TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
-ĐỀ TÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MAC-LENINĐề tài:
VẬN DỤNG LÝ THUYẾT VỀ HÀNG HÓA CỦA C MÁCĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MỘT DOANH
NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT
Lớp học phần: 231_RLCP1211_06Người hướng dẫn: Hoàng Thị VânNhóm thực hiện: Nhóm 2
Hà Nội, tháng 10 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
PHẦN I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
1 Sản xuất hàng hóa 4
2 Hàng hoá và hai thuộc tính của hàng hoá 4
2.1 Khái niệm hàng hóa 4
2.2 Hai thuộc tính của hàng hóa 5
2.3 Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa 6
3 Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa 73.1 Thước đo lượng giá trị của hàng hóa 7
3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá 7
4 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa 9
PHẦN II LIÊN HỆ VẬN DỤNG VÀO CÔNG TY ACECOOK VIỆT NAM.12 1 Giới thiệu công ty Acecook Việt Nam 12
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 12
1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh của Acecook Việt Nam 12
2 Thực trạng sản xuất của công ty 13
2.2 Khả năng đáp ứng nhu cầu 13
2.3 Quy trình sản xuất 14
3 Giải pháp phát triển công ty 15
3.1 Khuyến khích, đầu tư cho nguồn lao động – người sản xuất hàng hóa 15
3.2 Nâng cao giá trị sử dụng của các sản phẩm 16
3.3 Một số giải pháp khác 17
KẾT LUẬN 18
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế, đó là sản xuất tự cung tự cấp và sản xuất hàng hóa Sản xuất tự cung tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm do lao động tạo ra nhằm để thỏa mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất Sản xuất hàng hóa là sản xuất ra sản phẩm để bán Hay nói cách khác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức sản xuất mà trong đó, sản phẩm làm ra không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác thông qua trao đổi, mua bán
Sản xuất hàng hóa ra đời là bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của loài người Sản xuất hàng hóa làm xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và làm nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội Mục đích của các nhà sản xuất hàng hóa là giá trị, lợi nhuận nên việc nghiên cứu lý luận về hàng hóa của C Mac để đưa ra giải pháp phát triển cho doanh nghiệp là vô cùng cần thiết Sau quá trình cùng nhau tìm hiểu và thảo luận, nhóm 2 chúng em quyết định lựa chọn doanh nghiệp Acecook – một doanh nghiệp chuyên sản xuất về các sản phẩm mì ăn liền và gia vị thực phẩm cho đề tài thảo luận.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong bài thảo luận này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Chúng em kính mong thầy tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn Một lần nữa, chúng em xin trân trọng cảm ơn!
3
Trang 4PHẦN I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1 Sản xuất hàng hóa
Khái niệm: Theo C Mac, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó, những người sản xuất ra sản phẩm không nhằm phục vụ mục đích phục vụ nhu cầu tiêu dùng của chính mình mà để trao đổi, mua bán.
Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa: Sản xuất hàng hóa không xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của xã hội loài người Để nền kinh tế có thể hình thành và phát triển, C Mac cho rằng cần hội đủ hai điều kiện sau:
- Điều kiện thứ nhất: phân công lao động xã hội.
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa của những người sản xuất thành những ngành, nghề khác nhau Khi đó, mỗi người chỉ sản xuất một hoặc một số sản sản phẩm nhất định Trong khi nhu cầu của họ lại đòi hỏi nhiều loại sản phẩm Để thỏa mãn nhu cầu của mình, tất yếu những người sản xuất trao đổi sản phẩm với nhau.
- Điều kiện thứ hai: sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất Điều này làm cho giữa những người sản xuất độc lập với nhau, có sự tách biệt về lợi ích Trong điều kiện đó, người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi, mua bán, tức là phải trao đổi dưới hình thức hàng hóa Trong lịch sử, sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất hiện khách quan dựa trên sự khác biệt và quyền sở hữu Xã hội loài người càng phát triển, sự tách biệt về quyền sở hữu càng sâu sắc, hàng hóa được sản xuất ra càng phong phú.
2 Hàng hoá và hai thuộc tính của hàng hoá
2.1 Khái niệm hàng hóa
Theo định nghĩa của Mác, hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn mong muốn, nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi hay mua bán.
Hàng hóa có thế tồn tại dưới dạng vật thể như sách vở, quần áo hoặc phi vật thể như phim ành, âm nhạc,…
Trang 5Từ khái niệm này, ta có thể rút ra kết luận một đồ vật muốn trở thành hàng hóa cần phải thỏa mãn 3 yếu tố:
- Hàng hóa là sản phẩm của lao động.
- Hàng hóa có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người - Thông qua trao đổi, mua bán.
2.2 Hai thuộc tính của hàng hóa
Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị - Giá trị sử dụng của hàng hóa
Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người (đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu tinh thần, có thể là nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân, có thể là nhu cầu cho sản xuất )
Ví dụ: Giá trị sử dụng của cơm là để ăn, của áo là để mặc, của máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu là để sản xuất…
Giá trị sử dụng của hàng hóa có các đặc điểm như sau:
+ Giá trị sử dụng do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quyết định.
