1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quan điểm của hồ chí minh về lực lượng đại đoàn kết ý nghĩa của quan điểm đó đối với chiến lược tập hợp lực lượng ở việt nam giai đoạn hiện nay

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Trước những báo cáo của hội nghị Trung ương 4, KhóaXIII, đã nhận định kinh tế - xã hội đất nước đang đứng trướcnhiều khó khăn, thách thức lớn do diễn biến phức tạp của đạidịch

Trang 1

Họ và tên: Trần Thị Huyền Mã sinh

viên:20CL73403010113

Khóa/ Lớp (tín chỉ): CQ58/22.1CL_LT2 Niên chế:

CQ58/22.02CL

STT: 07 ID Phòng thi: 581-058-2406

phòng thi :ĐT 406A Ca thi 9h15’

Mã đề :lẻ BÀI THI MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Hình thức thi: tiểu luận Thời gian thi:3 ngày

ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ “LỰC LƯỢNG ĐẠI ĐOÀN KẾT” Ý NGHĨA CỦA QUAN ĐIỂM ĐÓ ĐỐI VỚI CHIẾN LƯỢC TẬP HỢP LỰC LƯỢNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH TRONG “ LỰC LƯỢNG ĐẠI ĐOÀN KẾT” 2

1.1 Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân 2

1.2 Nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc 2

1.3 Điều kiện để thực hiện đại đoàn kết toàn dân 3

1.4 Ý nghĩa 4

Chương 2: Ý nghĩa của quan điểm của Hồ Chí Minh về “lực lượng đại đoàn kết” 5

2.1 Sự cần thiết về ý nghĩa của quan điểm của Hồ Chí Minh về “lực lượng đại đoàn kết” 5

2.2 Thực trạng về quan điểm của Hồ Chí Minh về “lực lượng đại đoàn kết” 5

2.3 Nguyên nhân 8

2.4 Giải pháp 8

KẾT LUẬN 10

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trước những báo cáo của hội nghị Trung ương 4, Khóa XIII, đã nhận định kinh tế - xã hội đất nước đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn do diễn biến phức tạp của đại dịch covid, và tình tình căng thẳng của chính trường quốc tế Đất nước ta đang đứng trước những khó khăn, thách thức cũng như những cơ hội to lớn để theo kịp các nước khác trong thời kỳ khôi phục kinh tế sau thời kỳ đại dịch.Trước những tình hình đó,

để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải xây dựng

và phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại Để được như vậy,

ta cần vận dụng theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc nhằm phát huy tối đa sức mạnh đưa đất nước vượt qua những khó khăn, thách thức để đất nước ta ngày một phát triển

Từ đó, ta nhận thấy tầm quan trọng của việc áp dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng đại đoàn kết trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước Ta cần làm rõ quan điểm của Hồ Chí minh về “Lực lượng đại đoàn kết” và ý nghĩa của quan điểm đó đối với chiến lược tập hợp lực lượng ở Việt Nam giai đoạn hiện nay

Bài tiểu luận dưới đây ngoài phần lời mở đầu, kết luận

và danh mục tài liệu tham khảo, gồm hai chương chính: Chương 1: Lý luận về quan điểm Hồ Chí Minh trong “Lực lượng đại đoàn kết” Chương 2 Chương 2: Ý nghĩa của quan điểm của

Hồ Chí Minh về “lực lượng đại đoàn kết”

Trang 4

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH TRONG “ LỰC LƯỢNG ĐẠI ĐOÀN KẾT”

1.1 Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh “Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân”, đứng trên lập trường của giai cấp công nhân và quan điểm của quần chúng nhân dân, Người đã nêu rõ khái niệm “dân” và “nhân dân” một cách có nội hàm rộng, chỉ tất cả các người dân Việt Nam, không phân biệt già, trẻ, gái, trai, tôn giáo, tín ngưỡng, đảng phái, tất cả những người con lạc cháu rồng, kể cả kiều bào nước ngoài, trừ những kẻ bán nước hại dân Hai từ “Dân” và “Nhân dân” trong tư tưởng HCM vừa

