Giúp tăng cường niềm tin và tin cậy từ phía người sử dụng thông tin tàichính.Góc độ Tạo niềm tin và Đánh giáCác báo cáo tài chính được chuẩn mực hóa mang lại sự minh bạch và độ tincậy, t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘIKHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CHUYÊN ĐỀ
HỆ THỐNG CHUẨN MỰC
KẾ TOÁN PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VẬN DỤNG HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM
TẠI CÔNG TY….
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những kết quảnghiên cứu được sử dụng trong chuyên đề của các tác giả khác đã được tôi xin ý kiến
sử dụng và được chấp nhận Các số liệu trong chuyên đề là kết quả khảo sát thực tế
từ đơn vị thực tập Tôi xin cam kết về tính trung thực của những luận điểm trongchuyên đề này
Tác giả tiểu luận
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
Trang 4DANH MỤC BẢNG, DANH MỤC HÌNH
Trang 5MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Cùng với tiến trình đổi mới phát triển đất nước, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta
có vị trí, vai trò rất quan trọng, đóng góp to lớn vào sự ổn định, phát triển kinh tế đấtnước: khai thác tiềm năng vốn, tài nguyên, lao động, thị trường, nâng cao sức cạnhtranh, hoàn thiện cơ chế thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Điều đó đã được cụ thểhóa trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII “…phát triển các loại hìnhdoanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ là chính, với công nghệ thích hợp, vốn đầu tư ít,tạo nhiều việc làm, thời gian thu hồi vốn nhanh Chú trọng đầu tư chiều sâu, đổi mớitrang thiết bị nhằm khai thác có hiệu quả năng lực thiết bị hiện có…” Theo Hiệp hộiDoanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (VINASME) có đến 96% doanh nghiệp ởViệt Nam đăng kí là doanh nghiệp nhỏ và vừa Khối này tạo ra đến 40% tổng sảnphẩm quốc nội, tạo ra hơn 1 triệu việc làm mỗi năm, chủ yếu mang lại lợi ích đặcbiệt cho nguồn lao động chưa qua đào tạo Doanh nghiệp nhỏ và vừa có những ưuđiểm nổi bật mà các loại hình doanh nghiệp khác không có được, đặc biệt là tínhlinh hoạt và thích ứng, là một bộ phận quan trọng đóng góp vào sự phát triển củanền kinh tế nước ta Trong tiến trình đó, việc tổ chức và triển khai công tác kế toán ởcác doanh nghiệp này là một cách thức để góp phần vào việc quản trị doanh nghiệphiệu quả Đó cũng là cơ sở cho việc kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước,từng bước tạo điều kiện số liệu tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa được minhbạch để các doanh nghiệp này có điều kiện thuận lợi hơn tham gia vào thị trườngvốn
Với tầm quan trọng đó, chế độ kế toán cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa lần đầu tiênđược ban hành từ năm 1996 và từ đó đến nay đã nhiều lần được cập nhật, điều chỉnhcho phù hợp với quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta Giai đoạn 2000 – 2005 đánhdấu sự thay đổi lớn trong kế toán Việt Nam với việc ban hành bộ chuẩn mực kế toán(CMKT) đầu tiên cho các doanh nghiệp, trong đó có những phần giảm trừ áp dụngcho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Tuy có những thay đổi khung pháp lý kế toánquan trọng như vậy, nhưng các cho đến nay các nghiên cứu về vận dụng chuẩn mực
kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn rất khiêm tốn và còn có sự khác biệt
về phương pháp, cách tiếp cận nghiên cứu Trong giai đoạn chuẩn mực vừa mới banhành, các nghiên cứu đa phần là các phân tích định tính, nêu lên lộ trình, những
Trang 6thách thức, khó khăn khi vận dụng chuẩn mực [20][16] thì từ sau năm 2010, cácnghiên cứu bắt đầu tiếp cận theo hướng định lượng để xem xét vận dụng chuẩn mực
