1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề án học phần tài chính tiền tệ đề án lịch sử tiền tệ việt nam

97 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lịch Sử Tiền Tệ Việt Nam
Tác giả Phan Thị Thanh Thủy, Bùi Thị Thu Thảo, Bùi Thu Thủy, Nguyễn Thị Anh Thư, Dương Anh Lê, Trần Diệp Thu Hằng, Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Anh Thư, Nguyễn Thị Mai Xuân, H’Bloen Adrơng
Người hướng dẫn Trương Ngọc Hằng
Trường học Trường Đại Học Tây Nguyên
Chuyên ngành Tài Chính Tiền Tệ
Thể loại Đề Án
Năm xuất bản 2023
Thành phố Buôn Ma Thuột
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 4,08 MB

Cấu trúc

  • 1. Tiền tệ là gì? (6)
    • 1.1 Khái niệm tiền tệ (6)
    • 1.2 Sự ra đời của tiền tệ (7)
    • 1.3 Các hình thái của tiền tệ (7)
  • 2. Phân tích bản chất của tiền tệ (7)
  • 3. Chức năng của tiền tệ là gì? (8)
    • 3.1 Phương tiện trao đổi (8)
    • 3.2 Phương tiện đo lường giá trị (8)
    • 3.3 Phương tiện thanh toán (9)
    • 3.4 Phương tiện tích lũy (9)
    • 3.5 Tiền tệ thế giới (9)
  • 4. Chính sách của tiền tệ (9)
  • I. TIỀN THỜI BẮC THUỘC (11)
    • 1. TIỀN THỜI NHÀ ĐINH (970-980) (11)
      • 1.1 Bối cảnh lịch sử (12)
      • 1.2 Đặc điểm kinh tế (12)
      • 1.3 Chính trị (13)
      • 1.4 Văn hóa (13)
      • 1.5 Tiền đời vua Đinh Tiên Hoàng (970-979) (14)
    • 2. TIỀN TRỀU NHÀ LÊ (15)
      • 2.1 khái quá sơ (15)
      • 2.2 Tiền trong đời sống kinh tế - xã hội (16)
      • 2.3 Đồng tiền thời tiền lê (16)
    • 3. TIỀN TRIỀU NHÀ LÝ (16)
      • 3.1 Bối cảnh lịch sử (16)
      • 3.2 Các đồng tiền thời nhà lý (17)
    • 4. TIỀN NHÀ TRẦN (20)
      • 4.1. Bối cảnh lịch sử (20)
      • 4.2. Tiền các đời vua triều Trần (21)
      • 5.1 Bối cảnh lịch sử (0)
      • 5.2. Tiền giấy do Hồ Quý Ly in và tiền triều Hồ (1400 – 1407) (24)
    • 6. TIỀN THỜI NHÀ LÊ SƠ (26)
      • 6.1 Bối cảnh lịch sử (0)
      • 6.2 Những đồng tiền thời Lê Sơ (26)
    • 7. TIỀN TRIỀU MẠC (1527-1592) (31)
      • 7.1. Bối cảnh lịch sử (31)
      • 7.2 NHỮNG ĐỒNG TIỀN THỜI MẠC (0)
      • 8.1 Bối cảnh lịch sử (0)
      • 8.2. Các đồng tiền thời nhà Lê Trung Hưng (0)
      • 9.1. Bối cảnh lịch sử (0)
      • 9.2. Tiền của các đời vua triều Tây Sơn (0)
      • 10.1 Bối cảnh lịch sử (0)
      • 10.2 Sơ lược Tiền nhà Nguyễn (0)
  • III. TIỀN THỜI KỲ PHÁP THUỘC 1954 (50)
    • 3.1. Tiền kim loại (50)
    • 3.2. Tiền bằng nhôm (51)
    • 3.3. Tiền giấy Đông Dương (52)
    • 3.4. Tiền Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (1976-2023) (0)
  • V. ĐẶC ĐIỂM NHỮNG LẦN ĐỔI TIỀN CỦA VIỆT NAM TỪ SAU NGÀY GIẢI PHÓNG (1975) ĐẾN NAY. NHỮNG CÁCH THỨC PHÂN BIỆT TIỀN THẬT GIẢ (96)

Nội dung

Tuy nhiên những loại tiền này đều không được sự bảo hộ từ Chính phủ.1.3 Các hình thái của tiền tệTrong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, có rất nhiều loại tiền tệ xuất hiện và

Tiền tệ là gì?

Khái niệm tiền tệ

Tiền tệ là một phương tiện thanh toán chính quy theo pháp luật, được sử dụng với mục đích trao đổi hàng hóa, dịch vụ của một khu vực, quốc gia hay một nền kinh tế Vì vậy, tiền tệ còn được gọi là “tiền lưu thông”.

Thông thường, tiền tệ được phát hành bởi cơ quan nhà nước (như ngân hàng trung ương) Bản thân tiền tệ thực ra không có giá trị Giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị mà nó đại diện, tùy theo nền kinh tế và nhà phát hành.

T Tiền tệ là một phương tiện thanh toán chính quy theo pháp luật (Ảnh minh họa)

Hiện nay tồn tại rất nhiều khái niệm và quan điểm liên quan đến tiền tệ là gì, tùy thuộc vào những góc nhìn khác nhau:

Theo Mác, tiền tệ là một loại hàng hoá, nhưng tách biệt với thế giới hàng hoá thông thường Tiền tệ dùng để đo lường giá trị của tất cả các loại hàng hoá khác.

Theo các nhà kinh tế, tiền tệ là bất cứ thứ gì được chấp nhận trong việc thanh toán hàng hoá, dịch vụ hoặc trong việc trả nợ.

Theo góc nhìn nghiên cứu, tiền tệ là phương tiện chứng minh tốc độ phát triển của một nền kinh tế và là bằng chứng cho các giai đoạn phát triển của lịch sử.Theo quan điểm trọng thương, tiền tệ là biểu hiện của sự giàu có Một quốc gia được gọi là giàu khi tích lũy được rất nhiều tiền.

Theo quan điểm trọng nông, tiền tệ là một thứ hư ảo chỉ có công dụng như chất bôi trơn trong guồng máy của hoạt động kinh tế.

Theo N Gregory Mankiw, tiền tệ là khối lượng tài sản có thể sử dụng ngay để thực hiện các giao dịch.

Theo Frederic S Mishkin, tiền tệ là bất cứ cái gì được chấp thuận để trao đổi hàng hóa, dịch vụ hoặc trong thanh toán các món nợ.

Sự ra đời của tiền tệ

Vào thời cổ đại, khi tiền chưa xuất hiện, người ta mua bán hàng hóa, dịch vụ bằng cách trao đổi giữa những sản phẩm có giá trị tương đương nhau. Đến những năm 3000 trước công nguyên, tiền xu ra đời Những đồng tiền xu đầu tiên được đúc bởi người Lưỡng Hà (khu vực Iraq ngày nay) Lúc đầu tiền xu được đúc bằng đồng, sau đó là bằng sắt Việc thanh toán bằng tiền xu diễn ra thuận tiện hơn so với trước đó, khi phải cân đo khối lượng hàng hóa Sự cải tiến này đã góp phần thúc đẩy hoạt động mua bán.

Năm 600 - 1455, tiền giấy ra đời, xuất phát từ Trung Quốc Tiếp theo sau, ngân hàng Thụy Điển ở châu Âu cũng lần đầu tiên sản xuất giấy bạc Và đến thập niên 1690, tiền giấy đã trở nên phổ biến tại nước Mỹ.

Trải qua một thời gian dài phát triển, tiền đã được chính thức chấp nhận là tiền đại diện trong hoạt động trao đổi hàng hóa Ngân hàng và các thương gia đã có thể thanh toán bằng cách biên nhận trên tờ hóa đơn, được quy đổi bằng tiền mặt Những tờ hóa đơn ấy được sử dụng rộng rãi và có giá trị như tiền.

Ngày nay, bên cạnh tiền xu hay tiền giấy, còn xuất hiện thêm tiền điện tử, tiền mã hóa Tuy nhiên những loại tiền này đều không được sự bảo hộ từ Chính phủ.

Các hình thái của tiền tệ

Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, có rất nhiều loại tiền tệ xuất hiện và được sử dụng, được phân thành 4 hình thái chính:

Hình thái hóa tệ: Là hình thái đầu tiên của tiền tệ Hàng hóa được sử dụng làm vật trung gian để trao đổi, mua bán hàng hóa.

Hình thái tín tệ: Là hình thái tiền tệ không có giá trị mà nhờ tín nhiệm của mọi người để sử dụng và lưu thông, gồm 2 loại là tiền bằng kim loại và tiền giấy.

Hình thái bút tệ: Là hình thái tiền tệ phi vật chất, không ở dạng hữu hình Đây là hình thức tiền ghi sổ với những con số trả tiền hay chuyển tiền thể hiện trên tài khoản ngân hàng như séc, lệnh chuyển tiền,

Hình thái tiền điện tử: Là loại tiền kỹ thuật số được sử dụng thanh toán tự động.Tiền điện tử sử dụng thuật toán để bảo mật và xác nhận giao dịch Hình thái này giới hạn cơ sở dữ liệu đầu vào và chưa được chính thức công nhận.

Phân tích bản chất của tiền tệ

Bản chất của tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt, là vật ngang giá chung thống nhất giữa những hàng hóa khác, là vật trung gian môi giới trong hoạt động trao đổi hàng hóa, là công cụ để quá trình mua bán diễn ra thuận tiện và dễ dàng hơn.

Tiền tệ là vật trung gian trong trao đổi hàng hóa (Ảnh minh họa) Để hiểu rõ hơn về bản chất của tiền tệ, hãy đi vào phân tích hai thuộc tính cơ bản của nó:

Giá trị sử dụng của tiền tệ: o Là khả năng đáp ứng nhu cầu trao đổi của xã hội, nhu cầu sử dụng làm trung gian trong quá trình trao đổi Có nghĩa là, tiền chỉ tồn tại khi xã hội có nhu cầu. o Giá trị sử dụng của tiền tệ sẽ phụ thuộc vào sự quy định của xã hội, tiền tệ sẽ tồn tại với tư cách là vật trung gian khi xã hội còn công nhận vai trò của nó.

Giá trị của tiền: được thể hiện qua sức mua, là khả năng đổi được nhiều hay ít hàng hoá khác trong trao đổi “Sức mua” ở đây được xem xét trên phương diện toàn thể các hàng hoá trên thị trường.