đc hiểu với tư cách mỗi người cụ thể, đồng thời là tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân với mối liên hệ cả quá khứ và hiện tại, họ là chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết dân tộc thực chất là đại đoàn kết toàn dân Theo Người thì “ ai

có tài, có đức, , có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ” Từ “ta” ở đây là chủ thể, vừa

là Đảng Cộng Sản Việt Nam nói riêng, vừa là mọi người dân Việt Nam nói chung

1.2 Nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc

Trang 5

Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác Đó là nền , là gốc của đại đoàn kết Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây Nhưng đã có nền vững, gốc tốt còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác”(1,tr 438) Như vậy , ta thấy rõ lực lượng làm nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc theo quan điểm của Người là công nhân, nông dân và trí thức, dân là gốc

rễ, là nguồn sức mạnh vô tận quyết định thành công của cách mạng Điều đó được thể hiện ngay từ thời phong kiến đã tổng kết rất rõ về sức mạnh của nhân dân như: chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân, hay trong Chủ nghĩa Mác-Lê Nin cũng đưa ra quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng Thấm nhuần các bài học trong lịch sử và Chủ nghĩa Mác- Lê Nin,

Hồ Chí Minh đã đúc kết được những bài học quý giá, tuy ngắn gọn nhưng vô cùng sâu sắc: trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân “Gốc có vững thì cây mới bền, xây lầu thằng lợi trên nền nhân dân” “Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công” Nhân dân là chỗ dựa vững chắc của Đảng Cộng sản, của cả hệ thống chính trị Hồ Chí Minh nhận xét: “ Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước, đều có lòng nồng nàn yêu nước, sẵn sàng hy sinh tất cả để phục vụ tổ quốc cho nên mỗi khi cách mạng cần đến sức người, sức của thì nhân dân đều nhiệt tình hưởng ứng lười kêu gọi của Đảng, chính phủ Vậy nên, nếu nền tảng này càng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng có

Trang 6

thể mở rộng, thì khi ấy không có thế lực nào có thể làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc.”

1.3 Điều kiện để thực hiện đại đoàn kết toàn dân

Để xây dựng khối đoàn kết dân tộc, tập hợp, đoàn kết được mọi giai cấp, tầng lớp cần phải kế thừa truyền thống yêu nước-nhân nghĩa-đoàn kết dân tộc, bởi những giá trị truyền thống đó

là cội nguồn sức mạnh vô địch để cả dân tộc chiến đấu và chiến thắng thiên tai họa địch, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được vững vàng

Không chỉ vậy, nhân dân cần phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người, theo Người, mỗi cá nhân đều có những ưu điểm, khuyết điểm, cho nên vì lợi ích chung, mỗi người cần phải có lòng khoan dung, độ lượng, trân trọng phần thiện dù là nhỏ nhất trong mỗi con người, có vậy mới tập hợp , quy tụ rộng rãi mọi lực lượng Bởi người từng nói: “Năm ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài Nhưng ngắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay Trong mấy triệu người cũng có người thế này, thế khác Nhưng thế này thế khác đều là dòng dõi của tổ tiên ta Vậy nên

ta phải khoan hồng đại độ Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ

vẻ vang”.(2, tr280-281) Bên cạnh đó cần có niềm tin vào nhân dân, dựa vào dân Với Hồ Chí Minh, yêu dân, tin dân, dựa vào dân, sống, phấn đấu, vì hạnh phúc của nhân dân là nguyên tắc tối cao trong cuộc sống

Dân là chỗ dựa vững chắc, đồng thời cũng là nguồn sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết dân tộc, quyết định thắng

Trang 7

lợi của cách mạng Và trên hết, mỗi cá nhân phải đặt lợi ích dân tộc, lợi ích nhân dân lên trên hết, phục vụ những mục đích cao

cả của đất nước, đấu tranh cho sự nghiệp thống nhất, độc lập của Tổ quốc, xây dựng nước nhà giàu mạnh, phồn vinh

1.4 Ý nghĩa

Tư tưởng HCM về đại đoàn kết toàn dân chính là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt tiến trình cách mạng, là cội nguồn sức mạnh làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam Như vậy, đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân Quan điểm đó cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị Quan điểm của Người đã làm rõ được vai trò của lực lượng quần chúng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, giúp Đảng và Nhà nước được cách thức xây dựng và phát triển đất nước, đó là phải dựa vào nhân dân, phải xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh như vậy mới phát huy được sức mạnh của dân tộc Hiện nay, Đảng và Nhà nước cần vận dụng linh hoạt và sáng tạo quan điểm này để xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Trang 8

