Đăng ký chữ ký sốTheo quy định tại Điều 6 Thông tư số 110/2015/TT-BTC hướng dẫn về giaodịch điện tử trong lĩnh vực thuế có quy định về việc sử dụng chữ ký số và mã xácthực giao dịch điện
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘIKHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
báo cáo tài chính năm đầu tiên
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những kết quảnghiên cứu được sử dụng trong chuyên đề của các tác giả khác đã được tôi xin ý kiến
sử dụng và được chấp nhận Các số liệu trong chuyên đề là kết quả khảo sát thực tế
từ đơn vị thực tập Tôi xin cam kết về tính trung thực của những luận điểm trongchuyên đề này
Tác giả tiểu luận
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 3MỤC LỤC
Trang 4DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, DANH MỤC HÌNH
Trang 5Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thươngmại Sơn Hà ĐT
Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH đầu tư xây dựng và thươngmại Sơn Hà ĐT
Sơ đồ 2.3 Quá trình ghi chép hạch toán kế toán tại công ty
Sơ đồ 2.4 Trình tự ghi sổ kế toán ở máy vi tính
Sơ đồ 3.1 Quá trình ghi chép hạch toán kế toán tại công ty
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tiền mặt
Sơ đồ 3.3 Sơ đồ Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tiền gửi ngân hàng
Sơ đồ 3.4 Sơ đồ chữ T tài khoản tiền mặt
Sơ đồ 3.5 Sơ đồ chữ T tài khoản tiền gửi ngân hàng
Sơ đồ 3.6 Sơ đồ chữ T tài khoản nguyên liệu, vật liệu
Sơ đồ 3.7 Sơ đồ chữ T tài khoản hàng hóa
Sơ đồ 3.8 Sơ đồ chữ T tài khoản tài sản cố định
Sơ đồ 3.9 Sơ đồ chữ T tài khoản tạm ứng
Sơ đồ 3.10 Sơ đồ chữ T tài khoản phải trả người lao động
Sơ đồ 3.11 Sơ đồ chữ T tài khoản phải trả, phải nộp khác
Sơ đồ 3.12 Sơ đồ Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán doanh thu bán hàng
Sơ đồ 3.13 Sơ đồ chữ T tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Sơ đồ 3.14 Sơ đồ Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán giá vốn hàng bán
Sơ đồ 3.15 Sơ đồ chữ T tài khoản giá vốn hàng bán
Sơ đồ 3.16 Sơ đồ Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán chi phí bán hàng
Sơ đồ 3.17 Sơ đồ Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán chi phí quản lý doanhnghiệp
Sơ đồ 3.18 Sơ đồ chữ T tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp
Trang 6Sơ đồ 3.19 Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán quá trình xác định kết quả hoạtđộng kinh doanh
Sơ đồ 2.20 Sơ đồ chữ T tài khoản xác định kết quả kinh doanh
MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Trang 7Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tếthế giới, Nền kinh tế nước ta cũng đã có những chuyển biến mạnh mẽ do có sự đổimới kinh tế chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thịtrường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Kinh tế thị trường xuất hiện với những ưu điểm vượt bậc đã tạo cho nền kinh
tế đất nước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng có nhiều cơ hội phát triển mới.Tuy nhiên nền kinh tế nước ta cũng đặt ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệpthuộc mọi thành phần kinh tế Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải hết sức linh hoạttrong quá trình tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh để có hiệu quả cao nhất Nền kinh tế nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập, các thành phần kinh tếđược tự do phát triển, tự do cạnh tranh bình đẳng trước pháp luật Thị trường trongnước được mở cửa,các công ty nước ngoài tràn vào kinh doanh tại Việt Nam Dovậy cơ chế mới này, một mặt thúc đẩy nền kinh tế phát triển, mặt khác nó tạo ra sức
ép cạnh tranh lớn cho các doanh nghiệp trên thương trường Ngành xây dựng là mộttrong những ngành thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư, gần khoảng 30% tổng sốvốn đầu tư trên cả nước Với nguồn vốn đầu tư lớn như vậy cùng với đặc điểm củangành là thời gian thi công kéo dài và thường trên quy mô lớn đã đặt ra vấn đề giảiquyết là: Làm sao để quản lý tốt vốn, có hiệu quả khắc phục tình trạng thất thoát vàlãng phí trong quá trình thi công, giảm chi phí hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh chodoanh nghiệp Để trả lời câu hỏi này thì kế toán lại là một công cụ thực tiễn nhấttrong quản lý kinh tế, cung cấp thông tin mang tính kinh tế cho doanh nghiệp Mỗinhà quản lý của một công ty đều dựa vào thông tin kế toán để biết tình hình tài chính
và hoạt động kinh doanh Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất kinh doanh, quytrình công nghệ, trình độ quản lý khác nhau Việc tổ chức kế toán hợp lý và chínhxác chi phí sản xuất, tính đúng tính đủ giá thành, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ củachi phí phát sinh trong sản xuất góp phần quản lý tài sản, vật tư, lao động, vốn, tiếtkiệm có hiệu quả
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 8Hạch toán kế toán có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình quản lý, nócung cấp các thông tin tài chính cho người quản lý đánh giá hiệu quả sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp nói chung, giúp cho lãnh đạo ra những quyết định quản
lý hợp lý và đồng thời kiểm tra sự đúng đắn của các quyết định đó sao cho doanhnghiệp làm ăn có lãi và đứng vững trong điều kiện cạnh tranh của cơ chế thị trường.Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, kế toán trong công ty giữ vai tròcàng ngày càng quan trọng Đây là phần hành phục vụ đắc lực cho hoạt đô wng củamỗi doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng nhanh khả năng thu hồi vốn và cung cấpthông tin kịp thời cho các nhà quản trị để từ đó đưa ra các quyết định và phương ánkinh doanh hiệu quả phù hợp với từng giai đoạn và mục tiêu cụ thể
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán, đồng thời để áp dụngkiến thức đã học tập vào thực tế nhằm nâng cao trình độ hiểu biết bản thân, em đãchọn “Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Sơn Hà ĐT” làm đơn vị thựctập để làm bài báo cáo của mình, thời gian thực tập là lúc em vận dụng kiến thức màthầy cô đã giảng dạy để áp dụng thực tế và cũng là thời điểm em được học hỏi kinhnghiệm từ các cô chú công tác trong lĩnh vực hạch toán kế toán nhằm nâng cao kỹnăng, hiểu biết thực tế và đạt kết quả cao
Báo cáo gồm 3 chương chính như sau:
Chương 1: Mô phỏng các công việc của kế toán đối với các doanh nghiệp mới bắt đầu đi vào hoạt động
Chương 2: Tổng quan về công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Sơn Hà ĐT
Chương 3: Mô phỏng các phần hành kế toán trong một kỳ kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Sơn Hà ĐT
Chương 4: Nhận xét và kiến nghị về các phần hành kế toán tại công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Sơn Hà ĐT
Trong quá trình thực tập, mặc dù nhận được sự giúp đỡ tận tình của tập thểcán bô w công nhân viên trong công ty và các anh chị trong phòng kế toán tài chính,nhưng do kiến thức lí luận cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế cho nên bàibáo cáo của em không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy em rất mong nhận
Trang 9được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy cô giáo để hiểu biết vấn đề sâu sắc hơn, phục
vụ cho quá trình học tập và công tác sau này của em
NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MÔ PHỎNG CÁC CÔNG VIỆC CỦA KẾ TOÁN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP MỚI BẮT ĐẦU ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
1.1 Khắc dấu và thông báo mẫu dấu
Theo quy định tại Điều 44 Luật doanh nghiệp năm 2014 và Nghị định96/2015/NĐ-CP thì doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nộidung con dấu của doanh nghiệp
Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
(1) Tên doanh nghiệp;
(2) Mã số doanh nghiệp
Trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo về việc sửdụng con dấu và mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải trên Cổngthông tin về đăng ký doanh nghiệp
Thủ tục thông báo mẫu dấu được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu (Mẫu thông báo về việc sử dụng condấu được quy định tại Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT);
Giấy Ủy quyền thực hiện thủ tục và Bản sao y chứng minh nhân dân/căncước công dân/hộ chiếu người thực hiện thủ tục
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Theo quy định mới doanh nghiệp chỉ cần gửi Thông báo mẫu dấu qua mạngđiện tử, không phải nộp hồ sơ thông báo mẫu dấu bằng bản giấy đến Phòng Đăng kýkinh doanh Vì vậy, Quý doanh nghiệp cần Scan hồ sơ và nộp online qua hệ thốngđăng ký doanh nghiệp Quốc gia
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ
Trang 10Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo về việc sửdụng mẫu dấu của doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ và đăng tảithông báo mẫu dấu trong trường hợp hồ sơ hợp lệ.