Chức năng của tiền tệ là gì?

Phương tiện trao đổi

Quá trình trao đổi hàng hóa trực tiếp giữa các chủ thể dần được thay thế sang hình thức gián tiếp khi tiền tệ xuất hiện Tiền tệ đóng vai trò là vật trung gian, vật ngang giá chung Tiền tệ là phương tiện giúp cho hoạt động mua bán được diễn ra thuận tiện và nhanh chóng.

Phương tiện đo lường giá trị

Tiền tệ là phương tiện để đo lường giá trị của hàng hóa, dịch vụ Mỗi hàng hóa sẽ được định giá trị bằng tiền tệ, nó tương tự như cách chúng ta định khối lượng bằng cân hay định chiều dài bằng mét.

Giá trị của hàng hóa khi được biểu hiện bằng tiền tệ gọi là giá cả Giá cả này lại chịu ảnh hưởng từ nhiều nhân tố khác như giá trị hàng hóa, giá trị của tiền tệ và quan hệ cung-cầu trên thị trường.

Tiền tệ là phương tiện để đo lường giá trị hàng hóa (Ảnh minh họa)

Chức năng này của tiền tệ còn được thể hiện trong đo lường sự phát triển của xã hội, đo lường mức sống của con người Từ đó tạo ra một nền kinh tế mang tính tiền tệ hóa.

Phương tiện thanh toán

Tiền tệ làm đơn giản hóa quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể Tiền có thể được dùng để giao dịch mua bán, trả nợ, nộp thuế, Tiền tệ được công nhận và có độ chính xác cao về giá trị trao đổi.

Phương tiện tích lũy

Tiền tệ được xem là tài sản tích lũy khi tiền được rút khỏi hoạt động lưu thông trên thị trường và đem đi cất trữ Lượng tiền cất trữ càng nhiều thì của cải vật chất trong xã hội càng lớn Đây là biểu hiện của tài sản “Có” nền kinh tế quốc gia.

Tiền tệ thế giới

Tiền tệ có chức năng là tiền tệ thế giới khi được các nước trên thế giới công nhận và tin dùng theo tỷ giá hối đoái (chênh lệch giá cả đồng tiền giữa các quốc gia) Tỷ giá hối đoái được quy định theo nền kinh tế của các quốc gia khác nhau Đây chính là phương tiện thanh toán quốc tế.

Chính sách của tiền tệ

Dựa vào mục tiêu và phương thức hoạt động, chính sách tiền tệ được chia thành 2 loại như sau:

Chính sách tiền tệ mở rộng: mở rộng mức cung tiền làm giảm lãi suất, tăng tổng cầu, áp dụng khi nền kinh tế suy thoái Được thực hiện bằng cách mua các giấy tờ giá trị trên thị trường chứng khoán, hạ thấp mức tỷ lệ dự trữ bắt buộc hoặc hạ thấp mức lãi suất chiết khấu trên thị trường.

Chính sách tiền tệ thu hẹp: giảm mức cung tiền, tăng lãi suất nhằm giảm mức giá chung, áp dụng với nền kinh tế đang gia tăng lạm phát Được thực hiện bằng cách bán các giấy tờ giá trị trên thị trường chứng khoán, tăng mức dự trữ bắt buộc hoặc tăng mức lãi suất chiết khấu.

TIỀN THỜI BẮC THUỘC

TIỀN THỜI NHÀ ĐINH (970-980)

Năm 968, sau khi thống nhất được quốc gia, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt (tức “Nước Việt to lớn”), định đô ở Hoa Lư, xây dựng triều chính và quản lý đất nước. Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng đế nằm trong quần thể di tích lịch sử văn hóa cố đô

Hoa Lư Ảnh tư liệu

Năm 938, sau chiến thắng quân nam hán của Ngô quyền trên song bạch đằng, nhà Ngô thiết lập (939), đóng đô tại cổ loa Năm 944, Ngô Vương Quyền qua đời, triều đình cổ loa bước vào thời kì suy vong, nhiều thổ hào ở địa phương đã nổi dậy, cát cứ khiến chính quyền trung ương mất kiểm soát, đất nước bị phân lập, sử cũ gọi là “ loạn 12 sứ quân”. Đinh Bộ Lĩnh người làng Đại Hữu, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, là con trai của Thứ sử Đinh Công Trứ, từ nhỏ có chí khí, có tài tập hợp và lãnh đạo quần chúng nên được nhiều người nể phục Lớn lên, vào lúc Nhà ngô suy yếu, ông đã cùng những người bạn thân là Đinh Điền, Nguyễn Bặc tổ chức lực lượng, rèn vũ khí và chiếm giữ vùng đất Hoa Lư, được nhân dân địa phương suy tôn và ủng hộ Thanh thế của nghĩa quân ngày càng lớn mạnh, Đinh Bộ Lĩnh lần lượt dép yên các thế lực cát cứ, thu giang sơn về một mối Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, lập nên triều Đinh (968- 980), Sử cũ gọi là Đinh Tiên Hoàng và trở thành vị hoàng đế đầu tiên đặt dấu ấn cho nên tài chính tiền tệ Việt Nam.

Thời Đinh, kinh tế nông nghiệp được quan tâm Nhà vua nắm toàn bộ ruộng đất trong nước, vừa để khẳng định quyền lực vừa để nắm lấy thần dân, thu tô thuế, bắt lính Bên cạnh đó, nhà nước cũng quan tâm tới việc khai hoang, lập làng, mở rộng diện tích canh tác xuống vùng đồng bằng và ven biển.

Một số ngành nghề thủ công nghiệp cũng được chú ý phát triển như: Nghề thợ nề, thợ đá, mộc, chạm khắc, dát vàng bạc… chủ yếu để phục vụ vua quan và quân đội Trong dân gian, các nghề truyền thống như trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải lụa, làm giấy tiếp tục phát triển.

Khoảng năm 970, Đinh Tiên Hoàng cho phát hành đồng tiền đầu tiên của đất nước: Đồng Thái Bình Hưng Bảo Sự ra đời của đồng tiền “Thái Bình Hưng Bảo” thúc đẩy việc trao đổi buôn bán hàng hóa trong nhân dân; việc trao đổi buôn bán vật phẩm cũng được thực hiện với Trung Quốc và với các thuyền buôn nước ngoài.

- Về đối ngoại: Ngay sau khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng đã quan tâm đến việc thiết lập mối quan hệ bang giao với nhà Tống.

Theo các bộ chính sử của Việt Nam như: Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử ký tiền biên, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, vào năm 970, vua sai sứ sang nhà Tống giao hảo Chuyến đi sứ sang nhà Tống vào năm Thái Bình thứ 1 (970) dưới thời Đinh là chuyến đi sứ đầu tiên, mở đầu quan hệ bang giao giữa Việt Nam với Trung Quốc trong thời kỳ trung đại.

Tiếp đó, năm 972, vua sai con trai cả là Nam Việt Vương Đinh Liễn sang nước Tống, đến năm 973 mới trở về nước Chuyến đi sứ sang nhà Tống của Đinh Liễn thành công, nên khi Đinh Liễn về nước, vua Tống đã sai sứ đến Kinh đô Hoa Lư phong cho Đinh Tiên Hoàng làm Giao Chỉ quận vương, phong Đinh Liễn làm Kiểm hiệu Thái sư, Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ An Nam đô hộ.

Năm Thái Bình thứ 6 (975), mùa xuân, Đinh Tiên Hoàng sai Trịnh Tú đem sản vật địa phương gồm vàng, lụa, sừng tê, ngà voi sang nước Tống triều cống Năm 977, Đinh Tiên Hoàng lại sai sứ sang nhà Tống đem phương vật mừng Tống Thái Tông lên ngôi. Như vậy, dưới thời Đinh, kể từ năm 970, vua Đinh Tiên Hoàng lần đầu tiên sai sứ sang nhà Tống kết hiếu, đến chuyến đi cuối cùng năm 977, sai sứ sang mừng Tống Thái Tông lên ngôi, trong quan hệ bang giao giữa Đại Cồ Việt và Trung Quốc chưa xảy ra xung đột Nhà Tống đối với triều Đinh nói chung và vua Đinh Tiên Hoàng nói riêng, đều tỏ ra hữu hảo Điều này cho thấy, Đinh Tiên Hoàng đã có một chính sách đối ngoại khéo léo, mềm dẻo để giữ gìn hòa bình cho dân tộc.

Cùng với việc xây dựng một chính quyền nhà nước có chủ quyền, vua Đinh Tiên Hoàng cũng chú ý đến phát triển văn hóa; những mầm mống đầu tiên của một nền văn hóa mang tính dân tộc được manh nha hình thành. Đạo Nho tuy đã xâm nhập vào Việt Nam từ đầu thời Bắc thuộc, nhưng đến lúc này vẫn không tạo được những ảnh hưởng đáng kể Nổi trội trong đời sống tâm linh vẫn là những tín ngưỡng dân gian hòa trộn với những tôn giáo như Phật giáo, Đạo giáo ĐạoPhật là chỗ dựa tinh thần và có vị trí lớn trong đời sống xã hội Đại Cồ Việt cũng như trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh Ở Kinh đô Hoa Lư đã xây dựng nhiều chùa chiền (chùa Tháp, chùa Bà Ngô…) và các cột kinh Phật Nhiều nhà sư đã trở thành cố vấn cho vua Đinh về đường lối đối nội và đối ngoại Năm 971, vua phong cho Tăng thống Ngô Chân Lưu làm Khuông Việt Đại sư (Khuông Việt nghĩa là phò giúp nước Việt) chứng tỏ các tăng sĩ đã có vai trò rất lớn trong việc phò giúp Đinh BộLĩnh.

Thời kỳ này, nhiều loại hình văn hóa dân gian đã hình thành như ca múa nhạc (thể hiện qua truyền thuyết bà Phạm Thị Trân ở Hồng Châu, tỉnh Hưng Yên dạy quân sĩ hát, đánh trống, được phong chức và được suy tôn là Huyền Nữ, Ưu Bà), một số môn xiếc đã điêu luyện được biểu diễn trên lầu Đại Văn

1.5 Tiền đời vua Đinh Tiên Hoàng (970-979) Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, Đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư Tháng một năm Canh Ngọ (970), Đinh Bộ Lĩnh đặt niên hiệu là Thái Bình, đồng thời, cho đúc và lưu hành đồng tiền Thái Bình hưng bảo là đồng tiền đầu tiên nước Đại Cồ Việt độc lập, tự chủ.

Mặt tiền đúc nổi 4 chữ “Thái Bình hưng bảo” -太平興寶 kiểu Chân thư, đọc chéo Chữ “Thái” trên tiền Viết là “Đại” - 太nhưng đọc là “Thái” bởi niên hiệu nhà vua là Thái Bình Bên phải là chữ “Hưng” viết giảm lược, có 2 gạch ngang và 2 gạch dọc tạo thành 9 ô vuông nhỏ, nghĩa thịnh vượng Mặt tiền và lưng tiền thường không đồng tâm.

Tiền đúc bằng đồng, khá mỏng, đường kính 23,5 – 24,5 mm, dày 1-2mm, nặng 2,2gr, cá biệt có đồng tiền nặng trên 3,5 gr Lưng tiền đa số có chữ “Đinh” - 丁(họ của nhà vua) ở các vị trí khác nhau Biên tiền trước và sau hẹp và nổi rõ Cho đến nay đã tìm được 5 loại tiền đồng:

Loại thứ nhất: Tiền Thái Bình hưng bảo -太平興寶, lưng tiền đúc chữ “Đinh” -丁 trên lỗ vuông Loại tiền này được đúc nhiều lần nên kích thước lẫn thư pháp có sự khác nhau Đây là loại tiền triều Đinh được tìm thấy nhiều nhất.

Loại thứ hai: Tiền Thái Bình hưng bảo -太平興寶 lưng tiền đúc chữ “Đinh”- 丁nằm dưới lỗ vuông, nét ngang của chữ “Đinh” - 丁là biên lỗ tiền Tự dạng chữ “Hưng” 興 theo thể giảm thư.

TIỀN TRỀU NHÀ LÊ

Tiền tệ việt nam thời tiền lê phản ánh những vấn đề liên quan tới tiền tệ lưu thông vào thời nhà tiền lê (980-1009) trong lịch sử việt nam.

Tiền tệ thời ngàn năm bắc thuộc

Dưới thời văn lang, âu lạc và nam việt, việt nam chưa có tiền tệ Trong đời sống kinh tế, việc tiêu dùng được thực hiện qua trao đổi sản phẩm với nhau đương thời tại trung quốc, tiền tệ đã có từ trước thời tần thủy hoàng Kết quả khảo cổ cho thấy những đồng tiền thời xuân thu – chiến quốc chỉ được tìm thấy tại lưu vực sông hoàng hà mà không có ở miền nam trung quốc

Tuy tiền đã lưu hành trên lãnh thổ việt nam khi đó (với tên gọi giao chỉ) nhưng chưa được người việt dùng thông dụng Nhiều đồng tiền "ngũ thù" được tìm thấy nhiều trong các ngôi mộ cổ thời hán, cùng những vật tùy thân cho người được mai táng Do chiến tranh liên miên sau đó dưới các thời tam quốc, nam bắc triều, trọng lượng đồng tiền cũng thay đổi, có khi trên mặt đúc chữ "ngũ thù" nhưng trọng lượng thấp hơn Tuy nhiên đa số vẫn là tiền ngũ thù có trọng lượng trung bình 3 - 4gram được sử dụng thông dụng trong thời các triều đại từ tây hán tới thời tùy.

Về việc tiền khai nguyên thông bảo được đúc tại việt nam, các sử gia còn chưa thống nhất Đỗ văn ninh và phan huy lê thống nhất với quan điểm này, còn tạ chí đại trường cho rằng bằng chứng về khuôn tiền đá nguyên phong vốn chỉ có từ năm 1077 (thời bắc tống ở trung quốc và thời nhà lý ở việt nam, sau đó 400 năm) nên có thể sau này người việt vẫn đúc tiền khai nguyên dùng, nhưng bằng khuôn kỹ thuật đương thời chứ không phải của chính thời khai nguyên đúc.

2.2 Tiền trong đời sống kinh tế - xã hội

Khảo cổ học cho thấy thiên phúc trấn bảo có ba loạt đều có hình thù giống tiền của nhà đinh Một loạt mặt trước có bốn chữ thiên phúc trấn bảo và mặt sau có chữ lê (họ của vua), một loạt mặt trước giống như loạt trên nhưng mặt sau lại không có chữ gì, và một loạt nữa mặt sau có chữ lê nhưng mặt trước lại không có chữ gì.

Sử sách không nêu rõ tỷ lệ giá trị giữa những đồng tiền trong nước phát hành và tiền trung quốc ra sao Tiền thiên phúc nhà tiền lê nặng 2,3-3,2 gram, còn các đồng tiền nhà tống nặng khoảng 3,5 gram Tại khâm châu, việc mua bán của người việt và người tống bao gồm cả tiền đồng Lê văn siêu cho rằng đây không chỉ là thị trường hàng hóa mà còn là thị trường tiền tệ mà hai bên trao đổi ngoại hối

2.3 Đồng tiền thời tiền lê đồng thiên phúc trấn bảo (mặt trước) đồng thiên phúc trấn bảo (mặt sau ghi chữ lê)

Khi cai trị, lê hoàn đã dùng ba niên hiệu, song chỉ đúc duy nhất tiền thiên phúc trấn bảo, lấy tên theo niên hiệu đầu tiên Các vua tiền lê sau không đúc tiền.

Trong số tiền được phát hiện có đồng thuận thiên nguyên bảo của vua lê thái tổ niên hiệu thuận thiên được đúc từ 1428 đến 1433 gồm có 2 xu; đồng thiệu bình thông bảo của vua lê thái tông, niên hiệu thiệu bình được đúc từ 1434 đến 1439 gồm có 20 xu; đồng đại bảo thông bảo là đồng tiền cực hiếm trên thị trường tiền cổ, của vua lê thái tông niên hiệu đại bảo, được đúc từ 1440 đến 1442 gồm có 1 xu.Đồng thái hòa thông bảo của vua lê nhân tông, niên hiệu thái hòa, được đúc từ 1443 đến 1453 gồm có 125 xu; đồng diên ninh thông bảo của vua lê nhân tông, niên hiệu diên ninh được đúc từ

1454 đến 1449 gồm có 53 xu; đồng quang thuận thông bảo của vua lê thánh tông, niên hiệu quang thuận, được đúc từ 1460 đến 1469, gồm có 23 xu; đồng hồng đức thông bảo của vua lê thánh tông, niên hiệu hồng đức, được đúc từ 1470 đến 1497, gồm có 8 xu.

TIỀN TRIỀU NHÀ LÝ

Nhà Lý (1010-1225) bắt đầu từ thời Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) lên ngôi vào tháng 10 âm lịch năm 1009, sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê Sau khi mẹ mất, ông được thiền sư Lý Văn Khanh nhận con nuôi Vốn thông minh hơn người và nhờ sự nuôi dạy hết mức của Lý Vạn Hạnh và Lý Văn Khanh, ông trở thành người xuất chúng, văn võ song toàn.

Lý Công Uẩn sống dưới thời Lê Hoàn, làm phò tá cho hoàng tử Lê Long Việt Năm

1005, Lê Hoàn mất, nhà tiền Lê rơi vào cảnh loạn lạc, con cháu thi nhau tranh giành ngôi báu Năm 1006, Lê Long Việt giành được ngôi báu, lấy hiệu là Lê Trung Tông Nhưng 3 ngày sau khi lên ngôi, ông bị em trai là Lê Long Đĩnh giết hại và chiếm ngôi.

Lê Long Đĩnh lên ngôi nhưng ai cũng căm phẫn bởi ông là một vị vua tàn bạo Trong khoảng thời gian này, Lý Công Uẩn vẫn được trọng dụng và được thăng chức lên làm Tản thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ.

Mùa đông, tháng 10, ngày Tân Hợi (tức ngày 30 tháng 10 năm Kỷ Dậu-1009), Lê Long Đĩnh qua đời Lý Công Uẩn dưới sự hỗ trợ của thiền sư Vạn Hạnh và các vị quan trong triều được tôn lên làm hoàng đế Ông lấy hiệu là Lý Thái Tổ, chấm dứt nhà Tiền

Lê và mở ra thời kỳ triều đại nhà Lý và kéo dài hơn 200 năm (1009 - 1225) Thời kỳ nhà Lý chấm dứt vào năm 1225 khi Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh.

Vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn)

3.2 Các đồng tiền thời nhà lý

Nhà Lý đúc tiền bằng hợp kim đồng – giống như tiền lưu hành ở vùng Đông Nam Trung Quốc khi đó (nhà Tống ngoài tiền hợp kim đồng còn đúc cả tiền sắt) [4] Các đồng tiền nhà Lý qua các đời vua gồm có:

Vì ông vua này có một niên hiệu là Thuận Thiên Bên Trung Quốc có Sử Tư Minh khi làm vua cũng có niên hiệu Thuận Thiên, nhưng ông này cho đúc tiền Thuận Thiên nguyên bảo đương bách Sau này, Lê Thái Tổ cũng lấy niên hiệu Thuận Thiên, nhưng tiền đúc ra gọi là Thuận Thiên thông bảo hoặc Thuận Thiên nguyên bảo. Đồng tiền đầu tiên của nhà Lý

Thuận Thiên đại bảo có đường kính từ 24 đến 25,5mm Trên lưng đồng tiền này có chữ “Nguyệt” Bề mặt tiền có in 4 chữ Hán “Thuận Thiên đại bảo” in kiểu chữ chân đọc đối, nghiêng lệch Tiền có gờ viền và lỗ rộng Đây là loại tiền tương đối hiếm, do vậy, được trưng bày thường chỉ với 1 đồng duy nhất Một số nhà sưu tập đã cung cấp nhiều mẫu khác nhau của đồng tiền này, điều này giúp suy đoán rằng “Thuận Thiên đại bảo” có thể được in nhiều đợt.

Trong lịch sử các nước phong kiến phương Đông, chỉ có 2 vị vua lấy niên hiệu là Thuận Thiên, đó là Lý Thái Tổ và Lê Thái Tổ Cả 2 vị vua này đều là vua nước Việt Trong lịch sử tiền tệ, có 3 loại tiền mang niên hiệu này, đó là Thuận Thiên đại bảo, Thuận Thiên nguyên bảo loại nhỏ và Thuận Thiên nguyên bảo loại lớn Thuận Thiên nguyên bảo loại lớn do Sử Tử Minh thời Đường đúc năm 759, mang đặc điểm của tiền phong kiến phương Bắc Như vậy, Thuận Thiên đại bảo và Thuận Thiên nguyên bảo loại nhỏ là tiền của nước Việt Bởi vậy, có người xếp Thuận Thiên đại bảo hay Thuận Thiên nguyên bảo đều là của nhà Lê, do Lê Thái Tổ cho đúc Tuy vậy, điều này là không đúng.

