1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài hoàn thiện quy trình nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gỗ nội thất sang canada theo hiệp định cptpp

53 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện quy trình nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gỗ nội thất sang Canada theo Hiệp định CPTPP
Tác giả Lê Trần Anh Thư, Nguyễn Ngọc Thanh Thy, Nguyễn Thị Nhã Thi
Người hướng dẫn Th.S. Nguyễn Tiến Dũng
Trường học Trường Đại học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Đại lý giao nhận và khai báo hải quan
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 1,64 MB

Cấu trúc

  • A. MỞ ĐẦU (10)
    • 1. Đặt vấn đề (10)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu (11)
    • 3. Phương pháp thực hiện (11)
    • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (11)
    • 5. Cấu trúc tiểu luận (12)
  • B: NỘI DUNG (13)
  • CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN HIỆP ĐỊNH CPTPP VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN XUẤT KHẨU (13)
    • 1.1. Giới thiệu sơ lược về hiệp định CPTPP (13)
      • 1.1.1. Quá trình hình thành CPTPP (13)
      • 1.1.2. Hiệp định CPTPP (14)
      • 1.1.3. Nội dung chính của hiệp định CPTPP (15)
      • 1.1.4. Lợi ích về xuất khẩu khi tham giam CPTP (15)
      • 1.1.5 Cam kết thuế nhập khẩu của các nước hiệp định CPTPP (16)
      • 1.1.6 Hiệp định CPTPP có cam kết như thế nào về thuế nhập khẩu đối với gỗ và các sản phẩm gỗ (16)
    • 1.2. Lý luận chung về thủ tục hải quan (17)
      • 1.2.1. Thủ tục hải quan điện tử (17)
      • 1.2.2. Thủ tục hải quan truyền thống (19)
      • 1.2.3. Đối tượng phải làm thủ tục và người khai hải quan (20)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GỖ SANG CANADA THEO HIỆP ĐỊNH CPTPP (22)
    • 2.1. Tổng quan về thị trường và tình hình nhập khẩu gỗ nội thất của Canada (22)
      • 2.1.1. Thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất thế giới (23)
      • 2.1.2. Đối thủ cạnh tranh của Việt Nam khi xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nội thất (24)
      • 2.1.3. Những mặt hàng đồ nội thất Canada nhập khẩu (25)
    • 2.2. Tổng quan về thị trường và tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nội thất của Việt Nam (26)
      • 2.2.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ của Việt Nam (27)
      • 2.2.2. Cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu (28)
    • 2.3. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nội thất sang canada trước và sau khi có hiệp định CPTPP (29)
      • 2.3.1. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nội thất sang canada trước khi có hiệp định (29)
      • 2.3.2. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nội thất sang Canada sau khi có hiệp định (29)
    • 2.4. Quy trình xuất khẩu mặt hàng gỗ nội thất (32)
      • 2.4.1. Phân loại và kiểm tra chính sách hàng hóa (38)
      • 2.4.2. Chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu và các giấy tờ liên quan (39)
      • 2.4.3. Kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu (40)
      • 2.4.4. Thuê tàu và lưu cước (41)
      • 2.4.5. Thông quan xuất khẩu (41)
      • 2.4.6. Thanh toán (44)
    • 2.5. Cơ hội và thách thức (44)
      • 2.5.1. Cơ hội (44)
      • 2.5.2. Thách thức (45)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ (48)
    • 3.1. Giải pháp (48)

Nội dung

Gia nhập Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP trước đây và hiện nay là hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP là cơ hội lớn cho thương mại V

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN HIỆP ĐỊNH CPTPP VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN XUẤT KHẨU

Giới thiệu sơ lược về hiệp định CPTPP

1.1.1 Quá trình hình thành CPTPP

Tiền thân của Hiệp định CPTPP là hiệp định TPP, hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership Agreement) Đây là hiệp định thương mại đa phương được ký kết với mục đích giao lưu và hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương

TPP vốn có 12 thành viên gồm các thành viên hiện có của CPTPP (ban đầu

Mỹ cũng là thành viên nhưng về sau rút khỏi Hiệp định) Hiệp định TPP được xem là nền móng để hình thành Hiệp định CPTPP

Khởi đầu, Hiệp định TPP có 4 nước tham gia là Bru-nây, Chi-lê, Niu Di-lân, Xinh-ga-po và vì vậy được gọi tắt là Hiệp định P4

Ngày 22 tháng 9 năm 2008, Hoa Kỳ tuyên bố tham gia vào P4 nhưng đề nghị không phải trong khuôn khổ Hiệp định P4 cũ, mà các bên sẽ đàm phán một Hiệp định hoàn toàn mới, gọi là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) Ngay sau đó, các nước Ốt-xtrây-lia và Pê-ru cũng tuyên bố tham gia TPP

Năm 2009, Việt Nam tham gia TPP với tư cách là quan sát viên đặc biệt Sau

3 phiên đàm phán, Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định này nhân Hội nghị Cấp cao APEC tổ chức từ ngày 13 đến ngày 14 tháng 11 năm 2010 tại thành phố Yokohama (Nhật Bản)

Cùng với quá trình đàm phán, TPP đã tiếp nhận thêm các thành viên mới là Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Ca-na-đa và Nhật Bản, nâng tổng số nước tham gia lên thành

Trải qua hơn 30 phiên đàm phán ở cấp kỹ thuật và hơn 10 cuộc đàm phán ở cấp Bộ trưởng, các nước TPP đã kết thúc cơ bản toàn bộ các nội dung đàm phán tại Hội nghị Bộ trưởng tổ chức tại Át-lan-ta, Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 2015 Ngày 04

5 tháng 02 năm 2016, Bộ trưởng của 12 nước tham gia Hiệp định TPP đã tham dự Lễ ký để xác thực lời văn Hiệp định TPP tại Auckland, New Zealand

Tuy nhiên, vào ngày 30 tháng 01 năm 2017, Hoa Kỳ đã chính thức tuyên bố rút khỏi Hiệp định TPP Trước sự kiện này, các nước TPP còn lại đã tích cực nghiên cứu, trao đổi nhằm thống nhất được hướng xử lý đối với Hiệp định TPP trong bối cảnh mới

Tháng 11 năm 2017, tại Đà Nẵng, Việt Nam, 11 nước còn lại đã thống nhất đổi tên Hiệp định TPP thành Hiệp định CPTPP với những nội dung cốt lõi

Ngày 08 tháng 3 năm 2018, các Bộ trưởng của 11 nước tham gia Hiệp định CPTPP đã chính thức ký kết Hiệp định CPTPP tại thành phố San-ti-a-gô, Chi-lê [1]

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là: Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam

Hiệp định đã được ký kết ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại thành phố Santiago, Chile, và chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn hiệp định gồm Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Úc Đối với Việt Nam hiệp định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019

CPTPP mang tính toàn diện, bao trùm các nguyên tắc thượng mai đầu tư, sở hữu trí tuệ và nhiều chủ đề khác CPTPP sẽ tạo ra áp lực lên cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh, mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp phát triển, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam Cụ thể như sau:

