1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tên tiểu luận so sánh biện pháp phòng và chống đối với động vật cảm thụ

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề So sánh biện pháp phòng và chống đối với động vật cảm thụ
Tác giả Phạm Thị Hảo
Người hướng dẫn TS. Cao Văn Hồng
Trường học Trường Đại học Tây Nguyên
Chuyên ngành Chăn nuôi - thú y
Thể loại Tiểu luận học phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đắk Lắk
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2,12 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊNKHOA CHĂN NUÔI-THÚ YTIỂU LUẬN HỌC PHẦN BỆNH TRUYỀN NHIỄM ĐỘNG VẬT 1TÊN TIỂU LUẬNSO SÁNH BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ CHỐNG ĐỐI VỚI ĐỘNG VẬT CẢM THỤSINH VIÊN: PHẠM THỊ HẢOM

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA CHĂN NUÔI-THÚ Y

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN

BỆNH TRUYỀN NHIỄM ĐỘNG VẬT 1

TÊN TIỂU LUẬN

SO SÁNH BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ CHỐNG ĐỐI VỚI ĐỘNG VẬT CẢM THỤ

SINH VIÊN: PHẠM THỊ HẢO

MÃ SỐ SINH VIÊN: 21305309

LỚP: THÚ Y K21A

NIÊN KHÓA: 2021-2026

Đắk Lắk, Tháng 2 Năm 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA CHĂN NUÔI-THÚ Y

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN

BỆNH TRUYỀN NHIỄM ĐỘNG VẬT 1

TÊN TIỂU LUẬN

CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM

SINH VIÊN: PHẠM THỊ HẢO

MÃ SỐ SINH VIÊN: 21305309

LỚP: THÚ Y K21A

Người hướng dẫn: TS Cao Văn Hồng

Đắk Lắk, Tháng 2 Năm 2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập nay em đã hoàn thành bài tiểu luận với tên là “So sánh biện pháp phòng và chống đối với động vật cảm thụ”

Qua thời gian thực hiện tiểu luận đã giúp chúng em rèn luyện khả năng làm việc độc

lập, học cách tiếp cận với những vấn đề mới Có được kết quả này lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GV.TS.Cao Văn Hồng - Giảng viên khoa CNTY - giáo viên hướng dẫn em trong quá trình học tập đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm tiểu luận, cung cấp tài liệu và truyền đạt nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu giúp em hoàn thành tiểu luận

Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình dạy dỗ của các thầy cô trong khoa CNTY trường Đại học Tây Nguyên

Do kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình thực hiện tiểu luận, em đã gặp không

ít những khó khăn, do vậy mà tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn

Em xin trân thành cảm ơn!

1

Trang 4

Mục Lục

I Nguyên tắc chung của công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm 1

1 Đối sách với động vật thụ cảm 3

1.1 Làm tăng miễn dịch quần thể 3

a Vệ sinh phòng bệnh 3

b Cải tiến kỹ thuật chăn nuôi 4

c Tiêm phòng 4

1.2 Vacxin và tiêm vacxin phòng bệnh truyền nhiễm 8

a Các loại vacxin 8

b Nguyên tắc chung dùng vacxin 10

c Phản ứng sau khi tiêm vacxin 11

d Kế hoạch tiêm phòng vacxin 12

e Tổ chức tiêm phòng 13

0

Trang 5

I Nguyên tắc chung của công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm

Nguyên lý công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm là vận dụng những kiến thức về ba pha của chu trình truyền lây mầm bệnh và các giai đoạn của quá trình sinh dịch vào công tác thực tiễn

Bệnh truyền nhiễm xảy ra được là do ba khâu của quá trình sinh dịch: nguồn bệnh, các nhân tố trung gian truyền bệnh và động vật cảm thụ, và sự liên hệ giữa

ba khâu đó Thiếu một trong ba khâu hoặc thiếu sự liên hệ giữa hai trong ba khâu

đó thì dịch không xảy ra được

Nguồn bệnh là khâu đầu tiên và chủ yếu, là xuất phát điểm của quá trình sinh dịch Nhân tố trung gian truyền bệnh nối liền nguồn bệnh với cơ thể cảm thụ làm cho quá trình sinh dịch thực hiện thuận lợi Động vật cảm thụ là yếu tố làm cho dịch biểu hiện ra, đồng thời nó lại biến thành nguồn bệnh làm cho quá trình sinh dịch được nhân lên, được thúc đẩy mạnh hơn

