1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận luật kinh tế pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại

22 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,64 MB

Nội dung

Thực trạng thực hiện các pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại...122.1 Tình hình giao kết hợp đồng thương mại ở Việt Nam hiện nay...12 2.2 Những thành công đạt được và những hạn chế

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – KỸ THUẬT TP.HCMKHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬNMÔN HỌC: LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

GVHD: ThS Nguyễn Thị Tuyết NgaMã LHP: BLAW230308_22_2_05

Huỳnh Phạm Toản 22126134Đinh Thị Kiều Oanh 22126113Lê Thị Bảo Trâm 22126137Nguyễn Thị Ngọc Trâm 20126198Đinh Huỳnh Minh Tâm 22125111

Tp Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2023

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THƯƠNG

1 Huỳnh Phạm Toản - Viết đề cương - Viết lời mở đầu, kết

Hoàn thành tốt

2 Đinh Thị Kiều Oanh - Viết mục 1.1 Hoàn thành tốt

3 Lê Thị Bảo Trâm - Viết mục 1.2

- Tổng hợp nội dung Hoàn thành tốt

4 Nguyễn Thị Ngọc

Trâm - Viết mục 2.1, 2.2 Hoàn thành tốt

5 Đinh Huỳnh Minh

Trang 3

1.1 Những vấn đề chung về giao kết hợp đồng thương mại 4

1.1.1 Khái niệm về hợp đồng thương mại 4

1.1.2 Khái niệm về giao kết hợp đồng thương mại 4

1.1.3 Đặc điểm giao kết hợp đồng thương mại 5

1.1.3.1 Chủ thể giao kết hợp đồng: 5

1.1.3.2 Nội dung giao kết của hợp đồng: 5

1.1.4 Nguyên tắc giao kết hợp đồng thương mại 7

1.1.4.1 Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái với pháp luật, đạo đức xã hội 8

1.1.4.2 Nguyên tắc trung thực, thiện chí, hợp tác, tự nguyện và bình đẳng giữa các chủ thể giao kết hợp đồng 8

1.1.5 Thời điểm giao kết hợp đồng 8

1.1.5.1 Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng 8

1.1.5.2 Thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng 9

1.2 Hình thức giao kết hợp đồng thương mại 10

1.2.1 Giao kết hợp đồng thương mại bằng lời nói 10

1.2.2 Giao kết hợp đồng thương mại bằng văn bản 10

1.2.3 Giao kết hợp đồng thương mại thông qua đề nghị giao kết và chấp thuận giao kết 10

1.2.4 Giao kết hợp đồng thương mại bằng thông điệp dữ liệu (email, fax,…) 11 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNGTHƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 12

1

Trang 4

2 Thực trạng thực hiện các pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại 12

2.1 Tình hình giao kết hợp đồng thương mại ở Việt Nam hiện nay 12 2.2 Những thành công đạt được và những hạn chế trong quá quá trình thực hiện pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại 12 2.3 Vụ việc có liên quan về giao kết hợp đồng thương mại 13 2.4 Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại 16 2.4.1 Xây dựng một hệ thống pháp luật phục vụ cho việc kí kết hợp đồng nói chung và kí kết hợp đồng thương mại nói riêng 16 2.4.2 Cụ thể các yếu tố có liên quan đến các giao dịch quốc tế 16 2.5 Kiến nghị để góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện giao kết hợp đồng

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong giai đoạn phát triển của nền thương mại hiện nay, các chủ thể luôn tìm kiếm những cơ hội hợp tác, đầu tư thông qua việc giao kết hợp đồng Vì vậy, việc giao kết hợp đồng đã trở thành một phần không thể thiếu trong các hoạt động về hợp tác thương mại, nhằm thỏa mãn những yêu cầu của con người Thời gian vừa qua, việc giao kết hợp đồng thương mại đã tăng nhanh về số lượng, đa dạng, phong phú về chủ thể và các lĩnh vực Bên cạnh đó, tại Việt Nam về giao kết hợp đồng đã được điều chỉnh thông qua Bộ luật dân sự, Luật thương mại, Luật doanh nghiệp và những ngành luật khác có liên quan Tại Việt Nam đã hình thành và xây dựng một hệ thống vững chắc về pháp lý về hành vi giao kết hợp đồng thương mại, mục đích tạo điều kiện thuận lợi tối đa với các bên trong việc giao kết hợp đồng Tuy nhiên trước tình hình phát triển của toàn cầu hóa hiện nay đã nảy sinh những vấn đề giữa các quốc gia trên thế giới, chính vì thế cần phải đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế ngay cả về mặt pháp luật Đây là một quá trình đòi hỏi phải nghiên cứu rất chặt chẽ và công phu và còn phải nhanh chóng mới có thể bắt kịp đà phát triển của thế giới hiện nay.