- Thứ nhất: CPTPP sẽ thúc đẩy cải cách thể chế, hoàn thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp

- Thứ hai: CPTPP sẽ tạo động lực tăng trưởng kinh tế

- Thứ ba: CPTPP sẽ tạo cơ hội kinh doanh mới và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam [1]

1.1.3 Nội dung chính của hiệp định CPTPP

Về cơ bản, Hiệp định CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP (gồm

30 chương và 9 phụ lục) nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP 20 nhóm nghĩa vụ tạm hoãn này bao gồm 11 nghĩa vụ liên quan tới Chương Sở hữu trí tuệ, 2 nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua sắm của Chính phủ và 7 nghĩa vụ còn lại liên quan tới 7 Chương là Quản lý hải quan và Tạo thuận lợi Thương mại, Đầu tư, Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, Dịch vụ Tài chính, Viễn thông, Môi trường, Minh bạch hóa và Chống tham nhũng Tuy nhiên, toàn bộ các cam kết về mở cửa thị trường trong Hiệp định TPP vẫn được giữ nguyên trong Hiệp định CPTPP

Hiệp định CPTPP gồm 07 Điều và 01 Phụ lục Hiệp định CPTPP có quy định về mối quan hệ với Hiệp định TPP trước đây (đã được 12 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam ký ngày 06 tháng 2 năm 2016 tại New Zealand) cũng như xử lý các vấn đề khác liên quan đến tính hiệu lực, rút khỏi hay gia nhập hiệp định CPTPP [2]

1.1.4 Lợi ích về xuất khẩu khi tham giam CPTP

Việc các nước, trong đó có các thị trường lớn như Nhật Bản và Ca-na-đa giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa của ta sẽ tạo ra những tác động tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước thành viên Hiệp định CPTPP sẽ được hưởng cam kết cắt giảm thuế quan rất ưu đãi

Về cơ bản, các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của ta như nông thủy sản, điện, điện tử đều được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực Với mức độ cam kết như vậy, theo nghiên cứu chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ tăng thêm 4,04% đến năm 2035 Việc có quan hệ FTA với các nước CPTPP sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới được công bố vào tháng 3 năm 2018, dự báo đến năm 2030, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP sẽ tăng từ 54 tỷ đô-la Mỹ lên 80 tỷ đô-la Mỹ, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu [1]

1.1.5 Cam kết thuế nhập khẩu của các nước hiệp định CPTPP

- Về cơ bản, các cam kết về xóa bỏ và cắt giảm thuế quan nhập khẩu trong CPTPP được chia làm ba nhóm chính:

+ Nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay: Thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực

+ Nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình: Thuế nhập khẩu sẽ được đưa về 0% sau một khoảng thời gian nhất định (lộ trình) Trong CPTPP, phần lớn là lộ trình 3-7 năm, tuy nhiên trong một số trường hợp, lộ trình có thể là trên 10 năm Cá biệt, có một số rất ít dòng thuế có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu trên 20 năm

+ Nhóm áp dụng hạn ngạch thuế quan (TRQ): Đối với nhóm hàng hóa này, thuế nhập khẩu chỉ xóa bỏ hoặc cắt giảm với một khối lượng hàng hóa nhất định (gọi là xóa bỏ/giảm thuế trong hạn ngạch) Với khối lượng nhập khẩu vượt quá lượng hạn ngạch trong biểu cam kết, mức thuế nhập khẩu áp dụng sẽ cao hơn, hoặc không được hưởng ưu đãi

Lý luận chung về thủ tục hải quan

Theo quy định tại Điều 4 của Luật Hải quan được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001, sửa đổi, bổ sung ngày

14 tháng 5 năm 2005: “Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo đúng quy định đối với đối tượng làm thủ tục hải quan.”

Người khải hải quan bao gồm chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải hoặc người được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền Đối tượng chịu sự kiểm tra giám sát của hải quan là hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải, tiền tệ Đối tượng làm thủ tục hải quan bao gồm:

+ Hàng kinh doanh xuất nhập khẩu

+ Hàng tạm nhập tái xuất

+ Hàng mua bán của các cư dân biên giới

+ Hàng hóa xuất khẩu theo đường bưu điện

+ Hàng hóa trên phương tiện vận tải

+ Hàng hóa xuất nhập khẩu bằng phương thức thương mại điện tử

1.2.1 Thủ tục hải quan điện tử

Theo điều 3 thông tư số 222/2009/TT-BTC Hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử: “Thủ tục hải quan điện tử: là thủ tục hải quan trong đó việc khai báo,

9 tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, ra quyết định được thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan”

Thông điệp dữ liệu điện tử hải quan: Là thông tin được tạo ra, gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử theo định dạng chuẩn để thực hiện thủ tục hải quan điện tử

- Chứng từ điện tử: Là chứng từ tạo ra theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Chương I Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính được sử dụng để thủ tục hải quan điện tử

- Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: Là hệ thống thông tin do Tổng cục Hải quan quản lý tập trung, thống nhất, sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử

Hệ thống khai hải quan điện tử: Là hệ thống thông tin do người khai hải quan quản lý, sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử

1.2.1.1 Các đặc thù cơ bản

Thủ tục hải quan điện tử có những đặc thù cơ bản sau:

Thủ tục hải quan được thực hiện bằng các phương tiện điện tử thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan, hạn chế tối đa sự can thiệp của con người, đảm bảo sự nhanh chóng, thuận tiện

- Hồ sơ hải quan điện tử bảo đảm sự toàn vẹn, có khuôn dạng chuẩn và có giá trị pháp lý như hồ sơ hải quan giấy Xử lý hồ sơ hải quan thông qua phần mềm xử lý dữ liệu tờ khai

- Thực hiện các quy định về việc người khai hải quan được tự khai, tự nộp thuế và các khoản thu khác Áp dụng hình thức nộp hàng tháng đối với lệ phí làm thủ tục hải quan Mục đích của các quy định này nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc khai báo của người khai điện tử, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh, chấp hành tốt pháp luật hải quan

- Để được tham gia thủ tục hải quan điện tử doanh nghiệp phải đăng ký và được cơ quan Hải quan chấp nhận tham gia thủ tục hải quan điện tử, cấp mật mã, mật khẩu tham gia hệ thống, nối mạng với máy tính với Hải quan hoặc sử dụng dịch vụ của Đại lý làm thủ tục hải quan điện tử

- Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan trên cơ sở hồ sơ hải quan điện tử do doanh nghiệp gửi tới Trên cơ sở áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, máy tính sẽ tự phân luồng xanh, vàng, đỏ, sau đó cơ quan hải quan duyệt phân luồng, quyết định thông quan dùa trên hồ sơ điện tử do doanh nghiệp khai, thông báo số tờ khai để doanh nghiệp in ra mang đến các cửa khẩu cảng – nơi có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu làm thủ tục thông quan hàng hóa hoặc ra quyết định kiểm tra hải quan dựa trên kết quả phân tích thông tin từ cơ sở dữ liệu của hải quan và các nguồn thông tin khác