1.2 Đăng ký chữ ký số
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 110/2015/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế có quy định về việc sử dụng chữ ký số và mã xác thực giao dịch điện tử như sau:
Người nộp thuế thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế với cơ quanthuế phải sử dụng chữ ký số được ký bằng chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụchứng thực chữ ký số công cộng cấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, cơquan nhà nước có thẩm quyền công nhận
Người nộp thuế ký hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế với đại lý thuế thìđại lý thuế sử dụng chứng thư số của đại lý thuế để ký trên các chứng từ điện tử củangười nộp thuế khi giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử
Người nộp thuế là cá nhân thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế với
cơ quan thuế nhưng chưa được cấp chứng thư số thì được sử dụng mã xác thực giaodịch điện tử do hệ thống của cơ quan thuế hoặc hệ thống của các cơ quan có liênquan đến giao dịch điện tử cấp
Cơ quan thuế, tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN, ngân hàng khi thực hiệngiao dịch điện tử theo quy định tại Thông tư 110/2015/TT-BTC phải sử dụng chữ ký
số được ký bằng chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký sốcông cộng cấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp,cơ quan nhà nước có thẩmquyền công nhận
Việc sử dụng chữ ký số và mã xác thực giao dịch điện tử trên đây được gọichung là ký điện tử Hiện nay, đa số các đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập doanhnghiệp sẽ hỗ trợ luôn doanh nghiệp thủ tục mua và sử dụng chữ ký số Quý Kháchhàng có thể liên hệ với chúng tôi để sử dụng chữ ký số một cách nhanh chóng nhất
1.3 Thủ tục tạo và thông báo tài khoản ngân hàng
Căn cứ quy định tại Điều 9 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định về thay đổi,
bổ sung thông tin đăng ký thuế như sau:
Trang 11Đối với người nộp thuế mà đã được cấp đăng ký thuế nhưng chưa thông báothông tin về các tài khoản của người nộp thuế đã mở tại các ngân hàng thương mại,
tổ chức tín dụng với cơ quan thuế trước thời điểm Nghị định 83/2013/NĐ-CP cóhiệu lực thi hành thì phải thông báo bổ sung tại Tờ khai điều chỉnh và bổ sung thôngtin đăng ký thuế theo mẫu số 08-MST, thời hạn chậm nhất ngày 31 tháng 12 năm2013
Người nộp thuế trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, khi có thayđổi, bổ sung số tài khoản tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng thì phảithực hiện thông báo cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý trong thời hạn 10 ngày kể
từ ngày phát sinh sự thay đổi tại Tờ khai điều chỉnh và bổ sung thông tin đăng kýthuế theo mẫu số 08-MST
Hiện nay, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanhnghiệp cần mở tài khoản tại ngân hàng để thuận tiện cho hoạt động kinh doanh vàthực hiện nghĩa vụ với cơ quan quản lý nhà nước
Để mở tài khoản ngân hàng, công ty cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
1 Giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu của Ngân hàng doanh nghiệp muốn đăng
ký mở tài khoản (2 bản);
2 Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng/người phụ trách kế toán của Công ty;
3 Bản sao công chứng giấy đăng ký doanh nghiệp;
4 Bản sao công chứng Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu củachủ tài khoản và kế toán trưởng
Chủ tài khoản ngân hàng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.Trường hợp chủ tài khoản là người khác cần thêm Biên bản họp Hội đồng thànhviên/Hội đồng quản trị về việc chỉ định chủ tài khoản với nội dung ủy quyền chongười được chỉ định là chủ tài khoản của công ty mở tại Ngân hàng
Sau khi có tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp thực hiện thủ tục thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Trang 121 Thông báo thay đổi nội dung đã đăng ký doanh nghiệp;
2 Giấy ủy quyền hoặc giấy giới thiệu người đi làm thủ tục và giấy tờ chứngthực của người được ủy quyền
Bước 2: Nộp hồ sơ online
Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ qua mạng điện tử bằng cách truy cậpwebsite dangkykinhdoanh.gov.vn để nộp hồ sơ Sau 03 ngày làm việc cơ quan đăng
ký xem xét hồ sơ và ra thông báo trong trường hợp hồ sơ hợp lệ hoặc gửi yêu cầusửa đổi bổ sung hồ sơ Nếu hồ sơ hợp lệ, Quý Khách hàng chuyển sang Bước 3
Bước 3: Nộp hồ sơ giấy và nhận kết quả
Sau khi hồ sơ nộp online hợp lệ, trong vòng 30 ngày kể từ ngày ghi trênthông báo Hồ sơ đăng ký qua mạng hợp lệ, doanh nghiệp mang toàn bộ hồ sơ nộpcho Sở kế hoạch và đầu tư và nhận kết quả
1.4 Làm tờ khai lệ phí môn bài
Theo Điều 5 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài quy định về việc khai lệ phí môn bài được thực hiện như sau:
Khai lệ phí môn bài 1 lần khi người nộp lệ phí mới ra hoạt động kinh doanh,chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh;Trường hợp người nộp lệ phí môn bài mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưngchưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấychứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế
Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP thì:
Hồ sơ khai lệ phí môn bài bao gồm: Tờ khai lệ phí môn bài theo mẫu banhành kèm theo Nghị định số 139/2016/NĐ-CP (tham khảo mẫu tờ khai thuế môn bàicho thuê nhà)
Theo quy định tại Nghị định số 139/2016/NĐ-CP thì cơ quan nộp hồ sơ khaithuế lệ phí môn bài chính là Cơ quan thuế quản lý trực tiếp
Thủ tục nộp thuế môn bài như sau:
Trang 13Trường hợp người nộp lệ phí môn bài có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, vănphòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thìngười nộp lệ phí môn bài thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của các đơn vịphụ thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của người nộp lệ phí;
Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm.Trường hợp người nộp lệ phí môn bài mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh hoặcmới thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất
là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí (xem thêm thời hạn nộp hồ sơkhai thuế ban đầu)
1.5 Kê khai thuế giá trị gia tăng
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC thì người nộp thuếnộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp
Trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 11Thông tư số 156/2013/TT-BTC Theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư số156/2013/TT-BTC thì việc kê khai thuế giá trị gia tăng thực hiện như sau:
Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng tháng, quý áp dụng phương pháp khấu trừthuế: Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 01/GTGT;
Trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bánhàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh hoặc có cơ sở sản xuất trựcthuộc ở tại địa phương khác nơi đóng trụ sở chính thì người nộp thuế nộp cùng Tờkhai thuế GTGT tài liệu sau:
1 Bảng tổng hợp số thuế giá trị gia tăng đã nộp của doanh thu kinh doanh xâydựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh (nếucó) theo mẫu số 01-5/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính
2 Bảng phân bổ thuế GTGT cho địa phương nơi đóng trụ sở chính và cho các địaphương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán(nếu có) theo mẫu số 01-6/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính (tham khảo mẫu 06 gtgtcho công ty mới thành lập)
Trang 143 Bảng phân bổ số thuế GTGT phải nộp cho các địa phương nơi có công trìnhxây dựng, lắp đặt liên tỉnh (nếu có) theo mẫu số 01-7/GTGT.
1.6 Kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp
Tại Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC sửa đổi bổ sung Điều 12 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định khai thuế thu nhập doanh nghiệp là:
Khai thuế theo từng lần phát sinh, khai quyết toán năm/khai quyết toán thuếđến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện việc chia; hợp nhất; sápnhập; chuyển đổi loại hình; giải thể; chấm dứt hoạt động
Hồ sơ đăng ký thuế ban đầu, hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
1 Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN
2 Báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính đến thời điểm có quyết định vềviệc doanh nghiệp thực hiện chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình, giải thể,chấm dứt hoạt động
Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC (tuỳ theo thực tế phát sinh của người nộp thuế):
1 Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu số 03-1A/TNDN,mẫu số 03-1B/TNDN, mẫu số 03-1C/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số156/2013/TT-BTC
2 Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 03-2/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số156/2013/TT-BTC
3 Các Phụ lục về ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Mẫu số 03-3A/TNDN,Mẫu số 03-3B/TNDN, Mẫu số 03-3C/TNDN,…
Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế: tại cơ quan thuế nơi doanh nghiệp của tổ chức,
cá nhân nước ngoài chuyển nhượng vốn đăng ký nộp thuế
1.7 Kê khai thuế thu nhập cá nhân
Theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC quy định như sau
tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân và cá nhân có
Trang 15thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân thực hiện khai thuế, nộp thuế vàquyết toán thuế theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày22/7/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế.
Việc khai thuế thu nhập cá nhân thực hiện theo các nguyên tắc sau:
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhânkhai thuế theo tháng hoặc quý Trường hợp trong tháng hoặc quý, tổ chức, cá nhântrả thu nhập không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không phải khaithuế
Việc khai thuế theo tháng hoặc theo quý được xác định một lần kể từ thángđầu tiên có phát sinh khấu trừ thuế và áp dụng cho cả năm Cụ thể như sau:
1 Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phát sinh số thuế khấu trừ trong tháng của ít nhấtmột loại tờ khai thuế thu nhập cá nhân từ 50 triệu đồng trở lên thì khai thuếtheo tháng, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện khai thuếgiá trị gia tăng theo quý
2 Tổ chức, cá nhân trả thu nhập không thuộc diện khai thuế theo tháng theohướng dẫn nêu trên thì thực hiện khai thuế theo quý
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập mà thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân cótrách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cánhân thay cho các cá nhân có uỷ quyền không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuếhay không phát sinh khấu trừ thuế Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trảthu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Tổ chức trả thu nhập khi thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân khôngphải lập danh sách cá nhân dưới đây vào Bảng kê theo mẫu số 05-1/BK-TNCN
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì hồ sơ thuế ban đầu theo tháng, quý gồm:
1 Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế đối với thu nhập từ tiềnlương, tiền công khai thuế theo Tờ khai mẫu số 05/KK-TNCN ban hành kèmtheo Thông tư số 92/2015/TT-BTC
Trang 162 Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế đối với thu nhập từ đầu
tư vốn, từ chuyển nhượng chứng khoán, từ bản quyền, từ nhượng quyềnthương mại, từ trúng thưởng của cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú; từkinh doanh của cá nhân không cư trú; Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượngvốn của cá nhân không cư trú khai thuế theo Tờ khai mẫu số 06/TNCN banhành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC (tham khảo mẫu 06 cho công tymới thành lập)
1.8 Đăng ký phát hành hóa đơn
Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 39/2014/TT-BTChướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ-CPcủa chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì tổ chức,doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang hoạt động được tạo hóa đơn tự in nếu thuộccác trường hợp hướng dẫn tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 39/2014/TT-BTC
Theo kinh nghiệm hướng dẫn khai báo thuế thì sau khi doanh nghiệp tiếnhành tự đặt in hóa đơn GTGT để sử dụng thì doanh nghiệp phải làm có văn bản đềnghị được sử dụng hóa đơn và được cơ quan thuế chấp thuận thì doanh nghiệp mớiđược sử dụng hóa đơn tự in này theo như hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số26/2015/TT-BTC ban hành ngày 27/02/2015 hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng vàquản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quyđịnh chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về Thuế và sửađổi, bổ sung 1 số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung 1 số điều củaThông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bánhàng hóa, cung ứng dịch vụ
Hồ sơ đề nghị sử dụng hóa đơn gồm: Văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn tự in(Mẫu số 3.14 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTC).Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghịcủa doanh nghiệp, cơ quan thuế quản lý trực tiếp phải có ý kiến về điều kiện sử dụnghóa đơn tự in của doanh nghiệp (Mẫu số 3.15 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư
số 26/2015/TT-BTC) Trường hợp sau 5 (năm) ngày làm việc cơ quan quản lý thuếtrực tiếp không có ý kiến bằng văn bản thì doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn tự
Trang 17in Thủ trưởng cơ quan thuế phải chịu trách nhiệm về việc không có ý kiến bằng vănbản trả lời doanh nghiệp.
1.9 Chế độ kế toán và phương pháp khấu hao TSCĐ
Để lựa chọn được chế độ kế toán phù hợp, Quý Khách hàng có thể tham khảocác quy định tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC hướng dẫn về kế toán doanh nghiệp
và Thông tư số 133/2016/TT-BTC hướng dẫn về chế độ kế toán của doanh nghiệpvừa và nhỏ (ấn vào đây để tải mẫu đăng ký hình thức kế toán)
Khi xem xét chế độ kế toán quy định tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC vàThông tư số 133/2016/TT-BTC, tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp mà Quý Kháchhàng có thể lựa chọn chế độ kế toán phù hợp Theo kinh nghiệm nhiều năm tư vấnthuế, kế toán thì nhận thấy rằng, doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng chế độ kế toántheo quy định tại Thông tư số 133/2016/TT-BTC, còn doanh nghiệp lớn, sử dụngchế độ kế toán theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC là phù hợp (tham khảo mẫucông văn đăng ký hình thức kế toán)
Theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độquản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ thì Doanh nghiệp tự quyết định phươngpháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông tư số45/2013/TT-BTC và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầuthực hiện
