bản cho vay của J.Keynes Sự vận dụng lý

thuyết này trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay.

Hình thức thi: Tiểu LuậnThời gian làm bài: 3 ngày

Họ và tên: Nguyễn Thu Hiền Mã sinh viên: 21CL73403010477Khoá/Lớp (tín chỉ): 59.22.09.LT1 (Niên chế): CQ59.22.09

STT: 8 ID phòng thi: 528-058-1209

Ngày thi : 18/12/2021 Giờ thi: 7h30

Trang 2

1.2 Hoàn cảnh ra đời của trường phái J.Keynes……….2

1.3 Đặc điểm của trường phái J.Keynes……….3

CHƯƠNG 2 :LÝ THUYẾT LÃI SUẤT TƯ BẢN CHO VAY CỦAJ.KEYNES………4

2.1 Lý thuyết lãi suất tư bản cho vay của J.Keynes……… 4

2.2 Ưu, nhược điểm của lý thuyết về lãi suất tư bản cho vay của J.Keynes…….5

CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG LÝ THUYẾT VỀ LÃI SUẤT TƯ BẢN CHO VAYTRONG ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY….6KẾT LUẬN……….……… 8

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Thế giới trải qua nhiều cuộc khủng hoảng tài chính, dẫn đến ảnh hưởng tớinền kinh tế của các nước bị ảnh hưởng Trong bao nhiêu năm qua, nhiều lýthuyết về kinh tế đã ra đời như trường phái cổ điển, tân cổ điển Tuy nhiên tớinhững năm 30 của thế kỉ XX, những trường phái này bắt đầu trở lên lạc hậu,không giải quyết được vấn đề kinh tế đang diễn ra.

Lúc này, thế giới cần phải có một học thuyết kinh tế mới nhằm khắc phụcnhững hậu quả của cuộc khủng hoảng thừa gây ra J.Keynes- một nhà kinh tế nổitiếng của thế giới đã đưa ra “ Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ1936” Học thuyết này đã giúp nền kinh tế phát triển trở lại Trong học thuyếtnày, J.Keynes đã nhìn thấy được tầm quan trọng của lãi suất và vai trò của nhànước trong việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô.

Trên cơ sở đó, em xin chọn đề tài: “ LÝ THUYẾT LÃI SUẤT TƯ BẢNCHO VAY CỦA J.KEYNES SỰ VẬN DỤNG LÝ THUYẾT NÀYTRONG ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY” làmvấn đề nghiên cứu trong bài tiểu luận này.

Trang 4

NỘI DUNGCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT1.1 Tiểu sử về J.Keynes

John Maynard Keynes( J.Keynes) ( 1883- 1946) sinh ra trong một gia đìnhtrí thức điển hình và được đào tạo trong một môi trường thuận lợi ở Anh Bố củaông là giảng viên Logic học và Kinh tế chính trị học, mẹ là thị trưởngCambridge(

Năm 14 tuổi ông vào học tại đại học Eton và tốt nghiệp với “ điểm ưu toàndiện” và được quyền vào trường Hoàng Gia ở Cambridge Năm 1909 ông làm trợgiảng tại trường Cambridge và trở thành giáo sư nổi tiếng Ông cũng là chuyêngia trong lĩnh vực tài chính, tín dụng, lưu thông tiền tệ, làm cố vấn cho vua vàchính phủ Anh Năm 1911, ông là tổng biên tập tạp chí “ kinh tế” và tạp chí “Hội kinh tế học Hoàng Gia” Ông là nhà kinh tế nổi tiếng ở Anh và thế giới tưbản.

Các tác phẩm của ông phải kể đến “ Tiền tệ Ấn Độ và tài chính 1913”; “Cải cách tiền tệ 1923”; “ Bàn tay tiền tệ 1930”…và nổi tiếng nhất trong số đó là“ Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ 1936”.

1.2 Hoàn cảnh ra đời của trường phái J.Keynes

Vào những năm 30 của thế kỉ XX, ở các nước phương Tây xảy ra cuộckhủng hoảng 1929-1933 nghiêm trọng Điều đó chứng tỏ các lý thuyết ủng hộ tựdo kinh doanh như tự điều tiết, “ Bàn tay vô hình”; lý thuyết cân bằng tổng quátcủa trường phái cổ điển và cổ điển mới không còn sức thuyết phục và ngày càngtrở nên lỗi thời, lạc hâu Điều này dẫn đến không có sự đảm bảo nào cho pháttriển kinh tế Bằng chứng là các cuộc khủng hoảng liên tiếp diễn ra và tiêu biểunhất là cuộc khủng hoảng thừa 1929-1933 đã làm ảnh hưởng trầm trọng nền kinhtế của các nước phương Tây.

Trang 5

Trong thời gian này, chủ nghĩa tư bản phát triển cao hơn nữa, lực lượngsản xuất phát triển cao đòi hỏi phải có sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế Từđó hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

Với sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ( từ những năm70 của thế kỉ XX)lúc đầu đã tạo nên sự thành công của nền kinh tế kế hoạch hóa thu hút sự chú ýcủa các nhà kinh tế tư sản Hay nói cách khác là đề cao vai trò của nhà nước.

Từ những nguyên nhân trên, thế giới nói chung và các nước phương Tâynói riêng đòi hỏi khách quan cần có một lý thuyết kinh tế mới có khả năng thíchứng với tình hình mới và sự ra đời của học thuyết Keynes đã đáp ứng đượcnhững yêu cầu đó Đó là lý thuyết kinh tế chủ nghĩa tư bản có điều tiết, trườngphái Keynes đã ra đời.

1.3 Đặc điểm của trường phái J.Keynes* Tư tưởng cơ bản của trường phái Keynes:

Bác bỏ cách lí giải cổ điển về sự tự điều chỉnh của nền kinh tế, khôngđồng ý với phái cổ điển và cổ điển mới về sự cân bằng kinh tế dựa trên cơ sở tựđiều tiết của thị trường.

* Đặc điểm của phương pháp luận

+ Keynes đã đưa ra phương pháp phân tích vĩ mô (tức là phân tích kinh tếxuất phát từ những tổng lượng lớn để nghiên cứu mối liên hệ và khuynh hướngcủa chúng nhằm tìm ra công cụ tác động vào khuynh hướng, làm thay đổi tổnglượng).

+ Về cơ bản trong phương pháp Keynes vẫn dựa vào tâm lý chủ quan,nhưng khác với các nhà cổ điển và cổ điển mới dựa vào tâm lý cá biệt, Keynesdựa vào tâm lý xã hội, tâm lý chung, tâm lý của số đông.

+ Ông đánh giá cao vai trò của tiêu dùng, trao đổi, coi tiêu dùng và traođổi là nhiệm vụ số một mà nhà kinh tế học phải giải quyết Theo ông, nguyênnhân

Trang 6

của khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp và trì trệ trong nền kinh tế là do cầu tiêudùng giảm do đó cầu có hiệu quả giảm (tiêu dùng tăng chậm hơn mức tăng thunhập do khuynh hướng tiết kiệm, ưa chuộng tiền mặt, vì thế cầu tiêu dùng vàdo đó cầu có hiệu quả giảm) Do đó, cần nâng cầu tiêu dùng, kích thích cầu cóhiệu quả.

+ Phương pháp có tính chất siêu hình: coi lý thuyết của mình đúng chomọi chế độ xã hội.

+ Theo xu hướng chung: tách kinh tế khỏi chính trị, tích cực áp dụng toánhọc (công thức, mô hình, đại lượng, hàm số, đồ thị).

CHƯƠNG 2:LÝ THUYẾT LÃI SUẤT TƯ BẢN CHO VAY CỦAJ.KEYNES

2.1 Lý thuyết lãi suất tư bản cho vay của J.Keynes

Theo J.Keynes, lãi suất không phải là số tiền trả công cho việc tiết kiệmhay nhịn tiêu dung mà nó là trả công cụ cho sự “ chia li với của cải tiền tệ”, mộtsự mạo hiểu khi chuyển quyền sử dụng tiền cho người khác Từ quan niệm đó,J.Keynes cho rằng lãi suất là số tiền trả công cho việc không sử dụng tiền mặttrong khoảng thời gian nhất định.