Chương 2: Ý nghĩa của quan điểm của Hồ Chí Minh về “lực lượng đại đoàn kết”

2.1 Sự cần thiết về ý nghĩa của quan điểm của Hồ Chí Minh về “lực lượng đại đoàn kết”

Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân , từ lý luận

về “lực lượng đại đoàn kết” HCM đã khẳng định vai trò to lớn của lực lượng đại đoàn kết toàn dân, nhân dân là người làm lên cách mạng Từ đó, ta xác định được đối tượng đoàn kết toàn dân và các điều kiện để thực hiện đại đoàn kết dân tộc Ta thấy

tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp đặc biệt giữa điểm quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin và thực tiễn của cách mạng Việt Nam, để rồi từ đó quan điểm này đã được vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, đưa Đảng và nhà nước ta tới nhiều thắng lợi quan trọng để giải phóng đất nước

Và trên hết , quan điểm này của Người không chỉ có ý nghĩa với thời kỳ đấu tranh bảo vệ đất nước khỏi kẻ tù xâm lăng

mà nó còn có ý nghĩa quan trọng trong thời kỳ xây dựng đất nước hiện nay Ngày nay để xây dựng đất nước giàu mạnh, hưng thịnh thì chúng ta tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, để có thể phát huy được hết sức mạnh tiềm tàng của dân tộc, đưa đất nước vươn lên thoát khỏi những khó khăn

do ảnh hưởng của đại dịch covid-19 như hiện nay

2.2 Thực trạng về quan điểm của Hồ Chí Minh về “lực lượng đại đoàn kết”.

Trong những năm qua, Đảng luôn chú trọng, không ngừng hoàn thiện đường

lối, chủ trương về đại đoàn kết toàn dân tộc và Nhà nước kịp thời thể chế hóa bằng các chính sách, pháp luật Đảng đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết,

Trang 9

nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Trong quá trình vận dụng và phát huy vai trò của lực lượng đại đoàn kết dân tộc Đảng và nhân dân ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn nhưng bên cạnh đó vẫn còn một sô hạn chế

2.2.1Thành tựu

Thành tựu tiêu biểu nhất trong việc áp dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về việc áp dụng khối đại đoàn kết dân tộc đó là dân tộc ta liên tiếp gianhg nhiều chiến thắng vang dội như: Cách mạng tháng 8 năm 1945; kháng chiến chống Pháp năm1954, chiến dịch Tây Nguyên, trận Điện Biên Phủ trên không, chiến dịch Hồ Chí Minh, Những trận chiến oai hùng, lừng lẫy năm châu, đưa Việt Nam thoát khỏi ách thuộc địa, giành lại được nền hòa bình dân tộc

Đời sống nhân dân không ngừng cải thiện, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện để nhân dân được hưởng đời sống vật chất, văn hóa tinh thần tốt nhất Công dân được hưởng công bằng xã hội, được nhà nước quan tâm nhiều hơn, đưa ra những chính sách nhằm thực hiện công bằng xã hội, không còn phân biệt dân tộc hay giới tính, giàu nghèo, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã và đang thực hiện tốt nhiệm vụ của mình đối với nhân dân và đất nước Đời sống nhân dân không ngừng cải thiện, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Nhân dân được phát huy quyền làm chủ của mình , được tham gia bầu cử, ứng cử chọn ra đại diện cho đất nước, người dân được thảo luận đóng góp ý kiến xây dựng, giám sát, kiểm tra các đại biểu, cán bộ

Trang 10

Đặc biệt, trong tình hình covid 19 diễn biến phức tạp,gây ảnh hưởng không chỉ tới sức khỏe con người mà nó còn làm ảnh hưởng tới kinh tế, chính trị và để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng Ngay lúc này ý nghĩa của khối đại đoàn kết cần phải được khơi gợi, vận dụng mạnh mẽ, để toàn thể nhân dân cả nước cùng tham gia chống dịch để bảo vệ sức khỏe cộng đồng Ngay giữa tâm dịch căng thẳng ta cũng bắt gặp nhiều hình ảnh đẹp, những hình ảnh thể hiền sức mạnh đoàn kết, gắn bó, sẻ chia khó khăn của đồng bào ta như ATM gạo, cơm không đồng, quỹ vắc xin covid 19, …