Tuy cổ sử không chép về việc Lý Thái Tổ cho đúc tiền, nhưng về lý mà nói thì vị vua đầu triều của một dòng họ trong thời kỳ tương đối yên ả, thái bình thì khó chấp nhận việc không có đồng tiền riêng Hơn nữa, Thuận Thiên đại bảo hiếm gặp và chỉ xuất hiện trong các di tích thời Lý – Trần hoặc lẫn với các đồng tiền khác thời Lý – Trần Trong khi đó, ở các di tích thời Lê chưa lần nào gặp loại tiền này, mà chỉ gặp Thuận Thiên nguyên bảo Ngoài ra, cách khắc 3 chữ “thuận”, “thiên” và “bảo” ở 2 loại tiền này có sự khác biệt rất lớn Bởi vậy, nhiều người nhất trí phân loại: Thuận Thiên đại bảo là tiền được đúc dưới thời Lý Thái Tổ, còn Thuận Thiên nguyên bảo là tiền được đúc dưới thời Lê Thái Tổ.

Như vậy, tuy mới lên ngôi thay cho Lê Ngọa Triều vốn hoang tàn, bạo ngược, mở ra thời kỳ đất nước thái bình dưới thời Lý, nhưng Thái Tổ Lý Công Uẩn đã rất quan tâm tới việc đúc tiền khẳng định quyền lực tập trung trong tay vua và qua đó khẳng định nền độc lập của nước Đại Cồ Việt, quốc hiệu nước ta dưới thời Lý Thái Tổ.

Tương truyền là Lý Thái Tông đã cho phát hành Minh Đạo thông bảo Sử liệu Lịch triều hiến chương Lý Thái Tông là vị hoàng đế thứ hai của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, cai trị trong 26 năm (1028–1054) Ông được đánh giá là một vị hoàng đế tài giỏi, thời đại của ông, con ông là Lý Thánh Tông, cháu ông là Lý Nhân Tông được xem là thời thịnh vượng của nhà Lý, sử gọi thời kỳ này là Bách niên Thịnh thế (百年

盛世).Vua Lý Thái Tông trong thời gian trị vì đã lấy 6 niên hiệu gồm: -Thiên Thành - Thông Thụy -Càn Phù Hữu Đạo- -Minh Đạo -Thiên Cảm Thánh Vũ -Sùng Hưng Đại Bảo Trong đó trong thời gian sử dụng niên hiệu Minh Đạo ngài đã cho đúc và lưu hành đồng tiền Minh Đạo Nguyên Bảo để khẳng định vị thế của mình. Đồng tiền Minh Đạo Nguyên Bảo mặt trước có 4 chữ Hán đọc chéo,đồng tiền được đúc với chất liệu vô cùng tốt,đồng tiền có chữ nghĩa rất mực quy phạm,khỏe khoắn,ngay ngắn nằm bên các cạnh của lỗ vuông ở mặt trước của đồng tiền.Mặt sau của tiền ngay ngắn,biên viền vuông vắn không hề bị lệch lạc.Đặc điểm của đồng tiền đã cho hậu thế thấy được đây là một thời kỳ hưng thịnh của lịch sử,kinh tế,văn hóa,xã hội phát triển mạnh mẽ.Đồng tiền Minh Đạo Nguyên Bảo thời Lý Thái Tông trùng niên hiệu với đồng tiền Minh Đạo Nguyên Bảo của Bắc Tống -Trung Hoa.Cách để phân biệt hai đồng tiền của Trung Hoa và Đại Việt cho các bạn mới sưu tập chưa nhiều kinh nghiệm là ở chữ Nguyên của đồng tiền.Với tiền Minh Đạo Nguyên Bảo của Lý Thái Tông có chữ Nguyên với hai chân cân đối hai bên,giữa hai chân từ nét nối của bộ nhị có khoảng trống.Còn tiền Minh Đạo Nguyên Bảo của Trung Hòa ta sẽ dễ dàng thấy được ở chữ Nguyên có hai chân phía dưới viết nét chéo lệch qua bên phải của bộ nhị.Trên đây là cách phân biệt tiền Minh Đạo Nguyên Bảo của Lý Thái Tông và của Bắc Tống -Trung Hoa một cách đơn giản và dễ hiểu nhất.Ngoài ra tiền Minh Đạo Nguyên Bảo của Lý Thái Tông còn có 2 phân dạng thư pháp khác nhau,phân biệt ở chữ Nguyên cao và thấp.Ngày nay tiền Minh Đạo Nguyên Bảo hầu hết được phát lộ với tình trạng khá tốt,dù trải qua đã mươi thế kỷ bị trầm tích nhưng đồng tiển đa phân còn dày dặn,chất đồng đanh cứng rất đẹp.Tuy vậy số lượng phát lộ hiện nay không còn nhiều,ngày càng ít thấy hơn trước.Với nguồn gốc lịch sử ấy,đồng tiền Minh Đạo Nguyên Bảo là một trong những mảnh ghép của tiền chính triều mà mỗi người có niềm đam mê với xu cổ Việt Nam không thể để thiếu sót trong bộ sưu tập của mình.loại chí có ghi rằng vua Lý Thái Tông cho đúc tiền Minh Đạo, nhưng không ghi rõ có phải là Minh Đạo thông bảo hay không.

Sử liệu cũ của Việt Nam và kết quả khảo cổ đều không cho thấy có loại tiền này Song,Lacroix và các tác giả Lịch sử phong kiến Việt Nam (tập I) đều cho là có và cũng do LýThái Tông phát hành.

Việt Nam vào thời vua Lý Thái Tông đã đúc hai loại Minh Đạo thông bảo và Càn Phù nguyên bảo Song, khảo cổ học Việt Nam chưa cho thấy cả hai loại tiền này.

TIỀN NHÀ TRẦN

4.1 Bối cảnh lịch sử Đến cuối thế kỉ thứ XII, nhà Lý dần rơi vào suy yếu Triều đình bỏ bê không chăm lo cho đời sống của nhân dân, quan lại lao vào ăn chơi xa đọa, bỏ mặc dân đen trong cảnh lụt lội, hạn hán, đói kém triền miên xảy ra Nội bộ triều đình thì mâu thuẫn Đời sống nhân dân đói khổ, cơ hàn cùng cực.

Trong quần chúng nhân dân đã xuất hiện nhiều cuộc nổi dậy trên khắp cả nước Hoàn cảnh lúc bấy giờ thù trong, giặc ngoài Giặc ngoại xâm phương Bắc rình rập để xâm lược, nhân cơ hội nhà Lý suy yếu càng thể hiện rõ ra dã tâm xâm lược.

Trong nước, nhà Trần lúc này đang là dòng tộc có thế lực nhất, đứng đầu là thái sư Trần Thủ Độ Vua Lý Huệ Tông lúc này phải dựa vào nhà Trần để giữ ngai vàng cho nên quyền lực trong triều đình thực chất rơi vào tay nhà Trần, mọi việc trong triều đều do Trần Thủ Độ quyết định.

Vua Lý Huệ Tông lúc bấy giờ không có con trai, nên đã truyền ngôi cho con gái là công chúa Lý Chiêu Hoàng lên ngôi khi mới 7 tuổi Trần Thủ Độ nhân cơ hội đấy ép

Lý Chiêu Hoàng lấy cháu trai mình là Trần Cảnh Đến đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng Nhà Trần chính thức được thành lập Vương triều trần thành lập trải qua 12 đời vua và tồn tại 175 năm (1225-1400) Vương triều nhà trần được các sử gia đánh giá là một trong những triều đại có công rất lớn đối với đất nước. Trong giai đoạn nắm quyền, nhà Trần đóng đô ở Thăng Long – kinh đô triều cũ, tiếp tục phát triển sự hưng thịnh có từ đời nhà Lý Các vị vua nhà Trần mở rộng bộ máy chính quyền hoàn thiện hơn so với nhà Lý Tạo nên một hệ thống đặc biệt đó là các Hoàng đế sẽ lui về làm Thái thượng hoàng và nhường ngôi cho Thái tử.

Nước Đại Việt dưới triều Trần uy danh lừng lẫy, với hàng loạt nhân vật lịch sử sáng chói mà nổi bật là Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

Nhà nước thời Trần đã thi hành chính sách trọng nông, khuyến khích nông nghiệp. Cùng với chính sách "ngụ binh ư nông" kết hợp kinh tế với quốc phòng, Triều đình đã lập ra Ty Khuyến nông, đặt các chức quan Hà đê chánh phó sứ Năm 1248, cho đắp đê dọc theo Nhị Hà từ đầu nguồn đến bờ biển, đoạn chảy qua kinh thành Thăng Long gọi là đê Đỉnh Nhĩ (Quai Vạc) Hàng năm, mọi người đều có nghĩa vụ lao động tu sửa đê, học sinh Quốc Tử Giám cũng không được miễn trừ Các vua Trần cũng thường xuyên đi thăm việc đắp đê, sửa đê Hành khiển Trần Khắc Chung thì cho rằng: "Khi dân bị nạn lụt, người làm vua phải cứu giúp tai họa khẩn cấp đó, sửa đức chính không gì lớn hơn việc ấy" Để bảo đảm nguồn thu hoạch của Nhà nước, các nông dân làng xã đã phải chịu những nghĩa vụ tô thuế và lao dịch Tô chủ yếu đánh vào ruộng công tính bằng thóc, theo diện tích 'ruộng đất, hàm ý cày ruộng của nhà vua Thuế chủ yếu đánh vào ruộng tư, tính bằng tiền theo đầu người, hàm ý đó là nghĩa vụ của người có ruộng Năm 1378, Nhà nước bắt đầu đánh thuế thân, đồng loạt thu mỗi hộ đinh nam 3 quan tiền. Nhà Trần đã có những biện pháp khuyến khích thủ công nghiệp và thương nghiệp, chưa áp dụng chính sách ức thương ngặt nghèo như các triều Lê, Nguyễn sau này Chợ có ở khắp nơi, họp đều kỳ Kinh thành Thăng Long 61 phường buôn bán tấp nập, nhộn nhịp cả về ban đêm Vân Đồn vẫn là địa điểm giao thương quốc tế, trao đổi hàng hóa giữa Đại Việt và các nước khác ở Đông Nam Á và Đông Á.