* Lãi suất chịu tác động bởi 2 nhân tố:

Thứ nhất, Khối lượng tiền mặt trong lưu thông

Khối lượng tiền tệ trong lưu thông ngày càng tăng thì lãi suất ngày cànggiảm và ngược lại Khối lượng tiền tệ trong lưu thông ảnh hưởng tới lãi suất, nếulãi suất giảm thì sẽ có lợi cho nhà đầu tư, khuyến khích họ vay tiền để tăng đầutư, tăng việc làm Nên để giảm lãi suất, J.Keynes đề nghị nhà nước phải chủđộng điều tiết tiền tệ bằng cách in them tiền giấy đưa vào lưu thông.

Thứ hai, Sự ưa chuộng của tiền mặt:

Trang 7

Theo J.Keynes, tiền mặt được ưa chuộng là do nhu cầu sử dụng tiền mặttrong các giao dịch và trong kinh doanh Sự ưa chuộng của tiền mặt còn xuấtphát

Trang 8

từ nhu cầu dự phòng những trường hợp bất trắc, những vụ đầu cơ kiếm lời trongthời gian nhất định Như vậy sự ưa chuộng của tiền mặt là một khuynh hướngtâm lý, có tính hàm số, ấn định khối lượng tiền mà dân chúng muốn giữ theo lãisuất nhất định.

Nếu lãi suất là ( r), khối lượng tiền là( M), hàm số ưa chuộng tiền là( L),thì: M= L( r)

Sự ưa chuộng tiền mặt của công chúng phụ thuộc vào 3 động lực:+ Một là, động lực giao dịch: là nhu cầu tiền dùng giao dịch hàng ngày.Nó phụ thuộc vào quy mô thu nhập và hoạt động kinh doanh.

+ Hai là, động lực dự phòng: Là giữ tiền để đề phòng bất trắc trong cuộcsống và kinh doanh.

+ Ba là, động lực đầu cơ: Giữ tiền nhằm kiếm tiền trên thị trường chứngkhoán.

*Tiểu kết: Có thể thấy lãi suất có vai trò quan trọng đối với việc làm thôngqua hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Như vậy điều tiết lãi suất là vấn đềquan trọng để giải quyết việc làm.

2.2 Ưu, nhược điểm của lý thuyết về lãi suất tư bản cho vay của J.Keynes2.2.1 Ưu điểm

Học thuyết kinh tế của Keynes dã có tác dụng tích cực nhất định đối vớisự phát triển kinh tế trong các nước tư bản Góp phần thúc đẩy kinh tế của cácnước tư bản phát triển, hạn chế được khủng hoảng và thất nghiệp Vì vậy họcthuyết này giữ vị trí thống trị trong hệ thống tư tưởng kinh tế tư sản trong mộtthời gian dài Các khái niệm được sử dụng trong phân tích kinh tế vĩ mô ngàynay.

“ Nó là liều thuốc chữa cho chủ nghĩa tư bản Tây Âu khỏi ốm và nền kinhtế Mỹ lành mạnh”.

Trang 9

J.Keynes là người đã nhìn thấy được tầm quan trọng của lãi suất đối vớinền kinh tế và đời sống con người.

Trang 10

2.2.2 Nhược điểm

Ý đồ dùng lãi suất để điều chỉnh chu kỳ kinh tế tư bản chủ nghĩa không cóhiệu quả, biểu hiện: Chính sách lạm phát có mức độ (có kiểm soát) làm cho lạmphát càng trầm trọng, tác hại lớn hơn cái lợi nó mang lại.

Chủ nghĩa tư bản va vào cuộc khủng hoàng mới với đặc trưng là lạm phát.Vì cơ bản chỉ tập trung vào các vấn đề mang tính chất ngắn hạn, ít chú trọng tớitầm quan trọng của khuyến khích đối với tăng trưởng kinh tế dài hạn.

CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG LÝ THUYẾT VỀ LÃI SUẤT TƯ BẢN CHO VAY TRONG ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