Ngoài ra còn rất nhiều vấn đề vướng phải khi áp dụng bởi sự chênh lệch giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế Bên cạnh đó trong thực tiễn về giao kết hợp đồng thương mại vẫn còn nhiều những trường hợp xảy ra tranh chấp trong quá trình giao kết, nguyên nhân chủ yếu là do vấn đề thiếu rõ ràng trong những quy định của pháp luật Tuy rằng vấn đề về giao kết hợp đồng đã xuất hiện từ rất lâu nhưng với sự biến đổi nhanh chóng về thương mại của thế giới hiên nay thì việc nghiên cứu về giao kết hợp đồng là rất cần thiết Chính vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài “ Pháp luật về giao kết về hợp đồng thương mại”.

2 Mục tiêu nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài 2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu nhằm xác định và làm rõ các vấn đề về lý luận và thực tiễn về giao kết hợp đồng thương mại dựa theo những quy định về pháp luật Việt Nam Từ đó nhằm đưa ra những kiến nghị, giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện những quy định về giao kết hợp đồng thương mại.

2.2 Ý nghĩa của đề tài

Đề tài có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định và làm rõ những vấn đề về giao kết hợp đồng thương mại, nhất là trong bối cảnh nền thương mại đang phát triển nhanh chóng Cập nhật những sửa đổi, bổ sung những quy định về pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại giúp cho mọi người có thể nắm bắt nhanh hơn, tránh những tình trạng sai sót, mất mát trong quá trình giao kết hợp đồng Dựa vào nội dung trong đề tài ta có thể xác định được những yếu tố, vướng mắc một cách nhanh chóng và chính xác Đặc biệt là cách nhìn nhận và xử lý vấn đề khi xảy ra quá trình tranh chấp, từ đó đưa ra những cách giải quyết sao cho đúng và hiệu quả với từng trường hợp

3 Phạm vi nghiên cứu

3

Trang 6

Không gian nghiên cứu: nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn trong phạm vi quy định của pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng thương mại.

Thời gian nghiên cứu: bài nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1 năm 2023 đến tháng 5 năm 2023.

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên nhũng kiến nghị, những vụ việc có liên quan trên phạm vi cả nước

4 Phương pháp nghiên cứu

Để tổng hợp và đưa ra những nội dung nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp tổng hợp: được sử dụng trong chương 1, nhằm tìm hiểu và tổng hợp những tài liệu đã nghiên cứu trước đây, mục đích đưa ra những cơ sở lý luận về giao kết hợp đồng thương mại.

Phương pháp phân tích: được sử dụng trong chương 2, nhằm đưa làm rõ những thực trạng trong quá trình giao kết hợp đồng thương mại.

Phương pháp đánh giá và bình luận: được sử dụng trong chương 2, nhằm đưa ra những nghiên cứu của tác giả trong quá trình nghiên cứu.

Phương pháp logic: được sử dụng trong xuyên suốt quá trình nghiên cứu nhằm hệ thống lại các lý luận một cách chặc chẽ, hợp lý.

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phẩn mở đầu, phần kết luận và phần tài liệu tham khảo thì nội dung được tổng hợp thành 2 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về giao kết hợp đồng thương mại.

Chương 2: Thực trạng pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại ở Việt Nam.

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNGTHƯƠNG MẠI

1.1.Những vấn đề chung về giao kết hợp đồng thương mại1.1.1 Khái niệm về hợp đồng thương mại

Trên thực tế, hợp đồng thương mại diễn ra rất phổ biến nhưng cho đến nay, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa quy định việc giải thích hợp đồng thương mại dựa trên Bộ luật Dân sự và Bộ luật Thương mại về mối quan hệ chung và riêng của các điều khoản hợp đồng Theo đó, khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 giải thích về hoạt động thương mại như sau: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” Theo quy định trên, ta có thể hiểu hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên để thực hiện hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi Cũng theo Luật Thương mại 2005, hoạt động thương mại gồm: Mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác Trên cơ sở đó, tác giả rút ra kết luận: “Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên về việc xác lập, sửa đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong quan hệ thương mại”.

