Tuy nhiên, tại Việt Nam, đa số các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được trọn vẹn và đúng đắn về vai trò của chuyển đổi số trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.. Sở dĩ các doanh nghiệp tạ
Trang 1B Ộ TƯ PHÁP TRƯ Ờ NG Đ Ạ I H Ọ C LU Ậ T HÀ N Ộ I
L Ớ P : N0 9 TL 1
NHÓM : 0 2
Hà N ộ i, 202 3
Trang 2BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ VÀ KẾT QUẢ THAM GIA
LÀM BÀI TẬP NHÓM MÔN HỌC: XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Nhóm: 02
Lớp: N09.TL1
Đề bài: Lập đề cương dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về chủ đề Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số
Nội dung: Xác định kết quả tham gia của từng sinh viên của nhóm 2 trong việc thực hiện bài tập
Kết quả như sau:
STT Mã SV Họ và tên
Đánh giá của SV
SV ký tên
A B C
4 473109 Trần Phương Thảo
Hà Nội, ngày 26 tháng 1 năm 2024
Nhóm trưởng
Trần Phương Thảo
Trang 31
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
1 Thực trạng chuyển đổi số 3
2 Nội dung cần quy định 6
3 Xác định chủ thể và loại văn bản quy phạm pháp luật phù hợp 8
4 Xây dựng đề cương chi tiết 10
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 42
MỞ ĐẦU
Hiện nay, chuyển đổi số đang từng bước thay đổi thế giới kinh doanh, không chỉ thay đổi góc nhìn của mọi người đến các doanh nghiệp mà còn thay đổi cả cách doanh nghiệp đó tổ chức và vận hành Chuyển đổi số dẫn đến những thay đổi cơ bản đối với cách các doanh nghiệp vận hành và cách họ cung cấp giá trị cho khách hàng, hướng tới mục tiêu tối ưu hóa bộ máy quản lý doanh nghiệp, đem lại lợi nhuận và đưa tới nhiều cơ hội phát triển mới cho công ty Tại khu vực Châu
Á - Thái Bình Dương, các doanh nghiệp đã có những nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số Tuy nhiên, tại Việt Nam, đa số các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được trọn vẹn và đúng đắn về vai trò của chuyển đổi số trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 Chỉ mới có một phần thiểu số những doanh nghiệp đang ở bước đầu của chuyển đổi số, một nửa trong số này đang ở giai đoạn quan sát và rất ít là hoàn thiện cơ bản quá trình này Sở dĩ các doanh nghiệp tại Việt Nam chưa thực hiện thành công công cuộc chuyển đổi số vì gặp khá nhiều khó khăn ở thời điểm hiện tại, những khó khăn kể đến như: thiếu kỹ năng số và nhân lực, thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật
số, thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp, Đối phó với những bất cập này cần đến sự vào cuộc của nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền, hỗ trợ thông qua việc ban hành, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hạn chế những khó khăn cho các doanh nghiệp Từ thực trạng của vấn đề hiện nay, nhóm em đã lựa chọn lập đề cương dự thảo Nghị định của Chính phủ cho đề tài: Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số
Trang 53
NỘI DUNG
1 Thực trạng chuyển đổi số
Chuyển đổi số (Digital transformation) được hiểu là ứng dụng những tiến
bộ về công nghệ số như điện toán đám mây (cloud), dữ liệu lớn (Big data), trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), vào mọi hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp; là thay đổi phương thức làm việc, sản xuất thông qua sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào hoạt động của mỗi đơn vị, doanh nghiệp nhằm thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh, nhằm đưa lại hiệu suất cao, tăng vị trí cạnh tranh để có thể thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và thương hiệu, tăng năng suất lao động, mở rộng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng Cho đến thời điểm hiện tại, trên thế giới đã có một số lượng lớn doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số đã thành công Một vài cái tên có thể kể đến như công ty Netflix - từ một cửa hàng bán và cho thuê đĩa DVD qua đường bưu điện; nhờ quyết định áp dụng Internet, tận dụng tối đa công nghệ lưu trữ đám mây (Cloud Storage) đã tạo ra một thương hiệu tầm cỡ quốc tế với sự phát triển ngày càng cao Hay có thể nói tới
“McDonald’s” đã thực hiện kế hoạch chuyển đổi số thông qua áp dụng Big Data
- cải thiện dịch vụ như công nghệ tự phục vụ kiosk hay mua hàng trực tiếp trên xe (Drive - thru) làm cho doanh thu của thương hiệu này đã tăng lên đáng kể vượt trội; đồng thời trở thành biểu tượng khi nói về đồ ăn nhanh trên toàn thế giới Khi ứng dụng chuyển đổi số, sự liên kết thông tin giữa các bộ phận trong doanh nghiệp được kết nối đồng nhất các nền tảng, giúp cho các vấn đề phát sinh trong doanh nghiệp được giải quyết ngay và sự vận hành không bị tắc nghẽn, tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp Hơn nữa, việc chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một lượng lớn chi phí thuê nhân công Bởi, có những công việc hay công đoạn đã được hệ thống tự động hoá thực hiện mà doanh nghiệp không cần tới nhân công làm hay xử lý Ngoài ra, nền tảng số hóa sẽ giúp triển khai và vận hành doanh nghiệp hiệu quả, chính xác và chất lượng, các giải
Trang 64
pháp quản trị và vận hành bằng công nghệ sẽ tăng tính hiệu quả và chính xác trong các quyết định của doanh nghiệp
Có thể thấy rằng, chuyển đổi số đối hiện nay đang có tác động rất lớn với các doanh nghiệp ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực Chuyển đổi
số đã diễn ra hầu hết các loại hình doanh nghiệp và ở nhiều mức độ khác nhau Tuy nhiên, có một sự khác biệt rõ ràng giữa thực tế chuyển đổi số cũng như sự kỳ vọng về hiệu quả của chuyển đổi số giữa các doanh nghiệp có quy mô lớn so với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Những doanh nghiệp nhỏ và vừa này cũng gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng tiêu cực hơn so với doanh nghiệp có quy mô lớn Trong quá trình chuyển đổi số, bất kể là loại hình doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt với những thách thức có thể kể đến như sau:
Thứ nhất, khó khăn về vốn đầu tư và nhân lực Với xu thế phát triển như hiện nay, chuyển đổi số dần trở thành một lợi thế cạnh tranh tất yếu với các doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô, mở rộng thị trường một cách nhanh chóng Tuy nhiên, việc bỏ ra một khoản đầu tư khổng lồ cho công nghệ mới và nhân lực chất lượng cao đủ để kiểm soát những công nghệ mới này là một thách thức không hề nhỏ với các doanh nghiệp tại Việt Nam Có đến 60,1% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết rào cản mà họ gặp phải khi áp dụng công nghệ số là bởi chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ còn cao1 Bên cạnh đó, việc tuyển dụng, thu hút nhân
sự chất lượng cao hay đào tạo, phát triển nhân lực sẵn có cũng đòi hỏi một khoản chi phí đáng kể Có thể nói rằng việc chuyển đổi số với chi phí đầu tư lớn vào áp dụng, duy trì công nghệ số và thu hút, phát triển nhân lực có chuyên môn cao trong khi chưa chắc chắn về sự thành công của chuyển đổi số có thể dẫn đến những
1 Trần Hiền, “Hơn 10 nghìn doanh nghiệp được đào tạo chuyển đổi số”, Trang thông tin điện tử Bộ tài chính, https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi- tiet tin?dDocName=MOFUCM290508 - , truy cập ngày 19/01/2024
Trang 75
ảnh hưởng tiêu cực như thiếu hụt nguồn vốn hoặc thậm chí quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp, khiến cho nhiều doanh nghiệp còn e dè khi quyết định
Thứ hai, bên cạnh chi phí, các doanh nghiệp cũng gặp những thách thức lớn
về công nghệ Hiện nay, tới 89% doanh nghiệp Việt đang “lạc lối” trong quá trình chuyển đổi số2 Công nghệ - một trong những nguyên nhân quan trọng của vấn đề này có thể được nhìn nhận ở hai khía cạnh Trước hết, các doanh nghiệp đang không có đủ những điều kiện cần thiết để làm “nền móng” cho công cuộc chuyển đổi số Để các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số thành công cần có kết cấu
hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp - cả phần cứng và phần mềm Vì vậy, việc