+ Hàng hóa không nhất thiết chỉ có một giá trị sử dụng duy nhất Khi khoa học kỹ thuật càng phát triển người ta càng phát hiện ra nhiều thuộc tính mới của hàng hóa và sử dụng chúng cho nhiều mục đích khác nhau.
+ Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn vì nó tồn tại trong mọi phương thức hoặc mọi kiểu tổ chức sản xuất.
Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của người mua Người mua có quyền sở hữu và sử dụng hàng hóa theo mục đích của họ Hay nói cách khác, sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu của xã hội.
- Giá trị của hàng hóa
Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất đã hao phí để sản xuất ra hàng hóa kết tinh bên trong hàng hóa ấy Giá trị là nội dung bên trong của hàng hóa, nó được biểu hiện ra bên ngoài bằng việc hai hàng hóa có thể trao đổi được với nhau.
Giá trị hàng hóa có những đặc trưng cơ bản như sau:
Trang 6+ Biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa + Là phạm trù lịch sử chỉ tồn tại ở kinh tế hàng hóa.
+ Là sức lao động của người sản xuất hàng hoá bị hao phí kết tinh trong hàng hoá.
+ Là mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hoá + Trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị còn giá trị là nội dung, cơ sở của trao đổi.
2.3 Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa
Hai thuộc tính của hàng hóa có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau
- Thống nhất:
Hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hóa Nếu một vật có giá trị sử dụng (tức có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, xã hội), nhưng không có giá trị (tức không do lao động tạo ra, không có kết tinh lao động) như không khí tự nhiên thì sẽ không phải là hàng hóa Ngược lại, một vật có giá trị (tức có lao động kết tinh), nhưng không có giá trị sử dụng (tức không thể thỏa mãn nhu cầu nào của con người, xã hội) cũng không trở thành hàng hóa.
- Đối lập:
Thứ nhất, với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hóa khác nhau về chất (vải, sắt thép, lúa gạo…) Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất, đều là sự kết tinh của lao động, hay là lao động đã được vật hóa (vải mặc, sắt thép, lúa gạo… đều do lao động tạo ra, kết tinh lao động trong đó).
Thứ hai, quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng có sự tách rời nhau cả về mặt không gian và thời gian
Giá trị được thực hiện trong lĩnh vực lưu thông và thực hiện trước Giá trị sử dụng được thực hiện sau, trong lĩnh vực tiêu dùng
Trang 7Người sản xuất quan tâm tới giá trị, nhưng để đạt được mục đích giá trị bắt buộc họ cũng phải chú ý đến giá trị sử dụng, ngược lại người tiêu dùng quan tâm tới giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình.
Kết luận: Hàng hóa là sản phẩm phổ biến trên thị trường hiện nay, vì vậy nắm
rõ các thuộc tính cơ bản và bản chất của hàng hóa là nội dung quan trọng, đặt ra sự hiệu quả trong quá trình trao đổi thúc đẩy sản xuất.
3 Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trịhàng hóa
3.1 Thước đo lượng giá trị của hàng hóa
Thời gian lao động xã hội cần thiết - đơn vị đo lường lượng giá trị của hàng hóa, là lượng thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội với trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình.
Ví dụ: A dệt vải hết 5h; B dệt vải hết 6h; C dệt vải hết 7h Trong ví dụ này thời gian lao động cá biệt là 5h, 6h, 7h Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian trung bình của ba người trên là 6h B thực hiện đúng quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, A thực hiện tốt quy luật giá trị và C vi phạm quy luật giá trị.
Vậy, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa là lượng thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra đơn vị hàng hóa đó.
Ví dụ: Một người công nhân sản xuất gạch chỉ cần mất 1h để tạo ra sản phẩm, nhưng để tạo ra được một sản phẩm thì người thợ may cần tốn đến 4h (lượng lao động hao phí).
3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá
a Năng suất lao động
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Đại lượng giá trị của một hàng hóa thay đổi theo tỷ lệ thuận với lượng lao động thể hiện trong hàng hóa đó và tỷ lệ nghịch với sức sản xuất của lao động đó.
Trang 8Sự thay đổi của năng suất lao động tác động theo tỷ lệ nghịch đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa nhưng không tác động đến tổng lượng giá trị của tổng số hàng hóa được sản xuất ra trong cùng một đơn vị thời gian.
Để giảm hao phí lao động cá biệt cần phải thực hiện các biện pháp tăng năng suất lao động:
- Trình độ khéo léo (thành thạo) của người lao động.
- Mức độ phát triển của khoa học – kỹ thuật, công nghệ và mức độ ứng dụng những thành tựu đó vào sản xuất.
- Trình độ tổ chức quản lý sản xuất - Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất - Các điều kiện tự nhiên.
Ngoài ra khi xem xét mối quan hệ giữa tăng năng suất lao động với lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa cũng cần phải chú ý đến tăng cường độ lao động.
b Cường độ lao động
Cương độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong sản xuất.