kế toán trong thực tiễn ở các doanh nghiệp, kể cả DNNVV Chẳng hạn là nghiên cứucủa Trần Đình Khôi Nguyên [35] về vận dụng chuẩn mực kế toán trong cácDNNVV tại Đà Nẵng, hay nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Điệp và cộng sự tạithành phố Hồ Chí Minh [33], Nguyễn Thị Phương Thảo [34] đối với các DNNVVtại tiểu vùng Tây Bắc Các nghiên cứu này phần nào thể hiện những đặc trưng trongquá trình vận dụng CMKT ở các DNNVV, nhưng qua đó cho thấy còn có nhữngkhác biệt về các nhân tố ảnh hưởng, cũng như cách tiếp cận đánh giá vận dụngchuẩn mực Đa phần các nghiên cứu trong nước tiếp cận theo lý thuyết hành vi dựđịnh trong vận dụng chuẩn mực, nhưng hành vi dự định thì chưa thể phản ánh thựctrạng các doanh nghiệp vận dụng chuẩn mực như thế nào Trên bình diện quốc tế,
Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế cũng ban hành hệ thống chuẩn mực trình bày báocáo tài chính (IFRS) cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bắt đầu có hiệu lực từ năm
2010 Khác với các nghiên cứu trong nước đi vào việc vận dụng CMKT của quốcgia, các nghiên cứu ở nước ngoài đi vào chủ đề rộng hơn là vận dụng IFRS ở cácdoanh nghiệp Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước cho thấy cũng còn cách nhìn
đa chiều ở góc độ học thuật trong việc đánh giá vận dụng IFRS: đó là việc sử dụngchỉ số có tính bao phủ [50][88] hay đánh giá có hay không việc vận dụng CMKT đểhình thành biến nhị phân để xây dựng mô hình vận dụng chuẩn mực [98][178] Cácnhân tố ảnh hưởng được nghiên cứu cũng đa chiều nhưng vẫn còn chưa có thốngnhất về chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố Ngoài các nhân tố phản ánh đặctrưng doanh nghiệp, các khía cạnh văn hóa, luật pháp, chính trị cũng được xem xéttrong điều kiện so sánh giữa nhiều quốc gia khác nhau Gia Lai là một tỉnh thuộcvùng Tây Nguyên Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vị trí quan trọng trongphát triển kinh tế và xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, ngàycàng khẳng định vai trò trong việc đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách chonhà nước, vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Tuy nhiên, cácDNNVV có số lượng lớn song công nghệ lạc hậu, vốn mỏng, thị trường manhmún… Bên cạnh đó, tính liên kết, hợp tác, bảo vệ nhau giữa các DN cũng rất yếu
Vì vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai luôn chú trọng và xem phát triển DNNVV lànhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn 2017 – 2021 Việc phát triển này có tính đachiều, không chỉ là năng cao năng lực quản lý, khả năng cạnh tranh, cách tiếp cận và
Trang 7phát triển thị trường nông sản của tỉnh Gia Lai mà còn năng lực hệ thống thông tin,trong đó có thông tin kế toán Đến thời điểm hiện tại thì các nghiên cứu về triểnkhai, vận dụng chuẩn mực kế toán hầu như không có Xuất phát từ những lý do trên,tác giả đã quyết định lựa chọn luận án nghiên cứu “Nghiên cứu việc vận dụng chuẩnmực kế toán – Trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai”.Nghiên cứu này là cơ sở để có thể định hướng việc vận dụng chuẩn mực kế toántrong thực tiễn các doanh nghiệp được diễn ra thuận lợi hơn Việc nghiên cứu nàycòn xem xét hành vi của những người làm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa
để có những định hướng về tầm quan trọng của công tác kế toán trong các DN Vềmặt khoa học, luận án cũng góp phần bổ sung kho tàng khi đánh giá các nhân tố ảnhhưởng đến vận dụng chuẩn mực kế toán
2 Mục tiêu Mục tiêu tổng quát của luận án: thông qua các lý thuyết về vận dụngchuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp, luận án hướng đến tìm hiểu tình hìnhvận dụng chuẩn mực kế toán tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai; qua đó xâydựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực kế toán tại các doanhnghiệp Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá mức độ vận dụng chuẩn mực kế toán trong cácDNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai; - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vậndụng chuẩn mực kế toán trong các DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai; - Phân tíchảnh hưởng các nhân tố đến việc triển khai thực hiện vận dụng chuẩn mực kế toántrong các DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Trang 8NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM
1.1 Một số khái niệm cơ bản về hệ thống chuẩn mực kế toán
1.1.1 Khái niệm về chuẩn mực kế toán
Khải niệm về chuẩn mực kế toán có thể được hiểu và giải thích từ nhiều quanđiểm khác nhau, bao gồm các quan điểm về tính chất, mục tiêu và vai trò của chuẩnmực trong lĩnh vực kế toán Dưới đây là một số quan điểm phổ biến:
Quan điểm về tính chất: Theo quan điểm này, chuẩn mực kế toán được xem như
là các nguyên tắc, quy định và hướng dẫn được thiết lập để hướng dẫn việc thựchiện và báo cáo thông tin tài chính một cách thống nhất và nhất quán Chuẩn mựcgiúp đảm bảo tính minh bạch, tin cậy và so sánh được trong việc báo cáo tài chínhcủa các tổ chức và cá nhân
Quan điểm về mục tiêu : Từ góc độ này, mục tiêu của chuẩn mực kế toán là đảmbảo rằng thông tin tài chính được báo cáo là trung thực, đáng tin cậy và hữu íchcho người sử dụng thông tin tài chính Các chuẩn mực giúp tạo ra một cơ sởthống nhất để so sánh hiệu suất và tình hình tài chính của các tổ chức khác nhau.Quan điểm về vai trò : Chuẩn mực kế toán được coi là công cụ quan trọng để đảmbảo tính minh bạch và đạo đức trong việc thực hiện và báo cáo thông tin tàichính Chúng giúp tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch và đáng tin cậy, cungcấp thông tin cần thiết cho các bên liên quan để đưa ra quyết định hiệu quả và tạo
ra niềm tin từ cộng đồng đầu tư và cộng đồng tài chính
Quan điểm về pháp luật và quy định : Từ góc độ này, chuẩn mực kế toán thườngđược coi là các quy định pháp lý hoặc quy định được thiết lập bởi các tổ chứcquản lý hoặc cơ quan chính phủ để đảm bảo tuân thủ và tính phù hợp trong việcthực hiện và báo cáo thông tin tài chính
Tùy thuộc vào ngữ cảnh và mục đích sử dụng, các quan điểm trên có thể được
kết hợp hoặc ưu tiên khác nhau trong việc hiểu và áp dụng chuẩn mực kế toán.Tuy nhiên, chúng thường phản ánh vai trò quan trọng của chuẩn mực trong việcđảm bảo tính minh bạch và đáng tin cậy trong thông tin tài chính
1.1.2 Đặc điểm của chuẩn mực kế toán
Trang 9Thống nhất và Nhất quán:
Chuẩn mực kế toán thường là các quy định, nguyên tắc và hướng dẫn cụ thểđược thiết lập để hướng dẫn việc thực hiện và báo cáo thông tin tài chính một cáchthống nhất và nhất quán
Thiết lập để đảm bảo tính minh bạch, tin cậy và so sánh được trong việc báocáo tài chính của các tổ chức và cá nhân
Chuẩn mực kế toán cung cấp một khung làm việc chung và các nguyên tắc kếtoán chung mà tất cả các tổ chức và cá nhân phải tuân thủ khi thực hiện và báo cáothông tin tài chính
Tính Minh bạch và Tin cậy
Tính Linh hoạt
Mặc dù chuẩn mực kế toán cung cấp một khung làm việc chung, nhưngchúng cũng cho phép một số linh hoạt trong việc áp dụng để phản ánh đặc điểm cụthể của mỗi tổ chức Chuẩn mực có thể được điều chỉnh hoặc áp dụng theo cáchkhác nhau tùy thuộc vào mục đích và ngữ cảnh cụ thể
Tính Phù hợp
Chuẩn mực kế toán phải phán ánh các nguyên tắc và quy định pháp lý, kinhdoanh và tài chính hiện hành, đồng thời phù hợp với nhu cầu của người sử dụngthông tin tài chính và đáp ứng các yêu cầu cụ thể của từng lĩnh vực hoạt động
Tính Liên tục cập nhập
Do môi trường kinh doanh và pháp lý thay đổi liên tục, các chuẩn mực kếtoán cần được cập nhập thường xuyên để phản ánh các thay đổi mới nhất và xuhướng phát triển
Các tổ chức quản lý chuẩn mực thường thực hiện quá trình đánh giá và cậpnhập chuẩn mực để đảm bảo tính phù hợp và thích hợp trong môi trường kinh doanhhiện tại
1.1.3 Vai trò của chuẩn mực kế toán
1.1.4 Ý nghĩa của chuẩn mực kế toán
Góc độ Tính chất và Nội dung
Giúp đảm bảo tính nhất quán và thống nhất trong việc thực hiện các hoạtđộng kế toán và báo cáo tài chính
Trang 10Giúp tăng cường niềm tin và tin cậy từ phía người sử dụng thông tin tàichính.