Không chỉ vậy hệ lụy của covid 19 tới các mặt của đời sống kinh tế xã hội cũng ảnh hưởng nghiêm trọng cần nhân dân đồng lòng đoàn kết để khôi phục và phát triển đời sống kinh tế thời kỳ hậu covid Hồ Chí Minh đã nhận rõ được sức mạnh tiềm tàng của nhân dân và vận dụng sức mạnh đó để bảo vệ và xây dựng đất nước trong các thời kỳ

2.2.2 Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong việc vận dụng

tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng đại đoàn kết toàn dân thì ta vẫn còn bắt gặp nhiều hạn chế trong công tác xây dựng dựng chiến hợp tập hợp lực lượng của nước ta hiện nay Tình trạng tham nhũng, quan liêu, suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, Đảng viên làm giảm niềm tin của nhân dân vào khả năng quản lý của Nhà nước Do ý thức của một số cán bộ Đảng viên hay một phần nhỏ người dân còn mang nặng chủ nghĩa cá nhân đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu,

Trang 11

sống hẹp hòi, ích kỷ gây ra những khoảng trống không đáng có trong khối đại đoàn kết dân tộc Số ít người dân ý thức chưa tốt, vẫn chưa hiểu được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp phát triển của đất nước Không chỉ vậy, các thế lực thù địch, phản động chống phá từ trong và ngoài nước, lợi dụng các vấn đề về lợi ích, tự do tín ngưỡng tôn giáo, những sơ hở trong quyết định của Đảng và Nhà Nước nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, thậm chí còn kêu gọi bạo động, phản loạn, lợi dụng niềm tin về tôn giáo của quần chúng nhân dân như tổ chức tự xưng Nhà nước Đề Ga độc lập, Ngoài ra, phương thức hoạt động các đoàn thể, tổ chức quần chúng, vẫn đáp ứng được

những nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của các tầng lớp nhân dân, khả nǎng

thu hút quần chúng của các đoàn thể còn hạn chế Một số nơi còn vi phạm quyền

làm chủ của nhân dân Một số đảng viên chưa thực sự quan tâm tới phong trào quần chúng Những điều đó ảnh hưởng rất lớn tới khối đại đoàn kết, tinh thần dân tộc

Trong nội bộ khối đại đoàn kết toàn dân còn tồn tại sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội ngày càng gay gắt, công tác chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, phát triển kinh

tế ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, hải đảo còn gặp nhiều khó khăn,…Những hạn chế trên là tác động trực tiếp tới chiến lược tập hợp lực lượng ở nước ta hiện nay

2.3 Nguyên nhân.

Trang 12

Một vài những nguyên nhân của hạn chế trong công tác xây dựng chiến lược tập hợp lực lượng ở nước ta hiện nay có thể kể tới là do tàn dư của chiến tranh làm cho đất nước chậm phát triển ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của nhân dân Cùng với đó là

sự chậm trễ trong việc phân tích và dự báo đầy đủ những biến đổi trong cơ cấu giai cấp-xã hội của Đảng, trong quá trình đổi mới đất nước và những mâu thuẫn nảy sinh trong nội bộ nhân dân nên chưa kịp thời đưa ra các chính sách phù hợp để phòng tránh và khắc phục hiệu quả Một số cơ quan còn coi nhẹ công tác dân vận, xa rời quần chúng, chưa tự giác, tích cực trong các hoạt động vì nhân dân Ngoài ra còn có tác động từ bên ngoài gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới chiến lược tập hợp lực lượng ở nước ta

Tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, của hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đến những bất ổn chính trị, sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội gia tăng Hay những tác động gián tiếp của ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường dẫn đến lối sống chạy theo đồng tiền, làm tha hóa và biến chất một số cán

bộ Và đặc biệt là sự tham gia, chống phá, thừa dịp kích động của các thế lực thù địch trong nước và nước ngoài nhằm chia rẽ nội bộ nước ta

2.4 Giải pháp

Trước hết, Đảng và Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để các cấp, ngành, lực lượng nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay Ta cũng cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc theo quan

Ngày đăng: 17/05/2024, 16:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w