Là vương triều quân chủ quý tộc, nhà Trần đã phát triển bộ phận kinh tế quý tộc quan liêu, với chế độ thái ấp điền trang, sử dụng lao động của tầng lớp nông nô, nô tỳ. Nhìn chung, dưới triều Trần, một thế cân bằng ổn định về kinh tế đã được duy trì giữa các yếu tố công hữu và tư hữu, giữa nông nghiệp và nền kinh tế hàng hóa, giữa quyền lực, lợi ích của Nhà nước, (quyền sở hữu ruộng đất Nhà nước, nguồn tô thuế) với các đẳng cấp quý tộc quan liêu (thái ấp điền trang) cũng như của khối bình dân làng xã (ruộng công).

4.2 Tiền các đời vua triều Trần

Tiền tệ dưới thời Trần được sử dụng tương đối phổ biến với nhiều hình thức như mua bán ruộng đất bằng tiền, nộp tiền để lấy quan chức, thu tô thuế bằng tiền Quan hệ tiền tệ cũng thâm nhập vào cả đời sống chính trị và tín ngưỡng Đồng tiền còn là vật tùy tang trong các ngôi mộ của tầng lớp quý tộc…Điều này thể hiện chức năng đóng tiền của triều nhà Trần đã mở rộng Do đó, các vua triều trần đều cho đúc tiền Việc đúc tiền do quản xưởng đảm nhiệm Trong 12 vị vua đến nay mới tìm được các loại tiền của 5 vị vua là Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Trần Minh Tông, Trần Dụ Tông và Trần Nghệ Tông.

Tiền đồng của triều trần sử dụng tất cả các loại thư pháp: Chân Thư, Thảo Thư, Hành Thư, Triệu Thư, Giảm Thư, …lưng tiền trơn hoặc có chữ Tiền triều Trần cũng có sự kế thừa một số đặc điểm của Tiền triều lý Các vua trần sau khi lên ngôi cho đúc tiền mang niên hiệu của mình kèm theo với hai chữ thông bảo và nguyên bảo, biên tiền có vành rộng đều…Do nhu cầu của thương mại, triều Trần cho đúc tiền số lượng nhiều hơn so với triều Lý Kỹ thuật đúc tiền và hình thức đúc tiền cũng thể hiện bước tiến vượt bộ, gần đạt tới tiêu chuẩn của tiền Hồng Đức thông bảo thời Lê Sơ sau này. Nhưng hiện nay, tiền của triều trần còn lại rất ít Rất có thể, do vào cuối triều Trần, Hồ Qúy Ly cho phát hành tiền giấy và thu hồi tiền đồng để đúc súng nên ngày nay chúng ta không còn thấy nhiều loại tiền của thời kỳ này.

Thời Trần Minh Tông, nhà Trần đúc tiền bằng hợp kim gọi là "diên tiền", các nhà nghiên cứu không kết luận đó là tiền hợp chất kẽm, tiền chì hay tiền thiếc, và không rõ tỷ lệ hợp kim tạo ra đồng tiền ra sao Chắc chắn đây không phải là tiền kẽm đơn chất vì sang thế kỷ 19 mới tinh luyện được kẽm Tuy nhiên việc đúc tiền kẽm chỉ được làm thử nghiệm và ngay sau đó bị bãi bỏ Các nhà nghiên cứu đặt giả thiết có thể đây là hợp kim thiếc, chì mà Đại Việt được tiếp cận qua người Chiêm Thành, vốn đã biết đến khi giao thương với Chân Lạp

Các đồng tiền nhà Trần qua các đời vua gồm có:

Khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện ra tiền kim loại Nguyên Phong Nhưng bên Trung Quốc cũng có loại tiền này, nên hiện chưa kết luận được thứ tìm thấy ở Việt Nam là do nước nào đúc Nguyên Phong là niên hiệu thứ ba của vua Trần Thái Tông Vào hai thời có niên hiệu trước, vua cũng cho phát hành tiền, nhưng sử liệu không nói và khảo cổ học không cho biết đó là tiền tên gì.

2 Khai Thái nguyên bảo Đỗ Văn Ninh có cho biết rằng Trần Huy Bá đã thấy tiền này ở Viện Bảo tàng Lịch sử

Việt Nam năm 1960 Khai Thái là một niên hiệu của Trần Minh Tông Các vua Trung

Quốc không có niên hiệu nào như vậy.

3 Thiệu Phong bình bảo, Thiệu Phong nguyên bảo

Sử liệu không ghi nhưng khảo cổ học Việt Nam lại phát hiện ra thứ tiền kim loại này và cho là do Trần Dụ Tông phát hành Tiền có lỗ ở giữa và có gờ và mép không rõ Mặt trước tiền ghi bốn chữ Thiệu Phong thông bảo Mặt sau để trơn Tiền nhỏ, mỏng, đường kính 21 mm.

Khảo cổ học còn tìm ra tiền Thiệu Phong thông bảo, hình thù như Thiệu Phong bình bảo và mặt sau cũng để trơn. Đỗ Văn Ninh cho biết Trần Văn Bá thấy tiền Thiệu Phong nguyên bảo đường kính tới

40 mm và mặt sau có chữ Thập tam ở Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam vào năm 1960.

Cũng là tiền do Trần Dụ Tông phát hành Đại Việt sử ký toàn thư có cho biết rằng vào năm 1360 đã đúc tiền này Khảo cổ học cho biết tiền này có kích thước lớn hơn tiền Thiệu Phong một chút.

Tiền giấy đầu tiên phát hành thời Trần Thuận Tông

TIỀN THỜI NHÀ LÊ SƠ

Nhà Lê sơ (Hán Việt: Lê sơ triều) là giai đoạn đầu của triều đại quân chủ nhà Hậu

Lê Đây là thời kỳ mà chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền trong lịch sử Việt Nam lần đầu tiên đạt đến đỉnh cao của sự phát triển cũng như suy thoái của nó Nhà Lê sơ được thành lập sau khi Lê Lợi phát động Khởi nghĩa Lam Sơn đánh bại nhà Minh Thời đại Lê sơ có 11 vị hoàng đế đây là thời kỳ các hoàng đế nhà Lê nắm trọn được quyền hành, cũng là thời kỳ vĩ đại, hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam Đời Lê Thái Tổ (Lê Lợi) và đặc biệt là đời Lê Thái Tông, xã hội được đi vào ổn định, phát triển thịnh vượng một cách mau chóng sau thời kỳ chiến tranh trước đó. Dưới thời Lê Thánh Tông, Đại Việt phát triển cực thịnh về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, quân sự Nước Đại Việt từ trước chưa bao giờ cường thịnh và mạnh mẽ, có sức ảnh hưởng toàn khu vực lớn bằng thời này, thời kỳ này được gọi là Hồng Đức thịnh thế, tính đến ảnh hưởng các đời sau là Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông, là hơn 30 năm.

Lãnh thổ thời đại này tiếp tục được mở rộng ra hơn nữa, cực thịnh gấp mấy lần so với đời nhà Lý và nhà Trần Cùng với quân sự hùng mạnh, các đời Thái Tông đến Thánh Tông liên tiếp sáp nhập lãnh thổ các quốc gia Bồn Man, Chiêm Thành; ngoài việc đối phó với các quốc gia, nền quân sự hùng mạnh khiến triều đình thẳng tay đàn áp các cuộc bạo loạn ở miền thượng, ổn định chính quyền trong thời gian dài Mặt khác vì để đáp ứng một nền quân sự phát triển mạnh, nền kinh tế được phát triển thông qua buôn bán trong nước và thông thương với nước ngoài Ở thời này, đặc biệt là thời “Hồng Đức thịnh thế”, xã hội Đại Việt đã có sự phát triển vượt bậc trên mọi phương diện, là đỉnh cao của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền Nền kinh tế hàng hóa đã có bước tiến lớn, thể hiện qua câu ca dân gian: “Đời vua Thái Tổ, Thái Tông/Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn” Để phục vụ nhu cầu trao đổi trung gian, triều Lê Sơ đã rất coi trọng phát hành tiền tệ trong sản xuất hàng hóa Tiền tệ thời kỳ này đã có sự thống nhất, chất lượng tiền tệ đạt đến trình độ cao thể hiện trình độ phát triển khoa học, công nghệ đương thời Tiền được đúc ra thư pháp chủ yếu là chữ chân thư ngay ngắn, rõ ràng, chuẩn mực, có độ sâu 3 chiều, biên tiền vừa phải.

6.2 Những đồng tiền thời Lê Sơ

Từ Lê Thái Tổ đến Lê Cung Hoàng, các đời vua đều đặn đúc tiền, chỉ ngoại trừ vua Lê Túc Tông chỉ ở ngôi quá ngắn trong 6 tháng, niên hiệu Thái Trinh không có tiền đúc

Khi vừa lên ngôi, ông đã chú trọng việc mở xưởng đúc tiền Sử cũ ghi lại, cuối năm 1428, ông đã cho đúc tiền Thuận Thiên thông bảo và quy định 50 đồng là một tiền.

- Tiền Thuận Thiên thông bảo

Thuận Thiên thông bảo có ba đơn vị đếm là đồng, tiền và quan Đại Việt sử ký toàn thư cho biết 1 tiền bằng 50 đồng Đồng tiền này nặng 2,67 gram.

- Tiền Thuận Thiên nguyên bảo

Niên hiệu Thuận Thiên còn thấy xuất hiện tiền Thuận Thiên nguyên bảo Tiền hình tròn, đường kính 2,5cm, vành biên rộng trơn; Giữa có lỗ vuông, chữ viết đối xứng qua tâm Cách đọc trên trước, dưới sau, phải trước, trái sau, nét chữ sắc gọn Mặt sau để trơn. Đồng tiền này được đúc sau năm 1429 khi triều đình bàn xong quy chế đúc tiền và chính thức đúc tiền mới.

Nhận rõ vai trò đồng tiền trong mạch máu lưu thông cùng với sự khan hiếm của đồng tiền trong giao lưu hàng hóa, ông ra lệnh chỉ: "Từ nay về sau, tiền đồng sứt mẻ nhưng còn xâu dây được thì phải lưu thông tiêu dùng, không được chê bỏ, nếu đã mẻ gãy không xâu dây được nữa thì thôi không tiêu Người nào trái lệnh từ chối không nhận, hay kén chọn tiền lành thì phải tội như nhau"

- Tiền Thiệu Bình thông bảo Ở ngôi 9 năm, ông đã cho đúc hai đồng tiền mang niên hiệu triều đại mình Năm

1434, ông đổi niên hiệu là Thiệu Bình và cho đúc tiền Thiệu Bình thông bảo. Tiền có hình tròn, vành biên rộng nhẵn, đường kính 2,5cm Giữa có lỗ vuông, chữ viết đối xứng qua tâm, cách đọc trên trước dưới sau, phải trước trái sau Mặt sau phẳng nhẵn.

Năm 1439, vua Lê lại có quy định mới về tỷ lệ quy đổi đồng tiền: "Tháng 3 ra lệnh chỉ quy định số đồng của một tiền Hễ tiền đồng thì 60 đồng là một tiền".

- Tiền Đại Bảo thông bảo

Năm 1440, ông lại đổi niên hiệu mới là Đại Bảo (1440 - 1442) và cho đúc đồng tiền Đại Bảo thông bảo Tiền có hình tròn, đường kính 2,5cm; Vành biên hơi hẹp để trơn Giữa có lỗ vuông, chữ viết đối xứng qua tâm Cách đọc trên trước dưới sau, phải trước trái sau Chữ viết gọn, nét sắc sảo.

- Tiền Thái Hòa thông bảo

Ngay khi lên ngôi, ông cho đổi niên hiệu là Thái Hòa Niên hiệu này kéo dài đến năm

1453 và ông cho đúc tiền Thái Hòa thông bảo Tiền có hình tròn, đường kính 2,5cm cách thể hiện thống nhất với đồng tiền Đại Bảo thông bảo trước đó, chỉ khác về niên hiệu đúc.

- Tiền Diên Ninh thông bảo

Năm 1453, "vua bắt đầu đích thân coi chính sự, đổi miếu hiệu" là Diên Ninh và năm Diên Ninh thứ nhất 1454 "Mùa xuân tháng giêng đúc tiền Diên Ninh".

Tiền Diên Ninh thông bảo hiện nay tìm thấy có đến 4 loại khác nhau thể hiện qua những chữ viết trên tiền, điều này cho thấy, có thể có 4 lần đúc loại tiền này hoặc có 4 xưởng hay 4 loại khuôn dùng để đúc tiền Điều này cho thấy số lượng tiền loại này được đúc và lưu hành khá nhiều trong đời sống kinh tế.

4 Lê Nghi Dân (1459 -1460) Ở ngôi 2 năm và đúc tiền một lần Năm 1459, Lạng Sơn vương Nghi Dân thoán nghịch giết vua Lê Nhân Tông tự lập làm vua. Đổi niên hiệu là Thiên Hưng, đồng tiền đến giai đoạn này đã được coi là sự biểu hiện của quyền lực, cho nên Nghi Dân dù chỉ cầm quyền 2 năm nhưng đã kịp cho đúc tiền để khẳng định niên hiệu ngôi báu của mình.

- Tiền Thiên Hưng thông bảo Được đúc mang đặc điểm của tiền thời Lê Sơ với hình tròn, đường kính 2,5cm Giữa có lỗ vuông Chữ viết đối xứng qua tâm, cách đọc trên trước, dưới sau, phải trước, trái sau Nét chữ sắc gọn Mặt sau trơn phẳng.

Sau sự biến Nghi Dân, các công thần nhà Lê giành lại ngôi báu Năm 1460, Lê Thánh Tông lên ngôi đổi niên hiệu là Quang Thuận cho đúc tiền mang niên hiệu Quang Thuận thông bảo và ra lệnh "Nghiêm cấm việc loại bỏ tiền đồng".

- Tiền Quang Thuận thông bảo

TIỀN TRIỀU MẠC (1527-1592)

Nhà Mạc (chữ Hán: 莫朝 / Mạc triều) là triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Mạc Đăng Dung, sau khi dẹp được các bè phái trong cung đình, đã ép vua Lê Cung Hoàng nhà Hậu Lê nhường ngôi tháng 6 năm 1527 và chấm dứt khi vua Mạc Mậu Hợp lập con trai là Mạc Toàn lên ngôi, bị quân đội Lê-Trịnh do Trịnh Tùng chỉ huy đánh bại vào cuối năm 1592 – Sau đó Mạc Toàn lên ngôi nhưng tại vị chỉ được 2 tháng, tổng cộng thời gian tồn tại chính thức của triều đại là gần 66 năm. Nhà Mạc tồn tại từ năm 1527-1592 truyền qua 10 đời

Kinh đô: Dương Kinh (Hải Dương).

Chiến tranh ác liệt trong nhiều năm khiến việc đúc tiền phục vụ nền kinh tế thời kỳ này bị hạn chế Tiền trong nước của hai triều đại Mạc và Lê đúc ra đều thiếu, một lượng lớn các đồng tiền ngoại nhập đã được đưa vào Đại Việt và được chấp nhận để bổ sung cho sự thiếu hụt tiền tệ nhằm lưu thông được điều hòa

Theo ghi chép của sử sách, năm 1529 nhà Mạc cho đúc tiền đồng nhưng đa số bị hỏng nên quay sang đúc tiền sắt pha kẽm, là loại tiền gián để tiêu dùng trong nước Tuy nhiên, các nhà khảo cổ căn cứ vào kết quả các đồng tiền niên hiệu Minh Đức (1527-1529) của Mạc Thái Tổ tìm được, trong đó có nhiều tiền bằng đồng với chất lượng tốt, trọng lượng chuẩn và thư pháp đẹp và cho rằng đó là cách chép sử chưa thật khách Đồng tiền Thiệu Trị thông bảo, được đúc ra trong thời gian Đức Ngài ngự trị giang sơn Thời của Đức Ngài trên thuận dưới hòa, con dân ăn nên làm ra, và đồng tiền thời ấy cũng đã đẹp hơn các đời trước Dân ta cũng xem đồng tiền Thiệu Trị là một trong những đồng tiền mang lại điều may

Tiền mang niên hiệu của vua Thiệu Trị có loại nặng 6 phân và loại nặng 9 phân đều bằng hợp kim đồng pha kẽm Còn có cả loại nặng 6 phân bằng toàn kẽm Các loại này ở mặt trước có bốn chữ Thiệu Trị thông bảo đọc chéo, mặt sau để trống.

Tự đức thông bảo có mấy loại bằng đồng và cả bằng kẽm, đường kính từ 20 mmđến 25 mm Nhìn chung các loạt đều có mặt trước giống nhau: bốn chữ Tự Đức thôngbảo đọc chéo, có viền gờ mép và lỗ Mặt sau thì mỗi loạt một khác Có loạt để trống,có loạt thì có chữ "lục văn", có loạt có chữ "Hà Nội", có loạt lại có chữ "Sơn Tây" và có loại thì có chữ "Bắc Ninh" Tiền này nhiều khi được giao cho các lò đúc tiền tư nhân của người Hoa và người việt giàu có đúc Đại Nam thực lục chính biên cho biết có tiền này khi đúc bị pha thêm sắt vào nhân của người Hoa và người Việt giàu có đúc Đại Nam thực lục chính biên cho biếtcó tiền này khi đúc bị pha thêm sắt vào.

Là tiền thời vua Tự Đức, được đúc từ năm 1861 có các mệnh giá 10đồng, 20 đồng, 30 đồng, 40 đồng, 50 đồng và 60 đồng Tiền đúc bằng đồng Mặt trước có bốn chữ Tự Đức bảo sao đọc chéo Mặt sau thì mỗi mệnh giá thiết kế một khác.Đường kính tiền cũng khác nhau giữa các mệnh giá.

-Mệnh giá 10 đồng thì mặt sau có chữ "chuẩn thập văn" hoặc "chuẩn nhất thậpvăn", đường kính 26 mm, nặng 6 gam.

-Mệnh giá 20 đồng thì mặt sau có chữ "chuẩn nhị thập văn", đường kính 30 mm,nặng

Mệnh giá 30 đồng thì mặt sau có chữ "chuẩn tam thập văn", đường kính35 mm, nặng 16,4 gam.

-Mệnh giá 40 đồng thì mặt sau có chữ "chuẩn tứ thập văn", đường kính 37 mm,nặng 22,2 gam.

-Mệnh giá 50 đồng thì mặt sau có chữ "chuẩn ngũ thập văn", đường kính41,5 mm, nặng 27,2 gam.

-Mệnh giá 60 đồng thì mặt sau có chữ "chuẩn lục thập văn", đường kính 46 mm,nặng 38,2 gam.

Tiền mang niên hiệu của vua Kiến Phúc được đúc nhiều đợt từ năm 1884 và ở nhiều nơi vì vậy mỗi loạt khác nhau một chút Nhìn chung, tiền có đường kính 23 mm Mặt trước có bốn chữ Kiến Phúc thông bảo, mặt sau để trống Thời này, quân Pháp đang đánh chiếm Việt Nam, triều chính cũng mất ổn định, ngôi vua thay đổi mấy lần nên sự quan tâm tới kinh tế không nhiều, tiền được đúc với số lượng ít Khảo cổ học chỉ phát hiện được ít tiền này Tiền đúc ra chỉ để khẳng định niên hiệu của vua mới chứ tác dụng cho lưu thông không nhiều vì số lượng quá ít.

Tiền này chính thức chỉ đúc với số lượng rất ít, nhưng tiền Hàm Nghi thông bảo giả rất nhiều Theo Đỗ Văn Ninh thì có cả tiền Hàm Nghi thông bảo đúc giả thời chiến tranh Việt Nam mà lính Mỹ tưởng là tiền cổ thật nên mua mang về sưu tập Hàm Nghit hông bảo thật có đường kính 23 mm, mặt trước có bốn chữ Hàm Nghi thông bảo đọc chéo, mặt sau có hai chữ "Lục văn"

Tiền được đúc với số lượng ít Năm 1886, triều đình cho đúc một loạt có đường kính

26 mm Năm 1887 cho đúc một loạt nữa có đường kính 23 mm Cả hai loạt ở mặttrước đều có chữ Đồng Khánh thông bảo, mặt sau để trống.

