1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm 3 chủ đề quản trị rủi ro trong giao dịch chứng khoán

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư cần có một quy trình để quản trị rủi ro là xácđịnh các rủi ro tiềm ẩn đối với khoản đầu tư của mình và chủ động đưa ra các phươngán, các biện pháp

Trang 1

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIVIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ ****** ******

BÀI TẬP NHÓM 3

HỌC PHẦN QUẢN TRỊ RỦI ROChủ đề: Quản trị rủi ro trong giao dịch chứng khoán

Giáo viên hướng dẫn: ThS VŨ VIỆT HÙNGMã học phần: EM4533

Trang 2

1.1.3.Rủi ro lạm phát và lãi suất

1.1.4.Rủi ro thanh khoản

1.1.5.Rủi ro pháp lý

1.2.Rủi ro phi hệ thống

1.2.1.Rủi ro xếp hạng

1.2.2.Rủi ro lỗi thời

1.2.3.Rủi ro kiểm toán

1.2.4.Rủi ro truyền thông

2 Phương pháp quản trị rủi ro trong giao dịch chứng khoán

2.1.Phương pháp đánh giá rủi ro định tính

2.2.Phương pháp đánh giá rủi ro định lượng

2.2.1.Mô hình định giá tài sản tài chính (CAPM)

2.2.2.Mô hình định giá APT

2.2.3.Mô hình Fama-French

2.3.So sánh Việt Nam với thế giới

3 Một vài công cụ quản trị rủi ro trong giao dịch chứng khoán

3.1.Mức cắt lỗ

3.2.Định cỡ vị thế giao dịch

Trang 3

QUẢN TRỊ RỦI RO

TRONG GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

Khái niệm quản trị rủi ro: Quản trị rủi ro là quá trình phân tích, đánh giá các rủi ro đểtìm kiếm các biện pháp kiểm soát, hạn chế các tổn thất có thể xảy ra.

Rủi ro trong chứng khoán: Là khả năng giá trị khoản đầu tư giảm, khiến nhà đầu tưthua lỗ Các loại chứng khoán được phát hành và giao dịch chịu tác động của quy luậtcung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh Chứng khoán là loại giấy tờ có giá vớithời hạn trung hoặc dài hạn nên sẽ gặp rất biến động ảnh hưởng đến giá trị của nó Đặcbiệt, thị trường chứng khoán là kênh đầu tư có rủi ro cao và ảnh hưởng mang tính dâychuyền Những rủi ro có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau Nếu nhà đầu tư chưanắm được hết những rủi ro có thể xảy ra và có giải pháp ứng phó phù hợp thì rất dễ cónguy cơ bị thua lỗ, thậm chí là mất trắng

Trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư cần có một quy trình để quản trị rủi ro là xácđịnh các rủi ro tiềm ẩn đối với khoản đầu tư của mình và chủ động đưa ra các phươngán, các biện pháp để xử lý nếu rủi ro đó xảy ra.

1 Các loại rủi ro trong giao dịch chứng khoán.1.1.Rủi ro hệ thống.

- Rủi ro hệ thống (rủi ro thị trường): Dạng rủi ro ảnh hưởng đến toàn bộ thịtrường chứng khoán, bất cứ mã ngành nào cũng sẽ bị ảnh hưởng Với rủi rohệ thống, tất cả các nhà đầu tư không thể tránh được mà chỉ có thể đề phòngvà giảm thiểu tác động Rủi ro nảy hình thành từ các sự kiện chính trị bấtngờ, suy thoái kinh tế, sụt giảm GDP, biến động lãi suất và tỷ giá…Ngoài ra,rủi ro này còn xuất hiện do phản ứng của các nhà đầu tư đối với các hiệntượng trên thị trường Những sự sụt giảm đầu tiên trên thị trường là nguyênnhân gây sợ hãi đối với các nhà đầu tư và họ sẽ cố gắng rút vốn Phản ứngdây chuyền này làm tăng số lượng bán, giá cả chứng khoán sẽ rơi xuốngthấp so với giá trị cơ sở.

- Rủi ro hệ thống bao gồm 4 loại rủi ro là: Rủi ro hàng hóa, rủi ro mô hình, rủiro lạm phát và lãi suất, rủi ro thanh khoản.

1.1.1 Rủi ro hàng hóa.

- Khi đầu tư vào công ty chứng khoán là đang đầu tư vào các sản phẩm, dịchvụ mà công ty đó cung cấp cho thị trường vì giá hàng hóa, dịch vụ tác độngtrực tiếp đến thị trường chứng khoán Khi mà hàng hóa, dịch vụ bị biếnđộng giá, rủi ro chứng khoán xảy ra lớn hơn, khiến nhà đầu tư thua lỗ hoặcmất trắng.

Trang 4

- Giải thích: Chính sách tài khóa là hệ thống các chính sách của chính phủ vềtài chính, hoạch định chiến lược và thực hiện trong một niên khóa tài chínhnhằm tác động đến các định hướng phát triển kinh tế.

- Ví dụ: Nga là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 3 thế giới (sau UAE vàSaudi Arabia) Cuộc chiến tranh Nga - Ukraine nổ ra làm nguồn cung nănglượng toàn cầu bị thiếu hụt, khiến giá dầu leo thang Từ việc giá dầu tăngcao, từ đó dẫn đến việc cổ phiếu của nhóm ngành dầu khí cũng tăng trưởngmạnh mẽ theo.

1.1.2 Rủi ro mô hình.

- Nhà đầu tư dựa vào kĩ thuật phân tích, phán đoán hay chạy theo thị trườngđề quyết định mua chứng khoán, nhưng mô hình nhà đầu tư chọn chưa chắcđã phù hợp và thị trường chứng khoán biến động không ngừng, không tuântheo quy luật nào cả Điều này tạo ra rủi ro lớn trong thị trường chứngkhoán.

- Nguồn hình thành: sự thiếu hiểu biết của nhà đầu tư, biến động thị trường.

1.1.3 Rủi ro lạm phát và lãi suất.

- Giá chứng khoán luôn tỷ lệ nghịch với lãi suất thị trường Khi lãi suất thịtrường tăng thì doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng dochịu chi phí cao hơn, dẫn đến mức độ tăng trưởng không còn hoặc suy giảm,dẫn đến đà giảm của cổ phiếu Ngoài ra, khi lãi suất thị trường tăng, ngườiđầu tư có xu hướng bán chứng khoán để lấy tiền gửi vào ngân hàng dẫn đếngiá chứng khoán giảm và ngược lại Ngoài hệ quả trực tiếp đối với giá CK,lãi suất còn ảnh hưởng gián tiếp đến giá cổ phiếu Khi lãi suất tăng làm giácổ phiếu giảm vì các nhà đầu cơ vay mua ký quỹ sẽ bị ảnh hưởng Nhiềucông ty kinh doanh chứng khoán hoạt động chủ yếu bằng vốn đi vay thì vớimức lãi suất tăng cũng làm cho chi phí vốn tăng

- Lạm phát cao khiến chi phí vay, chi phí đầu tư tăng và giảm mức sống củangười dân, nó làm tăng trưởng kì vọng giảm xuống, gây áp lực cho giá cổphiếu Khi mua cổ phiếu tăng trưởng, nhà đầu tư thường tính toán giá trịhiện tại của dòng lợi nhuận trong tương lai Lạm phát hay lãi suất tăng caosẽ làm giảm đi giá trị lợi nhuận đó.

- Nguồn hình thành: tỷ lệ lạm phát và lãi suất ngân hàng Nhà nước, lãi suấtngân hàng thương mại…

1.1.4 Rủi ro thanh khoản.

- Là khả năng có thể chuyển từ tiền sang chứng khoán và ngược lại Đây là sựbất ổn của chứng khoán khi điều kiện giao dịch thay đổi Khi khối lượnggiao dịch lớn, chứng khoán có thanh khoản ở mức cao Nhưng khi có ít giaodịch, tính thanh khoản kém, nhà đầu tư cũng sẽ ngại đầu tư vào cổ phiếunày Với những nhà đầu tư đang sở hữu chứng khoán này, họ sẽ bị ứ đọngvốn và làm giảm hiệu quả đầu tư

Trang 5

thiếu hiệu quả vững chắc; cổ phiếu ít người muốn mua/bán; tâm lý nhà đầutư.

- Ví dụ: Ngày 13 tháng 3 năm 2023, 69,6 triệu cổ phiếu của Amazon.com Inc.(AMZN) được giao dịch trên các sàn giao dịch Để so sánh, Intel Corp.(INTC) có khối lượng chỉ 48,1 triệu cổ phiếu, cho thấy nó kém thanh khoảnhơn một chút Nhưng Ford Motor Co (F) có khối lượng 118,5 triệu cổphiếu, khiến nó trở thành cổ phiếu sôi động nhất và có tính thanh khoản caonhất trong số ba cổ phiếu này vào ngày hôm đó.

1.1.5 Rủi ro pháp lý.

- Nhà nước có những quy định nghiêm ngặt về vốn, Luật chứng khoán đượcđiều chỉnh liên tục để nâng cao tính minh bạch của thị trường Rủi ro pháplý là điều mà hầu hết các nhà đầu tư đều có thể mắc phải khi đầu tư chứngkhoán nếu không nắm vững pháp luật chứng khoán Thêm nữa, đối với cácdoanh nghiệp phát hành chứng khoán, những thay đổi của pháp luật, thắtchặt chính sách thuế, quy định vốn, cũng có thể gây rủi ro cao nên doanhnghiệp không chỉ cần nắm vững mà còn phải cập nhật liên tục.

- Nguồn gốc hình thành: do nhà đầu tư không nắm được pháp luật.

- Ví dụ: Ngày 27/9/2010, Thông tư 19/2010/TT NHNN sửa đổi Thông tư13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của tổ chức tín dụngđược ban hành Thông tư 13 và Thông tư 19 là văn bản pháp lý có ảnhhưởng lớn nhất tới thị trường chứng khoán trong năm 2010 khi được xem làtác nhân gây ra sự lo lắng về khả năng thoái vốn ồ ạt của các ngân hàng,giảm hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán, bất động sản nhằm đảm bảotỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn mới.

1.2.Rủi ro phi hệ thống.

- Rủi ro phi hệ thống hay rủi ro cá biệt, là những rủi ro chỉ xảy ra với từngngành, lĩnh vực riêng lẻ Loại rủi ro này không có tính chất bao trùm cả thịtrường, chỉ ảnh hưởng đến một số nhà đầu tư cụ thể nhất định Ví dụ các rủiro khi đầu tư chứng khoán: tai nạn máy bay tới từ ngành hàng không, thôngtin xấu từ một công ty chứng khoán hay việc tăng thuế vào các doanh nghiệplắp ráp xe hơi không phải toàn thị trường đều bị ảnh hưởng Với loại rủiro phi hệ thống trong đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư có thể phân tích, nhậndiện để tránh gặp phải.

1.2.1 Rủi ro xếp hạng.

- Bất kỳ một ngành công nghiệp, dịch vụ nào đều có các đánh giá, xếp hànghằng năm, chủ yếu là vào dịp cuối năm hoặc đầu năm sau Những doanhnghiệp có tên tuổi, chỗ đứng, có câu chuyện, độ nhận diện cao sẽ nhận đượcnhững lợi thế rất lớn trên thị trường hàng hóa nói chung cũng như thị trườngchứng khoán nói riêng và đồng nghĩa với điều đó khi doanh nghiệp bị suygiảm vị thế, giảm hạng trên thị trường sẽ làm cho giá trị cổ phiếu của côngty bị tác động giảm.

Trang 6

- Rủi ro này có thể xảy ra ở nhiều ngành sản xuất khi các sản phẩm đã rơi vàotình trạng lỗi thời, không theo kịp sự phát triển của thời đại, không có giá trịđổi mới, không tăng trưởng lợi nhuận của nhiều năm khiến doanh nghiệp trởnên hoạt động trì trệ, chắc chắn sẽ dẫn đến giá cổ phiếu giảm sút thậm chícó thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nữa.

- Nguồn gốc hình thành: năng lực, đường lối của doanh nghiệp và sự cạnhtranh của thị trường.

- Ví dụ: Nguyễn Kim là một thương hiệu “anh cả” trong ngành bán lẻ cácthiết bị công nghệ, gia dụng, ở Việt Nam qua nhiều năm Song những nămgần đây, Nguyễn Kim tăng trưởng vô cùng chậm, thậm chí không tăngtrưởng khi một loạt các đàn em như Thế Giới Di Động (MWG), hay FPT rađời và tăng trưởng mạnh mẽ Đó chính là rủi ro lỗi thời trong ngành côngnghệ - một ngành đòi hỏi thay đổi lớn.

1.2.3 Rủi ro kiểm toán.

- Rủi ro này có thể đến với nhiều doanh nghiệp bởi sự kiểm soát chi phí vànguồn vốn kém, Nếu kiểm toán và đánh giá nguồn vốn của công ty khôngđược thực hiện hiệu quả sẽ gây thiệt hại cho các hoạt động kinh doanh, đồngthời làm giá cổ phiếu cũng giảm theo.

- Nguồn gốc hình thành: đường lối, phương pháp quản lý của doanh nghiệp.- Ví dụ: Doanh nghiệp ABC sau khi được kiểm toán đã ghi nhận được những

sai sót trọng yếu và kết luận của kiểm toán viên là từ chối nêu ý kiến, điềunày khiến cho các cổ đông, các chủ nợ của công ty cũng như các nhà đầu tưtương lai lo ngại, hoang mang, thiếu tin tưởng vào doanh nghiệp dẫn đến giácổ phiếu của công ty sẽ suy giảm đáng kể.

1.2.4 Rủi ro truyền thông.

- Rủi ro truyền thông xảy ra khi doanh nghiệp phát hành chứng khoán phảiđối mặt với sự kiện xấu, truyền thông xấu, tin đồn từ nhiều phía hoặc truyềnthông sai sự thật gây ảnh hưởng xấu tới thương hiệu cũng như khiến giá cổphiếu của công ty sụt giảm một cách nhanh chóng Đây có thể coi là rủi rocủa đầu tư chứng khoán có sức ảnh hưởng lớn nhất đối với các doanhnghiệp, đặc biệt là trong thời đại công nghệ 4.0 với sự bao phủ của các trangmạng xã hội Chỉ cần một tin tức nội bộ được đưa lên mặt báo thôi cũng cóthể kiến cổ phiếu của các doanh nghiệp rơi vào tình trạng lao đao.- Nguồn gốc hình thành: xã hội,

- Ví dụ: việc giám đốc điều hành đương nhiệm của công ty Y từ chức có thểkhiến giá cổ phiếu Y giảm do những lo ngại từ phía nhà đầu tư về tương laicủa công ty sau khi thiếu vắng một nhà quản lý tài ba Hay ví dụ mới trongvụ lùm xùm sao kê của các nghệ sĩ, ngân hàng Vietcombank bị gắn vớinhững cái tên gây ồn ào như Thủy Tiên, Trấn Thành, cùng những động tháitrên mạng xã hội khiến trang fanpage bị tấn công, ứng dụng nhận hàng loạt

Trang 7

sau khi Trấn Thành công khai 1000 trang sao kê tài khoản tại ngân hàng này,giá cổ phiếu VCB giảm 300 đồng, còn 99.700 đồng/cp.

Tổng kết: đối với các nhà đầu tư, việc hiểu rõ bản chất của hai loại rủi ro này sẽ rấthữu ích trong việc thiết lập một kỳ vọng hợp lý và đánh giá được hiệu quả của cáckhoản đầu tư của mình Bởi không chỉ trong chứng khoán mà ở bất kì lĩnh vực nào thìcũng luôn tiềm tàng những rủi ro nằm bên cạnh thuận lợi, nên sẽ rất khó để thành côngnếu bạn không đối mặt với những rủi ro Nếu bạn được trang bị những kiến thức đầutư thực sự hiệu quả và được hướng dẫn một cách bài bản, bạn hoàn toàn không nhữngcó thể tránh được những rủi ro trên mà còn có thể kiếm được lợi nhuận lớn từ chính rủiro.

2 Phương pháp quản trị rủi ro trong giao dịch chứng khoán.2.1 Phương pháp đánh giá rủi ro định tính.

- Được sử dụng khi bản thân những rủi ro không thể lượng hoá Khi dữ liệu đángtin cậy chủ yếu không có để lượng hoá Chi phí sử dụng các yếu tố để lượng hoáquá cao

- Phương pháp chuyên gia: là phương pháp sử dụng kinh nghiệm của các chuyêngia để xác định tỷ lệ tổn thất, qua đó ước lượng tổng số tổn thất của rủi ro.- Phương pháp phân tích cảm quan: Đánh giá tổn thất thông qua việc suy đoán tổn

thất, thường được áp dụng đối với những thiệt hại vô hình (như là các chi phí cơhội, sự giảm sút về sức khoẻ, tinh thần người lao động ) Phương pháp này chủyếu dựa vào kinh nghiệm của nhà quản trị và phương pháp định tính, ước lượngđể đánh giá mức độ thiệt hại ban đầu của rủi ro nếu nó đã xảy ra, phục vụ choviệc báo cáo nhanh mức độ tổn thất Mức độ tổn thất cụ thể sẽ phải được đolường, đánh giá bằng các phương pháp định lượng, hoặc cụ thể hơn, đòi hỏi cầncó thời gian nhiều hơn.

- Phương pháp xây dựng ma trận đánh giá rủi ro:

Trang 8

- Rủi ro trong đầu tư cổ phiếu là một khái niệm trừu tượng Muốn quản lý đượcrủi ro trong đầu tư cổ phiếu, cần phải định lượng được rủi ro này bằng những sốliệu cụ thể Nói cách khác rủi ro trong đầu tư cổ phiếu cần được đo lường trênnhững thang đo bằng số cụ thể nào đó thuận tiện cho việc quản lý đầu tư - Rủi ro trong đầu tư cổ phiếu có liên quan mật thiết với TSSL (Tỷ suất sinh lời)

NĐT (Nhà đầu tư) muốn có mức sinh lời càng cao phải chấp nhận rủi ro cànglớn Mặt khác, TSSL là cơ sở để định giá tài sản tài chính nói chung Vì vậy cácmô hình định giá dựa trên các yếu tố rủi ro có liên quan đến TSSL cổ phiếucũng chính là các mô hình đo lường rủi ro trong đầu tư cổ phiếu Có nhiều cáchtiếp cận đo lường rủi ro trong đầu tư cổ phiếu khác nhau Sau đây là những tiếpcận đo lường rủi ro trong đầu tư cổ phiếu thường được sử dụng.

2.2.1 Mô hình định giá tài sản tài chính (CAPM).

Mô hình định giá tài sản vốn CAPM – Capital, Asset, Pricing, Model là mô hìnhmô tả mối quan hệ giữa rủi ro và TSSL mong đợi Trong mô hình này, TSSLmong đợi bằng TSSL phi rủi ro cộng với một khoảng bù đắp rủi ro trên cơ sở rủiro toàn hệ thống của chứng khoán đó.

Mô hình CAPM do ba nhà kính tế William Sharpe, John Lintnet vå Jack Treynorphát triển từ những năm 1960 và đã có được nhiều ứng dụng từ đó đến nay Môhình được xây dựng trên nền tảng nghiên cứu trước đó của Harry Markowitz vềlý thuyết đa dạng hóa và danh mục đầu tư hiện đại

Mô hình định giá tài sản tài chính (CAPM) được sử dụпg để xác địпh TSSL yêucầu của một tài sản với rủi ro không thể đa dạng hóa của tài sản đó được chotrước, khi tài sản đó được thêm vào một danh mục đã được đa dạng hóa tốt Môhình này đo lường độ nhạy cảm của TSSL tài sản với rủi ro không thể đa dạnghóa (cũng được gọi là rủi ro hệ thống hay rủi ro thị trường) mà thường được đạidiện bởi hệ số beta (β).

Mô hình định giá tài sản tài chính (CAPM):

E(Ri) = R + βfi[E(Rm) – R ]f

Trong đó:

Trang 9

E(Ri) : TSSL kỳ vọng của tài sản vốn (CK riêng lẻ);Rf : lãi suất phi rủi ro (lợi nhuận không rủi ro) ;

βi : độ nhạy của tài sản vốn với rủi ro hệ thống của thị trường; E(R )m : TSSL kỳ vọng của thị trường;

βi[E(Rm) – Rf] : phần bù rủi ro của tài sản vốn (CK riêng lẻ).

Theo mô hình này độ nhạy rủi ro hệ thống của tài sản vốn (β )i càng lớn thì TSSL kỳ vọng của tài sản vốn phải càng cao.

Mô hình CAPM cũng có thể được trình bày dưới dạng phần bù rủi ro:

E(Ri) – R = βfi[E(Rm) – R ]f

Trong đó:

E(Ri) – Rf : phần bù rủi ro của tài sản vốn (CK riêng lẻ);

E(Rm) – Rf : phần bù rủi ro của danh mục thị trường.

- Hệ số beta (β) là hệ số đo lường mức độ biến động hay còn gọi là độ đo rủi rohệ thống của một chứng khoán hay một danh mục đầu tư trong mối tươngquan với toàn bộ thị trường Hệ số beta của một tài sản hay một danh mụccung cấp cho chúng ta thông tin để xác định mức độ rủi ro của tài sản, xácđịnh phần bủ rủi ro của tài sản và những thông tin để định giả hợp lý của tàisản rủi ro; thông thường hệ số beta được ước lượng bằng mô hình hồi quituyến tính

Theo lý thuyết CAPM, độ nhạy cảm (β) được tính bởi công thức:

Trong đó:RI là TSSL của chứng khoán i

RMlà TSSL thị trường

Var(RM) là phương sai của TSSL thị trường

β = 1: biến thiên bằng thị trường, rủi ro bằng mức thị trưởng

Trang 10

β > 1: rủi ro cao hơn mức trung bình của thị trường

β < 1: rủi ro thấp hơn mức trung bình của thị trường (biến thiên và độ lệch chuẩn

thấp hơn thị trường)

- Về mặt hình học, mối quan hệ giữa lợi nhuận kì vọng chứng khoán và hệ số

rủi ro beta được biểu diễn bằng đường thẳng có tên gọi là đường thị trườngchứng khoán SML (security market line)

Hình 1 Mối quan hệ giữa lợi nhuận chứng khoán và beta

- Nhìn vào hình vẽ ta thấy rằng: khi hệ số beta càng cao thì suất sinh lời của chứngkhoán càng cao và vì vậy, cũng mang nhiều rủi ro hơn Beta bằng 0: Lợi nhuận kỳvọng của chứng khoán có beta bằng 0 chính là lợi nhuận không rủi ro, Beta bằngRf

1: Lợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán có beta bằng 1 chính là lợi nhuận thị trường,

E(R ).m Quan hệ giữa lợi nhuận và hệ số rủi ro beta của chứng khoán là quan hệ tuyếntính được diễn tả bởi đường thẳng SML có hệ số góc là E(Rm) – Rf (phần bù rủi rocủa danh mục thị trường)

- Dựa vào công thức trên, tác giả đưa ra các bước tính toán độ nhạy cảm β củatừng chứng khoán trên SGDCK TPHCM như sau:

Bước 1- Xác định số lượng công ty niêm yết trên thị trường: Tính đến thời điểm ngày

Trang 11

29/04/2008, SGDCK TPHCM đã giao dịch được 1.776 phiên 44 với 151 cổ phiếuvà 3 chứng chỉ quỹ niêm yết

Bước 2 – Xác định số kỳ tính toán: Để tiện cho việc tính toán, quy định mỗi kỳ là 5 phiêngiao dịch Lấy 64 kỳ.

Bước 3 – Xác định TSSL của từng chứng khoán theo từng kỳ: cụ thể như sau:

Đối với những kỳ không có giao dịch hưởng quyền, chia tách cổ phiếu và hưởngcổ tức thì TSSL được tính:

Trong đó:

PIGiá cổ phiếu của đầu kỳ sau P0 Giá cổ phiếu của đầu kỳ trước.

Đối với việc chia tách, thưởng cổ phiếu thì TSSL được tính như sau:

Ví dụ 3.2: Công ty B có 1.000.000 cổ phần, công ty quyết định tách cổ phiếu theotỉ lệ 2:1, như vậy tỉ lệ cổ phiếu được hưởng là 0,5 Biết rằng giá trước khi tách là20.000 đồng (giá đầu kỳ trước) và giá sau khi tách ở đầu kỳ sau là 25.000 đồngthì TSSL sẽ bằng:

Trang 12

Bước 6: Tính toán beta cho từng chứng khoán

Từ các bước tính Beta ở trên thì sau đó ta có thể thiết lập danh mục đầu tư tối ưu từcác Beta (B) tính toán được theo 1 trong 2 công cụ sau:

Cách 1: Tìm các tỷ trọng từng chứng khoán trong danh mục tối ưu bằng cách giải bài toánHarry Markowitz thông qua công cụ Solver trong Ms- Excel

Cách 2: Sử dụng phần mềm Crystal Ball (cũng dựa trên bảng tính Excel) để tìm danh mụcđầu tư tối ưu

- Ưu điểm của CAPM

CAPM đơn giản và có thể ứng dụng trên thực tế, CAPM giúp cho các nhà đầu tưnhận dạng rủi ro của mỗi loại chứng khoán riêng lẻ và trong danh mục đầu tư(DMĐT).