- Việc kiểm tra sau thông quan do Chi cục Hải quan điện tử thực hiện trên cơ sở phân tích, xử lý thông tin theo kỹ thuật quản lý rủi ro từ cơ sở dữ liệu, chứng từ giấy thuộc bộ hồ sơ hải quan và các thông tin của các bộ phận nghiệp vụ khác, của cơ quan, cá nhân và tổ chức hải quan các nước

- Áp dụng thủ tục hải quan điện tử không phải là thôi hậu kiểm mà chính là việc chuyển từ hình thức tiền kiểm sang hậu kiểm dựa trên các quy định về quản lý rủi ro, giúp cho Hải quan và Doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian cũng như giảm được chi phí trong quá trình thông quan, nếu doanh nghiệp tiến hành thông quan có vi phạm sẽ được xử lý ở khâu kiểm tra sau thông quan

1.2.1.2 Thủ tục đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GỖ SANG CANADA THEO HIỆP ĐỊNH CPTPP

Tổng quan về thị trường và tình hình nhập khẩu gỗ nội thất của Canada

Triển vọng gia tăng xuất khẩu sang thị trường Canada sản phẩm đồ gỗ và trang trí nội thất của Việt Nam được đánh giá rất khả quan, trước hết là nhờ nhu cầu tiêu thụ lớn và tác động tích cực của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Theo khảo sát của Bộ Công thương, trên thị trường Canada, sản phẩm đồ gỗ và trang trí nội thất của Việt Nam đã được bày bán tại các chuỗi siêu thị lớn như: COSTCO, IKEA, LEON’S…

Mặc dù xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nội thất sang thị trường Canada bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhưng kết quả đạt được trong nửa đầu năm 2021 cho thấy gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ tại Canada

Theo nguồn marketinsightsreports.com, dự báo thị trường đồ nội thất gia đình của Canada đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 6% trong giai đoạn 2021 – 2025 Con số tăng trưởng này đạt được là nhờ sự cải thiện trong hoạt động xây dựng, đặc biệt là lĩnh vực nhà ở tại nhiều vùng của Canada, phần lớn việc mua đồ nội thất được thúc đẩy bởi người tiêu dùng chuyển đến nhà mới Đây là để doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ nội thất thâm nhập thị trường Canada

Bà Trần Thu Quỳnh-Tham tán Thương mại, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Canada cho hay, cơ hội gia tăng xuất khẩu đồ gỗ nội thất cho doanh nghiệp Việt là rất lớn để tận dụng ưu đãi từ Hiệp định CPTPP Đây chính là cơ hội tốt để doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ và trang trí nội thất Việt Nam có cơ hội tìm hiểu sâu về thị trường đồ gỗ và trang trí nội thất Canada, từ đó có biện pháp tăng cường xuất khẩu hiệu quả sang những thị trường này

Xu hướng tiêu dùng của người Canada ưa chuộng sản phẩm có độ bền và thời gian sử dụng lâu dài, do đó ngày càng có nhiều nhu cầu về đồ nội thất cao cấp Các sản phẩm bằng gỗ được ưa chuộng chủ yếu là nội thất phòng khách và phòng ăn Gỗ là một trong những nguyên liệu được sử dụng rộng rãi để sản xuất đồ nội thất, chiếm

14 trên 30% nguyên liệu dùng trong sản xuất đồ nội thất Người tiêu dùng Canada không quá bảo thủ, họ sẵn sàng thử các sản phẩm mới

Hiện nay, Ngành công nghiệp nội thất của Canada được biết đến là một trong

10 nhà sản xuất đồ nội thất hàng đầu trên thế giới và quốc gia này có chuyên môn lâu đời trong lĩnh vực sản xuất đồ nội thất Nhưng trong những năm gần đây do nhập khẩu tăng nhanh và xuất khẩu giảm, Canada đã trở thành nước nhập khẩu ròng các sản phẩm đồ nội thất [4]

Người Canada đang có xu hướng gia tăng đối với đồ nội thất nhỏ gọn và đa năng Họ đặc biệt yêu thích đồ nội thất được làm từ vật liệu thân thiện với môi trường Người châu Á nói chung và VN nói riêng sang định cư tại Canada ngày càng nhiều Trong đó số người Việt nhập cư vào Canada là khoảng 170.000 người Lượng người tiêu dùng này sử dụng nhiều các sản phẩm châu Á trong đó có sản phẩm Việt Nam [5]

2.1.1 Thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất thế giới

Hình 2.1 Thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất thế giới và thị phần của Việt Nam

(Nguồn: Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, Cơ quan thống kê Canada, ITC.)

Nhìn vào hình 2.1 thì ta có thể thấy 5 thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất thế giới, đồ gỗ Việt Nam đã ít nhiều khẳng định vị thế và chiếm lĩnh các thị phần quan trọng

Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ tuy nhiên tỷ trọng nhập khẩu Việt Nam trong 10 tháng năm 2022 đã giảm 2,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021

Canada là thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 5 thế giới trong 10 tháng năm 2022, đạt 2,3 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2021 (trong 10 tháng năm 2021 tăng 34,6%) Tỷ trọng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Canada từ Việt Nam cũng có xu hướng giảm 2.2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021 [6]

2.1.2 Đối thủ cạnh tranh của Việt Nam khi xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nội thất sang Canada

Hình 2.2 Thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ cho Canada trong tháng 10 và 10 tháng năm 2022

(Nguồn: Cơ quan thống kê Canada/Bộ Công Thương)

Nhìn vào hình 2.2 về thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ cho Canada trong tháng 10 và 10 tháng năm 2022, thì ta có thể thấy rằng những đối thủ cạnh trạnh nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ cho Canada gồm Trung Quốc, Hoa Kỳ, Việt Nam, Ý, Ba Lan,…Theo Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu của Cơ quan thống kê Canada cho biết Canada chủ yếu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Trung Quốc và Hoa Kỳ và Việt Nam trong 10 tháng năm 2022 Vì do tác động của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, để tiết kiệm chi phí Canada tăng nhập khẩu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ từ các những thị trường có vị trí địa lý gần hơn như Hoa Kỳ

Do đó, Canada giảm nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ thị trường Trung Quốc và Việt Nam Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam trong 10 tháng đầu năm đạt

16 gần 360 triệu USD, giảm 3,4% so với cùng kỳ, tỷ trọng, tỷ trọng chiếm 15,4%, giảm 2,2 điểm phần trăm

Nhập khẩu từ Trung Quốc đạt hơn 733 triệu USD, giảm 3,5%, tỷ trọng chiếm 31,5% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Canada, giảm 4,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021

Tính chung trong tháng 10 nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Canada đạt 217,3 triệu USD, tăng 7,8% so với tháng 10/2021 Lũy kế trong 10 tháng năm 2022, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của nước này đạt 2,3 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2021

Tổng quan về thị trường và tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nội thất của Việt Nam