sở hữu kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong đáp ứng nhu cầu ngày càng mạnh mẽ của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngắn hạn cũng như về mặt lâu dài Tuy nhiên hệ quả của chi phí đầu tư cao có thể dẫn đến việc thiếu hụt cơ sở hạ tầng cần thiết để doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số một cách hiệu quả và toàn diện Bên cạnh đó, việc gặp khó khăn trong nắm bắt thông tin về các giải pháp công nghệ mới cũng là một rào cản lớn với doanh nghiệp Trên thị trường hiện nay có tới hàng nghìn giải pháp công nghệ chuyển đổi số khác nhau phù hợp với những loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh và mục tiêu phát triển khác nhau của doanh nghiệp Việc không nắm được thông tin về các giải pháp và công nghệ hiện có và mức độ phù hợp với doanh nghiệp có thể khiến doanh nghiệp gặp khó khăn khi bước đầu áp dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Điều này có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc dù đã có mong muốn và sẵn sàng đầu tư cho chuyển đổi số, doanh nghiệp vẫn “trượt dài” trong quá trình ấy mà vẫn chưa thể nhìn thấy thành công
2 Minh Dũng, “Tăng tốc chuyển đổi số cho doanh nghiệp”, Báo nhân dân điện tử, https://nhandan.vn/tang-toc - chuyen doi so - - - trong - doanh nghiep -
-post768228.html#:~:text=Chỉ%20có%2011%25%20số%20doanh,sinh%20thái%20số%20thuận%20lợi , truy cập ngày 19/01/2024
Trang 86
Thứ ba, rào cản do hành lang pháp lý chưa đủ vững chắc để doanh nghiệp
có thể “vững tay” đầu tư chuyển đổi số Việc số hoá thông tin và ứng dụng công nghệ trong bối cảnh vấn đề an ninh mạng còn chưa sẵn sàng có thể gây ra những tổn thất nghiêm trọng không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho chính nhân viên của công ty Chuyển đổi số yêu cầu nền tảng công nghệ mạnh, an toàn và đáng tin cậy Đặt trong bối cảnh hiện nay, an ninh mạng và an toàn thông tin là những vấn
đề còn khá mới mẻ tại Việt Nam, mặc dù luật pháp đã có một số quy định về vấn
đề này Tuy nhiên, khoảng cách từ pháp luật đến thực tiễn áp dụng còn khá xa Việc vội vàng ứng dụng công nghệ khi chưa am hiểu những vấn đề có thể phát sinh trong quá trình sử dụng có thể dẫn đến những rủi ro như thông tin bị đánh cắp, bị tiết lộ hoặc hệ thống dữ liệu bị đánh sập… Điều này phần nào làm giảm thiểu niềm tin của các doanh nghiệp và chính bản thân nhân viên vào các hệ thống quản lý
2 Nội dung cần quy định
Dựa trên những khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp đã, đang, và sẽ trong quá trình chuyển đổi số có thể gặp phải, bao gồm các vấn đề về vốn, về phát triển nguồn nhân lực, về công nghệ, về thị trường và về tiếp cận thông tin, Nghị định này sẽ quy định về những giải pháp Chính phủ có thể đưa ra để hỗ trợ doanh nghiệp Đồng thời, Nghị định này cũng sẽ quy định về trình tự, thủ tục để doanh nghiệp nhận hỗ trợ chuyển đổi số, và cách thức kiểm tra, giám sát quá trình và kết quả chuyển đổi số của doanh nghiệp dành cho các cơ quan chức năng có nghĩa vụ này
Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1 Phạm vi điều chỉnh
Điều 2 Đối tượng áp dụng
Điều 3 Giải thích từ ngữ
1 Chuyển đổi số
Trang 97
2 Cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số
Điều 4 Nguyên tắc thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số
Điều 5 Tiêu chí xác định doanh nghiệp được nhận hỗ trợ chuyển đổi số Điều 6 Các trường hợp bị cấm nhận hỗ trợ
Điều 7 Các hành vi bị cấm trong hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số
Điều 8 Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số
Chương II: CÁC NỘI DUNG HỖ TRỢ
Mục 1: HỖ TRỢ VỐN
Điều 9 Điều kiện doanh nghiệp được nhận hỗ trợ về vốn
Điều 10 Hỗ trợ lãi suất khi vay vốn nhằm mục đích chuyển đổi số
Điều 11 Quỹ bảo lãnh tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số
Điều 12 Trình tự hỗ trợ vốn
Điều 13 Thủ tục tiến hành hỗ trợ
Mục 2: HỖ TRỢ NGUỒN NHÂN LỰC, QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC Điều 14 Hỗ trợ đào tạo nghề
Điều 15 Hỗ trợ đào tạo nghiệp vụ quản lý và quản trị doanh nghiệp
Mục 3: HỖ TRỢ VỀ CÔNG NGHỆ
Điều 16 Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận công nghệ chuyển đổi số
Điều 17 Phát triển công nghệ, kỹ thuật, phần mềm chuyển đổi số