Tăng cường độ lao động là tăng mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động Lượng giá trị của hàng hóa tỷ lệ thuận với lượng hao phí lao động tỷ lệ nghịch với năng suất lao động nhưng không phụ thuộc vào cường độ lao động.
Tuy nhiên, trong điều kiện trình độ sản xuất hàng hóa còn thấp, việc tăng cường độ lao động cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ra số lượng các giá trị sử dụng nhiều hơn góp phần thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội.
Ví dụ: về năng suất lao động ảnh hưởng đến giá trị của hàng hóa có thể là trong ngành sản xuất ô tô Khi công nhân có năng suất lao động cao, tức là họ có khả năng sản xuất nhiều xe hơn trong cùng một khoảng thời gian so với công nhân khác, giá trị của hàng hóa được tạo ra từ mỗi ô tô sẽ giảm Điều này xảy ra do chi phí lao động được phân chia ra trên số lượng sản phẩm nhiều hơn, giúp giảm giá thành mỗi sản phẩm Ngoài ra, năng suất lao động cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hóa Nếu công nhân có năng suất lao động cao, khả năng làm việc chính xác và không gặp lỗi trong quá trình sản xuất sẽ tăng Điều này dẫn đến sản
Trang 9phẩm cuối cùng đạt chất lượng cao hơn, và giá trị của hàng hóa sẽ tăng lên trong thị trường.
c Tính chất phức tạp hay giản đơn của lao động
Căn cứ vào mức độ phức tạp của lao động mà chia thành lao động đơn giản và lao động phức tạp
Lao động đơn giản là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo môt cách hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được
Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua một quá trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn.
Ví dụ: Người lao động trong ngành xây dựng: một người không có đào tạo chuyên môn về xây dựng có thể làm công nhân xây dựng Người này có thể thực hiện các công việc như đào hố, mang tạp dề, vận chuyển vật liệu và giúp đỡ các công nhân khác, mặc dù không có kiến thức chuyên môn về kỹ thuật xây dựng Còn người có chuyên môn thì có thể phụ trách các mảng như thiết kế và quản lý công trình xây dựng.
4 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
Theo Mác, sở dĩ hàng hóa có 2 thuộc tính là do lao động của người sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt: mặt cụ thể và mặt trừu tượng của lao động.
- Lao động cụ thể
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng riêng, phương tiện riêng, phương pháp riêng và kết quả riêng
Ví dụ: Lao động cụ thể là một người thợ hàn thì mục đích để sản xuất ra khung cửa, bàn, ghế sắt, … Đối tượng lao động chính ở đây là sắt, thép, … Phương pháp lao động ở đây là người thợ hàn sử dụng thao tác hàn, xì, đục, khoan, … Người thợ hàn sẽ sử dụng máy cưa, thước vuông, compa, máy hàn góc, máy hàn chuyên dùng để hàn, …Kết quả lao động là tạo ra khung cửa, bàn, ghế, …
Trang 10Mỗi lao động cụ thể tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định Lao động cụ thể càng nhiều loại càng tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội Cùng với sự phát triển là khoa học - kỹ thuật, các hình thức lao động cụ thể ngày càng đa dạng, phong phú, nó phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động xã hội Và hình thức của lao động cụ thể cũng có thể thay đổi
- Lao động trừu tượng
Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó, nói cách khác, đó chính là sự tiêu hao sức lao động (tiêu hao cơ bắp, thần kinh, trí óc) của người sản xuất hàng hóa nói chung.
Lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa tạo ra giá trị của hàng hóa Như vậy, giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Đó cũng chính là mặt chất của giá trị hàng hóa Lao động trừu tượng là cơ sở để so sánh, trao đổi các giá trị sử dụng khác nhau.
Ví dụ: Lao động của người thợ mộc và lao động của người thợ may, nếu xét về mặt lao động cụ thể thì hoàn toàn khác nhau, nhưng nếu gạt bỏ tất cả những sự khác nhau ấy sang một bên thì chúng chỉ còn có một cái chung, đều phải tiêu phí sức óc, sức bắp thịt và sức thần kinh của con người
Lao động trừu tượng chính là lao động hao phí đồng chất của con người.
Kết luận: Lao động của người sản xuất hàng hóa có tính hai mặt là lao động
cụ thể và lao động trừu tượng Lao động cụ thể xem xét sản xuất hàng hóa sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào; còn lao động trừu tượng xem xét lao động hao phí nhiều hay ít.
Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, phản ánh tính chất tự nhân và tính chất xã hội của người sản xuất hàng hóa Lao động cụ thể là biểu hiện của lao động tư nhân, lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội Trong nền sản xuất hàng hóa, lao động tư nhân và lao động xã hội là hai mặt đối lập của một lao động thống nhất.
Giữa lao động tư nhân và lao động xã hội có mâu thuẫn với nhau Đó là mâu thuẫn cơ bản của “sản xuất hàng hoá” Mâu thuẫn này biểu hiện ở chỗ: