1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích sự đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa tại tp hồ chí minh và các tỉnh phía nam trong thời gian giãn cách

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích sự đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa tại Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam trong thời gian giãn cách
Tác giả Nguyễn Hải Hưng, Nguyễn Bá Đắc, Đặng Trung Dũng, Phan Tấn Nhất Khâm, Vũ Xuân Cường
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Minh Hằng
Trường học Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Nhập môn quản trị chuỗi cung ứng
Thể loại báo cáo đồ án
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,71 MB

Nội dung

Từ đó làm gián đoạn chuỗi cung ứng củaTP.HCM và các tỉnh miền Nam, gây ra sự thiệt hại đáng kể đến nền kinhtế cả nước- Bên cạnh việc ảnh hưởng đến nền kinh tế cả nước, việc đứt gãy chuỗi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN

Trang 2

TP Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Minh Hằng Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Hải Hưng 18520800

Nguyễn Bá Đắc 18520552

Đặng Trung Dũng 18520628

Phan Tấn Nhất Khâm 18520879

Vũ Xuân Cường 18520549

BÁO CÁO ĐỒ ÁN NHẬP MÔN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

ĐỀ TÀI Phân tích sự đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa tại Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam trong thời gian giãn cách

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy cô giảng viên Trường Đại học Công nghệ thông tin - Đại học Quốc gia TP.HCM và quý thầy cô khoa Hệ thống Thông tin đã giúp cho nhóm chúng em có những kiến thức cơ bản làm nền tảng để thực hiện đề tài này Đặc biệt, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo - ThS Nguyễn Minh Hằng, người đã hướng dẫn cho chúng em trong suốt thời gian làm đề tài Cô đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, sửa chữa và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp nhóm chúng em hoàn thánh tốt báo cáo của mình Một lần nữa em chân thành cảm ơn

và chúc thầy dồi dào sức khỏe

Trong thời gian một học kỳ thực hiện đề tài, nhóm chúng em đã vận dụng những kiến thức nền tảng đã tích lũy đồng thời kết hợp với việc học hỏi và nghiên cứu những kiến thức mới từ thầy cô, bạn bè cũng như nhiều nguồn tài liệu tham khảo Từ đó nhóm chúng em đã vận dụng những gì thu thập được để hoàn thành một báo cáo đồ án tốt nhất Tuy nhiên, vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô nhằm hoàn thiện những kiến thức của mình để nhóm chúng em có thể dùng làm hành trang thực hiện tiếp các đề tài khác trong tương lai cũng như là trong việc học tập và làm việc sau này

Một lần nữa xin gửi đến thầy cô, bạn bè lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất!

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021 Nhóm sinh viên thực hiện

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 5

MỤC LỤC

1.2 Giới thiệu chung về các chuỗi cung ứng chính ở TP.HCM và các tỉnh

Trang 6

1 Giới thiệu chung

1.1 Lý do chọn đề tài:

- Trong thời gian dịch covid vừa qua, TP.HCM nói riêng và các tỉnh miền Nam nói chung đã phải chịu ảnh hưởng không hề nhẹ đến việc sản xuất

và cung ứng sản phẩm Từ đó làm gián đoạn chuỗi cung ứng của TP.HCM và các tỉnh miền Nam, gây ra sự thiệt hại đáng kể đến nền kinh

tế cả nước

- Bên cạnh việc ảnh hưởng đến nền kinh tế cả nước, việc đứt gãy chuỗi cung ứng của TP.HCM và các tỉnh miền Nam còn ảnh hưởng nặng đến nguồn cung ứng đến toàn thế giới Đặc biệt là TP.HCM, tại đây rất nhiều nhà máy bị dán đoạn, hạn chế trong sản xuất, các cảng giao thương bị đình trệ khiến việc vận chuyển hàng hóa không thông suất Ngoài ra còn

là sự tăng giá và khan hiếm của nhiều mặt hàng

1.2 Giới thiệu chung về các chuỗi cung ứng chính ở TP.HCM và các tỉnh miền nam

- Nhu yếu phẩm:

+ Thực phẩm: rau củ quả, các loại thịt (heo, cá, gà, ), các loại thực phẩm từ sữa, …

+ Dược phẩm: các loại thuốc (hạ sốt, giảm đau, kháng sinh, ), vắc xin, các loại đồ bảo hộ y tế

- Các loại linh kiện điện tử, máy móc: miền Nam đặc biệt là TP.HCM là nơi tập trung của nhiều nhà máy sản xuất linh kiện điện tử Vì dịch covid nên các nguồn cung cấp về các thiết bị y tế lại càng thiếu hụt

- Dịch vụ giao thông vận tải: các loại hình giao thông vận tải như máy bay, tàu thủy, tàu hỏa, đường bộ, các loại hình giao thông công cộng

- Nguồn lao động: nguồn lao động đa dạng từ nguồn lao động cấp thấp như công nhân, nông dân, cho đến các nguồn lao động trí thức như: giáo viên, bác sĩ, kỹ sư,

2 Phân tích sự đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa

2.1 Phân tích số liệu

Trang 7

2.1.1 So sánh số liệu để chứng minh có sự đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa

Bảng 1: So sánh lượng hàng hóa qua các chợ đầu mối trước, trong và dự báo sau dịch

Trước thời điểm dịch

(03/02/2021)

Hàng hóa đổ về các chợ đầu mối

ở TP.HCM tăng đột biến

- Tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức lưu lượng hàng hóa đổ về khá nhiều trung bình có khoảng 3.500 tấn hàng hóa đổ về đây mỗi đêm Hàng hóa đổ về đây chủ yếu là rau củ quả và trái cây, hàng hóa loại này giá tăng nhẹ khoảng 10%-20% so với ngày thường

- Tại Chợ đầu mối Bình Điền, khu Nam Sài Gòn, lượng hàng hóa tăng đột biến biến từ 3.600 - 4.000 tấn/đêm Riêng mặt hàng thịt heo tăng gấp đôi so với ngày thường

- Tại chợ Hóc Môn trung bình mỗi đêm, chợ phân phối cho khoảng 4.000-5.000 con heo

Theo Sở Công Thương TP HCM, mỗi đêm, tổng lượng hàng về 3 chợ (Hóc Môn, Bình Điền, Thủ Đức) khoảng 6.000-8.000 tấn, có thời điểm tăng lên 9.000 tấn Trong thời điểm dịch

(28/06/2021) Thông tin từ Sở Công thương TPHCM cho biết, lượng hàng về 3

chợ đầu mối Bình Điền, Hóc Môn, Thủ Đức ngày 27/6 đạt hơn 6.555 tấn, giảm 2,4% so với ngày trước đó, trong đó nhóm mặt hàng thịt gia súc, gia cầm đạt 422 tấn, rau củ quả đạt hơn 5.522 tấn.Theo đại diện chợ đầu mối Hóc Môn,

Trang 8

trong ngày cuối trước khi dừng hoạt động, số lượng hàng hoá nhập về chợ giảm còn 1.500 tấn, trong đó rau, củ, quả gần 1.200 tấn, trái cây hơn 500 tấn và thịt heo gần 300 tấn

Ngày 7/7, lượng heo nhập về chợ đầu mối Hóc Môn khoảng 2.900 con giảm gần một nửa so với ngày 3/2

Dự báo sau dịch Từ ngày 20-10, 50% sạp hàng tại

chợ đầu mối Hóc Môn được hoạt động trở lại và giai đoạn 2 từ ngày 11-11 căn cứ tình hình dịch bệnh để đưa toàn bộ hoạt động của chợ trở lại bình thường

Từ ngày 1-11, chợ Bình Điền dự kiến hoạt động trở lại với 30% sạp hàng

Dự báo trong thời điểm dịch bệnh đang dần được kiểm soát, trong tháng 11 tới lượng hàng hóa đổ về TP.HCM sẽ tăng đột biến để cung cấp đầy đủ cho người dân thành phố, cùng với đó là sự trở lại của các chợ đầu mối sẽ giúp các thương nhân thuận lợi trong việc lưu chuyển hàng hóa

2.1.2 Tình hình xuất nhập khẩu

❖ Thời điểm 02/07/2021

- Theo số liệu của Cục Thống kê TPHCM, trong 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu của TPHCM tăng 5,1% và nhập khẩu tăng 26% so với cùng kỳ năm 2020 Trong 6 tháng đầu năm nay, TPHCM nhập siêu 4,53 tỷ USD

- Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp thành phố tại các cửa khẩu trên cả nước đạt 21,9 tỷ USD

- Do ảnh hưởng của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 (bắt đầu từ cuối tháng 4), kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp thành phố tại các cửa khẩu trên cả nước trong tháng 6 giảm tới 29,7% so với tháng 5 và chỉ đạt gần 2,73 tỷ USD Tính chung nửa đầu năm 2021, TPHCM có 5 nhóm

Trang 9

hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 75% tổng kim ngạch xuất khẩu Đứng đầu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 7,7 tỷ USD, giảm 7,1% so với cùng kỳ năm trước; kế đến là nhóm hàng hóa khác đạt 3,6 tỷ USD, tăng 154,2%; thứ 3 là hàng dệt may đạt 1,6 tỷ USD, chiếm 8,1%, giảm 23,5%

- Về nhập khẩu, trong tháng 6, kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp thành phố tại các cửa khẩu trên cả nước đạt 4,63 tỷ USD, giảm 13,1% so với tháng 5/2021 Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp thành phố tại các cửa khẩu trên cả nước đạt 30,12 tỷ USD, tăng 26% so cùng kỳ năm trước

- Về nhóm doanh nghiệp, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn được xem là động lực chính trong tăng trưởng xuất, nhập khẩu của thành phố nửa đầu năm 2021 với kim ngạch xuất khẩu tăng 6,2% và nhập khẩu tăng 12,2% so cùng kỳ

❖ Thời điểm 04/10/2021

- Theo số liệu của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, trong 9 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của thành phố tăng 9,7% so cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu giảm 3,4% và nhập khẩu tăng 21,3%

- Khu vực ngoài nhà nước vẫn là động lực chính trong tăng trưởng xuất, nhập khẩu của thành phố với kim ngạch xuất khẩu tăng 3,5% và nhập khẩu tăng 39,7% so cùng kỳ

- Về xuất khẩu, trong tháng 9/2021, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp thành phố tại các cửa khẩu trên cả nước ước đạt 2,37

tỷ USD, giảm 5,7% so tháng trước; trong đó, khu vực kinh tế nhà nước đạt 93,4 triệu USD, giảm 4,9%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt 816,3 triệu USD, tăng 13,7%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1,25 tỷ USD, giảm 14,9%

- /Trong khi đó, ước tính kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp thành phố tại các cửa khẩu trên cả nước trong tháng Chín đạt hơn 4,1 tỷ USD, giảm 8% so với tháng trước Tuy nhiên, lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng

Trang 10

kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp thành phố tại các cửa khẩu trên cả nước đạt 44,3 tỷ USD, tăng 21,3% so cùng kỳ năm 2020; trong đó, nhập khẩu của khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt 19,1 tỷ USD, tăng 39,7%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 18,8 tỷ USD, tăng 12,2%

2.2 Hướng giải quyết

2.2.1 Hướng giải quyết đã được triển khai

- Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trên cả nước, sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, hiệp hội, đơn vị có liên quan nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc duy trì sản xuất và lưu thông, vận chuyển hàng hóa, bảo đảm cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân đã được triển khai thực hiện có hiệu quả; góp phần chống đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa phục vụ nhu cầu nhân dân trong những đợt giãn cách do đại dịch Covid-19:

● Ngắn hạn

+ Tất yếu nhất để giải quyết là Vaccine

+ Đảm bảo nguồn cung hàng hoá thiết yếu: Đề nghị địa phương doanh nghiệp tăng cường dự trữ, đảm bảo cung ứng hàng hoá, dịch vụ thiết yếu Duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh trong điều kiện phòng chống dịch Covid-19 Kết nối cung cầu hàng hóa thiết yếu trong và ngoài các địa phương phía Nam, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân trong vùng dịch Các doanh nghiệp thực hiện 3 tại chỗ

+ Bình ổn thị trường về giá cả và đảm bảo lưu thông hàng hoá: Tạo điều kiện thuận lợi trong vận chuyển, lưu thông hàng hóa; Thực hiện công tác điều tiết, cung ứng hàng hóa thiết yếu thông suốt tại các tỉnh, thành phố có dịch, giữa các tỉnh, thành phố có dịch với các địa phương khác;

+ Hỗ trợ sản xuất và xuất nhập khẩu, tăng cường quản lý thị trường: Phối hợp cùng lực lượng chức năng tại các địa phương đảm bảo

Trang 11

lưu thông hàng hóa, chống hiện tượng găm hàng, tăng giá, ép giá, bán hàng kém chất lượng

+ Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong cung ứng hàng hóa thiết yếu tại các tỉnh; Tham mưu, đề xuất hướng xử lý

để báo cáo Ban Chỉ đạo cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phía Nam

+ Đổi mới cách thức tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu Bộ đã tổ chức các hội nghị kết nối trực tuyến, phương thức kết nối tiêu thụ, xuất khẩu hàng hóa, nông sản, đồng thời theo dõi sát diễn biến nhập siêu để có biện pháp ứng phó phù hợp: Gửi các sàn thương mại điện tử lớn đề nghị tăng cường hỗ trợ chuẩn bị nguồn nagf, xây dựng các chương trình bán hàng thiết yếu; gửi Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội

và các tỉnh/thành phố thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Chính phủ về việc duy trì phương thức giao nhận thương mại điện tử và nghiên cứu tổ chức Điểm tập kết giao nhận hàng hóa thương mại điện tử

+ Nhiều địa phương đã phối hợp với các doanh nghiệp phân phối, Vnpost, Viettel Post, các đơn vị có liên quan khác để triển khai các hoạt động như bán hàng trên xe lưu động, bán hàng theo combo, không tiếp xúc; đưa chợ ra chỗ thoáng ( tận dụng các sân trường làm nơi bán hàng lưu động…); chương trình đưa hàng thiết yếu lên chợ điện tử, mô hình “siêu thị mini 0 đồng”, mô hình

“siêu thị di động kiểu mới”; Tổ đi chợ hộ…

+ “Phổ cập tiêm chủng": Cho phép “người chuyên chở hàng hóa” (shippers) được phép hoạt động nếu đáp ứng được các điều kiện

về phòng, chống dịch Covid-19, Chỉ đạo ngành y tế địa phương

và các cơ quan liên quan ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho nhóm đối tượng là: người lao động tại các cơ sở thuộc chuỗi cung ứng các mặt hàng thiết yếu thuộc lực lượng tuyến đầu trong thúc đẩy, phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội (lương

Trang 12

thực, thực phẩm, xăng dầu, dược phẩm, hàng hóa chống dịch…); người lao động trong các ngành vận tải và logistics, đặc biệt là lái

xe, phụ xe vận tải, liên tỉnh, đội ngũ lao động tại các cảng biển, cửa khẩu… nhằm đảm bảo dòng lưu thông hàng hóa được thông suốt, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng hàng phục vụ sản xuất + Mở “luồng xanh" giúp tháo gỡ khó khăn giữ các điểm sản xuất tới với người tiêu dùng đảm bảo lưu thông Tạo thuận lợi, hỗ trợ trong việc miễn, giảm thủ tục cấp QR code, giấy phép đi đường…

● Trung hạn:

+ Chính sách tài khóa cần tập trung ngân sách có trọng điểm cho các hoạt động tái đầu tư, sản xuất kinh doanh, nhất là các ngành thâm dụng lao động Hoãn các hoạt động đầu tư dàn trải, không sinh lợi Thiết kế chính sách hỗ trợ riêng cho DN thực hiện cơ cấu lại nợ (khoanh nợ, giãn nợ, miễn giảm lãi vay)

+ Tiếp tục cho vay mới với lãi suất ưu đãi cho người dân, DN để phục hồi sản xuất, kinh doanh thuộc diện chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Triển khai chính sách ưu đãi với các DN logistics, các ngành công nghiệp hỗ trợ và sản xuất thành phẩm, để kịp thời hỗ trợ các dịch vụ hậu cần, lưu thông, kho bãi, lưu trữ

+ Giảm thuế, miễn thuế VAT, thuế thu nhập DN một cách hợp lý đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh Giảm thuế, miễn thuế thu nhập cá nhân đối với những nhóm người lao động có thu nhập chịu thuế ở các ngưỡng thấp để phục hồi cầu tiêu dùng

● Dài hạn:

+ Chăm lo phúc lợi và an sinh xã hội cho công nhân và người lao động ở các khu công nghiệp

+ Phát triển đa cực vành đai công nghiệp thông qua cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông nội vùng

+ Đầu tư cho hoạt động R&D và thay đổi công nghệ cho các ngành công nghiệp

Trang 13

2.2.2 Đề xuất hướng giải quyết

- Qua thời gian đỉnh điểm của covid thì có thế nhìn thấy các hoạt động không chạm, không giấy tờ đã trở nên rất cấp bách và cần thiết cho các cá nhân nhân dân và cả nhà nước Dù có áp dụng công nghệ để giải quyết vẫn là mang tính chắp vá, bổ sung vì quá đột ngột nên lợi ích và hiệu quả vẫn chưa phải là tối ưu nhất Do đó nhà nước cần thúc đẩy mạnh hơn nữa và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp logistics nói riêng và công nghệ nói chung để phát triển thật nhanh và ứng dụng hiệu quả nhất khi xảy ra những yếu tố bất ngờ như vậy

- Đồng thời với sự phát triển của công nghệ thì blockchain là một giải pháp cho các hoạt động giấy tờ của cơ quan nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền sẽ triển khai các hoạt động “không chạm” mà vẫn đảm bảo tính vẹn toàn và minh bạch của thông tin nên cần phát triển và triển khai lĩnh vực này nhiều hơn nữa

- Theo đó mỗi người dân đều phải có tối thiểu một thiết bị công nghệ để thích ứng nhanh hơn nữa Vì một xã hội tiên tiến thì nhà nước nên có các kế hoạch phủ khắp công nghệ cho mọi người dân hơn nữa

=> Những yếu tố trên nghe có vẽ không liên quan đến việc giải quyết chuỗi cung ứng bị đứt gãy nhưng nó là một biện pháp để giúp các hướng giải quyết chuỗi cung ứng bị đứt gãy trở lại bình thường một cách nhanh hơn Vì các hướng giải quyết đã được nhà nước triển khai khá tốt về mọi mặt nhưng chưa áp dụng hầu hết là công nghệ

2.3 Hậu quả của việc đứt gãy chuỗi cung ứng ở thành phố Hồ Chí Minh

- Đối với doanh nghiệp:

Kể từ khi bùng phát COVID-19 lần thứ tư buộc phải giãn cách ở thành phố Hồ Chí Minh, nền kinh tế có nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng cung ứng và suy giảm kinh tế Đặc biệt là những vấn đề đứt gãy nguồn lao động do giãn cách, nguồn nguyên vật liệu khi phí tăng cao và tình trạng ngăn cấm di chuyển giữa các khu vực, các địa phương

Các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh gồm: Nông nghiệp suy giảm 2%, trong đó phía Nam giảm hơn 5,6%, chăn nuôi giảm 3,8% Thủy sản riêng tháng 8 giảm 7,4% kéo tình hình chung còn tăng 5,6% Đáng chú ý, công nghiệp tháng 8 giảm

Ngày đăng: 16/05/2024, 16:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w