Ngành công nghiệp chế biến gỗ đã trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực xếp thứ 5 của Việt Nam chỉ đứng sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản Cùng với đó, Việt Nam đã thành một nước xuất khẩu đồ gỗ đứng đầu Đông Nam Á Chất lượng đồ gỗ Việt Nam luôn được cải tiến, có khả năng cạnh tranh cao với các nước trong khu vực

Hiện nay, nước ta có khoảng 3.500 công ty chế biến gỗ, 340 làng nghề gỗ và lượng lớn các hộ gia đình sản xuất kinh doanh đồ gỗ Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông Thôn thì những cơ sở chế biến gỗ thường có quy mô nhỏ

Nguyên liệu của ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam hiện có nhiều khó khăn, chủ yếu từ hai nguồn cơ bản: Nguồn nguyên liệu gỗ trong nước (gỗ tự nhiên và gỗ rừng trồng) và nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu Về nguồn vật liệu gỗ trong nước thì tính từ lúc năm 2014 Chính phủ quyết định đóng cửa rừng tự nhiên, do vậy nguồn nguyên liệu gỗ nội địa chỉ còn trông mong vào gỗ rừng trồng Nguyên liệu gỗ rừng trồng hiện đạt khoảng 3,2 triệu ha, với trữ lượng gỗ đạt khoảng 60 triệu m3 Sản lượng gỗ rừng đạt trên 5 triệu m3/năm, sản lượng gỗ này cốt yếu là keo và khuynh diệp [8]

Nhiều sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã chinh phục được các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản Nên khả năng cao vẫn có thể đáp ứng được các yêu cầu của thị trường Canada

Người tiêu dùng Canada không quá bảo thủ, họ sẵn sàng thử sử dụng sản phẩm mới nếu giá cả cạnh tranh

Việt Nam là một trong số rất ít các nước châu Á đã có FTA với Canada Do đó hàng hóa Việt Nam có lợi thế về thuế quan hơn các đối thủ cạnh tranh từ nhiều nước khác

Một lợi thế đáng chú ý ở chiều nhập khẩu: Canada có nguồn nguyên liệu gỗ và là một trong những nước xuất khẩu gỗ nguyên liệu lớn trên thế giới trong khi Việt Nam có nhu cầu cao nhập khẩu gỗ nguyên liệu để chế biến xuất khẩu [5]

2.2.1 Cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ của Việt Nam

Hình 2.4 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của 10T/ 2022

(Nguồn: Số liệu của Tổng cục Hải quan, tính toán bới nhóm nghiên cứu của các

HH gỗ và Forest Trends)

Nhìn vào hình 2.4 ta có thể thấy Canada chỉ chiếm 1,5% về tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc là 5 thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam nhưng do những tháng cuối năm 2022 do xảy ra xung đột giữa Nga và U-crai-na dẫn tới hạn chế về chuỗi cung ứng, lạm phát tăng mạnh,… Các mặt hàng quan trọng mà Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là đồ gỗ thuộc nhóm HS 94, trong khi mặt hàng quan

19 trọng xuất khẩu sang Trung Quốc là dăm gỗ và xuất khẩu sang Hàn Quốc và Nhật Bản là viên nén, dăm gỗ và đồ gỗ [10]

2.2.2 Cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu

Hình 2.5 Cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu trong tháng 10 năm

(Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan)

Những bất ổn do cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine dẫn tới hạn chế về chuỗi cung ứng, vấn đề hậu cần và áp lực lạm phát tăng mạnh, cùng với sự mất giá của các đồng tiền chính so với đồng USD, là những yếu tố cản trở dẫn đến sự tăng trưởng chậm của ngành gỗ trong năm 2022

Nhìn vào hình 2.5 ta có thể thấy đồ nội thất bằng gỗ luôn là mặt hàng xuất khẩu chính trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu trong 10 tháng năm

2022, trị giá xuất khẩu của mặt hàng này tăng trưởng mạnh góp phần thúc đẩy ngành gỗ tăng trưởng khả quan

Tuy nhiên, nhiều thị trường nhập khẩu chính nhóm hàng này của Việt Nam như Mỹ, EU, Anh đều chịu áp lực lạm phát cao, khiến nhu cầu tiêu thụ nhóm hàng này chậm lại Do đó, mức độ tăng trưởng về trị giá xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ đã chững lại trong 10 tháng năm 2022, đạt 8,5 tỷ USD, chỉ tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2021 (trong cùng kỳ năm 2021 nhóm hàng này đạt tốc độ tăng trưởng là 21,7%), chiếm 62,8% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ [11]

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nội thất sang canada trước và sau khi có hiệp định CPTPP

2.3.1 Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nội thất sang canada trước khi có hiệp định CPTPP

Theo Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trước khi có hiệp định CPTPP, Việt Nam và Canada chưa có FTA chung nào, gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam thuộc diện áp dụng thuế MFN mà Canada áp dụng chung cho tất cả các thành viên WTO chưa có FTA với nước này Tuy nhiên, mức thuế MFN của Canada đối với gỗ và các sản phẩm gỗ cũng tương đối thấp Cụ thể, thuế MFN trung bình năm 2018 mà Canada áp dụng là:

- 1,47% đối với gỗ và các sản phẩm gỗ Chương 44

- 5,7% đối với đồ nội thất bằng gỗ có mã HS 9403.30-60

Vì vậy, CPTPP mang đến cho gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam lợi thế nhất định về thuế quan, đặc biệt với một số dòng hàng hóa đang có mức thuế MFN cao Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chú ý là để tận dụng thuế quan ưu đãi, gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam phải đáp ứng quy tắc xuất xứ CPTPP (trong khi thuế MFN không có điều kiện về quy tắc xuất xứ) [12]

2.3.2 Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nội thất sang Canada sau khi có hiệp định CPTPP

Mặc dù Việt Nam và Canada cùng là thành viên của hiệp định CPTPP được miễn thuế xuất nhập khẩu Trong đó, hiệp định CPTPP là cú hích giúp mặt hàng này có thể tiến sâu vào thị trường Canada CPTPP là hiệp định thương mại tự do đầu tiên mà Việt Nam có với Canada

Sau khi hiệp định CPTPP có hiệu lực Canada cam kết xoá bỏ thuế nhập khẩu cho 95% số dòng thuế và 78% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Canada Trong đó, 100% kim ngạch xuất khẩu thủy sản và 100% kim ngạch xuất khẩu gỗ được xóa bỏ thuế quan ngay khi hiệp định CPTPP có hiệu lực

Canada được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng cho nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong đó có gỗ và sản phẩm gỗ Do đó, hiệp định được kỳ vọng rất nhiều trong việc tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam trong đó có đồ gỗ nhờ được giảm thuế về 0% ngay khi hiệp định CPTPP có hiệu lực Hiệp

21 định CPTPP có hiệu lực giúp xuất khẩu sản phẩm gốm sứ và thủ công mỹ nghệ, trong đó sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường Canada tăng tới 30%/năm

Canada là một trong 10 nhà sản xuất đồ nội thất hàng đầu trên thế giới Quốc gia này có chuyên môn lâu đời trong lĩnh vực sản xuất đồ nội thất Tuy nhiên, theo