Tiền kim loại được đúc vào các năm 1889-1890 với số lượng ít Mặt trước có bốnchữ Thành Thái thông bảo đọc chéo Mặt sau để trống Đường kính tiền khoảng23 mm.Năm 1893-1890, triều đình lại cho đúc tiền Thái Bình thông bảo mới mà mặt saucó chữ thập văn Tiền này đường kính chừng 26mm

Tiền này có hai loạt, một loạt có đường kính chừng 26 mm đúc ở Thanh Hóa, mộtloạt khác nhỏ hơn Loạt lớn thì mặt sau có chữ "Thập văn", loạt nhỏ thì mặt sau đểtrống Mặt trước cả hai loạt đều có chữ Duy Tân thông bảo đọc chéo.l

Tiền này có bốn loạt đúc ở bốn nơi là Huế, Hải Phòng, Hà Nội và Pháp Loại đúc ởHuế lưu thông ở Trung Kỳ, loạt đúc ở Hà Nội và Hải Phòng thì để lưu thông ở BắcKỳ Cả ba loạt này đều bằng kẽm Riêng loạt đúc ở Pháp thì bằng đồng và chỉ để lưuthông ở Nam Kỳ.

Tiền bằng đồng nhưng không đúc mà dập lá đồng bằng máy Kích thước tiền nhỏvà mỏng Người dân không coi trọng giá trị tiền này.

Dựa vào trọng lượng, tiền đồng nhà Nguyễn chia làm hai loại lớn và nhỏ Tiền nhỏtừ 5 phân 5 li tới dưới 9 phân, còn tiền lớn từ 9 phân trở lên Thỉnh thoảng có nhữngđợt đúc thử nghiệm những đồng tiền 7 phân hay 1 đồng cân, nhưng sau đó triều đìnhthấy không thích hợp nên không đúc nữa.Tiền đồng nhà Nguyễn chia ba loại:

-Loại tiền ghi rõ tỷ giá với tiền kẽm như lục văn, thập văn, các tiền Tự Đức bảo sao Khi trị giá đồng tiền được đúc trên mặt gây những bất tiện về sau, đồng tiềnsẽ được dân chúng ưa chuộng hoặc bị loại bỏ Đây là đặc điểm chỉ bắt đầu cótrong lịch sử tiền tệ Việt Nam từ thời Tự Đức

-Tiền có ghi trọng lượng của đồng tiền như thất phân

-Tiền không ghi gì cả, nhưng dựa vào trọng lượng để xác định giá trị

Tiền kẽm là tiền cơ bản, có đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống tiền tệ nhà Nguyễn Chỉ có tiền kẽm thời Gia Long có ghi chữ "thất phân" để chỉ trọng lượng, còn các tiền kẽm đời sau không ghi gì và thường chỉ nặng khoảng 6 phân

Tiền kẽm chủ yếu đúc trong thời độc lập, gồm 4 triều vua đầu tiên là Gia Long,Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức

Tiền do triều đình đúc là quan chế tiền Tiền cấm là các đồng tiền vốn bất hợp pháp nhưng vì những lý do khác nhau vẫn được lưu hành

TIỀN THỜI KỲ PHÁP THUỘC 1954

Tiền kim loại

Tiền Đông Dương được chia thành các đơn vị piastre, cent/centime và sapèque Một piastre bằng 100 cent Một cent bằng 2 - 6 sapèque tùy theo từng giai đoạn Mặt trước của các tờ tiền giấy hoặc tiền kim loại ghi bằng tiếng Pháp Mặt sau ghi bằng chữ Hán, chữ Quốc ngữ, chữ Lào và chữ Khmer, song cũng có lúc chỉ ghi chữ Pháp.

Tiền kim loại gồm các mệnh giá: 1 piastre, 50 cent, 20 cent, 10 cent, 5 cent, 1 cent, 1/2 cent, 1/4 cent, 1/5 cent Trên đồng tiền có các ký hiệu thể hiện những quy định rất quy củ và chặt chẽ như số lượng phát hành, nơi đúc Tiền được đúc bằng đồng, bạc, niken, hợp kim ni ken - đồng, kẽm với nhiều hình dáng, kích thước, ký hiệu bảo an, họa tiết và rất đa dạng gắn liền với diễn biến lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị của mỗi thời kỳ ứng với các đợt đúc/phát hành tiền.

Trước tiên là Tiền Nam Kỳ thuộc Pháp - Cochinchine (1875 - 1885), gồm hai loại bằng đồng và bạc. Đồng Đông Dương từng là đơn vị tiền tệ chính thức được sản xuất và lưu hành tại Bán đảo Đông Dương Ảnh tư liệu Đồng tiền đầu tiên là tiền 1 cent 1875K vốn được đúc bằng đồng đỏ để phát hành tại Pháp nhưng lại được đem sang Việt Nam sử dụng Tiếp đó là hai loại tiền dành riêng cho Nam Kỳ là tiền 1 cent Bách phân chi nhất và tiền 1/5 cent Sapèque (đồng hai xu điếu).

Tiền bằng bạc giai đoạn này có 4 loại mệnh giá khác nhau: 1 piastre (quy đổi là 100 cent), 50 cent, 20 cent và 10 cent.

Tiền Đông Dương - Indochine (1885 – 1945): Từ 1885 đến 9/3/1945, BIC đưa vào lưu thông 210 mẫu đồng tiền kim loại Đông Dương Indochine, gồm 12 mệnh giá: 1 piastre, 50 cent, 20 cent, 10 cent, 5 cent, 1 cent, 1/2 cent, 1/4 cent, 1/5 cent, 1/6 cent và

1 tael, 1/2 tael dùng cho việc ngoại thương với nước khác Ngoài 210 mẫu nói trên, trước thời điểm thành lập Liên bang Đông Dương (17/10/1887), BIC đã đưa vào lưu thông 6 mẫu đồng tiền kim loại Cochinchine với 5 mệnh giá khác nhau.

Tiền bằng đồng: Từ nửa cuối 1885 - 1895, phát hành 9 mẫu đồng xu Bách phân chi nhất 1 cent Từ 1896 - 1939 phát hành 38 mẫu đồng xu Bách phân chi nhất.

Từ 1935 - 1940 phát hành 6 loại đồng xu mệnh giá 1/2 cent.

Từ 1887- 1902, tiếp tục cho phát hành tiền xu sapèque có mệnh giá 1/5 cent bằng đồng.

Tiền bằng bạc: Tiền 1 piastre: Ngày 28/12/1885, chính thức lưu hành đồng bạc piastre

Từ 1885 - 1931, cho phát hành 36 đồng kim loại bạc mệnh giá 1 piastre với nhiều trọng lượng khác nhau Tiền 50 cent: Từ 1885 - 1936, phát hành 5 mẫu đồng xu bạc mệnh giá 50 cent vào các năm 1885, 1894, 1895, 1896 và 1936 Tiền 10 cent: Từ 1885

- 1937, phát hành 36 mẫu đồng xu bạc mệnh giá 10 cent.

Tiền niken và hợp kim niken - đồng: Năm 1939, phát hành 3 loại đồng xu hợp kim niken - đồng có mệnh giá 20 cent.

Từ 1939 - 1941, cho phát hành 5 loại đồng xu mệnh giá 10 cent bằng hợp kim niken - đồng.

Từ 1923 -1939 cho phát hành 8 loại đồng xu mệnh giá 5 cent bằng hợp kim niken - đồng.

Ngoài ra, trong các năm 1943 và 1944, còn phát hành 6 loại đồng xu “ngoại thương” bằng bạc với mệnh giá 1 tael và 1/2 tael nhằm mục đích trao đổi buôn bán giữa Bắc

Kỳ với Lào, thường được dùng vào việc mua bán thuốc phiện giữa Việt Nam với Lào và Trung Quốc nên dân gian gọi là đồng xu Á phiện.

Tiền bằng kẽm, gồm có: Trong hai năm 1940 - 1941, phát hành 3 loại tiền xu bằng kẽm với mệnh giá 1 cent.

Trong hai năm 1939 - 1940, phát hành 2 loại tiền xu mệnh giá 1/2 cent bằng kẽm.

Từ 1942 - 1944, phát hành 3 loại đồng xu kẽm, mệnh giá 1/4 cent.

Từ 1902 - 1905, phát hành 1 loại đồng xu mệnh giá 1/6 cent bằng kẽm.

Tiền bằng nhôm

Năm 1943, phát hành loại đồng xu bằng nhôm mệnh giá 1 cent, 5 cent.

Tiền Đông Dương từ 1945 - 1954: Sau khi Pháp tái chiếm Sài Gòn, BIC khôi phục hoạt động ở Nam kỳ, tiếp tục phát hành tiền tệ trong vùng chiếm đóng Trong thời gian này Cục Quản lý tiền tệ của Pháp và BIC đồng thời phát hành tiền kim loại và tiền giấy ở Đông Dương Tiền kim loại gồm các mệnh giá 1 piastre và 50 cent bằng hợp kim niken - đồng; 20 cent, 10 cent và 5 cent bằng nhôm.

Tiền 1 piastre bằng hợp kim nike – đồng phát hành trong các năm 1946 và 1947 Tiền

20 cent bằng nhôm phát hành năm 1945 Tiền 10 cent bằng nhôm phát hành năm 1945. Tiền 5 cent bằng nhôm phát hành năm 1946. Đồng bạc Đông Dương đã góp phần thúc đẩy phát triển nền tài chính/tiền tệ và giao thương của kinh tế Việt Nam thời thuộc Pháp Mặt khác, nhìn từ hôm nay, có thể thấy nó còn lưu giữ nhiều trầm tích lịch sử, văn hóa gần một thế kỷ của Việt Nam và các nước Đông Dương thời Pháp thuộc.

Ngoài ra, sau khi công nhận quyền độc lập của Việt Nam, Lào và Campuchia trong khuôn khổ Liên bang Đông Dương và khối Liên hiệp Pháp (8/3/1949), Pháp ngưng phát hành tiền Đông Dương và thay vào đó là các loại tiền do Viện phát hành ba quốc gia liên kết và chính quyền Bảo Đại phát hành Đến năm 1951, Pháp tuyên bố các nước Đông Dương có quyền phát hành tiền tệ riêng Tiền liên minh Đông Dương do chính phủ Bảo Đại phát hành gồm 01 bộ tiền kim loại bằng nhôm và 2 bộ tiền giấy.

Tiền giấy Đông Dương

Sau khi thành lập chi nhánh Sài Gòn, BIC phát hành tiền giấy cùng với tiền kim loại

Từ 1875 – 1955 có 6 giai đoạn phát hành tiền giấy Đông Dương Mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều kỳ; Trong mỗi kỳ có thể có nhiều đợt Tiền giấy được in ở nhiều nơi, có nhiều mệnh giá, kích thước, màu sắc và họa tiết, chữ ký khác nhau Đáng chú ý là hình minh họa có rất nhiều hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

Tiền giấy phát hành giai đoạn 1875 - 1923 gồm 6 kỳ phát hành sau, gồm nhiều mệnh giá: 1 piastres, 5 piastre, 20 piastres, 100 piastre; 10 cent, 20 cent và 50 cent.

