MỤC LỤC
- Đánh giá một cách tổng quát về thực trạng xuất khẩu gỗ nội thất sang Canada theo hiệp định CPTPP trong thời gian qua và nêu quy trình xuất khẩu mặt hàng gỗ nội thất. - Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả trong việc xuất khẩu gỗ nội thất sang Canada theo hiệp định CPTPP.
- Nghiên cứu, tổng hợp những vấn đề lý luận liên quan đến hiệp định CPTPP. Rút ra được cơ hội và thách thức về xuất khẩu gỗ nội thất sang Canada theo hiệp định CPTPP.
20 nhóm nghĩa vụ tạm hoãn này bao gồm 11 nghĩa vụ liên quan tới Chương Sở hữu trí tuệ, 2 nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua sắm của Chính phủ và 7 nghĩa vụ còn lại liên quan tới 7 Chương là Quản lý hải quan và Tạo thuận lợi Thương mại, Đầu tư, Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, Dịch vụ Tài chính, Viễn thông, Môi trường, Minh bạch hóa và Chống tham nhũng. Hiệp định CPTPP có quy định về mối quan hệ với Hiệp định TPP trước đây (đã được 12 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam ký ngày 06 tháng 2 năm 2016 tại New Zealand) cũng như xử lý các vấn đề khác liên quan đến tính hiệu lực, rút khỏi hay gia nhập hiệp định CPTPP.
Trên cơ sở áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, máy tính sẽ tự phân luồng xanh, vàng, đỏ, sau đó cơ quan hải quan duyệt phân luồng, quyết định thông quan dùa trên hồ sơ điện tử do doanh nghiệp khai, thông báo số tờ khai để doanh nghiệp in ra mang đến các cửa khẩu cảng – nơi có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu làm thủ tục thông quan hàng hóa hoặc ra quyết định kiểm tra hải quan dựa trên kết quả phân tích thông tin từ cơ sở dữ liệu của hải quan và các nguồn thông tin khác. - Áp dụng thủ tục hải quan điện tử không phải là thôi hậu kiểm mà chính là việc chuyển từ hình thức tiền kiểm sang hậu kiểm dựa trên các quy định về quản lý rủi ro, giúp cho Hải quan và Doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian cũng như giảm được chi phí trong quá trình thông quan, nếu doanh nghiệp tiến hành thông quan có vi phạm sẽ được xử lý ở khâu kiểm tra sau thông quan. Doanh nghiệp thực hiện đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử theo Mẫu số 1 Phụ lục XIV ban hành kèm theo Quy định 52/2007/QĐ-BTC ngày 22/06/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và nép bản đăng ký cho Chi cục Hải quan điện tử nơi đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử (Mẫu này có thể lấy, in ra tại địa chỉ trang web http://www.customs.gov.vn của Tổng cục Hải quan).
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan điện tử trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận bản đăng ký hợp lệ, cấp tài khoản truy cập và cấp Giấy công nhận tham gia thủ tục hải quan điện tử theo Mẫu số 2 Phụ lục XIV ban hành kèm theo Quy định 52/2007/QĐ-BTC ngày 22/06/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chớnh hoặc thụng bỏo từ chối cú nờu rừ lý do.
Nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Canada đang tiếp tục tăng mạnh trong bối cảnh ngành công nghiệp nội thất trong nước không thể cạnh tranh được với các thị trường nước ngoài có lợi thế chi phí rẻ hơn, trong đó có Việt Nam. Năm 2021, mặc dù xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Canada bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng kết quả đạt được trong cho thấy gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ tại Canada. Triển vọng xuất khẩu đồ gỗ và đồ trang trí nội thất của Việt Nam sang Canada vẫn tươi sáng do nhu cầu tiêu dùng mạnh ở Canada và ảnh hưởng tốt của Hiệp định Đối tác Toàn cầu và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Sự gia tăng trong hoạt động xây dựng, đặc biệt là trong lĩnh vực nhà ở, đang thúc đẩy sự mở rộng của ngành công nghiệp nội thất gia đình của Canada ở nhiều vùng của đất nước, với phần lớn doanh số bán đồ nội thất được thúc đẩy bởi khách hàng muốn chuyển đến một ngôi nhà mới.