Bộ Công Thương, trong những năm gần đây do nhập khẩu tăng nhanh và xuất khẩu giảm, Canada đã trở thành nước nhập khẩu ròng các sản phẩm đồ nội thất Nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Canada đang tiếp tục tăng mạnh trong bối cảnh ngành công nghiệp nội thất trong nước không thể cạnh tranh được với các thị trường nước ngoài có lợi thế chi phí rẻ hơn, trong đó có Việt Nam

Theo số liệu thống kệ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam - Canada đã tăng gấp 3 lần từ 1,14 tỷ USD năm 2010 lên 3,85 tỷ USD trong năm 2018, trong đó Việt Nam luôn xuất siêu sang Canada, năm 2018 giá trị xuất siêu đạt 2,14 tỷ USD [20]

Bảng 2.1 Tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường

Canada giai đoạn năm 2019 - năm 2022

(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp)

Nhìn vào bảng 2.1 ta có thể thấy sự kết nối thương mại giữa Việt Nam và Canada ngày càng được tăng cường thông qua việc tham gia hiệp định CPTPP Chỉ sau một thời gian ngắn CPTPP có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

22 sang Canada đã có sự tăng trưởng mạnh Cụ thể, 2 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu từ Việt Nam sang Canada đạt hơn 506 triệu USD, tăng 36,6% so với cùng kỳ năm trước [20]

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Canada trong năm 2019 đạt 192,1 triệu USD

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường này trong năm 2020 đạt gần 219,8 triệu USD, tăng 14,4% so với năm 2019 [13]

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2021, xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam sang Canada đạt 416,4 triệu USD, tăng 27,4%, chiếm 16,7% tổng trị giá nhập khẩu của Canada Năm 2021, mặc dù xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Canada bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng kết quả đạt được trong cho thấy gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ tại Canada [14]

Năm 2022, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Canada đạt 411,9 triệu USD giảm 1,1% so với năm 2021 [15]

Một điểm mạnh khác là Chính phủ Canada tiếp tục theo đuổi chính sách đa dạng hóa thị trường và coi Việt Nam là một đối tác quan trọng của châu Á, tạo cơ hội đáng kể cho các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường này Triển vọng xuất khẩu đồ gỗ và đồ trang trí nội thất của Việt Nam sang Canada vẫn tươi sáng do nhu cầu tiêu dùng mạnh ở Canada và ảnh hưởng tốt của Hiệp định Đối tác Toàn cầu và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Theo marketinginsightsreports.com, ngành công nghiệp đồ nội thất gia đình của Canada dự kiến sẽ tăng với tốc độ 6% hàng năm đến năm 2025 Sự gia tăng trong hoạt động xây dựng, đặc biệt là trong lĩnh vực nhà ở, đang thúc đẩy sự mở rộng của ngành công nghiệp nội thất gia đình của Canada ở nhiều vùng của đất nước, với phần lớn doanh số bán đồ nội thất được thúc đẩy bởi khách hàng muốn chuyển đến một ngôi nhà mới [21]

Quy trình xuất khẩu mặt hàng gỗ nội thất

Để xuất khẩu được gỗ, doanh nghiệp cần nắm được một số quy định chung về quản lý gỗ xuất khẩu Căn cứ vào Điều 8 của Nghị định 102/2020/NĐ-CP có thể tổng hợp được các yêu cầu như sau:

Gỗ xuất khẩu phải bảo đảm hợp pháp, được làm thủ tục xuất khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan

Gỗ xuất khẩu được quản lý theo loại gỗ, thị trường xuất khẩu và trên cơ sở kết quả phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ

Gỗ xuất khẩu phải có giấy phép CITES hoặc giấy phép FLEGT hoặc bảng kê gỗ theo quy định tại Nghị định này

Lô hàng gỗ xuất khẩu đã được cấp phép FLEGT được ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan

Xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển là phương thức xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp (chiếm 90% tổng khối lượng hàng hóa xuất khẩu) Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển của Việt Nam được thực hiện theo 6 bước sau đây:

Sơ đồ 2.1: Quy trình xuất khẩu gỗ tại Việt Nam sang Canada

Tìm kiếm khách hàng và ký kết hợp đồng xuất khẩu Đặt lịch đóng container với bên vận tải

Khai hải quan và làm bộ chứng từ xuất khẩu

Kiểm tra điều kiện xuất và giao hàng cho bên vận tải

Làm thủ tục hải quan và giao hàng cho hãng tàu Thanh toán tiền hàng xuất khẩu

Bước 1: Tìm kiếm khách hàng và ký kết hợp đồng xuất khẩu

Dựa trên nhu cầu của khách hàng mà nhân viên xuất khẩu sẽ tìm kiếm dễ hơn Sau khi đã tìm kiếm và có đơn đặt hàng từ khách hàng, doanh nghiệp sẽ tiến hành đến ký kết hợp đồng Ký kết hợp đồng xuất khẩu là khâu mở đầu rất quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu Đây là điều kiện để doanh nghiệp có thể chuẩn bị hàng hóa trong nước để xuất khẩu Khi ký kết doanh nghiệp thường căn cứ vào các yếu tố sau đây:

Thứ nhất là chính sách đối ngoại và ngoại thương của Nhà nước Hiện nay, Nhà nước có các chính sách khuyến khích xuất khẩu, tạo điều kiện cho tất cả các công ty đều có thể xuất khẩu trực tiếp Bên cạnh đó, công ty phải có đủ các yếu tố về năng lực sản xuất, khả năng tài chính, có kỹ năng chuyên môn, có tư cách pháp nhân Ngoài những mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu thì Chính phủ cũng có những chính sách quản lý bằng hạn ngạch, quoto… để hạn chế một số mặt hàng xuất khẩu Thứ hai là ký kết hợp đồng:

Hợp đồng xuất nhập khẩu cũng như hợp đồng thông thường là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong những quan hệ xã hội cụ thể

Cụ thế, hợp đồng xuất khẩu là sự thoả thuận giữa hai bên có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau (theo quan niệm của ngành xuất nhập khẩu), theo đó một bên gọi là bên bán (bên xuất khẩu) có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cho một bên khác gọi là bên mua (bên nhập khẩu) một tài sản nhất định gọi là hàng hóa Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền

Thứ ba là lựa chọn đối tác kinh doanh thật chất lượng, có độ uy tín cao trên thương trường, khả năng tài chính,

Thứ tư là khả năng Việt Nam đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa xuất khẩu cho các đối tác kinh doanh.Việc ký kết hợp đồng của Việt Nam có thể là gặp gỡ trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện tử, điện tín Trước khi ký kết, công ty và khách hàng phải đi đến được những thỏa thuận thống nhất về các điều khoản trong hợp đồng thông qua telex (điện thoại), fax hoặc qua mạng internet