Điều 18 Hỗ trợ sử dụng cơ sở kỹ thuật, cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung Điều 19 Quản lý rủi ro và an ninh mạng
Mục 4: HỖ TRỢ VỀ THỊ TRƯỜNG
Điều 20 Hỗ trợ tiếp cận, thâm nhập thị trường
Trang 108
Điều 21 Hỗ trợ mở rộng thị trường
Mục 5: HỖ TRỢ TIẾP CẬN THÔNG TIN CHUYỂN ĐỔI SỐ
Điều 22 Hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp chuyển đổi số
Điều 23 Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số
Chương III: HỒ SƠ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC HỖ TRỢ CHUYỂN ĐỔI SỐ Điều 24 Hồ sơ, trình tự, thủ tục doanh nghiệp đăng ký nhận hỗ trợ chuyển đổi số Điều 25 Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký nhận hỗ trợ chuyển đổi số
Điều 26 Quy trình, thủ tục lựa chọn doanh nghiệp nhận hỗ trợ
Điều 27 Thông báo kết quả cho doanh nghiệp
Chương IV: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA DOANH NGHIỆP
Điều 28 Kiểm tra, giám sát hoạt động hỗ trợ
Điều 29 Công khai thông tin hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số
Điều 30 Đánh giá kết quả hoạt động hỗ trợ
Điều 31 Xử lý vi phạm trong hoạt động hỗ trợ
Chương V: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 32 Hiệu lực thi hành
Điều 33 Quy định chuyển tiếp
3 Xác định chủ thể và loại văn bản quy phạm pháp luật phù hợp
Theo quan điểm của nhóm, loại VBQPPL phù hợp với đề tài “Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số” là Nghị định do Chính phủ ban hành Bởi:
Trang 119
Thứ nhất, căn cứ theo khoản 2 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 về Nghị định của Chính phủ quy định:
“Chính phủ ban hành nghị định để quy định:
… 2 Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế xã hội, quốc - phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm
vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ; ”
Có thể nói ở thời điểm hiện tại, chuyển đổi số đã trở thành một thực tế bắt buộc các doanh nghiệp phải tham gia để có thể phát triển và tránh tụt hậu Nhưng
do “chuyển đổi số là vấn đề mới, khó, phức tạp, cần phải tiếp thu những thành tựu, kinh nghiệm quốc tế và vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh
cụ thể của Việt Nam; phải có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, ”3; nên vấn đề này cần sự phối hợp giữa các Bộ và nhiều cơ quan ban ngành như: Bộ Thông tin
và Truyền thông; Bộ Công Thương; Bộ Kế hoạch và Đầu Chính vì vậy, việc ban hành Nghị định giúp các Bộ, ban ngành toàn thể thuận lợi hơn trong công tác phối hợp thực hiện các vấn đề liên quan đến chuyển đổi số cho doanh nghiệp Thứ hai, ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025,
3 “Chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi cả về tư duy, nhận thức và hành động”, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, https://dangcongsan.vn/lanh dao dang nha nuoc/chuyen doi - - - so la qua - trinh chuyen - - doi - - ca ve - - tu duy -nhan - thuc - va hanh dong 632329.html - - - , truy cập 19/01/2024
Trang 12
10
định hướng đến năm 2030" Chương trình Chuyển đổi số quốc gia có mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu, thế nên hiện tại đã có rất nhiều văn bản pháp lý điều chỉnh các lĩnh vực liên quan đến chuyển đổi số như: Nghị định số 64/2007/NĐ-CP của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước; Nghị định số 73/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; Có thể thấy, việc “hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số” là một vấn đề quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số của quốc gia thế nên việc lựa chọn ban hành Nghị định để đưa ra các phương án hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp cũng như hướng dẫn các tổ chức, cơ quan, đơn vị về công tác kiểm tra, giám sát công tác đánh giá quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp là phù hợp
4 Xây dựng đề cương chi tiết
CHÍNH PHỦ
-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do Hạnh phúc - -
Số: …/2024/NĐ-CP Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2024
NGHỊ ĐỊNH
Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số
-
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;