Theo quy định tại Công văn số 803/TCT-CS về chính sách thuế thì về nguyêntắc doanh nghiệp phải thực hiện thông báo phương pháp trích khấu hao TSCĐ màdoanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thựchiện trích khấu hao Việc xác định khoản khấu hao tài sản cố định được trừ khi xácđịnh thu nhập chịu thuế TNDN thực hiện theo quy định về trích khấu hao TSCĐ vàpháp luật thuế TNDN hiện hành
Thời hạn nộp đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ: Trước khi thựchiện trích khấu hao TSCĐ
Trang 18CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
2.1.1 Vài nét sơ lược về Công ty
- Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Sơn Hà ĐT
- Tên viết tắt: Công ty TNHH ĐTXD&TM Sơn Hà ĐT
- Người đại diện: Ông Phùng Văn Cường
+ Chức vụ: Giám đốc
- Hình thức pháp lý: Công ty TNHH mô wt thành viên
Trang 19- Trụ sở: Khu Xuân Cầm, Phường Xuân Sơn, Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Sơn Hà ĐT dược thành lậptheo giấy chứng nhận đăng ký số 5701824452 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh QuảngNinh, với số vốn điều lệ Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Sơn Hà ĐTtheo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 8.000.000.000đ (Tám tỷ đồng chẵn)Trải qua quá trình xây dựng không ngừng phát triển vững vàng về mọi mặtthường xuyên kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực chỉ huy, điều hành quản lý, đổimới trang thiết bị, áp dựng các tiến bô w khoa học vào quá trình sản xuất, kinh doanh,
mở rô wng địa bàn hoạt đô wng với các tỉnh bạn, với đô wi ngũ lãnh đạo có trình đô w, kinhnghiệm quản lý và điều hành cùng mô wt tập thể cán bô w công nhân viên có trình đô w,năng lực kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành có tính chuyên nghiệp caotrong công việc, với năng lực tài chính lớn mạnh, với trang thiết bị thi công, sản xuấthiện đại đáp ứng được với sự phát triển của khoa học hiện đại
Với mục tiêu không ngừng phát triển hoàn thiện nâng cao uy tín Công ty luônluôn đổi mới trang thiết bị, nâng cao công nghệ sản xuất song song với việc đổi mớitrang thiết bị nâng cao công nghệ sản xuất công ty cũng nâng cao trình đô w nghiệp vụ,tay nghề cho cán bô w công nhân viên qua các khóa học ngắn hạn nhằm tiếp xúc vớicác tiến bô w khoa học kỹ thuật hiện đại để áp dụng vào sản xuất, kinh doanh Khôngngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo dựng cho cán bô w, nhân viên công ty cótính chuyên nghiệp, ý thức trong công việc
Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Sơn Hà ĐT là mô wt doanhnghiệp hoạt đô wng trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, kinh doanh buôn bán vật tư thiết bịtrong lĩnh vực xây dựng – công nghiệp, xây lắp mới và cải tạo các công trình Nhàxưởng, hệ thống điệ nước ở các khu đô thị, khu công nghiệp, công viên, nhà máy,nhà xưởng, nhà kho, căn hô w,… Các kiểu dự án xây dựng và kinh doanh điển hình màCông Ty chuyên nhận tổng thầu như:
- Cung cấp vật tư thiết bị và thi công xây lắp hệ thống điện, điện nhẹ
Trang 20- Cung cấp vật tư thiết bị và thi công xây lắp hệ thống cấp thoát nước
- Cung cấp vật tư thiết bị và thi công xây lắp hệ thống điều hòa, thông gió
- Cung cấp vật tư thiết bị và thi công xây lắp hệ thống giám sát an ninh
- Cung cấp vật tư thiết bị và thi công xây lắp hệ thống phòng cháy, chữa cháy
- Cung cấp vật tư thiết bị và thi công xây lắp hệ thống âm thanh, truyền hình
- Thiết kế, thẩm tra hồ sơ thiết kế XDDD&CN cấp sở
- Giám sát thi công công trình XDDD&CN cấp sở
- Thi công tổng thầu công trình XDDD&CN cấp sở
- Hệ thống điện công nghiệp, điện dân dung
- Thiết bị vệ sinh, thiết bị nhà bếp, thiết bị cấp thoát nước
- Bán buôn vật tư, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng
- Phá dỡ
- Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn và đồ nội thất tương tự, đèn bộ đèn điện,
đồ dung gia đình khác
- Khai thác đá, cát, vôi, sỏi, đất sét
- Xây dựng công trình đường sắt, đường bộ
- Khai thác gỗ
- Cho thuê máy móc, thiết bị đồ dung hữu hình
Ngoài thi công các công trình xây dựng, sửa chữa hạ tầng thiết bị điện, nước.Công TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Sơn Hà ĐT còn thực hiện các côngviệc như:
a Tư vấn thiết kế kiên trúc
Với đôwi ngũ thạc sỹ, kiến trúc sư, ký sư được đào tạo chính quy, Công tyTNHH đầu tư xây dựng và thương mại Sơn Hà ĐT có thể đáp ứng được tất cả cácyêu cầu về thẩm mỹ, thông thoáng, gần gũi với thiên nhiên và bền vững về kết cấu
mà khách hàng đưa ra
b Xây dựng
Với đô wi ngũ kỹ sư công trường, đô wi thợ chuyên nghiệp, Công ty TNHH đầu
tư xây dựng và thương mại Sơn Hà ĐT đã và đang xây dựng: nhà ở liên kế, biệt thự,nhà xưởng, các công trình dân dụng và công nghiệp, công trình giao thông, thủy lợi,
hạ tầng kỹ thuật, công trình điện hạ thế, điện chiếu sáng Công ty TNHH đầu tư xâydựng và thương mại Sơn Hà ĐT luôn tìm giải pháp thi công tối ưu nhằm đảm bảo
Trang 21các tiêu chí kỹ thuật, thẩm mỹ, an toàn lao đô wng, rút ngắn thời gian thi công nhằmgiảm giá thành với mức tốt nhất
c Giám sát
Với đô wi ngũ thạc sỹ, kỹ sư được đào tạo chính quy có nhiều năm kinh nghiệmtrong công tác giám sát có chứng chỉ, giấy phép hành nghề, Công ty TNHH đầu tưxây dựng và thương mại Sơn Hà ĐT có thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu về vềgiám sát chất lượng công trình mà khách hàng đưa ra
2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại doanh nghiệp
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH đầu tư xây dựng và
thương mại Sơn Hà ĐT
Chú thích: Quan hệ cấp trên, chỉ đạo trực tiếp
Quan hệ ngang hàng, phối hợp hỗ trợ
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Sơn
Hà ĐT)
Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Sơn Hà ĐT được tổ chứchoạt đôwng theo Điều lệ hoạt đô wng của công ty và tuân thủ theo quy định của phápluật
Giám đốc
Phó Giám Đốc
PhòngKinhDoanh
Phòng TàiChính KếToán
Các tổ độithi công xâydựng
Phòng Kỹ
Thuật
PhòngVật TưThiết BịGiám Đốc
Trang 22Giám đốc là người đại diện và chịu trách nhiệm cao nhất của công ty trướcpháp luật, trước đối tác là chủ đầu tư, khách hàng, nhà cung cấp thiết bị, nhà thầuphụ về mọi hoạt đô wng sản suất kinh doanh của công ty.
Là người điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời có quyềnquyết định bộ máy tổ chức quản lý, các bộ phận sản xuất kinh doanh, tổ chức nhân
sự, đưa ra các chỉ tiêu và kế hoạch cụ thể cho hoạt động của công ty
Phối hợp với các phòng ban trong công ty trong việc quản lý chất lượng bản
vẽ, kỹ thuật và tiến độ của từng công trình
Lập dự án, triển khai, quản lý các dự án thi công xây dựng Về mặt kỹ thuậtphải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty
Phòng kinh doanh
Chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo công ty về các hoạt đô wng kinh doanhđược giao phó Những hoạt đô wng này nằm trong phạm vi quyền hạn cho phép củaphòng kinh doanh Đưa ra các giải pháp, chiến lược marketing nâng cao hiệu quảtrong hoạt đô wng kinh doanh
Là bộ phận hết sức quan trọng, đóng vai trò chủ chốt trong doanh nghiệp.Đảm bảo đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp, tiếp cận và nghiên cứu thị trườngGiới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường cũng như thu hút khách hàng mới,đảm bảo mọi quyền lợi của khách hàng khi mua hàng tại công ty
Trang 23Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, tính giá và lập hợp đồng với kháchhàng.