Trên cơ sở phân tích vai trò và sự liên hệ giữa các khâu trên, công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm phải nhằm thực hiện cho được việc xóa bỏ một hoặc nhiều khâu, hoặc cắt đứt sự liên hệ giữa các khâu với nhau trong quá trình sinh dịch Chỉ cần cắt đứt một khâu hoặc cắt đứt sự liên hệ giữa những hai khâu, cũng

đủ làm cho quá trình sinh dịch không thực hiện được Đó là nguyên lý cơ bản của mọi biện pháp phòng chống bệnh Đương nhiên, chỉ giải quyết được một cách căn bản việc đó khi nhận thức của con người được nâng cao

Khi chưa có dịch các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm đều nhằm đề phòng dịch xuất hiện Chủ chăn nuôi, chủ động vật chuyên chở phải chấp hành các yêu cầu thực hiện các biện pháp phòng dịch được quy định trong Pháp lệnh thú y, các Nghị định thi hành Pháp lệnh và Điều lệ phòng chống dịch bệnh cho động vật, trong đó việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh là trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức và cơ quan quản lý nhà nước liên quan ngành chăn nuôi Các cá nhân

và tổ chức chăn nuôi động vật phải đăng ký xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch

1

Trang 6

bệnh động vật và phải chấp hành các quy định của pháp luật về thú y đối với vùng,

cơ sở an toàn dịch bệnh động vật Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan vùng an toàn dịch bệnh động vật phải chấp hành các quy định của pháp luật về thú

y đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật Chính phủ có chương trình quốc gia về khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật, nhằm bảo đảm hiệu quả khống chế và thanh toán các dịch bệnh nguy hiểm của động vật và những bệnh từ động vật lây sang người, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật, bảo đảm giảm dần số ổ dịch, số động vật mắc bệnh, tiến tới thanh toán dịch bệnh Trong việc xây dựng chương trình này Chính phủ có chỉ đạo các các bộ, ngành có liên quan phối hợp Bộ Nông nghiệp và PTNT

và Bộ Thủy sản trong việc xây dựng chương trình quốc gia về khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Thủy sản xây dựng chương trình quốc gia về khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật trình Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo thực hiện chương trình Các cơ quan quản lý nhà nước về thú y ở trung ương (Cục Thú y đối với dịch bệnh động vật trên cạn và Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản đối với dịch bệnh động vật dưới nước

và lưỡng cư), UBND các cấp, Chi cục Thú y và Chi cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản, các tổ chức và cá nhân chăn nuôi động vật tùy theo quyền hạn và trách nhiệm của mình có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện, thanh tra, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện, tổ chức thực hiện, tuyên truyền phổ biến hướng dẫn và thực hiện các biện pháp khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật Khi dịch đã xuất hiện, muốn phòng bệnh lây lan rộng thì cần thực hiện các biện pháp chống dịch nhằm dập tắt dịch, bao gồm, một mặt, tiêu diệt nguồn bệnh (điều trị bệnh cho các động vật bệnh hoặc giết hủy hay giết mổ bắt buộc động vật bệnh) và, mặt khác, phòng bệnh cho các động vật chưa mắc bệnh Các biện pháp phòng dịch và biện pháp chống dịch liên quan mật thiết với nhau Các biện pháp tiêu diệt nguồn bệnh một mặt là để thanh toán dịch nhưng đồng thời cũng bảo đảm

2

Trang 7

cho động vật khỏe không bị lây bệnh nên phòng ngừa dịch lan rộng Các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm ở nước ta đã được quy định trong Điều lệ phòng chống dịch bệnh cho gia súc và gia cầm trước đây và Pháp lệnh thú y hiện nay, cũng như các văn bản liên quan do Nhà nước ban hành