Có thể thấy đặc trưng nổi bật trong học thuyết J.Keynes là đưa racác phương pháp phân tích kinh tế vĩ mô Ông có những quan điểm đúng đắnnhằm điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Hiện nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, nền kinh tế của Việt Namđang bị những ảnh hưởng không nhỏ Có thể thấy, Giá cả hàng hóa và lạm pháttoàn cầu đã và đang “nóng lên” Theo WB, tính đến hết tháng 10/2021, nhiềunhóm hàng hóa tăng mạnh so với đầu năm, giá năng lượng tăng 56,1%, giá nôngnghiệp tăng 6,46%, giá phân bón tăng rất mạnh 79,8%, giá kim loại cơ bản vàkhoáng chất tăng 14,6%, trong khi kim loại quý giảm 5,6% Lạm phát tăng dầntheo tháng (đặc biệt là quý 3/2021) và thậm chí ở mức kỷ lục trong nhiều năm ởnhiều quốc gia, chủ yếu do tác động của sức cầu bật tăng nhanh, đứt gãy chuỗicung ứng làm tăng “cú sốc” khan hiếm hàng hóa và chi phí vận tải- kho bãi Đốivới tình trạng lạm phát, siêu lạm phát như hiện nay, học thuyết kinh tế củaKeynes đã đề cao vai trò của nhà nước Chính phủ có thể tác động bằng cách thắtchặt chi tiêu và tăng thuế Nhờ đó, mức chi tiêu giảm, sản lượng giảm và lạmphát được kiềm chế Ở Việt Nam hiện nay, khi lạm phát đang tăng cao, chính phủ

Trang 11

cần có những biện pháp tác động đến giá cả thị trường để có thể giữ mức lạmphát 5-6%/

1 năm.

Trang 12

Keynes đã đánh giá cao vai trò của công cụ chính sách tiền tệ và lãi suất.Đồng thời trong thực tế, các Chính phủ đều đã có sự vận dụng công cụ và chínhsách tiền tệ để tác động tới nền kinh tế Chính sách tiền tệ được thể hiện tậptrung thông qua việc ngân hàng Trung ương thay đổi mức cung tiền và tỷ lệ lãisuất, nhờ đó đã tác động vào lượng tiền mặt và lãi suất trên thị trường, cũng quađó tác động tới tổng cung và tổng cầu trong nền kinh tế, nâng cao “cầu có hiệuquả” nhằm chống khủng hoảng và suy thoái kinh tế Như vậy, học thuyết Keynesđã chỉ ra những chính sách và công cụ kinh tế mà Nhà nước có thể dùng nó canthiệp và tác động tới nền kinh tế vĩ mô Ở Việt Nam hiện nay, chính phủ nước tađã sử dụng các công cụ và chính sách tài khóa để can thiệp thay đổi mức cungtiền và tỉ lệ lãi suất trên thị trường.

Trên cơ sở vận dụng học thuyết Keynes và những lý luận kinh tế mới nhấtvề kinh tế thị trường hiện đại ngày nay, chúng ta có thể khẳng định rằng: Nhànước cần thiết phải tích cực và chủ động tác động vào nền kinh tế, qua đó để ổnđịnh kinh tế vĩ mô, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và phát triển, đặc biệt là trongbối cảnh hiện nay cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới đang tác động tiêucực tới nước ta thì vai trò đó càng trở nên cấp thiết.

Trang 13

KẾT LUẬN

Trong những năm 30 của thế kỉ XX, thế giới phải trải qua một cuộc khủnghoảng trầm trọng: cuộc khủng hoảng thừa 1929-1933 Việc này đã làm ảnhhưởng tới nền kinh tế thế giới và đăc biệt là nước Mỹ và các nước Tây Âu Họcthuyết “ Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ 1936” ra đời kịp thời, đãgiải quyết được những hậu quả mà các cuộc khủng hoảng trước đó gây ra.

Học thuyết này của Keynes là một học thuyết tiến bộ, phù hợp với bốicảnh lúc bấy giờ và có một số lý thuyết vẫn còn được áp dụng tới ngày nay.Trong đó đặc biệt phải kể đến lý thuyết lãi suất tư bản cho vay của ông Ông đãnhìn ra được tầm quan trọng của lãi suất trong nền kinh tế thị trường.

Tuy nhiên một số lý thuyết của ông bộc lộ nhiều mặt yếu kém, không phùhợp với thời đại ngày nay nhưng không thể phủ nhận được những đóng góp củaông cho nền kinh tế thế giới.

Trang 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế của Học viện Ngân Hàng[2] Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế của Học viện tài chính[3] Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế của Đại học Kinh tế quốc dân[4] Tham khảo web: https://voer.edu.vn/ về đặc điểm của trường phái KeynesVà một số tài liệu tham khảo khác.

Ngày đăng: 17/05/2024, 16:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w