Góc độ Pháp ý và Tuân thủ
Chuẩn mực kế toán thường được coi là các quy định pháp lý hoặc các tiêuchuẩn được chính thức thiết lập bởi các cơ quan quản lý hoặc tổ chức chuyên môn.Đảm bảo tính pháp lý và tuân thủ các quy định, mà còn tạo ra điều kiện cho
sự so sánh và đánh giá công bằng giữa các tôt chức và các nhân
Góc độ Tạo niềm tin và Đánh giá
Các báo cáo tài chính được chuẩn mực hóa mang lại sự minh bạch và độ tincậy, từ đó tăng cường niềm tin và sự hỗ trợ từ phía các bên liên quan
Cho phép người sử dụng thông tin tài chính đánh giá hiệu suất và tình hình tàichính của các tổ chức và cá nhân một cách công bằng
Góc độ Quản lý và Hệ thống kiểm soát nội bộ
Chuẩn mực kế toán cung cấp một cơ sở quan trọng trong việc thiết lập và duytrì các hệ thống kiểm soát nội bộ trong các tổ chức
Giúp tổ chức xây dựng các quy trình, quy định và kiểm soát để đảm bảo tínhminh bạch, chính xác và tin cậy trong việc thực hiện và báo cao thông tin tài chính
Góc độ Tài chính và Đầu tư
Các nhà đầu tư và người quản lý tài chính sử dụng thông tin từ các báo cáotài chính để đánh giá hiệu suất và tính hấp dẫn của một tổ chức
Tăng cường khả năng so sánh và đánh giá giữa các tổ chức khác nhau
Góc độ Quyết định chiến lược và Quản trị rủi ro
Các chuẩn mực kế toán không chỉ cung cấp thông tin tài chính mà còn giúpcác tổ chức hiểu rõ về rủi ro và cơ hội liên quan đến các quyết định chiến lược.Đánh giá và quản lý các rủi ro tài chính một cách hiệu quả hơn
Góc độ Phát triển kinh doanh và Thị trường tài chính
Cung cấp một cơ sở thông ti đáng cậy cho các bên thứ ba như ngân hàng, đốitác kinh doanh và nhà đầu tư
Giúp tắng cường niềm tin từ phía thị trường và hỗ trợ sự phát triển và tăngtrưởng của doanh nghiệp trên thị trường tài chính giữa các tổ chức khác nhau
Góc độ Trách nhiệm xã hội và Đạo đức kinh doanh
Trang 11Giúp thúc đẩy trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh.
Việc tuân thủ các chuẩn mực này là một phần quan trọng của việc thực hiệnkinh daonh và quản lý công việc một các đạo đức và chính trực
1.2 Hệ thống chuẩn mực kế toán
1.2.1 Chuẩn mực chung – Chuẩn mực số 01
Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng
12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Quy định chung
Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhằm:
Làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán
cụ thể theo khuôn mẫu thống nhất;
Giúp cho doanh nghiệp ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theo cácchuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đã ban hành một cách thống nhất và xử
lý các vấn đề chưa được quy định cụ thể nhằm đảm bảo cho các thông tin trênbáo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý;
Giúp cho kiểm toán viên và người kiểm tra kế toán đưa ra ý kiến về sự phùhợp của báo cáo tài chính với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán;
Giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính hiểu và đánh giá thông tin tài chínhđược lập phù hợp với các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán
Nội dung chuẩn mực
Các nguyên tắc kế toán cơ bản
- Cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến
tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kếtoán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tếchi tiền hoặc tương đương tiền Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnhtình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai
- Hoạt động Liên tục: Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh
nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thườngtrong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộcphải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình
Trang 12Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phảilập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính.
- Giá gốc: Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc Giá gốc của tài sản được tính
theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lýcủa tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận Giá gốc của tài sản không đượcthay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể
- Phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau Khi ghi nhận
một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quanđến việc tạo ra doanh thu đó Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳtạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quanđến doanh thu của kỳ đó
- Nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải
được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm Trường hợp có thay đổichính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởngcủa sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính
- Thận trọng: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các
ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn
- Trọng yếu: Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin
hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính,làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính Tínhtrọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánhgiá trong hoàn cảnh cụ thể Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cảphương diện định lượng và định tính
Các yêu cầu cơ bản đối với kế toán
- Trung thực: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên
cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chấtnội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Khách quan: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng
với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo
- Đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải
được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót
- Kịp thời: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời,
đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ
Trang 13- Dễ hiểu: Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ
ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng
- Có thể so sánh: Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một
doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán vàtrình bày nhất quán Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phầnthuyết minh để người sử dụng báo cáo tài chính có thể so sánh thông tin giữa các kỳ
kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán,
kế hoạch
Các yếu tố của báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp bằng cáchtổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính có cùng tính chất kinh tế thành các yếu tốcủa báo cáo tài chính Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định tình hình tàichính trong Bảng cân đối kế toán là Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu Cácyếu tố liên quan trực tiếp đến đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh trong Báocáo kết quả hoạt động kinh doanh là Doanh thu, thu nhập khác, Chi phí và Kết quảkinh doanh
- Tình hình tài chính: Các yếu tố có liên quan trực tiếp tới việc xác định và đánh
giá tình hình tài chính là Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu
- Tài sản: Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản là tiềm năng làm tăng
nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp hoặc làm giảm bớt cáckhoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra
- Nợ phải trả: Nợ phải trả xác định nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp khi doanh
nghiệp nhận về một tài sản, tham gia một cam kết hoặc phát sinh các nghĩa vụ pháp lý
- Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu được phản ảnh trong Bảng cân đối kế toán,
gồm: vốn của các nhà đầu tư, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận giữ lại, các quỹ, lợinhuận chưa phân phối, chênh lệch tỷ giá và chênh lệch đánh giá lại tài sản
- Tình hình kinh doanh: Lợi nhuận là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định lợi nhuận là Doanhthu, thu nhập khác và Chi phí Doanh thu, thu nhập khác, Chi phí và Lợi nhuận làcác chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
- Doanh thu và Thu nhập khác:
Trang 14Doanh thu phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường củadoanh nghiệp và thường bao gồm: Doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ,tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia
Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập phát sinh từ các hoạt động ngoàicác hoạt động tạo ra doanh thu, như: thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thutiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng,
- Chi phí: Chi phí bao gồm các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá
trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và các chi phí khác
- Ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính phải ghi nhận các
yếu tố về tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp; trong cácyếu tố đó phải được ghi nhận theo từng khoản mục
- Ghi nhận tài sản:
Tài sản được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi doanh nghiệp có khảnăng chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và giá trị của tài sản đó đượcxác định một cách đáng tin cậy
Tài sản không được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi các chi phí bỏ rakhông chắc chắn sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp thì cácchi phí đó được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi phátsinh
- Ghi nhận nợ phải trả: Nợ phải trả được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi
có đủ điều kiện chắc chắn là doanh nghiệp sẽ phải dùng một lượng tiền chi ra đểtrang trải cho những nghĩa vụ hiện tại mà doanh nghiệp phải thanh toán, và khoản
nợ phải trả đó phải xác định được một cách đáng tin cậy
- Ghi nhận doanh thu và thu nhập khác: Doanh thu và thu nhập khác được ghi
nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi thu được lợi ích kinh tế trongtương lai có liên quan tới sự gia tăng về tài sản hoặc giảm bớt nợ phải trả và giá trịgia tăng đó phải xác định được một cách đáng tin cậy
- Ghi nhận chi phí:
Chi phí sản xuất, kinh doanh và chi phí khác được ghi nhận trong Báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh khi các khoản chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tếtrong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả và chiphí này phải xác định được một cách đáng tin cậy
Trang 15Các chi phí được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phảituân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán hàng tồn kho theo nguyên tắc giá gốctrừ khi có chuẩn mực kế toán khác quy định cho phép áp dụng phương pháp kế toánkhác cho hàng tồn kho
Nội dung chuẩn mực
Xác định giá trị hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc Trường
hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trịthuần có thể thực hiện được
Giá gốc hàng tồn kho: Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế
biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ởđịa điểm và trạng thái hiện tại
Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không đượchoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chiphí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho Các khoản chiết khấuthương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chấtđược trừ khỏi chi phí mua
Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếpđến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cốđịnh và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyênliệu, vật liệu thành thành phẩm
Trang 16Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vịsản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất Công suấtbình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiệnsản xuất bình thường.
Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng mộtkhoảng thời gian mà chi phí chế biến của mỗi loại sản phẩm không được phản ánhmột cách tách biệt, thì chi phí chế biến được phân bổ cho các loại sản phẩm theo tiêuthức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán
Trường hợp có sản phẩm phụ, thì giá trị sản phẩm phụ được tính theo giá trịthuần có thể thực hiện được và giá trị này được trừ (-) khỏi chi phí chế biến đã tậphợp chung cho sản phẩm chính
Chi phí liên quan trực tiếp khác
Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm cáckhoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho
Chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho
Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồm:
Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinhdoanh khác phát sinh trên mức bình thường;
Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn khocần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản quy định ở đoạn06;
Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho
Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp sau:(a) Phương pháp tính theo giá đích danh;
(b) Phương pháp bình quân gia quyền;
Trang 17(c) Phương pháp nhập trước, xuất trước;
(d) Phương pháp nhập sau, xuất trước
Giá trị thuần có thể thực hiện được và tự lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ khi hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗi thời,giá bán bị giảm, hoặc chi phí hoàn thiện, chi phí để bán hàng tăng lên Việc ghi giảmgiá gốc hàng tồn kho cho bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được là phù hợp vớinguyên tắc tài sản không được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện ước tính từ việcbán hay sử dụng chúng
Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn khonhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Số dự phòng giảm giáhàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trịthuần có thể thực hiện được của chúng Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn khođược thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho Đối với dịch vụ cung cấp dở dang,việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính theo từng loại dịch vụ có mứcgiá riêng biệt
Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải dựatrên bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính Việc ước tính này phảitính đến sự biến động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn
ra sau ngày kết thúc năm tài chính, mà các sự kiện này được xác nhận với các điềukiện hiện có ở thời điểm ước tính
Khi ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được phải tính đến mục đích củaviệc dự trữ hàng tồn kho Ví dụ, giá trị thuần có thể thực hiện được của lượng hàngtồn kho dự trữ để đảm bảo cho các hợp đồng bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ khôngthể hủy bỏ phải dựa vào giá trị trong hợp đồng Nếu số hàng đang tồn kho lớn hơn
số hàng cần cho hợp đồng thì giá trị thuần có thể thực hiện được của số chênh lệchgiữa hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng được đánh giá trên cơ sởgiá bán ước tính
Nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ dự trữ để sử dụng cho mục đích sảnxuất sản phẩm không được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng gópphần cấu tạo nên sẽ được bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm.Khi có sự giảm giá của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ mà giá thành sản xuấtsản phẩm cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được, thì nguyên liệu, vật liệu, công
Trang 18cụ, dụng cụ tồn kho được đánh giá giảm xuống bằng với giá trị thuần có thể thựchiện được của chúng
Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo phải thực hiện đánh giá mới về giá trị thuần cóthể thực hiện được của hàng tồn kho cuối năm đó Trường hợp cuối kỳ kế toán nămnay, nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập thấp hơn khoản dự phònggiảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơnphải được hoàn nhập (Theo quy định ở đoạn 24) để đảm bảo cho giá trị của hàng tồnkho phản ánh trên báo cáo tài chính là theo giá gốc (nếu giá gốc nhỏ hơn giá trịthuần có thể thực hiện được) hoặc theo giá trị thuần có thể thực hiện được (nếu giágốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được)
Ghi nhận chi phí
Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chiphí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng đượcghi nhận Tất cả các khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giá hàng tồn khophải lập ở cuối niên độ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồnkho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, các khoản hao hụt, mất mát của hàngtồn kho, sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, và chi phísản xuất chung không phân bổ, được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong
kỳ Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối niên độ kếtoán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ
kế toán năm trước, thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập ghi giảm chi phísản xuất, kinh doanh
Ghi nhận giá trị hàng tồn kho đã bán vào chi phí trong kỳ phải đảm bảonguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu
Trường hợp một số loại hàng tồn kho được sử dụng để sản xuất ra tài sản cốđịnh hoặc sử dụng như nhà xưởng, máy móc, thiết bị tự sản xuất thì giá gốc hàng tồnkho này được hạch toán vào giá trị tài sản cố định
Trình bày cáo báo tài chính
Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày:
(a) Các chính sách kế toán áp dụng trong việc đánh giá hàng tồn kho, gồm cảphương pháp tính giá trị hàng tồn kho;
(b) Giá gốc của tổng số hàng tồn kho và giá gốc của từng loại hàng tồn kho đượcphân loại phù hợp với doanh nghiệp;
Trang 19(c) Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
(d) Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
(e) Những trường hợp hay sự kiện dẫn đến việc trích lập thêm hoặc hoàn nhập dựphòng giảm giá hàng tồn kho;
(f) Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho (Giá gốc trừ (-) dự phòng giảm giá hàng tồn kho)
đã dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo cho các khoản nợ phải trả
1.2.2.2 Chuẩn mực số 03: Tài sản cố định hữu hình
Quy định chung
Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc vàphương pháp kế toán đối với tài sản cố định hữu hình, gồm: Tiêu chuẩn TSCĐ hữuhình, thời điểm ghi nhận, xác định giá trị ban đầu, chi phí phát sinh sau ghi nhận banđầu, xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu, khấu hao, thanh lý TSCĐ hữu hình vàmột số quy định khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính
Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán TSCĐ hữu hình, trừ khi có chuẩn mực
kế toán khác quy định cho phép áp dụng nguyên tắc và phương pháp kế toán kháccho TSCĐ hữu hình
Trường hợp chuẩn mực kế toán khác quy định phương pháp xác định và ghinhận giá trị ban đầu của TSCĐ hữu hình khác với phương pháp quy định trongchuẩn mực này thì các nội dung khác của kế toán TSCĐ hữu hình vẫn thực hiện theocác quy định của chuẩn mực này
Doanh nghiệp phải áp dụng chuẩn mực này ngay cả khi có ảnh hưởng do thayđổi giá cả, trừ khi có quy định liên quan đến việc đánh giá lại TSCĐ hữu hình theoquyết định của Nhà nước
Nội dung chuẩn mực
Ghi nhận TSCĐ hữu hình
Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình:
Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả bốn (4)tiêu chuẩn ghi nhận sau:
(a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;(b) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;
(c) Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;
(d) Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành
Trang 2007 Kế toán TSCĐ hữu hình được phân loại theo nhóm tài sản có cùng tính chất vàmục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, gồm:(a) Nhà cửa, vật kiến trúc;
09 Khi xác định tiêu chuẩn thứ nhất (quy định tại mục a đoạn 06) của mỗi TSCĐhữu hình, doanh nghiệp phải xác định mức độ chắc chắn của việc thu được lợi íchkinh tế trong tương lai, dựa trên các bằng chứng hiện có tại thời điểm ghi nhận banđầu và phải chịu mọi rủi ro liên quan
Những tài sản sử dụng cho mục đích đảm bảo an toàn sản xuất, kinh doanh hoặc bảo
vệ môi trường mặc dù không trực tiếp đem lại lợi ích kinh tế như các TSCĐ khácnhưng chúng lại cần thiết cho doanh nghiệp trong việc đạt được các lợi ích kinh tếnhiều hơn từ các tài sản khác Tuy nhiên, các tài sản này chỉ được ghi nhận là TSCĐhữu hình nếu nguyên giá của chúng và các tài sản có liên quan không vượt quá tổnggiá trị có thể thu hồi từ các tài sản đó và các tài sản khác có liên quan Ví dụ, mộtnhà máy hóa chất có thể phải lắp đặt các thiết bị và thực hiện quy trình chứa và bảoquản hóa chất mới để tuân thủ yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với việc sản xuất
và lưu trữ hóa chất độc Các tài sản lắp đặt liên quan đi kèm chỉ được hạch toán làTSCĐ hữu hình nếu không có chúng doanh nghiệp sẽ không thể hoạt động và bánsản phẩm hóa chất của mình
10 Tiêu chuẩn thứ hai (quy định tại mục b đoạn 06) cho việc ghi nhận TSCĐ hữuhình thường đã được thỏa mãn vì nguyên giá tài sản được xác định thông qua muasắm, trao đổi, hoặc tự xây dựng
11 Khi xác định các bộ phận cấu thành TSCĐ hữu hình, doanh nghiệp phải áp dụngcác tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình cho từng trường hợp cụ thể Doanh nghiệp có thể
Trang 21hợp nhất các bộ phận riêng biệt không chủ yếu, như khuôn đúc, công cụ, khuôn dập
và áp dụng các tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình vào tổng giá trị đó Các phụ tùng và thiết
bị phụ trợ thường được coi là tài sản lưu động và được hạch toán vào chi phí khi sửdụng Các phụ tùng chủ yếu và các thiết bị bảo trì được xác định là TSCĐ hữu hìnhkhi doanh nghiệp ước tính thời gian sử dụng chúng nhiều hơn một năm Nếu phụtùng và thiết bị bảo trì chỉ được dùng gắn liền với TSCĐ hữu hình và việc sử dụngchúng là không thường xuyên thì chúng được hạch toán là TSCĐ hữu hình riêng biệt
và được khấu hao trong thời gian ít hơn thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữuhình liên quan
12 Trong từng trường hợp cụ thể, có thể phân bổ tổng chi phí của tài sản cho các bộphận cấu thành của nó và hạch toán riêng biệt cho mỗi bộ phận cấu thành Trườnghợp này được áp dụng khi từng bộ phận cấu thành tài sản có thời gian sử dụng hữuích khác nhau, hoặc góp phần tạo ra lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp theo nhữngtiêu chuẩn quy định khác nhau nên được sử dụng các tỷ lệ và các phương pháp khấuhao khác nhau Ví dụ, một thân máy bay và động cơ của nó cần được hạch toánthành hai TSCĐ hữu hình riêng biệt, có tỷ lệ khấu hao khác nhau, nếu chúng có thờigian sử dụng hữu ích khác nhau
Xác định giá trị ban đầu
TSCĐ hữu hình phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá
Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình trong từng trường hợp
TSCĐ hữu hình mua sắm
14 Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản đượcchiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoảnthuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạngthái sẵn sàng sử dụng, như: Chi phí chuẩn bị mặt bằng; Chi phí vận chuyển và bốcxếp ban đầu; Chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phếliệu do chạy thử); Chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác.Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thức giao thầu,nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan trựctiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có)
15 Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sửdụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt và ghi nhận làTSCĐ vô hình
Trang 2216 Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trảchậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua.Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay được hạchtoán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vàonguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán “Chiphí đi vay”.