Để thực hiện các biện pháp phòng dịch cần thực hiện những biện pháp tổng hợp tác động đến nhiều khâu của quá trình phát sinh dịch: đối với nguồn bệnh (vật mang trùng khi chưa có dịch, cũng như vật mang trùng và vật bệnh khi có dịch), đối với đường truyền lây và đối với động vật mẫn cảm

1 Đối sách với động vật thụ cảm

Các biện pháp phòng bệnh đối với gia súc, gia cầm thụ cảm nhằm làm tăng sức đề kháng (không đặc hiệu và đặc hiệu) của chúng đối với bệnh

Các biện pháp đó đã được vạch ra trong Điều lệ phòng chống dịch trước đây, trong Pháp lệnh thú y sau này và các văn bản thi hành liên quan, bao gồm những biện pháp áp dụng khi chưa có dịch và khi có dịch

1.1 Làm tăng miễn dịch quần thể

Đối sách cơ bản đối với ký chủ khi chưa có dịch là làm tăng sức miễn dịch tập đoàn hay miễn dịch đàn Để có đàn gia súc có sức đề kháng cao cần thực hiện các biện pháp sau đây

a Vệ sinh phòng bệnh

Cá nhân và tổ chức chăn nuôi, chủ động vật nuôi, người vận chuyển động vật phải thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho động vật, nhằm bảo đảm sức khỏe động vật, tăng sức đề kháng không đặc hiệu của gia súc, gia cầm

Vệ sinh phòng bệnh bao gồm: vệ sinh ăn uống, vệ sinh chuồng trại, chăn thả,

vệ sinh thân thể, vệ sinh sử dụng, khai thác, vệ sinh sinh sản,

Vệ sinh phòng bệnh phải được xây dựng thành quy trình tiêu chuẩn kỹ thuật

mà người chăn nuôi bắt buộc phải tuân theo, và mặt khác phải được gây thành phong trào quần chúng, thành tập quán trong nhân dân để mọi người tự nguyện tự

3

Trang 8

giác thực hiện Phải kết hợp chặt chẽ với phong trào vệ sinh phòng bệnh cho người Phải dựa vào sự hoạt động của những tổ chức quần chúng như "hội bảo hiểm nuôi lợn" hoặc "kết ước phòng toi gà", hoặc quy định pháp lý "đăng ký xây dựng cơ sở và vùng an toàn dịch"

Vệ sinh phòng bệnh có tác dụng chủ động tấn công bệnh ở ngoại cảnh và trên thân thể động vật, làm cho cơ thể khỏe mạnh, tăng sức chống đỡ bệnh, ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể Đối với các bệnh không truyền nhiễm và bệnh ký sinh trùng, phải lấy vệ sinh phòng bệnh làm biện pháp chính, nếu không phải là duy nhất, còn đối với bệnh truyền nhiễm và một số bệnh ký sinh trùng thì phải kết hợp vệ sinh phòng bệnh với tiêm phòng Nhờ xây dựng và thực hiện tốt nội quy vệ sinh phòng bệnh mới hạn chế được nhiều dịch bệnh

b Cải tiến kỹ thuật chăn nuôi

Thực hiện vệ sinh thức ăn, nước uống, chuồng trại, là một khâu trong cải tiến kỹ thuật chăn nuôi Phối hợp khẩu phần thích đáng bảo đảm đủ và cân bằng chất dinh dưỡng, xây dựng chuồng trại hợp lý, cải tiến việc quản lý chăm sóc, dùng công cụ cải tiến trong chăn nuôi, chọn lọc cải tạo giống, cơ giới hóa chăn nuôi là những nội dung của cải tiến kỹ thuật chăn nuôi, đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về các mặt sinh lý, sinh thái, dinh dưỡng học, di truyền học, vệ sinh thú y,

c Tiêm phòng

Tiêm phòng là biện pháp phòng bệnh tích cực, vì làm cho cơ thể tự sản sinh

ra (tiêm vacxin) hoặc tiếp nhận được (tiêm kháng huyết thanh) những chất tạo sức

đề kháng đặc hiệu chống cảm nhiễm nên giúp cho cơ thể chống đỡ có kết quả với bệnh trong thời gian nhất định