Bước 2: Đặt lịch đóng container với bên vận tải

Doanh nghiệp thực hiện hợp đồng xuất khẩu với khách hàng theo điều kiện giao

25 hàng FOB, nên doanh nghiệp có trách nhiệm giao hàng lên boong tàu và sẽ chuyển toàn bộ rủi ro cho người mua sau khi hàng đã lên tàu Vì vậy, việc thuê tàu sẽ do khách hàng làm chủ và công ty thực hiện việc thuê phương tiện vận tải để kéo container chở hàng hóa ra cảng xuất Việc đặt lịch đóng container được thực hiện thông qua hình thức gửi email Với những lô hàng cần xin thêm thời gian cut off tờ khai cho hàng phải ghi chú rõ thời gian cần giao tờ khai cho hãng tàu, thời gian container phải ra khỏi nhà máy và thời gian hạ hàng dưới cảng Ngoài ra những lô hàng phát sinh chi phí như nộp tờ khai không có phiếu phơi hạ, phí tăng ca, lưu container cần lập biên bản ghi rõ nội dung và nguyên nhân Với trường hợp container bẩn, có mùi, thủng… không đủ điều kiện đóng hàng cần lập biên bản yêu cầu lái xe container ký và gửi email cho cho bên vận tải để làm căn cứ xử phạt

Bước 3: Khai hải quan và làm bộ chứng từ xuất khẩu

Hiện nay, Việt Nam thực hiện truyền tờ khai trên hệ thống phần mềm ECUS5 - VNACCS Quá trình khai báo điện tử được thực hiện như sau:

Lập tờ khai điện tử

Nhân viên doanh nghiệp thực hiện đăng nhập và kiểm tra các thông tin mặc định của doanh nghiệp trên hệ thống Vào menu của chương trình và chọn chức năng:“Tờ khai/ đăng ký mới tờ khai xuất khẩu (EDA)” Sau đó điền các thông tin cần thiết trên tab: ”thông tin của tờ khai” Thông tin về lượng hàng khai hải quan dựa vào biên bản đóng hàng do bộ phận kho gửi Đơn giá và số lượng khai dựa vào bảng quyết toán do kế toán thanh toán quốc tế gửi Số tiếp nhận tờ khai và số tờ khai sẽ do cán bộ hải quan xử lý Nhập thông tin cho tab “thông tin container” về địa điểm kho, danh sách hàng hóa container Nhập thông tin vận chuyển về ngày khởi hành, địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế và nhập thông tin về số container

Khai báo chính thức tờ khai điện tử

Sau khi nhập đầy đủ thông tin về lô hàng trên hệ thống, nhân viên sẽ tiến hành khai chính thức bằng cách đăng nhập vào ô chữ ký số của doanh nghiệp và nhận số tờ khai và thông tin tờ khai Cuối cùng ấn in lấy mã vạch với hàng container và lấy mã danh sách hàng với hàng lẻ

Nhận kết quả khai báo và in tờ khai điện tử

Cán bộ Hải quan sẽ xử lý tờ khai và phản hồi kết quả Căn cứ trên kết quả phản

26 hồi, doanh nghiệp tiến hành lấy kết quả tờ khai để thực hiện các thủ tục thông quan Tiếp theo làm theo hướng dẫn có sẵn trên phần mềm để hoàn thành khai báo Ngoài ra sẽ tiến hành khai báo về lệ phí khi đã nhận được kết quả phân luồng hàng hóa

Kiểm tra và xử lý tờ khai

Sau khi khai báo chính thức và tờ khai sẽ được phân luồng thông qua hệ thống kiểm tra tự động của Hải quan Đối với tờ khai vào luồng xanh thì cần đính kèm chứng từ : INV (Invoice– hóa đơn thương mại), PKL (Packing list – bảng kê chi tiết hàng hóa) lên hệ thống phần mềm Mở tờ khai lệ phí và lấy mã vạch container Gửi tờ khai thông quan, tờ khai lệ phí, mã vạch container vào email gọi container về cho bên vận tải Đối với trường hợp tờ khai vào luồng vàng hoặc luồng đỏ cần xử lý thông quan như sau:

- Tờ khai luồng vàng: Cơ quan Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ Khi đó, công ty cần chuẩn bị các chứng từ sau:

+ Hợp đồng thương mại: 01 bản copy + Hóa đơn thương mại (Invoice): 01 bản copy

+ Vận đơn (BL – Bill of Lading): 01 bản copy + Bảng kê chi tiết hàng hóa (Packing List): 01 bản copy + Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 01 bản gốc

+ Giấy tờ khác theo yêu cầu của Hải quan (nếu có) - Tờ khai luồng đỏ: Cơ quan Hải quan sẽ kiểm tra bộ chứng từ xuất khẩu và kiểm tra thực tế hàng hóa

Cơ hội và thách thức

Thị phần xuất khẩu nội thất bằng gỗ sang Canada của Việt Nam hiện đang đứng thứ 4 tuy nhiên còn khá thấp chỉ chiếm 15,3% tổng giá trị nhập khẩu gỗ trong năm 2022 của Canada, do đó vẫn còn nhiều cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu loại mặt hàng này của Việt Nam mở rộng thị phần Canada trong thời gian tới

Với chiến lược Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương, Asean trở thành trung tâm của khu vực nâng quan hệ với ASEAN lên cấp đối tác chiến lược Kết hợp với thị trường Canada lại là một thị trường có nhu cầu tiêu thụ lớn tạo điều kiện để các doanh nghiệp đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường này

Ngành gỗ Việt Nam đã thay đổi nhiều trong những năm gần đây, nắm bắt tốt xu hướng thị trường và được hầu hết doanh nghiệp Canada đánh giá là cửa ngõ hợp lý để đi vào khu vực nhờ ưu thế về vị trí địa lý, hạ tầng, lao động, ổn định chính trị - xã hội

Bên cạnh đó, cả Việt Nam và Canada đều là thành viên của CPTPP, APEC, đặc biệt 2 nước đã sớm thiết lập cơ chế Uỷ ban hỗn hợp kinh tế để trao đổi định kỳ về triển vọng hợp tác kinh tế, thương mại [17]

Hiệp định CPTPP Việt Nam cũng có các cam kết loại bỏ thuế quan đối với phần lớn các máy móc thiết bị, trong đó có máy móc thiết bị ngành gỗ Đây là cơ hội để ngành gỗ nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại với giá hợp lý từ các nguồn hiệp định CPTPP

Việt Nam là trung tâm chế biến gỗ, các doanh nghiệp có thể nhập khẩu nguyên liệu từ các nước CPTPP như Chi lê để hưởng ưu đãi khi xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường trong khối

Mở rộng thị trường xuất khẩu: Nhờ vào các ưu đãi của hiệp định CPTPP, các doanh nghiệp sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu sang các quốc gia thành viên như