17 Các khoản chi phí phát sinh, như: Chi phí quản lý hành chính, chi phí sản xuấtchung, chi phí chạy thử và các chi phí khác nếu không liên quan trực tiếp đến việcmua sắm và đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thì không được tính vàonguyên giá TSCĐ hữu hình Các khoản lỗ ban đầu do máy móc không hoạt độngđúng như dự tính được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế
18 Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế là giá thành thực tế củaTSCĐ tự xây dựng, hoặc tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt, chạy thử Trường hợpdoanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thì nguyêngiá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng (+) các chi phí trực tiếp liên quan đến việcđưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng Trong các trường hợp trên, mọi khoảnlãi nội bộ không được tính vào nguyên giá của các tài sản đó Các chi phí không hợp
lý, như nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụngvượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự chế không được tínhvào nguyên giá TSCĐ hữu hình
TSCĐ hữu hình thuê tài chính
19 Trường hợp đi thuê TSCĐ hữu hình theo hình thức thuê tài chính, nguyên giáTSCĐ được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán “Thuê tài sản”.TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi
20 Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữuhình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐhữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh cáckhoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về
Trang 2321 Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữuhình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tàisản tương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vựckinh doanh và có giá trị tương đương) Trong cả hai trường hợp không có bất kỳkhoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi Nguyên giá TSCĐ nhận
về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi Ví dụ: Việc trao đổi cácTSCĐ hữu hình tương tự như trao đổi máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, các cơ
sở dịch vụ hoặc TSCĐ hữu hình khác
TSCĐ hữu hình tăng từ các nguồn khác
22 Nguyên giá TSCĐ hữu hình được tài trợ, được biếu tặng, được ghi nhận ban đầutheo giá trị hợp lý ban đầu Trường hợp không ghi nhận theo giá trị hợp lý ban đầuthì doanh nghiệp ghi nhận theo giá trị danh nghĩa cộng (+) các chi phí liên quan trựctiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng
Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu
Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghi tăng nguyêngiá của tài sản nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai
do sử dụng tài sản đó Các chi phí phát sinh không thỏa mãn điều kiện trên phảiđược ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ
24 Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghi tăngnguyên giá của tài sản nếu chúng thực sự cải thiện trạng thái hiện tại so với trạngthái tiêu chuẩn ban đầu của tài sản đó, như:
(a) Thay đổi bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng thời gian sử dụng hữu ích, hoặclàm tăng công suất sử dụng của chúng;
(b) Cải tiến bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng đáng kể chất lượng sản phẩm sảnxuất ra;
(c) Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của tàisản so với trước
25 Chi phí về sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ hữu hình nhằm mục đích khôi phụchoặc duy trì khả năng đem lại lợi ích kinh tế của tài sản theo trạng thái hoạt độngtiêu chuẩn ban đầu được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ
26 Việc hạch toán các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình phảicăn cứ vào từng trường hợp cụ thể và khả năng thu hồi các chi phí phát sinh sau Khi
Trang 24giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đã bao gồm các khoản giảm về lợi ích kinh tế thìcác chi phí phát sinh sau để khôi phục các lợi ích kinh tế từ tài sản đó sẽ được tínhvào nguyên giá TSCĐ nếu giá trị còn lại của TSCĐ không vượt quá giá trị có thể thuhồi từ tài sản đó Trường hợp trong giá mua TSCĐ hữu hình đã bao gồm nghĩa vụcủa doanh nghiệp phải bỏ thêm các khoản chi phí để đưa tài sản vào trạng thái sẵnsàng sử dụng thì việc vốn hóa các chi phí phát sinh sau cũng phải căn cứ vào khảnăng thu hồi chi phí Ví dụ khi mua một ngôi nhà đòi hỏi doanh nghiệp phải sửachữa trước khi sử dụng thì chi phí sữa chữa ngôi nhà được tính vào nguyên giá củatài sản nếu giá trị đó có thể thu hồi được từ việc sử dụng ngôi nhà trong tương lai.
27 Trường hợp một số bộ phận của TSCĐ hữu hình đòi hỏi phải được thay thếthường xuyên, được hạch toán là các TSCĐ độc lập nếu các bộ phận đó thỏa mãn đủbốn (4) tiêu chuẩn quy định cho TSCĐ hữu hình Ví dụ máy điều hòa nhiệt độ trongmột ngôi nhà có thể phải thay thế nhiều lần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích củangôi nhà đó thì các khoản chi phí phát sinh trong việc thay thế hay khôi phục máyđiều hòa được hạch toán thành một tài sản độc lập và giá trị máy điều hoà khi đượcthay thế sẽ được ghi giảm
Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu
Sau khi ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, TSCĐ hữu hình được xác địnhtheo nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại Trường hợp TSCĐ hữu hìnhđược đánh giá lại theo quy định của Nhà nước thì nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giátrị còn lại phải được điều chỉnh theo kết quả đánh giá lại Chênh lệch do đánh giá lạiTSCĐ hữu hình được xử lý và kế toán theo quy định của Nhà nước
Khấu hao
Giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình được phân bổ một cách có hệ thống trongthời gian sử dụng hữu ích của chúng Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợiích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp Số khấu hao của từng kỳ được hạchtoán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giá trịcủa các tài sản khác, như: Khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho các hoạt động tronggiai đoạn triển khai là một bộ phận chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ vô hình(theo quy định của chuẩn mực TSCĐ vô hình), hoặc chi phí khấu hao TSCĐ hữuhình dùng cho quá trình tự xây dựng hoặc tự chế các tài sản khác