Tiêm phòng có ý nghĩa rất to lớn đối với những bệnh mà mầm bệnh tồn tại lâu dài trong thiên nhiên (bệnh nhiệt thán) hay trong cơ thể động vật khỏe mạnh (bệnh đóng dấu lợn, tụ huyết trùng), lại càng cần thiết đối với những bệnh có ổ dịch thiên nhiên, có nhiều vật mang trùng, có nhiều nhân tố trung gian truyền bệnh

4

Trang 9

hoặc những bệnh khó tiêu diệt nhân tố trung gian truyền bệnh, cũng như đối với những bệnh lây qua đường hô hấp

Tiêm phòng phải thực hiện khi chưa có dịch là chủ yếu, hoặc khi đã bị dịch

uy hiếp Thuốc dùng tiêm phòng là vacxin hoặc kháng huyết thanh, hoặc kết hợp

cả hai Tiêm phòng bằng vacxin là phương pháp đưa kháng nguyên của mầm bệnh vào cơ thể nhằm tạo miễn dịch chủ động cho động vật Năm 1876, Jenner (1749 -1823) lấy vẩy đậu của bò cái chủng cho người thì gây bệnh rất nhẹ cho người Sau

đó, lấy mụn đậu của người cho tiếp xúc với người đã được chủng virut đậu bò thì người này không mắc bệnh đậu mùa của người nữa Từ đó, ở châu Âu người ta đã

sử dụng rộng rãi phương pháp dùng virut đậu bò để phòng bệnh đậu mùa cho người (gọi là chủng đậu - variollation; hoặc chủng vacxin - vaccination)

Hiện tượng người và động vật không mắc các bệnh sau khi mắc và khỏi bệnh hoặc sau khi được tiêm chủng gọi là hiện tượng miễn dịch Nhiều công trình nghiên cứu của Pasteur sau này về các chế phẩm sinh học phòng một số bệnh truyền nhiễm (tụ huyết trùng gà, đóng dấu lợn, nhiệt thán, dại) đã giúp ông khẳng định có thể tạo miễn dịch nhân tạo cho người và động vật để phòng bệnh truyền nhiễm và đã thúc đẩy những công trình nghiên cứu trong lĩnh vực đó Pasteur đã đề nghị gọi các chất dùng tiêm chủng tạo miễn dịch là vacxin (tiếng Pháp là vaccine,

do từ bò cái tiếng Latin là vacca) và phương pháp tiêm chủng gọi là tiêm chủng bằng vacxin (vaccination) để nhớ công Jenner

Từ Jenner đến Pasteur và các nhà bác học sau hai ông, những công trình nghiên cứu nối tiếp về vacxin và huyết thanh phòng bệnh đã góp phần to lớn làm giảm dần tai họa khủng khiếp của dịch bệnh ở người và gia súc, thanh toán được bệnh đậu mùa và tiến đến thanh toán một số bệnh dịch nguy hiểm khác (dịch tả trâu bò, dịch tả lợn, ) Yêu cầu về vacxin phòng bệnh ngày càng tăng do nhiều loại đã đáp ứng yêu cầu của thực tế: gây miễn dịch tốt, an toàn đối với cơ thể được

5

Trang 10

tiêm Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bệnh việc tìm kiếm một vacxin hữu hiệu còn là thách thức lớn đối với nhân loại (vacxin tụ huyết trùng gia cầm, chẳng hạn)

Ở nước ta hàng năm chế tạo và cung cấp một số lượng lớn các loại vacxin và kháng huyết thanh Nhiều loại có hiệu lực miễn dịch chắc chắn, thời gian miễn dịch tương đối dài Có loại vacxin đã được cải tiến, có loại mới đang được nghiên cứu chế tạo cho phù hợp với hoàn cảnh nước ta Đó là điều kiện thuận lợi giúp chúng ta thực hiện "tiêm phòng rộng rãi" để tạo miễn dịch tập đoàn hữu hiệu, góp phần vào kế hoạch khống chế và tiêu diệt các bệnh truyền nhiễm

Tiêm phòng bằng kháng huyết thanh: Kháng huyết thanh dùng để chữa bệnh

và phòng bệnh Tiêm phòng bằng kháng huyết thanh là để tạo miễn dịch thụ động cho động vật