Tư vấn về vấn đề vật tư thiết bị chuyên môn cho khách hàng
Có chức năng tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc công ty trong công tácxây dựng kế hoạch
Cùng các phòng ban khác xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng trongcông ty
Các tổ đô ˆi thi công xây dựng
Có chức năng tổ chức quản lý và thi công theo hợp đồng thiết kế được duyệt
do công ty ký kết Bố trí người và quản lý máy móc, thiết bị thi công hợp lý, tiếtkiệm nguyên vật liệu để đạt hiệu quả cao nhất
Thường xuyên kiểm tra đôn đốc theo dõi mọi hoạt đô wng tại công trình đảmbảo chất lượng tiến đô w theo đúng yêu cầu của Công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn củacác đơn vị, bộ phận trực thuộc công ty do Giám đốc quy định cụ thể cho phù hợp
Trang 24với tình hình thực tế của từng năm, từng giai đoạn nhất định, bảo đảm cho sự tồn tại
và hoạt động hiệu quả của công ty Với bộ máy tổ chức gọn nhẹ nên việc giữ thôngtin liên lại giữa các phòng ban rất kịp thời Việc phối hợp giữa các phòng ban cũngdiễn ra tương đối nhịp nhàng và có hiệu quả
2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại doanh nghiệp
Hạch toán là một khâu rất quan trọng trong công tác kế toán tại Công ty.Trong số các phòng ban chức năng thuộc bộ máy quản lý của Công ty, phòng Kếtoán có vị trí trung tâm quan trọng nhất, giám sát toàn bộ quá trình kinh doanh, tínhtoán kết quả kinh doanh và tham mưu cho Giám đốc về mọi mặt của quá trình sảnxuất kinh doanh Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hìnhtập trung Phòng Kế toán của Công ty phải thực hiện toàn bộ công việc kế toán từthu nhận, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp củađơn vị
Kế toán Công ty gồm 04 người:
Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH đầu tư xây dựng và
thương mại Sơn Hà ĐT
Chú thích: Quan hệ cấp trên, chỉ đạo trực tiếp
Quan hệ ngang hàng, phối hợp hỗ trợ
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Sơn
Hà ĐT)
Kế toán trưởng
Kế toán trưởng
Kế toántổng hợp
Thủ quỹ
Kế toán
ngân hàng
Trang 25Là người đứng đầu phòng Tài chính - Kế toán của công ty, có chức năng chỉđạo tổ chức hướng dẫn và kiểm tra toàn bô w công tác kế toán toàn công ty theo đúngluật kế toán Nhà nước đã ban hành, quản lý các nhân viên trực thuô wc phòng đảm bảocông tác kế toán được thực hiện hiệu quả, kịp thời, đáp ứng nhu cầu phát triển kinhdoanh trong toàn công ty
Tư vấn cho giám đốc những vấn đề liên quan tới tài chính doanh nghiệp vàcông tác kế toán có liên quan, có trách nhiệm tổ chức và đôn đốc thực hiện kiểm tracác công tác kế toán trong doanh nghiệp Đồng thời kế toán trưởng có trách nhiệmtổng hợp số liệu vào sổ cái, và làm báo cáo tổng hợp, báo cáo tài chính, báo cáo lưuchuyển tiền tệ, báo cáo tài chính kế toán theo quý, theo năm để tiến hành phân tíchbáo cáo của đơn vị mình Giúp ban giám đốc đề ra các phương án kinh doanh phùhợp và có hiệu quả cho đơn vị mình
có
Thông báo công nợ mới đặt cho kế toán nhập hàng và xuất hàng các nghiệp
vụ kế toán có liên quan
Cuối tháng có bảng tổng hợp chi tiết số dư từng ngân hàng (đối chiếu xácnhận của ngân hàng hoặc sổ phụ của ngân hàng trong thời điểm kết thúc niên đô w)
Thủ quỹ
Là người kiểm soát toàn bô w hoạt đô wng thu chi tiền phát sinh trong quá trìnhhoạt đô wng kinh doanh như kiểm tra phiếu Thu, phiếu Chi, thực hiện công tác ký xác
Trang 26nhận, giao các liên, tạm ứng và lưu trữ, quản lý toàn bô w các loại giấy tờ liên quanđến quá trình này
Cụ thể:
Thực hiện việc thanh toán tiền mặt hàng ngày theo quy trình thanh toán củacông ty Kiểm tra, kiểm soát và quản lý các loại chứng từ trước khi thu, chi: Giấygiới thiệu, chữ ký các bên liên quan, chứng minh thư nhân dân, số tiền…
Thực hiện các nghiệp vụ thu chi tài chính, quản lý tiền mặt của công ty Lưutrữ chứng từ thu chi tiền
Lập phiếu xuất nhập kho, ghi chéo, theo dõi sổ kho
Kiểm tra chất lượng hàng hóa trước khi nhập xuất kho, đảm bảo không sai sótLàm việc với kế toán trưởng về số dư tồn quỹ nhằm phục vụ các mục tiêukinh doanh hay đảm bảo việc chi trả lương, BH, phúc lợi khác cho nhân viên
2.4 Các chinh sách kế toán chung tại doanh nghiệp
- Công ty áp dụng theo các chế độ và chuẩn mực kế toán Việt Nam
- Hình thức kế toán: Kế toán tập trung
- Niên độ kế toán: Từ đầu ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch
- Kỳ kế toán: Lập báo cáo tài chính theo năm, quý
Kỳ kế toán năm là 12 tháng tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng
12 năm dương lịch
Kỳ kế toán quý gồm ba tháng tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngàycuối cùng của tháng cuối quý
- Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung (Sơ đồ 2.3 Quá trình ghi chép hạch toán
kế toán tại công ty – Phụ lục 01)
- Hình thức xử lý kế toán: Áp dụng kế toán máy (Sơ đồ 2.4 Trình tự ghi sổ kế toán ở máy vi tính – Phụ lục 02)
Công ty sử dụng phần mềm kế toán để ghi chép các nghiệp vụ và lên các sổ chitiết các tài khoản cũng như sổ tổng hợp để lập báo cáo tài chính
- Đơn vị tiền tệ hạch toán: Việt Nam đồng
- Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: Được phản ánh theo nguyên giá (giá gốc muaTSCĐ) và được theo dõi dựa trên giá trị còn lại
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Hạch toán theo phương pháp kê khai thườngxuyên
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho:
Trang 27+ Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc, trường hợp giá trị thuần có thể thựchiện được thấp hơn giá gốc thì ghi theo giá trị thuần có thể thực hiện được Trongđó:
Giá trị gốc = CPNVLTT + CPNCTT + CPMTC + CPSXC (nếu có)
Giá trị thuần có thể thực hiện được = Giá bán ước tính – (Chi phí hoàn thành +CPQCBH + Chi phí phân phối phát sinh)
Phương pháp tính giá hàng tồn kho cuối kỳ:
+ Với vật tư, hàng hoá: ghi nhận theo giá mua thực tế sau khi có kết quả kiểm kêcuối kỳ
+ Với chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ: ghi nhận theo mức đô w hoàn thành của cáccông trình đã thi công dựa trên các chứng từ chi phí đã tập hợp
- Phương pháp tính thuế GTGT: Sử dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấutrừ
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Công ty tính khấu hao TSCĐ theo phươngpháp đường thẳng
CHƯƠNG 3: MÔ PHỎNG CÁC PHẦN HÀNH KẾ TOÁN TRONG MỘT KỲ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
3.1 Mô phỏng phần hành kế toán vốn bằng tiền
3.1.1 Khái niệm của kế toán vốn bằng tiền
Kế toán vốn bằng tiền là mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các tàisản dưới hình thái tiền tệ của doanh nghiệp
Trang 28Tiền là một bộ phận của tài sản ngắn hạn tồn tại dưới hình thái tiền tệ, baogồm:
- Các khoản tiền mặt đang tồn tại quỹ của doanh nghiệp;
- Các khoản tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng;
- Các khoản tiền đang chuyển
- Tiền có thể tồn tại dưới hình thức tiền đồng Việt Nam, các loại ngoại tệ vàvàng tiền tệ
3.1.2 Phân loại kế toán vốn bằng tiền
Vồn bằng tiền của công ty bao gồm tiền mặt tồn quỹ và tiền gửi ngân hàng Tiền mặt là số vốn bằng tiền được thủ quỹ bảo quản trong két sắt an toàn củacông ty