Hệ số beta là yếu tố quan trọng mô tả cụ thể về rủi ro của chứng khoán, quyếtđịnh quan trọng của TSSL.

Là một công cụ hữu hiệu để ước tỉnh TSSL mong đợi đối với nha đầu tư mới.

- Nhược điểm của CAPM

Mô hình này cho rằng lợi nhuận kỳ vọng chỉ phụ thuộc vào yếu tố duy nhất làrủi ro đo lường bởi beta.

Việc xác định beta rất khó khăn bởi vì thiếu danh mục thị trường, thị trườnghoạt động hiệu quả kém.

Ảnh hướng của quy mô, tỷ số P/E, tỷ số ME/BE, đòn bẩy vào tháng Giêngvà ảnh hướng giá trị sổ sách so với giá trị thị trường

(- Tỷ số P/E là viết tắt của "Price-to-Earnings Ratio," hay còn được gọi là "P/E

Ratio" hoặc "PER." Đây là một chỉ số đo lường mức độ đắt đỏ của một cổ phiếutrên thị trường chứng khoán Tỷ số này được tính bằng cách chia giá cổ phiếuhiện tại cho lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (earnings per share - EPS).

Trang 13

- Tỷ số BE/ME là giá trị kế toán (sổ sách) của vốn chủ sở hữu/ giá trị thị trường của vốnchủ sở hữu)

Tóm lại, mặc dù sự tồn tại các khiếm khuyết, mô hình CAPM vẫn còn phổ biến do sựđơn giản và lợi ích của nó trong một số tình huống Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến chorằng beta này chỉ là điểm khởi đầu trong việc xác định rủi ro trên TTCK nên phần tiếptheo ngay sau đây sẽ trình bày thêm một phương pháp đánh giá rủi ro khác – phươngpháp đo lường rủi ro theo các nhân tố vĩ mô.

2.2.2 Mô hình định giá APT.

- Vào thập niên 1970 S.A Ross đã triển khai mô hình APT (Arbitrage pricing theory)trong việc mua bán các loại chứng khoản hàng hoá khối lượng lớn, ngoại tệ giữa cácthị trường để hưởng chênh lệch giá.

- Lý thuyết định giá APT là một lý thuyết chung về định giá tài sản mà cho rằngTSSL của một tài sản tài chính có thể được mô hình hóa như một hàm tuyến tính củacác yếu tố rủi ro hệ thống Trong đó độ nhạy cảm của TSSL với những thay đổitrong mỗi yếu tố được đại diện bởi một hệ số độ nhạy yếu tố.

- Cụ thể, Ross (1976) cho rằng TSSL vượt trội (phần bù rủi ro) của một tài sản vốn(CK riêng lẻ) là một hàm của k yếu tố rủi ro hệ thống:

ri = a + bii1F1 + bi2F2 +…+ bikFk

Trong đó:

ri : là TSSL vượt trội (phần bù rủi ro) của tài sản vốn (CK riêng lẻ) i;

ai : là TSSL đặc trưng của tài sản vốn (CK riêng lẻ) ;iFk : là yếu tố rủi ro hệ thống k;

bik : là độ nhạy của tài sản i với yếu tố Fk.

- TSSL mong đợi của DMĐT mô phỏng sự đầu tư i là:

- Chúng ta đã nhất trí là các rủi ro phí hệ thống có thể được triệt tiêu gần hết thông

Ngày đăng: 16/05/2024, 16:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Mối quan hệ giữa lợi nhuận chứng khoán và beta - bài tập nhóm 3 chủ đề quản trị rủi ro trong giao dịch chứng khoán
Hình 1. Mối quan hệ giữa lợi nhuận chứng khoán và beta (Trang 10)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w