1.1.2 Khái niệm về giao kết hợp đồng thương mại

Theo từ điển tiếng Việt, hợp đồng được hiểu là sự hứa hẹn, cam kết thực hiện theo một phương thức đã thỏa thuận; trong luật học, giao kết là sự thống nhất về ý chí giữa các chủ thể về quyền và nghĩa vụ Trên cơ sở đó, tác giả rút ra kết luận: “Việc giao kết hợp đồng thương mại là sự bày tỏ ý định của các bên theo những nguyên tắc và trình tự nhất định nhằm xác lập quyền, nghĩa vụ của các bên và tiến hành hoạt động thương mại” Bản chất của hợp đồng thương mại là sự thoả thuận về lợi ích nhất định và sự thống nhất về ý chí Hợp đồng giao kết thương mại là một thỏa thuận bằng văn bản hay bằng lời nói giữa hai hoặc nhiều bên để cùng nhau thực hiện các giao dịch thương mại Hợp đồng này quy định các điều kiện và trách nhiệm của mỗi bên khi thực hiện các giao dịch thương mại như mua và bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ Các nội dung quan trọng của hợp đồng thường bao gồm các điều khoản về giá cả, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán và điều kiện thanh toán, chế độ bảo hành hàng hóa, cam kết chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, và các quy định về giải quyết tranh

5

Trang 8

chấp nếu phát sinh Hợp đồng giao kết thương mại là một công cụ quan trọng trong quản lý rủi ro và phát triển hợp tác thương mại giữa các bên.

1.1.3 Đặc điểm giao kết hợp đồng thương mại1.1.3.1Chủ thể giao kết hợp đồng:

Căn cứ theo Điều 2 Luật Thương mại 2005 thì chủ thể trong hợp đồng thương mại bao gồm: Thương nhân (bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh), cá nhân, tổ chức khác có hoạt động liên quan đến thương mại.

1.1.3.2 Nội dung giao kết của hợp đồng:

- Có sự thay đổi từ 1/1/2006 Trước 1/1/2006 nội dung của hợp đồng trong 3 văn bản pháp luật về hợp đồng gồm ba loại điều khoản: Điều khoản chủ yếu, điều khoản thường lệ và điều khoản tùy nghi.

+ Điều khoản chủ yếu là điều khoản nhất thiết phải có trong hợp đồng, nếu như thiếu nó thì hợp đồng sẽ không được hình thành và không có hiệu lực pháp lý Ví dụ như trong Luật Thương mại năm 1997 thì có điều khoản chủ yếu như là tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, địa điểm giao hàng và phương thức thanh toán.

+ Điều khoản thường lệ là điều khoản mà pháp luật đã có quy định trước và nếu như các bên không có thỏa thuận gì trong hợp đồng thì có nghĩa là các bên đã mặc nhiên công nhận là phải tiến hành theo pháp luật.

+ Điều khoản tùy nghi là điều khoản mà do các bên tự thỏa thuận căn cứ vào khả năng và nhu cầu của mình và không được trái với pháp luật.

- Từ 1/1/2006, Bộ luật dân sự 2005, 2015, Luật Thương mại 2005 bỏ điều khoản chủ yếu Nội dung của hợp đồng được quy định tại điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 - Điều 398, Bộ Luật Dân sự 2015, nội dung của hợp đồng:

+ Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng + Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:

a) Đối tượng của hợp đồng:

Trang 9

Là tài sản (hàng hóa) phải giao, công việc phải làm hay không được làm Thông tin về đối tượng cần phải được thỏa thuận rõ ràng, cụ thể bằng tiếng Việt phổ thông, kể cả tên nước ngoài.

b) Số lượng, chất lượng:

+ Số lượng hàng hóa là khối lượng, trọng lượng, số lượng, dịch vụ Bên cạnh đó, cần phải xác định rõ đơn vị, tiêu chuẩn đo lường, phương thức xác định số lượng.

+ Chất lượng hàng hóa là phẩm chất, chất liệu, chủng loại, bao bì đóng gói,… hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả yếu tố xác định bên trong và bên ngoài của hàng hóa, dịch vụ đó Các bên thỏa thuận phải căn cứ vào tiêu chuẩn kinh tế - ký thuật nhà nước ban hành hoặc tiêu chuẩn đã công bố Đây là yếu tố cần phải được miêu tả cụ thể bởi nó bao gồm cả yếu tố bên ngoài (hình thức) và yếu tố bên trong (phẩm chất) Cá biệt có loại hàng hóa, dịch vụ, chất lượng chỉ thể hiện ở hình thức bên ngoài hay phẩm chất bên trong của nó.

c) Giá, phương thức thanh toán:

+ Giá là số tiền trên một đơn vị hàng hóa, dịch vụ Các bên cần phải bàn bạc, thỏa thuận cụ thể về tổng giá trị hợp đồng dựa trên cơ sở giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.

+ Phương thức thanh toán là phương thức các bên thanh toán tiền cho nhau Trong nền thương mại phát triển hiện nay, có nhiều hình thức thanh toán để thương nhân chọn lựa mà không cần bắt buộc phải trả tiền mặt như trước đó.

d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

+ Thời hạn thực hiện hợp đồng là khoảng thời gian hoặc thời điểm cụ thể để thực hiện hợp đồng Khoảng thời gian thường được tính vào mốt số ngày, tháng Thời điểm được xác định là một ngày hay một giờ nhất định.

+ Địa điểm là chỗ để thực hiện hợp đồng, địa điểm có địa chỉ cụ thể

+ Phương thức thực hiện hợp đồng là cách thức thực hiện bao gồm phương thức nghiệm thu, giao nhận hàng hóa, dịch vụ, ….

e) Quyền, nghĩa vụ của các bên:

7

Trang 10

Các bên thỏa thuận rõ về quyền và nghĩa vụ nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội Trường hợp khi hợp đồng được xác lập bằng văn bản, nội dung này được ghi nhận thành một điều khoản độc lập Bên cạnh đó, các bên có thể ghi nhận quyền và nghĩa vụ ở các điều khoản khác trong hợp đồng.

f) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng:

Nội dung này được Luật Thương mại và pháp luật liên quan quy định rõ Các bên có thể thoả thuận với nhau hoặc không thoả thuận thì áp dụng quy định của pháp luật nếu một hoặc các bên vi phạm hợp đồng.

g) Phương thức giải quyết tranh chấp:

Phạt vi phạm hợp đồng: Đây là một hình thức chịu trách nhiệm tài sản (vật chất) của bên vi phạm hợp đồng thương mại Nếu các bên không thoả thuận, khi xuất hiện hành vi vi phạm hợp đồng, bên vi phạm không bị áp dụng hình thức trách nhiệm này nhưng vẫn phải chịu các hình thức trách nhiệm khác 1

Lưu ý: Một số hợp đồng luật riêng vẫn quy định điều khoản chủ yếu.1.1.4 Nguyên tắc giao kết hợp đồng thương mại

Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 và điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự có thể hiểu hợp đồng thương mại được giao kết với những nguyên tắc sau:

1.1.4.1 Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái vớipháp luật, đạo đức xã hội

Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật hợp đồng mà các bên phải tuân theo khi giao kết hợp đồng Nội dung của nguyên tắc này có thể tóm tắt là từ “tự do”, bắt nguồn từ sự tự do thoả thuận của hợp đồng và sự thống nhất về ý chí của các bên.

1.1.4.2 Nguyên tắc trung thực, thiện chí, hợp tác, tự nguyện và bình đẳnggiữa các chủ thể giao kết hợp đồng

Thực tiễn cho thấy, việc giao kết hợp đồng không phải lúc nào cũng được thực hiện theo ý muốn của các bên, để quá trình giao kết hợp đồng diễn ra thuận lợi, các

Trang 11

bên phải trung thực, thiện chí, hợp tác, tự nguyện và bình đẳng Vì vậy, hiện nay cả pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế đều coi những yêu cầu đó là những nguyên tắc cơ bản của pháp luật hợp đồng mà các bên phải tuân thủ.

1.1.5 Thời điểm giao kết hợp đồng

1.1.5.1 Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết Căn cứ vào Điều 400 Bộ luật Dân sự năm 2015, thời điểm giao kết hợp đồng được xác định vào các thời điểm sau:

- Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết; - Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp

đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuôi cùng của thời hạn đó;

- Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thoả thuận về nội dung của hợp đồng;

- Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.

Đây là chữ ký của cá nhân, đại diện hộ gia đình (thường là chủ gia đình), đại diện pháp nhân (theo điều lệ hoặc pháp luật) hoặc chữ ký của người được những người này ủy quyền (việc ủy quyền phải được lập thành văn bản) Hợp đồng chỉ được coi là đã được lập sau khi đã được chứng minh, công chứng hoặc đăng ký Hợp đồng có hiệu lực pháp luật (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác trong hợp đồng) thì đó là “quyền” của các bên Nội dung của phụ lục hợp đồng không được mâu thuẫn2

với nội dung của hợp đồng, nếu trong phụ lục hợp đồng có điểm mâu thuẫn với nội dung của điều kiện hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thoả thuận khác Nếu các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản không phù hợp với các điều khoản của hợp đồng thì điều khoản hợp đồng liên quan được coi là đã được sửa đổi 3

Kể từ thời điểm hợp đồng thương mại được giao kết hợp pháp, hợp đồng có hiệu lực theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định khác của pháp luật Sau khi hợp đồng thương mại có hiệu lực, các bên phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã cam

2 Bộ luật Dân sự 2015 khoản 401 3 Điều 403 Bộ luật Dân sự năm 2015

9

Ngày đăng: 16/04/2024, 16:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w