3.1.3 Đặc điểm kế toán vốn bằng tiền
Khi phát sinh các nghiệp vụ thu tiền, căn cứ vào các hóa đơn, các giấy thanhtoán tiền kế toán tiền mặt lập phiếu thu tiền mặt, sau khi được kế toán trưởng kiểmduyệt, phiếu thu được chuyển cho thủ quỹ để ghi tiền Sau đó thủ quỹ sẽ ghi số tiềnthực phận vào phiếu thu, đóng dấu đã thu và lấy vào phiếu thu
Khi phát sinh các nghiệp vụ chi tiền, thủ quỹ căn cứ vào phiếu chi để chi phầntiền sau khi có đầy đủ chữ ký kế toán trưởng và của Giám đốc công ty Căn cứ vào
số tiền thực chi của thủ quỹ ghi vào sổ quỹ và đến cuối ngày thì chuyển cho kế toántiền mặt để ghi sổ
Phiếu thu và phiếu chi là tập hợp của một chứng từ hoặc nhiều chứng từ Riêngphiếu chi của thủ quỹ nộp ngân hàng là dựa trên bảng kê các loại tiền nộp viết làm 3liên
Đối với kế toán tiền gửi ngân hàng thì khi có các giấy báo có và báo nợ củaNgân hàng thì kế toán tiến hành định khoản và lập các chứng từ ghi sổ sau đó vàocác sổ kế toán có liên quan
3.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền
Phản ánh kịp thời các khoản thu, chi bằng tiền của doanh nghiệp Cụ thể: + Phản ánh kịp thời tình hình thu, chi và tồn quỹ tiền mặt hàng ngày.Thường xuyên đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế với sổ sách kế toán nhằm phát hiện
và xử lý kịp thời sai sót trong việc quản lý và sử dụng tiền mặt
Trang 29+ Phản ánh kịp thời tình hình tăng, giảm và số dư tiền gửi ngân hàng hàngngày, giám sát việc chấp hành chế độ thanh toán không dùng tiền mặt
+ Phản ánh các khoản tiền đang chuyển, kịp thời phát hiện nguyên nhân làmtiền đang chuyển bị ách tắc giúp doanh nghiệp có biện pháp giải quyết thích hợp
Tổ chức thực hiện đầy đủ, thống nhất các quy định về chứng từ, thủ tục hạchtoán nhằm thực hiện chức năng kiểm soát và phát hiện kịp thời trường hợp chi tiêulãng phí, sai chế độ… Kiểm soát tốt các chứng từ đầu vào đảm bảo hợp lý, hợp lệ,hợp pháp để được tính chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.Lập báo cáo hàng ngày để trình ban Giám đốc khi cần như báo cáo thu chiquỹ, báo cáo tiền gửi ngân hàng…
Trực tiếp liên hệ với ngân hàng để thực hiện các giao dịch rút tiền, trả tiền,lấy sổ phụ ngân hàng…
So sánh, đối chiếu kịp thời, thường xuyên số liệu giữa sổ kế toán vốn bằngtiền mặt, tiền gửi ngân hàng với sổ quỹ, sổ phụ ngân hàng, số tiền mặt kiểm kê thực
tế nhằm kiểm tra, phát hiện kịp thời các trường hợp sai lệch để kiến nghị các biệnpháp xử lý thích hợp
3.1.5 Tài khoản sử dụng của kế toán vồn bằng tiền
+ TK 111 – Tiền mặt
Chi tiết: TK 1111 – Tiền Việt Nam
Đơn vị tiền sử dụng tại công ty là: Việt Nam đồng
Mọi khoản thu chi bảo quản tiền mặt của đơn vị đều do thủ quỹ thực hiện Thủquỹ chỉ được thu chi tiền mặt khi có các chứng từ hợp lệ chứng minh và phải có chữ
ký của kế toán trưởng và Giám đốc
Công ty dung tài khoản để phản ánh số hiện có và tình hình thu, chi tiền mặt tạiquỹ của doanh nghiệp
Kết cấu: Tài khoản 111 – “Tiền mặt”
Bên Nợ: Các khoản tiền mặt nhập quỹ;
Bên Có: Các khoản tiền mặt khi xuất quỹ; Số tiền mặt phát hiện thiếu khi kiểmkê;
Số dư Bên Nợ: Phản ánh các tài khoản tiền mặt còn tồn quỹ tiền mặt tại thờiđiểm báo cáo
+ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Trang 30Kế toán tiền gửi ngân hàng phải mở sổ theo dõi chi tiết từng loại tiền gửi,chứng từ sử dụng để ghi sổ kế toán là các giấy báo Có, giấy báo Nợ hoặc các bảnsao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc
Chi tiết: TK 1121 – Tài khoản tiền gửi Việt Nam Đồng tại Agribamk
Công ty dung tài khoản này để phản ánh số hiện có và tình hình biến độngtăng, giảm các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng của doanh nghiệp Căn
cứ để hạch toán trên tài khoản 112 “tiền gửi Ngân hàng” là các giấy báo Có, báo Nợhoặc bản sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệmthu, séc chuyển khoản, séc bảo chi,…)
Kết cấu: Tài khoản 112 – “Tiền gửi ngân hàng”
Bên Nợ: Các khoản tiền gửi vào Ngân hàng; Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền
tệ giảm tại thời điểm báo cáo
Số dư bên Nợ: Số tiền hiện còn gửi tại Ngân hàng tại thời điểm báo cáo
3.1.6 Chứng từ sử dụng của kế toán vốn bằng tiền
Tiền mặt
Phiếu thu; Phiếu chi;
Biên lai thu tiền;
Bảng kiểm kê quỹ; Bảng kê chi tiền;
Tiền gửi ngân hàng
Giấy báo Nợ; Giấy báo Có; Bảng sao kê do ngân hàng lập
Giấy nộp tiền; Bảng kê nộp séc, Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu, Séc chuyển khoản,
3.1.7 Quy trình luân chuyển chứng từ của kế toán vốn bằng tiền
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tiền mặt (Xem Phụ lục 03)
Chứng từ thu tiền mặt được luân chuyển theo thứ tự như sau:
(1) Khi có người nộp tiền, kế toán thanh toán viết phiếu thu thành 3 liên
(2) Trình kế toán trưởng ký duyệt phiếu thu (3 liên)
(3) Chuyển trả lại 1 liên phiếu thu cho kế toán thanh toán Kế toán thanh toán lưuliên 1
(4) Chuyển liên 2, 3 cho thủ quỹ
(5) Thủ quỹ thu tiền và ký nhận vào phiếu thu (liên 2 và liên 3)
Trang 31(6) Chuyển phiếu thu cho người nộp tiền ký nhận (2 liên) Người nộp tiền giữ lạiliên 3, chuyển trả liên 2 cho thủ quỹ Thủ quỹ ghi sổ quỹ.
(7) Thủ quỹ chuyển phiếu thu (liên 2) cho kế toán tiền mặt
(8) Kế toán thanh toán ghi sổ kế toán tiền mặt
(9) Chuyển phiếu thu cho bộ phận liên quan ghi sổ, sau đó chuyển trả phiếu thu vềcho kế toán tiền mặt
(10) Kế toán tiền mặt lưu phiếu thu và kết thúc quy trình luân chuyển
Chứng từ chi tiền mặt được luân chuyển theo thứ tự như sau:
(1) Bộ phận liên quan nộp chứng từ cho bộ phận duyệt chi Bộ phận này duyệt chi.(2) Kế toán thanh toán căn cứ duyệt chi viết phiếu chi thành 3 liên
(3) Kế toán trưởng, chủ tài khoản ký phiếu chi (3 liên)
(4) Kế toán thanh toán nhận lại phiếu chi đã ký và lưu liên 1
(5) Chuyển phiếu chi (liên 2, liên 3) cho thủ quỹ
(6) Thủ quỹ xuất quỹ, chi tiền và ký phiếu chi (liên 2, liên 3)
(7) Người nhận tiền ký phiếu chi, giữ lại liên 3 rồi chuyển trả liên 2 cho thủ quỹ.Thủ quỹ ghi sổ quỹ
(8) Thủ quỹ chuyển liên 2 cho kế toán tiền mặt
(9) Kế toán tiền mặt ghi sổ kế toán tiền mặt rồi chuyển phiếu chi cho bộ phận liênquan ghi sổ kế toán, sau đó chuyển trả lại cho kế toán tiền mặt
(10) Lưu phiếu chi ở Bộ phận kế toán tiền mặt và kết thúc quá trình luân chuyển
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tiền gửi ngân hàng (Xem Phụ lục 04)
Chứng từ thu tiền gửi ngân hàng được luân chuyển theo thứ tự như sau:
(1) Ngân hàng phục vụ đơn vị nhận Ủy nhiệm chi của khách hàng (liên 2 và liên 3).(2) Ngân hàng chuyển Ủy nhiệm chi cho kế toán tiền gửi ngân hàng nhận Cuốingày ngân hàng phát hành giấy báo số dư tài khoản
(3) Kế toán ngân hàng ghi sổ kế toán tiền gửi ngân hàng
(4) Kế toán ngân hàng chuyển Ủy nhiệm chi cho bộ phận kế toán liên quan.(5) Kế toán liên quan ghi sổ, sau đó chuyển trả Ủy nhiệm chi cho kế toán ngân hàng.(6) Kế toán ngân hàng lưu chứng từ Quy trình luân chuyển kết thúc
Chứng từ chi tiền gửi ngân hàng được luân chuyển theo thứ tự như sau:
Trang 32(1) Kế toán tiền gửi ngân hàng viết ủy nhiệm chi (Ủy nhiệm chi) (3 liên).
(2) Kế toán trưởng, chủ tài khoản ký ủy nhiệm chi (3 liên)
(3) Kế toán tiền gửi nhận lại Ủy nhiệm chi, chuyển ra ngân hàng
(4) Ngân hàng làm thủ tục, ký Ủy nhiệm chi, lưu 1 bản; 1 bản gửi cho đơn vị hưởngtiền (liên 2) Trường hợp không cùng hệ thống ngân hàng thì Ủy nhiệm chi viết 4liên; ngân hàng chuyển cho ngân hàng phục vụ 2 liên; 1 liên gửi lại kế toán tiền gửi.(5) Kế toán tiền gửi ghi sổ và chuyển Ủy nhiệm chi cho bộ phận liên quan.(6) Bộ phận kế toán liên quan ghi sổ, sau đó chuyển trả Ủy nhiệm chi cho kế toántiền gửi
(7) Ngân hàng phát hành giấy báo số dư TK cuối ngày
(8) Kế toán tiền gửi lưu chứng từ Quá trình luân chuyển kết thúc
3.1.8 Nguyên tắc hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Kế toán phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phátsinh các khoản Bao gồm: thu, chi, xuất, nhập tiền, ngoại tệ sau đó tính ra số tồn tạiquỹ Kiểm tra, đối chiếu từng tài khoản Ngân hàng tại mọi thời điểm
Các khoản tiền do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanhnghiệp được quản lý và hạch toán như tiền của doanh nghiệp
Thu – chi phải có phiếu thu – chi, có đủ chữ ký theo quy định chế độ chứng
từ kế toán
3.1.9 Phương pháp kế toán vốn bằng tiền
Sơ đồ 3.3 Sơ đồ chữ T tài khoản tiền mặt (Xem Phụ lục 05)
Sơ đồ 3.4 Sơ đồ chữ T tài khoản tiền gửi ngân hàng (Xem Phụ lục 06)
Thu tiền: Khi khách hàng thanh toán tiền cho doanh nghiệp, nhân viên thutiền sẽ phải tạo phiếu thu và ghi nhận các thông tin liên quan đến giao dịch Khicông ty bán hàng cho khách hàng và nhận tiền, kế toán sẽ ghi nhận số tiền thu vàotài khoản 111 (Tiền mặt) hoặc 112 (Tiền gửi ngân hàng) tùy thuộc vào hình thứcthanh toán của khách hàng
Chi tiền: Khi doanh nghiệp thực hiện các chi phí liên quan đến tiền mặt, nhânviên chi tiền sẽ tạo phiếu chi và ghi nhận các thông tin liên quan đến chi phí đó Khicông ty mua hàng từ nhà cung cấp và thanh toán, kế toán sẽ ghi nhận số tiền chi ra
từ tài khoản 111 (Tiền mặt) hoặc 112 (Tiền gửi ngân hàng)
Trang 33Nộp tiền vào ngân hàng từ quỹ tiền mặt: Khi công ty nộp tiền vào tài khoảnngân hàng từ quỹ tiền mặt, kế toán sẽ ghi nhận số tiền nộp vào tài khoản 112 và sốtiền rút ra từ tài khoản 111.
Ghi nhận vào sổ sách: Sau khi thu hoặc chi tiền, nhân viên kế toán sẽ ghinhận giao dịch vào sổ sách tài khoản tiền mặt
Kiểm tra và soát xét: Tổng hợp các giao dịch liên quan đến tiền mặt, kiểm tra
và soát xét để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của các thông tin ghi nhận.Lập báo cáo tài chính: Dựa trên các thông tin ghi nhận trong sổ sách tàikhoản tiền mặt, kế toán sẽ lập báo cáo tài chính để cung cấp thông tin về tình hìnhtài chính của doanh nghiệp
Quản lý tiền mặt: Để đảm bảo việc quản lý tiền mặt hiệu quả, doanh nghiệpcần có các quy định và chính sách quản lý về tiền mặt, đồng thời áp dụng các biệnpháp kiểm soát và bảo vệ tiền mặt
Thực hiện tốt công tác kế toán vốn bằng tiền sẽ giúp các nhà quản trị đưa ranhững quyết định kinh doanh đúng đắn, sử dụng vốn phù hợp, tiết kiệm tối đa chiphí sử dụng vốn nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Trong năm 2023 công ty phát sinh một số nghiệp vụ như sau:
ĐVT: đồng
Ngày 05/05/2023 Căn cứ vào Chứng từ kế toán (Xem Phụ lục 07), mua nhập
kho Dầu diesel 0.05S – II tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hải Tân, vớitổng thanh toán là 2.200.036 đã bao gồm thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt
(Xem Giao diện nghiệp vụ kế toán phần mềm Misa – Phụ lục 08)
Định khoản: Nợ TK 6422: 2.000.033
Nợ TK 1331: 200.003
Có TK 1111: 2.200.036
Ngày 11/05/2023 Căn cứ Phiếu Xuất kho (Xem Phụ lục 09). Xuất kho 199.2m3
Đá Bây A đơn giá chưa thuế GTGT 10% là 220.000/m3 cho Công ty Cổ phần Đầu
tư và Tư vấn kiểm định Công nghệ Xây Dựng tổng giá thanh toán 48.206.400, tổng
Trang 34giá vốn 18.533.472 Thanh toán bằng tiền ngân hàng (Xem Giao diện nghiệp vụ kế toán phần mềm Misa – Phụ lục 10)
Ngày 16/05/2023 Căn cứ phiếu Xuất kho (Xem phụ lục 11) Xuất kho 2.501m3
Base A và 1.743m3 Base B cho Công ty TNHH Thương Mại Hải Sơn Đông Triềuvới đơn giá lần lượt là 182.000 và 162.000, tổng giá bán đã bao gồm thuế trên hóađơn GTGT là 811.302.800, tổng giá vốn 392.740.410 Đã thu bằng tiền ngân hàng
(Xem Giao diện nghiệp vụ kế toán phần mềm Misa – Phụ lục 12)
3.2 Mô phỏng phần hành kế toán tài sản cố định
3.2.1 Khái niệm của kế toán tài sản cố định
Kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp được hiểu đơn giản là nhữngnghiệp vụ của kế toán liên quan đến tài sản cố định
3.2.2 Phân loại của kế toán tài sản cố định
Theo các quy định hiện hành về quản lý tài sản cố định thì mọi TSCĐ trongdoanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoáđơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan)
Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chitiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ
Trang 353.2.3 Đặc diểm của kế toán tài sản cố định
Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trịcòn lại trên sổ sách kế toán Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lýnhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quảntheo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định hiện hành
3.2.4 Nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định
Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ về
số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyểnTSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp, việc hình thành và thu hồi các khoản đầu tư, bảoquản và sử 0dụng TSCĐ ở doanh nghiệp
Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng, tình hìnhtrích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn, tính toán phân bổhoặc kết chuyển chính xác số khấu hao và các khoản dự phòng vào chi phí sản xuấtkinh doanh
Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ phản ánhchính xác chi phí thực tế về sửa chữa TSCĐ
Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường TSCĐ, đầu tư dài hạntrong đơn vị , tham gia đánh giá lại tài sản khi cần thiết, tổ chức phân tích tình hìnhbảo quản và sử dụng TSCĐ trong đơn vị
3.2.5 Tài khoản sử dụng của kế toán tài sản cố định
Biên bản kiểm kê TSCĐ;
Biên bản đánh giá lại TSCĐ;
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
3.2.7 Quy trình luân chuyển chứng từ của kế toán tài sản cố định
Trang 36Lập và thu thập các chứng từ có liên quan.