Pê Ru, Chi Lê và Brunei,…

Các báo cáo cho thấy rằng ngành gỗ đang chứng kiến một quy luật chung Đó là càng phát triển, rủi ro càng lớn Việt Nam hiện đang đứng thứ hai châu Á về xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Nhưng bên cạnh những tăng trưởng đáng kể, ngành gỗ cũng gặp phải một số khó khăn Giá nguyên liệu gỗ rừng trồng trong nước đã tăng lên khoảng 5% Dịch Covid-19 đã làm gián đoạn nguồn cung cấp sắt, thép, nhôm, hóa chất, bao bì, vật tư từ các vùng phía Nam dẫn đến sự gia tăng về chi phí Các nhà sản xuất đồ nội thất cũng đang phải chịu áp lực do các hoạt động quân sự gần đây của Nga ở Ukraine đã đẩy chi phí vận chuyển và giá gỗ lên cao Bên cạnh đó, sự thiếu

37 hụt tàu vận tải, container và chi phí vận tải biển tăng cao cũng được dự báo rằng sẽ gây ra gián đoạn chuỗi cung ứng [18]

Tình hình lạm phát cao, suy thoái kinh tế, niềm tin tiêu dùng thấp ở nhiều nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, EU, Canada,…còn có những khó khăn khác về rào cản kỹ thuật từ những tháng cuối năm 2022 khiến các đơn hàng bị sụt giảm mạnh [19]

Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn gặp nhiều khó khăn trong năm 2023, thì Canada vẫn chịu nhiều tác động không tích cực từ thị trường thế giới và tiêu dùng tiếp tục bị thắt chặt Chính sách thương mại của Canada tạo nhiều thách thức cho doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này

Tiềm ẩn những yếu tố rủi ro bởi các đối tác cạnh tranh sẽ gia tăng các biện pháp phòng vệ đối với các mặt hàng có sự tăng trưởng đột biến Cụ thể như, hiện nay, cơ quan chức năng Hoa Kỳ rất quan tâm tới hoạt động đầu tư có dấu hiệu gian lận thương mại, giả mạo xuất xứ thiếu container rỗng để xuất hàng qua các cảng quốc tế trước khi chuyển giao cho các khách hàng khắp thế giới

Công tác quản trị, ứng dụng công nghệ thông tin, marketing của doanh nghiệp trong nước còn kém Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện theo đơn đặt hàng, chưa có hệ thống phân phối ra thị trường để khai thác giá trị thương mại của sản phẩm Đặc biệt, ngành vẫn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu, trong đó, nguồn không thuộc các nước trong khối CPTPP hoặc đến từ những khu vực có rủi ro pháp lý cao

Nguồn nguyên liệu cao khiến cho giá thành sản xuất tăng gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất gỗ, trình độ quản lý trong sản xuất gỗ còn thấp, tình trạng lãng phí nguyên liệu còn phổ biến

Việt Nam không tham gia vào vận tải biển liên lục địa Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ nói riêng chịu tác động tiêu cực từ việc tăng giá cước trên các tuyến đường dài

Các dòng thuế nhập khẩu sẽ bị cắt giảm, đồ gỗ của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với đồ gỗ của các quốc gia CPTPP trên cả thị trường nội địa và xuất khẩu Các doanh nghiệp phải cải cách quản trị doanh nghiệp để đáp ứng các quy định pháp

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

Giải pháp

Các doanh nghiệp cần phải thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm để đảm bảo chất lượng Đặc biệt là chú trọng sản phẩm trong quá trình vận chuyển đường biển dài ngày Bên cạnh đó, thiết lập các mô hình liên kết và sản xuất theo chuỗi Các doanh nghiệp cũng nên cố gắng thích nghi với những hoàn cảnh thay đổi

Từ việc giữ chân nhân viên để có được nguồn nguyên liệu ổn định đến việc sử dụng máy móc và thiết bị hiện đại để giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhân lực, tăng chất lượng và cải thiện dịch vụ đóng gói và giao hàng, có rất nhiều điều cần xem xét Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần tổ chức lại các vùng sản xuất tập trung gắn với các khu chế biến lâm sản và dịch vụ thương mại để cắt giảm chi phí vận chuyển, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm gỗ Việc đóng gói các sản phẩm cồng kềnh, chiếm không gian container và tăng chi phí vận chuyển, sẽ được thay thế bằng phương pháp đóng gói từng phần tử một cách độc lập, cho phép linh hoạt hơn trong việc ứng phó với các tình huống hoặc giá cước cao [18]

Các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh cần phải nghe ngóng, xem xét, nắm bắt những diễn biến từ bên ngoài để chủ động đưa ra giải pháp ứng phó kịp thời hơn Nghiên cứu, cải thiện chất lượng, mẫu mã sản phẩm để phù hợp với thị trường, xây dựng và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm gỗ Việt Nam Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu kỹ thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng Để giải quyết những khó khăn, thách thức nêu trên, năm 2023, Bộ NNPTNT sẽ tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai các giải pháp như: Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cho ngành chế biến gỗ Việt Nam Tạo điều kiện để các doanh nghiệp đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường ở các khu vực mới, tiềm năng, tập trung ưu tiên xúc tiến thương mại đối với với các thị trường như: Australia, Nga, Canada, Ấn Độ, châu Phi và Nam Mỹ; bán hàng online Đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường kiểm soát bảo đảm nguồn gốc gỗ hợp pháp Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ngành gỗ Hỗ trợ các doanh nghiệp trong các vụ kiện thương mại; có biện pháp bảo vệ thị trường nội địa hợp lý; đẩy mạnh triển khai thực thi các thỏa thuận và hiệp định song phương đã ký kết Xây dựng và hình

40 thành vùng nguyên liệu tập trung với lợi thế hơn 3,5 triệu héc-ta gỗ rừng trồng sản xuất Tập trung phát triển rừng trồng gỗ lớn, có chất lượng, đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng [19]

Nhà nước cần có chính sách đặc biệt để các doanh nghiệp có thể nhận đất trồng rừng, phát triển nguồn nguyên liệu nhanh và bền vững hơn Do trồng rừng nguyên liệu đòi hỏi rất nhiều thời gian nên cần phải có chiến lược khuyến khích đầu tư lâu dài Giải pháp cụ thể trong lĩnh vực này là cần tính toán khoa học, đầy đủ để có dự báo nhu cầu gỗ nguyên liệu chi tiết, quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu với các chủng loại khác nhau để có thể đáp ứng nhu cầu Cần có những chính sách cụ thể trong quá trình trồng rừng, khai thác, hạn chế thấp nhất xuất khẩu gỗ thô

Bên cạnh đó, cần coi trọng nguồn nguyên liệu nhập khẩu Bởi đây là cấu thành quan trọng trong các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam Do đó, Chính phủ cần tạo những điều kiện thuận lợi nhất để nhập khẩu và cung ứng nguyên liệu gỗ, đáp ứng số lượng, chất lượng và thời gian với giá cả cạnh tranh

Về chính sách về xúc tiến thương mại, cần có những trung tâm hội chợ đồ gỗ với quy mô xứng tầm để hội tụ, thúc đẩy thương mại Cần xây dựng chương trình xúc tiến thương mại, mở rộng hợp tác quốc tế để tiếp cận được với công nghệ hiện đại; nghiên cứu, đánh giá xu hướng thị trường gỗ, tìm kiếm đối tác theo hướng hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ, diễn đàn thương mại gỗ quốc tế và trong nước