Tiền giấy trong giai đoạn 1923 - 1939 phát hành trong 4 đợt, gồm 8 loại mệnh giá là 1 piastre (có 2 loại), 5 piastre (có 2 loại), 20 piastre (có 2 loại) 100 piastre (có 1 loại) và

Tiền giấy phát hành giai đoạn 1940 - 1944 đã có thay đổi khi BIC được phát hành những loại tiền hào mệnh giá nhỏ (1 hào bằng 10 xu), gồm 3 kỳ phát hành, có các mệnh giá: 5 cent, 10 cent, 20 cent, 50 cent.

Tiền giấy phát hành giai đoạn 1942 - 1951 chủ yếu để phục vụ bộ máy của quân đội Nhật lúc này đã tràn vào Đông Dương, gồm các mệnh giá: 1 piastres (một đồng vàng),

5 piastre (năm đồng vàng), 20 piastre (hai chục đồng vàng), 100 piastres (một trăm đồng vàng) do họa sĩ Việt Nam vẽ và in tại Hà Nội.

Tiền giấy giai đoạn 1947 - 1954, do Cục Quản lý tiền tệ Pháp và BIC phát hành, gồm 2 kỳ phát hành, các loại mệnh giá khác nhau từ 1 piastre, 20 piastre, 100 piastre, 500 piastre; 1 piastre (giấy một đồng vàng), 50 piastre (năm chục đồng vàng) và 100 piastre (một trăm đồng vàng).

Tiền giấy trong giai đoạn 1952 - 1955 do chính quyền Bảo Đại phát hành và được dùng trong Liên minh Đông Dương gồm các mẫu tiền giấy 1, 5, 10, 100, 200 đồng. Đồng bạc Đông Dương đã góp phần thúc đẩy phát triển nền tài chính/tiền tệ và giao thương của kinh tế Việt Nam thời thuộc Pháp Mặt khác, nhìn từ hôm nay, có thể thấy nó còn lưu giữ nhiều trầm tích lịch sử, văn hóa gần một thế kỷ của Việt Nam và các nước Đông Dương thời Pháp thuộc.

IV TIỀN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (1976- 2023)

Tháng 4/1976, cuộc tổng tuyển cử tiến hành trên phạp vi cả nước đã bầu ra Quốc Hội nước Việt Nam thống nhất Từ ngày 24/6-03/7/1976, Quốc Hội nước Việt Nam thống nhất đã họp và ra quyết định đổi tên nước thành Cộng Hòa

Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Từ tháng 7/1976 hệ thống ngân hang hai miền nam bắt đã được hợp nhất thành hệ thống Ngân Hàng Nhà nước của nước Việt Nam thống nhất, nhưng mỗi miền vẫn tạm thời lưu hành đồng tiền riêng, miền Bắc sử dụng loại tiền phát hành năm 1959, miền Nam sử dụng loại tiền phát hành năm 1975 Trên mỗi miền có một mức giá cả, một phương tiện trao đổi và hach toán riêng Điều đó đã gây những khó khan, phức tạp cho việc quản lý, kế hoạch hóa nên kinh tế và quản lý tài chính thống nhất, đặc biệt là khó khăn cho công tác quản lý kế hoạch hóa và điều hòa lưu thông tiền tệ.

Ngày 25/4/1978, Quốc Hội và Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định phát hành tiền Ngân Hàng mới và thu đổi tiền Ngân hang có cả miền Bắc và miền Nam, thực hiện thống nhất tiền tệ trong toàn quốc.

Ngày 02/5/1978, việc phát hành tiền mới, thu hồi tiền cũ trên toàn lãnh thổ Việt Nam đã được triễn trai theo quy định: 1 đồng tiền ngân hang mới bằng 1 đồng tiền ngân hang ở miền Bắc và bằng 0,8 đồng tiền ngân hang ở miền Nam.

Kể từ thời điểm đó đến nay, Ngân hang Nhà nước Việt Nam đã được thực hiện một số đợt phát hành, thu đổi tiền tệ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tiền tệ, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Bộ tiền phát hành năm 1978 là bộ tiền đầu tiên Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam phát hành trong phạm vi cả nước, mở ra một trang mới cho lịch sử tiền tệ Việt Nam Bộ tiền bao gồm cả tiền kim loại và tiền giấy. a Bộ tiền kim loại Được làm bằng chất liệu nhôm, gồm các mệnh giá 1 hào, 2 hào, 5 hào và 1 đồng Các đồng tiền đều hình tròn không có lỗ, cạnh trơn Mặt trước dập nổi hình Quốc huy Việt Nam mặt sau dập nổi dòng chữ “NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM” mệnh giá tiền in chính giữa, phía dưới là năm đúc “1976”. b Bộ tiền giấy

Bộ tiền phát hành gồm các tờ tiền mệnh giá:5 hào, 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng và 50 đồng Các tờ tiền có đặc điểm chung là : Mặt trước đều in hình ảnh Quốc huy, dòng chữ “ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM” mệnh giá bằng chữ và số; mặt sau in số “1976”, mệnh giá bằng chữ và số.

Tiền giấy 5 hào: Kích thước 108x54mm, màu xanh ghi Mặt trước in mệnh giá

“NĂM HÀO” và số “5” Mặt sau in hình ảnh phong cảnh kênh rạch miền Nam.

Tiền giấy 1 đồng: Kích thước 116x58mm, màu cam đỏ Mặt trước in mệnh giá

“MỘT ĐỒNG” và số “1” Mặt sau in hình ảnh nhà máy gang thép thái nguyên.

Tiền giấy 5 đồng: kích thước 124x61mm Màu xanh đậm và nhạt nền hồng cho cả hai mặt Mặt trước in mệnh giá “NĂM ĐỒNG” và số “5” Mặt sau in hình ảnh bến cảng Sài Gòn.

Tiền giấy 10 đồng: Kích thước 162x75mm Màu xanh dương, hồng, xanh lá mạ cho cả hai mặt Mặt trước in mệnh giá “MƯỜI ĐỒNG” và số “10” Mặt sau in hình ảnh Voi kéo gỗ.

Tiền giấy 20 đồng: kích thước 151x70mm Màu xanh dương, hồng, xanh lá mạ cho cả hai mặt Mặt trước in hình chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh ở bên phải và mệnh giá “HAI MƯƠI ĐỒNG” và số “20” Mặt sau in hình ảnh máy cày ruộng bên đập nước.

Tiền Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (1976-2023)

- Mặt trước: hình Quốc huy

- Mặt sau: dòng chữ “NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”, số mệnh giá

200 đồng, chi tiết hoa văn dân tộc.

6 Tiền xu mệnh giá nhỏ, chất lượng kém ngại sử dụng

Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, thông thường giá thành đồng tiền kim loại cao hơn 2-3 lần so với giá thành đồng tiền giấy cotton cùng mệnh giá Tiền kim loại có tuổi thọ khoảng từ 15 đến 30 năm, tùy theo vật liệu dùng để đúc tiền, trong khi tuổi thọ của tiền giấy khoảng 1-2 năm.

Tiền kim loại sẽ tạo thuận lợi cho việc ứng dụng các thiết bị bán hàng tự động Đồng thời, việc sử dụng tiền kim loại sẽ giảm thiểu được những độc hại đối với người sử dụng và bảo quản tiền.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, sau 8 năm phát hành, tiền xu dần vắng bóng trong lưu thông.

Tốc độ trượt giá của VND khiến một số mệnh giá của loại tiền xu ít được sử dụng Mặt khác, chất lượng của tiền xu cũng nhanh chóng bị xuống cấp, xỉn màu… gây khó khăn trong việc cất trữ Thêm vào đó là tâm lý ngại sử dụng tiền xu của một bộ phận người Việt Nam vì rất dễ bị rơi, mất trong quá trình sử dụng.

Tháng 4/2011, Ngân hàng Nhà nước ngừng phát hành tiền xu Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của Ngân hàng Nhà nước về việc dừng in đúc, phát hành tiền xu mới.

ĐẶC ĐIỂM NHỮNG LẦN ĐỔI TIỀN CỦA VIỆT NAM TỪ SAU NGÀY GIẢI PHÓNG (1975) ĐẾN NAY NHỮNG CÁCH THỨC PHÂN BIỆT TIỀN THẬT GIẢ

Lần thứ nhất: Ngày 15/5/1947, Chính phủ ra sắc lệnh 48/ SL cho phép lưu hành trong cả nước giấy bạc 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng, 500 đồng Đồng thời nhà nước thực hiê ®n thu đổi đồng bạc Đông Dương, tỷ lệ 1 đồng Viê ®t Nam lấy 1 đồng bạc Đông Dương.

Lần thứ hai: Ngày 6/ 5/1951, tại sắc lệnh số 15/ SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký chuẩn y việc thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt nam (NHQG VN) (để thay thế “Nha ngân khố quốc gia” và “Nha tín dụng sản xuất” trực thuộc Bộ Tài Chính đã thành lập trước đó trên cơ sở “Việt nam quốc gia Ngân hàng” thuộc Bộ Tài chính được thiết lập theo sắc lệnh số 86/SL ngày 17/9/1947 của Chủ tịch Chính phủ dân chủ cộng hoà Việt nam) Đổi 10 đồng tiền Tài chính ăn 1 đồng tiền NHQG - Một cuộc đổi tiền diễn ra tới

20 tháng, dài nhất trong lịch sử đổi tiền của NHVN.

Lần thứ ba:2/1959- 10/1960: Cuộc đổi tiền lần này được đánh giá là “ngoạn mục” nhất trong lịch sử tiền tệ Việt Nam Vì tiền NHQG đầu tiên được in ra năm 1951 là để đổi đồng Tài chính trước đó nên hầu hết những người có tiền đổi là thuộc khu vực công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước nên đến tháng 2 năm 1959 Chính Phủ quyết định phân phối lại thu nhập và đã đổi tiền lần thứ 2 với tỷ lệ 01 đồng NHQG mới ăn

Ngày đăng: 16/05/2024, 16:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN CễNG, NHIỆM VỤ CỦA NHểM 1 - đề án học phần tài chính tiền tệ đề án lịch sử tiền tệ việt nam
1 (Trang 3)
w