Việc theo dõi tài sản cố định tại nơi sử dụng nhằm mục đích xác định tráchnhiệm sử dụng và bảo quản, giúp nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng Tại cácphòng ban, phân xưởng sẽ sử dụng sổ “TSCĐ theo đơn vị sử dụng” để theo dõitrong phạm vi bộ phận quản lý
Bộ phận kế toán sử dụng “Thẻ tài sản cố định” và “Sổ tài sản cố định” toàn
DN để theo dõi tình hình tăng giảm, hao mòn TSCĐ
+ Thẻ tài sản cố định là do kế toán lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ của DN.Thẻ này được thiết kế để phản ánh chỉ tiêu chung về tài sản cố định, sự hao mònnguyên giá, giá trị còn lại đồng thời theo dõi tình hình tăng giảm của TSCĐ.+ Sổ tài sản cố định là loại sổ được mở để theo dõi tình hình tăng giảm, haomòn TSCĐ toàn doanh nghiệp Mỗi loại TSCĐ có thể dùng riêng 1 sổ hoặc một sốtrang sổ
3.2.8 Phương pháp kế toán tài sản cố định
Sơ đồ 3.5 Sơ đồ chữ T tài khoản tài sản cố định (Phụ lục 14)
Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: Được phản ánh theo nguyên giá (giá gốcmua TSCĐ) và được theo dõi dựa trên giá trị còn lại
TSCĐ tăng do các trường hợp mua mới, nhận góp vốn, điều chuyển từ đơn vịcấp trên, tăng do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành hoặc do đánh giá lại TSCĐ Kếtoán phản ánh trên các TK: 211 “Tài sản cố định hữu hình
Tài sản sử dụng ở doanh nghiệp giảm do các nguyên nhân: Thanh lý khi hếthạn sử dụng, nhượng bán TSCĐ lại cho đơn vị khác, góp vốn liên doanh… Kế toánphải lập các chứng từ ban đầu hợp lệ, hợp pháp Ngoài các tài khoản đã nêu, còn sửdụng TK 711 “Thu nhập khác”, TK 811 “Chi phí khác để phản ánh”
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Công ty tính khấu hao TSCĐ theophương pháp đường thẳng Theo đó, khấu hao hàng năm của một tài sản cố địnhđược tính như sau:
+ Tỷ lệ khấu hao năm = (1/ Số năm sử dụng dự kiến) × 100%
+ Mức khấu hao năm = Nguyên giá của TSCĐ × Tỷ lệ khấu hao năm
- Sửa chữa TSCĐ:
+ Sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng: Là việc sửa chữa nhỏ, thường xuyêntheo yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo cho TSCĐ hoạt động bình thường Chi phí sửa
Trang 37chữa thường xuyên được hạch toán thẳng vào chi phí sản xuất kinh doanh của Bộphận có tài sản sửa chữa.
+ Sửa chữa lớn: Mang tính chất khôi phục hoặc nâng cấp, cải tạo khi TSCĐ
bị hư hỏng nặng hoặc theo yêu cầu kỹ thuật Thời gian sửa chữa lớn thường dài, chiphí sửa chữa phát sinh nhiều Do vậy doanh nghiệp phải lập kế hoạch, dự toán (sửdụng TK 241 để phản ánh)
Trong năm 2023 công ty phát sinh một số nghiệp vụ như sau:
ĐVT:đồng
Ngày 07/04/2023 Căn cứ vào Chứng từ kế toán (Xem Phụ lục 15) Mua 1 xe lurung SAKAISV500TF số máy 6BD1-702460 của Công ty TNHH MTV Máy vàThiết Bị Máy Xây Dựng Long Phát với tổng giá trên hóa đơn lầ 910.000.000 (Đã
bao gồm thuế 10%) Công ty chưa thanh toán tiền cho người bán (Xem Giao diện nghiệp vụ kế toán phần mềm Misa – Phụ lục 16)
462.962.963 Công ty chưa thanh toán tiền cho người bán (Xem Giao diện nghiệp
vụ kế toán phần mềm Misa – Phụ lục 18)
Định khoản: Nợ TK 2112: 462.962.963
Nợ TK 1331: 37.037.037
Có TK 331: 500.000.000
Ngày 25/07/2023 Căn cứ vào Chứng từ kế toán (Xem Phụ lục 19) Mua máy ủi
KOMATSU D53A của Công ty TNHH MTV Máy và Thiết Bị Máy Xây Dựng LongPhát Giá mua đã bao gồm thuế GTGT 8% là 700.000.000 Công ty chưa thanh toán
Trang 38tiền cho người bán (Xem Giao diện nghiệp vụ kế toán phần mềm Misa – Phụ lục 20)
3.3 Mô phỏng phần hành kế toán hàng tồn kho
3.3.1 Khái niệm của kế toán hàng tồn kho
Hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản xuấthoặc để bán trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường, bao gồm: Hàng mua đang đitrên đường; Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ; Sản phẩm dở dang; Thànhphẩm, hàng hoá; hàng gửi bán; Hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanhnghiệp
3.3.2 Phân loại của kế toán hàng tồn kho
Tồn kho trong doanh nghiệp có thể duy trì liên tục và cũng có thể chỉ tồn tạitrong khoản thời gian ngắn không lặp lại Trên cơ sở đó hàng tồn kho có thể chialàm 2 loại:
Tồn kho một kỳ: bao gồm các mặt hàng chỉ được dự trữ một lần mà không có
ý định tái dự trữ sau khi nó được tiêu dùng
Tồn kho nhiều kỳ: gồm các mặt hàng được duy trì tồn kho đủ dài, các đơn vịtồn kho đã tiêu dùng sẽ được bổ sung Gía trị và thời hạn bổ sung Gía trị và thời hạn
bổ sung tồn kho sẽ được điều chỉnh phù hợp với mức tồn kho đáp ứng nhu cầu Tồnkho nhiều kỳ thường phổ biến hơn tồn kho một kỳ
3.3.3 Đặc điểm của kế toán hàng tồn kho
Đây là bộ phận tài sản chiếm tỷ trọng lớn và có vị trí quan trong trong quátrình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hàng tồn kho là bộ phận không thểthiếu trong quá trình sản xuất, nó là điều kiện có tính chất tiền đề cho sự liên tục củaquá trình sản xuất kinh doanh
Trang 393.3.4 Tài khoản sử dụng của kế toán hàng tồn kho
+ Tài khoản 152: Nguyên liệu, vật liệu
Công ty dùng tài khoản này dùng để theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng,giảm của các loại nguyên liệu, vật liệu tại kho của đơn vị theo giá thực tế
Số dư bên Nợ: Giá trị thực tế của nguyên, vật liệu tồn kho hiện có
+ Tài khoản 156: Hàng hóa
Công ty dùng tài khoản này dùng để theo dõi quá trình nhập kho và tình hìnhbiến động nhập xuất qua kho hàng hóa trong kì của đơn vị
Chi tiết:
TK 1561: Đá 2x4, Đá 1x2, Gạch lỗ A1, Gach đặc A1, Gạch 2 lỗ, Gạch đặckhông nung, Gạch xây, Tro xỉ, Cấp phối Đá Dăm, Đá base A, Đá Bây B, Thép D6,Thép D10, Thép D12, Thép D14, Thép D16, Cát mịn, Cát Nền, Cát san lấp, Cátvàng, Cát xây, Đá hộc, Xi măng PC40, Xi măng PC30, Thép tròn D<=10mm, Giáocốt pha
Trang 403.3.5 Chứng từ sử dụng của kế toán hàng tồn kho
Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sảnphẩm, hàng hóa, Bảng kê mua hàng, Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ,dụng cụ
3.3.6 Nguyên tắc đánh giá của kế toán hàng tồn kho
- Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc, trường hợp giá trị thuần có thể thực hiệnđược thấp hơn giá gốc thì ghi theo giá trị thuần có thể thực hiện được Trong đó:Giá trị gốc = CPNVLTT + CPNCTT + CPSXC (nếu có)
Giá trị thuần có thể thực hiện được = Giá bán ước tính – (CP hoàn thành +
CP quảng cáo bán hàng + CP phân phối phát sinh)
- Phương pháp tính giá hàng tồn kho cuối kỳ: theo phương pháp giá đích danh + Với vật tư, hàng hoá: ghi nhận theo giá mua thực tế sau khi có kết quả kiểm kêcuối kỳ
+ Với chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ: ghi nhận theo mức độ hoàn thành của cáccông trình đã thi công dựa trên các chứng từ chi phí đã tập hợp
3.3.7 Quy trình luân chuyển chứng từ của kế toán hàng tồn kho
- Bước 1: Thu thập chứng từ
- Bước 2: Xử lý chứng từ
- Bước 3: Ghi sổ kế toán
- Bước 4: Rà soát lại số liệu kế toán
3.3.8 Phương pháp kế toán hàng tồn kho
Sơ đồ 3.6 Sơ đồ chữ T tài khoản nguyên liệu, vật liệu (Xem Phụ lục 22)
Sơ đồ 3.7 Sơ đồ chữ T tài khoản hàng hóa (Xem Phụ lục 23)
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên:Phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hìnhnhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán Trong trường hợp áp dụng phương