Cụ thế, hợp đồng xuất khẩu là sự thoả thuận giữa hai bên có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau (theo quan niệm của ngành xuất nhập khẩu), theo đó một bên gọi là bên bán (bên xuất khẩu) có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cho một bên khác gọi là bên mua (bên nhập khẩu) một tài sản nhất định gọi là hàng hóa. + Giấy tờ khác theo yêu cầu của Hải quan (nếu có) - Tờ khai luồng đỏ: Cơ quan Hải quan sẽ kiểm tra bộ chứng từ xuất khẩu và kiểm tra thực tế hàng hóa. Công ty xuất khẩu gỗ lựa chọn giao hàng thông qua công ty giao nhận. Bộ chứng từ xuất khẩu sẽ được gửi cho Forwarder - công ty giao nhận và cho kế toán thanh toán quốc tế. Cụ thể: Đối với bộ chứng từ gửi cho. Forwarder: Bộ phận XNK điền mẫu - form cho bộ phận chứng từ để làm SI Shipping instruction hướng dẫn vận chuyển/giao hàng) và Bill of landing - vận đơn. Tờ khai hải quan xuất khẩu được xuất trình cùng với công văn, hợp đồng xuất khẩu, chứng nhận về kiểm dịch, vận đơn… Ngoài ra, doanh nghiệp phải xuất trình hàng hóa cho đội giám sát hải quan xem hàng hóa có phù hợp với thông tin trên tờ khai hay không.
Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan tại cảng cho lô hàng, Việt Nam thực hiện giao hàng cho hãng tàu và lập bảng đăng ký hàng chuyên chở, tuân thủ thời gian xếp hàng, bố trí phương tiện đưa hàng vào cảng và xếp hàng lên tàu. Những bọt này được thiết kế đặc biệt và được sản xuất trước phù hợp với các kích thước và trọng lượng của sản phẩm, điều kiện vận chuyển, điều kiện khí hậu, điều kiện pháp luật và thuế quan, phù hợp qui định của bên đối tác. Chứng từ có giá trị thanh toán trong bộ chứng từ, người bán dùng để đòi tiền người mua, hải quan dựa vào invoice để xác định giá xuất nhập khẩu cơ bản người xuất nhập khẩu sẽ dựa vào giá trị trên invoice để kê khai giá trị hải quan.
Để hạn chế tối đa sự rủi ro thì Công ty phải có sự lựa chọn phù hợp cho Công ty mình những phương thức thanh toán hạn chế tối đa sự rủi ro cao nhất nhằm tiết kiệm tối ta các khoản chi phí và phương thức thanh toán chủ yếu mà công ty thường áp dụng là thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ. Ngành gỗ Việt Nam đã thay đổi nhiều trong những năm gần đây, nắm bắt tốt xu hướng thị trường và được hầu hết doanh nghiệp Canada đánh giá là cửa ngừ hợp lý để đi vào khu vực nhờ ưu thế về vị trớ địa lý, hạ tầng, lao động, ổn định chính trị - xã hội. Tình hình lạm phát cao, suy thoái kinh tế, niềm tin tiêu dùng thấp ở nhiều nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, EU, Canada,…còn có những khó khăn khác về rào cản kỹ thuật từ những tháng cuối năm 2022 khiến các đơn hàng bị sụt giảm mạnh.
Cụ thể như, hiện nay, cơ quan chức năng Hoa Kỳ rất quan tâm tới hoạt động đầu tư có dấu hiệu gian lận thương mại, giả mạo xuất xứ thiếu container rỗng để xuất hàng qua các cảng quốc tế trước khi chuyển giao cho các khách hàng khắp thế giới.
Giải pháp cụ thể trong lĩnh vực này là cần tính toán khoa học, đầy đủ để có dự báo nhu cầu gỗ nguyên liệu chi tiết, quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu với các chủng loại khác nhau để có thể đáp ứng nhu cầu. Do đó, Chính phủ cần tạo những điều kiện thuận lợi nhất để nhập khẩu và cung ứng nguyên liệu gỗ, đáp ứng số lượng, chất lượng và thời gian với giá cả cạnh tranh. Cần xây dựng chương trình xúc tiến thương mại, mở rộng hợp tác quốc tế để tiếp cận được với công nghệ hiện đại; nghiên cứu, đánh giá xu hướng thị trường gỗ, tìm kiếm đối tác theo hướng hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ, diễn đàn thương mại gỗ quốc tế và trong nước.
Kiểm tra và đấu tranh chống lại các hiện tượng gian lận thương mại đặc biệt là gian lận xuất xứ, giả mạo gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam khi xuất khẩu vào các thị trường.