Nhà nước cần phải có quy định, biện pháp xử lý mạnh tay về vấn đề bản quyền Kiểm tra và đấu tranh chống lại các hiện tượng gian lận thương mại đặc biệt là gian lận xuất xứ, giả mạo gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam khi xuất khẩu vào các thị trường

Trong những năm gần đây, ngành gỗ đang là một trong những ngành có mức tăng trưởng cao và nhanh chóng Sản phẩm đồ gỗ Việt Nam ngày càng được đánh giá cao trên thị trường thế giới nói riêng và thị trường Canada nói chung Việt Nam là một quốc gia có nhiều lợi thế trong lĩnh vực xuất khẩu gỗ và các mặt hàng gỗ không những thế còn được Canada đánh giá là một thị trường tiềm năng

Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào dòng chảy của nền kinh tế thị trường Hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng mở rộng cùng đó là đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Tuy nhiên đây là một bước chuyển mình lớn trong nền kinh tế vì vậy đã tạo ra không ít khó khăn vất vả

Nhận thức được điều đó, các doanh nghiệp không ngừng mở rộng về quy mô, chất lượng sản phẩm và thị trường xuất khẩu Và để có thể tồn tại và phát triển trong “sân chơi” này các doanh nghiệp cần phải tạo ra sự khác biệt, nắm bắt kịp thời, nắm chắc các thông tin của đối thủ cạnh tranh và có chiến lược rõ ràng

Mặc dù còn đối mặt với nhiều khó khăn cũng như hạn chế, xuất khẩu gỗ và đồ gỗ trong những năm gần đây luôn nhận được sự quan tâm và tạo điều kiện của nhà nước, cũng như nỗ lực phát triển nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã và đang nỗ lực đưa ra những giải pháp trong cả ngắn hạn và dài hạn nhằm đẩy mạnh và mở rộng hoạt động xuất khẩu sang thị trường Canada Dự báo trong thời gian tới, ngành gỗ xuất khẩu của nước ta sẽ tràn đầy triển vọng

Sau khi phân tích về các vấn đề lý luận liên quan đến hiệp định CPTPP và thực trạng xuất khẩu gỗ nội thất sang Canada theo hiệp định CPTPP thì nhóm chúng em có đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm củng cố, phát triển hoạt động xuất khẩu gỗ sang thị trường Canada Nhưng do thời gian và khả năng có hạn nên chúng em vẫn có nhiều thiếu sót nên nhóm em mong là sẽ nhận được sự góp ý của Thầy

Em xin chân thành cảm ơn !

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Công Thương, Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương:http://cptpp.moit.gov.vn/?page=overview&category_id40e56c-c3f5- 45929fe7baa47f75a7c0&fbclid=IwAR3SQr3M80xtInPp3xY_lp4j3vWfZ9zQIlT3v R7kKNhnJ4BpXOxsgDXBZ7k Truy cập 12/10/2023

[2] Báo GATEWAYEXPRESS (2021), Nội dung chính và lợi ích của Hiệp định CPTPP: https://gatewayexpress.vn/hiep-dinh-cptpp/ Truy cập 12/10/2023

[3] Bộ Công Thương: Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương:http://cptpp.moit.gov.vn/?page=overview&category_id9337b7-18f7-

7c56827c143a&fbclid=IwAR2dug3MEF9UkdVuT3uyi6_TgSYwHKaEfKHq0G5H dduirGYd1FRlbPcrGyg Truy cập 12/10/2023

[4] THỜI BÁO Tài Chính (2022), Cơ hội xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Canada

Truy cập 12/10/2023

[5] Võ Trang (2022), Kinh nghiệm xuất khẩu đồ gỗ sang Canada https://magazine.debion.vn/xuat-khau-noi-that/kinh-nghiem-xuat-khau-do-go-sang- canada/ Truy cập 20/10/2023

[6] Báo Dân Việt (2022), Hết năm 2022, xuất khẩu toàn ngành gỗ vẫn cán đích 15,8 tỷ US Truy cập 20/10/2023

[7] Báo Vietnambiz (2022), Canada giảm nhập khẩu đồ nội thất gỗ từ Việt Nam

Ngày đăng: 17/05/2024, 05:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

5  Hình thức trình bày  1 - đề tài hoàn thiện quy trình nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gỗ nội thất sang canada theo hiệp định cptpp
5 Hình thức trình bày 1 (Trang 4)
Hình 2.1 Thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất thế giới và thị  phần của Việt Nam - đề tài hoàn thiện quy trình nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gỗ nội thất sang canada theo hiệp định cptpp
Hình 2.1 Thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất thế giới và thị phần của Việt Nam (Trang 23)
Hình 2.2 Thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ cho Canada trong  tháng 10 và 10 tháng năm 2022 - đề tài hoàn thiện quy trình nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gỗ nội thất sang canada theo hiệp định cptpp
Hình 2.2 Thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ cho Canada trong tháng 10 và 10 tháng năm 2022 (Trang 24)
Hình 2.3 Canada nhập khẩu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ trong tháng 10 và  10 tháng năm 2022 - đề tài hoàn thiện quy trình nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gỗ nội thất sang canada theo hiệp định cptpp
Hình 2.3 Canada nhập khẩu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ trong tháng 10 và 10 tháng năm 2022 (Trang 25)
Hình 2.4 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của 10T/ 2022 - đề tài hoàn thiện quy trình nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gỗ nội thất sang canada theo hiệp định cptpp
Hình 2.4 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của 10T/ 2022 (Trang 27)
Hình 2.5 Cơ cấu  mặt  hàng gỗ và sản  phẩm gỗ  xuất  khẩu trong tháng 10 năm  2022 - đề tài hoàn thiện quy trình nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gỗ nội thất sang canada theo hiệp định cptpp
Hình 2.5 Cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu trong tháng 10 năm 2022 (Trang 28)
Bảng 2.1 Tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường  Canada giai đoạn năm 2019 - năm 2022 - đề tài hoàn thiện quy trình nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gỗ nội thất sang canada theo hiệp định cptpp
Bảng 2.1 Tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Canada giai đoạn năm 2019 - năm 2022 (Trang 30)
Sơ đồ 2.1: Quy trình xuất khẩu gỗ tại Việt Nam sang Canada - đề tài hoàn thiện quy trình nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gỗ nội thất sang canada theo hiệp định cptpp
Sơ đồ 2.1 Quy trình xuất khẩu gỗ tại Việt Nam sang Canada (Trang 32)
Hình 2.6 Mã HS cho mặt hàng gỗ - đề tài hoàn thiện quy trình nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gỗ nội thất sang canada theo hiệp định cptpp
Hình 2.6 Mã HS cho mặt hàng gỗ (Trang 39)
Hình 2.7 Hợp đồng thương mại mẫu - đề tài hoàn thiện quy trình nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gỗ nội thất sang canada theo hiệp định cptpp
Hình 2.7 Hợp đồng thương mại mẫu (Trang 42)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w