Kháng huyết thanh được chế từ các gia súc lớn (ngựa, bò) hoặc lợn, bằng cách dùng vacxin vi sinh vật mầm bệnh gây tối miễn dịch cho chúng (tiêm chủng một số lần liên tiếp cách nhau một vài tuần với liều tăng dần) rồi lấy máu chắt huyết thanh Kháng huyết thanh có thể là đơn giá khi chỉ dùng một loại vi sinh vật mầm bệnh làm vacxin để gây tối miễn dịch, hoặc có thể là đa giá khi dùng nhiều loại vi sinh vật hoặc nhiều typ của một loại vi sinh vật làm vacxin

Kháng huyết thanh có thể là huyết thanh kháng vi khuẩn hay kháng virut (kháng huyết thanh dịch tả lợn, tụ huyết trùng lợn) và cũng có thể là huyết thanh kháng độc tố (kháng độc tố uốn ván)

Sau khi tiêm kháng huyết thanh vài giờ thì cơ thể có miễn dịch Vì vậy, chỉ dùng khi cần phải phòng bệnh khẩn cấp (như tiêm cho động vật trong ổ dịch nhưng chưa phát bệnh hoặc ở vùng có nguy cơ bị dịch uy hiếp), hay tiêm phòng cho động vật cần xuất cảng ngay hoặc phải đưa đi triển lãm, hội chợ ngay

Thời gian miễn dịch do tiêm kháng huyết thanh rất ngắn (1 - 3 tuần) vì vậy, sau khi tiêm huyết thanh 10 ngày cần phải tiêm vacxin để tạo miễn dịch chủ động, lâu dài

6

Trang 11

Liều lượng huyết thanh tiêm phòng bằng nửa liều chữa bệnh mỗi lần Tiêm dưới da Nói chung không nên tiêm huyết thanh và vacxin tương ứng cùng một lúc, vào một chỗ trên cơ thể Chỉ tiêm vacxin từ 8 -10 ngày sau khi tiêm huyết thanh Khi dùng huyết thanh cũng như dùng vacxin cần phải đảm bảo vô trùng, phải kiểm tra phẩm chất huyết thanh trước khi dùng và đề phòng các phản ứng có thể xảy ra Huyết thanh cần được bảo quản ở nơi râm mát và tối

Khi có dịch biện pháp đối với động vật thụ cảm phải khẩn trương, huy động

mọi nguồn lực của xã hội vào công tác ngăn chặn lan truyền cảm nhiễm, khống chế dịch Cần kiểm kê nhanh để nắm được số đầu gia súc, gia cầm trong ổ dịch Qua đó tiến hành phân loại sức khỏe, nhất là của những động vật mẫn cảm (gia súc, gia cầm dễ mắc bệnh), nhờ đó mà phát hiện được con bệnh hoặc con nghi lây nhiễm Đàn gia súc phải được quản lý chắc chắn để tránh tình trạng lạm sát hoặc bán chạy góp phần làm lây lan mầm bệnh Trong khi kiểm kê tránh tập trung đàn gia súc để tránh lây lan

Biện pháp thứ hai là phải tiêm chống dịch trong ổ dịch và các vùng xung quanh Xung quanh ổ dịch là khu vực bị uy hiếp (khu vực nguy cơ dịch, vành đai nguy cơ dịch)

Ngoài khu vực nguy cơ dịch là khu vực an toàn, mầm bệnh khó có điều kiện lây lan tới trong thời gian trước mắt

Ở cả ba khu vực đó đều cần tiêm vacxin (hoặc kháng huyết thanh trước rồi tiêm vacxin sau một số ngày) cho gia súc còn khỏe để tạo ngay một vành đai miễn dịch ngăn chặn dịch lây lan Biện pháp tiêm vacxin trong các khu vực này, nhất là đối với các vacxin virut nhược độc, vừa giúp phát hiện nhanh động vật nung bệnh vừa có tác dụng dập tắt dịch trong thời gian ngắn Đối với những con vật nghi nung bệnh ở trong ổ dịch có thể tiêm kháng huyết thanh cùng một lúc với vacxin để tạo miễn dịch nhanh chóng nhưng phải tiêm ở hai nơi khác nhau trên cơ thể và chỉ ứng

7

Ngày đăng: 16/05/2024, 16:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN